Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 03:24:00 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ký ức một thời hoa lửa  (Đọc 387879 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #220 vào lúc: 01 Tháng Chín, 2010, 09:29:32 pm »


Trong chuyện kể của bác Hồ Tú Bảo có kể chuyện bác Bảo bơi qua sông Thạch Hãn vào hôm cuối cùng của chiến dịch, bác Bảo có xuống hầm ngầm và gặp ban chỉ huy Trung đoàn bảo vệ khi đó. Ngày hôm sau thì tất cả đã chiến đấu và hy sinh.

     Nếu TranLam99 muốn biết chuyện bác Bảo vượt sông Thạch Hãn bao nhiêu lần, như thế nào thì cứ để bác Bảo tự kể. Bác ấy cũng mới tham gia quân sử và cũng đang thảo luận ở topic này đấy. Thể nào cũng có lúc lộ diện. Cứ tinh ý một tý. Bác ấy là lính trinh sát đại đội 20 sư đoàn 325 mà không phải hai cái tên SauChinBayMot hay TichTuongNhuLe.
Logged

lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #221 vào lúc: 01 Tháng Chín, 2010, 10:12:42 pm »

NGƯỢC DÒNG KÝ ỨC
(tiếp theo)

Chập tối xe chở chúng tôi rời CT12A để đi ĐT42. Đi chừng hai chuc cây số chúng tôi xuống xe theo giao liên đến viện. Lội qua một khe nước chúng tôi chập choạng trong bóng đêm theo bóng người đi trước, qua những vạt tre, cây cối tối om cuối cùng chúng tôi cũng đến nơi. Trong một căn nhà âm của viện chúng tôi được chia nhau về các lán khác nhau: tôi và Thường về cùng chỗ, còn Thế Anh sang lán khác.

Sáng ra mới biết chúng tôi ở trong 1 xóm nhỏ nép mình dưới chân 1 quả núi nhỏ giữa một vùng lúa xanh rờn. Đội điều trị 42 (ĐT42) đóng tại đây thuộc xã Nam Khoa (?). Các lán thương binh được đào dưới chân núi, mỗi lán khoảng gần hai chục người. Tôi và Thường cùng ở chung 1 lán của khoa Ngoại, còn Thế Anh ở bên khoa Nội cách chỗ tôi mấy trăm mét và được ở trong nhà dân. Xóm bên này lại thuộc xã Nam Mỹ (?).

Mới được một hôm thôi thằng Thường dẻo mỏ đã làm quen mấy em y tá của viện là Lan dáng người tròn trịa, phúc hậu quê ở Diễn Châu; là Đạo mồm mép thia lia quê ở Hương Khê (Hà Tĩnh); là em Mai xinh xẻo lúc nào cũng bẽn lẽn... Các cô gái khu tư rất hồn nhiên lúc nào cũng thấy cười. Sau giờ làm việc các cô kéo nhau tới các lán thương binh để đấu hót rất rôm rả. Thằng Thường vẽ rất đẹp cho nên các em cứ xúm đến nhờ vẽ các mẫu hoa lá để thêu.

Cũng tại đây chúng tôi gặp gỡ 3 cô gái rất xinh đẹp là SV năm cuối của ĐH Quân y về thực tập. Đó là chị Quyên-con gái 1 sĩ quan cao cấp, chị Duyên quê ở Lập Thạch (Vĩnh Phú) và chị Bích nhà ở Lò Đúc. Quan hệ của chúng tôi bắt đầu bằng sự cảm thông của những SV gốc gác thành thị. Tuy chỉ hơn chúng tôi 2,3 tuổi nhưng các chị cư xử với chúng tôi như những người chị từ việc cắt tóc hay nấu những món ăn cải thiện cho đến những chuyện vui chuyện buồn tại viện. Là những người con gái thành thị có nếp sống kín đáo tế nhị nhưng có một lần đi xem phim buổi tối thấy chị em trong viện bá vai bá cổ anh em TB, chị Quyên có thốt lên:"Con gái ở đây hư quá" thế là hôm sau sấm sét đã dội lên đầu 3 cô gái tội nghiệp này, hết Chi đoàn rồi đến Đại hội quân nhân liên tục tối nào cũng bị kiểm điểm, phê phán vì coi thường quần chúng, có lối sống tiểu tư sản... .

Khu vực ĐT42 chỉ cách Kim Liên có 1 cánh đồng, suốt ngày ngoài 2 bữa cơm chúng tôi ở lán còn thì lang thang bên bảo tàng quê Bác. Ỏ đây chúng tôi làm quen với anh Biên là họa sĩ và chị em Trâm, Oanh là nhân viên chụp ảnh của bảo tàng. Thế Anh là con 1 họa sĩ và lại là tay chơi máy ảnh nên rất hợp chuyện với những người bạn mới này.

Đã bao nhiêu năm trôi qua tôi chưa một lần nào gặp lại những con người này. Chị Duyên lại cùng quê Xuân Lôi, Lập Thạch với Lợi, y tá của c3. Nghe nói sau này chị chuyển về làm BS tại BV Vĩnh Yên. Cách đây hơn 10 năm tôi có qua quê Bác và có hỏi thăm anh Biên nhưng anh cũng đã mất trước đấy mấy năm. Còn Trâm có mở 1 hiệu ảnh ở Vinh. Oanh về lại thị trấn Đô Lương vì quê ở đó. Tôi còn nhớ hiệu chụp ảnh của gia đình Trâm, Oanh là hiệu ảnh Tháng Tám.

(còn tiếp)  

      
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Chín, 2010, 04:28:07 pm gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
tranlam99
Thành viên
*
Bài viết: 182


« Trả lời #222 vào lúc: 02 Tháng Chín, 2010, 01:04:32 am »


     Nếu TranLam99 muốn biết chuyện bác Bảo vượt sông Thạch Hãn bao nhiêu lần, như thế nào thì cứ để bác Bảo tự kể. Bác ấy cũng mới tham gia quân sử và cũng đang thảo luận ở topic này đấy. Thể nào cũng có lúc lộ diện. Cứ tinh ý một tý. Bác ấy là lính trinh sát đại đội 20 sư đoàn 325 mà không phải hai cái tên SauChinBayMot hay TichTuongNhuLe.

Cảm ơn bác, đây là đoạn văn của bác Bảo mà lúc nào tôi cũng nhớ và mong có được thông tin thêm về những người lính quyết tử cuối cùng của Thành cổ Quảng Trị 1972. Rất mong bác Bảo chia sẻ thêm một chút về hồi ức này.

--------------
Từ cuối tháng 8/1972 các sư đoàn thủy quân lục chiến, sư dù... đã vây và khép dần ba mặt thành cổ. Ta giữ được thành và mặt sông sát thị xã trông qua làng Nhan Biều, và đoạn này cũng bị thu hẹp lại dần. Đêm 12/9 thương binh và tin tức từ thành không đưa về được vì đoạn sông này còn quá ngắn, pháo sáng bắn suốt đêm soi rõ từng ngọn bèo trôi trên sông, các loại pháo bắn suốt đêm chụp xuống, đập vỡ mặt sông.

Đêm 13/9, hai gã lính trinh sát chúng tôi được lệnh ngụy trang tìm cách qua sông lấy tin. Lên được bờ, chui xuống hai tầng hầm sâu, chúng tôi gặp được ban chỉ huy trung đoàn bảo vệ thị xã. Dưới hai tầng hầm sâu là những căn hầm nhỏ. Xung quanh tôi la liệt thương binh không đưa được qua sông. Đấy là đêm cuối cùng chúng tôi sang được thành, chia tay với những người lính sống chết với thành cổ. Vòng vây thu lại, đêm 14/9 không ai qua sông được. Những trận đánh còn rải rác suốt ngày và đêm 15/9. Rạng sáng 16/9, chỉ còn im ắng những ngọn khói vương vương trên thị xã nát vụn.

Các anh nằm lại với thành cổ Quảng Trị, với mảnh đất đẫm máu và trộn đầy bom đạn suốt 81 ngày đêm, nằm lại với dòng Thạch Hãn lúc lành hiền êm ả, khi nước ngập mênh mang.
--------------
Logged
tralientay
Thành viên
*
Bài viết: 301


« Trả lời #223 vào lúc: 02 Tháng Chín, 2010, 09:41:29 am »

---
Nếu TranLam99 muốn biết chuyện bác Bảo vượt sông Thạch Hãn bao nhiêu lần, như thế nào thì cứ để bác Bảo tự kể. Bác ấy cũng mới tham gia quân sử và cũng đang thảo luận ở topic này đấy. Thể nào cũng có lúc lộ diện. Cứ tinh ý một tý. Bác ấy là lính trinh sát đại đội 20 sư đoàn 325 mà không phải hai cái tên SauChinBayMot hay TichTuongNhuLe.
---

Thế này thì tôi cũng chui ra khỏi "hầm" thôi.
(hôm nọ đi gặp đại trưởng Ngơi, tụi tôi 6971, TTNL và tôi cũng nhớ lại nhiều hồi tập đào và năm hầm bí mật, cũng là những kỷ niệm nhớ mãi).

Do bị thương trong đợt đi công tác địch hậu và chuyển ra Bắc ngay, tôi thất lạc tất cả sổ sách ghi chép và không nhớ các chi tiết (rất nể thấy bác Tường, TTNL, 6971 ... nhớ và kể được rất nhiều chi tiết), tôi xin kể những sự kiện chính. Gần 40 năm, rất nhiều chi tiết đã nhòe dần.

Cuối tháng 8, thủ trưởng Luyến phó ban trinh sát sư đoàn xuống chỉ huy nhóm trinh sát gồm tiểu đội tiểu đội tôi của c20 sư đoàn và nhóm c20 trung đoàn (e95). Tối 13/9, có lệnh trinh sát sang thị xã lấy tin. Tôi và một người của trung đoàn đi.

Mấy hôm đó nước sông đã lớn. Thành đã bị vây ba mặt, và mặt còn lại quay ra bờ sông cũng bị thu hẹp dần, chỉ còn quãng trên dưới 200 mét. Hai chúng tôi với trang bị nhẹ, ngụy trang bơi qua không bị lộ và không gặp pháo dù mặt sông bị pháo sáng soi khá rõ.

Hầm của Ban chỉ huy bảo vệ thị xã nằm dưới tầng hầm nhà tỉnh trưởng, được đào sâu và kiên cố. Có nhiều hầm nhỏ nối vào hầm chính (bọn tôi chỉ ở đó). Hầm khá ngột ngạt và chật vì nhiều thuơng binh chưa đưa được qua sông. Tôi nhớ, sau khi nhận tin và trước khi về, một anh trung đội trưởng trong số thương binh đó kể là bị thương cách hầm có mấy chục mét mà bò hai ngày đêm mới về tới đó.

Sau khi nhận được báo cáo về tình hình hai đứa tôi bơi về. Thời gian ở đấy chỉ hơn một tiếng. Về bên sông kể lại chi tiết để thủ trưởng Luyến làm báo cáo gửi điện lên sư đoàn và mặt trận.

Tối 14/9, 15/9 tụi tôi trinh sát không sang sông vì không thấy lệnh, chỉ quan sát từ đài bên Nhan Biều. Tôi không rõ các bộ phận khác như cứu thương, vận tải, ... có sang và sang được thị xã không. Nhưng ấn tượng về những người còn lại trong hầm là rất mạnh khi chúng tôi bơi về.

Tụi tôi chỉ đến hầm chỉ huy lấy tin. Có nhiều chốt quanh hầm chỉ huy trong một diện tích nhỏ bị thu hẹp dần. Cách đây hơn ba tuần, tình cờ tôi gặp lại Vũ Thạch Lương ở thành phố HCM, người bạn cùng trường, cùng tiểu đội khi huấn luyện ở Hà Bắc. Chúng tôi không có liên lạc từ lúc chia tay sau ba tháng huấn luyện đến giờ.  Lương ở đại đội cối của e95, đánh nhau trong thị xã từ khi trung đoàn làm nhiệm vụ ở đây cho đến tối 15/9 bị thương nặng và được đưa ra ngoài. Như vậy, trong các đêm 14/9, 15/9, các bộ phận cứu thương vẫn còn hoạt động. Hôm trước tôi cũng dự định mời Lương tham gia viết lại những câu chuyện đánh nhau trong thị xã. Lương là người của e95 tham gia cả 2 tháng bảo vệ thị xã.

Xin thêm vài chuyện quanh ngày 16/9.

Nghe kể sáng 16/9 khi giao ban, tướng Lê Quý Hai tư lệnh mặt trận đã nổi nóng nghe tin ta rút khỏi thị xã, và nói sẽ đưa quân chiếm lại.

Sau khi chiếm lại thị xã, trưa 16/9 quãng từ 11 giờ đến 1 giờ, pháo các loại bắt đầu bắn nhiều qua Nhan Biều, ở đoạn trông qua thị xã. Tụi tôi chưa lúc nào bị pháo nhiều và lâu như vậy. Liên tục là pháo phá, pháo chụp và pháo khoan xen kẽ, bắn dày đặc trên một diện tích nhỏ. Tôi nghiệm thấy khi đã ra khỏi hầm sẽ rất tập trung để quan sát, di chuyển, ... nhưng khi ngồi trong hầm bị pháo bắn trong một quãng thời gian dài (lần khác với tôi là khi trong hầm lúc máy bay đánh tập trung ở đầu cầu trong vòng 1 tiếng), thì hết sức căng thẳng. Căng thẳng vì không biết quả pháo khoan tiếp có trúng hầm mình không.

Quãng 2 giờ chiều tt Luyến gọi qua, nói mặt trận có lệnh cho trinh sát tối sang thị xã điều tra để đêm dẫn bộ đội đánh chiếm lại. Lệnh giao cho một trinh sát trung đoàn và tôi ở sư đoàn làm nhiệm vụ. Có vẻ ngậm ngùi, nên tt Luyến lấy hộp thịt dự trữ ở đáy ba lô ra cho hai đứa ăn. Bữa đó có quyết định hai đứa không mang súng, chỉ một con dao găm và một lựu đạn cho dễ bơi và tiềm nhập, với lời dặn nếu lộ dù sao cũng không cho địch bắt.

Chiều đó trời lâm thâm mưa. Quãng gần 5 giờ, anh Thời c phó (tôi không nhớ anh Thời xuống Nhan Biều khi nào), một b trưởng trinh sát trung đoàn, 2 đứa tôi (và một người nữa) bò ra bờ sông (khu vực hầm cách bờ Thạch Hãn vài trăm mét, phải qua đường 1). Vừa đến mép đường 1 thì bị trận pháo giã đúng chỗ, chúng tôi nhào ra nằm quanh. Cách chưa đầy 2 mét, chợt thấy xác một đồng đội đã căng phồng và có mùi. Có lẽ tải thương đến đây bị pháo bỏ lại hoặc thương vong hết, cũng phải đã vài ba ngày trước (kể lại để thấy ngay cả bờ bên mình, không phải mọi thứ đều được lo chu đáo và rõ ràng).

Ngớt pháo chúng tôi bò tiếp ra bờ sông. Bên kia, trên con đường sát ngay bờ sông, một chiếc tăng đi đi lại lại, nổ động cơ gầm rú thị uy. Trong khung cảnh trời dần chiều lúc ấy, uy lực của một chiếc tăng như lớn hơn nhiều.

Dùng ống nhòm quan sát kỹ, bờ Tây bên này thoai thoải xuống nước nhưng bờ Đông bên kia thị xã là con đường và bờ sông gần dựng đứng. Cách mấy bước là một ụ súng chĩa xuống nước. Pháo sáng bắn thế, hai gã trinh sát tay không có thể bơi qua không bị lộ, nhưng làm sao đưa được cả đoàn quân với súng ống qua mà không lộ? Nếu lộ làm sao tránh được các ổ súng đang chĩa xuống sông kia? Nêu ra các câu hỏi không khó trả lời này, anh Thời quyết định hai đứa tôi không qua sông nữa, mà tất cả quay về báo cáo lên trên. Một bức điện được soạn ra, nêu nhận định của trinh sát, và đề nghị cấp trên không tổ chức đánh đề chiếm lại thị xã.

Rất tốt là mặt trận cũng quyết định dựa theo báo cáo này của trinh sát. Sau này mỗi khi nghĩ lại, tôi luôn cho rằng đây là một quyết định dũng cảm và đầy trách nhiệm của anh Thời.

Ngày 19/9, tiểu đội tôi được rút về phía sau nghỉ ngơi sau hai tháng tham gia phục vụ chiến đấu bảo vệ thị xã.
Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #224 vào lúc: 02 Tháng Chín, 2010, 01:12:35 pm »

Xin chào tralientay ! Thế là 3 chàng ngư lâm của c20/f325 đã có mặt đầy đủ trong gia đình QSVN. Các bác hãy luôn phát huy truyền thống của TS: phải luôn luôn đi trước cho ae theo sau.

Diễn đàn này chính là để chúng ta chia sẻ những gì của 1 thời quá vãng. Làm sống lại những ký ức này để góp phần vào kho tàng phi vật thể của một thời Máu và hoa. Gặp gỡ với các bạn có cùng một hoài niệm tôi thấy không có gì bằng. Những chuyện này không phải ai cũng chia sẻ được ngay cả 1 số đồng đội của 1 thời cũng vậy.
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #225 vào lúc: 02 Tháng Chín, 2010, 05:52:58 pm »


Hầm của Ban chỉ huy bảo vệ thị xã nằm dưới tầng hầm nhà tỉnh trưởng, được đào sâu và kiên cố. Có nhiều hầm nhỏ nối vào hầm chính (bọn tôi chỉ ở đó). Hầm khá ngột ngạt và chật vì nhiều thuơng binh chưa đưa được qua sông. Tôi nhớ, sau khi nhận tin và trước khi về, một anh trung đội trưởng trong số thương binh đó kể là bị thương cách hầm có mấy chục mét mà bò hai ngày đêm mới về tới đó.


       "Dinh tỉnh trưởng" ở thị xã Quảng Trị 1972
Logged

Xê 20
Thành viên
*
Bài viết: 13

Sao và Sao


« Trả lời #226 vào lúc: 02 Tháng Chín, 2010, 08:24:02 pm »


Hầm của Ban chỉ huy bảo vệ thị xã nằm dưới tầng hầm nhà tỉnh trưởng, được đào sâu và kiên cố. Có nhiều hầm nhỏ nối vào hầm chính (bọn tôi chỉ ở đó). Hầm khá ngột ngạt và chật vì nhiều thuơng binh chưa đưa được qua sông. Tôi nhớ, sau khi nhận tin và trước khi về, một anh trung đội trưởng trong số thương binh đó kể là bị thương cách hầm có mấy chục mét mà bò hai ngày đêm mới về tới đó.


       "Dinh tỉnh trưởng" ở thị xã Quảng Trị 1972

Bác TTNL ơi, so với các chứng tích chiến tranh, cả của ta, cả của thế giới thì Dinh tỉnh trưởng QT thế là quá ấn tượng rồi. Nhưng so với trí nhớ và tưởng tượng của Xê20 thì chưa thấm tháp gì. Chắc ảnh này phải được chụp đâu đó tháng 7-8/1972, chứ đến trung tuần tháng 9/72 thì khu vực Dinh gần như phẳng, chỉ còn phần hầm, như bức ảnh minh họa dưới đây. Thế mới là Dinh tỉnh trưởng chứ!

    
« Sửa lần cuối: 02 Tháng Chín, 2010, 08:40:45 pm gửi bởi Xê 20 » Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #227 vào lúc: 02 Tháng Chín, 2010, 09:26:04 pm »

Cho đến bây giờ tôi muốn quay trở lại khu vực ĐT42 năm 1972 mà không thể xác định được. Trên bản đồ huyện Nam Đàn hiện tại không có xã Nam Khoa và Nam Mỹ. Tôi chỉ nhớ là quả núi nơi ĐT42 đóng quân không cao lắm giữa 1 vùng đồng bằng mà từ đây băng qua 1 cánh đồng khoảng 2 km là tới Kim Liên quê Bác.

Các bác QSVN giúp tôi xác định vị trí này với. 
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #228 vào lúc: 02 Tháng Chín, 2010, 10:14:03 pm »

Thế này thì tôi cũng chui ra khỏi "hầm" thôi.

Xông ra khỏi hầm rồi thì phải phối hợp với mũi chính diện, vượt cửa mở, ào lên thôi bác tralientay ơi!  Grin. Lính sinh viên - những con người ưu tú của đất nước trong chiến tranh và trong cả hôm nay, trên mặt trận tri thức xây dựng đất nước. Kính chào bác!
Logged

qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #229 vào lúc: 02 Tháng Chín, 2010, 11:23:11 pm »

"...Khu vực ĐT42 chỉ cách Kim Liên có 1 cánh đồng, suốt ngày ngoài 2 bữa cơm chúng tôi ở lán còn thì lang thang bên bảo tàng quê Bác..." trích từ lexuantuong1972.

Khả năng là Rú Trác (Động Tranh) thuộc xã Nam Giang, Nam Đàn, Nghệ An bác Tường ạ. Từ đây sang khu di tích Kim Liên rất gần. Đội ĐT42 thuộc Cục Hậu Cần QK4. Còn nếu là Núi Chung thì lại ở ngay trong xã Kim Liên. Núi Chung thấp trông như quả đồi. Rú Trác thuộc dãy Đại Huệ thì cao hơn (100m so với mực nước biển).
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Chín, 2010, 12:50:23 am gửi bởi qtdc » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM