Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 02:01:55 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ký ức một thời hoa lửa  (Đọc 388392 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Trongc6
Thành viên
*
Bài viết: 495


« Trả lời #290 vào lúc: 12 Tháng Chín, 2010, 09:58:10 am »

Chào bác Hai Ruộng:

Thày Nguyễn Bình Thành là bậc tiền bối của khoa Điện, ĐHBK Hà Nội đấy bác ạ. Có lẽ năm bác học thì thày Thành chỉ vào đó biệt phái một thời gian thôi, chứ thày Thành là biên chế của ĐHBK Hà Nội cơ.

Thày Thành người nhỏ thó, khắc khổ nhưng hiền và rất giỏi. Tầm năm 1985, 1986 thày Thành hay đưa sinh viên của mình tham gia các hội thảo khoa học Quốc gia và cho tự trình bày Seminar để nâng đỡ sinh viên. Thày là bậc cựu trào, cũng như các thày Phương Xuân Nhàn, Bùi Minh Tiêu vậy.

Thày nghỉ hưu lâu rồi, sống hơi buồn tẻ. Cuộc sống riêng tư của thày có nhiều trắc trở, không được may mắn. Buồn là trong ĐHBK Hà Nội có nhiều trường hợp như thày. Không phải "sau lưng một người thành đạt, bao giờ cũng có một người phụ nữ làm chỗ dựa" như phương ngôn nói đâu.
Logged

Hungnt_E1F2
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1072


« Trả lời #291 vào lúc: 12 Tháng Chín, 2010, 11:16:15 am »

Bác HR và bác Trongc6, rất xúc động khi nghe 2 bác nhớ và nhắc tới người thày nổi tiếng của ĐHBK HN, thày NBT một GS đầu ngành rất đáng kính trọng của nhiều thế hệ cán bộ, sinh viên.
Tuy nhiên hai bác nên trao đổi qua PM thì hơn, vì nêu trên này rất có thể vi phạm nội quy của diễn đàn, không nên đi vào chi tiết đời sống riêng của cá nhân, các bác ạ.

P/s: tôi cũng có mấy năm học và sau đó có vài năm làm tại phòng TN của Thày.
Logged
quochunguic
Thành viên
*
Bài viết: 17


« Trả lời #292 vào lúc: 12 Tháng Chín, 2010, 06:28:22 pm »

Xin phép bác Tư Lệnh một chút thôi ạ,dù em biết là có spam vào chủ đề của chú Tường!
Chào chú Trọng, anh Hai Ruộng và anh Hùng E1-F12!
Em cũng là Sv DHBK k42 và là sinh viên được bác B.Thành gián tiếp hướng dẫn làm luận văn. Ở bộ môn Đo lường khoa Điện của em có thầy Quế và thầy B.Thành là hai người có công sức rất nhiều trong việc cải tiến kỹ thuật cho khí tài của QDNDVN, thầy Quế thì là người được nhà nước thưởng huân chương nhờ công trình liên quan tới rà phá thủy lôi của Mỹ rải tại Hải phòng.Cs của thầy Thành thì đúng như anh Hùng đã nói!
Logged
Hai Ruộng
Thành viên
*
Bài viết: 1275


« Trả lời #293 vào lúc: 12 Tháng Chín, 2010, 11:32:22 pm »

 Xin BQT cho thêm tý thời gian nữa vì thầy Thành rất nhiều anh em CCB mình biết . Khoảng năm 1983-1984 Thầy dạy từ Hà Nội vào tăng cường  BKTPHCM , tóc thầy đã hoa râm , Thầy có dáng người nhỏ hơi đen , dạy nhiệt học không bao giờ cầm sách mà vẫn giảng thao thao bất tuyệt , nào là chảy tầng chảy rối , rồi tính các hệ số nu - xen v,v ... Mấy môn học kia mình thi lại siểng liểng , nhưng không hiểu sao môn nhiệt học của thầy Thành mình được 9 điểm nhất lớp , có lẽ nhờ thầy thương vì thấy mình còn mặc áo bộ đội đi học hay sao ấy . Vì vậy mà mình nhớ mãi thầy .
Logged
tralientay
Thành viên
*
Bài viết: 301


« Trả lời #294 vào lúc: 13 Tháng Chín, 2010, 07:04:29 pm »

---
Nhìn thấy tầu điện thì nhớ lại những ký ức tuổi thơ đến nao lòng. Nhà mình ở gần Ga Hàng Cỏ, từ bé tiếng leng keng tầu điện và tiếng tu...xịch..tu...xịch  của tầu hỏa đã đi vào trong giấc ngủ của cậu bé con suốt ngày lang thang hết ngoài Ga lại ra Nhà hát Nhân dân rồi về sân Tòa án để nghịch ngợm. Những âm thanh rất đỗi dung dị ấy cùng với những kỷ niệm ấu thơ và tấm lòng nhân hậu của người Mẹ đã tạo cho chúng ta một Quê hương, một Tổ quốc mà chúng ta không bao giờ được phép làm hoen ố nó và sẵn sàng làm tất cả để có ngày hôm nay có phải thế không các chiến hữu thân mến của tôi.
---

Hôm nọ xem cái ảnh tầu điện thấy nhớ Hà Nội hồi trẻ con quá. Cái tàu hồi ấy cũ kỹ thế mà không được sơn lại.

Bạn Tường nhắc đến một kỷ niệm rất nhớ hồi trẻ con về Nhà hát Nhân dân (NHND), chỗ ấy nay là Cung văn hóa Hữu nghị, thời Pháp là nhà đấu xảo. Nhà Tường và nhà mình khi ấy có lẽ cách mặt sau NHND phía Trần Bình Trọng một đoạn như nhau. Mình ở phố Quang Trung, rẽ Trần Quốc Toản đi quãng 300 mét là tới mặt sau NHND. Khi mình học lớp 3 lớp 4, NHND còn là một sân khấu ngoài trời, các dãy ghế dựng bằng gỗ, bốn mặt quây bằng những tấm gỗ dựng đứng. Do phía cuối ở mặt sau các hàng ghế phải cao, nên tụi trẻ con lách hàng rào, rồi chui xuống dưới các hàng ghế (còn cao trên đầu mình) khá dễ dàng. Sau đó chỉ việc tìm chỗ nào có lỗ chui lên, lẫn vào mọi người là xem “đàng hoàng”. Hầu như tuần nào cũng có boxing ở NHND xem rất sướng.

Hồi đó mình thường được các đại ca lớp 5-6 cùng nhà tập thể cho đi theo vào NHND (đúng là của nhân dân). Ở Hà Nội ít nhà có cây ăn quả để vặt trộm, tụi trẻ con chỉ đi giật chuông ngoài cổng rồi chạy, … Mấy trò này hình như về sau cũng giúp mình nhanh nhẹn hơn một chút khi làm lính trinh sát! Grin
Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #295 vào lúc: 14 Tháng Chín, 2010, 07:33:05 am »

---
Nhìn thấy tầu điện thì nhớ lại những ký ức tuổi thơ đến nao lòng. Nhà mình ở gần Ga Hàng Cỏ, từ bé tiếng leng keng tầu điện và tiếng tu...xịch..tu...xịch  của tầu hỏa đã đi vào trong giấc ngủ của cậu bé con suốt ngày lang thang hết ngoài Ga lại ra Nhà hát Nhân dân rồi về sân Tòa án để nghịch ngợm. Những âm thanh rất đỗi dung dị ấy cùng với những kỷ niệm ấu thơ và tấm lòng nhân hậu của người Mẹ đã tạo cho chúng ta một Quê hương, một Tổ quốc mà chúng ta không bao giờ được phép làm hoen ố nó và sẵn sàng làm tất cả để có ngày hôm nay có phải thế không các chiến hữu thân mến của tôi.
---

Hôm nọ xem cái ảnh tầu điện thấy nhớ Hà Nội hồi trẻ con quá. Cái tàu hồi ấy cũ kỹ thế mà không được sơn lại.

Bạn Tường nhắc đến một kỷ niệm rất nhớ hồi trẻ con về Nhà hát Nhân dân (NHND), chỗ ấy nay là Cung văn hóa Hữu nghị, thời Pháp là nhà đấu xảo. Nhà Tường và nhà mình khi ấy có lẽ cách mặt sau NHND phía Trần Bình Trọng một đoạn như nhau. Mình ở phố Quang Trung, rẽ Trần Quốc Toản đi quãng 300 mét là tới mặt sau NHND. Khi mình học lớp 3 lớp 4, NHND còn là một sân khấu ngoài trời, các dãy ghế dựng bằng gỗ, bốn mặt quây bằng những tấm gỗ dựng đứng. Do phía cuối ở mặt sau các hàng ghế phải cao, nên tụi trẻ con lách hàng rào, rồi chui xuống dưới các hàng ghế (còn cao trên đầu mình) khá dễ dàng. Sau đó chỉ việc tìm chỗ nào có lỗ chui lên, lẫn vào mọi người là xem “đàng hoàng”. Hầu như tuần nào cũng có boxing ở NHND xem rất sướng.

Hồi đó mình thường được các đại ca lớp 5-6 cùng nhà tập thể cho đi theo vào NHND (đúng là của nhân dân). Ở Hà Nội ít nhà có cây ăn quả để vặt trộm, tụi trẻ con chỉ đi giật chuông ngoài cổng rồi chạy, … Mấy trò này hình như về sau cũng giúp mình nhanh nhẹn hơn một chút khi làm lính trinh sát! Grin


TLT ơi ! Tuổi thơ của chúng ta có những trò rất giống nhau như lang thang ở NHND và giật chuông trộm rồi chạy nhưng đặc biệt những trò đi thám hiểm khu hầm đổ nát dưới NHND, sao mà hay đến thế. Những trò chơi của trẻ con những năm tháng đó mang tính cộng đồng rất nhiều có lẽ đó là những bài học đầu tiên của tình đồng đội sau này. Năm lớp 6 mình học ở trường Quang Trung rồi đi sơ tán, bạn học lớp nào mình học lớp 6C của cô Tâm dạy sinh vật.
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
tralientay
Thành viên
*
Bài viết: 301


« Trả lời #296 vào lúc: 14 Tháng Chín, 2010, 08:45:22 am »

---
mình học lớp 6C của cô Tâm dạy sinh vật
---

Mình học lớp thầy Bân chủ nhiệm, rồi sau đó là cô Duyên dạy toán.
Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #297 vào lúc: 14 Tháng Chín, 2010, 10:07:50 am »

NGƯỢC DÒNG KÝ ỨC
(tiếp theo)

Từ bến xe Trâu Quỳ ra bến đò sang Phù Đổng lần này tôi hơi ngạc nhiên vì thấy xuất hiện rất nhiều lính ta trong trang phục áo bông 2 túi ngực của đoàn an dưỡng. Sang khỏi đò thì mới biết mấy hôm tôi về nhà thì toàn bộ khu vực Cổ Dương phải sơ tán gấp về Phù Đổng vì khả năng Mỹ sẽ ném bom Hà Nội là rất lớn vì Hội nghị Paris đã đi vào bế tắc.

Không khí của d22 chộn rộn vì chuẩn bị cho đợt quân trở lại chiến trường. Những người ra đi đợt này đều nhập ngũ 1971-1972 là quân số của các sư đoàn 304, 308, 312, 320, 324, 325, 367, 351 và các đơn vị chiến đấu tại mặt trân Trị-Thiên. Anh em còn lại hầu hết từ cánh B dài từ Quảng Nam trở vào, họ đã nằm ở đây đã lâu và cho biết từ khi thành lập đoàn tháng 8/1969 đến nay đây là lần đầu tiên đưa TB trở lại chiến trường, điều này chứng tỏ các đơn vị ở đó quân số thiếu hụt rất nhiều và rất cần những lính đã kinh qua chiến đấu.

Tôi bao giờ cũng rất kính nể những người lính từ các chiến trường B dài, hầu hết các anh đều trên 30 tuổi thậm chí có người ngoại 40 với nhiều năm lăn lộn khắp các chiến trường. Với nước da xám ngoét vì sốt rét và vô vàn những câu chuyện lính ở những vùng sâu vùng xa tít tận đồng bằng sông Cửu Long hoặc Ông Cụ (mật danh chỉ vùng Cà Mau) hay những cánh rừng già đại ngàn của mảnh đất cao nguyên hùng vĩ. Những câu chuyện đó cuốn hút chúng tôi, các anh coi chúng tôi như những người em út “…vừa rời vú mẹ đã phải lao vào cái chảo lửa khổng lồ…” nào là “…tuổi quân của chúng mày chưa bằng thời gian chúng tao bị hắc lào và sốt rét…”. So với các anh chúng tôi chưa là cái gì cả mà lại hơn các anh ở chỗ chỉ bị thương nhẹ thôi đã được ra Bắc hít thở bầu không khí chiến tranh và hòa bình. Có những anh đi bộ đội từ khi thành lập đường dây 559 và hơn chục năm trời trông kho trong rừng thẳm chỉ làm bạn với một chú chó Lào, người anh sắt lại đen đúa như một già làng Tây Nguyên ; có anh cẳng chân nham nhở không ra hình thù gì thì ra một lần vượt sông Sài Gòn anh đã bị cá sấu tấn công, chống chọi với cá sấu trong khi xung quanh tầu tuần tiễu của địch vẫn đang lùng sục trên sông; còn cậu Long ở Lò Đúc trong khi đi lấy gạo bị trúng B52 cả mảng lưng bị lột sạch còn trơ phần xương sống mà chỉ có một lớp da mỏng như tờ pelure phủ lên và rất nhiều câu chuyện được chia sẻ với nhau giữa những người đi và người ở lại trong các quán nước ở xung quanh doanh trại.
 
Mùa đông năm 1972 sao mà lạnh thế, nhất là trong dãy nhà tuềnh toàng của d22, gió bấc ù ù lùa qua khe vách như những mũi kim châm vào da thịt. Mỗi thằng 1 chăn Nam Định không đủ ấm, đơn vị lại cho mượn cả chăn dạ Mông Cổ cũng không ăn thua gì. Hai ba thằng phải ngủ chung với nhau để chống rét.

(còn tiếp)
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #298 vào lúc: 15 Tháng Chín, 2010, 10:05:38 am »

NGƯỢC DÒNG KÝ ỨC
(tiếp theo)

Những tiếng nổ như sấm rền cùng những chớp lửa hắt qua khe vách làm cho chúng tôi bật dậy theo phản xạ của những thằng lính. Lao vội ra sân nhìn xung quanh bùng lên những quầng lửa ở phía Yên Viên, phía bên kia sông, kèm theo đó phía Bắc Ninh là những luồng lửa xé màn đêm của các quả tên lửa, bầu trời mùa đông bị xé nát bởi những luồng lửa cao-xạ, chúng tôi lao ra dẫy hố cá nhân ở ngoài doanh trại, biết rằng những hố cá nhân này chẳng ăn thua gì nhưng còn hơn là phơi mình dưới những cơn lốc lửa. Xa tít trên bầu trời đen kịt rất nhiều ánh đèn nhấp nháy nối đuôi nhau bay vào. Đích thị B52 rồi, một cảm giác nghẹn lại khi nghĩ tới cái từ B52 này. Kẻ thù đã đưa loại vũ khí khủng khiếp này ra tận đây, chúng muốn hủy diệt Hà Nội như đã từng hủy diệt Tokyo, Hirosima…trong thế chiến thứ 2. Chợt có tiếng reo ồ lên : “ Cháy rồi ! Cháy rồi !...” Từ trên bầu trời đỏ rực phia Đông Anh một chùm lửa cháy ngùn ngụt lả tả lao xuống đất. Một thằng đã bị đền tội, nếu chiếc này là B52 thì quả thực là tuyệt vời. Trong chiến trường chỉ nhìn thấy chúng ngạo nghễ rải bom mà có được tận mắt thấy chúng bị cháy như ở đây đâu.
 
Nếu ai đã từng ở trong vệt B52 sẽ biết rằng mức độ tàn phá của nó khủng khiếp như thế nào nhất là ở một thành phố với mật độ dân cư đông đúc với số lượng lớn B52  nhiều như thế. Thông thường ở QT mỗi tốp máy B52 gồm 3 chiếc oanh kích vào 1 tọa độ nào đó, chỉ có hôm 2/9/1972 trong một ngày khu vực chúng tôi phải chịu 27 lần/chiếc hay đêm 18/11 vừa rồi chúng tôi bị 3 tốp B52 cùng đánh trên trục đường 15 đã thấy khủng khiếp lắm rồi thế mà giờ đây sự khủng khiếp đó đang diễn ra ở đây tại thành phố thân yêu của tôi. Đấy là đêm 18/12/1972, cái đêm mở đầu cho cuộc không kích tàn bạo nhất trong lịch sử chiến tranh của Mỹ vào Hà Nội. Gần sáng chúng tôi lại phải chạy ra hầm lần nữa, kinh nghiệm lần này vác theo cái chăn để chùm kín lên đầu khỏi rét và tranh thủ ngủ vì nếu còn nghe tiếng nổ nghĩa là mình vẫn con sống.

Sáng ra qua bản tin của đài TNVN thì việc Mỹ dùng B52 đánh Hà Nội là đúng và ta đã hạ được B52 trên bầu trời Hà Nội. Nghĩ về những người thân mà nhấp nhổm muốn về quá, nhưng vừa mới ở nhà lên được 2,3 ngày trong khi việc quay trở về đơn vị chỉ có ngày một ngày hai mà thôi…

Những đêm sau đó hầu như chúng tôi đều ngủ ngoài trời, d22 lọt thỏm vào giữa những khu vực đánh phá của B52 như Yên Viên, Gia Lâm và các trận địa tên lửa và pháo phòng không. Ban ngày hầu như yên tĩnh thỉnh thoảng mới có báo động .

Trưa ngày 22/12 sau khi được ăn tươi nhân dịp ngày thành lập QĐ tôi đang chìm trong giấc ngủ vì đêm nào cũng phải dậy mấy lần thì có người báo có gia đình lên thăm. Tôi định sang nhà c bộ thì đã thấy mẹ cùng anh chị tôi đã ở ngay cửa nhà. Sau ngày 18 hầu như Hà Nội đều đi hết chỉ còn rất ít người ở lại. Mẹ tôi hiện đang ở HN, mấy hôm nay bà ở ngay tại cơ quan vì có hầm trú ẩn. Bố tôi ở khu sơ tán của cơ quan. Chị tôi cho các cháu đi sơ tán với bà nội, còn chị ở lại. Khu tập thể Tôn Đản chỗ chị tôi được ngân hàng xây hầm trú ẩn khá liên cố nên cũng yên tâm. Còn anh tôi vẫn bên trường. Sốt ruột vì bom B52 tơi bời lại biết tin tôi trở lại chiến trường, cả nhà kéo sang thăm tôi. Cho đến lúc này ngày giờ chúng tôi xuất phát cũng chưa hề biết nên chỉ còn động viên mẹ tôi và anh chị yên tâm trở về. Tiễn mọi người ra cổng trại thì ngay lúc đó phía Hà Nội vọng đến tiếng cao-xạ cùng tiếng rít của máy máy bay bay thấp của địch.
 
Tin ga Hàng cỏ bị trúng bom trưa 22/12 rồi đêm đó BV Bạch Mai bị trúng bom B52 …làm cho tôi nóng ruột quá. Ga mà bị ném bom thì nhà tôi thế nào đây ? Bình tĩnh lại thì lúc ấy mẹ và anh chị tôi vừa ở chỗ tôi về nên cũng yên tâm, còn nhà cửa thì sao, biết đâu 1 quả bom mồ côi lại lạc ra khỏi ga thì sao ? Phải về ngay, kiểu gì cũng phải về, đây là lý do phải về !

(còn tiếp)
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #299 vào lúc: 15 Tháng Chín, 2010, 07:10:20 pm »


     Dưới đây là một vài hình ảnh B52 đánh Hà Nồi cuối năm 1972
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM