Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 12:14:27 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ký ức một thời hoa lửa  (Đọc 387915 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #170 vào lúc: 27 Tháng Tám, 2010, 08:22:26 am »


Ối giời các nữ CCB trông ngon quá dzậy, ngày xưa chỉ có nữ ở f bộ thôi (dĩ nhiên phải sau HĐ Paris), nghe nói chị em ngày xưa ở bộ phận hậu cần (bình thường làm đậu phụ khi có việc trở thành tuyên văn). Chuyện này phải hỏi TTNL và 6971 thì mới rành. Chúng mình ở dưới bb không hề biết về họ. Nghe nói ngày xưa các thủ trưởng bao bọc các vị nữ này 1 vòng kim cô lính tráng mon men lớ xớ là gọi c20 bắn bỏ liền. Cuối 2005 có cuộc họp mặt của anh em văn nghệ, tuyên huấn của f bộ có nhiều chị về dự và cũng có 1 vài chị vẫn ở quân chủng PK-KQ.

     Bác Lê Xuân Tường à ! Cái này phải hỏi bác Lê Duy Ứng. Bọn xê 20 mươi chúng tôi múi chẳng có mà sơ cũng không.
Logged

nguoixuthanh
Thành viên
*
Bài viết: 22


« Trả lời #171 vào lúc: 27 Tháng Tám, 2010, 04:58:36 pm »

Hỏi cụ này phải không bác ?  Grin Grin
Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #172 vào lúc: 27 Tháng Tám, 2010, 10:46:33 pm »

NGƯỢC DÒNG KÝ ỨC
[/b]
(tiếp theo)

Tôi mở mắt, định thần một lúc nhớ lại những gì đã xảy ra. Xung quanh tôi không còn ai cả, đồng đội đâu hết cả rồi, có ai làm sao không, sau khi thằng Chiến bắn quả B40, địch bắn một loạt M79 vào chỗ chúng tôi và tôi hứng trọn một quả. Tay phải tôi tê cứng, ngón cái đẫm máu, chỗ nào cũng đau và thấy máu. Chân trái cũng bị nên cử động rất khó khăn. Hướng nào là hướng ta, hướng nào là hướng địch, tôi cũng không rõ nữa. Dần dần tôi cũng định được hướng: phía bên trái nơi các loại pháo sáng, pháo hiệu bắn lên rực trời, chính diện là con đường chạy từ cầu xuống và đi chếch về phía phải - nơi đó chắc chắn sẽ có quân ta vì từ sáng địch tập trung đánh nhiều về phía đó, cũng từ phía đó tôi cũng đã nghe thấy tiếng nổ rất đặc trưng của đạn AK.

Tay phải bị thương không thể dùng súng được nữa, tay trái cầm súng, tôi dùng chân phải đẩy toàn thân xoay chếch về bên phải trườn đi. Cứ thế tôi lết dọc theo đường tăng được một quãng, từ những ụ nhà đổ quanh đấy vọng ra tiếng nói cười của địch chợt làm tôi thót tim lại: địch phát hiện ra thì làm sao đây, toàn thân bị thương, bàn tay phải cầm súng cũng bị thương, cánh tay trái cũng bị nốt. Địch mà túm được mình thì làm sao đây ? Lính mới tò te biết gì mà khai ! Đòn thì mình làm sao mà chịu được, khai thì biết khai cái gì ! Chỉ có chọn cái chết khi lọt vào tay chúng mà thôi ! Tôi cắn răng chịu đau dùng tay trái lần tìm lựu đạn, sờ thấy còn 2 quả lựu đạn, tôi lấy ra một quả, quả lựu đạn này chính là quả được trang bị khi ở Bắc Thái. Bóp chặt mỏ vịt của nó trong tay tôi đưa răng cắn vào vòng chốt an toàn định rút ra rồi lại thôi vì thấy chưa cần thiết. Tôi cuốn 2 vòng quai khẩu AK vào cánh tay phải, bốn ngón tay còn lành nắm chặt lấy đầu ngắm. Chọn cho mình được cách giải quyết phù hợp khi tình thế xấu nhất xảy ra, tôi đạp mạnh chân phải đẩy toàn thân tiếp tục lết dọc theo con đường tăng, nhiều lúc các vết thương đau qúa lại thêm sức lực phải dốc ra khiến tôi mệt quá lịm đi. Hình như đường tăng bắt vào con lộ vì tôi không cảm thấy đất bùn nữa mà lại lổn nhổn đá củ đậu, dưới ánh sáng của hỏa châu tôi phát hiện bên trái không xa quãng ba chục mét những đốm đỏ lập lòe của thuốc lá, mấy thằng lính địch đang túm tụm với nhau sau bức tường đổ của một căn nhà ven đường. Đợi cho đến khi ánh sáng hỏa châu của địch bớt đi tôi lết tiếp về hướng phải con đường, một hố bom lớn đào giữa đường tôi chúi mình xuống hố bom trườn sang bên kia đường nơi thấp thoáng những cây cối bị bom đạn phạt trụi. Sang đến bên này đường tôi đến một khu đất nhấp nhô những mô đất to nhỏ xen lẫn những bụi cây xơ xác. Một tiếng bụp ngay gần đấy ánh sáng quả hỏa châu địch bắn ngay gần chỗ tôi sáng rực như ban ngày, tiếng húng hắng vọng ra đâu đó cách tôi không xa, chết rồi mình nằm sát địch quá. Bất chợt từ chỗ đó và những vị trí xung quanh đấy địch phóng liên tiếp nhiều quả M79 về phía nơi tôi dự đoán có quân ta, nhìn điểm nổ chỉ cách đó khoảng hơn trăm mét. Tôi quan sát lại nơi tôi đang nằm giữa những mô đất mà hầm của địch lại xung quanh, chỉ còn cách lách vào giữa chúng mà đi. Qua khỏi đám gò đất bất chợt tôi nín thở khi ngay trước mắt tôi một cái bóng sừng sững với cái đầu khum khum như đội mũ sắt chập chờn dưới ánh hỏa châu lấp ló sau một bụi cây. Thế là hết, tôi ghé răng rút mạnh chốt quả lựu đạn và giữ chặt mỏ vịt. Chỉ cần buông tay là sau 3 giây quả lựu đạn sẽ nổ tung và...Tôi nằm im nín thở nhìn về phía bóng tên địch nhưng mãi không thấy nó cựa quậy, mà cảnh giới kiểu đó thì nghe chừng dễ bị ăn đạn. Tôi tạt sang phải trườn dần tránh xa chỗ tên lính đứng gác. Báng súng của tôi chạm vào một vật cứng kêu đánh cộp, tôi thót cả người nhưng bóng tên lính vẫn bất di bất dịch, tôi thở phào vì phát hiện ngay cạnh tôi là một tấm bia mộ khá lớn đổ nghiêng mà báng súng của tôi đã va phải. Tấm bia người ta đúc bằng bê tông, đầu bia  khum khum giống hình mũ sắt. Chính cái bóng như người đứng lấp ló trong bụi cây cũng là một tấm bia mộ. Tôi trườn sát dưới chân tấm bia len giữa bụi cây thấp thì phát hiện một mảnh giấy gói lương khô trăng trắng của quân ta bỏ lại. Giấy bọc lương khô vẫn kêu rọt...rẹt chưa bị ướt sương đêm chứng tỏ quân ta cũng vừa ở đây hoặc còn ở quanh đây. Ý nghĩ đó làm tôi phấn chấn hẳn lên nhưng vẫn không quên trong tay mình còn quả lựu đạn đã rút chốt. Lết qua một bãi trống xâm xấp nước, tôi gục mặt vào vũng nước để cho tỉnh táo và tiếp tục lết về phía trước. Một tiếng gằn giọng ngay trước mặt: “Ai ?”. Nhận ra tiếng Bắc tôi vội trả lời: “Tôi ! c3 Trà Châu đây”. Sức mạnh ở đâu đến với tôi lúc đó, tay phải chống khẩu AK tôi đẩy người lao vào phía trước và lăn xuống một con hào. Hai người lính giữ chặt tôi vặn hỏi Trà Châu là thế nào. Thì ra khi chúng tôi vào trận trung đoàn đã đổi phiên hiệu từ Bắc Bình sang Trà Châu, anh em trong chốt vẫn dùng phiên hiệu cũ là Bắc Bình. Chợt một cậu lật mũ tôi ra và hét: “Thám báo ! Chỉ có thám báo mới đeo kính” và một cậu cứ báng AK thúc vào ngực, vào bụng tôi, một cậu lột hết các thứ trên người tôi ra, thấy tôi bàn tay trái nắm chặt quả lựu đạn, cậu ta nói: “Buông tay ra, cái gì thế ?”

- Lựu đạn đã rút chốt rồi, cẩn thận đấy. Tôi trả lời.

Anh ta một tay bóp chặt bàn tay trái nắm quả lựu đạn của tôi và tay kia bóp lấy mỏ vịt của quả lựu đạn và hét: “Bỏ tay ra !”. Quả lựu đạn được anh ta ném ra ngoài đã nổ tung.

Một người nữa từ ngách hầm xuất hiện. Cậu lính đang thúc báng súng vào người tôi nói: “Anh Hồng ! Có một người của c3 nhưng lại đeo kính, tôi nghi là thám báo địch vì anh ta dùng mật danh không đúng”. Người tên là Hồng hỏi tôi: “c trưởng c3 tên là gì ?”. “Tên là Nghĩ !”. Ngay lúc đó một giọng nói ồm ồm quen quen hét lên: “Thám báo hả ? Khử bỏ mẹ nó đi !”. Tôi gọi: “Anh Nghĩ ơi ! Tường đây...!” Ông Nghĩ từ một ngách hầm nhô ra: “ Tường hả ! Anh em đâu hết cả rồi...”..

- Lúc rút ra đụng địch, tan tác cả, tôi bị thương...họ bảo tôi là thám báo...

- Hồng ơi ! Thằng này là lính của tao, nó bị cận phải đeo kính...

Người lính thúc báng súng vào tôi đưa tôi vào hầm, băng bó các vết thương và đưa cho tôi một nắm cơm với ruốc. Người tôi đau nhức, bải hoải hết cả người, lúc này mới biết mình còn sống. Cậu lính cho biết đây là chốt của c6, người tên là Hồng là c trưởng và ông Nghĩ trước khi về c3 của tôi là c phó của c6, ông Nghĩ bị thương gẫy chân từ sáng, bò ra đến đây. Cậu ta có vẻ ân hận khi thúc báng súng vào người tôi: “Lính địch ra trận cũng có thằng đeo kính, nhưng lính mình đeo kính thì ông là người tôi gặp đầu tiên...”

Đau đớn, mệt mỏi, tôi thiếp đi không biết gì nữa.

(còn tiếp)
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #173 vào lúc: 27 Tháng Tám, 2010, 10:58:40 pm »

Hỏi cụ này phải không bác ?  Grin Grin


Đúng rồi. Trước khi lên tuyên huấn sư đoàn ông Ứng ở c20 trinh sát/e101. Sau đó f bộ rút lên làm công tác tuyên huấn cho nên chắc chắn sẽ biết rất rõ những thím nào ở f bộ nhưng tôi e răng ông Ứng mắt mũi giờ kém lắm sẽ không nhận ra. Có thể hỏi ông chánh VP Bộ GDĐT (ông VĐƯ) trước cũng ở tuyên huấn sư đoàn.
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #174 vào lúc: 28 Tháng Tám, 2010, 01:05:05 am »


Đúng rồi. Trước khi lên tuyên huấn sư đoàn ông Ứng ở c20 trinh sát/e101. Sau đó f bộ rút lên làm công tác tuyên huấn cho nên chắc chắn sẽ biết rất rõ những thím nào ở f bộ nhưng tôi e răng ông Ứng mắt mũi giờ kém lắm sẽ không nhận ra. Có thể hỏi ông chánh VP Bộ GDĐT (ông VĐƯ) trước cũng ở tuyên huấn sư đoàn.

       Hồi đó sư đoàn 325 thành lập "đội tuyên truyền văn hóa" gọi tắt là "đội tuyên văn" thuộc ban tuyên huấn, phòng chính trị của sư đoàn. Anh Ứng là SV đại học Mỹ Thuật, anh Thịnh SV văn đại hoc Tổng Hợp cũng ở trong đội này. Hai chim sơn ca nữ là Kiều Oanh Và Thu Lý.
Logged

tau khong so
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 146



« Trả lời #175 vào lúc: 28 Tháng Tám, 2010, 11:59:20 am »

Chào các Bác Thành cổ QT!
Tôi được phòng công tác chính trị ĐH KTQD cho biết buổi gặp mặt kỷ niệm 40 năm nhập ngũ của 9.1971 không tổ chức ở ĐH KTQD mà chuyển sang ĐH Bách Khoa thì phải.
Tôi gửi tấm ảnh cựu SV ĐH KTQD ngày gặp mặt kỷ niệm 35 năm giải phóng miền Nam do ĐH KTQD tổ chức để các Bác nhận người quen.  Trong ảnh có hơn 10 chiến sỹ thành cổ Quảng trị đấy. ĐH KTQD làm công tác chính trị với cựu sinh viên, cán bộ, giáo viên, CNV tham gia chiến tranh chống Mỹ rất tốt. Cầm chịnh là bạn Tuệ nguyên chủ nhiệm khoa công tác chính trị - lính thành cổ Quảng trị đi 9/1971.
Đọc đoạn Bác cầm lựu đạn sẵn sàng hy sinh tôi thấy tự hào vì được quen Bác.  Nếu hôm đó bác buông tay thì bây giờ làm gì còn ông TGĐ ngân hàng, làm gì còn những trang nhật ký nóng bỏng, sôi sục này nhỉ. Chúc Bác khỏe đưa tiếp những trang hồi ký cho mọi người xem.

« Sửa lần cuối: 28 Tháng Tám, 2010, 12:04:31 pm gửi bởi tau khong so » Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #176 vào lúc: 28 Tháng Tám, 2010, 03:53:45 pm »

NGƯỢC KÝ ỨC
(tiếp theo)

Một cảm giác chòng chành như đưa võng làm tôi bừng tỉnh, rồi tôi thấy mình bị giáng xuống đất khiến tôi tỉnh hẳn. Tôi đang được cáng bằng võng băng qua cánh đồng lầy thụt, có những lúc đạn pháo rít trên đầu khiến 2 người khiêng cáng cùng tôi nằm phục trên lớp bùn, rồi khi cả người và cáng thụt xuống hố bom, rồi lại lóp ngóp kéo nhau lên...

Về đến phẫu của tiểu đoàn khi trời đã rạng sáng, thằng Phùng cho biết tôi là lính c3 đầu tiên được đưa ra. Không biết số phận của anh em khác ra sao. Sau khi băng bó lại các vết thương, Phùng pha cho tôi một cốc nước đường, tôi làm một tợp hết nhẵn và đòi uống nữa nhưng Phùng không cho, nó mếu máo: “Cho mày uống nữa để mày chết à ! Mày mất nhiều máu quá...! Giờ phải chuyển đi phẫu trung đoàn...”.

Trạm phẫu của trung đoàn nằm sát sông gần khu vực chúng tôi đến lấy gạo, lấy đạn. Tại đây thương binh nằm la liệt trong các ngôi nhà đổ quanh đấy, các y tá , bác sĩ tíu tít kiểm tra vết thương và phân loại thương binh. Ai nhẹ thì điều trị tại chỗ, nặng hơn lại được chuyển đi tiếp. Người cán bộ quân lực trung đoàn viết Giấy chứng thương và nhét vào túi áo cho tôi, nói nhỏ nhẹ bằng giọng Nghệ - Tĩnh: “Cậu hãy giữ cẩn thận giấy này, nó rất cần cho cậu khi ra tới viện, mong cậu chóng bình phục và trở lại đơn vị”. Đúng là quả đất tròn, đầu năm 1973 anh ta đã ra tận Bắc Giang để đón chúng tôi sau khi anh em thương binh từ các Quân y viện tập trung tại hậu cứ  Sư đoàn ở Song Mai (Việt Yên, Hà Bắc) để về đơn vị. Anh ta tên là Bắc, chữ viết của anh trong tờ Chứng thương đẹp lắm. Tôi đến giờ vẫn nhớ như in tờ Chứng thương đó, nó là giấy khống chỉ được viết trên một trang giấy kẻ ô li của học trò. Loại vở này rất phổ biến khi chúng tôi nhặt được để làm giấy viết thư hay sổ sách ghi chép, giấy vở là loại giấy tốt, góc trái của có in hình hoa lá, mỗi trang lại một loại hoa lá khác nhau hoặc các con thú trong các phim hoạt hình rất đẹp. Tất cả nội dung trong giấy được viết sẵn bằng tay - cũng là nét chữ của anh Bắc: dưới hình của bông hoa được viết làm 2 dòng Trung đoàn 101- Sư đoàn 325. Chính giữa là hàng chữ Giấy chứng thương. Rồi đến Họ tên - Ngày sinh - Quê quán - Đơn vị - Ngày nhập ngũ - Ngày bị thương - Nơi bị thương - Tình trạng vết thương - Khi cần báo tin cho ai - Địa chỉ. Cuối hàng bên phải có ghi Ngày...tháng... năm 1972 - Thủ trưởng đơn vị: Nguyễn Văn Giảng và một con dấu tròn mầu đỏ, hàng chữ chạy ở vành ngoài Q.G.P.N.D.M.N.V.N (Quân Giải phóng nhân dân miền nam Việt Nam), Trung đoàn 101. Chính giữa con dấu là biểu tượng của QGP với ngôi sao trên nền nửa đỏ nửa xanh. Anh Bắc điền những thông tin của tôi vào tờ giấy viết sẵn và chỉ 2 cậu y tá đang lúi húi băng bó vết thương cho mấy thương binh ở gần đấy: 2 cậu ấy cũng là sinh viên ở Hà Nội đấy. Sau khi trở về đơn vị tôi có dịp gặp lại 2 cậu y tá đó, một người tên là Bính nhà ở Lò Đúc còn người kia là Tuấn nhà ở Hai Bà Trưng. Tuấn giờ là Bác sĩ Trưởng phòng Hành chính tổng hợp Bệnh viện Việt - Nhật, Hà Nội; còn Bính là Thiếu tướng Chính ủy Viện Quân y 175 tại thành phố Hồ Chí Minh. Cũng chính anh Bắc đã gặp tôi khi tập trung tại hậu cứ Sư đoàn cho biết anh vừa gửi thư báo công về địa phương thông báo tôi được tặng thưởng Huân chương Chiến công Giải phóng hạng 3. Đây là chiếc Huân chương đầu tiên mà tôi có trong trận chiến bảo vệ Thị xã - Thành Cổ Quảng Trị. Sau này khi tôi đang ở Quảng Trị, bố tôi đã viết thư vào báo tin ở nhà đã nhận được thư báo công nhưng không nhận được bằng Huân chương cũng như Huân chương !!! Tình cờ cho tới năm 1999, khi ấy bố tôi đã về hưu và về làm Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc phường Cửa Nam (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), trong khi dọn dẹp trụ sở Ủy ban Nhân dân phường để chuẩn bị xây dựng trụ sở mới người ta phát hiện ra Bằng Huân chương Chiến công hạng 3 mang tên tôi do Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Tôn Đức Thắng ký tháng 12/1975 lẫn trong rất nhiều giấy tờ khác. Bố tôi có kể lại khi cô văn thư có hỏi bố tôi: “Cụ ở ngõ Tức Mạc có biết ai là Lê Xuân Tường không ? Cái bằng này không có số nhà...”, bố tôi run run cầm cái bằng trong tay: “... của thằng con trai tôi, nó được thông báo từ năm 1973, giờ mới đến được tay tôi...”. Trong một lá thư gửi cho tôi khi vẫn còn ở Quảng Trị, bố tôi có viết: “...được địa phương thông báo con đã lập công và được tặng thưởng huân chương, nhưng đến giờ gia đình chưa nhận được bằng Huân chương của con. Việc con còn sống đối với gia đình mình là hơn cả những tấm huân chương. Ở ngõ nhà mình có mấy cậu trang lứa với con đều hy sinh tại Quảng Trị như cậu Nghĩa con cụ Toan ở nhà số 2, cậu Hùng con bà Nghé, cậu Giáp em bác sĩ Hồng cùng ở trong ngõ Bánh mì, cậu Chính nhà số 6 Yết Kiêu. Việc con chỉ bị thương và lập được công đối với gia đình mình là một sự may mắn và rất hạnh phúc so với rất nhiều gia đình khác...mong con cố gắng hoàn thành nhiệm vụ và được trở về yên lành...”. Hành trình của một tấm Huân chương Chiến công đó đã phải trải qua 27 năm mới trở về với chủ nhân của nó, mặc dù sau này khi tôi ra quân đơn vị trao cho tôi 2 giấy chứng nhận Huân chương nữa nhưng câu chuyện của tấm huân chương đầu tiên cũng là một kỷ niệm đáng nhớ của một thời. Tôi vẫn tâm niệm rằng tấm Huân chương nào cũng có mặt trái của nó, để có nó bao nhiêu bạn bè đồng đội của tôi đã phải ngã xuống, họ đã giành lấy cái chết để tôi được sống và tôi chỉ là người thay mặt họ nhận những tấm huân chương đó mà thôi. Mấy năm gần đây có dịp gặp gỡ anh em ở trung đoàn tôi có hỏi thăm về anh Bắc và được tin anh đã hy sinh bên dòng Mê-kông cuối năm 1978 khi trung đoàn tôi từ đất Lào vượt sông Mê-kông tiến đánh quân Khơ-me đỏ ở phía Bắc Kam-pu-chia. Bảo răng vàng, b trưởng của tôi lúc ở Quảng Trị năm 1974 cũng hy sinh trong đợt vượt sông năm đó.

(còn tiếp)
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #177 vào lúc: 28 Tháng Tám, 2010, 04:27:02 pm »


Đúng rồi. Trước khi lên tuyên huấn sư đoàn ông Ứng ở c20 trinh sát/e101. Sau đó f bộ rút lên làm công tác tuyên huấn cho nên chắc chắn sẽ biết rất rõ những thím nào ở f bộ nhưng tôi e răng ông Ứng mắt mũi giờ kém lắm sẽ không nhận ra. Có thể hỏi ông chánh VP Bộ GDĐT (ông VĐƯ) trước cũng ở tuyên huấn sư đoàn.

       Hồi đó sư đoàn 325 thành lập "đội tuyên truyền văn hóa" gọi tắt là "đội tuyên văn" thuộc ban tuyên huấn, phòng chính trị của sư đoàn. Anh Ứng là SV đại học Mỹ Thuật, anh Thịnh SV văn đại hoc Tổng Hợp cũng ở trong đội này. Hai chim sơn ca nữ là Kiều Oanh Và Thu Lý.

Ngày ấy ở Trị Thiên có truyền khẩu câu chuyện chè Thu Sen, đấy có là phải nhân vật của f ta không nhỉ
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #178 vào lúc: 28 Tháng Tám, 2010, 04:46:18 pm »

Chào các Bác Thành cổ QT!
Tôi được phòng công tác chính trị ĐH KTQD cho biết buổi gặp mặt kỷ niệm 40 năm nhập ngũ của 9.1971 không tổ chức ở ĐH KTQD mà chuyển sang ĐH Bách Khoa thì phải.
Tôi gửi tấm ảnh cựu SV ĐH KTQD ngày gặp mặt kỷ niệm 35 năm giải phóng miền Nam do ĐH KTQD tổ chức để các Bác nhận người quen.  Trong ảnh có hơn 10 chiến sỹ thành cổ Quảng trị đấy. ĐH KTQD làm công tác chính trị với cựu sinh viên, cán bộ, giáo viên, CNV tham gia chiến tranh chống Mỹ rất tốt. Cầm chịnh là bạn Tuệ nguyên chủ nhiệm khoa công tác chính trị - lính thành cổ Quảng trị đi 9/1971.
Đọc đoạn Bác cầm lựu đạn sẵn sàng hy sinh tôi thấy tự hào vì được quen Bác.  Nếu hôm đó bác buông tay thì bây giờ làm gì còn ông TGĐ ngân hàng, làm gì còn những trang nhật ký nóng bỏng, sôi sục này nhỉ. Chúc Bác khỏe đưa tiếp những trang hồi ký cho mọi người xem.



Bác tau khong so ơi! Trong số này tôi có nhận ra Tuệ và bác còn những người khác chưa nhận ra có lẽ ảnh nhỏ quá. Hiện tại ĐHKTQD tôi có 2 người bạn cùng dậy ở khoa Chính trị: Lê Cường nguyên là SV K13 ĐHXD nhập ngũ cùng tôi sau về học Thủy lợi - Cảng với Hoàng Văn Tần. Chính Cường là người đã chôn cất Lê Văn Huỳnh. Còn Lê Việt SV K14 Lý ĐHTH nhập ngũ 1970 (đợt đầu tiên của SV), Việt là lính cao xạ của f308 đã tham chiến tại đường 9 Nam Lào 1971 và CZ Quảng Trị ngay từ đợt 2 (T4/1972). Trong cuốn Khúc tráng ca Thành cổ Việt có bài Chuyện cũ nhớ lại rất xúc động. Lê Việt học cùng lớp ở cấp 3 Yên Hòa B với tôi. Cả 2 bạn Cường và Việt sau khi tốt nghiệp ĐH lại được cử đi học cao học chính trị NAQ rồi về dậy chính trị tại ĐHKTQD.

Đúng là kỷ niêm 40 năm này nhập ngũ 6/9/71 sẽ tổ chức tại ĐHBK. Còn năm nay hình như ĐHKTQD đăng cai thì phải.

ĐHKTQD, ĐHBK làm công tác chính trị với những thế hệ SV-CS rất tốt. Còn các trường ĐH khác không được như vậy, thậm chí nguyên vọng của ae là xin 1 chỗ để tưởng niệm cho các LS mỗi khi tới ngay nhập ngũ và 27/7 mà cũng khó khăn. Họ không biết rằng trước khi lên đường nhập ngũ chúng ta ra đi từ trường và nguyện ước duy nhất nếu có phải hy sinh là được trở về với Mẹ và tiếp tục đi học.

Bác phong tôi làm TGĐ ngân hàng làm tôi tổn thọ, lãnh đạo NH nghi ngờ chết. Mình chỉ là 1 nhân viên tép riu thôi nên mới có thì giờ lang thang với các bác. Chủ tịch HĐQT của VCB là lính f304 đánh Thượng Đức, Phó TGĐ BIDV là SV ĐHXD cùng đi với mình sau về thông tin QK V chắc là họ bận quá chuyên lo việc lớn nên chắc cũng ít thời gian giành cho những việc nhỏ như chúng ta. Mai kia họ nghỉ hưu không biết có buồn không nhỉ.
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Tám, 2010, 05:17:15 pm gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
napoleon
Thành viên
*
Bài viết: 521


Không có gì là không thể


« Trả lời #179 vào lúc: 28 Tháng Tám, 2010, 05:18:34 pm »

Ngày ấy ở Trị Thiên có truyền khẩu câu chuyện chè Thu Sen, đấy có là phải nhân vật của f ta không nhỉ
Không phải đâu bác ạ  Grin, cô ấy tên là Thu Sen, người Huế, đoàn văn công xung kích Khu uỷ Trị Thiên. Trích từ bài của bác quê Lixeta:
http://www.quansuvn.net/index.php/topic,6345.425/wap2.html
Logged

Tôi có thể thất bại một trận đánh, nhưng tôi sẽ chiến thắng cả cuộc chiến tranh. Trí thông minh của con người được tính từ trán tới trời.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM