Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 08:30:33 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ký ức một thời hoa lửa  (Đọc 387896 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
khanhhuyen
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1957

Cao điểm 1100/85 E2 F3 SV


« Trả lời #210 vào lúc: 01 Tháng Chín, 2010, 04:50:11 pm »

Pháo binh cơ giới vựơt sông TH bằng ngầm trên thượng nguồn là đúng, còn xung quang Thành cổ vẽ ra ngầm mà vượt. Ông bạn CCB này có lẽ cần phải cho ông ta tích cực giao lưu trên QSVN để sáng mắt sáng lòng ra. Lớp trẻ nhận định như thế còn tha thứ được vì họ và chúng ta có độ vênh về thời đại cũng như những hiểu biết về chiến tranh.    

Thật nản với các bác quen cưỡi xe đi chiến đấu,cùng thế hệ,cùng thời gian,cùng giai đoạn của lịch sử.Mà có ông đã nghĩ sai lệch,đến như thế mất rồi.
Chết cái là cùng,bởi nó sẽ gây nên sự nghi ngờ của những thế hệ sau.Nếu cái gì chưa rõ thì không nên bộc lộ ý kiến của mình,mà nên tiếp tục lắng nghe thì hay hơn.
Em nghĩ,cái bác pháo cùng quê Giangnh mà phát biểu như vậy.Hỏi vào năm 2020 liệu có cô,cậu ấm nào đó,cứ quả quyết là bộ đội ta vượt sông Thạch Hãn,bằng đường hầm dưới lòng sông " Tunelline "  Grin Grin Grin Grin Grin
 
 
 
Logged

TA LÀ CON CỦA BỐ TA,MẸ TA. - H3/85 - CÁC BẠN ĐANG THẢO LUẬN CÙNG KHANHHUYEN,XIN CẢM ƠN.!
NGƯỜI ....CHIẾN SỸ ẤY... AI ĐÃ GẶP ANH... KHÔNG.. THỂ NÀO QUÊN .KHÔNG.. THỂ NÀO....QUÊN...
tai_lienson
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1231


« Trả lời #211 vào lúc: 01 Tháng Chín, 2010, 05:08:49 pm »

Pháo binh cơ giới vựơt sông TH bằng ngầm trên thượng nguồn là đúng, còn xung quang Thành cổ vẽ ra ngầm mà vượt. Ông bạn CCB này có lẽ cần phải cho ông ta tích cực giao lưu trên QSVN để sáng mắt sáng lòng ra. Lớp trẻ nhận định như thế còn tha thứ được vì họ và chúng ta có độ vênh về thời đại cũng như những hiểu biết về chiến tranh.    

Thật nản với các bác quen cưỡi xe đi chiến đấu,cùng thế hệ,cùng thời gian,cùng giai đoạn của lịch sử.Mà có ông đã nghĩ sai lệch,đến như thế mất rồi.
Chết cái là cùng,bởi nó sẽ gây nên sự nghi ngờ của những thế hệ sau.Nếu cái gì chưa rõ thì không nên bộc lộ ý kiến của mình,mà nên tiếp tục lắng nghe thì hay hơn.
Em nghĩ,cái bác pháo cùng quê Giangnh mà phát biểu như vậy.Hỏi vào năm 2020 liệu có cô,cậu ấm nào đó,cứ quả quyết là bộ đội ta vượt sông Thạch Hãn,bằng đường hầm dưới lòng sông " Tunelline "  Grin Grin Grin Grin Grin Thông cảm cho các cụ ,cũng là một  dạng  của chuyện "thầy bói xem voi " thôi mà
 
 
 

Logged

Lính trung đoàn tình nguyện quân 866 - qua những miền tây - (một khẩu súng giữ đất trời ba nước, một dấu chân in khắp nẻo Đông Dương)
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #212 vào lúc: 01 Tháng Chín, 2010, 05:12:08 pm »

Cháu chào chú Tường,kính chúc chú và gia đình nhiều sức khỏe và hạnh phúc!
Bố cháu sinh năm 42 đi bộ đội ngay sau trận Quảng Trị dưới dạng tổng động viên mặc dù lúc đó bố cháu đnag là Giáo viên của Sở Giáo dục Tp.Hà nội và cũng là lớn tuổi (năm đó có 5 giáo viên trúng tuyển và 1 người từng là Hiệu trưởng trường cấp 3 Trần Phú ). Trường ĐHBK của cháu cũng làm hẳn 1 tượng đài chiếc mũ cối bộ đội với cuốn sách để tưởng nhiệm những SV  ra trận thời của chú. Qua hồi ký của chú cháu thấy tuổi thọ của 1 tân binh ngắn quá (so với lính Hồng quân ở trận stalingrad chắc cũng gần gần nhau), vậy thời đó có chiến sĩ nào của ta trực tiếp chiếu đấu đủ 81 ngày đêm ở Quảng Trị mà không bị thương không ạ?

Chào cháu ! Chắc là cũng có nhưng hiếm lắm. Trọn vẹn 81 ngày đêm trong thành cổ may ra có mấy đơn vị K3, K8 của tỉnh đội Quảng Trị và e48/f320. Đơn vị chú có e95/f325 chỉ có 64 ngày. Chú biết 1 chú không bị thương cho đến khi toàn thắng là chú Dũng ở c18 thông tin hiện đang là giảng viên khoa Hóa của trường ĐHBK. Chính chú này khi trực tổng đài đã nghe được cuộc điện đàm giữa e trưởng e95 với 4/// VNG trong những ngày cuối cùng bám trụ ở Thành cổ.
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
tranlam99
Thành viên
*
Bài viết: 182


« Trả lời #213 vào lúc: 01 Tháng Chín, 2010, 05:36:55 pm »

Chào bác lexuantuong1972, tôi có một chút băn khoăn muốn hỏi bác.

Trong chuyện kể của bác Hồ Tú Bảo có kể chuyện bác Bảo bơi qua sông Thạch Hãn vào hôm cuối cùng của chiến dịch, bác Bảo có xuống hầm ngầm và gặp ban chỉ huy Trung đoàn bảo vệ khi đó. Ngày hôm sau thì tất cả đã chiến đấu và hy sinh.

Nếu được mong bác lexuantuong1972 cho biết thêm chi tiết về Trung đoàn cuối cùng đã quyết tử tại Thành cổ này không
Logged
GiangNH
Thành viên
*
Bài viết: 1146


« Trả lời #214 vào lúc: 01 Tháng Chín, 2010, 05:50:07 pm »

 Kính các bác, các bác ném dữ quá, họ là lính pháo mà, hiểu sao hết bộ binh. Tỷ dụ lính pháo cũng E58F308 đấy, nhưng là Hà tuyên 1986-1987 họ luôn ở tuyến 2, toàn phải ăn độn sắn, bo bo, phù hết cả 2 chân. Nhưng các bác bộ binh ở tuyến 1 cứ tưởng lính pháo ăn uống sướng lắm.

 2 bác kia, mà là 3 chứ không phải 2: 1 là pháo 37 của 308, 2 là pháo 130 của Bông lau, có người cũng xuất thân từ DHBK đấy, nói ra các bác khoa Hóa biết ngay. Cho em bí mật...2 năm nữa, đợi các bác ấy về hưu.

 Mời các bác tiếp tục, em lại hóng!
Logged
Xê 20
Thành viên
*
Bài viết: 13

Sao và Sao


« Trả lời #215 vào lúc: 01 Tháng Chín, 2010, 06:15:58 pm »

... Lính ta vượt sông theo ngầm công binh làm sẵn tận thượng nguồn kia mà ...

... xung quang Thành cổ vẽ ra ngầm mà vượt...

... quả quyết là bộ đội ta vượt sông Thạch Hãn,bằng đường hầm dưới lòng sông " Tunelline"...


Xin giải thích một chút, thừa hơn thiếu: Ngầm là đoạn đường qua sông, suối, nhưng không có cầu. Ngầm nông thì nước ngập vài phân tới quãng nửa mét, bộ đội lội qua được, xe tải cũng có thể qua được. Ngầm sâu thì có thể lính phải bơi, chỉ xe lội nước mới qua được. Nông hay sâu lại do mùa, do con nước, có khi hành quân bộ qua ngầm mà giầy vẫn khô. Ngầm có thể là con đường tự nhiên, có thể do công binh tạo ra. Ở Cam Lộ có ngầm B, không nhớ là qua sông Hiếu hay qua suối La la. Xin đừng hiểu ngầm là đường ngầm như kiểu đường hầm trên đồi A1 hay cầu chui qua sông Sài gòn ngày nay.

Đấy là giải thích chung. Còn bộ đội ta vượt sông Thạch Hãn sang Thành Cổ thì chủ yếu là quanh quanh bãi cát làng Nhan Biều, có thể xa hơn 1-2 cây về phía Trường Phước hay về phía Trà Liên. Suốt vùng này, hồi ấy không có ngầm nào, chỉ có 2 cây cầu, một đường sắt, bị sập từ thời chống Pháp, một đường bộ, bị sập đầu chiến dịch 72, nên chỉ còn một con đường duy nhất là tự bơi hoặc may mắn có xuồng cao su của công binh. Còn thượng nguồn sông Thạch Hãn thì là Ba Lòng rồi vòng sang Lào. Trên ấy thì chắc là có ngầm, ngầm do công binh làm, lính qua nhiều, nhưng không thể qua đường ấy để viện binh cho Cổ Thành được      

Logged
fddinh
Thành viên
*
Bài viết: 324


Mít sờ tơ Khù văn Khoằm


WWW
« Trả lời #216 vào lúc: 01 Tháng Chín, 2010, 06:42:26 pm »

Là bác khanhhuyen đang lo rằng 10 năm nữa giới trẻ sẽ tám rằng ngày xưa bộ đội ta vượt sông Thạch Hãn sang Thành Cổ ,bằng đường hầm dưới lòng sông " Tunelline " , chứ không phải là hiện nay mọi người đang nhầm "ngầm" với "hầm" đâu ạ!
Logged

Mít sờ tơ Khù văn Khoằm
Phong Quảng
Thành viên
*
Bài viết: 620


« Trả lời #217 vào lúc: 01 Tháng Chín, 2010, 08:01:03 pm »

... Lính ta vượt sông theo ngầm công binh làm sẵn tận thượng nguồn kia mà ...

... xung quang Thành cổ vẽ ra ngầm mà vượt...

... quả quyết là bộ đội ta vượt sông Thạch Hãn,bằng đường hầm dưới lòng sông " Tunelline"...


Xin giải thích một chút, thừa hơn thiếu: Ngầm là đoạn đường qua sông, suối, nhưng không có cầu. Ngầm nông thì nước ngập vài phân tới quãng nửa mét, bộ đội lội qua được, xe tải cũng có thể qua được. Ngầm sâu thì có thể lính phải bơi, chỉ xe lội nước mới qua được. Nông hay sâu lại do mùa, do con nước, có khi hành quân bộ qua ngầm mà giầy vẫn khô. Ngầm có thể là con đường tự nhiên, có thể do công binh tạo ra. Ở Cam Lộ có ngầm B, không nhớ là qua sông Hiếu hay qua suối La la. Xin đừng hiểu ngầm là đường ngầm như kiểu đường hầm trên đồi A1 hay cầu chui qua sông Sài gòn ngày nay.

Đấy là giải thích chung. Còn bộ đội ta vượt sông Thạch Hãn sang Thành Cổ thì chủ yếu là quanh quanh bãi cát làng Nhan Biều, có thể xa hơn 1-2 cây về phía Trường Phước hay về phía Trà Liên. Suốt vùng này, hồi ấy không có ngầm nào, chỉ có 2 cây cầu, một đường sắt, bị sập từ thời chống Pháp, một đường bộ, bị sập đầu chiến dịch 72, nên chỉ còn một con đường duy nhất là tự bơi hoặc may mắn có xuồng cao su của công binh. Còn thượng nguồn sông Thạch Hãn thì là Ba Lòng rồi vòng sang Lào. Trên ấy thì chắc là có ngầm, ngầm do công binh làm, lính qua nhiều, nhưng không thể qua đường ấy để viện binh cho Cổ Thành được     


Các đơn vị pháo lớn tham gia QT ở cánh Bắc, Đông tôi không biết ở vị trí nào. Nhưng ở cánh Tây thì cơ đông theo 2 con đường : 14 vào chủ yếu chi viên cho Thừa Thiên và sâu nữa là Quảng Nam, pháo ở các vị trí quanh đường 14 không thể bắn được tới các điểm cao phía tây Thành cổ như 367, Đông Ông Do...Pháo cánh Tây chi viện cho Thành cổ được thì phải cơ động qua đường 15N. Đường 15N xuất phát từ Cam Lộ , qua Ba Lòng vào đến Tam Dần, Phong Điền đúng là không có cầu chỉ có ngầm( Con đương bác 6971 bị thương đó). Chắc bác PB Bông Lau đi ở cánh này, quanh Động Ông Do, 367, bạn GiangHN hỏi lại xem.
Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #218 vào lúc: 01 Tháng Chín, 2010, 08:33:28 pm »

Chào bác lexuantuong1972, tôi có một chút băn khoăn muốn hỏi bác.

Trong chuyện kể của bác Hồ Tú Bảo có kể chuyện bác Bảo bơi qua sông Thạch Hãn vào hôm cuối cùng của chiến dịch, bác Bảo có xuống hầm ngầm và gặp ban chỉ huy Trung đoàn bảo vệ khi đó. Ngày hôm sau thì tất cả đã chiến đấu và hy sinh.

Nếu được mong bác lexuantuong1972 cho biết thêm chi tiết về Trung đoàn cuối cùng đã quyết tử tại Thành cổ này không

Theo lời kể của HTB thì lúc B vượt sông sang Thành cổ là đêm 13/9. Đêm 15/9 chúng ta rút khỏi Thành cổ, thực tế lúc đó Thành cổ đã bị mất chỉ còn khu vực chung quanh hầm dinh tỉnh trưởng sát bờ sông (bây giờ là tòa nhà của BCH QS TX Quảng Trị). Lúc đó chỉ còn rất ít quân của e95/f325, e48/f320 và k8 tỉnh đội QT.
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #219 vào lúc: 01 Tháng Chín, 2010, 08:48:38 pm »


Thông báo

Nhân dịp 39 năm ngày nhập ngũ 6/9/1971 - 6/9/2010, Hội Cựu SV-CS Thành cổ Quảng Trị trân trọng mời các bạn tới dự buổi họp mặt bạn chiến đấu tại Quán Gió 297 Lê Duẩn HN vào hồi 17 giờ thứ hai 6/9/2010.

Thông báo cho các bạn khác được biết.
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM