Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 12:25:03 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ký ức một thời hoa lửa  (Đọc 387918 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
bob
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 924


« Trả lời #400 vào lúc: 07 Tháng Mười, 2010, 08:02:45 am »

CCB hay gọi là: "Quảng trị 72" hoặc "Quảng trị 1972"-nghe rất chính xác. Gọi đúng tên của ngày ấy là đúng nhất?
Em chưa nghe thấy các cựu nhà mình gọi là "Mùa hè đỏ lửa" bao giờ? Tất nhiên câu này em và các bác nghe thấy nhiều rồi, chủ yếu xuất phát từ mấy bác đội mũ nồi đỏ choét nói ra.

Em trộm nghĩ: Giữ nguyên biểu tượng, chỉ thay đổi chữ trên đó? Ví dụ "Mùa hè 1972" hoặc "Mùa hè Quảng trị" hoặc "Quảng trị ngày ấy"...

- Logo rất đẹp và thật ý nghĩa. Nhưng dòng chữ trên đó Bob có ý kiến: các bác không nên dùng "Mùa hè đỏ lửa" (vì cụm từ này nghe không hợp lắm). Còn chúng tôi năm 1972 được quán triệt là: "Chiến dịch xuân hè 1972". Bob tui mạo muội góp ý với các bác nên chọn cụm từ trên. Địa danh (QUẢNG TRỊ). Có thể đặt trên hoặc dưới cụm từ trên đều đẹp.
 
  Ví dụ:              QUẢNG TRỊ
                 CHIẾN DỊCH XUÂN HÈ 1972

   Hoặc:       CHIẾN DỊCH XUÂN HÈ 1972
                            QUẢNG TRỊ

 Cảm ơn các bác.
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Mười, 2010, 02:30:19 pm gửi bởi bob » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #401 vào lúc: 07 Tháng Mười, 2010, 11:30:33 am »

CCB hay gọi là: "Quảng trị 72" hoặc "Quảng trị 1972"-nghe rất chính xác. Gọi đúng tên của ngày ấy là đúng nhất?
Em chưa nghe thấy các cựu nhà mình gọi là "Mùa hè đỏ lửa" bao giờ? Tất nhiên câu này em và các bác nghe thấy nhiều rồi, chủ yếu xuất phát từ mấy bác đội mũ nồi đỏ choét nói ra.

Em trộm nghĩ: Giữ nguyên biểu tượng, chỉ thay đổi chữ trên đó? Ví dụ "Mùa hè 1972" hoặc "Mùa hè Quảng trị" hoặc "Quảng trị ngày ấy"...

- Logo rất đẹp và thật ý nghĩa. Nhưng dòng chữ trên đó Bob có ý kiến: các bác không nên dùng "Mùa hè đỏ lửa" (vì cụm từ này của phía bển). Còn chúng tôi năm 1972 được quán triệt là: "Chiến dịch xuân hè 1972". Bob tui mạo muội góp ý với các bác nên chọn cụm từ trên. Địa danh (QUẢNG TRỊ). Có thể đặt trên hoặc dưới cụm từ trên đều đẹp.
 
  Ví dụ:              QUẢNG TRỊ
                 CHIẾN DỊCH XUÂN HÈ 1972

   Hoặc:       CHIẾN DỊCH XUÂN HÈ 1972
                            QUẢNG TRỊ

 Cảm ơn các bác.
Con chữ nó không có tội các đàn anh ạ. Với người dân miền Nam đã trải qua mùa hè năm 1972 ấy thì cụm từ đó rất quen thuộc và không hẳn có ý chống ai ỡ đây cả. Chỉ có định kiến của con người thì không bao giờ hết và là một phần của cuộc sống.
Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #402 vào lúc: 07 Tháng Mười, 2010, 01:46:10 pm »

NGƯỢC DÒNG KÝ ỨC
(tiếp theo)

Gần Tết 1974 chúng tôi rời gò cát chuyển vào thôn Lệ Xuyên. Đơn vị đang xây dựng nề nếp: nào ăn bếp đại đội, xây dựng hội trường, mỗi tiểu đội 1 nhà, mỗi trung đội có sân chung để sinh hoạt, làm các loại học cụ để huấn luyện và cắt tóc 3 phân, rồi tăng gia…Nói chung không khoái lắm vì kiểu chính quy huyện đội này. Ở chốt thích hơn tuy vất vả vì phải trực chiến nhưng được cái tự do mà tự do thì thằng nào chẳng thích.

Từ khi rút ra khỏi Vân Hòa, An Lộng đơn vị đã bị cắt 3 tháng lương thực để tự túc: trồng sắn ở Dốc Miếu, về Lệ Xuyên thì trồng khoai. Mỗi đầu người mỗi tháng phải nộp 10 cân rau, không đủ định mức, đến bữa ăn đều bị nhắc nhở: ăn vào tiêu chuẩn của người khác mà vùng cát trồng rau quả là 1 sự thách thức. Những luống rau được tắm tưới bằng mồ hôi của lính tráng và có một chuyện cũng cần nhắc lại để không bao giờ quên những năm tháng đó, số là rau trồng trên cát phải được tắm tưới bằng phân gio cho nên một quy định bất thành văn là đi đâu cần giải quyết thì phải về nhà, thằng a trưởng phát hiện đưa nào đi bậy là nó cắt ngay. Còn chuyện nhà vệ sinh của các tiểu đội lúc nào cũng sach sẽ không có hàng tồn kho. Có lần ở b bạn ồn ã vì chuyện kho hàng của 1 a bị a khác xúc mất … thế đấy tất cả chỉ vì sự muôn hình muôn vẻ của sự sống. Bữa sáng làm mấy củ khoai, 2 bữa trưa và chiều mỗi thằng được khoảng 2 lưng cơm còn lại là khoai. Khoai thu hoạch về thái ra phơi khô trộn với cơm. Khi ăn phải nhai từ từ vì khoai khô phơi lẫn cát mặc dù đã đãi rửa nhiều lần nhưng vẫn bị ghê răng vì cát. Mùa mưa khoai khô bị mốc cho lợn ăn, lợn còn chê nhưng quân ta vẫn phải ăn vì vứt đi thì lấy gì mà xơi. Khoai trồng ở cát củ chỉ bằng chuôi dao vì có ngọn khoai nào non thì lính vặt trộm sach để cải thiện.

Tiểu đội tôi làm nhà ngay sau xe tăng của Bình béo. Trong kế hoach tác chiến được phổ biến nếu như xảy ra chiến sự thì chúng tôi có nhiệm vụ phối thuộc với chiếc tăng 988 này. Trưởng xe là b trưởng Gấm quê Thanh Hóa, người đậm chắc rất kiệm lời, anh rất xốc vác trong công việc được anh em rất kính nể. Thấy chúng tôi sinh hoạt thiếu thốn hơn cánh tăng anh Gấm thỉnh thoảng bảo Bình mang sang chúng tôi lúc hộp bột đậu, khi vài phong lương khô 702 hoặc gói cà-phê… Đài là lái xe người Hà Tây đang học Cao đẳng sư phạm thì nhập ngũ vào lính tăng, cậu này gầy gò nhưng lại là 1 tay lái cừ, cũng phải kể tới Tú Bình cũng là người Thanh Hóa, đây là 1 anh chàng có đầy đủ những nét đặc trưng của 1 người xứ Thanh: ăn to, nói lớn, hay tranh cãi đến cùng trên tất cả mọi lĩnh vực…

Đầu 1975 chúng tôi rời Nam Cửa Việt rút về Cam Lộ để chuẩn bị cho chiến dịch 1975, đơn vị tăng này đi sau chúng tôi và họ cũng tiến sâu vào phía Nam. Sau này Dũng bạc bên c1 có gặp Bình ở Sơn Trà. Về sau tôi có hỏi Bình và 1 số anh em bên tăng-thiết giáp về chiếc xe 988 này nhưng không ai biết gì về số phận của nó. Năm 1984 trong 1 lần tiễn đưa quân tình nguyện của ta từ KPC về nước, lúc đó tôi đang là chuyên gia giáo dục VN tại KPC có mặt tại cảng Phnôm-pênh, nhìn thấy chiếc xe tăng T59 với số hiệu thân quen 988 đang xuống tầu há mồm để về nước. Cảm xúc lúc đó trào dâng trong tôi đã đưa tôi ngược thời gian trở lại nơi cát trắng cháy bỏng của Nam Cửa Việt hơn 10 năm về trước…

Đại đội thêm 1 nhân vật HN từ c4 về đó là P. nhà ở Thịnh Hào. Người ta tách P. từ 1 nhóm Hà Nội bên c4 vì nhóm này có những tai tiếng. P. là một xạ thủ cối 82 có nhiều chiến tích. Theo anh em c4 kể lại cuối tháng 7/1972 địch dùng trực thăng đổ quân ở khu vực Hà My, P. đã dùng cối 82 bắn ứng ứng dụng không chân, không bệ bằng 3 quả đạn bắn cháy 1 trực thăng địch khi nó vừa bốc lên khỏi mặt đất. Sau khi bắn xong nòng cối thụt xuống ruộng, P. bỏ súng lại và múc 1 nòng cối khác của đơn vị bạn về trình đại đội. Chuyện vỡ lở P. không những không được khen thưởng mà còn bị kỷ luật.
 
4 thằng Hà Nội chúng tôi là D, S và tôi ở 3 b khác nhau còn P ở a10 với khẩu cối 60. Hàng ngày bao nhiêu công việc chúng tôi chẳng có dịp ngồi nói chuyện với nhau chỉ sau bữa cơm chiều hoặc sau những phiên gác đêm cùng ca thì mới chia sẻ được với nhau. Tôi không có phốt như mấy cậu kia nhưng luôn luôn bị coi là hay lý sự, châm chọc cán bộ…nhưng vấn đề chính là ở chỗ mấy vị lãnh đạo của c với tôi quá biết nhau trong những tháng ngày còn đánh nhau. Chỉ có một đôi lần gặp nhau sau phiên gác đêm thế mà ở c kháo nhau mấy thằng HN bàn cách tút vì Tết sắp đến.

Thằng Tr sau vụ thằng C bị quân pháp đưa đi, được điều  về a của tôi. Mọi người thừa biết rằng trước đây nó mới là thằng cầm đầu mọi sự nhưng biết giấu mình. Về cùng tiểu đội nó bộc bạch với tôi nhiều chuyện trước kia thậm chí phải thừa nhận trận va chạm hôm tôi mới về nó đứng ngoài xui giục tụi đàn em, lại không ngờ tôi phản ứng nhanh như vậy. Thì ra bất kỳ lính cũ nào khi về đến đơn vị chúng nó đều tìm cách gây sự. Sau này tôi không nghe thấy bất cứ tin tức gì của nó nữa.

(còn tiếp)
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
bob
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 924


« Trả lời #403 vào lúc: 07 Tháng Mười, 2010, 02:52:23 pm »

CCB hay gọi là: "Quảng trị 72" hoặc "Quảng trị 1972"-nghe rất chính xác. Gọi đúng tên của ngày ấy là đúng nhất?
Em chưa nghe thấy các cựu nhà mình gọi là "Mùa hè đỏ lửa" bao giờ? Tất nhiên câu này em và các bác nghe thấy nhiều rồi, chủ yếu xuất phát từ mấy bác đội mũ nồi đỏ choét nói ra.

Em trộm nghĩ: Giữ nguyên biểu tượng, chỉ thay đổi chữ trên đó? Ví dụ "Mùa hè 1972" hoặc "Mùa hè Quảng trị" hoặc "Quảng trị ngày ấy"...

- Logo rất đẹp và thật ý nghĩa. Nhưng dòng chữ trên đó Bob có ý kiến: các bác không nên dùng "Mùa hè đỏ lửa" (vì cụm từ này nghe không hợp lắm). Còn chúng tôi năm 1972 được quán triệt là: "Chiến dịch xuân hè 1972". Bob tui mạo muội góp ý với các bác nên chọn cụm từ trên. Địa danh (QUẢNG TRỊ). Có thể đặt trên hoặc dưới cụm từ trên đều đẹp.
 
  Ví dụ:              QUẢNG TRỊ
                 CHIẾN DỊCH XUÂN HÈ 1972

   Hoặc:       CHIẾN DỊCH XUÂN HÈ 1972
                            QUẢNG TRỊ

 Cảm ơn các bác.
Con chữ nó không có tội các đàn anh ạ. Với người dân miền Nam đã trải qua mùa hè năm 1972 ấy thì cụm từ đó rất quen thuộc và không hẳn có ý chống ai ỡ đây cả. Chỉ có định kiến của con người thì không bao giờ hết và là một phần của cuộc sống.
Bác qtdc@, suy diễn hơi quá rồi. bản thân con chữ thì không có tội. Đúng quá! Tuy nhiên "con chữ" ấy được sinh ra từ đâu, vào thời điểm lịch sử nào thì nó có "ý nghĩa" khác nhau chứ! Ở đây Bob tui chỉ "mạo muội" góp nhời cùng các bác CCB tham gia chiến dịch Quảng trị 1972 về một số chữ trong logo lưu niệm... chứ có ý "chống ai", hoặc Có "định kiến" gì đâu!  Chào bác.
Logged
vitính
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 483


« Trả lời #404 vào lúc: 07 Tháng Mười, 2010, 03:32:49 pm »

Con chữ nó không có tội các đàn anh ạ. Với người dân miền Nam đã trải qua mùa hè năm 1972 ấy thì cụm từ đó rất quen thuộc và không hẳn có ý chống ai ỡ đây cả. Chỉ có định kiến của con người thì không bao giờ hết và là một phần của cuộc sống.
Bác qtdc@, suy diễn hơi quá rồi. bản thân con chữ thì không có tội. Đúng quá! Tuy nhiên "con chữ" ấy được sinh ra từ đâu, vào thời điểm lịch sử nào thì nó có "ý nghĩa" khác nhau chứ!
Tôi đồng ý với bác bob không dùng "Mùa hè đỏ lửa". Tôi đã đọc tác phẩm "Mùa hè đỏ lửa" nhặt trong căn cứ hồi tiếp quản. Bây giờ mỗi lần nhắc tới "Mùa hè đỏ lửa" tôi lại nhớ quyển sách đó. Đơn giản đấy là "thương hiệu chiến tranh" rồi, không nên dùng nữa.
Logged
q.trung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 450


« Trả lời #405 vào lúc: 07 Tháng Mười, 2010, 10:34:46 pm »

Ngày đó, tôi nghe ra rả trên "đài phát thanh Sài gòn"," Gươm thiêng ái quốc" cái từ "Mùa hè đỏ lửa" này, các em gái hậu phương, chiến tranh tâm lý hát ca ngợi các anh hùng mũ đỏ, có cả truyền thanh trực tiếp việc chiếm lại thành cổ, câu mùa hè đỏ lửa đó được dùng để chỉ những trận bom dội xuống đầu Quân giải phóng, cũng như hoả lực của bộ đội ta dành cho các" anh hùng " mũ đỏ , nói chung là mô tả sự ác liệt của cuộc chiến thành cổ với" chiến thắng vẻ vang" của quân lực VNCH. Bộ đội ta cũng nghe mãi thành quen và dùng nó mà không biết gốc tích phát ra từ chính đối phương, vì vậy khi làm điều gì cũng đều cần suy xét nếu không sẽ gây ra phản cảm.
Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #406 vào lúc: 08 Tháng Mười, 2010, 08:04:37 am »


Kính cáo các bác QSVN

V/v chiếc khiên đồng của chúng em lấy ý tưởng từ LỬA LŨY THÀNH của Quách Ngọc Lâm chính là xuất phát từ máu thịt của những thằng đã sống chết với Thành Cổ nó cũng là nỗi đau mà cho đến bây giờ chưa một cấp có thẩm quyền nào dám giải mã. Cho dù gì chăng nữa có thể em chưa thấu đáo được nhân tình thế thái nhưng em tự cảm nhận 1 điều là chúng em đã sống xứng đáng và không hề hổ thẹn những gì em và các đồng đội của mình đã làm trong những tháng ngày đỏ lửa ấy.

Cho đến bây giờ em mới cảm nhận các cụ nhà mình trước đây bị đánh tơi tả như thế nào chính vì thế khi cụ NT còn sống có nói đại ý rằng nếu một khi cụ ra đi dứt khoát không cho tụi phê bình đi dự tang cụ. Nói như vậy không hàm nghĩa so sánh mà chỉ coi đó là chuyện quanh bàn bia mà thôi.

Xin các bậc lão trượng đại xá cho kẻ ngu muội này.
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
vitính
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 483


« Trả lời #407 vào lúc: 08 Tháng Mười, 2010, 02:05:58 pm »

Xin các bậc lão trượng đại xá cho kẻ ngu muội này.
Bác Tường nhún nhường quá.
Thực tôi không thích dùng lại thương hiệu chiến tranh khá thành danh này của văn học VNCH trong bất cứ khi nào gặp lại, không riêng gì ở cái khiên đồng của các bác. Thấy bác bob có ý như là góp thì tôi cũng... góp. Chứ nó đã "đóng thành thuyền" rồi thì thôi, không dám tham gia, xin rút lui ý kiến  Grin
Logged
sauchinbaymot
Thành viên
*
Bài viết: 628


Nhớ Rừng!


« Trả lời #408 vào lúc: 08 Tháng Mười, 2010, 02:09:38 pm »

NGƯỢC DÒNG KÝ ỨC
(tiếp theo)

... số là rau trồng trên cát phải được tắm tưới bằng phân gio cho nên một quy định bất thành văn là đi đâu cần giải quyết thì phải về nhà, thằng a trưởng phát hiện đưa nào đi bậy là nó cắt ngay. Còn chuyện nhà vệ sinh của các tiểu đội lúc nào cũng sach sẽ không có hàng tồn kho. Có lần ở b bạn ồn ã vì chuyện kho hàng của 1 a bị a khác xúc mất … thế đấy tất cả chỉ vì sự muôn hình muôn vẻ của sự sống.
...


Bác LXT và các bác VNQS ơi, nghe các bác suýt uýnh nhau về MHDL của cha PNN, sáng nay tôi vứt quách nó ra gốc cây sung rồi.


Ta về tiếp chuyện bác LXT thôi. Tôi là dân tạm Cổ Nhuế, nên rất hiểu ý nghĩa của món "hàng" bác LXT nói. Nhớ đến Cổ nhuế là nhứ đến cái xe thồ và chiếc gáo múc phân.

Vậy chứ hồi đó a bác có đi dân vận, để du kích đến ủng hộ "hàng" vào kho của bác không?
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Mười, 2010, 02:14:52 pm gửi bởi sauchinbaymot » Logged

Nhật ký Viết lại
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #409 vào lúc: 08 Tháng Mười, 2010, 02:50:40 pm »

NGƯỢC DÒNG KÝ ỨC
(tiếp theo)

Chúng tôi đón Tết 1974 tại Lệ Xuyên, trong không khí thanh bình của cánh Đông, lúc này đơn vị đã chuyển hòm thư từ JA01 (hòm thư của các đơn vị B5) sang hòm thư TM01 (hòm thư của QK Trị-Thiên). Lính tráng kháo nhau từ chế độ B ngắn sang B dài khả năng sẽ tiếp tục đi sâu vào phía trong, nhất là đợt quân trang cuối năm 1973 được trang cấp quân phục giải phóng (chất liệu vẫn là vải Tô châu nhưng áo có có cầu vai, nắp túi áo bằng không nhọn như quân trang trước đây), quân trang loại này tôi đã thấy một số anh em có tham gia duyệt binh nhân dịp kỷ niệm thành lập Chính phủ CM lâm thời ngày 6/6/1973 tại Cam Lộ.

Anh em ĐHXD ở đơn vị chỉ còn mấy người, c1 có Dũng bạc K16 (nhà Hàng Bạc); Hòa K15 nhà Hai Bà Trưng; Vương Cường K13 quê Đô Lương, Nghệ An;  Hùng K16 quê Thanh Hóa. D bộ có Tam từ c1 chuyển lên thông tin 2w. Thằng Động cận K15 nhà Hàng Gà và thằng Đức K13 nhà ở Nam Bộ bên c17 cũng đã ra quân trước Tết. Ngày Tết đi thăm anh em, an ủi động viên nhau. Quả thực thời kỳ còn ác liệt nếu có gặp nhau chỉ hỏi: “Mày còn sống à !” cũng không một lời an ủi nhau như bây giờ. Qua những câu chuyện với nhau tôi cảm thấy một số người hình như không muốn cho đơn vị biết mình là sinh viên…Không hiểu lý do gì phải chăng họ sợ bị phân biệt đối xử chăng ?
 
Từ bờ Bắc Thạch Hãn xe ô tô muốn sang bên này phải qua phà Đại Áng và chỉ đến được Triệu Đại, xe con cùng lắm đến được Triệu Hòa hoặc chợ Thuận. Những xã như Triệu Trạch, Triệu Vân, Triệu Phước hoặc ra cảng không có đường xe vì cầu cống đều bị phá sập mặc dù đường 4 ra cảng xe vẫn có thể đi được. Tiểu đoàn tôi được lệnh đi làm đường để thông xe từ Triệu Thuận về Cửa Việt. Tôi được điều lên d bộ cùng với Tam làm công việc hướng dẫn kỹ thuật (nghe có vẻ ghê lắm), theo dõi tiến độ và nghiệm thu khối lượng công việc của các đại đội, làm báo cáo cho d. Lúc này d bộ 1 đóng ở Lệ Xuyên Tây. Điều kiện sinh hoạt của cơ quan d bộ tươm tất hơn ở dưới đại đội. Tổ kỹ thuật sinh hoạt với a thông tin 2w của Tam, hàng ngày 2 thằng đi suốt tuyến làm đường để lấy số liệu hoặc hướng dẫn các đơn vị làm đúng quy định. Đầu tiên từ cầu Bồ Bản ra tới khu vực c1 ở cao điểm 5,2. Cầu sắt bắc qua sông Bồ Bản đã bị phá sập, chúng tôi phải làm ngầm cho xe  qua. Đá làm ngầm không có phải phá những ngôi nhà bị bom, pháo để lấy táp lô, gạch làm ngầm. Con ngầm đã hình thành sau 2 tuần cật lực nhưng cũng chỉ có thể qua vào lúc nước cạn còn khi mưa to hay có lũ thì không thể qua được.

Hoàn thành xong đoạn từ Bồ Bản ra cảng chúng tôi, chuyển ra đoạn từ cầu Đại Lộc ra đến Bến phà Đại Áng. Đoạn này đã có đường xe nhưng chỉ là đường liên xã, liên thôn chưa được nâng cấp cho nên 1 b của c3 phải ra khu vực bên kia đường 1 để nổ mìn lấy đất cấp phối về rải lên mặt đường, tỉnh điều cho mấy xe ben hàng ngày chở cấp phối từ nơi khai thác bên kia đường 1 thuộc  xã Triệu Giang qua phà Đại Áng để tới khu vực làm đường.

 Ban chỉ huy công trường dưới sự chỉ huy của dv trưởng Thao cùng 1 tổ thông tin hữu tuyến và tổ kỹ thuật được tăng cường thêm anh Trình ở a 2w của Tam. Hàng ngày tôi và anh Trình bám đường với các c chiều về báo cáo cho Tam ở d bộ để tổng hợp. Thượng úy Thao quê Quảng Bình chừng 30 tuổi dáng người nho nhã của 1 cán bộ chính trị. Ông là người sống có chuẩn mực nhưng có vẻ khó gần ngược lại với tính cách của d trưởng Dương. Thủ trưởng Dương hy sinh tại Long Thành trong những ngày cuối cùng của chiến tranh. Ông đã đi cùng chúng tôi từ ven thành cổ Quảng Trị cho tới cửa ngõ Sài Gòn. Nhớ tới ông là nhớ tới người chỉ huy luôn bám sát và cùng chia sẻ với chiến sĩ trong những năm tháng tại Quảng Trị.

Năm 2005 trong dịp đưa đoàn làm phim Có tuổi 20 thành sóng nước về khu vực d1 tác chiến để lấy cảnh quay về nơi Nguyễn Văn Thạc hy sinh, chúng tôi dừng chân ở Đồng Hới và hôm đó Duẩn ( Duẩn bây giờ lấy tên là Lý Hoài Xuân - nhà thơ của tỉnh) y tá của c tôi quê Quảng Bình có dẫn tôi tới thăm thủ trưởng Thao. Ông về nghỉ hưu cũng đã lâu sau khi ở KPC về, ông lấy em gái của Lê Duy Ứng. Hai ông bà sống trong 1 căn nhà nhỏ đơn sơ ven Đồng Hới gần đường HCM. Biết chuyện buồn của thủ trưởng khi ở KPC, tôi không dám hỏi han nhiều chỉ nhắc tới những ngày ở Quảng Trị mà thôi.

Từ Đại Hào làng mạc đã xanh mướt trở lại. Sự sống hồi sinh nhanh chóng không ai có thể nghĩ rằng cách đây mới hơn 1 năm bom đạn đã san phẳng nơi này. Dân tình đã trở về dựng lại ngôi nhà tạm trên nền nhà cũ. Bộ đội về đóng tại nhà dân nên cuộc sống có vẻ sống động hơn. Chợ Thuận đông vui hơn mỗi khi chủ nhật quân ta được dịp lang thang chơi chợ.

Chúng tôi chuyển về Dương Lệ Văn, ông Tương d phó thay cho ông Thao phụ trách chỉ huy công trường. Gia đình tôi ở nằm ngay ngã ba đường rẽ xuống phà. Trong nhà có 1 thầy giáo ngoài Bắc  vào dạy tại trường của xã. Ông bà cụ chủ nhà vẫn còn khỏe mạnh, cậu con trai tên là Ngạn là du kích xã, cô em gái tên là Dung đang học cấp 2. Thầy giáo Mạnh quê ở Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc, đã có gia đình. Ba người chúng tôi là người Bắc trạc tuổi nhau lại gốc gác trí thức nên dễ gần gụi thông cảm nhau. Anh Trình là người Yên Thành, Nghệ An, vốn là dân ĐH Kinh tế công tác tại Ủy ban kế hoạch tỉnh Nghệ An, dáng người nhỏ thó, nói chuyện rất dí dỏm suốt ngày hút thuốc lào sòng sọc. Những câu chuyện của chúng tôi về những gì trải qua, về quê hương và về công việc trước đây bao giờ cũng là chủ đề thu hút anh em Ngạn, Dung và vợ chồng ông bà chủ nhà. Ông bà còn có 2 người con đi lính Sài Gòn chưa có tin tức gì. Có những lúc chúng tôi đùa: “ Nếu như các con của mạ chiếm lại được Quảng Trị và đánh ra Triệu Thuận này thì mạ sẽ làm gì khi chúng con đang ở đây ? ”.  Bà cụ nói luôn: “ Các eng ở đây cũng là con của mạ, mạ sẽ ngăn 2 bên không đánh nhau nữa vì tất cả đều là con của mạ cả ”. Câu nói của bà mẹ Quảng Trị không bao giờ tôi có thể quên mặc dù đã gần 40 năm đã qua.

(còn tiếp)

« Sửa lần cuối: 08 Tháng Mười, 2010, 03:04:15 pm gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM