Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 12:28:11 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ký ức một thời hoa lửa  (Đọc 388357 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
GiangNH
Thành viên
*
Bài viết: 1146


« Trả lời #270 vào lúc: 08 Tháng Chín, 2010, 08:13:53 pm »

 Ngày ấy, Do hạ có rất nhiều sinh viên DHXD, còn "bản" nhà em(chạy 15 phút thì tới Do hạ) thì có đủ sắc lính(Quân chính, Tài chính, TC chính trị...). Suốt những năm tháng chiến tranh phá hoại của Mỹ, chưa hề có 1 quả bom nào chính thức rơi tại đây. Khu vực xung quanh đó như Thạch lỗi, Chèm, Đa phúc, Tó thì mịt mù khói lửa, thậm chí chết cả làng?

 Hay là Mỹ nó "thương" em và bạn của bác nhỉ?

 À bác từ Do hạ bắt đầu lên ô tô tại khu vực nào(làng Do, chợ Yên, Đường lệ, Hối đồng...)
Logged
khanhhuyen
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1957

Cao điểm 1100/85 E2 F3 SV


« Trả lời #271 vào lúc: 08 Tháng Chín, 2010, 09:25:28 pm »

Chơi với lính mà chú hỏi vậy nghe nó Tây quá,đã lính thì: thấy xe là bến. Grin
Logged

TA LÀ CON CỦA BỐ TA,MẸ TA. - H3/85 - CÁC BẠN ĐANG THẢO LUẬN CÙNG KHANHHUYEN,XIN CẢM ƠN.!
NGƯỜI ....CHIẾN SỸ ẤY... AI ĐÃ GẶP ANH... KHÔNG.. THỂ NÀO QUÊN .KHÔNG.. THỂ NÀO....QUÊN...
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #272 vào lúc: 09 Tháng Chín, 2010, 07:30:34 am »

Ngày ấy, Do hạ có rất nhiều sinh viên DHXD, còn "bản" nhà em(chạy 15 phút thì tới Do hạ) thì có đủ sắc lính(Quân chính, Tài chính, TC chính trị...). Suốt những năm tháng chiến tranh phá hoại của Mỹ, chưa hề có 1 quả bom nào chính thức rơi tại đây. Khu vực xung quanh đó như Thạch lỗi, Chèm, Đa phúc, Tó thì mịt mù khói lửa, thậm chí chết cả làng?

 Hay là Mỹ nó "thương" em và bạn của bác nhỉ?

 À bác từ Do hạ bắt đầu lên ô tô tại khu vực nào(làng Do, chợ Yên, Đường lệ, Hối đồng...)

Thế bạn ở khu HVCT ở Nam Hồng à. Ngày đi bộ đội mình lê xe ở chỗ đường tam giác ngay chợ Yên và nhà truyền thống xã Tiền Phong.
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #273 vào lúc: 09 Tháng Chín, 2010, 09:28:10 am »

NGƯỢC DÒNG KÝ ỨC
(tiếp theo)

Sáng hôm sau tôi cùng hơn chục người nữa có tên về d22. Trong số người đi d22 không có Hùng nhưng có một số anh em về từ trước đang ở các đội cùng đi. Xe lăn bánh ra khỏi đoàn thì gặp một xe đỗ ở cổng vào, đây chính là xe đưa tôi từ CT14B về hôm trước, tôi thoáng nhìn thấy Dũng ngựa K16 ở c2/d1 với tôi với cái đang tập tễnh đi vào.

Xe lại quay ra cầu Đuống nhưng không qua cầu mà xuôi theo đê đi về phía Phù Đổng. Con đường đê đầy ổ gà làm cho xe cứ nhảy chồm chồm, lắc lư. Cả bọn không thể ngồi được đành phải đứng vịn tay vào thành xe cho khỏi xóc.

Qua khỏi Phù Đổng chừng 3 cây số xe đưa chúng tôi rẽ xuống chân đê vào một khu nhà giống như một trại chăn nuôi với một dẫy nhà xây nhiều gian, bên kia cái sân rộng là 2,3 đãy nhà lá trống tuềnh. Đây là d22 - một đơn vị thuộc Đoàn 869 - nằm tại xã Trung Mầu thuộc huyện Gia Lâm.

Trước đây d22 là đơn vị thu dung của BTL Thủ đô chuyên làm nhiệm cụ thu gom quân đảo, lạc ngũ để đưa lại vào chiến trường. Sau này sát nhập về Đoàn 869 để phân bớt thương binh về và cũng là nơi tập trung các anh em chuẩn bị ra quân. Nhưng cái tên thu dung vẫn đeo bám cho tới tận lúc này. Có rất nhiều anh em đã nằm 2,3 năm ở đây. Họ từ mọi chiến trường trở về tuổi quân tương đối nhiều nên có tư tưởng công thần, ngày 3 bữa ăn chẳng biết làm gì nên có rất nhiều chuyện mà ta hay nói nhàn cư vi bất thiện. Họ giết thời giờ vào những trận tiến lên hay la cà ở những quán nước trong xóm. Mặt khác cơ sở vật chất rất tồi tàn. Khu trại chúng tôi ở đúng là 1 trại chăn nuôi của địa phương cho mượn và cải tạo làm bếp ăn và làm thêm mấy dãy nhà lợp nứa, vách đất.
 
Sau mấy ngày với cảm giác náo nức kèm theo tâm trạng có vẻ tự hào của một người từ chiến trường ác liệt trở về giờ cảm thấy mình bị hẫng hụt rất nhiều. Ở đây tôi gặp được Thế Anh, nó về đây trước tôi mấy hôm, rồi cả Ngọ tây nữa, nó nằm đây từ tháng 10 sau khi bị thương ở trong Thành cổ.

Mấy cậu cùng đi rủ tôi chuồn về nhà ngay trong đêm đó. Cả bọn ăn cơm tối xong gửi lại đồ đạc cho anh em cùng nhà rồi vai khoác ba-lô lộn trái và lên đường. Chúng tôi lên đê và đi về phía cầu Đuống, bầu trời tối xẫm lùi xùi mấy hạt mưa, gió rét thổi ù ù, chúng tôi cứ lầm lũi đi không ai nói với ai 1 lời nào trong lòng đầy nỗi u uẩn. Ra đến cầu Đuống chừng 8 giờ tối, chúng tôi qua cầu phao nhưng đành phải đi bộ tiếp về Hà Nội.

Về đến nhà khuya lắm rồi, bố tôi lập cập ra mở cửa và rất ngạc nhiên khi thấy tôi xuất hiện.  Tôi kể lại cho bố mẹ tôi tất cả những chuyện xảy ra vừa qua với những uất ức của một người mà lòng tự trọng bị tổn thương.

(còn tiếp)
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
tai_lienson
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1231


« Trả lời #274 vào lúc: 09 Tháng Chín, 2010, 10:02:26 am »

 Bác quân lực nghi bác tự thương có lẽ vì vết thương ở khớp ngón tay . Bị thương ở chân, tay là những chỗ hay bị quân pháp nghi ngờ nhất , nhưng ở đây bác quân lực có khi chưa ra chiến trường nên chưa có kinh nghiệm .
    Lính ta tự thương bằng A K do tự bắn nên nòng súng ghí gần vết thương sẽ bị ám khói nhìn là biết ; có người tính kỹ bằng cách bắn xuyên qua cây chuối hoặc bình tông đựng nước cỡ 5 lít để cản khói nhưng nhìn vị trí vết thương, vết đạn xuyên ra  ngọt là có thể đoán được .
  Tự thương bằng lựu đạn chỉ có cách quăng lựu đạn rồi nấp trong hầm đưa tay lên hứng mảnh ,kiểu này khó vì mảnh văng chưa chắc đã trúng tay ,nếu đưa người ra hứng có khi lại tử
  Tự thương bằng kíp  cũng dễ bị phát hiện vì mục tiêu là hủy hoại bàn tay để khỏi cầm súng do đó phải nổ kíp gần nên  bị cả bàn tay , có khi đôi mảnh vào người , mảnh kíp nhỏ không xuyên được sâu ,vì nổ gần nên mảnh tập trung ;quân pháp sẽ đặt câu hỏi: anh làm nổ kíp nhằm mục đích gì ...
  trường hợp của bác có lẽ quân lực nghi bác chơi kíp nhưng vết thương của bác rải rác khắp người cả  hai bên  trái , phải và chân ,   ở tay cũng chỉ có một mảnh ,mảnh M79  cũng nhỏ  nhưng dày hơn kíp nên dễ  xác định chính xác không phải là nổ kíp .
 Tự thương khó phát hiện nhất là trêu cho  địch bắn rồi giơ tay lên như hồi bọn em chốt trực tiếp tiếp xúc ở Sa Mát . Nhưng kiểu gì cũng còn có đồng đội bên cạnh nên 99% bị phát hiện
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Chín, 2010, 10:10:02 am gửi bởi tai_lienson » Logged

Lính trung đoàn tình nguyện quân 866 - qua những miền tây - (một khẩu súng giữ đất trời ba nước, một dấu chân in khắp nẻo Đông Dương)
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #275 vào lúc: 09 Tháng Chín, 2010, 12:14:32 pm »

Bác quân lực nghi bác tự thương có lẽ vì vết thương ở khớp ngón tay . Bị thương ở chân, tay là những chỗ hay bị quân pháp nghi ngờ nhất , nhưng ở đây bác quân lực có khi chưa ra chiến trường nên chưa có kinh nghiệm .
    Lính ta tự thương bằng A K do tự bắn nên nòng súng ghí gần vết thương sẽ bị ám khói nhìn là biết ; có người tính kỹ bằng cách bắn xuyên qua cây chuối hoặc bình tông đựng nước cỡ 5 lít để cản khói nhưng nhìn vị trí vết thương, vết đạn xuyên ra  ngọt là có thể đoán được .
  Tự thương bằng lựu đạn chỉ có cách quăng lựu đạn rồi nấp trong hầm đưa tay lên hứng mảnh ,kiểu này khó vì mảnh văng chưa chắc đã trúng tay ,nếu đưa người ra hứng có khi lại tử
  Tự thương bằng kíp  cũng dễ bị phát hiện vì mục tiêu là hủy hoại bàn tay để khỏi cầm súng do đó phải nổ kíp gần nên  bị cả bàn tay , có khi đôi mảnh vào người , mảnh kíp nhỏ không xuyên được sâu ,vì nổ gần nên mảnh tập trung ;quân pháp sẽ đặt câu hỏi: anh làm nổ kíp nhằm mục đích gì ...
  trường hợp của bác có lẽ quân lực nghi bác chơi kíp nhưng vết thương của bác rải rác khắp người cả  hai bên  trái , phải và chân ,   ở tay cũng chỉ có một mảnh ,mảnh M79  cũng nhỏ  nhưng dày hơn kíp nên dễ  xác định chính xác không phải là nổ kíp .
 Tự thương khó phát hiện nhất là trêu cho  địch bắn rồi giơ tay lên như hồi bọn em chốt trực tiếp tiếp xúc ở Sa Mát . Nhưng kiểu gì cũng còn có đồng đội bên cạnh nên 99% bị phát hiện
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #276 vào lúc: 09 Tháng Chín, 2010, 12:20:03 pm »

Bác quân lực nghi bác tự thương có lẽ vì vết thương ở khớp ngón tay . Bị thương ở chân, tay là những chỗ hay bị quân pháp nghi ngờ nhất , nhưng ở đây bác quân lực có khi chưa ra chiến trường nên chưa có kinh nghiệm .
    Lính ta tự thương bằng A K do tự bắn nên nòng súng ghí gần vết thương sẽ bị ám khói nhìn là biết ; có người tính kỹ bằng cách bắn xuyên qua cây chuối hoặc bình tông đựng nước cỡ 5 lít để cản khói nhưng nhìn vị trí vết thương, vết đạn xuyên ra  ngọt là có thể đoán được .
  Tự thương bằng lựu đạn chỉ có cách quăng lựu đạn rồi nấp trong hầm đưa tay lên hứng mảnh ,kiểu này khó vì mảnh văng chưa chắc đã trúng tay ,nếu đưa người ra hứng có khi lại tử
  Tự thương bằng kíp  cũng dễ bị phát hiện vì mục tiêu là hủy hoại bàn tay để khỏi cầm súng do đó phải nổ kíp gần nên  bị cả bàn tay , có khi đôi mảnh vào người , mảnh kíp nhỏ không xuyên được sâu ,vì nổ gần nên mảnh tập trung ;quân pháp sẽ đặt câu hỏi: anh làm nổ kíp nhằm mục đích gì ...
  trường hợp của bác có lẽ quân lực nghi bác chơi kíp nhưng vết thương của bác rải rác khắp người cả  hai bên  trái , phải và chân ,   ở tay cũng chỉ có một mảnh ,mảnh M79  cũng nhỏ  nhưng dày hơn kíp nên dễ  xác định chính xác không phải là nổ kíp .
 Tự thương khó phát hiện nhất là trêu cho  địch bắn rồi giơ tay lên như hồi bọn em chốt trực tiếp tiếp xúc ở Sa Mát . Nhưng kiểu gì cũng còn có đồng đội bên cạnh nên 99% bị phát hiện

Mình có giấy chứng thương đàng hoàng mà còn có cả dấu của e nữa, trong khi đó hầu như anh em bị thương có giấy chứng thương đâu chỉ có bệnh án của viện mà thôi. Ra đến viện họ lọc cũng kỹ lắm, quân y xác định vết thương, quân lực ngồi cạnh ghi vào giấy chứng thương. Mình đã nói ở đoạn trên khi ra tới phẫu của e
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #277 vào lúc: 09 Tháng Chín, 2010, 08:32:38 pm »


Mình có giấy chứng thương đàng hoàng mà còn có cả dấu của e nữa, trong khi đó hầu như anh em bị thương có giấy chứng thương đâu chỉ có bệnh án của viện mà thôi. Ra đến viện họ lọc cũng kỹ lắm, quân y xác định vết thương, quân lực ngồi cạnh ghi vào giấy chứng thương. Mình đã nói ở đoạn trên khi ra tới phẫu của e


       Bác Tường dùng câu của Cao Bá Quát:
 
       Con voi đánh trận đường xa,
       Con mèo trong bếp ỉa đầy nồi rang.


là quá thấm thía rồi.

       Voi đi đánh trận bị thương,
       Con mèo bố láo lại tương lên đầu.


Làm sao mà không điên chứ ?
Logged

lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #278 vào lúc: 10 Tháng Chín, 2010, 07:56:52 am »

NGƯỢC DÒNG KÝ ỨC
(tiếp theo)

Những ngày tiếp theo ở nhà tâm trạng tôi cũng dần dần bình tĩnh lại. Việc đầu tiên là đi thăm họ hàng và bạn bè quen biết. Anh Minh - anh rể tôi - hồi tháng 5 nhập ngũ cùng tôi nhưng được hoãn lại cho tới tháng 9 lại đi, hiện đang huấn luyện tại Yên Tử. Các cháu con chị tôi thời gian qua lăn lóc đi sơ tán theo bà ngoại ở Đanh Xuyên, Ứng Hòa, Hà Tây rồi lại về Hiệp Hòa, Hà Bắc….nhưng cũng may chúng cũng chịu được. Cu Mốc trước khi tôi đi bộ đội đã phải nằm viện tới 6 tháng tưởng rằng không qua được nay cũng khỏe. Một nách 2 con nhỏ lại còn đi dậy, chồng lại bộ đội nên chị tôi tất bật suốt ngày, một vài tuần lại đạp xe lên Yên Tử thăm chồng…Anh Thiện tôi vẫn dậy bên trường ĐH Nông nghiệp 1, hồi tháng 9 có giấy gọi nhập ngũ nhưng lúc đó ở nhà chưa nhận được giấy thông báo của trường ĐHXD v/v tôi đã nhập ngũ mà ở cương vị anh tôi không thể giải thích với tổ chức. Được tin, mẹ tôi tức tốc đạp bốn chục cây số về HN bắt bạn anh tôi đưa lên khu C nơi tôi học ở Chợ Yên (Tiền Phong, Yên Lãng, Vĩnh Phú) để lấy giấy xác nhận tôi đã đi bộ đội. Ở khu C không có dấu tròn của trường, bà lại đạp xe lên Hương Canh để lấy giấy có dấu tròn của trường để mang về. Đúng ngày anh tôi lên xe về đơn vị, mẹ tôi đến gặp Hiệu bộ của ĐHNN 1 đưa giấy để anh tôi được hoãn lại: “Tôi có 2 thằng con, thằng em nó đi B giờ chưa có tin tức gì. Nhà nước mới có lệnh động viên cục bộ chứ chưa có lệnh tổng động viên nên tôi còn 1 thằng hãy để nó ở lại”. Thế là anh tôi ở lại.

Viết đến những dòng này tôi chợt nghĩ đến Mẹ tôi, một người phụ nữ xuất thân từ 1 gia đình khá giả ở Hà Nội, lại là con gái duy nhất trong 1 gia đình đông con có gốc gác từ họ Hồ làng Quỳnh Đôi, Nghệ An nhưng phiêu bạt rời bỏ quê hương để kiếm sống. Bà sinh ra ở Vân Nam, Trung Quốc khi ông ngoại tôi là công chức tại Sở hỏa xa Vân Nam của Pháp. Bà theo bố tôi cũng xuất thân từ 1 gia đình công chức ăn lương Tây nhưng lại không theo nghề tổ là nghề làm thợ bạc ở Đình Công, Thanh trì, Hà Nội, hết ở Lạng Sơn (lúc đó bố tôi là thư ký Tòa sứ Lạng Sơn) rồi về Hà Nội. Trong kháng chiến chống Pháp bà đã đưa cả gia đình từ bỏ gia sản của mình đưa mẹ chồng, mẹ đẻ, 2 cô em gái của chồng, 1 cậu em trai còn nhỏ cùng 2 đứa con thơ dại theo cơ quan chồng ra vùng tự do, hết Việt Bắc, Thái Bình rồi vào Thanh Hóa. Bà kể lại chuyện khi tôi mới có 10 tháng tuổi, bà đã một mình địu tôi từ Thanh Hóa theo đường giao liên vượt vành đai trắng ra Hà Nội để đón anh chị tôi (lúc đó đã theo bà nội và bà ngoại tôi vào Hà Nội) ra đi học ở khu Học xá Nam Ninh, TQ. Hòa bình lập lại, với đồng lương ít ỏi của bố tôi, bà đã tần tảo lo toan cho gia đình vượt qua những khó khăn về cơm, áo, gạo, tiền trong những năm khốn khó để chồng yên tâm công tác và nuôi 3 con đều vào đại học. Tôi là con út được chiều lại ngỗ ngược từ bé, không ngày nào là không bị đòn vì tội đánh nhau với trẻ con xung quanh. Tuy chiều con và thương con rất mực nhưng bà lại rất dữ đòn, có lần bà bắt anh chị tôi giữ chân tay để bà đánh, anh chị tôi thương em mà khóc xin tha cho tôi, trong khi đó tôi nghiến răng chịu đòn vì mình đánh thằng ấy là đúng vì hôm trước nó cậy lớn đánh tôi  trước

Những ký ức ngày xưa ấy làm sao mà có thể quên được khi cái bóng của mình thật là nhỏ nhoi bên bóng hình cao vời vợi của người Mẹ hiền.

(còn tiếp)

« Sửa lần cuối: 10 Tháng Chín, 2010, 12:03:51 pm gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
lixeta
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1531


« Trả lời #279 vào lúc: 10 Tháng Chín, 2010, 08:39:59 am »

Về tấm lòng và công ơn của Người Mẹ nói chung và những Bà Mẹ Việt Nam thì chẳng có bút nào tả xiết. Nhưng viết về Mẹ cho ra hồn thì thật khó. LXT tôi tâm đắc nhất với mấy câu thơ của M. Gooc ki:

"Không có mặt trời
Thì hoa không nở
Không có Mẹ Hiền
Chẳng có anh hùng
Cũng chẳng có nhà thơ"

Còn tôi, sau 30.4.75 ra Bắc, về phép, cũng viết được một bài về Mẹ nhưng chỉ ưng có hai câu:

Trước mặt quân thù con là dũng sĩ
Nhưng dưới mắt Mẹ Hiền, con vẫn là một đứa trẻ thơ.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM