Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 09:30:48 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ký ức một thời hoa lửa  (Đọc 387942 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #310 vào lúc: 17 Tháng Chín, 2010, 11:18:01 am »

NGƯỢC DÒNG KÝ ỨC
(tiếp theo)

Chỉ có hơn chục tiếng đồng hồ là anh rể tôi phải đi, không được gặp bố mẹ và 2 con trước khi đi anh rất buồn. Tôi đã định cùng anh tôi đạp xe ngay trong đêm về Thiên Thai (Gia Lương, Hà Bắc) để cho anh gặp mẹ và các cháu nhưng quãng đường quá xa, đường xấu, đêm tối rét mướt nên đành phải ở lại.

Xã Liên Phương nơi trạm T1 giao liên đóng quân, căn nhà mà tiểu đội anh tôi ở chính là căn nhà mà khi chúng tôi nhập trạm hồi tháng 7. Anh em cùng đơn vị với anh tôi đều quê ở Hải Phòng và Quảng Ninh, Hải Hưng họ hầu hết là công nhân, cán bộ của các mỏ than, của các xí nghiệp cơ quan đóng tại Quảng Ninh. Nhớ hồi tháng 4/1972 khi tôi nhận được tin anh tôi nhập ngũ và lúc ấy chị tôi cùng 2 cháu đang ở ngoài đó, tôi đã phải ra Uông Bí rồi vào Mẫu Sơn nơi Liên đoàn địa chất của anh tôi ở để đón chị và các cháu về Hà Nội. Anh tôi tốt nghiệp Tổng hợp Lý năm 1965 về công tác tại Liên đoàn 2 địa chất tại Quảng Ninh. Là kỹ sư địa vật lý chuyên về karota, dùng phóng xạ co-bal để thăm dò trữ lượng qua lỗ khoan. Trong buổi tiễn đưa tại cơ quan hôm ấy, người kỹ sư Nga chuyên gia về karota bày tỏ rất tiếc khi anh tôi lên đường nhập ngũ trong khi người thay thế chưa thể đảm đương được công việc. Có lẽ chính vì lý do đó mà anh tôi đã được lui lại đến đợt tháng 9/1972.

Chiều tối anh tôi lên đường, không ngờ chị em tôi ra tiễn anh lần này cũng là lần anh ra đi mãi mãi. Đầu năm 1974 khi tôi đang ở Nam Cửa Việt thì nhận được thư của anh tôi gửi từ Bình Long, lá thư nhầu nhĩ vì phải trải qua một chặng đường dài. Anh viết từ tháng 9/1973, anh ở sư đoàn 9 miền Đông Nam Bộ, anh đã nhận được thư của chị tôi cho biết số hòm thư của tôi. Đầu năm 1975 chị tôi nhận được thư của 1 người bạn cùng đơn vị lại cùng cơ quan cũ báo tin anh tôi đã hy sinh khi đang điều trị sốt rét tại bệnh xá của đơn vị. Theo lá thư của người bạn đã chứng kiến giờ phút cuối cùng của anh tôi: người ta truyền nước cho anh tôi nhưng để tốc độ truyền quá nhanh khiến cho người bệnh bị sốc vì nước ngập tim, trong khi lượng máu của người bệnh không còn nhiều…Cuối năm 1975 chị tôi vào TP Hồ Chí Minh được bạn bè của anh tôi đưa đến nơi anh hy sinh. Đấy là 1 khu rừng nơi đặt bệnh xá của Sư đoàn 9 ở huyện Bình Long, tỉnh Bình Phước bây giờ. Đến tháng 8/1990 tôi cùng chị tôi vào đưa anh tôi về Hà Nội, khi ấy mộ anh tôi đã được di dời về NTLS của huyện Bình Long nằm ngay cạnh quốc lộ 13 cách Sài Gòn hơn bẩy chục cây số. Ngày ấy chưa có chủ trương đưa các LS về quê nhà nên gia đình tôi phải đưa anh về quê tôi ở Định Công ngay gần mộ của ông bà nội, quê của anh mãi tận Hà Tĩnh mà ở đó chẳng còn ai. Cho tới năm 2003 một lần nữa mộ anh tôi lại được di dời về NTLS của Thành phố đặt tại xã Tây Tựu, Từ Liêm. Anh tôi nằm đó xung quanh là những đồng đội của nhiều thế hệ Liệt sĩ. Ước nguyện đó đã làm cho anh tôi toại nguyện vì một lần sau khi đưa anh về quê chị gái tôi có năm mơ thấy anh: về đây tuy được gần vợ gần con nhưng buồn lắm vì xung quanh toàn người lạ, không có đồng đội. Anh tôi nằm cùng khu với chị Trâm - người bạn học cùng trường Chu Văn An ngày xưa, phía trước mặt là mộ của Thạc. Cũng tại NTLS này có nhiều mộ của đồng đội tôi như mộ của Tiến (c3/d1), của anh Lâm (c1/d1) là những người bạn cùng ra đi từ ĐHXD mà chúng tôi đã đưa về, rồi mộ của Phạm Vũ Hồng (c12/d3) và Hoàng Tích Minh nữa…

Sau khi đưa anh Minh tôi quay sang đơn vị, lúc này mới biết đơn vị đã đưa những anh em trở lại đơn vị lên đường cách đấy mấy hôm. Tôi và một số anh em khác lên muộn phải lên gặp d bộ giải trình việc không quay về đơn vị. Lại kiểm điểm, lại hứa hẹn, lại cam đoan rồi về … Ông d trưởng nói: riêng các anh về 325 sẽ có người của đơn vị về tận nơi đón đi.

(còn tiếp)
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
GiangNH
Thành viên
*
Bài viết: 1146


« Trả lời #311 vào lúc: 17 Tháng Chín, 2010, 04:55:23 pm »

 Ngày mai em có qua Do hạ, chợ Yên, Đường lệ. Bác vẫn nhớ về cái vùng quê đó chứ, em sẽ tặng bác vài kiểu ảnh?
Logged
sauchinbaymot
Thành viên
*
Bài viết: 628


Nhớ Rừng!


« Trả lời #312 vào lúc: 17 Tháng Chín, 2010, 06:09:59 pm »

Ngày mai em có qua Do hạ, chợ Yên, Đường lệ. Bác vẫn nhớ về cái vùng quê đó chứ, em sẽ tặng bác vài kiểu ảnh?

Nhân chuyện vùng chợ Yên của bạn GiangNH, xin kể chuyện này:

Thứ bảy tuần trước (ngày làm việc bù), 6971 có việc đưa 1 chuyên gia Bỉ (tên P) đi HạLong. Đến HL gần trưa, trời mưa to. Rẽ vào quán ăn, dự định nhậu xong, may mà trời tạnh thì thuê tàu ra vịnh. Trong quán có sẵn một hội, khoảng 20 người, toàn "đàn ông", rôm rả hơi quá. Thấy mọi người cười nói quá to, chủ yếu là ép nhau uống, P hỏi tôi: đánh nhau à? Không, vui vẻ thôi. Thế a!

Một người trong nhóm quay ra hỏi tôi: Bác là phiên dịch à. Vâng. Thế còn các bác? Chúng tôi là đoàn CCB. Thế các bác quê ở đâu ta ạ? Tận Hà Nội cơ. Quận nào ạ? Sân bay Nội Bài, bác biết không? Hôm nay tổ chức đi HL, xuống gặp mưa, khỉ thế, ae quyết định ngồi quán thôi, uống hết can 10 lít kia thì về. Già rồi, ra leo trèo, trơn ngã thì chẳng bõ. Vâng, đúng thế ạ. Hỏi kỹ hơn, thế các Bác là quê Sóc sơn ta? Không, Mê Linh. Bác có biết chợ Chi Đông không? Có. Đấy, Chi Đông, Thạch Lỗi. Thế bác nhập ngũ năm nào: 66, còn ông này, năm nay 75, nhập ngũ 60. Nể rồi. Thế cái ông tây kia có phải Mỹ không? Thấy chỉ tay hỏi về mình, P hỏi tôi. Tôi giải thích qua qua. P hoảng hốt: Bảo là tôi là người Bỉ, không phải Mỹ. Cuối cùng tôi và P cũng phải Bắc-Cạn tới 6-7 lần, hết với cụ 75 lại với 72, 65 , ... Dân Chi Đông rượu khá ghê. Mà vùng này, cứ mỗi lần Bắc Cạn xong lại phải bắt tay một cái! Tiếc là vui quá không nhớ chụp lấy kiểu ảnh.  

Từ lúc ấy cho đến suốt cuộc đi, P chỉ hỏi tôi về các CCB. Và thắc mắc, sao ông lại biết nhiểu về người lính và chiến tranh thế.

Không biết có ai đó trong hội CCB bữa ấy là người cùng làng với GiangNH không. Cho gửi lời chào các CCB Chi Đông.  



 
      
« Sửa lần cuối: 18 Tháng Chín, 2010, 09:50:34 am gửi bởi sauchinbaymot » Logged

Nhật ký Viết lại
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #313 vào lúc: 20 Tháng Chín, 2010, 11:16:36 am »

Bạn GiangNH ! Mình hỏi bạn Đường Lệ hay Thường Lệ ? Chỗ trận địa tên lửa nằm bên con đường từ Chèm đi Thanh Tước gần chỗ rẽ vào Hạ Lôi ? Khu đất mà khu C ĐHXD ở khi xưa giờ làm gì

« Sửa lần cuối: 20 Tháng Chín, 2010, 12:32:12 pm gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
Mr.Ngan
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 540



« Trả lời #314 vào lúc: 20 Tháng Chín, 2010, 12:54:04 pm »

Bác Lexuantuong1972 cho nhà Em spam cái : Nhà Em có chơi thân với một bác (chủ yếu là nhậu với nhau) tên là Trần Mai, cũng dân Xây dựng ( nhưng khi nhập ngũ là giáo viên), nhập ngũ năm 1972, lên tàu đến Thanh Hóa thì có lệnh gọi trở lại ( suýt chết.. Grin Grin ), trước là chánh thanh tra an toàn lao động của Bộ LD-TBXH, nay đã "hưu" rồi. Nếu Bác biết thì hay quá.
Logged

HOA SIM BIÊN GIỚI
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #315 vào lúc: 20 Tháng Chín, 2010, 02:18:21 pm »

Bác Lexuantuong1972 cho nhà Em spam cái : Nhà Em có chơi thân với một bác (chủ yếu là nhậu với nhau) tên là Trần Mai, cũng dân Xây dựng ( nhưng khi nhập ngũ là giáo viên), nhập ngũ năm 1972, lên tàu đến Thanh Hóa thì có lệnh gọi trở lại ( suýt chết.. Grin Grin ), trước là chánh thanh tra an toàn lao động của Bộ LD-TBXH, nay đã "hưu" rồi. Nếu Bác biết thì hay quá.
Mình không biết ông Mai này có lẽ ông ta đi đợt 9/72 khi đi B sau HĐ Paris mới đi tầu hỏa vào Thanh Hóa. Bọn mình khi đi B toàn đi ô tô và hành quân bộ
« Sửa lần cuối: 20 Tháng Chín, 2010, 04:47:33 pm gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #316 vào lúc: 21 Tháng Chín, 2010, 03:45:11 am »

NGƯỢC DÒNG KÝ ỨC
(tiếp theo)

Chỉ có hơn chục tiếng đồng hồ là anh rể tôi phải đi, không được gặp bố mẹ và 2 con trước khi đi anh rất buồn. ..............
 Anh tôi tốt nghiệp Tổng hợp Lý năm 1965 về công tác tại Liên đoàn 2 địa chất tại Quảng Ninh. Là kỹ sư địa vật lý chuyên về karota, dùng phóng xạ co-bal để thăm dò trữ lượng qua lỗ khoan..........
[/i]

(còn tiếp)

Trường hợp hy sinh của anh rể bác Tường đáng tiếc quá. Thế thì anh rể bác học cùng đại học với anh con bác ruột em rồi. Anh họ em, nhà ở cuối Tràng Thi, cũng tốt nghiệp Tổng hợp Lý 1965 và nhập ngũ ngay, về ĐHKTQS làm giáo viên khoa Vô tuyến ngay từ khóa đầu cho đến tận khi mất vì bạo bệnh năm 2007.
Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #317 vào lúc: 21 Tháng Chín, 2010, 10:25:48 am »

NGƯỢC DÒNG KÝ ỨC
(tiếp theo)

Những ngày này hương vị xuân 1973 đang dần dần đến, trời vẫn mưa rét nhưng không khí của hòa bình đang đến gần, đài Tiếng nói Việt nam liên tục phát bài hát Đường chúng ta đi rất là náo nức. Hồi cuối tháng 10 vừa qua cũng thế đấy, sau rồi lại tiếp tục đánh nhau, còn lần này chắc là hòa bình đến nơi rồi vì con bài B52 của Mỹ chắc là con bài cuối cùng của chúng.

Thế rồi niềm vui chợt vỡ òa lên khi tin Hiệp định Paris đã được ký kết, Mỹ phải rút quân khỏi Việt Nam và thực hiện hòa hợp dân tộc ở miền Nam…Sung sướng quá, không biết giờ này đơn vị tôi đang ở đâu ? Đồng đội tôi ai còn ai mất ? Khu vực Chợ Sãi, An Tiêm, Nại Cửu ra sao thuộc về ta hay địch…

Trong đoàn người đi đón giao thừa xung quanh Bờ Hồ, thấp thoáng trong đám đông đủ mầu sắc là những sắc áo Tô Châu của những người lính như tôi. Tôi cảm nhận rất nhiều ánh mắt nhìn theo như muốn tìm thấy ở chúng tôi hình bóng của người thân mình đang ở chiến trường xa. Có lẽ tôi là một trong những người hạnh phúc nhất khi được đón xuân trong thời khắc một nửa đất nước lại có hòa bình trở lại.
 
Mới chỉ hôm qua thôi qua đài báo đưa tin chiến sự tại Cửa Việt mới chấm dứt. Ta đã giành lại quyền kiểm soát cảng Cửa Việt khi QĐSG lấn chiếm lợi dụng khi HĐ Paris vừa có hiệu lực. Bối cảnh này liệu có lặp lại như sau HĐ Genève 1954 không ? Thời gian sẽ kéo dài bao lâu ?... Câu hỏi đó vượt qua khả năng trả lời của tôi có lẽ chỉ để giành cho các nhà chính trị mà thôi…

Chúng tôi rời d22 để trở lại hậu cứ của sư đoàn tại Bắc Giang. Dẫn chúng tôi đi là anh Bắc, trợ lý quân lực của e101 chính là người đã làm thủ tục cho tôi đi viện tại phẫu trung đoàn hồi tháng 9 năm ngoái. Tốp chúng tôi từ 869 đi có 3 người, 2 cậu kia là lính của d3 quê ở Gia Lâm. Không khí sau Tết không còn lạnh lắm, chúng tôi băng cánh đồng ra đường 1 để bắt xe đi Bắc Giang. Đoạn đường chúng tôi đi phải băng qua mấy vệt bom B52 hồi tháng trước, trên mặt ruộng vẫn còn chi chít những hố bom. Không khí đầu xuân của làng quê thật là thanh bình nếu như không hiện hữu nhưng gì còn lại của chiến tranh.

Chúng tôi đến 1 xóm nhỏ nằm ven sông Thương, bên kia là nhà máy phân đạm Hà Bắc. Từ xóm này ra cầu Bắc Giang chưa đầy 3 cây số. Đây là xóm Đồng thuộc xã Song Mai, huyện Việt Yên, Hà Bắc. Song Mai là hậu cứ của sư bộ 325 trước khi đi B đầu năm ngoái. Hiện tại có 1 bộ phận nhỏ quản lý hậu cứ cũng như thu dung quân từ các tỉnh để đưa về lại đơn vị.

Ông bà cụ chủ nhà nơi tôi ở năm ấy chừng 60 tuổi có 2 cô con gái, chị lớn tên là Lự là phó chủ tịch xã, cô em tên là Vân là bí thư chi đoàn của thôn. Chồng chị Lự cũng là bộ đội đi B, 2 người có 1 cậu con trai chừng 5 tuổi. Đây là 1 xóm nghèo, thanh niên hầu như đi bộ đội nên mọi công việc đồng áng đều đổ lên vai phụ nữ  và người già. Ông cụ chủ nhà vẫn phải đưa trâu đi cầy. Tình cảm dân làng đối với chúng tôi rất mộc mạc chân tình khi biết chúng tôi là những thương binh tập trung để trở về đơn vị.

Mấy ngày sau đó các đoàn thu dung từ các tỉnh Bắc Thái, Hải Phòng, Hải Hưng …cũng lục tục tập trung về xóm Đồng này. Đại bộ phận là từ các trại an dưỡng của các tỉnh nhưng cũng có một số anh em đảo lạc ngũ được thu gom để cùng đi.

Ngày 3 bữa cơm chẳng còn việc gì làm bọn tôi lại lang thang khắp nơi để giết thời gian. Từ chỗ đóng quân leo tắt qua sườn 1 quả núi thấp chúng tôi ra đến cây số 8 trên trục đường từ Bắc Giang đi Nhã Nam. Người ta quen gọi cây số 8 vì đây là nơi dân thị xã Bắc Giang sơ tán về rất đông vui nhộn nhịp. Chủ nhật ở đây rất vui, bộ đội của các đơn vị đóng gần đấy la cà ở các quán xá. Có 1 quán nước của 1 cô chủ xinh đẹp rất đông khách bộ đội lui tới. Chúng tôi gọi là quán của marie Thọ, trong khi anh em xà vào quán thì thu hút tôi lại là 1 quầy sách báo ngay gần đấy. Hầu như báo chí đều của mấy ngày trước nhưng được cái mua rẻ (tôi còn nhớ báo Nhân dân hay Quân đội nhân dân hàng ngày giá là 7 xu, nhưng vì báo cũ nên tôi chỉ mua có 5 xu bằng 1 chén nước chè). Thích nhất là vớ được những cuốn Văn nghệ Quân đội giá 4 hào, mặc dù có thể số tạp chí này đã phát hành từ mấy tháng trước nhưng ông bán báo dứt khoát không hạ giá mà giữ nguyên giá bìa. Chỉ có mấy tuần nằm ở xóm Đồng mà tôi cũng đã gom được hơn chục cuốn VNQĐ cùng 1 lô báo chí.

(còn tiếp)
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
GiangNH
Thành viên
*
Bài viết: 1146


« Trả lời #318 vào lúc: 21 Tháng Chín, 2010, 07:22:53 pm »

 KÍNH TẶNG BÁC LEXUANTRUONG1972

Cổng thôn Gio hạ(bây giờ họ lại gọi là Gio nhân hạ), ngày ấy, có lẽ các bác ở trọ trong thôn này?

Hồ sen, bên đường tới khu ký túc xá.

« Sửa lần cuối: 21 Tháng Chín, 2010, 07:31:12 pm gửi bởi GiangNH » Logged
GiangNH
Thành viên
*
Bài viết: 1146


« Trả lời #319 vào lúc: 21 Tháng Chín, 2010, 07:58:04 pm »

 Ngã 3, nơi rẽ vào khu ký túc xá


 Cảnh xưa đâu rồi? Khu C DHXD đâu rồi? Hiện nay toàn là đất dự án, chung cư...?



(Tối mai em sẽ tặng tiếp các bác: Dấu tích còn lại của khu C, Hồ chợ Yên, đường đi về Đại độ, cánh đồng Thường lệ, ga Hương canh, thị trấn Hương canh, chợ Hương canh, bên bờ sông Cà lồ, chợ Chi đông)
« Sửa lần cuối: 21 Tháng Chín, 2010, 09:24:43 pm gửi bởi GiangNH » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM