Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 04:19:34 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ký ức một thời hoa lửa  (Đọc 387882 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Nguoixaquehuong
Thành viên
*
Bài viết: 81



« Trả lời #390 vào lúc: 06 Tháng Mười, 2010, 11:36:23 am »

Có phải bác chọn đường link ở trong khung đỏ này không ạ?
Nếu đúng thì có thể bác để size file lớn lên khi up ở đây nó tự resize ?
Em up trực tiếp hộ bác sau khi đã resize.



« Sửa lần cuối: 06 Tháng Mười, 2010, 11:46:36 am gửi bởi Nguoixaquehuong » Logged
Nguoixaquehuong
Thành viên
*
Bài viết: 81



« Trả lời #391 vào lúc: 06 Tháng Mười, 2010, 11:50:24 am »

Logo
Logged
GiangNH
Thành viên
*
Bài viết: 1146


« Trả lời #392 vào lúc: 06 Tháng Mười, 2010, 12:10:12 pm »

 CCB hay gọi là: "Quảng trị 72" hoặc "Quảng trị 1972"-nghe rất chính xác. Gọi đúng tên của ngày ấy là đúng nhất?
Em chưa nghe thấy các cựu nhà mình gọi là "Mùa hè đỏ lửa" bao giờ? Tất nhiên câu này em và các bác nghe thấy nhiều rồi, chủ yếu xuất phát từ mấy bác đội mũ nồi đỏ choét nói ra.

Em trộm nghĩ: Giữ nguyên biểu tượng, chỉ thay đổi chữ trên đó? Ví dụ "Mùa hè 1972" hoặc "Mùa hè Quảng trị" hoặc "Quảng trị ngày ấy"...

 



« Sửa lần cuối: 06 Tháng Mười, 2010, 12:16:21 pm gửi bởi GiangNH » Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #393 vào lúc: 06 Tháng Mười, 2010, 12:24:34 pm »

Có phải bác chọn đường link ở trong khung đỏ này không ạ?
Nếu đúng thì có thể bác để size file lớn lên khi up ở đây nó tự resize ?
Em up trực tiếp hộ bác sau khi đã resize.





Đúng đường link này nhưng không được bạn ạ
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #394 vào lúc: 06 Tháng Mười, 2010, 03:28:26 pm »


NGƯỢC DÒNG KÝ ỨC
(tiếp theo)

Chúng tôi lại về Lệ Xuyên. C bộ và b2, b3 đóng quân trong xóm, còn b1 của tôi ra chốt ở 1 gò cát, trên bản đồ là điểm cao 2,5. Vị trí này cách thôn Lệ Xuyên chừng vài trăm mét. Tại đây bao quát 1 vùng khá rộng: phía đông là tuyến chốt Thanh Hội cách 1 trảng cát rộng chừng 2 cây số, phía đông-nam là tuyến Long Quang rồi Vân Hòa, An Lộng. Nếu không có những hàng cờ của 2 bên cắm làm ranh giới thì chỉ thấy mênh mông một mầu cát trắng. Nhà ở của các tiểu đội  được làm như những lô-cốt bằng ghi sân bay và các bao cát, có đường hào dẫn ra các ụ chiến đấu. Ngày nào cũng phải vét cát trong các công sự nếu không chỉ 1 ngày là cát lấp đầy. Tháng 11 là cao điểm của mùa mưa Quảng Trị, nó cứ rả rich suốt ngày, buồn đến thối ruột. Năm đó ở Quảng Trị lại rét sớm, cộng với trời mưa, nước sông tràn vào đồng, từ a nọ đến a kia là lội nước, có việc phải vào trong làng là lội nước đến bụng.
 
Gò cát nơi chúng tôi ở mọc lúp xúp những cây bụi xen lẫn những bụi mẫu đơn được trồng ở các ngôi mộ của dân. Có một loài hoa trắng muốt tinh khiết, cánh mỏng manh như cách bướm trên đậu đám lá xanh rì, chúng tôi thường hái về cắm trong nhà cho vui mắt. Cũng có những bụi mẫu đơn với những tia đỏ le lói ở những ngôi mộ. Ở đây rất nhiều hố bom to, cái nào cũng đầy ăm ắp nước. Tôi đã 1 lần gác đêm trong 1 đêm mưa không thể nhìn thấy gì hết xung quanh đen kịt và bị tụt xuống 1 hố bom đầy nước. Nước hố bom đến cổ, tìm mọi cách để leo lên mà không thể được vì thành hố bom rất dốc, cát lại trôi. Cứ lụi hụi leo lên rồi lại bị tụt xuống, mắt kính nhòe nhoẹt vì nước mưa không thể nhìn thấy gì và đánh liều phải nổ 3 phát AK báo động. Cả tiểu đội bị đánh thức xách súng chạy ra công sự, không thấy tôi đâu mà các chốt gác của 2 a kia yên ắng không có gì mọi người đổ đi tìm thấy tôi đang lóp ngóp dưới hố bom và kéo được tôi lên.

Sau lần đó tôi được chuyên gác ca cuối cùng và câu chuyện đó đã được báo cáo lên trên, ngay tháng đó nhu yếu phẩm của tôi có thêm 1 đôi pin đèn. Ông Khảm c trưởng nói với tôi: thủ trưởng Ngoan quyết định hàng tháng cho cậu thêm 1 đôi pin đèn.

Tôi đã gửi gắm lòng mình trong bài viết Người cha già của Trung đoàn để nhớ tới tấm lòng yêu thương nhân hậu của trung đoàn trưởng Bùi Đức Ngoan.

Quang ấm giờ vể làm a trưởng a3 của tôi, cái thằng này nghịch ngầm lắm. Một lần vào buổi trưa đang ngủ chúng tôi chợt nghe tiếng hú…hụ… rất lạ, bật dậy lao ra cửa hầm thấy thằng Quang tay cầm đôi pin của tôi mặt thuỗn ra. Hố bom trước nhà sôi ùng..ục và phát ra tiếng hú, từ dưới hố bom 1 quả H12 không có đầu chỉ còn phần thân đang lách lên khỏi hố bom. Xung quanh gò cát chúng tôi đóng quân có một số quả H12 không bắn được do gẫy cánh đuôi hoặc không có đầu mà đơn vị pháo vứt lại, thằng Quang dùng dây điện thoại đấu vào dây điểm hỏa của quả đạn và lấy pin kích hoạt. Quả đạn cũng may không có đầu nên không bay lên được nhưng nó bò như một con rắn rồi rúc xuống hố bom đầy nước rồi lại trườn lên cho tới khi tới của hầm chúng tôi thì cháy hết liều phóng và dừng lại. Thật là hú vía nếu như nó rúc vào hầm chúng tôi thì không biết điều gì sẽ xảy ra. Mấy chục năm sau gặp lại nó lại nhắc câu chuyện không thể nào quên này.

Môt lần tôi có việc phải vào c bộ, băng qua bãi cát ngập nước để vào làng, dìa làng có 1 chiếc tăng đang chốt ở đây, một cậu lính tăng đang bổ củi. Nhìn nhau thấy quen quá, tôi hỏi:
- Ông hình như nhà ở gần Ga Hàng Cỏ thì phải ?
- Tôi ở 38 Phan Bội Châu.
- Tôi ở bên Tức Mạc, gần nhà ông chả thế trông ông quen quá !

Đó là Bình béo, pháo 2 của chiếc T59 số 988. Bình là SV ĐH nông nghiệp đi lính tháng 12/1971 vào chiến trường cùng thời gian với tôi. Chính là tốp lính tăng chúng tôi đã gặp ở Quảng Bình. Sau trận Cửa Việt c tăng của Bình mới sang bờ Nam để chốt giữ cùng các đơn vị bb của chúng tôi. Thế đấy mọi nẻo đường đều dẫn tới Rôma, và Quảng Trị chính là Rôma của lứa trai chúng tôi thời ấy.

(còn tiếp)
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
nguyenquochung
Thành viên
*
Bài viết: 283


« Trả lời #395 vào lúc: 06 Tháng Mười, 2010, 07:45:26 pm »

"Mùa hè đỏ lửa".

     Tác giả cụm từ này là Phan Nhật Nam đặt tựa cho tác phẩm văn học chiến tranh khá nổi tiếng "Mùa hè đỏ lửa" của mình, miêu tả toàn cục chiến trường miền Nam mùa hè 1972, đặc biệt là ở Quảng Trị. Ông này xuất thân là lính dù, sau đó chuyển qua làm báo viết văn, và chống cộng điên cuồng.

     Xem cái đĩa đồng mà bác LXT tải lên đây, quả thật rất xúc động, chỉ có điều khi đọc dòng chữ này em cũng thấy có chút gì đó hơi lợn gợn, hơi chạnh lòng một tí. Nhưng tác phẩm đã thành phẩm và mang tặng nhiều nơi rồi thì biết làm sao bây giờ?
Logged
lixeta
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1531


« Trả lời #396 vào lúc: 06 Tháng Mười, 2010, 08:32:19 pm »

"Đó là Bình béo, pháo 2 của chiếc T59 số 988. Bình là SV ĐH nông nghiệp đi lính tháng 12/1971 vào chiến trường cùng thời gian với tôi. Chính là tốp lính tăng chúng tôi đã gặp ở Quảng Bình. Sau trận Cửa Việt c tăng của Bình mới sang bờ Nam để chốt giữ cùng các đơn vị bb của chúng tôi. Thế đấy mọi nẻo đường đều dẫn tới Rôma, và Quảng Trị chính là Rôma của lứa trai chúng tôi thời ấy."


Bình béo học ĐHNN cùng khóa với Nguyễn Kim Duyệt, pháo hai xe 380 của tôi hy sinh ngày 28.4.1975 mà tôi đã kể trong "Lời xin lỗi không bao giờ kịp nói". Năm 1975, tôi và Bình ra Bắc cùng chuyến, tôi đã kể câu chuyện hy sinh của Duyệt và nhờ Bình đến thông báo cho gia đình Duyệt. Sau này Bình tiếp tục học Đại học và giờ đang công tác tại LĐ Lao động TP Hà Nội.
Logged
nguyenquochung
Thành viên
*
Bài viết: 283


« Trả lời #397 vào lúc: 06 Tháng Mười, 2010, 08:45:14 pm »

     Bác LXT. Bác cần chỉnh sửa kích cỡ ảnh theo ý mình (khoảng 500 pixels là vừa) trước khi tải ảnh lên link trung gian. Thông thường máy vi tính nào cũng cài sẵn phần mềm amateur để xem, sửa ảnh... Em thấy bác mượn upanh.tv để tải ảnh, vậy khi tải xong, bác copy đường link ở khung: "code chèn Forum toàn bộ ảnh" vào chỗ bác viết bài thì sẽ được ảnh như ý. Chúc bác thành công.
Logged
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #398 vào lúc: 06 Tháng Mười, 2010, 10:21:28 pm »

.

       Bác LeXuanTuong ! Có nhiều phần mềm để chỉnh sửa kích thước ảnh, dung lượng chiếm bộ nhớ. Bac nhờ các cháu nó hướng dẫn cẩn thận một lần. Ghi lại cẩn thận. Bận sau cứ thế làm.

       CXin post lại mấy cái ảnh của bác nhé !
Logged

lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #399 vào lúc: 07 Tháng Mười, 2010, 07:27:09 am »

"Mùa hè đỏ lửa".

     Tác giả cụm từ này là Phan Nhật Nam đặt tựa cho tác phẩm văn học chiến tranh khá nổi tiếng "Mùa hè đỏ lửa" của mình, miêu tả toàn cục chiến trường miền Nam mùa hè 1972, đặc biệt là ở Quảng Trị. Ông này xuất thân là lính dù, sau đó chuyển qua làm báo viết văn, và chống cộng điên cuồng.

     Xem cái đĩa đồng mà bác LXT tải lên đây, quả thật rất xúc động, chỉ có điều khi đọc dòng chữ này em cũng thấy có chút gì đó hơi lợn gợn, hơi chạnh lòng một tí. Nhưng tác phẩm đã thành phẩm và mang tặng nhiều nơi rồi thì biết làm sao bây giờ?

Đúng là sau khi làm xong có rất nhiều anh em góp ý sửa lại chính vì vậy sau này bọn mình làm lo-go và cờ tặng trường ĐHXD thì lấy tên Quảng Trị - Mùa hè 1972



« Sửa lần cuối: 07 Tháng Mười, 2010, 07:49:41 am gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM