Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 05:06:31 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ký ức một thời hoa lửa  (Đọc 388338 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #190 vào lúc: 30 Tháng Tám, 2010, 09:36:33 pm »

NGƯỢC DÒNG KÝ ỨC
(còn tiếp)

Từ Mỹ Thủy chúng tôi được chuyển tiếp tới trạm chuyển thương tại xã Hàm Ninh (huyện Quảng Ninh). 3 ngày nằm tại đây vì mưa lụt làm tắc đường. Nước từ Trường Sơn đổ về ngập hết cả ruộng đồng, đường xá. Trạm phải nhờ dân nấu cơm cho thương binh. Nước ngập mênh mông không đi chợ được nên bà cụ chủ nhà đã cho chúng tôi ăn cơm với nước mắm cốt. Được hai hôm thì nước mắm cốt cũng hết, chỉ còn bã. Chúng tôi lấy bã mắm chưng lên để ăn. Tôi bầy cho thằng Thủy đi kiếm thân cây chuối và hoa chuối để về ăn với mắm chưng (mình thì biết thân chuối và hoa chuối ăn ghém được nhưng loại chuối nào dùng để ăn thì chỉ có tụi ở nông thôn mới biết). Thằng Thủy cùng 1 cậu ăn nữa ở cùng nhà xăng xái lội nước đi kiếm được 1 cây chuối kèm thêm mấy bắp hoa chuối cùng 1 buồng chuối xanh và thêm một ít cọng rau khoai. Bữa đó sao mà ngon thế, khi ở Hà Nội thỉnh thoảng mẹ cho ăn một bữa mắm tép hay mắm tôm với rau ghém, còn ở đây bã mắm cá chưng lên cũng ngon tuyệt. Mấy chục năm đã trôi qua sao mà nhớ đến thế. Bà mẹ đó ngày ấy chạc tuổi mẹ tôi ở nhà, bà nuôi 3 đứa cháu, 2 người con trai ra trận, 2 cô con dâu đi dân công hỏa tuyến mỗi năm vài ba tháng còn cô con gái là TNXP ở đường dây 559.

Trời đã ngớt mưa, chúng tôi lên xe tiếp tục đi ra phía Bắc. Đoàn xe lầm lũi, chao đảo qua những đoạn đường dầy đặc hố bom chở thương binh dưới ánh sáng của đèn dù. Nhiều quãng chúng tôi phải dừng lại tản ra hai bên đường vì phía trước là những quầng lửa của bom đạn địch. Xe dừng tại một xóm nhỏ, dưới ánh đèn dù chúng tôi thấy hàng chục người dân đang chìa lưng ra đón thương binh khi cửa thùng xe vừa bật mở. Những tấm lưng còm của các bọ, các mạ của các chị, các em ghé vào để đón thương binh về nhà, hình ảnh đó cho đến nay khi viết lại những dòng này vẫn làm tôi xúc động đến nghẹn lòng. Đây là thuộc xã Lộc Ninh nằm kề sân bay Đồng Hới. Hàng đêm nhiều lượt xe chuyển thương binh về và đêm sau lại tiếp tục chuyển ra Bắc, không hiểu trong số thương binh đó có bao nhiêu người quê ở đây được trở về trong vòng tay người thân của mình ?

Mấy chục năm đã qua dự định đi một chuyến tìm lại con đường ngày xưa đã đi, những địa danh và con người đã từng đến, từng quen mà đến giờ vẫn chưa thực hiện được. Một món nợ lòng quá lớn biết đến bao giờ mới trả được đây.

Tại trạm chuyển thương Cự Nẫm thương binh rất đông vì đây là nơi trung chuyển từ B dài ra, ở Lào sang và từ Quảng Trị. Thương binh ở hết nhà dân, hàng ngày quân y của trạm đến từng nhà làm thuốc và thay băng, đến trưa cơm được anh chị nuôi đưa đến từng nhà. Tôi và Thủy cùng mấy anh em khác ở trong một gia đình có tới mấy đứa trẻ nhỏ, đến bữa ăn là chúng mang bát (loại bát men B52 của bộ đội) ra xúc cơm một cách hồn nhiên và mang xuống hầm ăn. Cơm thương binh cũng chỉ có thịt hộp, cá hộp và ruốc mặn, rau hầu như không có chúng tôi phải hái lá sắn hoặc lá ớt để nấu canh cải thiện thêm. Tôi và Thủy vớ được 2 cái nong để làm chỗ ngủ đêm, nằm co con tôm thì đủ, duỗi chân thì nửa người ra ngoài. Trong số thương binh ở cùng nhà với chúng tôi có một người tầm vóc to lớn, hầu như không nói câu nào, anh ta bị sốt rét rung đùng đùng. Mãi sau mới biết anh ta là người dân tộc Hoa ở Quảng Ninh, tiếng Kinh chưa sõi chính vì thế lúc nào anh ta cũng im lặng không tham gia vào những câu chuyện tào lao của chúng tôi. Đơn vị anh ta bổ sung cho f324 ở miền Tây Thừa Thiên, vừa vào đến nơi anh ta bị sốt rét ác tính nên được chuyển ra. Một lần gặp mấy người lính trong một căn nhà ven đường, có một người trắng trẻo, thư sinh trông quen quen hình như đã gặp ở đâu…Hỏi ra anh ta cùng ở Hà Nội và nhà ở phố Thuốc Bắc là bạn của Uyên vợ anh Trung cùng số nhà với tôi, đó là Thế Anh - lính của e48/f320. Cùng tốp đi với Thế Anh có Thường là lính trinh sát của c20/e24/f304 và Nha là giáo viên cấp 2 nhà ở phố Đội Cấn, lính của e165/f312.

(còn tiếp)
« Sửa lần cuối: 31 Tháng Tám, 2010, 01:16:04 pm gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #191 vào lúc: 31 Tháng Tám, 2010, 01:27:49 pm »

NGƯỢC DÒNG KÝ ỨC
(tiếp theo)

Sau 3 ngày nằm tại trạm Cự Nẫm chúng tôi xuống sà-lan xuôi theo dòng sông Gianh để về trạm Quảng Hải (Quảng Trạch). Thương binh chật cứng trong khoang sà-lan, trời mưa nặng hạt hắt những giọt nước mưa qua những ô cửa làm dịu bớt không khí ngột ngạt sặc mùi mồ hôi của lính trong khoang tầu. Có tiếng lao xao ở phía ngoài khoang, dưới ánh sáng của đèn dù, qua những ô cửa sà-lan chúng tôi thấy một đoàn sà-lan đi ngược lại, trên đó lố nhố rất nhiều người. Khi 2 đoàn tầu tiến gần sát nhau tiếng hỏi thăm nhau ơi ới, đó là đoàn tầu chở quân vào. Họ sẽ đi đâu sau khi rời trạm Cự Nẫm để vào Quảng Trị, Tây Nguyên, Nam Bộ hay sang Lào? Nước sông Gianh mùa này từ thượng nguồn đổ về đục ngầu, có những thân cây to của đại ngàn Trường Sơn trôi về. Đêm xuống, nhìn về phía Tây ánh lên những chớp lửa của bom đạn địch.

Từ Quảng Hải chúng tôi được xe chuyển tiếp ra Kỳ Lâm (Kỳ Anh, Hà Tĩnh). Đến đây tôi và Thủy nhập vào nhóm của Thế Anh, Thường và Nha. Trong mấy người chúng tôi, Thường là nhiều tuổi quân nhất đã tham gia Đường 9 - Nam Lào 1971 và tham gia từ đầu chiến dịch 1972 Quảng Trị, lại là lính trinh sát trung đoàn chuyên đi công tác lẻ nên rất tháo vát và nhiều trò láu cá, láu tôm. Với vóc dáng dong dỏng, đẹp trai môi lúc nào cũng hồng cộng thêm cái miệng nói chuyện rất có duyên nên dọc đường rất vui nhất là nơi nào có nhiều lính nữ hoặc thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến. Thường là người Kim Anh gần sân bay Đa Phúc nhưng tính cách lại mang nhiều dáng dấp của người thành phố. Những câu chuyện dọc đường của Thường rất lôi cuốn chúng tôi trong những ngày ra Bắc. Thế Anh là người nhiều tuổi nhất, trắng trẻo thư sinh, con của một họa sĩ ở phố Thuốc Bắc. Là một người từng trải, mang phong thái của một nghệ sĩ nên Thế Anh là một người rất khéo léo trong giao tiếp. Qua những câu chuyện của Thế Anh bộc bạch thì cuộc sống trước khi nhập ngũ của anh ta có nhiều cái không giống với chúng tôi. Còn Nha, một “anh giáo khổ” - như Thế Anh hay đùa -  lại rất hiền lành và chỉ biết cười khi mọi người trêu chọc nhau. Nha ở phố Đội Cấn, giáo viên một trường cấp II ở ngoại thành. Anh ta là người đang yêu cho nên hay tâm sự về người bạn gái của mình ở phố Hàng Bông. Cô bạn gái của Nha cũng là một cô giáo. Họ quen nhau khi cô bạn đi thực tập tại trường của Nha. Vào những lúc chiều xuống tôi thường thấy Nha mang ảnh của người yêu ra với vẻ mặt thẫn thờ, lúc lại cười một mình…chúng tôi thường để Nha một mình cho tâm trí trở về với người bạn gái thân thương…

(còn tiếp)
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #192 vào lúc: 31 Tháng Tám, 2010, 09:49:30 pm »

NGƯỢC DÒNG KÝ ỨC
(tiếp theo)

Những ngày này trên đường chuyển thương chộn rộn có tin giữa ta và Mỹ chuẩn bị ký hiệp định ngừng bắn. Hội nghị Paris đến nay đã được hơn 4 năm rồi mà có kết quả gì đâu, ai cũng biết sự quyết định trên bàn hội nghị đều lệ thuộc vào mối tương quan lực lượng trên chiến trường. Qua những câu chuyện của anh em thương binh tham gia từ đầu chiến dịch 1972, ta đã giành thế chủ động tấn công trên một loạt chiến trường từ Quảng Trị, Tây Nguyên cho đến An Lộc ở Đông Nam Bộ. Nhưng rồi Mỹ tăng cường hỗ trợ tối đa cho quân ngụy bằng không quân, hải quân nên thế trận trên các chiến trường trở nên giằng co quyết liệt. Ở những nơi khác thì không biết nhưng ở Quảng Trị chúng tôi đã phải phơi mình trước trước những trận mưa bom, bão đạn của không quân và hạm đội 7 của Mỹ chỉ để giữ một mảnh đất chưa đầy 4 cây số vuông - đó là Thị xã và Thành cổ Quảng Trị. Cái mảnh đất này chỉ có ý nghĩa về mặt hành chính là tỉnh lỵ địa đầu của miền Nam. Khi ta phá tan tuyến phòng thủ Đông Hà - Lai Phước ở đợt 2 chiến dịch cuối tháng 4/1972 địch đã bỏ Ái Tử rút về phía Nam sông Thạch Hãn nhưng rồi cũng bỏ ngỏ nốt Thị xã Quảng Trị rút chạy về nam sông Mỹ Chánh. Các đơn vị của ta thừa thắng vượt sông Mỹ Chánh nhưng không thành công. Quân ta không đủ lực để đánh tiếp vì hậu cần chiến dịch chưa vươn tới nơi: xe tăng không còn dầu, pháo hết đạn, lương thực cạn kiệt... Địch hồi phục rất nhanh và tiến hành phản kích chúng ta bằng 3 mũi: đường bộ chúng vượt sông Mỹ Chánh theo QL 1 đánh lên, một mũi đánh theo hướng Tây Nam; đường biển chúng đổ quân sau lưng chúng ta ỏ ven biển Hải Lăng; đường không địch dùng  trực thăng đổ quân một số điểm xung quanh Thị xã. Các đơn vị của ta buộc phải ngừng tiến công để lui về giữ Thị xã. Anh em ở f304 và 308 - là những đơn vị thọc sâu vào Mỹ Chánh - có kể rằng những ngày đó lính bộ binh mỗi ngày chỉ được 2 lạng gạo, pháo ta không đủ đạn để hỗ trợ, địch tràn lên phản kích đến nỗi pháo cao xạ phải hạ nòng để quét bộ binh nhưng rồi đạn hết lính pháo ta phải dùng AK chống trả bộ binh địch, cuối cùng đành bỏ pháo lại để rút, nhìn bầy cần cẩu bay của địch cẩu những khẩu pháo và xe tăng ta vào Huế mà đành chịu không làm gì được. Cái mốc ngày 28/6 là ngày địch bắt đầu phản kích cho tới ngày 16/9 diễn ra trong 81 ngày đêm. Đó chính là dấu ấn không thể nào quên trong một khoảng thời gian ngắn ngủi cầm súng của chúng tôi và nó luôn luôn ám ảnh trong tôi cho tới tận bây giờ.

Trên đường ra Đức Thọ và Nghệ An dọc đường tuyến chúng tôi gặp những đơn vị bộ binh và cả những đoàn xe tăng, xe kéo pháo… tăng cường cho mặt trận. Những người đi vào gặp anh em thương binh đi ra chia sẻ cho nhau những món quà mang theo từ hậu phương: thuốc lá, thuốc lào, phong kẹo lạc và cả những lá thư nhờ gửi hộ; còn chúng tôi chỉ chúc họ may mắn mà thôi. Thật là cảm động khi những người bạn bè, đồng hương gặp nhau mà chẳng kịp chia sẻ gì nhiều. Trên đê sông Lam khi chúng tôi vừa từ sà-lan lên bờ gặp một đơn vị quân tăng cường của f304B, đơn vị huấn luyện của tôi, có mấy anh em cùng huấn luyện với tôi hồi đó được giữ lại làm khung cho các đợt quân sau.

Sau khi qua sông Lam, xe chuyển thương chở chúng tôi tới trạm chuyển thương CT12A tại xã Nam Thanh, huyện Nam Đàn, Nghệ An ngay trong đêm. Tại đây các thương binh được phân loại để đi các viện quân y, đoàn an dưỡng hay tiếp tục chuyển ra Bắc. Thương binh đông quá, nằm ngồi la liệt, trong khi chờ đến lượt mình chúng tôi tình cờ gặp một anh làm tại trạm, anh tên là Đồng vốn là sinh viên Bách khoa nhập ngũ và được cử đi học tại Đại học Quân y hiện là sinh viên năm cuối và đang thực tập tại trạm CT12A. Anh Đồng khi học BK có học cùng lớp với anh Cẩn bên 104 Trần Hưng Đạo - đối diện với ngõ nhà tôi. Cùng là những sinh viên với nhau nên chúng tôi dễ cảm thông qua những câu chuyện bất chợt. Rồi chúng tôi gặp Nhỏ là y tá của trạm, Nhỏ nhà ở Lý Nam Đế, là con gái của một sí quan cấp tá. Anh Đồng và Nhỏ khuyên chúng tôi nên đi viện điều trị cho lành các vết thương rồi sau đó sẽ quay lại trạm, nếu có điều kiện sẽ gửi chúng tôi đi tiếp ra hậu phương.

Ở CT12A một đêm chúng tôi chia tay nhau: Nha đi Viện 4 ở Thanh Chương; Thủy về đoàn 200 ở Nghĩa Đàn; Thế Anh, Thường và tôi về đội điều trị 42 (ĐT42) tại Nam Đàn.  

Chia tay với Thủy mà không thể nào quên người đồng đội thân thiết đã kề vai sát cánh với nhau khi chiến đấu cũng như cùng chia sẻ trên đường chuyển thương. Chúng tôi có nhiều kỷ niệm với nhau đến giờ tôi không bao giờ quên: Thủy nhỏ thó nhưng đã dìu tôi đi suốt từ Quảng Trị ra đến Quảng Bình; những lúc thèm thuốc quá, tôi lại cuốn băng đầy mặt và tay, nó kiếm được thuốc bọ vấn bằng giấy báo và thở vào mũi cho tôi đỡ nghiền; những lúc nó lôi tôi đi tắm dùng khăn mặt cọ rửa tránh những chỗ bị thương hết sức cẩn thận; rồi viết thư hộ tôi cho gia đình...Thủy là người hay nói chuyện, đi cùng nó rất vui vì cái tính láu tôm láu cá của nó. Nó có trong túi hơn ba chục tấm ảnh của những anh em c3 hy sinh. Mỗi khi có người hy sinh nó đều tìm cách lấy giấy tờ của họ để đưa cho đại đội làm thủ tục gửi về gia đình, người nào có ảnh thì nó giữ lại cho mình để làm kỷ niệm. Phía sau ảnh Thủy đề tên và ngày hy sinh. Nó nhận xét như một ông thầy tướng số rằng thần sắc của những thằng đã chết nhìn qua ảnh có cái gì đó không được tự nhiên, phải chăng đó là điềm báo trước. Thủy có họ và đệm giống tôi, nó bảo là cứ về đến chợ Sa Châu của xã Giao Châu huyện Xuân Thủy hỏi ông Lâm bán phở ai cũng biết. Cuối năm 1973, Thủy trở về đơn vị lúc ấy đang ở Cửa Việt, thời kỳ ấy dịp nào liên hoan ăn tươi như Tết, ngày 2/9 hay 22/12 nó lại được trổ tài thái thịt của con ông Lâm bán phở ở chợ Sa Châu, thịt do tay nó thái mỏng đến nỗi cấm thằng nào đứng gần đấy thở mạnh vì sẽ bay đi mất. Tháng 2/1979 Trung Quốc đánh ta, từ Cao Bằng đang làm thợ mộc Thủy chạy về Hà Nội tìm đến tôi. Mãi đến năm 2007 chúng tôi mới liên lạc được với nhau và tổ chức 1 chuyến vể Xuân Thủy thăm nó. Nó ốm quá, người đen quắt lại nhưng vẫn láu lỉnh như ngày nào...

(còn tiếp)

« Sửa lần cuối: 01 Tháng Chín, 2010, 08:05:51 am gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
GiangNH
Thành viên
*
Bài viết: 1146


« Trả lời #193 vào lúc: 31 Tháng Tám, 2010, 10:08:10 pm »

 Em nghe thấy bác cựu pháo 37ly, E58F308(Quảng trị 1972)nói luơng thực, thực phẩm, đường sữa còn nhiều lắm, bị bom nó đánh tung tóe. Địch phản công lại ta đúng ngày thành lập quân đội VNCH ấy.

Khi địch rút chạy ra Cửa việt, xe tăng nó bỏ lại rất nhiều, vẫn nổ máy, lính ta lên lái không sao đi nổi. Đành dùng tang mình kéo vào rừng nghiên cứu.

Bác ấy cũng kể chỉ nhìn thấy trực thăng nó cẩu 1 khẩu pháo của mình, khi trận địa của ta bị trúng bom.
« Sửa lần cuối: 31 Tháng Tám, 2010, 10:16:55 pm gửi bởi GiangNH » Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #194 vào lúc: 31 Tháng Tám, 2010, 10:09:00 pm »

[

Đồng đội c3 về thăm Thủy con (9/2007). Thủy con hàng dưới ở giữa cùng vợ con.
« Sửa lần cuối: 01 Tháng Chín, 2010, 11:21:23 am gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #195 vào lúc: 31 Tháng Tám, 2010, 10:14:15 pm »

Em nghe thấy bác cựu pháo 37ly, E58F308(Quảng trị 1972)nói luơng thực, thực phẩm, đường sữa còn nhiều lắm, bị bom nó đánh tung tóe. Địch phản công lại ta đúng ngày thành lập quân đội VNCH ấy.

Khi mình vào tới nơi tháng 8/1972 đồ của địch còn rất nhiều ở Ái Tử. Nhưng sang bên kia sông thì hiếm lắm may ra kiếm được nhờ nhặt được ba-lô của chúng hoặc những hố chôn đồ của dân bỏ lại.
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
GiangNH
Thành viên
*
Bài viết: 1146


« Trả lời #196 vào lúc: 31 Tháng Tám, 2010, 10:23:29 pm »

Em nghe thấy bác cựu pháo 37ly, E58F308(Quảng trị 1972)nói luơng thực, thực phẩm, đường sữa còn nhiều lắm, bị bom nó đánh tung tóe. Địch phản công lại ta đúng ngày thành lập quân đội VNCH ấy.

Khi mình vào tới nơi tháng 8/1972 đồ của địch còn rất nhiều ở Ái Tử. Nhưng sang bên kia sông thì hiếm lắm may ra kiếm được nhờ nhặt được ba-lô của chúng hoặc những hố chôn đồ của dân bỏ lại.

 Ý bác ấy nói là hậu cần của ta rất đầy đủ, lính ta không phải chịu đói. Chỉ thiếu đạn thôi, ta cũng có mấy giàn tên lửa mang vào đó, bắn xong...bỏ cả bệ rồi...chạy. Pháo 37 của bác ấy chỉ bắn khi máy bay địch bổ nhào đánh bom vào bộ binh.

 Bác ấy vào từ ngày đầu của chiến dịch, khi có lệnh rút ra Bắc, tới động Ông do thì bị thương vì B52, tới Nam hà điều trị vết thương, về tới nhà 2 hôm thì xảy ra trận Điện biên phủ trên không. Chưa kịp nghỉ ngơi thì lại phải ra chỉ huy mấy chị em vừa gặt lúa, vừa bắn 12ly7 chống máy bay Mỹ bổ nhào xuống Hà nội.

 Dưới con mắt của bác ấy:
-QT72 để dằn mặt đối phương đang ngồi ở Ba lê.
-Lính ta có thể hy sinh khi tấn công các chốt dọc theo sông Thạch hãn, chứ không hy sinh dưới sông, câu thơ "Đò ơi...dưới sông còn đó bạn tôi nằm" hơi vô lý. Lính ta vượt sông theo ngầm công binh làm sẵn tận thượng nguồn kia mà
« Sửa lần cuối: 31 Tháng Tám, 2010, 11:07:32 pm gửi bởi GiangNH » Logged
vmt
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 959



« Trả lời #197 vào lúc: 31 Tháng Tám, 2010, 11:26:17 pm »





-Lính ta có thể hy sinh khi tấn công các chốt dọc theo sông Thạch hãn, chứ không hy sinh dưới sông, câu thơ "Đò ơi...dưới sông còn đó bạn tôi nằm" hơi vô lý. Lính ta vượt sông theo ngầm công binh làm sẵn tận thượng nguồn kia mà
[/quote]:Nhà mình có hai ông chú họ nhà ở phố hàng bồ cũng bị hy sinh ở quảng trị một người qua sông thạch hãn vào trong thì bị ,còn một người thì hy sinh khi đang ở trên sông đến bây giờ vẫn chưa tìm thấy phần mộ ,mình nghe kể lại rằng bộ đội mình lúc qua sông để vào trong bị pháo kích hy sinh nhiều lắm.

Logged
fddinh
Thành viên
*
Bài viết: 324


Mít sờ tơ Khù văn Khoằm


WWW
« Trả lời #198 vào lúc: 31 Tháng Tám, 2010, 11:41:32 pm »

-Lính ta có thể hy sinh khi tấn công các chốt dọc theo sông Thạch hãn, chứ không hy sinh dưới sông, câu thơ "Đò ơi...dưới sông còn đó bạn tôi nằm" hơi vô lý. Lính ta vượt sông theo ngầm công binh làm sẵn tận thượng nguồn kia mà

Chính bác Trường đây cũng sém hi sinh lúc vượt sông vào đó thôi.
Logged

Mít sờ tơ Khù văn Khoằm
napoleon
Thành viên
*
Bài viết: 521


Không có gì là không thể


« Trả lời #199 vào lúc: 01 Tháng Chín, 2010, 12:28:17 am »

-Lính ta có thể hy sinh khi tấn công các chốt dọc theo sông Thạch hãn, chứ không hy sinh dưới sông, câu thơ "Đò ơi...dưới sông còn đó bạn tôi nằm" hơi vô lý. Lính ta vượt sông theo ngầm công binh làm sẵn tận thượng nguồn kia mà
Chính bác Trường đây cũng sém hi sinh lúc vượt sông vào đó thôi.
Bạn hay vậy lắm bác, chỉ nghe người ta nói rồi phán luôn. Bác Tường là người trực tiếp tham gia trận Quảng Trị 1972, những chuyện bác ấy kể là đúng rồi. Không hiểu sao bạn ấy lại nói vậy, TL Đoàn đã góp ý bao nhiêu lần mà vẫn không thay đổi được  Huh
Logged

Tôi có thể thất bại một trận đánh, nhưng tôi sẽ chiến thắng cả cuộc chiến tranh. Trí thông minh của con người được tính từ trán tới trời.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM