Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 01:32:45 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ký ức một thời hoa lửa  (Đọc 388358 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #380 vào lúc: 05 Tháng Mười, 2010, 07:42:20 am »

[
Những người lính c3/d1/e101/f325 trên cầu Chợ Sãi (4/2001), bên trái là khu trường học
[/quote]

Bác tai_lienson.
Thái Hồng Sơn người đứng thứ 2 từ phải sang, bác có nhận ra không ?


[
pre][/pre]

Chuyến đi 35 năm giải phóng BMT, chụp tại trường ĐH Tây nguyên. Thái Hồng Sơn thứ 2 bên trái. 3 chiến binh của e 95 là các SV của ĐHXD đã tham gia giải phóng BMT ( từ phải sang là Tần c25/e95, Lộc c20/e95 và Ngọ tây c10/d6/e95.
« Sửa lần cuối: 05 Tháng Mười, 2010, 10:59:30 am gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
sauchinbaymot
Thành viên
*
Bài viết: 628


Nhớ Rừng!


« Trả lời #381 vào lúc: 05 Tháng Mười, 2010, 07:49:26 am »


. . .  lúc ở Chợ Sãi 1972 là một thằng điếc, một thằng cận và một thằng lác.


Thế mới có sự phân công tối ưu: "Nghe thằng Cận, liếc thằng Điếc, hít thằng Lác". Giác quan nào yếu thì giác quan còn lại mạnh hơn mà, bác LXT nhỉ.
Logged

Nhật ký Viết lại
sauchinbaymot
Thành viên
*
Bài viết: 628


Nhớ Rừng!


« Trả lời #382 vào lúc: 05 Tháng Mười, 2010, 08:03:13 am »

[
Những người lính c3/d1/e101/f325 trên cầu Chợ Sãi (4/2001), bên trái là khu trường học


[/quote]

Bác LXT ơi, 6971 coi bác là chuyên gia Miền Đông QTrị. Hỏi bác chút: Ngay sau Hiệp định Bảy Ba, 6971 có đợt đi thị sát binh địa Miền Đông, dọc tuyến chốt của 4 trung đoàn 101-64-48-27. Chiến tuyến có cắt qua sông Vĩnh Định, đâu đó quãng Long Quang - Lệ Xuyên. Cứ nhớ là sông khá rộng . Thế mà phần sông trên ảnh là đoạn cuối sông, Vĩnh Định đổ ra Thạch Hãn, khi đó là của bên VNCH, lại thấy hẹp quá nhỉ? Bác xổ thêm mấy dòng ký ức về phần chốt bên sông Vĩnh Định cho anh em "sái phê", được không?
Logged

Nhật ký Viết lại
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #383 vào lúc: 05 Tháng Mười, 2010, 09:49:22 am »

[
Những người lính c3/d1/e101/f325 trên cầu Chợ Sãi (4/2001), bên trái là khu trường học



Bác LXT ơi, 6971 coi bác là chuyên gia Miền Đông QTrị. Hỏi bác chút: Ngay sau Hiệp định Bảy Ba, 6971 có đợt đi thị sát binh địa Miền Đông, dọc tuyến chốt của 4 trung đoàn 101-64-48-27. Chiến tuyến có cắt qua sông Vĩnh Định, đâu đó quãng Long Quang - Lệ Xuyên. Cứ nhớ là sông khá rộng . Thế mà phần sông trên ảnh là đoạn cuối sông, Vĩnh Định đổ ra Thạch Hãn, khi đó là của bên VNCH, lại thấy hẹp quá nhỉ? Bác xổ thêm mấy dòng ký ức về phần chốt bên sông Vĩnh Định cho anh em "sái phê", được không?
[/quote]

6971 ơi! Lính trinh sát của f chơi khó lính bb của c rồi. Bạn ngày xưa đi làm bình đồ lại có bản đồ trong tay lại có các cấp dưới chỉ dẫn còn bọn mình đến đâu ai bảo gì là biết đấy. Quả thực sông VĐ chỗ chợ Sãi thì cũng hẹp thôi vào sâu bên trong cũng rộng hơn 1 chút không lớn lắm đâu. Thực chất sông VĐ là con sông đào được làm dưới thời Nguyễn. Người ta có thể đi từ chợ Sãi qua đất Hải Lăng vào đến sông Nhùng và sông Mỹ Chánh ra tới cửa Thuận An, hoặc đi về phía Long Quang ra tới sông Cửa Việt ở Triệu Phước (đoạn này gần biển nên rộng hơn). Khi xưa từ Triệu Long theo đường 4 qua sông Đại Lộc, sông Lệ Xuyên, sông Bồ Bản hóa ra nó chính là sông Vĩnh Định.

Đoạn c mình chốt thì sông VĐ lùi sâu vào đất ta, chỗ giáp với Long Quang nơi đơn vị bạn chốt có 1 vị trí địch nống sâu xung quanh toàn quân ta, chúng hàng ngày phảỉ xin phép ta để lấy nước nấu ăn và tắm giặt.  
« Sửa lần cuối: 05 Tháng Mười, 2010, 12:08:53 pm gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #384 vào lúc: 05 Tháng Mười, 2010, 10:14:31 am »

Đây là bản phác thảo mà tác giả dự định làm bằng chất liệu gốm sứ. Hình tượng nhóm chiến sĩ nằm trong những vầng hào quang ngũ sắc.
Cái đĩa gốm bị vỡ như mình đã kể cho các bạn nghe lại còn nguyên những mảnh vỡ nằm trong bị. Sau này Hùng côn tẩn mẩn dùng keo ghép lại cái đĩa đó. Nhìn tác phẩm đầu tiên đó với những vết rạn vỡ được hàn gắn lại mang cho bọn mình 1 cảm giác rất khác so với tấm khiên đồng được thay thế. Lúc nào mình sẽ chụp lại cái đĩa gốm đó để giới thiệu cho các bạn được chiêm ngưỡng.

Đây là lô-gô của CCB ĐHXD lấy Hè 1972 Quảng Trị làm trung tâm.


« Sửa lần cuối: 06 Tháng Mười, 2010, 12:22:39 pm gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #385 vào lúc: 05 Tháng Mười, 2010, 01:45:57 pm »

NGƯỢC DÒNG KÝ ỨC
(tiếp theo)

Tôi được lệnh tập trung lên trung đoàn để đi khai thác gỗ ở miền Tây. Ra khỏi đơn vị để thay đổi không khí là thích rồi mặc dù biết làm công việc sơn tràng là vất vả lắm. Đoàn đi khai thác gỗ khoảng gần ba chục con người, mỗi đại đội cử 1 người, đi lên miền Tây bằng chiếc xe GMC thu được trong trận Cửa Việt.Chúng tôi rời Triệu Đại nơi e bộ đóng quân qua phà Đại Áng để sang bên Triệu Giang ra đường 1. Cứ theo đường 9 rồi rẽ vào Cam Lộ, xe chở chúng tôi lội qua ngầm B Bến Hải (có phải bây giờ gọi là Bến Tắt không ?). Qua khỏi ngầm, xe cứ ngược dòng Bến Hải mà đi, bên đường là những cánh rừng đại ngàn của Trường Sơn. Quá trưa chúng tôi dừng xe bên đường, ở đây có một bãi đất bẳng phẳng ngay cạnh 1 dòng suối nhỏ, chúng tôi dựng nhà bạt, dựng bếp, và dựng cọc mắc võng.
 
Dụng cụ khai thác gỗ chỉ có 1 ít dao tông còn chủ yếu là dao găm. Gỗ khai thác phải có chu vi tối thiểu là 30 cm. Những ngày đầu chưa quen chật vật lắm mỗi ngày mới hạ được 2 cây. Tay phồng rát như phải bỏng. Sáng sáng từng tốp vào rừng chặt cây, phải chọn những cây có kích thước ưng ý và tương đối thẳng, chặt xong còn phải vác ra ven đường để có xe chở về ngầm B để đóng bè về Cửa Việt. Công việc khai thác gỗ rất vất vả, sáng ra vào rừng muỗi rừng bu lại đốt, tôi thấy rằng khi nào xung quanh cổ những nốt muỗi đốt dầy lên tạo thành những cục, khi cổ và gáy mình đã dầy lên thì muỗi không đốt nữa vì con muỗi sau không bao giờ châm vào cái nốt u cục của con muỗi trước. Lại còn vắt nữa, ở đây chỉ có giống vắt nâu núp dưới lớp lá mục, mỗi khi có người chúng ngoi từ dưới đất lên. Nắng lên thì chúng cũng chui hết xuống lớp lá mục. Cánh rừng này nằm sát bên đường nên chúng tôi hay gặp bom bi lắm, phải hết sức cẩn thận thôi. Dần dần đi chặt gỗ lại phải đi xa hơn vì ven đường cây có kích cỡ như quy định cũng chẳng còn nữa. Cứ 1 tuần xe từ trung đoàn lên chở lương thực, thực phẩm và bổ sung dao tông thay cho dao găm và chuyển gỗ ra ngầm B để đóng bè trở về Cửa Việt.

Một lần đang nghỉ trưa có 2 người lính xuất hiện ở khu lều bạt của chúng tôi. Họ là những người lính biên phòng đi tuần tra. Người đeo súng ngắn quê ở Dương Xá, Gia Lâm tên là Thanh (cứ tạm gọi như vậy vì lâu quá không nhớ tên), anh ta đi Công an vũ trang từ 1963, gần mười năm nay đóng quân ở vùng này. Tôi không tưởng tượng được vào thời điểm này mà trang bị của họ vẫn còn trang bị của những năm 60: quân phục bằng vải Nam Định bạc trắng, mũ giống mũ cối nhưng làm bằng rút và người chiến sĩ đi cùng khoác một khẩu K50 từ thời Điện Biên. Họ bám trụ ở đây bao nhiêu năm ở biên giới đói mặt với bom đạn nhưng trang bị của họ vô cùng thiếu thốn. Để có thực phẩm họ phải đi tận Hồ Xá để mua thực phẩm chủ yếu là cá khô và bí đỏ. Tôi lấy trong ba-lô máy phong đường ép khô và túi bột trứng đưa cho anh Thanh gọi là chút quà đồng hương Hà Nội (mấy thứ này là của mấy người lính lái xe chở hàng chúng tôi gặp mấy hôm trước).

Con đường chạy qua chỗ chúng tôi thỉnh thoảng cũng có xe đi, không hiểu những xe này tại sao không đi đường 1 để vào Đông Hà và ngược lên đường 9 để vào sâu hơn. Có những đêm phía ngoài đường là những đoàn xe chở nặng phủ bạt kín mít, chắc là hàng gì bí mật lắm mới đi đường này.

Chủ nhật được nghỉ tôi và mấy người nữa đi lang thang để tìm hiểu khu vực xung quanh. Có một khu kho dã chiến còn xót lại với những hòm gỗ đã bị mối ăn hết chỉ còn trơ lại những bọc giấy dầu-đó là những khẩu súng còn nguyên mỡ niêm. Gần đấy là vết tích của 1 xe chở tên lửa bị trúng bom đổ vật xuống vực, quả đạn vẫn còn nhưng biến dạng và phần đuôi bị bay đi mất, không xa là một xe chỉ huy cũng bị trúng bom nằm bên vệ đường. Tôi cũng lần mò tới khu vực có trạm gác biên phòng ở thượng nguồn Bến Hải. Con đường tới sát sông rẽ trái thì về ngầm B còn rẽ phải tới trạm biên phòng. Ở đây có 1 bản Vân Kiều khoảng hơn chục nóc nhà. Ngầm qua sông có 1 ba-ri-e chặn lại, 1 trạm gác của biên phòng ngay đầu dốc qua sang bên kia. Hôm đó anh Thanh phải về đồn nên tôi không tiện hỏi bên kia là đâu, và đây có phải khu vực biên giới không ? Chả nhẽ đây là khu vực Cù Bai giáp với Lào.

Từ chỗ nhà bạt về xã Vĩnh Thủy để mua rau phải mất hơn nửa ngày đường. Đây là khu dân cư gần chúng tôi nhất. Ở Vính Thủy chúng tôi thường mua mướp và đu đủ. Giống mướp ở đây lại có những sống chạy dọc theo thân, ăn cũng ngon và để lâu được vì quả cứng vận chuyển đường xa không bị nẫu.

Thấm thoắt ở rừng đã gần 2 tháng, các đơn vị khác họ đã cho người lên thay nhưng c tôi chưa thấy ai lên để về. Rồi thì cũng có người lên thay thật, c tôi 2 người là anh Dung cv phó lên làm trưởng đoàn thay ông trưởng đoàn cũ và cậu Tân ở b2 lên thay tôi. Ở nhà có nhiều sự kiện quá: đơn vị rút ra nằm ở Vân Hòa phía sau chốt rồi về Lệ Xuyên. Một đơn vị của tỉnh đội vào thay chúng tôi. Thằng C. (cái thằng HP gây sự với tôi) bị quân pháp về bắt vì có ý định vượt rào sang bên kia. Chuyện này có thật hay không thì chỉ có chỉ huy cấp e mới biết nhưng thực ra sau lưng thằng C. là thằng Tr, thằng này khôn ngoan hơn toàn làm cái việc chỉ đạo đằng sau. Lần này nó không sao mà chỉ bị điều về a của tôi.

Tôi theo xe chở gỗ về ngầm B rồi bắt xe về Đông Hà. Ông trưởng đoàn cũ - là trợ lý hậu cần của e - cùng đi muốn ở lại chơi Đông Hà nên tôi cũng ở lại, không ngờ đến chiều xuồng máy về Cửa Việt không còn nữa mà tối đến nơi rồi 2 anh em đành phải ở lại. Đông Hà về đêm khá là vui, hàng quán cũng khá sầm uất, nhân dân đi sơ tán đã về, những đoàn cán bộ dân sự vào xây dựng vùng mới giải phóng. Tôi rẽ vào hiệu sách Đông Hà, cũng khá nhiều sách,đập vào mắt tôi là cuốn tiểu thuyết Chiến sĩ của Nguyễn Khải. Móc trong túi ra còn mấy đồng bạc lẻ đắn đo có nên mua không, mua thì chẳng đủ tiền đi xuồng về nhà, không mua thì tiếc. Quyết định mua còn ngày mai nếu như ông trưởng đoàn cho mình đi ké xuồng về thì đi còn không ta đi bộ hơn 2 chục cây chứ mấy.

Ông trưởng đoàn có bạn đóng quân ở Đông Hà hẹn tôi sáng hôm sau gặp nhau tại cổng chợ để về. Tôi phát hiện ở gần cổng chợ có những dãy bàn bằng xi măng không biết người ta bán gì nhưng cũng sạch sẽ và lấy đó làm chỗ nghỉ đêm. Cứ cho là những bàn này người ta ban ngày bán thịt bò, thịt heo đi thì  ban đêm bán thịt người vậy. Ngay tại chỗ này có một ngọn đèn điện đủ để đọc sách, thế là còn nửa phong lương khô thay cho bữa tối, tôi dở những trang sách đầu tiên và đọc nghiến ngấu. Câu chuyện đưa tôi về chiến dịch đường 9 - Nam Lào đầu năm 1971 với người chiến sĩ xe tăng bị thương ra viện và trở về đơn vị. Đang đọc dở thì đến giờ tắt điện, tôi trải võng và chụp màn để ngủ. Muỗi Đông Hà cũng ghê, cứ lăn xả vào đốt xuyên qua màn.
 
Sáng ra ông trưởng đoàn ra tìm tôi để về, tôi cho ông ta biết tôi không đủ tiền để đi xuồng về đơn vị vì chót mua cuốn sách. Ông ấy buông 1 câu: “Mày chỉ phí tiền”. Nhưng thấy tôi xác định đi bộ về nhà ông ấy đành phải cho tôi đi cùng về bằng xuồng máy. Sau này về nói chuyện thì ra ông ấy có thời gian ngắn về làm b trưởng của c tôi sau khi tôi bị thương đi viện.

(còn tiếp)
« Sửa lần cuối: 06 Tháng Mười, 2010, 01:02:31 pm gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
tai_lienson
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1231


« Trả lời #386 vào lúc: 05 Tháng Mười, 2010, 03:33:52 pm »

[
Những người lính c3/d1/e101/f325 trên cầu Chợ Sãi (4/2001), bên trái là khu trường học

Bác tai_lienson.
Thái Hồng Sơn người đứng thứ 2 từ phải sang, bác có nhận ra không ?


[
pre][/pre]

Chuyến đi 35 năm giải phóng BMT, chụp tại trường ĐH Tây nguyên. Thái Hồng Sơn thứ 2 bên trái. 3 chiến binh của e 95 là các SV của ĐHXD đã tham gia giải phóng BMT ( từ phải sang là Tần c25/e95, Lộc c20/e95 và Ngọ tây c10/d6/e95.

[/quote] Trong ký ức của em anh Sơn cao và gầy , đi hơi cúi ..37 năm rồi  không gặp nên nhìn ảnh em chịu  , còn chị Hà , chị Cư thì thi thoảng có gặp
Logged

Lính trung đoàn tình nguyện quân 866 - qua những miền tây - (một khẩu súng giữ đất trời ba nước, một dấu chân in khắp nẻo Đông Dương)
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #387 vào lúc: 06 Tháng Mười, 2010, 08:03:40 am »

Bác chụp ảnh cái ba lô cùng mấy đồ, lên đây cho anh em ngắm tý.






Kính nhờ các bậc lão sư trong nghề up anh chỉnh hộ đệ lên khổ ảnh bình thường với. Đệ học mãi nhưng không "zô". Đệ dùng upanh.tv nên muốn xem kích thước thật lại phải nháy lần nữa. Bái phục trước các lão sư như vitinh, ttnl, 6971...

« Sửa lần cuối: 06 Tháng Mười, 2010, 12:17:04 pm gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
nguyenquochung
Thành viên
*
Bài viết: 283


« Trả lời #388 vào lúc: 06 Tháng Mười, 2010, 09:09:00 am »

     Bác LXT ơi, sau khi tải ảnh lên link trung gian, bác kích vào ảnh để phóng to lên rồi mới copy qua khung bài viết chứ bác để chế độ thumbnails ảnh nhỏ lắm, khó xem.
Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #389 vào lúc: 06 Tháng Mười, 2010, 10:34:49 am »

     Bác LXT ơi, sau khi tải ảnh lên link trung gian, bác kích vào ảnh để phóng to lên rồi mới copy qua khung bài viết chứ bác để chế độ thumbnails ảnh nhỏ lắm, khó xem.

Mình làm như bạn mà không được
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM