Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 04:33:22 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ký ức một thời hoa lửa  (Đọc 388310 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #280 vào lúc: 10 Tháng Chín, 2010, 03:42:12 pm »

NGƯỢC DÒNG KÝ ỨC
(tiếp theo)

Hà Nội những ngày này lại rục rịch vận động nhân dân đi sơ tán vì tình hình Hội nghị Paris không tiến triển được, Mỹ răn đe ném bom lại miền Bắc. Nhiều việc tôi phải giải quyết như đưa bà ngoại tôi lên chỗ sơ tán của cơ quan cậu tôi ở Quốc Oai, cùng Thiệp đưa An nhập trường ở Vũ Di, Vĩnh Tường, Vĩnh Phú. Đi thăm gia đình mấy anh em ở Hà Nội như Hòa, An đen, anh Được. Tôi đã bao lần dừng chân ở trước cửa nhà 53 Hàng Đậu mà đôi chân cứng cả lại mà không thể nhấc chân bước vào nhà, làm thế nào đây khi buộc phải báo cho gia đình biết tin Tiến đã hy sinh, chắc chắn người ta chưa gửi giấy báo tử về cho gia đình… giá như có một thằng nào đấy cùng ra với mình để mình có đủ dũng khí đến báo tin cho gia đình Tiến nhỉ.

Ở nhà đã 10 ngày chán quá, có lẽ lên đơn vị cho thay đổi không khí và cũng để cho khu phố khỏi dị nghị. Đã có lần cụ Tỳ bên nhà 18 là tổ trưởng dân phố lập cập chống ba-toong sang bên nhà rào trước đón sau vì chuyện tôi về nhà mà chẳng có giấy tờ gì cả. Tôi nói luôn với cụ: “Ai hỏi chuyện của cháu cụ cứ bảo nó ở bên Đoàn an dưỡng 869 về, cứ sang bên ấy mà hỏi, nó mà đảo ngũ thì làm sao nó lại dám mặc quân phục với sao mũ đầy đủ”. Tôi biết cụ cũng chỉ bị sức ép của mấy vị cán bộ khu phố mà thôi. Cái tên 869 những năm đầu thập kỷ 70 của thế kỷ trước như một cái gì đáng nể trọng nhưng cũng đầy tai tiếng: lính 869 mặc cốt bà Định ( áo rét đông xuân dài tay mầu cỏ úa mở khuy trước ngực) khoác bên ngoài quân phục (điều lệnh phải mặc bên trong) hoặc áo bông bộ đội (chỉ có ở bệnh viện quân y hay các đoàn an dưỡng), vai khoác ba-lô lộn trái đi từng tốp về Hà Nội, không 1 quân cảnh nào dám hỏi. Thậm chí va chạm với công an cũng lính 869 hay từ tầu Thái Nguyên về với hàng bao tải chè qua mặt cả thuế vụ cũng 869, say rượu bét nhè quậy phá ở chợ Tó hay chợ Vân Trì cũng 869, còn chuyện giăng hàng ra chặn ô tô về Hà Nội là chuyện thường ngày ở trại…

Ngày nào tôi cũng nghe đài và đọc báo chí để theo dõi tình hình chiến sự nhất là ở Quảng Trị. Lâu nay chiến sự khu vực thị xã QT ít nói đến chỉ nhắc nhiều đến vùng Nhan Biều và nhất là ở Tích Tường, Như Lệ. Lúc ấy cũng chẳng biết khu vực đó là ở đâu và đơn vị mình hoạt động ở khu vực nào nữa.

Sang đơn vị lần này tôi đi đi xe bus đến Trâu Quỳ rồi lên đê sông Đuống, qua đò ngang sang Phù Đổng và băng cánh đồng thẳng tắp về Trung Mầu, đi theo tuyến đường này gần biết bao nhiêu. Về đến đơn vị việc đầu tiên là bị gọi lên làm kiểm điểm, đoạn kết của bản kiểm điểm là vì nhớ Mẹ nên lần này xin chừa lần sau cứ thế. Mấy vị cán bộ tức lắm lại thuyết trình tràng giang đại hải kiểu con tằm nhả ra tơ…Hồi ấy thằng nào bị làm kiểm điểm nhiều thế nào thứ hai đầu tuần phải lên đọc 10 lời thề của QĐNDVN. Có lần mình lên đọc nhưng do tư tưởng tếu táo đọc lời thề thứ 9 thành: “ Trong tình thương yêu giai cấp hết lòng thương yêu đồng đội, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau lúc thường như lúc có đường có sữa”.  Cả đơn vị được một trận cười vỡ bụng.

Khoảng gần giữa tháng 12/1972, trên d bộ xuất hiện rất nhiều cán bộ lạ và có tin các đơn vị của B5 ra đón quân về.

Tôi và khoảng hơn năm chục người nữa là lính Quảng Trị có tên trong danh sách quay lại chiến trường, mặc dù chưa được khám thương. Tin này làm chấn động cả đơn vị, chỗ nào cũng thấy lính tráng bàn tán việc đi hay ở. Nhiều người lo thật sự. Với tôi, tin này cũng làm tôi xao xuyến nhưng mình cũng đã xác định từ trước: đây chỉ là một chuyến đi phép dài mà thôi. Đơn vị gọi tôi lên và chính thức thông báo tôi sẽ trở về đơn vị và việc khám thương sẽ do đơn vị cũ làm. Tôi chỉ yêu cầu xin được về mấy ngày để từ biệt gia đình. Ngay buổi chiều hôm đó tôi ra Trâu Quỳ và tới trường ĐHNN 1 để báo cho anh tôi biết.

Mẹ tôi nghe tin tôi trở lại chiến trường cũng buồn lắm, bà gắng gượng động vên tôi: Thôi con cứ đi đi, về được nhà lần này là tốt lắm rồi, Trời, Phật sẽ phù hộ cho con…  

(còn tiếp
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Chín, 2010, 07:33:10 am gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #281 vào lúc: 10 Tháng Chín, 2010, 04:07:24 pm »


       Tặng bác LEXUANTUONG và ae em tấm ảnh Hà Nội, những ngày "cạp lồng"
Logged

Trongc6
Thành viên
*
Bài viết: 495


« Trả lời #282 vào lúc: 10 Tháng Chín, 2010, 04:59:40 pm »

Bác Lê Xuân Tường ơi,

Cái lời thề "đường sữa" mà bác đọc ở trại 869 là lời thề thứ 7 đấy bác ạ.
Logged

GiangNH
Thành viên
*
Bài viết: 1146


« Trả lời #283 vào lúc: 10 Tháng Chín, 2010, 07:14:27 pm »

 Những ngày ở 869, bác lexuantuong1972 có bao giờ về thăm trường "Đại học Do hạ" không? Cô Yến K15 Cảng-người thiếu nữ duy nhất tiễn bác lên xe tại hồ Yên, có lẽ vẫn đang ở cái làng mà phía Nam, Tây là những hồ sen rất thơ mộng(mấy cái hồ này, bây giờ vẫn còn nguyên giá trị của nó).

 Ngày ấy, các bác còn sợ "Vệ binh dốc Tó". Chứ sau GPMN, em có 1 đàn anh dân Hà thành 9 đời, lính sư 5-KCCM, bị ăn đủ 1 phát M79 vào...tay, rồi về ăn dưỡng tại 869. Mỗi lần muốn về nhà thì cứ "hồn nhiên" đi ra dốc Tó, chẳng bác Vệ binh nào dám hỏi. Thậm chí lên xe ca, lơ xe cũng phải xếp cho bác ấy ngồi bên cạnh bác tài xế về tận Bến Nứa.
« Sửa lần cuối: 10 Tháng Chín, 2010, 07:23:20 pm gửi bởi GiangNH » Logged
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #284 vào lúc: 10 Tháng Chín, 2010, 07:43:27 pm »

 Hì ..hì ! Một hình ảnh thân thương về Hà nội những năm tháng còn gian khó . Ấy vậy mà khi đi xa HN lòng người trai luôn nhớ đến nao lòng các bác nhỉ ?
 Khi đó chúng ta nhớ HN lắm , nhớ từng gốc cây hòn đá cho đến ghế đá công viên hay cái mặt tiền nhà cô bạn mà mình thầm yêu trộm nhớ , nhớ cả cái vỉa ba toa hay cái ga cống đầu phố mỗi lần hè về gặp hôm trở trời bốc mùi thoang thoảng hầm hập nóng .
 Nhớ tất cả về HN và nhớ luôn cả những người không quen biết hàng ngày vẫn đi lại qua cửa nhà mình .
 Phải chăng đó chính là hồn của HN đã quện vào trong từng tế bào của cơ thể những người trai HN và mỗi lúc đi xa chất hồn HN đó vẫn phảng phất quanh ta .
 Ngàn năm rồi .. HN đó .

 Cám ơn bác TichtuongNhuLe đã cho xem lại một thời HN . Grin
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #285 vào lúc: 11 Tháng Chín, 2010, 02:43:35 am »

 
........
Tháng 3/1970 lại thi chọn khoa, lúc đó mới chính thức học tại các khoa. Mình vào lớp Công trình 14 (hơi bị oách đấy), lớp này toàn những người học cự phách đấy nhưng vất vả lắm . Môn Toán cao cấp rất nặng đích thân thầy Hãn "trùm toán" của ĐHXD dậy.
.............
Lớp công trình của bác Tường chỉ có mỗi khóa 14 có thôi. K15 và 16 mỗi khóa có một ông tốt nghiệp ngành công trình, chắc rơi từ lớp bác xuống: Phan Thân và Nguyễn Cảnh. K14 lớp công trình có 2 người ở lại trường làm giáo viên: Đoàn Ngọc Tranh (KC thép) và Nghiêm Quang Hà (SBVL). Bác Tường còn nhớ không ạ? Lớp công trình k14 nhập ngũ năm đó bao nhiêu người hả bác ? Bây giờ tiếng Nga bác còn nhớ nhiều không ?
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Chín, 2010, 03:10:08 am gửi bởi qtdc » Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #286 vào lúc: 11 Tháng Chín, 2010, 07:31:45 am »

 
........
Tháng 3/1970 lại thi chọn khoa, lúc đó mới chính thức học tại các khoa. Mình vào lớp Công trình 14 (hơi bị oách đấy), lớp này toàn những người học cự phách đấy nhưng vất vả lắm . Môn Toán cao cấp rất nặng đích thân thầy Hãn "trùm toán" của ĐHXD dậy.
.............
Lớp công trình của bác Tường chỉ có mỗi khóa 14 có thôi. K15 và 16 mỗi khóa có một ông tốt nghiệp ngành công trình, chắc rơi từ lớp bác xuống: Phan Thân và Nguyễn Cảnh. K14 lớp công trình có 2 người ở lại trường làm giáo viên: Đoàn Ngọc Tranh (KC thép) và Nghiêm Quang Hà (SBVL). Bác Tường còn nhớ không ạ? Lớp công trình k14 nhập ngũ năm đó bao nhiêu người hả bác ? Bây giờ tiếng Nga bác còn nhớ nhiều không ?

Tranh, Hà, Cảnh là học cùng lớp. Cảnh người Bình Định sau nay là GĐ Sở XD Đồng Nai. Thân mình không nhớ. Lớp này đi phải đến 5,6 người. Tiếng Nga chẳng còn nhớ bao nhiêu đâu.
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #287 vào lúc: 11 Tháng Chín, 2010, 07:45:11 am »


       Tặng bác LEXUANTUONG và ae em tấm ảnh Hà Nội, những ngày "cạp lồng"


Nhìn thấy tầu điện thì nhớ lại những ký ức tuổi thơ đến nao lòng. Nhà mình ở gần Ga Hàng Cỏ, từ bé tiếng leng keng tầu điện và tiếng tu...xịch..tu...xịch của tầu hỏa đã đi vào trong giấc ngủ của cậu bé con suốt ngày lang thang hết ngoài Ga lại ra Nhà hát Nhân dân rồi về sân Tòa án để nghịch ngợm. Những âm thanh rất đỗi dung dị ấy cùng với những kỷ niệm ấu thơ và tấm lòng nhân hậu của người Mẹ đã tạo cho chúng ta một Quê hương, một Tổ quốc mà chúng ta không bao giờ được phép làm hoen ố nó và sẵn sàng làm tất cả để có ngày hôm nay có phải thế không các chiến hữu thân mến của tôi.
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #288 vào lúc: 11 Tháng Chín, 2010, 07:50:06 am »

Những ngày ở 869, bác lexuantuong1972 có bao giờ về thăm trường "Đại học Do hạ" không? Cô Yến K15 Cảng-người thiếu nữ duy nhất tiễn bác lên xe tại hồ Yên, có lẽ vẫn đang ở cái làng mà phía Nam, Tây là những hồ sen rất thơ mộng(mấy cái hồ này, bây giờ vẫn còn nguyên giá trị của nó).

 Ngày ấy, các bác còn sợ "Vệ binh dốc Tó". Chứ sau GPMN, em có 1 đàn anh dân Hà thành 9 đời, lính sư 5-KCCM, bị ăn đủ 1 phát M79 vào...tay, rồi về ăn dưỡng tại 869. Mỗi lần muốn về nhà thì cứ "hồn nhiên" đi ra dốc Tó, chẳng bác Vệ binh nào dám hỏi. Thậm chí lên xe ca, lơ xe cũng phải xếp cho bác ấy ngồi bên cạnh bác tài xế về tận Bến Nứa.

Khi hết chiến tranh trở về trường bọn mình từ ga Hương Canh đi dọc theo đường tầu và rẽ vào bên nghĩa trang ven đường tầu nơi an nghỉ của những người đã chết trong trận bom hồi ấy. Yến nằm tại đây. Gần đấy là mộ thầy Trụ dậy Lý mà tôi còn nợ môn Chu trình đẳng nhiệt và entropie
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
Hai Ruộng
Thành viên
*
Bài viết: 1275


« Trả lời #289 vào lúc: 11 Tháng Chín, 2010, 09:55:15 pm »

 Chuyện của anh LE XUANTUONG cũng giốnh như chuyện tình " Màu tím hoa sim của Hữu Loan vậy .... Không chết người trai khói lửa , mà chết người em gái nhỏ phương xa ... " . Lúc em về học lại ở ĐH BK TPHCM cũng môn nhiệt học thầy dạy môn nầy cũng từ Hà Nội vào dạy , hình như là thầy Nguyễn Bình THành , lâu quá rồi em nhớ không biết có còn chính xác không ? Anh Tường có quen với thầy Thành không ?
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM