Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 12:19:36 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ký ức một thời hoa lửa  (Đọc 387916 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
tuyenquang
Thành viên

Bài viết: 3


« Trả lời #200 vào lúc: 01 Tháng Chín, 2010, 12:33:06 am »

Chào bạn. Khả năng hy sinh trên sông nhiều lắm chứ.
Có thể đấy là lúc bơi qua sông gặp pháo, có thể chết đuối, có thể các bộ phận tải thương, tiếp vận, ... đi trên thuyền gặp pháo hoặc bị bắn.

Tôi cũng gặp cả hai tình huống này, may không sao. Giữa tháng 7.1972, tiểu đội tôi vào làm 2 đài quan sát ở bờ sông làng Nhan Biều trông qua thành và ở đầu cầu sắt Quảng Trị (dịch xuống phía Nam quãng 1km). Mới xuống được chừng một tuần, có lệnh bơi qua đầu cầu bên kia xác định xem đấy là ta hay địch (khi đánh nhau thật nhiều thứ không rõ ràng như sau này được kể lại).

Hôm đầu tôi và một người nữa bơi qua sông. Mới khỏi bờ được chừng 10 mét, tôi bị một thứ rong hay cỏ gì đấy dày đặc quấn chặt hai chân, vùng vẫy một hồi, uống rất nhiều nước cũng không thoát được, chỉ cố nhoi lên để khỏi chìm và mất súng. May người đi cùng là dân vùng sông nước bơi tới lôi được ra khỏi đám rong. Bữa đấy uống nhiều nước và mệt quá nên không đi tiếp.

Tối sau chúng tôi lại bơi sang. Được 2/3 sông thì một loạt đạn pháo chụp đúng chỗ đang bơi. Pháo bắn không nhiều, chừng vài phút, nhưng rất gần, gần như chụp lên đầu, sông nước chao đảo, chát chúa. Cố bơi vào tiếp, bờ bên kia dốc đứng, gần tới nơi đã có mấy người ở hầm ngay mép sông chờ kéo lên, đưa vào hầm. Đấy là những người lính đã dày dạn hơn của f312 (hay 320 hay 324 lâu tôi không nhớ) đang bảo vệ đầu cầu. Nhớ mãi câu "đơn vị tôi đánh nhau 6 năm bên Lào cũng không thương vong nhiều bằng 2 tuần ở Quảng Trị".

Mấy anh cho uống nước nóng, kể chuyện, rồi chúng tôi bơi về. Đấy là lần qua sông Thạch Hãn đầu tiên của tôi trong 2 tháng tham gia bảo vệ thị xã. Khỏi phải điều tra gì có tin cứ thế về báo cáo.

Nghĩ lại thì chuyện có thể chết trên sông là rất thường tình. Ngoài ra, trên thực tế đâu là ta đâu là địch cũng có lúc mù mờ.
Logged
AKAVN
Thành viên
*
Bài viết: 38


« Trả lời #201 vào lúc: 01 Tháng Chín, 2010, 12:40:46 am »

Bố em cũng là lính đánh trận QT 81 ngày đêm. Ông bảo lúc qua sông nhiều chiến sỹ không biết bơi vẫn ôm phao liều sang vì nếu quay lại là hèn nhát. Đến giữa sông nhiều người thủng phao chìm xuống và mãi ko bao giờ nổi lên nữa.
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #202 vào lúc: 01 Tháng Chín, 2010, 01:16:20 am »

NGƯỢC DÒNG KÝ ỨC
(tiếp theo)

 Anh em ở f304 và 308 - là những đơn vị thọc sâu vào Mỹ Chánh - có kể rằng những ngày đó lính bộ binh mỗi ngày chỉ được 2 lạng gạo, pháo ta không đủ đạn để hỗ trợ, địch tràn lên phản kích đến nỗi pháo cao xạ phải hạ nòng để quét bộ binh nhưng rồi đạn hết lính pháo ta phải dùng AK chống trả bộ binh địch, cuối cùng đành bỏ pháo lại để rút, nhìn bầy cần cẩu bay của địch cẩu những khẩu pháo và xe tăng ta vào Huế mà đành chịu không làm gì được. Cái mốc ngày 28/6 là ngày địch bắt đầu phản kích cho tới ngày 16/9 diễn ra trong 81 ngày đêm. Đó chính là dấu ấn không thể nào quên trong một khoảng thời gian ngắn ngủi cầm súng của chúng tôi nhưng luôn luôn ám ảnh trong suốt quãng đời còn lại.


(còn tiếp)


Trong nhật ký " Mùa hè cháy " của bác Quý Hải (tái bản lần thứ 2 năm 2008), nguyên d trưởng d2 pháo 130ly-e38 pháo binh (đoàn Bông Lau) trong mùa hè 72 có nói rõ chuyện này. E38 là đơn vị hỏa lực góp phần quyết định bức trung đoàn 56 bộ binh ngụy đóng tại căn cứ Tân Lâm (Carroll) đầu hàng (ngày 2/4/72) ngay từ trận đầu pháo binh mở màn chiến dịch Nguyễn Huệ, làm tan rã tinh thần địch, tạo đà cho quân ta giải phóng hoàn toàn tỉnh Quảng Trị. Tuy nhiên vào đợt 3 khi đẩy pháo tầm xa lên tiền duyên của bộ binh (gần bờ sông Mỹ Chánh, còn đưa lên trước cả pháo chiến thuật của sư đoàn bộ binh), nhằm bắn sâu vào các mục tiêu xa hơn thì tiếp tế không kịp, trong khi đó địch sau khi vượt sông Mỹ Chánh đã tiến rất gần và đã xông vào trận địa cướp pháo của ta mà không có sự phối hợp bảo vệ thích đáng của các đơn vị bộ binh. Khi có lệnh rút số pháo còn lại ra phía bắc sông Thạch Hãn thì xe xích ở bờ nam chỉ còn một hai chiếc nhưng hỏng chưa sửa được. Trận địa pháo 130ly của đại đội 5 ở phía trước rơi vào tay địch. Trận địa đại đội 6 còn kịp hạ nòng bắn thẳng, rồi sau đó phá pháo. Đó là ngày 29/6/72, một ngày sau ngày mở màn cuộc hành quân Lam Sơn 72 của địch (ngày 28/6 là ngày quân lực của ngụy). Khẩu pháo bị địch cẩu đi, theo bác Hải, quân ta đã kịp chôn khóa nòng. Khi đẩy đội hình pháo lên cao (mục đích bắn vói tới Huế), lúc địch tràn vào gần, tầm bắn giảm, nhưng tiểu đoàn lại không đủ đạn liều giảm. 
Logged
Xê 20
Thành viên
*
Bài viết: 13

Sao và Sao


« Trả lời #203 vào lúc: 01 Tháng Chín, 2010, 07:39:57 am »

NGƯỢC DÒNG KÝ ỨC

Trong nhật ký " Mùa hè cháy " của bác Quý Hải (tái bản lần thứ 2 năm 2008), nguyên d trưởng d2 pháo 130ly-e38 pháo binh (đoàn Bông Lau) trong mùa hè 72 có nói rõ chuyện này... Đó là ngày 29/6/72, một ngày sau ngày mở màn cuộc hành quân Lam Sơn 72 của địch (ngày 28/6 là ngày quân lực của ngụy).   

Kế hoạch phản công Mỹ chánh chia làm 4 giai đoạn, bắt đầu từ 1/6/1972. Giai đoạn 3 bắt đầu vào ngày Quân lực VNCH (16/9), chấm dứt vào 27/6. Giai đoạn cuối cùng là Chiến dịch Lam son 72, bắt đầu từ 28/6.

 
Logged
GiangNH
Thành viên
*
Bài viết: 1146


« Trả lời #204 vào lúc: 01 Tháng Chín, 2010, 07:59:35 am »

-Lính ta có thể hy sinh khi tấn công các chốt dọc theo sông Thạch hãn, chứ không hy sinh dưới sông, câu thơ "Đò ơi...dưới sông còn đó bạn tôi nằm" hơi vô lý. Lính ta vượt sông theo ngầm công binh làm sẵn tận thượng nguồn kia mà
Chính bác Trường đây cũng sém hi sinh lúc vượt sông vào đó thôi.
Bạn hay vậy lắm bác, chỉ nghe người ta nói rồi phán luôn. Bác Tường là người trực tiếp tham gia trận Quảng Trị 1972, những chuyện bác ấy kể là đúng rồi. Không hiểu sao bạn ấy lại nói vậy, TL Đoàn đã góp ý bao nhiêu lần mà vẫn không thay đổi được  Huh

 Thì tôi đã bảo là "dưới con mắt của các bác ấy". Họ là pháo 308 và Bông lau đấy.

 QSVN hơn "nguồn" ở chỗ là mình còn bàn luận được, nếu không bàn được thì mua sách về mà đọc.
Logged
Phong Quảng
Thành viên
*
Bài viết: 620


« Trả lời #205 vào lúc: 01 Tháng Chín, 2010, 08:25:15 am »

-Lính ta có thể hy sinh khi tấn công các chốt dọc theo sông Thạch hãn, chứ không hy sinh dưới sông, câu thơ "Đò ơi...dưới sông còn đó bạn tôi nằm" hơi vô lý. Lính ta vượt sông theo ngầm công binh làm sẵn tận thượng nguồn kia mà
Chính bác Trường đây cũng sém hi sinh lúc vượt sông vào đó thôi.
Bạn hay vậy lắm bác, chỉ nghe người ta nói rồi phán luôn. Bác Tường là người trực tiếp tham gia trận Quảng Trị 1972, những chuyện bác ấy kể là đúng rồi. Không hiểu sao bạn ấy lại nói vậy, TL Đoàn đã góp ý bao nhiêu lần mà vẫn không thay đổi được  Huh

 Thì tôi đã bảo là "dưới con mắt của các bác ấy". Họ là pháo 308 và Bông lau đấy.

 QSVN hơn "nguồn" ở chỗ là mình còn bàn luận được, nếu không bàn được thì mua sách về mà đọc.
Lính pháo, nhất là pháo lớn bao giờ cũng gần đường xe, việc bảo đảm hậu cần thuận lợi hơn bộ binh. Bác GiangHN cứ tưởng tượng lính pháo khi đánh nhau họ đặt ở đâu, bộ binh ở đâu, tuy cùng mặt trận nhưng cách nhau cả chục km và bao nhiêu sông suối nữa, khác nhau nhiều lắm kể cả tổn thất trong chiến đấu. Bác PB 308 nói là ở chỗ bác ấy thôi.
Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #206 vào lúc: 01 Tháng Chín, 2010, 08:30:06 am »


 Ý bác ấy nói là hậu cần của ta rất đầy đủ, lính ta không phải chịu đói. Chỉ thiếu đạn thôi, ta cũng có mấy giàn tên lửa mang vào đó, bắn xong...bỏ cả bệ rồi...chạy. Pháo 37 của bác ấy chỉ bắn khi máy bay địch bổ nhào đánh bom vào bộ binh.

 Bác ấy vào từ ngày đầu của chiến dịch, khi có lệnh rút ra Bắc, tới động Ông do thì bị thương vì B52, tới Nam hà điều trị vết thương, về tới nhà 2 hôm thì xảy ra trận Điện biên phủ trên không. Chưa kịp nghỉ ngơi thì lại phải ra chỉ huy mấy chị em vừa gặt lúa, vừa bắn 12ly7 chống máy bay Mỹ bổ nhào xuống Hà nội.

 Dưới con mắt của bác ấy:
-QT72 để dằn mặt đối phương đang ngồi ở Ba lê.
-Lính ta có thể hy sinh khi tấn công các chốt dọc theo sông Thạch hãn, chứ không hy sinh dưới sông, câu thơ "Đò ơi...dưới sông còn đó bạn tôi nằm" hơi vô lý. Lính ta vượt sông theo ngầm công binh làm sẵn tận thượng nguồn kia mà

Mình có người bạn học cùng cấp 3 Yên Hòa B, Hà Nội, anh ấy là SV K14 ĐH tổng hợp nhập ngũ 1970 ở pháo 37 ly của e58/f308 tham chiến ở QT ngay từ đợt 2 CZ (4/1972) khi f308 nổ súng tấn công Đông Hà. Anh ấy viết bài Chuyện cũ nhớ lại trong tập sách Khúc tráng ca thành cổ. Anh ấy tên là Lê Việt cùng đơn vị của ông bạn CCB đã nói ở trên. Đơn vị của anh Việt tiến tới tận Động Ông Do và Nam sông Mỹ Chánh. Bài viết của anh Việt rất chân thực dưới góc độ của 1 người lính cao xạ có nhiệm vụ bảo vệ cho pháo binh và bộ binh của đơn vị mình. Việc hậu cần của chúng ta chỉ chuẩn bị tốt cho đợt 1 và 2 của CZ còn khi tiến vào Mỹ Chánh là trường hợp ngoài dự kiến, đây là 1 vấn đề thực tế. Còn xe tăng của ta địch cũng đã bắt được mấy cái và đưa vào Huế
Pháo binh cơ giới vựơt sông TH bằng ngầm trên thượng nguồn là đúng, còn xung quang Thành cổ vẽ ra ngầm mà vượt. Ông bạn CCB này có lẽ cần phải cho ông ta tích cực giao lưu trên QSVN để sáng mắt sáng lòng ra. Lớp trẻ nhận định như thế còn tha thứ được vì họ và chúng ta có độ vênh về thời đại cũng như những hiểu biết về chiến tranh.   
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #207 vào lúc: 01 Tháng Chín, 2010, 01:06:16 pm »

NGƯỢC DÒNG KÝ ỨC

Trong nhật ký " Mùa hè cháy " của bác Quý Hải (tái bản lần thứ 2 năm 2008), nguyên d trưởng d2 pháo 130ly-e38 pháo binh (đoàn Bông Lau) trong mùa hè 72 có nói rõ chuyện này... Đó là ngày 29/6/72, một ngày sau ngày mở màn cuộc hành quân Lam Sơn 72 của địch (ngày 28/6 là ngày quân lực của ngụy).  

Kế hoạch phản công Mỹ chánh chia làm 4 giai đoạn, bắt đầu từ 1/6/1972. Giai đoạn 3 bắt đầu vào ngày Quân lực VNCH (16/9), chấm dứt vào 27/6. Giai đoạn cuối cùng là Chiến dịch Lam son 72, bắt đầu từ 28/6.
  



Bác Xê 20: Hề hề, em sai mà khi sửa cho em, bác lại gõ nhầm 19/6 thành 16/9 làm các ông ngụy các ông ấy kiện chết. Ngày 19/6/1965 đây:
"...Trước hết cũng nên nhắc lại lịch sử của “Ngày Quân Lực 19 tháng 6”. Được biết sau cuộc đảo chánh lật đổ Tổng Thống Ngô Đình Diệm năm 1963, Chính quyền và Quân Đội VNCH bị suy yếu trầm trọng vì tình trạng chỉnh lý, tranh giành quyền lực giữa các tướng lãnh trong QLVNCH.

 ... Chính phủ dân sự Phan khắc Sửu quyết định trao trách nhiệm và quyền hành lãnh đạo Quốc Gia cho Hội Đồng Quân Lực. Một buổi lễ ra mắt Ủy ban Lãnh Đạo Quốc Gia và Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương được long trọng tổ chức tại Saigon ngày 19 tháng 6, 1965. Hai Ủy Ban này đã tuyên thệ trung thành với Tổ Quốc, nhận lãnh trách nhiệm chỉ huy QLVNCH trong việc bảo vệ quê hương. Từ đó, ngày 19/6 trở thành một ngày lịch sử của Quân Lực VNCH; ..."
 
« Sửa lần cuối: 01 Tháng Chín, 2010, 01:12:09 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #208 vào lúc: 01 Tháng Chín, 2010, 01:49:47 pm »

Nói về những khó khăn của đơn vị mình và các đơn vị pháo bạn, nhật ký chiến tranh " Mùa hè cháy " của bác Quý Hải ghi tiếp (trích-trang 197) như sau:

" ...15/7/1972
Chúng tôi, tiểu đoàn 2, và cả trung đoàn 38 Bông Lau bước vào đợt 4 với niềm tuyệt vọng. Chúng tôi không thể cố được nữa, không còn gì để cố, để quyết tâm. Thời chiến tranh hiện đại, tinh thần không chưa đủ, còn phải có sức mạnh, có trang bị hiện đại, có trình độ khoa học tiên tiến. Chúng tôi phải tạm thời rút về bắc Thạch Hãn. Lúc này việc thay phiên nếu mặt trận có chủ trương thì cũng không còn ý nghĩa.
Trung đoàn 45, Bông Lau 2 vào thay chúng tôi trong điều kiện như thế. Đồng chí Xuân Hồng trung đoàn trưởng trực tiếp chỉ đạo cho một đại đội 130mm vào khu vực điểm cao 235. Mới tới nơi hai khẩu đã bị bom, còn hai khẩu vội lao vào giấu ở sườn sau điểm cao 235. Lúc cần quay ra để chiếm lĩnh trận địa chiến đấu thì không thể quay nổi, sau phải có công binh tới làm đường lượn theo sườn đồi mới kéo pháo ra được. Cuối cùng đại đội của trung đoàn pháo 45 phải rút ra trao lại pháo cho tiểu đoàn 3, trung đoàn 38, tiếp tục cùng cao xạ 37 ly chiến đấu, sẵn sàng bắn thẳng bảo vệ nếu địch tiến vào trận địa. Trung đoàn 45 chỉ còn một nhiệm vụ duy nhất là chi viện cho bộ binh giữ vững 81 ngày đêm ở Thành Cổ...."
Logged
quochunguic
Thành viên
*
Bài viết: 17


« Trả lời #209 vào lúc: 01 Tháng Chín, 2010, 04:29:10 pm »

Cháu chào chú Tường,kính chúc chú và gia đình nhiều sức khỏe và hạnh phúc!
Bố cháu sinh năm 42 đi bộ đội ngay sau trận Quảng Trị dưới dạng tổng động viên mặc dù lúc đó bố cháu đnag là Giáo viên của Sở Giáo dục Tp.Hà nội và cũng là lớn tuổi (năm đó có 5 giáo viên trúng tuyển và 1 người từng là Hiệu trưởng trường cấp 3 Trần Phú ). Trường ĐHBK của cháu cũng làm hẳn 1 tượng đài chiếc mũ cối bộ đội với cuốn sách để tưởng nhiệm những SV  ra trận thời của chú. Qua hồi ký của chú cháu thấy tuổi thọ của 1 tân binh ngắn quá (so với lính Hồng quân ở trận stalingrad chắc cũng gần gần nhau), vậy thời đó có chiến sĩ nào của ta trực tiếp chiếu đấu đủ 81 ngày đêm ở Quảng Trị mà không bị thương không ạ?
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM