Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 08:55:54 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ký ức một thời hoa lửa  (Đọc 387897 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
q.trung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 450


« Trả lời #300 vào lúc: 15 Tháng Chín, 2010, 09:57:12 pm »

Vài hình ảnh thời chiến tranh chống Mỹ
Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #301 vào lúc: 16 Tháng Chín, 2010, 08:28:49 am »

Những chiến binh Quảng Trị thân yêu của tôi

Ngày này cách đây 38 năm đã hằn trong trái tim những thằng lính chúng ta: Chúng ta đã buộc phải rời bỏ Thành Cổ Quảng Trị sau 81 ngày đêm kiên cường chống trả lại mưa bom, bão đạn và tất cả những gì kinh khủng nhất của kẻ thù trừ bom nguyên tử và cuối cùng sức đã cùng lực đã kiệt chúng ta đành phải để lại mảnh đất nhuộm đỏ máu xương của biết bao đồng đội thân yêu. 38 năm đã qua, lịch sử đã sang trang mới nhưng nỗi đau vẫn còn đó bởi biết bao lứa trai còn nằm lại với mảnh đất nóng cháy này hay vẫn còn lãng đãng trong làn nước lúc trong xanh, lúc đục ngầu của dòng Thach Hãn mà vẫn chưa trở về trong vòng tay của Đất Mẹ.

Tôi được biết cho đến bây giờ chưa hề có một Hội thảo khoa học cấp nhà nước để đánh giá trận chiến 81 ngày đêm tại TX và Thành cổ QT. Chúng ta rất muốn những đánh giá chính xác cái được cái mất của trong trận chiến này. Liệu có được không các bạn.

Lich sử chiến tranh của dân tộc ta nửa sau thế kỷ 20 có 3 cuộc chiến đấu bảo vệ TP:
 
- 60 ngày đêm chiến đấu tại Hà Nội của Trung đoàn Thủ đô để kìm chân địch tạo điều kiện cho chính quyền non trẻ trở lại căn cứ địa Việt Bắc để rồi 8 năm sau chúng ta trở về HN từ 5 cửa ô.

- 26 ngày đêm chiến đấu tại TP Huế trong đợt Tổng tiến công Tết Mậu Thân 1968 góp phần vào việc buộc Mỹ phải ngồi vào bàn hội nghị tại Paris.

- Còn 81 ngày đêm tại Thành cổ QT có phải là tiền đề đưa tới bàn hội nghị không ? Theo tôi không phải thế, chính Điện Biên Phủ trên không mới là đòn quyết định cho HĐ Paris lập lại hoà bình ở VN. Còn QT chẳng qua là 1 tỉnh địa đầu của 2 bên. Lần đầu tiên NQSG mất 1 tỉnh và QGP giải phóng một tỉnh, chính điều này khiến cho cả 2 bên phải bằng mọi cách giành đi giật lại mảnh đất này...

Hôm qua chúng tôi đã tới thắp hương cho những anh em đã hy sinh trong ngày cuối cùng của Thành cổ QT. Sau 38 năm ngày dương và ngày âm lại trùng với nhau (16/9 tức 9/8 âm lịch). Cũng chỉ thắp hương cho những anh em ở HN thôi còn những anh em ở các tỉnh khác thôi đành bái vọng tới các bạn. Cầu mong các bạn ở nơi xa phù hộ cho quốc thái dân an và đừng để bao giờ cho những thảm cảnh của chiến tranh quay lại.  
« Sửa lần cuối: 16 Tháng Chín, 2010, 04:50:04 pm gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
Trongc6
Thành viên
*
Bài viết: 495


« Trả lời #302 vào lúc: 16 Tháng Chín, 2010, 08:32:12 am »

Thế là bác Tường dù thương binh vẫn phải quay lại chiến trường nhỉ.

Thời 1973 tuy không còn tổng động viên như thời 71, 72, nhưng hình như có chính sách anh nào chưa đi nghĩa vụ phải đi nốt cho xong ấy.

Vì thế mà cuối năm 1983 đơn vị tôi được bổ sung rất nhiều lính già. Có mấy bác đã 34, 35 tuổi con cái đầy đủ rồi, một bác còn là phó phòng nông nghiệp huyện nữa chứ. Chả ai dám bắt các bác ấy vào các A bộ binh, nên toàn giao làm quản lý, anh nuôi, cùng quá là Cối 60.
Logged

lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #303 vào lúc: 16 Tháng Chín, 2010, 10:24:32 am »

NGƯỢC DÒNG KÝ ỨC
(tiếp theo)

Tôi về qua Tôn Đản mượn xe chị tôi để phóng về. Ra đến Trần Hưng Đạo nhìn về phía ga, tôi như bị hẫng hụt vì nóc nhà ga với chiếc đồng hồ to tướng có những chữ số La-mã biến đi đâu mất mà ở đấy chỉ còn đống gạch vụn. Phải nói rằng thằng phi công nào đánh cú này quá tuyệt vì hai bên nhà chờ của hành khách còn nguyên vẹn. Nói dại chẳng may quả bom đó chệch ra phía nhà tôi độ 70 mét thôi thì không biết điều gì sẽ xảy ra…

Sức ép của bom làm cho các cánh cửa nhà tôi bung ra hết, đồ đạc lung tung hết cả. Mẹ tôi đang ngồi nhặt nhạnh lại những bát đĩa còn lành, anh tôi đang thu dọn đống sách vở tài liệu bị tung tóe khắp nơi. Nhà tôi cũng chẳng có gì đáng giá ngoài những bát đĩa cổ từ ngày xưa để lại cùng tủ sách quý của cả nhà.

Ban ngày tôi đạp xe qua những khu phố bị đánh bom như An Dương, BV Bạch Mai để biết tình hình. Quả thực khung cảnh hoang tàn của 1 thành phố đông dân bị trúng bom hủy diệt khiến lòng ta đau nhói trước những con người vô tội bị giết hại.
 
Buổi tối chị tôi bắt tôi lên khu nhà chị ngủ lại vì ở đây có hầm trú ẩn. Đêm đêm khi còi báo động rú lên cùng với những tiếng nổ rung trời của bom đạn và lưới lửa phòng không của ta, cả khu tập thể ngân hàng đều xuống hầm. Tôi thì không chịu xuống vì cảm thấy mình như lạc lõng giữa những bà con ở đây. Đã mấy lần khi có tiếng còi báo động ở Nhà hát lớn rú lên chị tôi chạy cuống hầm và giục tôi cùng đi nhưng tôi cứ nấn ná không chịu đi, chợt có tiếng đập cửa và tiếng gọi phia ngoài: “Anh Tường ơi ! Xuống hầm đi ! Nhanh lên !”. Đấy là tiếng của N - cô gái hàng xóm của chị tôi, đang là SV năm thứ nhất Cao đẳng SP Hà Nội - “ Tôi không xuống đâu ! N xuống đi ! Mặc tôi, tôi quen rồi”. Tiếng cô gái cương quyết: “Anh không xuống hầm thì em cũng không xuống”. Đến nước này là phải xuống hầm rồi. Trong hầm mọi người ngủ la ngủ liệt, thì ra mọi người đều chuẩn bị hết cả, N cũng có 1 chỗ đầy đủ cả chăn chiếu để ngủ đêm tại hầm.
Câu chuyện về cô gái đó tưởng như bị lãng quên trong muôn vàn cuộc gặp gỡ trên những nẻo đường chiến tranh nào ngờ nó lại được nhắc lại khi chiến tranh kết thúc và tôi trở về thăm chị gái và các cháu lại gặp cô gái hàng xóm đó nay đã trở thành 1 cô giáo dạy Toán của trường cấp 2 Yên Viên. Một cô giáo trẻ nhưng rất cả tin vào những câu chuyện tếu táo của tôi và an ủi động viên tôi trước những khó khăn, khúc mắc khi trở về với đời thường. Kể cũng lạ tôi và mấy đồng đội thân thiết, những thằng ngỗ ngược, ngang ngạnh ấy đều phải chọn cho mình 1 cô giáo chủ nhiệm để quản lý những thằng học trò to đầu nhưng rất cá biệt đó thì phải. Trải qua những khó khăn vất vả đầy lo toan bộn bề của cuộc sống nhiều khi tưởng như không vượt qua khỏi, cô giáo trẻ ấy đã trở thành cảnh sát trưởng kiêm ma ma tổng quản của bố con tôi và đã cùng đi với tôi cho đến ngày hôm nay.

Đêm 26/12, sau khi tạm ngưng ném bom nhân dịp Noel, Nixon tập trung B52 đánh vào Hà Nội với mật độ dày đặc. Cũng như những đêm trước khi báo động không thấy tôi xuống hầm, N lại lao lên nhà giục tôi xuống. Đứng ngoài cửa hầm nhìn những chớp lửa liên tục hắt lên bầu trời chứng tỏ khoảng cách đến nơi bị dội bom đó không xa, nhiều lúc sóng xung kích ập đến làm cho bụi đất cuốn mù mịt.

(còn tiếp)
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #304 vào lúc: 16 Tháng Chín, 2010, 10:37:01 am »


Đêm 26/12, sau khi tạm ngưng ném bom nhân dịp Noel, Nixon tập trung B52 đánh vào Hà Nội với mật độ dày đặc. Cũng như những đêm trước khi báo động không thấy tôi xuống hầm, N lại lao lên nhà giục tôi xuống. Đứng ngoài cửa hầm nhìn những chớp lửa liên tục hắt lên bầu trời chứng tỏ khoảng cách đến nơi bị dội bom đó không xa, nhiều lúc sóng xung kích ập đến làm cho bụi đất cuốn mù mịt.


       Bác LeXuanTuong à ! 26/12/1972 là ngày mà Mỹ đánh B52 vào Khâm Thiên đấy. Lúc đó bác đang ở đâu mà bị sóng xung kích vậy ?
Logged

lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #305 vào lúc: 16 Tháng Chín, 2010, 11:05:26 am »


Đêm 26/12, sau khi tạm ngưng ném bom nhân dịp Noel, Nixon tập trung B52 đánh vào Hà Nội với mật độ dày đặc. Cũng như những đêm trước khi báo động không thấy tôi xuống hầm, N lại lao lên nhà giục tôi xuống. Đứng ngoài cửa hầm nhìn những chớp lửa liên tục hắt lên bầu trời chứng tỏ khoảng cách đến nơi bị dội bom đó không xa, nhiều lúc sóng xung kích ập đến làm cho bụi đất cuốn mù mịt.


       Bác LeXuanTuong à ! 26/12/1972 là ngày mà Mỹ đánh B52 vào Khâm Thiên đấy. Lúc đó bác đang ở đâu mà bị sóng xung kích vậy ?
Lúc đó mình đang ở khu tập thể NH ở phố Tôn Đản.
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
GiangNH
Thành viên
*
Bài viết: 1146


« Trả lời #306 vào lúc: 16 Tháng Chín, 2010, 07:06:57 pm »

 Bác lexuantuong1972 cho em tò mò tý: Bác gái ngày xưa học CDSP HN(hồi ấy gọi là 10+2), thầy nào dậy môn Đại số, số học?
« Sửa lần cuối: 16 Tháng Chín, 2010, 07:16:30 pm gửi bởi GiangNH » Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #307 vào lúc: 17 Tháng Chín, 2010, 07:45:31 am »

Bác lexuantuong1972 cho em tò mò tý: Bác gái ngày xưa học CDSP HN(hồi ấy gọi là 10+2), thầy nào dậy môn Đại số, số học?

"Xếp" của mình học hệ đào tạo giáo viên cấp 2 (10+3) của trường ĐHSP Hà Nội khóa 1971-1973. Bà ấy là giáo viên Toán luôn luôn 1+1=2. Còn thầy dậy Toán của bà ấy mình phải hỏi bà ấy.
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #308 vào lúc: 17 Tháng Chín, 2010, 08:23:30 am »

NGƯỢC DÒNG KÝ ỨC
(tiếp theo)

Sáng 27/12 anh em tôi đưa nhau vào Nhân Chính để xem tình hình nhà cô tôi có làm sao không. Qua phỗ Khâm Thiên mà không còn nhận ra con phố sầm uất ấy nữa, tất cả chỉ còn lại những đống gạch vụn. Những xác người phủ chiếu nằm la liệt trong khói hương nghi ngút. Tất cả đang hối hả lao vào đào bới tìm những người bị lấp dưới đống đổ nát. Những xác người bị chết vì sức ép, bị sập hầm thâm đen không còn nhận dạng được nữa. Tiếng khóc của người thân giữa khung cảnh tan hoang sao mà thê lương thế. Là người đã mấy lần chui ra từ vệt bom B52 và chôn cất đồng đội nhưng ở đây trước những cảnh này tại thành phố quê hương đã khiến trong tôi trào lên mội nỗi uất hận. Hậu quả của những trận B52 giữa 1 thành phố lớn hơn rất nhiều những trận B52 tại chiến trường  làm cho bao người dân vô tội phải chết.

12 ngày đêm dùng B52 đánh bom Hà Nội đã phải chấm dứt. Kẻ thù đã phải trả giá cho tội ác của chúng: hơn ba chục B52 đã phải phơi xác trên bầu trời Hà Nội. Chiến thắng của trận Điện Biên Phủ trên không buộc địch phải chấm dứt ném bom miền Bắc và tiếp tục ngồi vào bàn Hội nghị.

Mấy hôm nay tranh thủ ngừng bắn, ta tranh thủ đưa quân và hàng hóa vào chiến trường. Mình chắc cũng phải lên đơn vị để đi thôi thì chị tôi qua một người dân đi đường mang thư của anh Minh báo rời Yên Tử để đi B và ngay đêm đó sẽ qua Hà Nội.

Hai chị em tôi đạp xe qua cầu phao Bác Cổ cứ theo đường 1 đi ngược về phía Yên Viên. Thị trấn Gia Lâm đổ nát nhất là khu vực nhà máy xe lửa. Qua nhà máy xe lửa 1 quãng gặp ngay 1 đơn vị bộ đội đang hành quân. Hỏi ra họ đúng là đơn vị đã huấn luyện ở Yên Tử. Anh Minh đi ở cuối hàng quân. Vợ chồng anh chị tôi gặp nhau trước bao con mắt của các bạn đồng ngũ, họ mừng cho anh chị tôi và cũng tiếc nuối không gặp được người thân của mình trước khi đi.

Chị em tôi gặp viên sĩ quan chỉ huy đoàn quân đề nghị cho anh tôi tranh thủ về qua nhà rồi sẽ tiếp tục nhập đoàn. Anh ta lưỡng lự chỉ lo anh tôi không đuổi kịp đơn vị. Tôi phải giải thích: các anh phải nhập trạm Thường Tín, chiều tối mai mới xuất phát, gia đình tôi sẽ đưa anh tôi nhập trạm trưa mai, trạm giao liên Thường Tín với tôi quá quen thuộc vả lại tôi mới ở QT ra. Có lẽ người sĩ quan thấy tôi rất nghiêm chỉnh trong bộ quân phục với quân hiệu đàng hoàng và ông ta lại quá biết anh tôi là người cao tuổi nhất đoàn quân (32 tuổi) nên đã đồng ý với lời dặn: trưa mai phải có mặt.

(còn tiếp)  
« Sửa lần cuối: 17 Tháng Chín, 2010, 11:11:07 am gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #309 vào lúc: 17 Tháng Chín, 2010, 08:26:03 am »

NGƯỢC DÒNG KÝ ỨC
(tiếp theo)

Sáng 27/12 anh em tôi đưa nhau vào Nhân Chính để xem tình hình nhà cô tôi có làm sao không. Qua phỗ Khâm Thiên mà không còn nhận ra con phố sầm uất ấy nữa, tất cả chỉ còn lại những đống gạch vụn. Những xác người phủ chiếu nằm la liệt trong khói hương nghi ngút. Tất cả đang hối hả lao vào đào bới tìm những người bị lấp dưới đống đổ nát. Những xác người bị chết vì sức ép, bị sập hầm thâm đen không còn nhận dạng được nữa. Tiếng khóc của người thân giữa khung cảnh tan hoang sao mà thê lương thế. Là người đã mấy lần chui ra từ vệt bom B52 và chôn cất đồng đội nhưng ở đây trước những cảnh này tại thành phố quê hương đã khiến trong tôi trào lên mội nỗi uất hận. Hậu quả của những trận B52 giữa 1 thành phố lớn hơn rất nhiều những trận B52 tại chiến trường  làm cho bao người dân vô tội phải chết.

12 ngày đêm dùng B52 đánh bom Hà Nội đã phải chấm dứt. Kẻ thù đã phải trả giá cho tội ác của chúng: hơn ba chục B52 đã phải phơi xác trên bầu trời Hà Nội. Chiến thắng của trận Điện Biên Phủ trên không buộc địch phải chấm dứt ném bom miền Bắc và tiếp tục ngồi vào bàn Hội nghị.

Mấy hôm nay tranh thủ ngừng bắn, ta tranh thủ đưa quân và hàng hóa vào chiến trường. Mình chắc cũng phải lên đơn vị để đi thôi thì chị tôi qua một người dân đi đường mang thư của anh Minh báo rời Yên Tử để đi B và ngay đêm đó sẽ qua Hà Nội.

Hai chị em tôi đạp xe qua cầu phao Bác Cổ cứ theo đường 1 đi ngược về phía Yên Viên. Thị trấn Gia Lâm đổ nát nhất là khu vực nhà máy xe lửa. Qua nhà máy xe lửa 1 quãng gặp ngay 1 đơn vị bộ đội đang hành quân. Hỏi ra họ đúng là đơn vị đã huấn luyện ở Yên Tử. Anh Minh đi ở cuối hàng quân. Vợ chồng anh chị tôi gặp nhau trước bao con mắt của các bạn đồng ngũ, họ mừng cho anh chị tôi và cũng tiếc nuối không gặp được người thân của mình trước khi đi.

Chị em tôi gặp viên sĩ quan chỉ huy đoàn quân đề nghị cho anh tôi tranh thủ về qua nhà rồi sẽ tiếp tục nhập đoàn. Anh ta lưỡng lự chỉ lo anh tôi không đuổi kịp đơn vị. Tôi phải giải thích: các anh phải nhập trạm Thường Tín, chiều tối mai mới xuất phát, gia đình tôi sẽ đưa anh tôi nhập trạm trưa mai, trạm giao liên Thường Tín với tôi quá quen thuộc vả lại tôi mới ở QT ra. Có lẽ người sĩ quan thấy tôi rất nghiêm chỉnh trong bộ quân phục với quân hiệu đàng hoàng và ông ta lại quá biết anh tôi là người cao tuổi nhất đoàn quân (32 tuổi) nên đã đồng ý với lời dặn: trưa mai phải có mặt.

(còn tiếp)  
« Sửa lần cuối: 17 Tháng Chín, 2010, 11:11:54 am gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM