Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 05:59:01 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ký ức một thời hoa lửa  (Đọc 387889 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
thaihung99
Thành viên
*
Bài viết: 10


« Trả lời #130 vào lúc: 24 Tháng Tám, 2010, 08:55:49 am »

Cháu chào chú Lexuantuong1972! chuyện của chú kể thật sống động,cháu đọc mà thấy mình như hồi hộp như đang chứng kiến trận chiến.CHú ơi!bọn hậu sinh chúng cháu nghe kể về sự khốc liệt của Quảng Trị 1972 nhưng không thể tưởng tượng hết sự tàn khốc của nó.
Đầu tháng 7 vừa rồi cháu cùng mấy người bạn(cùng là con liệt sĩ) vào Quảng trị tìm mộ bố cháu (đơn vị:c5-d66-e202 TTG), đến các nghĩa trang ở Quảng Trị,mới thấy sự hi sinh của thế hệ cha ông là quá lớn lao,mới thấy mình sống chưa xứng đáng với sự hi sinh đó.
Bọn cháu đã tới viếng thăm thành cổ,thăm bến thả hoa và thăm nhà lưu niệm cố TBT Lê Duẩn.Nhưng hôm nay đọc bài của chú,mới biết rằng chợ Sãi đã từng diễn ra những trận đánh ác liệt.Khi thăm bến thả hoa,cháu xuống sông rửa mặt và vốc một ngụm nước dòng sông này uống(như để cảm nhận nước của dòng sông lịch sử) và thấy rằng nước sông có vị mặn của nước biển xâm thực vào,vậy thì ở đoạn sông chỗ nhà lưu niệm còn gần biển hơn,ngày đó các chú có xuống được sông lấy nước thì cũng hơi khó sử dụng trong ăn uống.Dòng sông quá đẹp,nước trong xanh và hiền hòa chảy,nhưng lịch sử đã gắn cho nó một sứ mệnh đau thương!
« Sửa lần cuối: 24 Tháng Tám, 2010, 06:03:38 pm gửi bởi thaihung99 » Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #131 vào lúc: 24 Tháng Tám, 2010, 09:26:06 am »

Cháu chào chú Lexuantuong1972! chuyện của chú kể thật sống động,cháu đọc mà thấy mình như hồi hộp như đang chứng kiến trận chiến.CHú ơi!bọn hậu sinh chúng cháu nghe kể về sự khốc liệt của Quảng Trị 1972 nhưng không thể tưởng tượng hết sự tàn khốc của nó.
Đầu tháng 7 vừa rồi cháu cùng mấy người bạn(cùng là con liệt sĩ) vào Quảng trị tìm mộ bố cháu (đơn vị:c5-d66-e202 TTG), đến các nghĩa trang ở Quảng Trị,mới thấy sự hi sinh của thế hệ cha ông là quá lớn lao,mới thấy mình sống chưa xứng đáng với sự hi sinh đó.
Bọn cháu đã tới viếng thăm thành cổ,thăm bến thả hoa và thăm nhà lưu niệm cố TBT Lê Duẩn.Nhưng hôm nay đọc bài của chú,mới biết rằng chợ Sãi đã từng diễn ra những trận đánh ác liệt.Khi thăm bến thả hoa,cháu xuống sông rửa mặt và vốc một ngụm nước dòng sông này uống(như để cảm nhận nước của dòng sông lịch sử) và thấy rằng nước sông có vị mặn của nước biển xâm thực vào,vậy thì ở đoạn sông chỗ nhà lưu niệm còn gần biển hơn,ngày đó các chú có xuống được sông lấy nước thì cũng hơi khó sử dụng trong ăn uống.

Chào chau thaihung99! Chú rất cảm động với những lời chia sẻ của những người trẻ như cháu (nhưng cũng thật hiếm hoi). Đúng là vào những lúc khô hạn như tháng 7 vừa rồi nước mặn sẽ xâm thực tới tận thị xã cơ. Nhưng còn lại thì đoạn chợ Sãi trong mát vô cùng (dĩ nhiên vào lúc mưa lũ nó cũng ngầu đỏ như dòng sông Hồng quê ta). Ngày đó tại khu vực này rất gần sông mà không thể ra lấy nước được vì hỏa lực địch khống chế rất mạnh mặt khác bờ sông lại dốc đứng. Có những lúc cả ta và địch giành nhau một hố bom để lấy nước, thậm chí xung quanh hố bom đó đều rải xác cả 2 bên.

Tại NTLS Triệu An có bia khắc tên những LS của d66/e202 TTG hy sinh tại Cửa Việt đầu năm 1973. Đây là đơn vị của nhà văn Nguyễn Thế Tường tác giả của Hồi ức binh nhì xe của bác ấy là xe 704 bị trúng đạn cháy cả xe chỉ có mình bác còn sống và bị thương rất nặng.Bác Tường hiện ở TP Đồng Hới (phố Dương Văn An, tôi không nhớ số nhà). Cháu có thể liên hệ với bác lixeta để có thông tin thêm về các LS TTG.
« Sửa lần cuối: 24 Tháng Tám, 2010, 11:04:51 am gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #132 vào lúc: 24 Tháng Tám, 2010, 09:36:26 am »

NGƯỢC DÒNG KÝ ỨC
(tiếp theo)

Những trận mưa tầm tã do ảnh hưởng của những cơn bão làm cho nơi đóng quân như một túi bùn. Hầm hào đầy nước, nước lưng hầm chữ A. Ban ngày còn đỡ vì mật độ phi pháo ít, nên tranh thủ lên trên mặt đất nép dưới những mái tôn còn sót lại. Đêm xuống buộc phải xuống hầm rồi thay nhau tát nước để có chỗ dựa lưng mà chợp mắt một chút. Đêm 2/9 pháo địch bắn dữ quá như để chào mừng ngày Quốc khánh của ta, anh Tạo bò sang từng hầm đưa cho mỗi đứa 1 bao Trường Sơn đỏ móp mép nhưng chỉ có vỏ ngoài mà không có giấy nến bên trong (sau này mới biết kho giấy nến chống ẩm của nhà máy thuốc lá Thăng Long bị phá hủy hoàn toàn do bom Mỹ) và 2 cái kẹo Hải Châu ướt mẹp. Tôi ngắm nghía bao thuốc lá và rút 1 điếu để hút nhưng thay vì 1 điếu mà tới 3 điếu được rút ra khỏi bao, hơi lạ,  dưới ánh sáng đỏ quạch của ngọn đèn thắp bằng dầu đậu nành tôi nhìn kỹ 3 điếu thuốc dính nhau bởi  hai mảnh đạn mảnh dài khoảng gần 1cm găm vào. Vỏ bao thuốc bị rách lại có vệt mầu nâu sẫm, phải chăng khi những bao thuốc này từ miền Bắc đến tay chúng tôi đã có đồng đội tôi bị thương trên đường vận chuyển...Ba anh em ngồi dựa lưng vào nhau trong căn hầm nước ngập đến hông thả hồn theo khói thuốc mà vơ vẩn theo đuổi những ý nghĩ khác nhau trong âm thanh rung chuyển của bom pháo địch. Trời càng khuya và mưa mỗi lúc một to trong khi pháo địch vẫn bắn không ngớt, những tiếng nổ âm trong lòng đất khiến cho căn hầm rung chuyển như muốn sập. Mẹ nó chứ ! Lợi dụng mưa bão chúng bắn pháo khoan để phá hầm trong lúc hầm hào đầy nước. Bỗng nước từ hai cửa hầm ào ào đổ vào như thác khiến cho bên trong ngập tới bụng rồi ngực. Tình huống này bắt buộc chúng tôi phải chui ra nếu không sẽ bị chết vì ngạt nước, vơ vội súng ống và quân tư trang chui ra, nước ở cửa ra mấp mé lỗ mũi khiến chúng tôi phải nín thở cho khỏi bị sặc nước. Ba anh em chui ra khỏi hầm đành nép tạm vào góc nhà còn sót lại, lấy mấy tấm tôn rách phủ lên và vơ mấy bao cát chất trên hầm quây lại để trú thân. Mệt qúa vì cả đêm chống chọi với nước, cả ba đều thiếp đi không biết gì hết. Bỗng một tiếng ục rất lớn rung chuyển vạt đất chỗ chúng tôi đang nằm làm cho mảng tường còn sót lại đổ ập ra phía ngoài khiến cho mấy tấm tôn rách đè lên người...mặc cho số phận đến đâu thì đến các cụ mày ngủ đã!!! Sáng ra mưa cũng đã ngớt, nhìn ra chẳng còn thấy hầm đâu nữa mà chỗ đó là bộ khung hầm kèo bị đội lên mặt đất vì một quả đạn khoan nổ ngay cạnh. Số chúng tôi may thế, nếu không chui ra khỏi khi bị ngập nước thì với sức ép của quả đạn khoan thì chúng tôi sẽ chết vì sức ép, thân thể sẽ bị bầm dập không thể nhận dạng ra được. Anh Tạo và mấy người ở các hầm xung quanh chạy sang và đều mừng cho chúng tôi thoát nạn. Ông Nghĩ c trưởng cho b1 của tôi rời hầm vào khu vực giữa xóm nơi địa thế cao để phòng nước lên.

(còn tiếp)
« Sửa lần cuối: 24 Tháng Tám, 2010, 03:06:00 pm gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
thaihung99
Thành viên
*
Bài viết: 10


« Trả lời #133 vào lúc: 24 Tháng Tám, 2010, 09:41:31 am »




Tại NTLS Triệu An có bia khắc tên những LS của d66/e202 TTG hy sinh tại Cửa Việt đầu năm 1973. Đây là đơn vị của nhà văn Nguyễn Thế Tường tác giả của Hồi ức binh nhì xe của bác ấy là xe 704 bị trúng đạn cháy cả xe chỉ có mình bác còn sống và bị thương rất nặng.Bác Tường hiện ở TP Đồng Hới (phố Dương Văn An, tôi không nhớ số nhà). Cháu có thể liên hệ với bác lixeta để có thông tin thêm về các LS TTG.

[/quote]cháu đã liên lạc với chú lixeta rồi chú ạ.Nhưng vì bố cháu hi sinh ngày19/06/1972 tại Thanh Hương(nay thuộc Phong Điền Thừa Thiên Huế), lúc đó chú LI... đã chuyển đơn vị nên không rõ lắm.Nếu cháu không nhầm thì đơn vị của bố cháu cũng đánh hợp đồng binh chủng với 1 đơn vị của 325.
Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #134 vào lúc: 24 Tháng Tám, 2010, 10:05:33 am »

cháu đã liên lạc với chú lixeta rồi chú ạ.Nhưng vì bố cháu hi sinh ngày19/06/1972 tại Thanh Hương(nay thuộc Phong Điền Thừa Thiên Huế), lúc đó chú LI... đã chuyển đơn vị nên không rõ lắm.Nếu cháu không nhầm thì đơn vị của bố cháu cũng đánh hợp đồng binh chủng với 1 đơn vị của 325.
[/quote]

Cháu à ! Nếu như thế đơn vị của bố cháu phối thuộc với e18/f325 vì khoảng thời gian đó e18 đánh ở Thanh Hương, đây là e của bác Triệu Bộ trưởng Bộ Y tế. Trên đường 1 từ Quảng Trị vào đến Huế có nhiều NTLS có mộ chí 1 số LS của TTG đấy.
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #135 vào lúc: 24 Tháng Tám, 2010, 11:21:49 am »

NGƯỢC DÒNG KÝ ỨC
(tiếp theo)

Chúng tôi lùi sâu vào trong xóm cách nơi cũ khoảng trăm mét. Trên nền một ngôi nhà đã sập một bên mái, phần còn lại ngói lợp còn khá nguyên vẹn, trong góc nhà kề với nhà bếp là một căn hầm khá rộng rãi được làm bằng những tấm vòm cống bắng tôn dầy, một cửa ở trong nhà, còn cửa kia thông ra sân. Hầm này chắc của gia chủ làm để tránh bom đạn nên làm khá cẩn thận: nền hầm được láng xi-măng có lát gỗ dán dầy để 5,6 người cùng ngủ, thậm chí 2 đầu hầm có 2 dầm ngang để có thể mắc được 3 cái võng. Vòm tôn cao tới 1,2 mét nên rất thoải mái, 2 ngách cửa vào được chống bằng những dầm gỗ lớn và những cọc dây thép gai. Mặc dù hầm gần như chìm và được đắp tới mét đất, nhưng chúng tôi vẫn gia cố thêm đất và bao cát. Chúng tôi phát hiện những nhà bên có rất nhiều những bao cát, có bao đựng toàn hột củ ném (một loại củ họ nhà hành kiệu có mùi rất hăng), có bao đựng toàn bông gòn hoặc lá thuốc rê. Chất những bao này lên xung quanh cửa lên xuống cũng tiện vì nhẹ dễ mang vác. Nhưng  trong số những bao đó người ta đựng ớt bột mà chúng tôi không biết, hôm sau một quả pháo nổ ngay trong vườn, mảnh pháo xé toang mấy bao cát chất ở cửa hầm, pháo thì không chết mà chúng tôi muốn chết vì bị sặc ớt bột cùng bông gòn. Về sống trong căn hầm mới thoải mái hơn nhưng lại xa các hầm khác trong B và nhất là hầm của Chiến, nhưng được cái ở đây cũng có giếng nước ngay trong sân, xung quanh rau cỏ cũng có sẵn. Tôi lần mò những ngôi nhà xung quanh nhặt nhạnh những thứ cần thiết như bút bi, bút chì, giấy vở, thậm chí có cả những quyển sổ tay rất đẹp chưa có chữ nào. Một lần đi bắn được con gà nhưng phải vứt đi vì đạn AK làm con gà vỡ nát, giá như có khẩu AR15 để đi săn thì tốt biết bao, đạn cực nhanh không phá như đạn AK nhưng bù lại thu hoạch cũng khá khi trong một chái bếp của một ngôi nhà trong làng Phương Ngạn (theo giấy tờ nhặt được trong nhà) cách Đầu Kênh một cánh đồng tôi phát hiện một bao cát được lấp vội, lôi ra thì 1 đống đến gần chục hộp đồ Quân tiếp vụ (hàng hậu cần của địch) như dầu đậu nành, thịt pha gan, thịt băm, cá hộp...kèm theo mấy cái khui đồ hộp (Phồm và mấy cậu lính cũ đều có những cái này). Nhìn thấy một dây xanh-tuya-rông nằm trong đống đất cát trộn vôi vữa, khi lôi lên tôi sung sướng khi nhìn thấy cả 1 bộ đồ trận của ngụy hầu như đầy đủ phủ đầy bụi đất: dao lê cực nhanh, bình tông bằng i-nox còn nguyên cả ca và vỏ bao bằng nỉ, mấy vỏ bao đựng băng đạn cực nhanh. Đặc biệt khóa cài không phải bằng đồng mà bằng hợp kim nhôm sơn đen có dòng chữ DAVIS. Lần trước khi đưa cơm vào chốt, mấy người lính cũ thấy xanh- tuya-rông của tôi mang từ Bắc vào vặn xoắn khi đeo nặng đã khuyên tôi thay bằng đồ của ngụy vì rất tốt tuy có nặng. Phồm cũng có 1 bộ như vậy, nhất là ông Nghĩ còn có cả một túi đựng mìn Claymore đeo trên người. Rửa sạch sẽ bộ xanh-tuya-rông, tôi thay những đồ của mình sang, tần ngần lựa chọn giữa 2 bình tông và quyết định lấy vỏ bình tông ngụy để đựng bình tông của ta vì nó gắn bó với tôi suốt chặng đường từ Bắc vào, tôi tiếc rẻ cái bình tông i-nox nên giữ lại trong ba-lô. Phải thừa nhận con dao lê AR15 rất sắc, gọn và tiện dụng hơn lê AK rất nhiều. Khi tháo bình tông ra để rửa thì có một cái thìa i-nox US có lỗ ở tay cầm cài sẵn trong vỏ bình tông. Chiếc thìa US này đã theo tôi suốt bao nhiêu năm kể cả khi bị thương trên đường ra viện chỉ có duy nhất một bộ quần áo đẫm máu trên người nhưng túi quần sau có gài cái thìa, rồi những năm 80 nó cũng theo tôi sang Kampuchia làm chuyên gia giáo dục và bây giờ vợ tôi để nó trong tủ đựng bát đĩa, mỗi khi mở tủ ra nhìn thấy người bạn bằng i-nox này lòng lại chộn rộn lên những chuyện cũ không thể nào quên.

(còn tiếp)
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #136 vào lúc: 24 Tháng Tám, 2010, 01:30:49 pm »

KHÚC TRÁNG CA THÀNH CỔ và những kỷ vật còn lại













« Sửa lần cuối: 25 Tháng Tám, 2010, 11:08:42 pm gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #137 vào lúc: 24 Tháng Tám, 2010, 09:45:11 pm »

NGƯỢC DÒNG KÝ ỨC
(tiếp theo)

Sau hơn chục ngày ở hậu cứ kể từ khi vượt sông về đơn vị, một buổi chiều mưa tầm tã chúng tôi được lệnh ra bến sông để lấy đạn, nhưng lần này lại lấy toàn lựu đạn, những bánh thuốc nổ TNT, dây cháy chậm, ngòi nổ và nụ xòe cùng một số lượng đạn B40, B41. Sáng hôm sau anh Tạo và Phồm hướng dẫn cách kết nối những bánh TNT loại 200g và 400g thành những quả thủ pháo. Lệnh từ c bộ truyền xuống đêm nay sẽ đi tập kích địch tại khu vực An Tiêm, Chợ Sãi sau đó sẽ chốt lại. Ba anh em trong hầm hối hả chuẩn bị cho lần vào trận này. Bắc được ở lại trông hậu cứ, tiểu đội chỉ còn 4 người nhưng trang bị khá mạnh Lào giữ B40, Bình là khẩu trung liên RPK còn tôi và Phồm mang AK. Theo lời khuyên của mấy người lính đơn vị bạn tôi gặp trong chốt khi đưa cơm, lần này vào chốt ngoài 2 băng đạn buộc chéo nhau lắp sẵn ở súng tôi còn mang trên người yếm đựng đạn AK trước ngực. Tuy có nặng và nóng nhưng được cái dễ cơ động nhất là nó bảo vệ ngực cho mình khi bị đạn găm vào phía trước. Trước khi vào trận tôi tranh thủ tắm rửa thay bộ quần áo đang mặc trên người bằng bộ đã giặt sạch để trong ba-lô để khi có làm sao sẽ được mặc bộ quần áo sạch sẽ trên người. Đấy là một ý nghĩ lãng mạn lúc đó mà thôi vì chỉ trên đường vào chốt thôi thì người ngợm đã như trâu lầm toàn bùn đất. Thấy Phồm chỉ có 2 băng đạn buộc chéo lắp vào súng như thế chỉ có 60 viên tôi hỏi: “Có 2 băng thôi à, nhỡ hết đạn thì lấy ở đâu”. Nó lầm bầm: “Bắn làm sao hết được, ở đây chỉ dùng B40, B41 và lựu đạn thôi, mà đạn AK có đầy trong các hầm chốt”. Nghe Phồm nói cũng phải vì quan sát trận địa những đêm đi đưa cơm thì thấy ta và địch toàn bám vào các vật cản là những nhà đổ...Anh Tạo mang sang 1 bao cát toàn lựu đạn Mỹ chia cho mấy anh em. Cầm quả US trên tay, da láng bóng mầu xám tròn thu lu như quả ổi, mỏ vịt của nó cứng cáp và khoằm nên cài vào xanh-tuya-rông rất chắc chắn. Tôi lấy 5 quả mỏ vịt US và 4 quả lựu đạn tấn công của ta, trong ruột tượng đeo qua lưng cũng có 5 trái thủ pháo. Tôi cắt một đoạn dây võng làm lại quai cho cái bòng bằng túi bao cát để đeo trên lưng, trong đó có võng, vài bánh lương khô, cuốn nhật ký ghi chép suốt từ khi nhập ngũ đến giờ, cuốn sổ học tập của sinh viên mang đi từ trường để làm kỷ niệm. Cơm đã nấu xong, mỗi thằng mang theo 2 nắm đeo bên hông. Lĩnh thêm bông băng cá nhân để mang theo. Đeo tất cả vào người nhảy thử vài cái, lại chỉnh, lại buộc cho đến khi mọi thứ không còn phát ra tiếng kêu lạch cạch nữa. Theo anh em cũ thì nên đội mũ cối vì sẽ đỡ được vôi gạch nện vào đầu khi pháo nổ gần. Cái mũ giải phóng tôi nhét luôn vào bòng nhỡ khi mất mũ cối còn có cái mà thay thế. Đúng là tâm trạng vào trận đầu của lính mới: mang cái này đi, bỏ cái kia lại, không mang thì tiếc, mang lại nặng. Trong khi anh em cũ lại đơn giản ngoài vũ khí, trang bị chiến đấu, cơm nắm, lương khô, võng, vải mưa và chỉ thêm có điếu cày và thuốc lào. Thấy tôi có tới 5 băng AK (150 viên bao gồm 2 băng buộc chéo nhau lắp vào súng, 3 băng dự trữ ở yếm), Phồm bảo tôi bỏ bớt lại 1 băng ở yếm để mang theo điếu cày. Chiếc điếu cày được làm từ ống hỏa châu bằng nhôm, nõ điếu được khoét từ một tay tre, khi hút thì sìn sịt nhưng còn hơn là không có điếu để hút. Một số người tạo điếu từ hộp nhựa đựng thuốc sốt rét, cắm nõ ở trên nắp, lắp 1 vòi truyền huyết thanh để làm cần để hút. Loại này gọn nên có thể nhét được vào túi ngực. Phồm lưu ý chúng tôi khi dùng lựu đạn và thủ pháo của ta rất dễ bị lộ vì khi giật nụ xòe sẽ phát tiếng khá to cộng thêm tia lửa phụt ra của nụ xòe.

(còn tiếp)
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
fanlong74
Thành viên
*
Bài viết: 224


« Trả lời #138 vào lúc: 24 Tháng Tám, 2010, 10:23:01 pm »

Tặng bác lexuantuong1972 một vài kỷ vật em chụp được trong bảo tàng thành cổ
Logged
fanlong74
Thành viên
*
Bài viết: 224


« Trả lời #139 vào lúc: 24 Tháng Tám, 2010, 10:24:28 pm »

Trên con dao này có khắc chữ QZVN (quân giới Việt Nam?) không biết khi vào chiến trường bác có dùng loại dao này không?
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM