Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 04:04:30 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ký ức một thời hoa lửa  (Đọc 387881 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #430 vào lúc: 22 Tháng Mười, 2010, 01:21:34 pm »



Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #431 vào lúc: 26 Tháng Mười, 2010, 10:58:58 am »

Đã gần nửa tháng nay không được giao lưu với các bác QSVN cảm thấy thiếu vắng quá. Chuyến đi 9 ngày của tôi cùng đoàn CCB của Quỹ MMT20 để lại cho tôi rất nhiều cảm xúc. Sau khi về, nhiều việc bị dồn lại cho nên đến hôm nay mới gặp gỡ với các bác được.

HÀNH TRÌNH MÃI MÃI TUỔI 20 (1)

Trong năm 2010 đây là lần thứ 3 Quỹ MMT20 tổ chức cho anh em CCB trở lại thăm chiến trường xưa, gặp gỡ giao lưu với các CCB cùng tuổi trẻ ở địa phương nhằm tôn vinh một thế hệ đã chiến đấu hy sinh vì Tổ quốc cũng như hỗ trợ, giáo dục lớp trẻ ngày nay sống xứng đáng với thế hệ cha anh.

Chuyến đi này đoàn có hơn 40 mươi người trong đó có hơn ba chục CCB còn lại là các cháu Sinh viên các trường ĐH Hà Nội đại biểu cho Thanh niên-SV Hà Nội. Đoàn đã đi qua Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình theo trục đường HCM. Vết tích của trận lụt hồi đầu tháng vẫn còn lại dọc 2 bên đường. Ngày đầu tiên đoàn đã gặp gỡ với chính quyền địa phương, hội CCB và tuổi trẻ của thị xã Thái Hòa (Nghĩa Đàn, Nghệ An) và TP Đồng Hới. Đoàn đã tặng quà và chia sẻ với các đ/c địa phương những khó khăn do thiên tai gây ra mong địa phương sẽ sớm khắc phục được những khó khăn này.

Chúng tôi dừng chân vào viếng các đồng đội mình tại NTLS Hải Phú (Hải Lăng, Quảng Trị). Đây là 1 NTLS cấp xã nhưng có tới gần 3000 mộ LS hầu hết chưa tìm thấy tên. Các LS an nghỉ tại đây hầu hết thuộc tất cả các đơn vị đã tham chiến tại mặt trận QT 1972. Tất cả đều được quy tập sau này từ khu vực lân cận và cả khu vực Tích tường - Như Lệ của xã Hải Lệ. Cũng tại đây cách đây mấy năm chúng tôi đã tìm thấy mộ của Chuyên (c17/e95/f325) người cùng xuồng cao-su với Lê Văn Huỳnh bị trúng đạn pháo ngày 2/1/1973. Huỳnh, Lan và Thiệm hy sinh ngay tại chỗ, còn Chuyên ra viện rồi mất. Lúc đó Chuyên được đưa vào viện ở bờ Bắc Thạch Hãn thuộc xã Triệu Thượng hoặc Triệu Ái nhưng không ngờ Chuyên lại được quy tập tại NTLS bờ Nam thuộc Hải Lăng. Chúng tôi đã đưa gia đình Chuyên vào để đón anh đưa anh về Văn Lâm, Hưng Yên.

Bên cầu Bến Đá thuộc xã Hải Trường là nhà bia tưởng niệm 40 chiến sĩ thuộc trung đoàn 202 tăng - thiết giáp hy sinh ngày 2/5/1972. Ngày ấy sau khi các anh hy sinh đồng đội và bà con địa phương đã chôn cất các anh tại đây nhưng sau này địch tái chiếm lại khu vực này chúng dùng xe ủi san bằng và hất phần mộ của các anh xuống sông Bến Đá. Sau giải phóng bà con đã dựng miếu thờ các anh và cách đây mấy năm BTL tăng-thiết giáp đã dựng nhà bia để tưởng nhớ những người con đã hy sinh tại đây.

Dọc QL1 vào đến Huế, Đà Nẵng đã in dấu chân của những người lính năm xưa trên con đường giải phóng. Qua Phú Lộc trong tôi chạnh nhớ tới những đồng đội  đã từ Trường Sơn cắt ngang đường 1 và thọc lên Huế để giải phóng TP - nơi chôn nhau cắt rốn của trung đoàn 101 Trần Cao Vân sau 30 năm đằng đẵng. Không ít đồng đội c3 của tôi đã nằm lại đây, các anh đang nằm tại NTLS Phú Lộc, dưới chân dãy Bạch Mã rì rào của rừng thông xanh mướt.

Chúng tôi đã gặp gỡ với các đ/c lãnh đạo, hội CCB và tuổi trẻ của TP Hội An. Đoàn đã trao quà tặng cho địa phương và 3 gia đình LS có nhiều khó khăn. Đ/c bí thư TP Hội An đã ví von HỘI AN và HÀ NỘI chỉ là một vì chỉ cần đảo vị trí của các chữ cái, biển số Hà Nội là 29 còn Hội An là 92...

Sáng 15/10, đoàn chúng tôi có mặt tại nhà tưởng niệm Anh hùng LS Nguyễn Văn Trõi ngay kề đường 1 tại Thanh Quýt, xã Điện Thắng Nam, huyện Điên Bàn, Quảng Nam. Hôm nay là ngày giỗ của anh Trỗi, các đoàn đại biểu của các cơ quan trong tỉnh về tưởng niêm anh Trỗi rất đông. Sự có mặt của các CCB trong đoàn Quỹ MMT20 trước bàn thờ anh Trỗi khiến cho mọi người vô cùng xúc động. Chúng tôi vào thắp hương tại ngôi nhà của anh Trỗi cách đấy không xa. Ngôi nhà hiện tại do người em gái (chị không có gia đình) của anh Trỗi trông nom. Bên bàn thờ của song thân là bàn thờ anh Trỗi cùng 1 người em trai cũng hy sinh năm 1972.

(còn tiếp)
Tại NTLS Hải Phú



« Sửa lần cuối: 28 Tháng Mười, 2010, 08:07:21 am gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
Hai Ruộng
Thành viên
*
Bài viết: 1275


« Trả lời #432 vào lúc: 26 Tháng Mười, 2010, 09:22:02 pm »

 Thích quá ! Bửa nay lại được nghe anh LEXUANTUONG kễ chuyện nữa rồi .
Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #433 vào lúc: 27 Tháng Mười, 2010, 11:13:34 am »

HÀNH TRÌNH MÃI MÃI TUỔI 20 (2)

Những chuyến đi của các CCB qua dải đất miền Trung bao giờ cũng dừng chân tại Bệnh xá Đặng Thùy Trâm, lần này cũng vậy chúng tôi vào thắp hương cho Chị, tưởng nhớ tới Chị - một người con gái Hà Nội chân yêú tay mềm đã dâng hiến cả tuổi thanh xuân của mình cho mảnh đất này. Chia tay Hà Nội thân yêu, người con gái đất Thăng Long - bác sĩ Đặng Thùy Trâm - vác balô vào chiến trường Trung Trung bộ. Người lính bác sĩ Đặng Thùy Trâm đem đến nơi giao tranh ác liệt một trái tim nhân ái tràn đầy yêu thương và đức hi sinh. Chị ngã xuống như một người lính thực thụ và từ nơi ấy, hôm nay ước mơ của chị mọc lên: Một bệnh xá cho những người dân nghèo Đức Phổ. Bệnh xá Đặng Thùy Trâm mang một chút kiến trúc Tây Nguyên hòa quyện với cảnh quan dãy núi Trường Sơn, nông thôn Trung Bộ. Đây là nơi được thiết kế vừa để khám, chữa bệnh cho người dân, vừa có khu triển lãm, tưởng niệm, thư giãn để thu hút khách du lịch. Chị đã hy sinh vô cùng quả cảm khi một mình với khẩu CKC trong tay thu hút 120 tên lính biệt kích Mỹ về phía mình để cho thương binh rút lui an toàn. Sự hy sinh của Chị khiến kẻ thù phải run sợ và nể phục. Những người đã từng qua trận mạc như chúng tôi xin kính cẩn gửi tới Chị lòng ngưỡng mộ một người con gái Hà Nội - một Bác sĩ - và một chiến sĩ dũng cảm đã hiến dâng tuổi thanh xuân của mình cho ngày hôm nay.

Chương trình ngày thứ ba của chuyến đi đoàn chúng tôi dừng chân tại sân bay Phù Cát - căn cứ của trung đoàn không quân 940 thuộc sư đoàn không quân 372. Đại úy Ngô Sĩ Minh đón chúng tôi ở đường 1 nơi rẽ vào sân bay. Trước đó, Ngô Sĩ Minh trong một lần bay tập đã gặp sự cố càng của chiếc Mig-21 không hạ được, trường hợp này bắt buộc phải bỏ máy bay để nhảy dù nhưng Minh đã dũng cảm hạ máy bay bằng bụng để bảo toàn khối tài sản lớn của nhân dân và quân đội giao phó. Việc làm dũng cảm này của Ngô Sĩ Minh đã được được trao giải thưởng của Quỹ Mãi mãi tuổi 20 lần đầu tiên năm 2006.

Đêm giao lưu giữa các CCB và các SV của Hà Nội với các chiến sĩ không quân và các bạn thanh niên Bình Định diễn ra vô cùng sôi nổi đầy hào hứng. Nhìn các thế hệ chiến sĩ phi công của chúng ta ngày nay khỏe khoắn, trẻ trung có trìng độ văn hóa cao đang kế thừa lớp người năm xưa bảo vệ vùng trời vùng biển của Tổ quốc khiến chúng tôi rất tự hào.

Hôm sau đoàn chúng tôi phải xuất phát sớm để đi tiếp về phía Nam. Chia tay các cán bộ chiến sĩ không quân lòng đầy lưu luyến. Chặng đường hôm nay dài gần 700 km qua Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận, Ninh Thuận để đến trường hạ sĩ quan tăng-thiết giáp tại Long Thành, Đồng Nai.

Rất tiếc chuyến đi này không có mặt Tích Tường-Như Lệ để được nghe bạn kể lại những câu chuyện Cười ra nước mắt khi những người lính trinh sát của f325 nằm trong mũi thọc sâu trong đội hình của sư đoàn công phá phòng tuyến cuối cùng của QĐSG.

Trường Hạ sĩ quan tăng-thiết giáp đóng tại trường sĩ quan thiết giáp của địch trước đây tại căn cứ Nước Trong - nơi mà những ngày cuối cùng của tháng 4/1975 đã diễn ra một trận chiến quyết liệt của f304/QĐ2. Địch ngoan cố tử thủ vì chúng chẳng còn gì để mất, chúng ta phải giành đi giật lại với chúng. Nhiều anh em chúng ta đã ngã xuống nơi đây trước giờ chiến thắng.

Hôm nay tại khu vực này mọc lên những khu kinh tế và những khu dân cư lớn, thành quả ngày hôm nay liệu còn ai có nhớ về ngày xưa không ?  

(còn tiếp)

« Sửa lần cuối: 29 Tháng Mười, 2010, 08:04:05 am gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
nguyenquochung
Thành viên
*
Bài viết: 283


« Trả lời #434 vào lúc: 27 Tháng Mười, 2010, 01:21:52 pm »

Trích dẫn
Chị đã hy sinh vô cùng quả cảm khi một mình với khẩu CKC trong tay thu hút 120 tên lính biệt kích Mỹ về phía mình để cho thương binh rút lui an toàn. Sự hy sinh của Chị khiến kẻ thù phải run sợ và nể phục.

     Ơ ! Sao những người từng sống, chiến đấu cùng Liệt sỹ Đặng Thùy Trâm, đặc biệt là cô y tá - em nuôi của chị hồi ấy kể là chị Trâm đi công tác, trên đường trở về cứ thì bị biệt kích Mỹ bắn chết ngay và để mặc thi thể chị nằm trên núi rồi tiếp tục nằm phục tại đây suốt 7 ngày sau mới rút, lúc đó mình mới lên lấy xác về được.
Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #435 vào lúc: 27 Tháng Mười, 2010, 02:06:58 pm »

Trích dẫn
Chị đã hy sinh vô cùng quả cảm khi một mình với khẩu CKC trong tay thu hút 120 tên lính biệt kích Mỹ về phía mình để cho thương binh rút lui an toàn. Sự hy sinh của Chị khiến kẻ thù phải run sợ và nể phục.

     Ơ ! Sao những người từng sống, chiến đấu cùng Liệt sỹ Đặng Thùy Trâm, đặc biệt là cô y tá - em nuôi của chị hồi ấy kể là chị Trâm đi công tác, trên đường trở về cứ thì bị biệt kích Mỹ bắn chết ngay và để mặc thi thể chị nằm trên núi rồi tiếp tục nằm phục tại đây suốt 7 ngày sau mới rút, lúc đó mình mới lên lấy xác về được.

Về cái chết của chị Trâm, một số tài liệu tôi đọc có đề cập tới việc chị hy sinh khi bảo vệ cho thương binh rút, nhưng về lời kể chị hy sinh khi đi công tác tôi chưa đọc được ở tài liệu nào mà chỉ được xem trong phim Đừng đốt. Còn việc địch dùng xác chị để phục kích quân ta tôi cũng đã đọc.
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
nguyenquochung
Thành viên
*
Bài viết: 283


« Trả lời #436 vào lúc: 27 Tháng Mười, 2010, 05:21:30 pm »

     Bộ phim "đừng đốt" em chưa được xem. Nhưng mấy năm trước, khi làm phim tài liệu về bác sỹ Đặng Thùy Trâm, đài THVN đã quay lại nơi chị Trâm trú đóng năm xưa để tìm những nhân vật mà chị đã nhắc đến trong cuốn nhật ký và đã gặp được chị y tá này. Chị kể về trường hợp hy sinh của liệt sỹ Đặng Thùy Trâm như em đã đề cập. Điều quan trọng là lời kể của chị y tá tương đối trùng khớp về thời gian, địa điểm so với những gì được ghi lại trong nhật ký hành quân của một toán biệt kích Mỹ, có thể tóm tắt như sau: Vào lúc...h, ngày... tháng...năm... tại khu vực... đã đụng độ với 02 nữ VC, một người bị đạn bắn thẳng chết ngay, người kia chạy thoát...
Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #437 vào lúc: 28 Tháng Mười, 2010, 07:26:02 am »

    Bộ phim "đừng đốt" em chưa được xem. Nhưng mấy năm trước, khi làm phim tài liệu về bác sỹ Đặng Thùy Trâm, đài THVN đã quay lại nơi chị Trâm trú đóng năm xưa để tìm những nhân vật mà chị đã nhắc đến trong cuốn nhật ký và đã gặp được chị y tá này. Chị kể về trường hợp hy sinh của liệt sỹ Đặng Thùy Trâm như em đã đề cập. Điều quan trọng là lời kể của chị y tá tương đối trùng khớp về thời gian, địa điểm so với những gì được ghi lại trong nhật ký hành quân của một toán biệt kích Mỹ, có thể tóm tắt như sau: Vào lúc...h, ngày... tháng...năm... tại khu vực... đã đụng độ với 02 nữ VC, một người bị đạn bắn thẳng chết ngay, người kia chạy thoát...

Mình không có ý kiến gì về việc thông tin xung quanh cái chết của chị Trâm. Quả thực chỉ có 1 sụ kiện thôi nhưng thông tin lại có sự khác nhau. Chính vì thế phải kiểm chứng. Báo chí nhiều khi đưa tin đã không chính xác lại thêm mắm thêm muối, thậm chí lại luộc tin của nhau để trở thành tin của mình. Trường hợp Lê Văn Huỳnh bạn của mình từ ĐHXD cùng đi bộ đội và hy sinh có để lại 1 lá thư rất hay, lá thư này người ta biết đến trước khi những lá thư của NVT xuất hiện, thậm chí theo mình còn hay hơn những lá thư của NVT vì đây là những lời rút ra từ đáy lòng của 1 người lính chiến kề cận với cái chết nhưng đã chuẩn bị cho mình và những người còn sống những gì sẽ xảy đến. Lá thư là 1 lời trăng trối nhưng không hề nhuộm mầu sắc bi ai mà lại động viên người còn sống sống tốt hơn. Mình sẽ đề cập câu chuyện này sau  bài Hàng trỉnh mãi mãi tuổi 20. Câu chuyện của Huỳnh là như vậy mà nhiều báo chí đưa khác nhau thậm chí tác giả của cuốn sách Những lá thư thời chiến viết không đúng sự thật. Những thông tin sai lệch này đã làm cho người trong cuộc nhất là gia đình LS bức xúc và hiểu nhầm lẫn nhau. Thậm chí gia đình đã phản ứng dữ dội khiến cho 1 phóng viên trẻ của 1 tờ báo lớn đang lên hương phải thôi việc vì luộc bài của người khác...
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Mười, 2010, 07:37:56 am gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #438 vào lúc: 28 Tháng Mười, 2010, 10:44:38 am »

HÀNH TRÌNH MÃI MÃI TUỔI 20 (3)

Trong đoàn của Quỹ MMT20 có nhiều CCB của tăng - thiết giáp. Nhiều anh chị đã từng công tác tại trường Hạ sĩ quan tăng - thiết giáp và có cả những người đã từng là giáo viên của trường. Thầy trò, đồng đội gặp nhau thật là cảm động. Lãng đạo của trường hôm nay chính là những học viên năm xưa của những người thầy những năm về trước. Những người thầy năm xưa vô cùng hạnh phúc khi thấy những lứa học viên của mình giờ đã trưởng thành với 1 cơ sở vật chất khang trang và hiện đại hơn rất nhiều.

Đêm giao lưu giữa trường và các CCB của đoàn thật là nồng ấm. Không phải là 5 anh em trên 1 chiếc xe tăng nữa mà là binh chủng hợp thành cùng trên 1 chiếc xe tăng.

Sáng ra chúng tôi chia tay với các cán bộ chiến sĩ của trường để tiếp tục hành trình về Đất Đỏ - quê hương của nữ Anh hùng LS Võ Thị Sáu.

Tượng đài  và đền thờ chị Sáu đặt ở trung tâm thị xã Bà Rịa trong 1 khuôn viên không lớn nhưng đẹp. Trước tượng chị, đoàn chúng tôi dâng lên chị những nén hương thơm tưởng nhớ tới người liệt nữ anh hùng. Cháu Nhài - 1 SV nhạc viện HN - dâng lên chị bài hát Biết ơn chị Võ Thị Sáu, lời ca cùng giọng hát đã làm chúng tôi vô cùng xúc động.

Rất tiếc tại khuôn viên này chúng tôi không hề thấy 1 cây lê-ki-ma nào cả. Tại sao vậy?

Ngôi nhà nhỏ nơi gia đình chị Sáu sinh sống ngay ở thị trấn Đất Đỏ gần đấy. Căn nhà nhỏ mái lợp ngói âm dương xung quanh là vách gỗ nằm giữa 1 khu dân cư đông đúc. Rất nhiều người tỏ ra ngạc nhiên khi thấy đoàn chúng tôi với những trang phục của CCB xếp hàng vào thăm ngôi nhà...

Buổi trưa chúng tôi có buổi gặp gỡ với tuổi trẻ của TP Vũng Tầu tại nhà văn hóa thanh niên. Các cháu thanh niên ở đây hầu hết đều là người gốc Bắc theo gia đình vào đây lập nghiệp. Tôi cảm nhận 1 điều các hoạt động của tuổi trẻ các tỉnh phía Nam sôi động, phong phú và thiết thực hơn rất nhiều.

Đoàn chúng tôi tới thăm Tông Công ty cổ phần dịch vụ kỹ thuật dầu khí VN PTSC thuộc Tập đoàn dầu khí VN. Không thể ngờ rằng vị Giám đốc TCT lại là là 1 chiến sĩ của Thành cổ Quảng Trị. Dương Văn Đua nguyên là chiến sĩ thông tin của d5/e95/f325, anh rất xúc động không ngờ lại gặp gỡ với những đồng đội của 81 ngày đêm máu lửa ấy ngay tại đây. Đang học lớp 9, Đua vào bộ đội, sau chiến tranh, anh tiếp tục hoàn tất chương trình phổ thông và thi vào ĐHBK và ra Vũng Tầu làm việc tại PTSC cho đến nay. PTSC của anh đảm nhiệm phục vụ mọi hoạt động hậu cần cho công thác khai thác và thăm dò dầu khí ngoài biển.

Chúng tôi giao lưu với các CCB và tuổi tré của PTSC tại Khách sạn Petro. Chúng tôi hát với nhau những bài hát của 1 thời chiến tranh, những ca khúc của những người lính Nga Xô-viết trong chiến tranh vệ quốc vĩ đại và những bài hát ca ngợi cuộc sống hôm nay... Nhìn những đồng đội của mình rưng rưng khi lời bài ca nhắc đến những địa danh vang bóng một thời ...ai đã qua Đông Hà đã đi Ngô Xá, đã qua Bích La, Thủy Ba,Triệu Phong ...   khiến tôi cũng nghẹn lại ...

(còn tiếp)

Tại trường Hạ sĩ quan tăng-thiết giáp (Nước Trong, Long Thành, Đồng Nai)














« Sửa lần cuối: 29 Tháng Mười, 2010, 02:19:06 pm gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #439 vào lúc: 28 Tháng Mười, 2010, 09:56:28 pm »

HÀNH TRÌNH MÃI MÃI TUỔI 20 (2)

Những chuyến đi của các CCB qua dải đất miền Trung bao giờ cũng dừng chân tại Bệnh xá Đặng Thùy Trâm, lần này cũng vậy chúng tôi vào thắp hương cho Chị, tưởng nhớ tới Chị - một người con gái Hà Nội chân yêú tay mềm đã dâng hiến cả tuổi thanh xuân của mình cho mảnh đất này. Chia tay Hà Nội thân yêu, người con gái đất Thăng Long - bác sĩ Đặng Thùy Trâm - vác balô vào chiến trường Trung Trung bộ. Người lính bác sĩ Đặng Thùy Trâm đem đến nơi giao tranh ác liệt một trái tim nhân ái tràn đầy yêu thương và đức hi sinh. Chị ngã xuống như một người lính thực thụ và từ nơi ấy, hôm nay ước mơ của chị mọc lên: Một bệnh xá cho những người dân nghèo Đức Phổ. Bệnh xá Đặng Thùy Trâm mang một chút kiến trúc Tây Nguyên hòa quyện với cảnh quan dãy núi Trường Sơn, nông thôn Trung Bộ.
(còn tiếp)

Bệnh xá ĐTT đây, ké bác Tường một chút


Còn bức thư của anh Huỳnh K13VL thì bác nói đúng quá, mấy ông nhà báo hay tán ra nhiều khi lại thành phản tác dụng. Giọng điệu trong bức thư ấy khi nói về sự hy sinh rất bình tĩnh, tỉnh táo, không hề lên gân và đó mới chính là phẩm chất của một người lính.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM