Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 06:51:10 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ký ức một thời hoa lửa  (Đọc 388344 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #140 vào lúc: 24 Tháng Tám, 2010, 11:00:50 pm »

Trên con dao này có khắc chữ QZVN (quân giới Việt Nam?) không biết khi vào chiến trường bác có dùng loại dao này không?

       Tôi còn giữ được con dao găm này. Hình như là của Liên Xô ?!
Logged

qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #141 vào lúc: 24 Tháng Tám, 2010, 11:46:09 pm »

Kỷ vật vừa quý vừa "độc"-khiến anh binh nhì đánh trận đầu, chủ nhân của nó suýt nữa bị quân ta bòm, cái kỷ vật đã bị nước sông Hồng ở Phà Đen cuốn đi mất: cặp kính cận của bác Tường. Tiếc ơi là tiếc, bác Tường ơi.
Logged
Phong Quảng
Thành viên
*
Bài viết: 620


« Trả lời #142 vào lúc: 25 Tháng Tám, 2010, 06:28:39 am »

Con dao này có lẽ của VN ( QGVN). Con dao của LX cán gỗ và to hơn một chút, tôi đã có câu chuyện phải tìm lại con dao trong đêm mưa gió nên không quên được.
Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #143 vào lúc: 25 Tháng Tám, 2010, 07:52:45 am »

Trên con dao này có khắc chữ QZVN (quân giới Việt Nam?) không biết khi vào chiến trường bác có dùng loại dao này không?

       Tôi còn giữ được con dao găm này. Hình như là của Liên Xô ?!
Đây là 1 trong những thứ trang bị đi B, mỗi tổ 3 người được phát 1 con dao và 1 bật lửa TQ. Loại dao trang bị cho tụi mình chuôi bằng gỗ, lưỡi dao đặc biệt ở mũi tạo dáng rất đẹp hơn loại cán nhựa có lẽ của Liên-xô thật. Loại dao này dùng để phạt cây nhỏ làm củi hoặc dọn bãi, thế mà bọn mình chỉ với dao này đã phải dùng để khai thác gỗ trên miền Tây Vĩnh Linh về làm phòng tuyến Nam Cửa Việt.
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #144 vào lúc: 25 Tháng Tám, 2010, 07:59:19 am »

Kỷ vật vừa quý vừa "độc"-khiến anh binh nhì đánh trận đầu, chủ nhân của nó suýt nữa bị quân ta bòm, cái kỷ vật đã bị nước sông Hồng ở Phà Đen cuốn đi mất: cặp kính cận của bác Tường. Tiếc ơi là tiếc, bác Tường ơi.
Qtdc ơi! Bạn nhắc đến nó làm mình lại xốn xang vì những chuyện xưa. Có lẽ mình mệnh thủy nên có duyên nợ với Hà Bá thì phải ! Lúc vượt sông TH ông ấy đã hỏi thăm mình rồi nhưng bạn bè đã giành giật mình khỏi tay ông ta và 4 năm sau ông ấy lại rờ đến mình và lần này ông ta lại buông tha mình chỉ lấy mất cái mũ cối thủng cùng cặp kính cận. Âu cũng là của đi thay người.
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
bob
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 924


« Trả lời #145 vào lúc: 25 Tháng Tám, 2010, 08:04:54 am »

Trên con dao này có khắc chữ QZVN (quân giới Việt Nam?) không biết khi vào chiến trường bác có dùng loại dao này không?

       Tôi còn giữ được con dao găm này. Hình như là của Liên Xô ?!
- Dao găm này của Việt nam bác ạ. Năm 1970 khi đi B đơn vị tui đều được trang bị loại này. có bao da đeo vào thắt lưng rất đẹp. Lính Tây nguyên bọn tui đi đâu cũng mang theo, nó có nhiều tác dụng lắm. Có ông lạc trong rừng hàng tháng nhờ có con dao này: đào củ mài...đào con giun, con dế mà sống..
Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #146 vào lúc: 25 Tháng Tám, 2010, 08:19:34 am »

KHÚC TRÁNG CA THÀNH CỔ và những kỷ vật còn lại














Tháng 7/2003 nhóm ae CCB ĐHXD chúng tôi có vào Thành cổ QT để làm chương trình Người đương thời về Những Cựu SV đi tìm đồng đội, tôi có đùa với anh Khư lúc ấy là Giám đốc Bảo tàng Thành cổ: "Bảo tàng của ông chỉ toàn là súng to súng nhớn nhưng ông không thể có những cái rất thiết thân của thằng lính bộ binh trong chốt". Ông Khư có vẻ tự ái hỏi lại:" Thế thì cái gì mà ghê gớm thế ?". Tôi chìa những kỷ vậy này ra, và ông Khư mê quá cứ xin tôi để đưa vào Bảo tàng. Tôi chỉ cười nói rằng đây là những gì còn lại tôi phải giữ nó. Sau đó những kỷ vật này đã được vào khuôn hình của phóng viên VTV.

Cái mở đồ hộp rất tiện khi trong chốt ta và địch rất gần nhau, có khi nó một đầu nhà ta một đầu nhà. Mở đồ hộp không phải dùng đến dao găm (không phải ai cũng có) tránh phát ra tiếng động.  
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
Phong Quảng
Thành viên
*
Bài viết: 620


« Trả lời #147 vào lúc: 25 Tháng Tám, 2010, 08:34:59 am »

Mới vào QT thấy lính cũ có thắt lưng to của Mỹ bọn tôi mê lắm, mềm nhẹ và tiện lợi hơn của ta nhiều. Hồi ấy ông nào có nhiều đồ Mỹ như bi đông, thìa,bật lửa...là oách lắm. Riêng cái mở hộp thì nhiều vì quanh các trận địa Mỹ cũ ở bất cứ hố thám báo nào cũng có, nhiều khi còn cả đồ hộp chúng nó không sài hết : Phoma, mứt và thịt say. Những thứ đó nằm trong hố mưa nằng cả năm trời mà lính ta mở ra vẫn dùng được.
Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #148 vào lúc: 25 Tháng Tám, 2010, 09:44:12 am »

NGƯỢC DÒNG KÝ ỨC
(tiếp theo)

 Trời vẫn mưa, chúng tôi tranh thủ ngủ để nửa đêm sẽ vào trận, anh Tạo sang ngủ bên hầm chúng tôi. Anh liên tục rít thuốc lào, khiến tôi cũng trằn trọc không ngủ được. Quê anh ở Phúc Yên, anh có một con trai chưa đầy năm. Chắc lúc này anh đang nhớ tới gia đình, vợ con. Những người có gia đình thường thường hay nặng lòng khi phải xa nhà để đi vào nơi trận mạc như thế này. Chợt anh quay sang tôi nói:“Giờ này vợ con mình ở nhà chắc nghĩ rằng mình sướng lắm đấy nhỉ...!!!”. Tôi đang lơ mơ lầu bầu trả lời: “Ông chỉ vớ vẩn, sướng cái nỗi gì...ông ngủ đi để cho chúng tôi ngủ với...”. Anh Tạo nằm xuống giọng nói như nghẹn đi: “Những thằng chưa vợ như chúng mày là sướng nhất, không phải lo lắng gì...”. Trong giấc ngủ chập chờn đầy âu lo, trước khi vào trận đánh ai mà chẳng nghĩ, nghĩ về gia đình, về Mẹ, về những gì đang chờ đợi...còn cái chết ư tôi đã xác định ngay từ đêm vượt sông khi bị pháo địch chụp trên đầu và Chiến, Sơn đã lôi tôi lên bờ.

Nửa đêm cả đại đội tập trung ở sân c bộ dưới trời mưa to, mang tiếng đại đội nhưng chỉ là 2 trung đội với khoảng mười lăm tay súng. Ông Nghĩ dẫn quân đi, ông Trọng và Trình ba toác ở nhà, cả Bắc điếc nữa. Bắc đơn vị không cho đi vì nó không nghe được tiếng pháo rít trên đầu, nhiều lần đi với nó tôi phải kéo nó nằm xuống để tránh những quả pháo nổ gần. Chính vì không nghe được mà nó đã hy sinh khi dính một mảnh pháo vào gáy lúc về gần đến hầm, trong một đêm đi tải gạo và đạn sau đó hơn 1 tháng.

Trinh sát dẫn chúng tôi ra đến lộ 4, vượt qua đống đổ nát của dẫy nhà ven đường nơi mấy cái xe thiết giáp bị cháy nhưng lần này không rẽ phải như những lần vào chốt đưa cơm mà chúng tôi cứ men theo lộ mà đi. Nước mưa táp vào mặt làm nhòe nhoẹt mắt kính nhưng vẫn bám được đội hình nhờ ánh sáng của hỏa châu địch, qua một khoảng ruộng lầy thụt đến một rặng tre tan hoang, cậu trinh sát ra hiệu chúng tôi dừng lại rồi biến về phía trước. 4 chúng tôi cụm lại sau một gò mộ ngổn ngang những bia mộ xen lẫn các hố pháo, hố bom. Chỗ chúng tôi liên tục bị những quả cối cá nhân nã vào, nhìn những quả đạn đỏ lừ lướt qua đầu nổ phía sau, quả thì nổ phía trước, phía bên cạnh. Tôi lăn ngay vào một hố pháo gần đấy, hố sâu khoảng 50cm lại ngập nước, mỗi khi úp mặt để tránh thì coi như phải nín thở để khỏi sặc nước. Chợt phát hiện bóng mấy người lố nhố ở đoạn hào gần đấy, tôi lao ngay xuống, Phồm, Bình và Lào đều ở đó. Đây là khu vực chốt của c6 thuộc d2, họ có các đường hào dẫn tới các hầm chốt khá hoàn chỉnh. Trong một ngách hào tôi thấy mấy bóng người nằm chồng chất lên nhau - đó là những anh em hy sinh đang chờ vận tải chuyển ra ngoài. Ngồi bệt dưới hào, bùn nước ngang bụng mấy anh em tranh thủ chợp mắt một lúc trong lúc chờ trinh sát dẫn đi tiếp. Một khoảng thời gian khá lâu chúng tôi bị dựng dậy để đi tiếp. Qua dãy chốt của c6 chúng tôi lom khom tiến về phía trước giữa các đống nhà đổ nát, chợt một loạt tiếng nổ liên tục, rất đanh rất gần chỗ chúng tôi, chùm đạn đỏ lừ sát trên đầu chúng tôi lao vào khu vực chốt của c6. Có một ổ đại liên của địch rất gần đây trong một căn nhà đổ nào đó. Một đường hào cạn (có thể là đường tăng) cắt ngang thấp hẳn xuống so với xung quanh tới gần 1 mét rộng đến gần năm chục mét chi chít hố pháo. Chúng tôi qua khỏi con hào đó tới một khu vực xung quanh rất nhiều dẫy nhà dài đổ nát, cả đại đội nép dưới chân những đống gạch vụn khi được biết đã đến nơi. Hình như chúng tôi vào quá sâu thì phải vì căn cứ những luồng đạn đại liên cũng như tiếng nổ của M79 ở phía sau lưng chúng tôi. Anh Tạo đi hội ý với đại đội bò về chỗ chúng tôi: “Các tiểu đội tản ra, tranh thủ đào công sự , trời sáng đến nơi rồi. Cố gắng trụ lại chờ lệnh mới. Làm một hơi thuốc rồi đi”. Tôi rút cái điếu cài ở yếm đạn đưa cho anh, mấy anh em chụm đầu trong một cái hố để hút thuốc, rất cẩn thận còn phải lấy vải mưa chùm lên cho khỏi phát sáng ra ngoài. Theo Phồm bò ra cách đấy chưa đầy hai chục mét thì một chớp đỏ kèm theo tiếng oành của M79. Một bóng người đang dẫy dụa xung quanh là khói đạn khét lẹt. Tôi và Phồm lao về phía đó. Trời ! Anh Tạo từ  cổ đến ngực bị nát bét đầm đìa máu. Thường giữ chặt người anh, tay bịt lấy miệng không cho tiếng rên la phát ra vì địch đang ở rất gần ngay tại bên kia ngôi nhà đổ. Bàng hoàng nhìn anh ưỡn người và đuối dần, chúng tôi vuốt mắt cho anh, đặt anh dựa vào đống gạch vụn và lấy vải mưa phủ cho anh. “Anh Tạo ơi ! Em vẫn nhớ tới câu nói của anh đêm hôm trước khi anh không ngủ được nhớ tới gia đình. Phải chăng đó là một điềm báo trước...”.

(còn tiếp)
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #149 vào lúc: 25 Tháng Tám, 2010, 10:14:33 am »

Mới vào QT thấy lính cũ có thắt lưng to của Mỹ bọn tôi mê lắm, mềm nhẹ và tiện lợi hơn của ta nhiều. Hồi ấy ông nào có nhiều đồ Mỹ như bi đông, thìa,bật lửa...là oách lắm. Riêng cái mở hộp thì nhiều vì quanh các trận địa Mỹ cũ ở bất cứ hố thám báo nào cũng có, nhiều khi còn cả đồ hộp chúng nó không sài hết : Phoma, mứt và thịt say. Những thứ đó nằm trong hố mưa nằng cả năm trời mà lính ta mở ra vẫn dùng được.
Bác Phong Quảng là CCB tiền bối tham gia đánh Mỹ nên nghe bác nói tụi nó nhiều đồ nhất là đồ ăn mà em thèm quá. Tụi ngụy bị Việt Nam hóa nên cũng nghèo đi may ra đánh hậu cứ của chúng còn có đồ xài, còn ba-lô của chúng cũng hẻo lắm chỉ có gạo sấy thôi. Còn bom đạn thì khỏi phải nói.
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM