Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 09:01:06 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ký ức một thời hoa lửa  (Đọc 387898 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
Phong Quảng
Thành viên
*
Bài viết: 620


« Trả lời #340 vào lúc: 28 Tháng Chín, 2010, 04:05:07 pm »


Bác Tường có nhớ ga nào không?
Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #341 vào lúc: 28 Tháng Chín, 2010, 04:23:19 pm »


Bác Tường có nhớ ga nào không?

Không thể đoán ra ga nào, các kiểu ga xép với 1 cái ba-ri-e chắn tầu với những con người lầm lụi như thế có mặt trên mọi nẻo đường của Đường sắt VN.
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Chín, 2010, 04:30:19 pm gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #342 vào lúc: 28 Tháng Chín, 2010, 04:45:34 pm »


NGƯỢC DÒNG KÝ ỨC
(tiếp theo)

Đùa vui một chút:
Phải nói là " đeo đít chai và cắm cù dìa sau túi đi đánh nhau " bác Tường ạ. Nếu ông điêu khắc nào tạc tượng sv các trường trong mùa hè đỏ lửa, em đề nghị phải điển hình hóa được tính cách sv các trường mới hay.

Trong bảo tàng thành cổ QT có 1 nhóm tượng chiến sĩ đang chốt giữ trong thành, có một người lính đeo kính, đang đọc báo, khẩu B40 dựa vào vai. Có lẽ dụng ý của tác giả muốn thể hiện trong cuộc chiến đấu này có những SV trí thức tham gia. Anh em bạn bè đùa với tôi rằng :" Mày đang sống nhăn mà đã có tượng thờ ". Có lẽ chỉ thiếu cái cùi dìa gài túi sau thì đúng quá có phải thế không bạn qtdc ?

« Sửa lần cuối: 29 Tháng Chín, 2010, 09:44:31 am gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #343 vào lúc: 28 Tháng Chín, 2010, 07:11:27 pm »


NGƯỢC DÒNG KÝ ỨC
(tiếp theo)

Đùa vui một chút:
Phải nói là " đeo đít chai và cắm cù dìa sau túi đi đánh nhau " bác Tường ạ. Nếu ông điêu khắc nào tạc tượng sv các trường trong mùa hè đỏ lửa, em đề nghị phải điển hình hóa được tính cách sv các trường mới hay.

Trong bảo tàng thành cổ QT có 1 nhóm tượng chiến sĩ đang chốt giữ trong thành, có một người lính đeo kính, đang đọc báo, khẩu B40 dựa vào vai. Có lẽ dụng ý của tác giả muốn thể hiện trong cuộc chiến đấu này có những SV trí thức tham gia. Anh em bạn bè đùa với tôi rằng :" Mày đang sống nhăn mà đã có tượng thờ ". Có lẽ chỉ thiếu cái cùi dìa gài túi sau thì đúng quá có phải thế không bạn qtdc ?
Hế hế, đúng thế bác ạ! Grin
Logged
dj_kutj
Thành viên
*
Bài viết: 11


« Trả lời #344 vào lúc: 28 Tháng Chín, 2010, 07:36:33 pm »


Bác Tường có nhớ ga nào không?

Dễ quá đi thôi, nhìn là biết đây là "ga sinh viên" thế mà mấy ông buôn lậu cũng "ăn theo". Nguy hiểm lắm các anh ạ!nếu ở đường Trần phú thì còn đỡ chứ ở các ga xép thì hai bên toàn đá hộc, em nhảy tầu điện đã quen nhưng cũng hổng dám đâu Grin. Khi trước đi học về em không thế mà cứ thẳng tiến theo đường tàu ra phố Khâm thiên là an toàn Grin.
Logged
GiangNH
Thành viên
*
Bài viết: 1146


« Trả lời #345 vào lúc: 28 Tháng Chín, 2010, 08:34:37 pm »

 Lại tặng bác bức ảnh...cuối cùng: Con đường từ chợ Yên tới bến phà Chèm.
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Chín, 2010, 09:21:30 pm gửi bởi GiangNH » Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #346 vào lúc: 29 Tháng Chín, 2010, 10:05:22 am »

NGƯỢC DÒNG KÝ ỨC
[/b]
(tiếp theo)

Tuy đóng quân trên vùng cát trắng nhưng nước ngọt lại không đến nỗi thiếu, mỗi tiểu đội đào 2 giếng nước sâu chừng 1 mét là có nước dùng. Nước ngọt, trong và mát cứ múc hết lại đầy. Những giếng này chúng tôi phải quây bằng bao cát được đào dưới chân những đụn cát. Từ  4 giờ chiều trở đi là gió từ biển thổi vào mát rượi, thời gian này có thể rời công sự để hít thở không khí trong lành. Bữa cơm thiếu rau vì chẳng có giống rau nào chịu được cái nóng và gió cát. Có những gò cát mọc những đám cây dại trong đó có một loại cây lá chua, chúng tôi hái về nấu canh với thịt hộp lõng bõng. Ngoài ra có một món thay rau đó là xương rồng bà. Loại xương rồng này bẹt có gai nhọn, phải tước hết vỏ, ngâm cho hết nhựa trong nước vôi loãng, sau đó đem phơi khô như phơi củ cải. Ngon thì chẳng ngon lành gì nhưng đánh lừa được cảm giác thiếu rau. Mấy chục năm sau qua đài, báo cho biết vùng Ninh Thuận, Bình Thuận có những thời kỳ dài không mưa, khô hạn đến nỗi cỏ cũng không mọc được, người dân ở đây phải đốt xương rồng để cho cừu ăn thay cỏ. Họ không thể biết rằng đã có những người lính đã lấy xương rồng để thay rau trong những năm tháng gian khó của cả dân tộc.

Đi công tác lẻ dễ chịu hơn ở nhà nhiều, chính vì thế được cử ra Ái Tử để lấy vật liệu là sung sướng lắm rồi. Rồi những chuyến đi ra tận thượng nguồn của Bến Hải để khai thác gỗ đưa về. Làm cái nghề sơn tràng vất vả lắm nhất là trong tay chỉ có dao tông nhưng được cái thoải mái không họp hành, không kiểm điểm...Lúc đó Ái Tử và nhất là Đông Hà như là hậu phương vì có dân, có chợ búa, hàng quán. Đông Hà ngày ấy vui lắm, trên bến dưới thuyền và những đoàn công tác dân chính từ Bắc vào đều dừng chân ở đây. Ái Tử và Đông Hà là nơi dễ gặp gỡ của bạn bè từ các đơn vị khác nhau.

Từ Nam Cửa Việt để ra Ái Tử chúng tôi ngược đường 4 ra đến Đại Hào đi xuyên qua các làng xóm đang hồi sinh trở lại của các xã Triệu Đại, Triệu Thuận, Triệu Long rồi vượt sông sang thôn Trà Liên Tây. Mỗi chuyến đi lấy vật liệu như thế thường kéo dài 1 tuần. Nghỉ tại nhà dân, ăn uống thì nấu lấy mà ăn. Nhiều khi gửi gạo để ăn cùng với dân. Dân từ Vĩnh Linh trở về dựng tạm lại nhà trên nền cũ đã bị xập, nhưng được cái cũng dễ kiếm vật liệu để dựng lại chỗ trú mưa, trú nắng. Thôn Trà Liên Tây nằm ven sông Thạch Hãn. Buổi trưa ở đây nắng  như lò lửa thiêu đốt nhất là dưới những mái tôn hầm hập, làng xóm cây cối bị bom đạn phạt trụi cả duy chỉ còn những rặng tre ven sông là tránh được cái nóng. Mà cũng lạ chính những rặng tre lại rất nhanh chóng hồi sinh sau những trận mưa bom bão đạn.

Một buổi trưa tháng 5/1973, tôi vác một bó cọc dây thép gai trên đường từ sân bay về nơi tập kết vật liệu khai thác được tại bờ sông, khi đi ngang qua đoạn cuối của sân bay gặp một đơn vị bộ đội đang tập các động tác luồn qua các hàng rào dây thép gai. Họ là lính trinh sát qua trang phục được khâu thêm những sợi vải để buộc lá, cỏ ngụy trang và những khẩu AK báng gấp. Chợt một giọng thất thanh: “ Có mìn !” khiến những người đang đứng xung quanh để thị phạm đều nằm ngay xuống đất. Một giọng nói miền Nam cất lên như hát: “Các em cứ yên tâm ! Đã có anh đây”. Một người chững tuổi có lẽ chỉ huy tốp trinh sát đó bò tới bên cạnh người lính đang nằm phủ phục phát hiện ra quả mìn còn sót lại, với động tác thành thục, người chỉ huy đã tháo được kíp của một quả mìn sát thương bộ binh. Trong tốp trinh sát đó tôi nhận ra An đen. An học lớp Cảng 15 nhập ngũ cùng chúng tôi nhà ở Hàng Thiếc. Rất vui khi gặp lại nhau kể từ khi rời Ái Tử để vượt sông về trung đoàn. An về c17 công binh của trung đoàn cùng với Long 15 Cầu đường, Đức 13 Vật liệu, Đức 15 Cảng, Động cận 15 Xây dựng, Vượng 15 Công trình, Tuấn 15 cầu, Ngự 14 Cầu, Thé 15 Thủy lợi... Tháng 11/1972 An đen và Hùng côn ở c1 được rút lên Sư đoàn làm lính trinh sát. Hiện tại An đang ở c20 trinh sát của Sư đóng ở Trà Liên Tây gần bến tập kết vật liệu của chúng tôi, còn Hùng côn hiện đang ở a12 trinh sát kỹ thuật của Sư đóng tại Tân Vĩnh cách hơn chục cây số. An cho biết số anh em về c17 có Tuấn, Ngự và Thé hy sinh; Long, Vượng, Đức 15 Cảng ra học ở Đại học Kỹ thuật quân sự cùng đợt với Chiến, Sơn ở c tôi, Phùng c1 và Nghĩa ở thông tin tiểu đoàn. An hẹn với tôi sẽ đi thăm Hùng côn ở trên Sư bộ.

(còn tiếp)
« Sửa lần cuối: 29 Tháng Chín, 2010, 10:42:25 am gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #347 vào lúc: 29 Tháng Chín, 2010, 01:46:19 pm »

NỤ CƯỜI THÀNH CỔ

Đó là tên một bức ảnh nổi tiếng của Đoàn Công Tính chụp tháng 7/1972 trong thành cổ QT với nụ cười rạng rỡ lạc quan của 1 người chiến sĩ trẻ cùng với đồng đội của mình trong 81 ngày đêm chiến đấu bảo vệ thành cổ.

Người CS có nụ cười rạng rỡ đó tên là Lê Xuân Chinh, chiến sĩ truyền đạt của c18 thông tin/e48/f320. Chinh quê Hưng Hà, Thái Bình. Sau chiến tranh anh trở về quê nhưng rồi phải lưu lạc lên tận Điện Biên để mưu sinh.

Trong 1 lần có đoàn khách Thái Bình đến thăm Bảo tàng Thành cổ, một người trong đoàn nhận ra Chinh là người cùng quê với mình. Anh Trần Khánh Khư lúc đó là giám đốc bảo tàng đang cố gắng tìm ra người lính này nhưng không 1 tin tức gì. Nhận được thông tin  Chinh còn sống, anh Khư đã tìm cách liên lạc với Chinh. Mãi sau mới liên lạc được. Hình ảnh của Chinh được đưa lên VTV trong chương trình Người đương thời tháng 7/2003. Cuộc sống của Chinh rất vất vả: vết thương tái phát, bệnh tật hành hạ, làm ruộng không đủ ăn...Hãng Taxi  Mai Linh đã bố trí cho Chinh làm tại chi nhánh Lào Cai, con trai Linh về là bảo vệ tại 1 Cty XD tại Hà Nội.

Trưa nay tôi cùng 1 số đồng đội QT của ĐHXD nghe tin Chinh đang ở Hà Nội chữa bệnh cho cháu nội. Cháu gái của Chinh chưa đầy 2 tuổi chưa biết nhấc đầu, đặt đâu nằm đó. Chúng tôi cũng đã chia sẻ, động viên, trợ giúp Chinh ít nhiều.

Hoàn cảnh Chinh bây giờ cực kỳ khó khăn vì CN Mai Linh tại Lào Cai phá sản, Chinh phải quay về ĐB làm ruộng. Con trai bỏ về quê lấy vợ không làm bảo vệ nữa. Nhìn tấm thân gầy gò chưa được 45 kg, râu ria lởm chởm của Chinh chúng tôi vô cùng ái ngại. Tiền khám bệnh, thuốc men, đi lại vô cùng đắt đỏ. Anh em CCB bên ĐH Y đã tận tình gửi gắm cho cháu nhưng hiện tại phải mua thuốc, dụng cụ tập và đưa cháu về ĐB để uống thuốc sau 2 tháng lại về HN để khám lại.

Tôi muốn đặt vấn đề với QSVN, với các bạn đồng đội bằng những khả năng có thế hãy trợ giúp cho người đồng đội của chúng ta qua khỏi cơn đen vận túng này.

Mọi sự trợ giúp xin gửi theo đ/c:
Lê Xuân Chinh - Đội 4A , xã Thanh Yên, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên.
ĐT 0230.3954552
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Chín, 2010, 10:31:28 am gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #348 vào lúc: 30 Tháng Chín, 2010, 07:54:22 am »

NGƯỢC DÒNG KÝ ỨC
(tiếp theo)

Mấy hôm sau vào một sáng chủ nhật tôi xin nghỉ và sang nơi đóng quân của c20 trinh sát rủ An đi thăm Hùng côn. Từ bờ sông tôi rẽ xuống một ngôi nhà khá lớn ẩn mình dưới rặng tre bên sông đây là nơi c20 trinh sát đóng quân. Ở góc sân có một người lính gầy nhỏ mặc một cái quần soọc ca-na-đa (quần đùi) thùng thình của lính với một cái áo cộc tay bạc phếch đang lúi húi đục đẽo một mảnh ghi đường băng sân bay bằng nhôm, trước mặt anh ta là một bức tranh với mầu đỏ của ngọn lửa bao trùm lên hình tượng 3 người chiến sĩ: một người đang giương khẩu B40, người thứ hai một tay chống AK, tay kia đỡ đồng đội bị thương, người bị thương đầu quấn băng ngồi dựa vào bạn tay lăm lăm quả lựu đạn, xung quanh họ là những bức tường đổ xạm đen khói đạn của Thành Cổ. Bên dưới nhóm chiến sĩ đó là dòng chữ  LỬA LŨY THÀNH được cách điệu bằng những ngọn lửa rực cháy. Bức phác thảo với ngọn lửa rực cháy làm tôi xúc động đến gai người, có thể tôi chưa đủ trình độ để đánh giá một tác phẩm nghệ thuật nhưng ở góc độ của một người lính đã cùng đồng đội chiến đấu trong những thời điểm máu lửa nhất thì bức phác thảo này hoàn toàn đạt đến sự chân thực mô tả cuộc chiến đấu ác liệt bảo vệ Thị xã - Thành Cổ Quảng Trị, Hè 1972. Người lính trinh sát gầy gò, nhỏ bé đó là Quách Ngọc Lâm, sinh viên Mỹ thuật công nghiệp nhà ở Lê Văn Hưu, Hà Nội. Anh vốn lính Tiểu đoàn 4, Trung đoàn 95 đã từng chốt giữ Thành Cổ trong những ngày ác liệt nhất và chỉ có những con người đã từng chiến đấu, đã cận kề với cái chết vì Thành Cổ mới có thể xúc cảm được thế nào là LỬA LŨY THÀNH. Gặp gỡ với Lâm chỉ chưa đầy 10 phút rồi phải chia tay để lên Sư đoàn tìm Hùng côn nhưng hình ảnh LỬA LŨY THÀNH vẫn ám ảnh mãi trong tôi suốt mấy chục năm cho đến tận 28 năm sau.

Món quà kỷ niệm cho BCH huyện đội Triệu Phong trong chuyến về thăm lại chiến trường năm 2001 phải thật là ý nghĩa được đặt ra dựa trên hình ảnh của LỬA LŨY THÀNH năm xưa. Nghĩ tới đó tôi bàn với Hùng côn đi tìm Lâm, thật là may khi Hùng cho biết sau khi giải phóng đã một lần đến nhà Lâm ở Lê Văn Hưu, còn lâu nay thì không biết... Sau từng ấy năm tôi không chắc đã tìm thấy Lâm nhưng chúng tôi vẫn đến Lê Văn Hưu để tìm và thật không ngờ sau khi hỏi thăm thì người ra đón chúng tôi chính là Lâm. 10 phút biết nhau ở Trà Liên Tây cách đây 28 năm nếu như gặp nhau ở đâu đó thì không thể nào nhận ra Lâm, giờ đây Lâm với vóc dáng vẫn thanh mảnh nhưng lại đậm chất nghệ sĩ với mái tóc xoăn bồng bềnh và hàng ria mép thật là lãng tử. Trở lại câu chuyện LỬA LŨY THÀNH năm nào Lâm vẫn còn nhớ và cũng không ngờ còn có một người nữa là tôi đã  giữ được hình ảnh đó trong tâm thức của mình. Bản khắc trên tấm nhôm sau này Lâm đem tặng cho Hồ Tú Bảo, một lính trinh sát nổi tiếng của Sư đoàn nguyên là sinh viên Toán ĐH Sư Phạm, sau này trở thành một giáo sư của Viện khoa học công nghệ tiên tiến tại Nhật, một nhà khoa học nổi tiếng trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo. Trước đề nghị của chúng tôi Lâm đã phục dựng lại tinh thần của LỬA LŨY THÀNH là hình tượng nhóm chiến sĩ trên nền lá cờ giải phóng nửa xanh nửa đỏ tung bay trong chớp lửa của đạn nổ: cô du kích AK trong tay xốc tới tóc dài bay về phía sau, người chiến sĩ đội mũ tai bèo đang giương khẩu B40, phía dưới một chiến sĩ đang ôm bạn mình bị thương, người bị thương đầu quấn băng một tay chỉ về phía trước còn tay kia nắm chặt quả lựu đạn, phía trước là một bức tường Thành đổ. Bên dưới nhóm chiến sĩ là dòng chữ Quảng Trị Mùa hè đỏ lửa 1972. Viền phía trên có dòng chữ Cựu Chiến binh Sinh Viên Đại học Xây dựng - Sư đoàn Ái Tử (sau chiến dịch Quảng Trị Sư đoàn 325 mang tên Ái Tử, Trung đoàn 101 mang tên Triệu Phong, Trung đoàn 95 là Thành Quảng, Trung đoàn 18 là Nhan Biều và trung đoàn pháo binh 84 là Gio Cam); viền phía dưới là dòng chữ Kính tặng huyện đội Triệu Phong. Ý tưởng thể hiện hình tượng trên được làm bằng chất liệu gốm sứ Bát Tràng mang một ý nghĩa xâu xa huyền thoại Thành Cổ Quảng Trị là Đất và Lửa. Trước ngày đi một tuần, tôi và Hùng côn đèo nhau sang Bát Tràng để mang đĩa về nào ngờ trên con đường đê đầy ổ gà đã xảy ra sụ cố: chiếc đĩa gốm đường kính 60 cm được đặt trong một cái bị cói quàng qua vai đã bị đứt quai rơi xuống đất khiến đĩa bị vỡ làm nhiều mảnh. Lặng người nhìn thành quả với bao tâm huyết chỉ còn lại những mảnh vỡ mà thời gian không cho phép chúng tôi làm lại, Lâm đề xuất làm lại bằng chất liệu mâm đồng khắc bằng a-xit ăn mòn. Trong 3 ngày tác phẩm được hoàn thành nhờ những người thợ làm biển quảng cáo ở cùng số nhà với Lâm. Hiện tại chiếc mâm đồng đường kính 60 cm tặng Huyện đội Triệu Phong nằm trang trọng trong phòng truyền thống của Huyện đội. Sau chuyến đi đó những thành viên trong đoàn được tặng 1 đĩa đồng với biểu tượng được thu nhỏ đường kính 10 cm để Kỷ niệm ngày trở lại chiến trường xưa. Chúng tôi nói đùa với nhau là nó giống như một miếng hộ tâm bằng đồng của những chiến binh thời xưa đeo trước ngực, với dải dây nửa xanh nửa đỏ cộng với mầu vàng của của đồng là hình tượng của lá cờ giải phóng như một tấm huy chương trước ngực. Chính biểu tượng này xuất phát từ LỬA LŨY THÀNH mà anh em chúng tôi đã chọn làm lô-gô cho CỰU CHIẾN BINH - SINH VIÊN ĐẠI HỌC XÂY DỰNG.

(còn tiếp)
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
lan72
Thành viên

Bài viết: 3


« Trả lời #349 vào lúc: 30 Tháng Chín, 2010, 08:05:11 am »


Bác Tường có nhớ ga nào không?

Nhìn hình ảnh của chuyến tầu này lại nhớ đến thời bao cấp đi tầu về thăm quê....cứ nhảy tầu như nhảy xe đạp bây giờ ý....hiiii
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM