Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 02:00:17 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ký ức một thời hoa lửa  (Đọc 387925 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #240 vào lúc: 03 Tháng Chín, 2010, 04:41:08 pm »

"...Khu vực ĐT42 chỉ cách Kim Liên có 1 cánh đồng, suốt ngày ngoài 2 bữa cơm chúng tôi ở lán còn thì lang thang bên bảo tàng quê Bác..." trích từ lexuantuong1972.

Khả năng là Rú Trác (Động Tranh) thuộc xã Nam Giang, Nam Đàn, Nghệ An bác Tường ạ. Từ đây sang khu di tích Kim Liên rất gần. Đội ĐT42 thuộc Cục Hậu Cần QK4. Còn nếu là Núi Chung thì lại ở ngay trong xã Kim Liên. Núi Chung thấp trông như quả đồi. Rú Trác thuộc dãy Đại Huệ thì cao hơn (100m so với mực nước biển).

Quả núi này không cao lắm đâu. Đại Huệ có phải là núi đặt phần mộ của thân mẫu cụ Hồ không ? Nếu là đúng thì không phải vì quả núi như  tôi nói, nó nhỏ thôi và thấp như một quả đồi (tôi nói là núi vì ở đây lẫn cả đất và đá còn đồi chỉ có đất thôi). Thế thì đúng là núi Chung như bác nói rồi.
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #241 vào lúc: 03 Tháng Chín, 2010, 09:44:12 pm »

NGƯỢC DÒNG KÝ ỨC
(tiếp theo)

Thế là mình được ra Bắc rồi khi nghe tên mình được đọc trong danh sách những người đi CT12B để lên xe, mừng khôn xiết nghĩ tới ngày trở về với  Mẹ và Hà Nội của tôi. Mới chỉ có 5 tháng thôi mà cảm thấy thời gian như dài ra rất nhiều. Biết bao sự việc, những vùng đất đã qua và những con người gặp gỡ trên đường làm cho những suy nghĩ của bản thân vỡ ra nhiều điều và nhất là không thể nào quên những đồng đội của mình vẫn còn lăn lộn trong lửa đạn. Giờ này họ đang ở đâu ? Còn ở ven thị xã Quảng  Trị không ? Thằng Sơn, thằng Chiến và những anh em khác có còn không ? Cầu mong cho bom đạn chừa họ ra ! Ngẫm rằng dù sao mình còn may mắn rất nhiều, ăn cả quả trứng ngỗng chẳng thèm chia cho ai rồi cứ thế dong duổi ra Bắc nhẹ tênh tênh...Chả thế lính tráng mới nói ăn B2, ngủ B3, vào ra B4,B5.

Chập tối đoàn xe chở chúng tôi rời CT12A lên đường ra Bắc. Đoàn xe khá đông quãng chục chiếc Hoàng Hà 3 cầu. Mỗi xe hơn 2 chục thương binh cùng 5,6 võng của TB nặng. Họ hầu hết cụt chân cụt tay, thậm chí xe của tôi có một cô gái cụt cả tứ chi. Tội nghiệp quá...Những TB này được đặt trong võng treo ngang thành xe, 2 mép võng được ghim lại để cho người nằm trong khỏi lăn ra ngoài khi phải đi qua những đoạn đường xấu.

Dưới ánh trăng khi tỏ khi mờ đoàn xe lầm lũi, chao đảo vượt qua những cung đường chi chít hố bom để tiến ra phía Bắc. Kể cũng lạ, đêm nay không gian im ắng một cách lạ thường, không một tiếng máy bay, không một ánh đèn dù, chỉ có tiếng rù rù của xe xen lẫn tiếng rên của anh em TB. Chập chờn trong giấc ngủ gà ngủ vịt thì đột nhiên xung quanh sáng lòe mặt đất rung chuyển như bão táp cây cối đất đá đổ ập vào xe, chiếc xe như muốn tung lên...Tất cả kéo dài trong một khoảng thời gian không dài, tai chúng tôi ù đặc không nghe thấy gì hết, nhìn ra ngoài không thấy gì cả ngoài bụi đất trùm lên như một trận cuồng phong. Đoàn xe chúng tôi nằm đúng vệt B52, lúc này tôi mới biết mình còn sống. Xe vẫn vẫn lao chồm chồm vượt qua khu vực bị bom và dừng lại khi có người chặn lại. Lái xe và người áp tải phải đập kính để chui ra vì nóc xe bị bẹp rúm không thể mở cửa được, cũng may xe của tôi không ai việc gì chỉ có mấy người bị đất đá đè lên. Bên đường có 2,3 xe đi ngược lại, họ từ trạm CT12B Nghĩa Đàn vào để giải quyết hậu quả trận bom. Cả đoàn xe chúng tôi có sao không cũng chẳng ai biết.

Gần sáng chúng tôi đến trạm và được bố trí nghỉ tại nhà dân. Đây là xã Nghĩa Thuận, trạm đóng quân tại một nông trường cà-phê, anh chị chủ nhà của tôi là công nhân của nông trường cà-phê. Khi đi ăn sáng chúng tôi mới biết trận bom đêm qua mở màn cho chiến dịch Sấm rền của Mỹ đánh vào trục đường 15 tại Nghĩa Đàn, Tân Kỳ và Đô Lương . Địch dùng 9 chiếc B52 đánh vào trục đường nơi chúng tôi đi qua cũng rất may 9 loạt bom đó đều cắt ngang đường và xen vào giữa các xe, không xe nào bị dính bom chỉ bị bẹp mũi móp đầu, ngay cả anh em TB chỉ bị một trận suýt chết. Đấy là đêm 17 rạng ngày 18/11/1972.

Nơi trạm đóng quân là vùng đất đỏ ba-zan gặp trời mưa thì đất bết dính vô cùng. Ở đây có những giếnh phun khá độc đáo. Người ta xây giếng như một bể nước bằng đá ong cao chừng hơn 1 mét ngang dọc quãng độ 1,5 - 2 mét, bốn mặt là những ống bương dẫn nước ra. Giếng đầy ăm ắp, trong vắt chảy suốt ngày đêm. Tối tối chị em phụ nữ lưng trần quần kéo tới ngực ra tắm ở giếng rất đông vui. Dưới bóng trăng mờ ảo soi qua rặng tre rặng bương, là những cô gái xõa tóc gội đầu như một bức tranh của 1 danh họa nào đó mà tôi đã được thưởng ngoạn.

Tại đây tôi gặp Hùng nhà ở ngõ Trung Phụng, Khâm Thiên, cậu ta là lính của e48/f320B bị thương trong Thành cổ. Hùng còn trẻ lắm mới 18 tuổi, đang học lớp 10 thì đi bộ đội. Hùng hiền lành cả ngày chả nói một câu, bàn tay phải bị mấy mảnh M79 cử động rất khó khăn. Thế là ta lại có thêm một người bạn trên đường trở về quê Mẹ. Cũng cùng nhà có một cậu bị điếc quê Hải Hưng ở e165/f312. Đơn vị của cậu ta vừa đánh Cánh đồng Chum-Xiêng Khoảng về đến hậu cứ tại Nông Cống (Thanh Hóa) thì được lệnh vào Quảng  Trị. Có lẽ quen tác chiến ở chiến trường  Lào rừng núi sang đến đây thì bị dính B52 ở gần Động Ông Do và cả e hầu như bị xóa sổ.

Ở trong nhà người công nhân nông trường cà-phê thì việc uống cà-phê là chuyện rất bình thường. Anh chủ nhà pha cà-phê bằng 1 cái túi vải mời chúng tôi. Cà-phê đặc sánh nhưng hơi có vị chua. Ở đây người ta quen uống không đường (chắc là vì đường là của hiếm).

(còn tiếp)
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Chín, 2010, 10:12:25 pm gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
GiangNH
Thành viên
*
Bài viết: 1146


« Trả lời #242 vào lúc: 03 Tháng Chín, 2010, 10:50:53 pm »

... Cũng cùng nhà có một cậu bị điếc quê Hải Hưng ở e165/f312. Đơn vị của cậu ta vừa đánh Cánh đồng Chum-Xiêng Khoảng về đến hậu cứ tại Nông Cống (Thanh Hóa) thì được lệnh vào Quảng  Trị. Có lẽ quen tác chiến ở chiến trường  Lào rừng núi sang đến đây thì bị dính B52 ở gần Động Ông Do và cả e hầu như bị xóa sổ.


 Các bác nói thế nào ấy chứ, mấy bác cựu trinh sát F308-Quảng trị 1972, kể rằng bộ binh ít khi hành quân qua Động Ông Do. Nếu có qua thì chỉ dám đi ban đêm, nếu có B52 sắp oanh tạc thì đài kỹ thuật đã báo trước rồi. Bọn B52 nó bay tận đẩu tận đâu tới, nên ta thường  biết trước để báo cho các đơn vị có phương án tránh(chứ không chống được).

 Khi B52 nó đánh, lính ta sẽ phải ngồi vào các hầm mà công binh họ đào sẵn, hoặc cứ ngồi dưới hố bom cũ ấy, khá an toàn, ngồi co như con tôm, 2 bàn tay đan vào nhau, chắp ra sau gáy, 2 bắp tay tỳ sát tai, 2 đầu gối ép sát ngực, tất nhiên mặt phải hướng xuống đất, sẽ hạn chế tối đa được sức ép khi bom nổ, trừ khi nó thả trúng mình thì bó tay. Ta biết trước B52 nó đánh, mà lại để các bác E165-F312(hình như là thần đồng Biên giới) hành quân qua, rồi hy sinh cả trung đoàn thì có mà Mỹ nó cười cho, họ tưởng quân mình giống như quân Chí nguyện TQ trong chiến tranh Triều tiên 1950-1953?  Em nghĩ hy sinh 1 tiểu đoàn đã thấy khiếp rồi.
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Chín, 2010, 10:56:54 pm gửi bởi GiangNH » Logged
Phong Quảng
Thành viên
*
Bài viết: 620


« Trả lời #243 vào lúc: 03 Tháng Chín, 2010, 11:01:05 pm »

... Cũng cùng nhà có một cậu bị điếc quê Hải Hưng ở e165/f312. Đơn vị của cậu ta vừa đánh Cánh đồng Chum-Xiêng Khoảng về đến hậu cứ tại Nông Cống (Thanh Hóa) thì được lệnh vào Quảng  Trị. Có lẽ quen tác chiến ở chiến trường  Lào rừng núi sang đến đây thì bị dính B52 ở gần Động Ông Do và cả e hầu như bị xóa sổ.


 Các bác nói thế nào ấy chứ, mấy bác cựu trinh sát F308 kể rằng bộ binh ít khi hành quân qua Động Ông Do. Nếu có qua thì chỉ dám đi ban đêm, nếu có B52 sắp oanh tạc thì đài kỹ thuật đã báo trước rồi. Bọn B52 nó bay tận đẩu tận đâu tới, nên ta thường  biết trước để báo cho các đơn vị có phương án tránh(chứ không chống được).

 Khi B52 nó đánh, lính ta sẽ phải ngồi vào các hầm mà công binh họ đào sẵn, hoặc cứ ngồi dưới hố bom cũ ấy, khá an toàn, ngồi co như con tôm, 2 tay chắp sau gáy, 2 bắp tay tỳ sát tai, 2 đầu gối ép sát ngực, tất nhiên mặt phải hướng xuống đất, sẽ hạn chế tối đa được sức ép khi bom nổ, trừ khi nó thả trúng mình thì bó tay. Ta biết trước B52 nó đánh, mà lại để các bác E165-F312(hình như là thần đồng Biên giới) hành quân qua, rồi hy sinh cả trung đoàn thì có mà Mỹ nó cười cho, họ tưởng quân mình giống như quân Chí nguyện TQ trong chiến tranh Triều tiên 1950-1953?  Em nghĩ hy sinh 1 tiểu đoàn đã thấy khiếp rồi.
Ban GiangHN đã đọc nhật ký của thiếu tướng Nguyễn Chuông chưa, ông Chuông có kể là có lúc đại đội chỉ còn 1 người. Động Ông Do cho đến khi ký hiệp định vẫn còn đánh nhau và ở đó chỉ có BB thôi. Mấy bác pháo binh của bộ hoạc cấp sư đoàn bố trí dọc con đường 15N, khi mất 367 thì không kéo pháo ra được nữa, có giao lại cho BB giữ khi cần thiết thì hủy pháo. Nói chung bạn nên hình dung lính pháo với BB có nhiều điểm khác nhau trong tác chiến.
Logged
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #244 vào lúc: 03 Tháng Chín, 2010, 11:19:02 pm »


 Các bác nói thế nào ấy chứ, mấy bác cựu trinh sát F308-Quảng trị 1972, kể rằng bộ binh ít khi hành quân qua Động Ông Do. Nếu có qua thì chỉ dám đi ban đêm, nếu có B52 sắp oanh tạc thì đài kỹ thuật đã báo trước rồi. Bọn B52 nó bay tận đẩu tận đâu tới, nên ta thường  biết trước để báo cho các đơn vị có phương án tránh(chứ không chống được).

       Động Ông Do là cả một vùng núi khá lớn ở phía tây Quảng trị, nằm phía đông của điểm cao 367. Cả một cái động có rất nhiều cao điểm. Điểm cao nhất thuộc Động Ông Do là 275. Khi ta đuổi địch đến tận sông Mỹ Chánh thì Động Ông Do ta cũng chiếm. Sau đó địch tái chiếm lại. Lúc đó Động Ông Do đỏ loét và nổi bật nhất. Lúc này cầu Quảng Trị đã bị cắt đứt. Nếu hành quân bằng xe ô tô qua sông Thạch Hãn thì không có cách nào là phải đi ngầm. Mà ngầm gần nhất đúng là phải đi qua khu vực Động Ông Do.

       Lính đã tham chiến ở Quảng Trị thì ai cũng biết Động Ông Do nhưng mỗi người ở đó vào khoảng thời gian khác nhau nên chiến sự cũng khác nhau. Cũng không thể nói là họ vượt ngầm ở khu vực này là vô lý. Có thể không phải là cách tốt nhất thôi và quan trọng là không may thì bị dính bom B52 hay pháo.

       Tôi thấy bạn GiangNH thắc mắc cũng đúng vì thông tin nghe có vẻ trái ngược nhau. Quan trọng là sự việc diễn ra ở thời điểm nào thôi.
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Chín, 2010, 11:35:23 pm gửi bởi TichTuongNhuLe » Logged

Phong Quảng
Thành viên
*
Bài viết: 620


« Trả lời #245 vào lúc: 03 Tháng Chín, 2010, 11:28:42 pm »

Bác TTNL: tác chiến ở 367 và Động Ông Do bộ binh có thể đi bằng nhiều đường, còn pháo lớn cỡ 122,130 em thấy chỉ có con đương duy nhất là 15N, từ Cam Lộ đi lên, qua Mai Lộc vào Ba Lòng đến cây số 48 là đối diện 367. Bác nào tìm ra được con đường nào khác em xin mất một thùng Ken. Grin Ý em muốn nói pháo phải năm phía Nam Thạch Hãn. Bản đồ bác đưa ra bé quá, em nhìn chẳng thấy gì.
Logged
GiangNH
Thành viên
*
Bài viết: 1146


« Trả lời #246 vào lúc: 03 Tháng Chín, 2010, 11:44:50 pm »

... còn pháo lớn cỡ 122,130 em thấy chỉ có con đương duy nhất là 15N, từ Cam Lộ đi lên, qua Mai Lộc vào Ba Lòng đến cây số 48 là đối diện 367. Bác nào tìm ra được con đường nào khác em xin mất một thùng Ken. Grin Ý em muốn nói pháo phải năm phía Nam Thạch Hãn. Bản đồ bác đưa ra bé quá, em nhìn chẳng thấy gì.

 Hay đây, vụ này hay, bác PQ nhớ nhé, tối mai em vẽ cho bác đường hành quân vào Quảng trị 1972 của pháo C10E58F308. Phải thừa nhận rằng ngày ấy, các bác nhà mình nghĩ ra cái chiêu này thì "Mỹ cút, Ngụy nhào" là phải.

 Em Spam phát: Em thua thì em mất với bác...1 bao thuốc lá, bác thua thì "y án", số bia trên sẽ mang về cất trong tủ lạnh nhà em, rồi sẽ "đợi anh về"-mấy bác cựu đi công tác xa lắm, Tết mới về.

 Chúc các bác có nhiều hồi ức "chuẩn, không cần chỉnh" và ngủ ngon. Còn em đang mơ thấy...1 thùng Heniken(em không biết uống mới đau chứ).
Logged
Phong Quảng
Thành viên
*
Bài viết: 620


« Trả lời #247 vào lúc: 03 Tháng Chín, 2010, 11:53:18 pm »

... còn pháo lớn cỡ 122,130 em thấy chỉ có con đương duy nhất là 15N, từ Cam Lộ đi lên, qua Mai Lộc vào Ba Lòng đến cây số 48 là đối diện 367. Bác nào tìm ra được con đường nào khác em xin mất một thùng Ken. Grin Ý em muốn nói pháo phải năm phía Nam Thạch Hãn. Bản đồ bác đưa ra bé quá, em nhìn chẳng thấy gì.

 Hay đây, vụ này hay, bác PQ nhớ nhé, tối mai em vẽ cho bác đường hành quân vào Quảng trị 1972 của pháo C10E58F308. Phải thừa nhận rằng ngày ấy, các bác nhà mình nghĩ ra cái chiêu này thì "Mỹ cút, Ngụy nhào" là phải.

 Em Spam phát: Em thua thì em mất với bác...1 bao thuốc lá, bác thua thì "y án", số bia trên sẽ mang về cất trong tủ lạnh nhà em, rồi sẽ "đợi anh về"-mấy bác cựu đi công tác xa lắm, Tết mới về.

 Chúc các bác có nhiều hồi ức "chuẩn, không cần chỉnh" và ngủ ngon. Còn em đang mơ thấy...1 thùng Heniken(em không biết uống mới đau chứ).
OK! Ban GiangHN nhớ một điều là pháo phải nằm phía nam Thạch Hãn đấy.
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #248 vào lúc: 04 Tháng Chín, 2010, 01:16:16 am »

"...Khu vực ĐT42 chỉ cách Kim Liên có 1 cánh đồng, suốt ngày ngoài 2 bữa cơm chúng tôi ở lán còn thì lang thang bên bảo tàng quê Bác..." trích từ lexuantuong1972.

Khả năng là Rú Trác (Động Tranh) thuộc xã Nam Giang, Nam Đàn, Nghệ An bác Tường ạ. Từ đây sang khu di tích Kim Liên rất gần. Đội ĐT42 thuộc Cục Hậu Cần QK4. Còn nếu là Núi Chung thì lại ở ngay trong xã Kim Liên. Núi Chung thấp trông như quả đồi. Rú Trác thuộc dãy Đại Huệ thì cao hơn (100m so với mực nước biển).

Quả núi này không cao lắm đâu. Đại Huệ có phải là núi đặt phần mộ của thân mẫu cụ Hồ không ? Nếu là đúng thì không phải vì quả núi như  tôi nói, nó nhỏ thôi và thấp như một quả đồi (tôi nói là núi vì ở đây lẫn cả đất và đá còn đồi chỉ có đất thôi). Thế thì đúng là núi Chung như bác nói rồi.
Thế thì chắc đúng rồi bác Tường ạ. Bởi vì ngày xưa, làng Kim Liên (làng Sen) thuộc xã Nam Liên, sau này đổi tên thành xã Kim Liên. Núi Chung là nơi cậu Côông (tên hồi nhỏ dân làng gọi cụ Hồ) ngày xưa cùng lũ trẻ lên chơi thả diều. Núi đó hình chữ "Vương". Tương truyền có thầy địa lý người Tàu đi qua nhận thấy địa hình lạ, giữa lòng chảo Nam Đàn nổi lên một núi có 3 đỉnh hình chữ "Vương" thì phán rằng nơi đây sẽ sinh thánh. Các tên Nam Mỹ, Nam Khoa gì đó chắc là tên ngày xưa (thời 72). Quả núi giả đắp ở quảng trường HCM thành phố Vinh chính là mô phỏng núi Chung (nền phía sau bệ tượng Bác Hồ). Làng Kim Liên ở gần chân núi Chung (khoảng 1km). Nếu từ QL46 vào thì núi Chung cũng rất gần. Sau bao nhiêu lần nhập nhập tách tách địa giới thì tên làng xóm có thay đổi cũng là dễ hiểu. Em nhớ là vậy, vì có lần bác Nam cụt, thương binh chống Mỹ, trưởng phòng TT vốn đầu tư kho bạc Nghệ An dắt em vào thăm khu di tích Kim Liên, nói chuyện lại. Tuy nhiên, nếu nhìn địa thế để đặt đội ĐT thì em thấy núi Đại Huệ an toàn hơn. Chắc chắn nữa thì bác nhờ người (bác tai_lienson chẳng hạn) hỏi qua CHC QK4 về địa điểm đóng quân đội ĐT42 thời tháng 11-72 thì chắc cú.
Logged
tralientay
Thành viên
*
Bài viết: 301


« Trả lời #249 vào lúc: 04 Tháng Chín, 2010, 01:53:00 am »


---
Các bác nói thế nào ấy chứ, mấy bác cựu trinh sát F308-Quảng trị 1972, kể rằng bộ binh ít khi hành quân qua Động Ông Do. Nếu có qua thì chỉ dám đi ban đêm, nếu có B52 sắp oanh tạc thì đài kỹ thuật đã báo trước rồi. Bọn B52 nó bay tận đẩu tận đâu tới, nên ta thường  biết trước để báo cho các đơn vị có phương án tránh(chứ không chống được).

 Khi B52 nó đánh, lính ta sẽ phải ngồi vào các hầm mà công binh họ đào sẵn, hoặc cứ ngồi dưới hố bom cũ ấy, khá an toàn, ngồi co như con tôm, 2 bàn tay đan vào nhau, chắp ra sau gáy, 2 bắp tay tỳ sát tai, 2 đầu gối ép sát ngực, tất nhiên mặt phải hướng xuống đất, sẽ hạn chế tối đa được sức ép khi bom nổ, trừ khi nó thả trúng mình thì bó tay. Ta biết trước B52 nó đánh, mà lại để các bác E165-F312(hình như là thần đồng Biên giới) hành quân qua, rồi hy sinh cả trung đoàn thì có mà Mỹ nó cười cho, họ tưởng quân mình giống như quân Chí nguyện TQ trong chiến tranh Triều tiên 1950-1953?  Em nghĩ hy sinh 1 tiểu đoàn đã thấy khiếp rồi.
---

Tôi muốn nêu thêm vài điều về B52.
Theo tôi hiểu trong chiến dịch Quảng Trị, phía Mỹ đảm nhiệm các phần trên không và pháo nặng (OV10, B52, pháo từ hạm đội 7, ...)

Trước khi B52 hay pháo từ hạm đội 7 đánh sang phía ta ... phía Mỹ thường gọi điện thông báo cho bên QLCH (thời gian và tọa độ). Đây là điện vô tuyến, nên dù có mã hóa các bộ phận trinh sát kỹ thuật của ta vẫn thường nhận và giải mã được.

Lý do tại sao phía Mỹ lại thông báo trước các tọa độ sẽ đánh, theo tôi là trong phối hợp tác chiến, rất nhiều bộ phận nên phải thông báo cho nhau biết để phối hợp, bên Mỹ cũng có thể không biết hết bên QLCH sẽ có bộ phận nào "địch hậu" ở chỗ nào, ...?

Tuy nhiên, không phải mọi trận B52 đều được thông báo hoặc thực hiện đúng kế hoạch (hoặc là kế hoạch giả để lừa trinh sát kỹ thuật của ta).

Quãng giữa tháng 10 đến giữa 11, tôi nhận lệnh lên phục vụ ở sở chỉ huy tiền phương của sư đoàn (nằm ở một vùng đồi giữa sở chỉ huy cơ bản và các đơn vị của sư đoàn đang ở phía trước). Mỗi ban của sư bộ (trinh sát, pháo binh, liên lạc, ...) chỉ có 1-2 người trong một hầm, ban trinh sát có một người và tôi là lính (a trưởng). Nhiệm vụ của tôi là hằng ngày nhận điện thoại của a12 báo các tọa độ sẽ bị đánh trong vòng một vài ngày tới (toàn tỉnh Quảng Trị), xác định đơn vị nào ở đấy (cấp trung đoàn và các đơn vị độc lập) và gọi điện thoại báo cho họ.

Vì vậy tôi biết không phải mọi trận B52 ta đều biết trước
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM