Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 17 Tháng Tư, 2024, 12:38:11 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ký ức một thời hoa lửa  (Đọc 388252 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #260 vào lúc: 08 Tháng Chín, 2010, 09:26:01 am »


“ Con tôi không mất mũi thật rồi, lạy trời lạy phật mẹ thấy thư gửi về nhà chữ của người khác lại nói là bị vào mũi, mẹ lo lắm mất mũi thì con gái đứa nào nó lấy…”.


       Bác LeXuanTuong à ! Kể cả mất mũi cũng không quan trọng bác nhỉ ? Chỉ sợ mất . . .
Logged

lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #261 vào lúc: 08 Tháng Chín, 2010, 10:42:07 am »

NGƯỢC DÒNG KÝ ỨC
(tiếp theo)

Sáng sớm hôm sau tôi bắt xe bus đi Quán Gánh để vào trạm. Hùng cũng đang sốt ruột nhấp nhổm ngóng tôi vào. Chúng tôi lên xe về Đoàn an dưỡng 869 của BTL Thủ đô. Xe không có mui nên anh em chúng tôi thoải mái nghênh ngáo hai bên đường 1 về Hà Nội. Dòng người trên QL1 những ngày này khá đông vui, không ít trong số họ chắc từ nơi sơ tán về với chiế xe đạp lỉnh kỉnh đồ đạc đang hướng về thành phố. Văn Điển, Giáp Bát hoang tàn, đổ nát bởi những trận oanh kích của máy bay địch. Khi qua công viên Thống nhất xe phải đi chậm lại đột nhiên có tiếng kêu : “Kìa anh Hùng kia kìa”. Hùng nhoai về phia tiếng kêu của một cô gái và hét lên: “Anh đây! Mấy ôm nữa anh sẽ về…”  Thì ra cô em gái của Hùng có việc từ trong ngõ đi ra nhìn thấy anh trai của mình trên xe. Hạnh phúc đến thật bất ngờ với những gia đình có người thân đi chiến trường trở về.

Vượt cầu phao Bác Cổ nhớ tới đêm hành quân vào Nam gặp được bố mẹ đón ở đây, trong lòng chợt nhói lên vì đêm qua khi Mẹ có hỏi thăm về thằng bé người Hải Phòng gặp ở đầu bến phà - đó là Cao Minh Sơn, lúc đó tôi biết tin Sơn đã hy  sinh khi đưa cơm mà không tìm thấy xác. Mẹ tôi lau nước mắt và nhắc tôi nên thu xếp ra Hải Phòng thăm gia đình Sơn, nhưng nào tôi có biết địa chỉ gia đình cậu ta ở đâu…

Qua cầu phao sông Đuống, xe chở chúng tôi theo QL 3 hướng về Đông Anh, dọc theo đê hàng đoàn xe tải quân sự đi ngược lại, nhiều chiếc hầu như còn mới tinh . Tranh thủ khi địch đang ngừng bắn ở phía Bắc vĩ tuyến 20, hậu phương miền Bắc dồn sức người sức của cho chiến trường.

Đến trạm biến thế Đông Anh, xe chúng tôi rẽ trái và tới xã Cổ Dương nơi đóng quân của Đoàn an dưỡng 869. Địa chỉ này không hề xa lại với tôi. Trước khi ngập ngũ tôi học tại Khu C của Trường ĐHXD tại chợ Yên, xã Tiền Phong, huyên Yên Lãng, Vĩnh Phú cách Cổ Dương chừng 7 km. Lúc đó thỉnh thoảng để cải thiện, SV chúng tôi thường đạp xe từ Khu C về Vân Trì để đổi quẩy về ăn. Từ Vân Trì về Cổ Dương rất gần.

Xe đỗ ở nhà tiếp đón, anh em trong trại xúm lại tìm người quen họ nói với nhau: “Lại Quảng Trị đây…”. Quả thật mấy tháng nay hầu hết là các TB từ mặt trận Quảng Trị trở về đây. Từng người chúng tôi lần lượt được gọi vào Ban quân lực để làm thủ tục. Tại đây một trung úy và một thượng sĩ tiếp chúng tôi. Một loạt câu hỏi được viên trung úy đặt ra phải trả lời: Họ tên - Ngày tháng năm sinh - Quê quán - Chỗ ở - Trình độ văn hóa - Đảng, đoàn - Tên cha mẹ -  Đơn vị trước khi đi B - Đơn vị khi chiến đấu - Ngày đi chiến trường - Ngày bị thương - và đặc biệt họ hỏi đi hỏi lại những câu: Nơi bị thương thuộc xã, huyện, tỉnh nào - Khi bị thương ai biết - Lúc bị thương đêm hay ngày, lúc mấy giờ -  Tư thế khi bị thương - Bị thương trong trường hợp nào do loại vũ khí nàogây ra - Sau khi bị thương đã điều trị ở đâu. Những câu hỏi sau họ hỏi đi hỏi lại mấy lần !!!

Sau đó chúng ổn định chỗ nghỉ trong trạm tiếp đón và được cấp phát quân trang mới và chờ về các đội an dưỡng của đoàn.

Khoảng hơn 1 giờ chiều đang ngủ tôi bị lay dậy để lên gặp quân lực. Lại những câu hỏi như ban sáng khiến tôi cảm thấy có cái gì đó mà mình chưa hiểu.

Đêm đầu tiên ngủ tại Đoàn trong tiếng ì ầm của máy bay bay đêm, ở đây theo đường chim bay cũng không xa sân bay Đa Phúc là mấy. Bất chợt có tiếng rít của máy bay ngay trên đầu, phản xạ tự nhiên của một thằng lính khiến mấy thằng chúng tôi bật khỏi chỗ nằm lăn ngay xuống đất - một thói quen mỗi khi cảm nhận tiếng máy bay đich tọa độ trên đầu. Rồi cũng dần quen và giấc ngủ đã đến với tôi.

Đang mơ màng thì ai đó gọi tôi dậy, lại tay thượng sĩ của Ban quân lực. Cũng vẫn những câu hỏi xoáy vào việc tôi bị thương. Lần này tôi cảm thấy bị xúc phạm thật sự: phải chăng người ta nghi ngờ việc tôi bị thương, mình có đầy đủ giấy tờ mà họ không tin ? Tôi khùng lên: “ Các ông nghi tôi tự thương ư ? Giấy tờ của tôi có đầy đủ. Nếu không tin các ông trả lại tôi về đơn vị…” Tay thượng sĩ mặt lạnh tanh: đây là nhiệm vụ của chúng tôi, đề nghị đ/c thông cảm và tạo điều kiện cho chúng tôi làm việc. Lúc đó nhìn đồng hồ để trên bàn là 11 giờ 30.

Về đến giường nghĩ tới việc mình bị thẩm tra như là kẻ có tội, tôi uất quá mà không ngủ được. Hay là 3 lần trả lời có gì không ổn ? Chứng tỏ trong số những TB từ chiến trường trở về có lẫn một số người tự thương. Quả thực vàng thau lẫn lộn. Nhưng chỉ nghĩ đến nét mặt của mấy thằng quân lực là muốn táng cho chúng nó một trận. Ngẫm đến câu thơ ca thán của Cao Bá Quát mà liên tưởng đến phận mình:
Con voi đánh trận đường xa,
Con mèo trong bếp ỉa đầy nồi rang.
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Chín, 2010, 10:50:27 am gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #262 vào lúc: 08 Tháng Chín, 2010, 10:47:34 am »


“ Con tôi không mất mũi thật rồi, lạy trời lạy phật mẹ thấy thư gửi về nhà chữ của người khác lại nói là bị vào mũi, mẹ lo lắm mất mũi thì con gái đứa nào nó lấy…”.


       Bác LeXuanTuong à ! Kể cả mất mũi cũng không quan trọng bác nhỉ ? Chỉ sợ mất . . .

Bác TTNL à, may là khi bị thương đang nằm sấp, một mảnh vào đùi non bên trái chỉ cách hậu cứ chưa đầy 10cm. Ở ĐT42 mình đã thấy một cậu bị thương vào chỗ đó, mỗi lần thay băng nó lại la lên: "Nó lại tụt rồi".  
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
GiangNH
Thành viên
*
Bài viết: 1146


« Trả lời #263 vào lúc: 08 Tháng Chín, 2010, 11:03:37 am »

 Hồi đang là sinh viên DHXD ở khu C chợ Yên(hình như dịch lên phía ga Thạch lỗi 1 chút), cũng như là khi ăn dưỡng ở 869 Cổ dương. Bác có bao giờ vào cái làng nằm giữa Vân nội và Tiền phong không?

 Ngày ở khu C, mỗi khi về nhà, bác đi qua phà Chèm, đò Đông trù hay: Chợ Yên-QL23-dốc Tó(ngày ấy cao lắm)-QL3-Cầu Long biên?

 Cổ dương, Vân trì có cực nhiều lính Quảng trị 1972, họ của E36F308 đấy.
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Chín, 2010, 11:10:37 am gửi bởi GiangNH » Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #264 vào lúc: 08 Tháng Chín, 2010, 11:15:16 am »

Hồi đang là sinh viên DHXD ở khu C chợ Yên(hình như dịch lên phía ga Thạch lỗi 1 chút), cũng như là khi ăn dưỡng ở 869 Cổ dương. Bác có bao giờ vào cái làng nằm giữa Vân nội và Tiền phong không?

 Ngày ở khu C, mỗi khi về nhà, bác đi qua phà Chèm, đò Đông trù hay: Chợ Yên-QL23-dốc Tó(ngày ấy cao lắm)-QL3-Cầu Long biên?

Mấy cái xóm quanh đấy bọn mình càn hơi bị nhiều vì khi nhập trường tháng 9/1969 khu C mới chỉ có 1, 2 dãy nhà như nhà ăn và BQL, SV nhập trường ở nhà dân suốt ra tận chợ Yên. Giờ mình không nhớ tên mấy cái xóm đó nữa, lâu quá rồi. Mỗi khi về HN bọn mình hầu hết đi bộ ra Chèm để bắt xe bus đấy, 7 km có ít đâu.
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
GiangNH
Thành viên
*
Bài viết: 1146


« Trả lời #265 vào lúc: 08 Tháng Chín, 2010, 11:42:47 am »

 Bác đi theo hành trình:
-Đi bộ: Hồ chợ Yên-Đại đồng-Võng la-Bến xe Đại độ.
-Xe ca: Đại độ-Chợ Yên-Nam hồng-Vân nội-Dốc Tó-QL3-Cầu Long biên.
 Ngày ấy gọi là xe ca, loại IFA W50 nhảy chồm chồm ấy. Lơ xe hễ nhìn thấy lính lên xe là "sợ xanh mắt mèo".
 Ngày ở 869 bác có hay ra chợ Tó(trùng với phiên chợ Bưởi) và chợ Vân trì không? Ôi, em nhớ cái món "mắm tôm quệt ngược"

 Em cũng định hầu bác tý chuyện QT72, nhưng F308 không bơi qua sông(họ là Fbb cơ giới), vì họ đánh hướng khác. Có bác bảo em "dốt lịch sử thì hãy ngồi im" nên em...im.
 Tất cả các địa danh bác đã đi qua thời "sinh viên chợ Yên", em cũng từng đi qua, nhưng là đi...cắt cỏ, chăn dê.

Hy vọng 1 ngày nào đó, bác sẽ "trở lại mái trường xưa".
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Chín, 2010, 11:49:20 am gửi bởi GiangNH » Logged
vitính
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 483


« Trả lời #266 vào lúc: 08 Tháng Chín, 2010, 12:07:51 pm »

Mấy cái xóm quanh đấy bọn mình càn hơi bị nhiều vì khi nhập trường tháng 9/1969 khu C mới chỉ có 1, 2 dãy nhà như nhà ăn và BQL, SV nhập trường ở nhà dân suốt ra tận chợ Yên.
Bác lexuantuong nhập trường 9/1969 thì là cùng khóa với tôi à? Ngọc Lôi, Thạc Quả, Dục Tú, bác ở thôn nào?
À, bác LXT ở ĐHXD tôi lại nhầm với 6971 học Lý ĐHTH, mới hỏi các thôn ở xã Dục Tú, Đông Anh, HN.
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Chín, 2010, 12:15:27 pm gửi bởi vitính » Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #267 vào lúc: 08 Tháng Chín, 2010, 12:16:16 pm »

Bác đi theo hành trình:
-Đi bộ: Hồ chợ Yên-Đại đồng-Võng la-Bến xe Đại độ.
-Xe ca: Đại độ-Chợ Yên-Nam hồng-Vân nội-Dốc Tó-QL3-Cầu Long biên.
 Ngày ấy gọi là xe ca, loại IFA W50 nhảy chồm chồm ấy. Lơ xe hễ nhìn thấy lính lên xe là "sợ xanh mắt mèo".
 Ngày ở 869 bác có hay ra chợ Tó(trùng với phiên chợ Bưởi) và chợ Vân trì không? Ôi, em nhớ cái món "mắm tôm quệt ngược"

 Em cũng định hầu bác tý chuyện QT72, nhưng F308 không bơi qua sông(họ là Fbb cơ giới), vì họ đánh hướng khác. Có bác bảo em "dốt lịch sử thì hãy ngồi im" nên em...im.
 Tất cả các địa danh bác đã đi qua thời "sinh viên chợ Yên", em cũng từng đi qua, nhưng là đi...cắt cỏ, chăn dê.

Hy vọng 1 ngày nào đó, bác sẽ "trở lại mái trường xưa".

Ơ thế bạn quê ở đấy à ! Mình nhớ ra rồi cái xóm mình ở khi nhập trường là xóm Do Hạ. Ở đấy khoảng 1 tháng rồi đi tập quân sự ở Thường Lệ, sau 1 tháng lại đi khai thác nứa ở Tam Đảo về làm trường. Tới cuối tháng 11/1969 về ở tại khu C và bắt đầu học nhưng lại chỉ ôn văn hóa là Toán, Nga, Tiếng Việt và học vẽ. Tháng 3/1970 lại thi chọn khoa, lúc đó mới chính thức học tại các khoa. Mình vào lớp Công trình 14 (hơi bị oách đấy), lớp này toàn những người học cự phách đấy nhưng vất vả lắm . Môn Toán cao cấp rất nặng đích thân thầy Hãn "trùm toán" của ĐHXD dậy.

Ngày ấy từ khu C về Chèm làm gì có xe ca. Ngay đến ô tô đi trên trục đường đó cũng là của hiếm.

Còn ở 869 trốn trại về anh em thường ra dốc Tó để bắt xe về HN. Hôm nào vệ binh bắt dữ quá thì theo đường Kim Lũ ra Hải Bối để về Chèm thì hơi bị xa)
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
GiangNH
Thành viên
*
Bài viết: 1146


« Trả lời #268 vào lúc: 08 Tháng Chín, 2010, 01:48:32 pm »

 Hóa ra em nói về xe ca sau 1975. Thì ra ngày ấy bác đi bộ từ hồ "Tam giác"-hồ chợ Yên tới tận bến phà Chèm, qua phà(hoặc đò ngang), sang bên bờ Nam, bắt xe bus về nhà.

 Do hạ bây giờ khác hẳn rồi, nhà máy, chung cư đã mọc đầy ở đó. Đường lệ(không phải Thường lệ) bây giờ không phải là nơi phóng SAM2, bắn pháo phòng không nữa, thay vào đó là 1 cánh đồng hoa bát ngát.

 869 bây giờ không còn dấu tích. Kim nỗ(không phải Kim lũ) có 1 kho tên lửa SAM3 đã chuyển đi rồi. Chỉ có con đường nhỏ cắt ngang sông Thiếp từ Vân nội sang Kim nỗ(bác trốn Vệ binh theo đường này) thì vẫn mờ ảo trong sương sớm. Chợ Yên, Vân trì, Tó đào đâu ra món bánh đúc lạc, lót lá chuối, quệt mắm tôm nữa!

 Em nằm giữa nơi bác bắt đầu ra đi(DHXD-Do hạ) và kết thúc chuyến đi(869-Cổ dương).
Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #269 vào lúc: 08 Tháng Chín, 2010, 02:51:34 pm »

  Em nằm giữa nơi bác bắt đầu ra đi(DHXD-Do hạ) và kết thúc chuyến đi(869-Cổ dương).

Từ khu C ĐHXD ra chợ Yên bên trái có 1 quán nước mà người bán chân có tật tụi tôi gọi là Lan què. Cả 1 thế hệ Khu C từ K14 đến sau này cống hiến bao nhiêu tiền thuốc nước cho cô ta. Có những thằng khi đi bộ đội thì niềm sung sướng nhất là trốn được món nợ cắm ở đó. Tháng 4/1972 Mỹ quay trở lại đánh phá, SV phải sơ tán ra mấy xóm quanh chợ Yên và tôi đi bộ đội ở chỗ đó. Lúc lên xe có 1 cô gái duy nhất ra bắt tay mình đó là Yến K15 Cảng. Tại sao lại là người duy nhất vì trước đó trong 1 chuyến xe từ HN lên Chèm, xe lèn chặt người. Chúng tôi xuống xe, trong đó có Yến thì cô ta bỗng lảo đảo ngã chúi xuống trong khi xe bắt đầu chuyển bánh. Tôi ở gần Yến liền chỉ kịp xô cô ta ra ngoài liền lúc đó hông xe xô vào tôi may mà không việc gì. Thì ra Yến bị cảm, tôi túm được 1 cậu quen biết đi xe đạp và gửi cô ta về trường. Tháng 10/1972 Mỹ đánh bom Hương Canh, trong số những người bị hôm đó có Yến khi cô ta đang nằm điều trị tại bệnh xá của trường.  
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Chín, 2010, 03:18:33 pm gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM