Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 18 Tháng Tư, 2024, 09:58:06 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ký ức một thời hoa lửa  (Đọc 388297 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
bob
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 924


« Trả lời #410 vào lúc: 08 Tháng Mười, 2010, 03:29:29 pm »


Kính cáo các bác QSVN

V/v chiếc khiên đồng của chúng em lấy ý tưởng từ LỬA LŨY THÀNH của Quách Ngọc Lâm chính là xuất phát từ máu thịt của những thằng đã sống chết với Thành Cổ nó cũng là nỗi đau mà cho đến bây giờ chưa một cấp có thẩm quyền nào dám giải mã. Cho dù gì chăng nữa có thể em chưa thấu đáo được nhân tình thế thái nhưng em tự cảm nhận 1 điều là chúng em đã sống xứng đáng và không hề hổ thẹn những gì em và các đồng đội của mình đã làm trong những tháng ngày đỏ lửa ấy.

Cho đến bây giờ em mới cảm nhận các cụ nhà mình trước đây bị đánh tơi tả như thế nào chính vì thế khi cụ NT còn sống có nói đại ý rằng nếu một khi cụ ra đi dứt khoát không cho tụi phê bình đi dự tang cụ. Nói như vậy không hàm nghĩa so sánh mà chỉ coi đó là chuyện quanh bàn bia mà thôi.

Xin các bậc lão trượng đại xá cho kẻ ngu muội này.
-Ấy chết bác nói vậy thì ai dám tham gia nữa! Bob tui rất thích xem ở chỗ các bác "oánh nhau" năm 1972 ở Quảng trị rồi liên hệ với chỗ "oánh nhau" của bọn tui ở Tây nguyên năm ấy. Chính vì vậy Tui hay đọc bác và cả bác TTNL nữa, thỉnh thoảng chen ngang tẹo, Rất chân tình và mang tính xây dựng, nếu có gì không phải mong bác thông cảm nha.
Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #411 vào lúc: 08 Tháng Mười, 2010, 03:34:55 pm »


Kính cáo các bác QSVN

V/v chiếc khiên đồng của chúng em lấy ý tưởng từ LỬA LŨY THÀNH của Quách Ngọc Lâm chính là xuất phát từ máu thịt của những thằng đã sống chết với Thành Cổ nó cũng là nỗi đau mà cho đến bây giờ chưa một cấp có thẩm quyền nào dám giải mã. Cho dù gì chăng nữa có thể em chưa thấu đáo được nhân tình thế thái nhưng em tự cảm nhận 1 điều là chúng em đã sống xứng đáng và không hề hổ thẹn những gì em và các đồng đội của mình đã làm trong những tháng ngày đỏ lửa ấy.

Cho đến bây giờ em mới cảm nhận các cụ nhà mình trước đây bị đánh tơi tả như thế nào chính vì thế khi cụ NT còn sống có nói đại ý rằng nếu một khi cụ ra đi dứt khoát không cho tụi phê bình đi dự tang cụ. Nói như vậy không hàm nghĩa so sánh mà chỉ coi đó là chuyện quanh bàn bia mà thôi.

Xin các bậc lão trượng đại xá cho kẻ ngu muội này.
-Ấy chết bác nói vậy thì ai dám tham gia nữa! Bob tui rất thích xem ở chỗ các bác "oánh nhau" năm 1972 ở Quảng trị rồi liên hệ với chỗ "oánh nhau" của bọn tui ở Tây nguyên năm ấy. Chính vì vậy Tui hay đọc bác và cả bác TTNL nữa, thỉnh thoảng chen ngang tẹo, Rất chân tình và mang tính xây dựng, nếu có gì không phải mong bác thông cảm nha.

Không có chuyện gì đâu mà bác. Các bác góp ý là em chịu rồi, vì các bác nói trúng quá nhưng mà em là thằng cán bộ ghét lắm vì tội hay cãi đấy
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #412 vào lúc: 08 Tháng Mười, 2010, 04:16:22 pm »


 Thằng Động cận K15 nhà Hàng Gà
 

Từ Đại Hào làng mạc đã xanh mướt trở lại. Sự sống hồi sinh nhanh chóng không ai có thể nghĩ rằng cách đây mới hơn 1 năm bom đạn đã san phẳng nơi này. Dân tình đã trở về dựng lại ngôi nhà tạm trên nền nhà cũ. Bộ đội về đóng tại nhà dân nên cuộc sống có vẻ sống động hơn. Chợ Thuận đông vui hơn mỗi khi chủ nhật quân ta được dịp lang thang chơi chợ.


       Động "cận" có phải là anh em gì của thằng Lộc hàng Gà, lính SV khoa hóa ĐHTH, nhập ngũ 6/9/71 ?

       Lúc bác LXT ở Lệ Xuyên thì bọn tôi ở Trà Liên Tây. Bọn tôi cũng hay đi chợ Thuận. Đi chợ Thuận phải qua đò, đi chợ Đại Áng cũng phải qua đò nên chúng tôi hay đi chợ Thuận, đông vui hơn, nhiều đồ hơn. Thịt lợn 5 đồng, 6 đồng rồi 7 đồng một ký.

       Chợ Thuận là chỗ đỏ trên bản đồ dưới đây nè bác LXT. Vậy bác ở Lệ Xuyên đi chợ Thuận còn xa hơn bọn tôi.
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Mười, 2010, 04:38:22 pm gửi bởi TichTuongNhuLe » Logged

lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #413 vào lúc: 08 Tháng Mười, 2010, 04:55:21 pm »


 Thằng Động cận K15 nhà Hàng Gà
 

Từ Đại Hào làng mạc đã xanh mướt trở lại. Sự sống hồi sinh nhanh chóng không ai có thể nghĩ rằng cách đây mới hơn 1 năm bom đạn đã san phẳng nơi này. Dân tình đã trở về dựng lại ngôi nhà tạm trên nền nhà cũ. Bộ đội về đóng tại nhà dân nên cuộc sống có vẻ sống động hơn. Chợ Thuận đông vui hơn mỗi khi chủ nhật quân ta được dịp lang thang chơi chợ.


       Động "cận" có phải là anh em gì của thằng Lộc hàng Gà, lính SV khoa hóa ĐHTH, nhập ngũ 6/9/71 ?

       Lúc bác LXT ở Lệ Xuyên thì bọn tôi ở Trà Liên Tây. Bọn tôi cũng hay đi chợ Thuận. Đi chợ Thuận phải qua đò, đi chợ Đại Áng cũng phải qua đò nên chúng tôi hay đi chợ Thuận, đông vui hơn, nhiều đồ hơn. Thịt lợn 5 đồng, 6 đồng rồi 7 đồng một ký.

       Chợ Thuận là chỗ đỏ trên bản đồ dưới đây nè bác LXT. Vậy bác ở Lệ Xuyên đi chợ Thuận còn xa hơn bọn tôi.

Trúng phoóc, Lộc là em trai của Động cận. Nhà nó nhiều anh em như trứng gà trứng vịt. Lộc đi 6/9/71 sau sang PK.
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
nguyenquochung
Thành viên
*
Bài viết: 283


« Trả lời #414 vào lúc: 08 Tháng Mười, 2010, 10:53:45 pm »

     "đây nè", "Trúng phoóc".

     Bác LXT với bác TTNL là người Hà Nội chính cống mà có vẻ thích dùng từ ngữ miền Nam nhể.
Logged
crawling0805
Thành viên
*
Bài viết: 486


« Trả lời #415 vào lúc: 08 Tháng Mười, 2010, 11:48:14 pm »

Bọn cháu sinh sau đẻ muộn, những hồi ký như này của bác quý lắm bác ạ!

Tối nay cháu đã ngồi tổng hợp 42 trang topic này của bác thành một file word (hiện tại đang 91 trang, cháu chỉ copy - paste thôi, hi vọng cháu không copy nhầm chỗ nào). Khi nào bác viết xong, cháu sẽ gửi lại bác để bác xem lại xem còn thiếu chỗ nào không.

Cháu hi vọng sau này bác sẽ in thành sách cho bọn thanh niên hoi chúng cháu được mở mắt.

Cháu cũng hi vọng bác sẽ cho chúng cháu tìm hiểu luôn cả phần cuộc sống của bác (và đồng đội) sau khi giải ngũ nữa.
Logged
sauchinbaymot
Thành viên
*
Bài viết: 628


Nhớ Rừng!


« Trả lời #416 vào lúc: 09 Tháng Mười, 2010, 08:12:42 am »

Bọn cháu sinh sau đẻ muộn, những hồi ký như này của bác quý lắm bác ạ!

Tối nay cháu đã ngồi tổng hợp 42 trang topic này của bác thành một file word (hiện tại đang 91 trang, cháu chỉ copy - paste thôi, hi vọng cháu không copy nhầm chỗ nào). Khi nào bác viết xong, cháu sẽ gửi lại bác để bác xem lại xem còn thiếu chỗ nào không.

Cháu hi vọng sau này bác sẽ in thành sách cho bọn thanh niên hoi chúng cháu được mở mắt.

Cháu cũng hi vọng bác sẽ cho chúng cháu tìm hiểu luôn cả phần cuộc sống của bác (và đồng đội) sau khi giải ngũ nữa.


Chúc mừng Thăng Long, 1K tuổi!

Bạn Crawling ơi, chuyện của bác LXT còn có đoạn đầu, được nhà báo TTNL chấp bút viết lại "Chuyện Lê Xuân Tường" bên topic "Những chuyện không thể quên - Cười ra nước mắt" cơ. Và không bao giờ có đoạn "khi nào bác viết xong" đâu. Cám ơn bạn trẻ.   
Logged

Nhật ký Viết lại
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #417 vào lúc: 09 Tháng Mười, 2010, 09:37:43 am »


Bạn Crawling ơi, chuyện của bác LXT còn có đoạn đầu, được nhà báo TTNL chấp bút viết lại "Chuyện Lê Xuân Tường" bên topic "Những chuyện không thể quên - Cười ra nước mắt" cơ. Và không bao giờ có đoạn "khi nào bác viết xong" đâu. Cám ơn bạn trẻ.   

       Bác 6971 lại phong cho tôi cái chức "nhà báo", oai thật đấy. sao bác không phong cho tôi là "nhà sư tử" có phải oai hơn không ?
Logged

crawling0805
Thành viên
*
Bài viết: 486


« Trả lời #418 vào lúc: 09 Tháng Mười, 2010, 11:13:52 am »

Cháu cũng sẽ cố gắng biên tập lại cả topic của bác TichTuongNhuLe.

Bố cháu xưa là lính đặc công nhưng giờ chỉ thích đi câu với cất vó thôi. Có internet nhưng chỉ vào đọc báo. Để cháu vận động bố cháu vào đây tham gia với các chú, các bác cho vui.
Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #419 vào lúc: 11 Tháng Mười, 2010, 10:47:26 am »

Bọn cháu sinh sau đẻ muộn, những hồi ký như này của bác quý lắm bác ạ!

Tối nay cháu đã ngồi tổng hợp 42 trang topic này của bác thành một file word (hiện tại đang 91 trang, cháu chỉ copy - paste thôi, hi vọng cháu không copy nhầm chỗ nào). Khi nào bác viết xong, cháu sẽ gửi lại bác để bác xem lại xem còn thiếu chỗ nào không.

Cháu hi vọng sau này bác sẽ in thành sách cho bọn thanh niên hoi chúng cháu được mở mắt.

Cháu cũng hi vọng bác sẽ cho chúng cháu tìm hiểu luôn cả phần cuộc sống của bác (và đồng đội) sau khi giải ngũ nữa.


Bác cám ơn cháu. Bác rất cảm động vì lớp trẻ hôm nay có những người như cháu rất quan tâm đến 1 thời mà như một số người trong đó có con trai bác coi đó lại là chuyện ngày xưa. Bác không trách con bác có lẽ nó chưa đủ độ chín về thời gian mặc dù nó rất giỏi trong nhiều lĩnh vực.

Sau chiến tranh lứa SV của các bác được trở về đầu tiên và tiếp tục đi học. Hầu hết mọi người đều cố gắng để vượt qua những khó khăn vất vả khi về với đời thường. Bản thân bác sau đó không tiếp tục về ĐHXD do sức khỏe, thương tật mà ĐHXD lại ở cách HN hơn 40 km, sinh hoạt kham khổ quá. Bác chuyển về ĐHSP Ngoại ngữ để hàng ngày về ăn cơm của mẹ. Năm 1980 ra trường lại khoác ba-lô sang KPC làm chuyên gia giáo dục. Lúc đó đi KPC như là đi chiến trường, trang bị như bộ đội với chỉ khác là không có súng. Hồi đó mọi người đi KPC làm chuyên gia nói vui là đi dân công hỏa tuyến. Năm 1984 bác về nước chuyển sang công tác tại ngân hàng.

Dù sao số SV về đi học hay một số anh em ở nông thôn tiếp tục ôn thi vào ĐH sau này cuộc sống cũng đỡ hơn những anh em lại trở về với nghề nông. Một số người ở TP không vào ĐH thì cũng bươn chải trước cuộc sống khắc nghiệt. Vừa rồi gặp măt 1 số anh em cùng đơn vị cũ họ có nhắc lại chuyện khi chia tay nhau để ra Bắc mình còn động viên những người ở lại đã học lớp 10 cố gắng ôn văn hóa để có thể thi ĐH.

Bác giờ quan niệm rằng giầu thì giàu rồi, nghèo cũng nghèo rồi nhưng dấu ấn một thời không bao giờ được phép quên mà cần phải chia sẻ cho nhau để tôn vinh mãi mãi những con người cũng như cả một thế hệ đã đã dâng trọn tuổi trẻ của mình cho Tổ quốc hôm nay.  
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM