Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 04:35:11 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ký ức một thời hoa lửa  (Đọc 387884 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #120 vào lúc: 23 Tháng Tám, 2010, 10:01:26 am »

Cấn Văn Long  K14X nhà ở Bà Triệu đã hy sinh.
Bác Tường có thông tin gì về gia đình Cấn Văn Long không ạ. Cơ quan tôi cũng có một cô làm thư viện họ Cấn ở Bà Triệu không biết có bà con gì không (?).
Cấn Văn Long nhà ở Bà Triệu số 312 hay 302 gì đó lâu tôi không nhớ chỉ nhớ là cách ngã năm Lê Đại Hành khoảng 5,6 nhà bên tay phải theo thuận chiều xe đi. Năm 2001 chúng tôi đã tìm đến nhà nhưng gia đình đã bán nhà. Hàng xóm xung quanh có cho biết hình như chuyển về ngõ Quỳnh. Chúng tôi có để ĐT liên lạc cho hàng xóm vì nghe nói gia đình a Long lúc ấy vẫn để hộ khẩu ở đó. Mãi không thấy gia đình liên lạc với chúng tôi. Gần đây bạn bè cùng lớp cũ có cho biết gia đình đã vào đưa a Long về NTLS Ngọc Hồi.
« Sửa lần cuối: 23 Tháng Tám, 2010, 02:58:06 pm gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #121 vào lúc: 23 Tháng Tám, 2010, 02:55:33 pm »

NGƯỢC DÒNG KÝ ỨC
(tiếp theo)

Đêm nào chúng tôi phải vào chốt đưa cơm thì ngay buổi chiều đã phải nấu cơm nắm thành nắm để nguội, sau lấy lá chuối hơ nóng gói cơm lại kèm theo ít ruốc mặn. Bữa nào nhân tiện kiếm được thịt hay rau thì anh em trong chốt lại có chất tươi. Bọc cơm nắm vào một tấm vải nhựa cắt từ bao gạo buộc chặt phòng khi bị nước nhét vào cái bòng làm bằng bao cát đeo lên vai hoặc cho vào ruột tượng gạo đeo chéo trên lưng cùng khẩu AK với 2 băng đạn buộc chéo và vài quả lựu đạn phòng khi chạm địch. Thường thường tốp đưa cơm rời đơn vị lúc chạng vạng tối nếu xong xuôi thì khoảng 8,9 giờ tối đã về tới nhà nhưng có những lúc bị kẹt phải nằm lại tới nửa đêm thậm chí gần sáng mới về được. Bóng tối đổ xuống là lúc địch oanh kích dữ dội, ra khỏi xóm men theo rặng duối, rặng tre đổ rạp chúng tôi ra đến con đường nhựa bị bom đạn cầy nát. Sau này chúng tôi mới biết đây là đường 4 đi từ Thị xã Quảng Trị ra Cửa Việt. Tôi đoán chừng đoạn này là một dãy phố vì những ngôi nhà xây bằng các viên gạch đúc (ngoài ta gọi là gạch pa-panh trong này gọi là viên táp-lô) đổ xập tan hoang với các cửa xếp cùng biển hiệu còn sót lại. Ánh sáng của hỏa châu địch bắn lên rọi sáng cả một vùng chứng tỏ địch cách chỗ này không xa lắm. Bên vệ đường là xác mấy chiếc thiết giáp của ta, vừa lúc đó tiếng hú xoẹt...xoẹt ngay trên đầu, tôi lao nhanh vào gầm chiếc thiết giáp thì một loạt pháo nổ ngay gần đấy, tiếng mảnh pháo đập vào vỏ xe nghe chát chúa, hú vía khi nhìn xung quanh không thằng nào bị sao cả. Qua một cánh đồng lầy thụt vì ngập nước mưa chi chít hố pháo, hố bom, không biết thụt xuống hố bao nhiêu lần, cũng may nhờ ánh sáng của hỏa châu nên phát hiện ra những hố bom to như cái ao nếu không sẽ chìm nghỉm ở đó vì mình bơi quá giỏi. Có những đoạn bị lầy thụt chúng tôi phải trườn như loài bò sát vì đất tơi do mật độ bom pháo dầy đặc trộn với nước mưa thành một thứ cháo đặc như hồ. Đến một bãi đất còn sót lại những bụi dứa dại và ngổn ngang những tấm bia mộ bằng xi-măng, người dẫn đường khoát tay chỉ hướng các hầm chốt để đưa cơm và sẽ gặp nhau tại đây để về. Tôi lom khom tụt xuống một đoạn hào thì thào gọi: “Ra lấy cơm..”. Một bóng người nhô ra: “Có rồi, đưa hộ lên chốt trên, đây toàn người bị thương...”. Đoạn hào đầy bùn bốc lên một mùi vị khó chịu đến buồn nôn, nhiều tiếng rên ở các ngách hầm thì ra đây là nơi tập kết thương binh, liệt sĩ để chuyển ra phía sau. Một bóng người lao xuống hào nói: “Đưa cơm hả, chếch bên phải có mấy hầm chưa có cơm. Cối cá nhân dữ lắm đấy...”. Đoạn hào chỉ có một đoạn, tôi trườn lên khỏi mặt đất, dưới ánh sáng hỏa châu được bắn liên tục sáng như ban ngày, những tia đỏ lừ phun từ phía bên phải bay trên đầu tôi, khẩu đại liên này chúng đặt ở một vị trí cao chắc bắn để cầm canh hay hù dọa thì phải...rồi những viên đạn đỏ lừ lừ tiếp đến là tiếng cóc khô khốc của cối cá nhân M79 liền ngay đó tiếng oành chát đanh tóe lửa xung quanh chỗ chúng tôi - đó là loại vũ khí đáng gờm của địch gây nhiều thương vong cho quân ta với độ chính xác khá cao. Đây là khu vực ta và địch xen kẽ nhau rất khó đoán vị trí của nhau may nhờ có luồng đi của đạn mà đoán ra vị trí của địch cách chỗ tôi nằm trên dưới trăm mét. Tim đập thình thình vì xung quanh mình liên tục bị cối cá nhân xoẹt qua đầu. Chợt nghe thấy tiếng hét gằn giọng: “Ai! Bắc...”, tôi bật nhanh tiếng trả lời: “Đưa cơm!”. Lại giọng nói đó nhưng có vẻ nhẹ nhàng hơn: “Bắc...”. Chết cha rồi mật khẩu của đơn vị tôi vội kêu lên: “Bình...Bình...Bình đây...” (lúc này trung đoàn có mật danh là Bắc Bình). Một bóng người nhô lên trước mắt tôi vài ba mét, tôi lăn nhanh về phía đó và lộn xuống một công sự cá nhân ngang đến cổ. Người lính đứng đó kéo tay tôi đẩy về phía sau dúi tôi vào ngách hầm. Tôi buông bọc cơm xuống đưa cho họ còn mình ngồi thở dốc, tim vẫn còn đập mạnh. Số cơm nắm tôi mang theo họ phân phát cho mấy hầm gần đấy. Hầm có 3 người, họ vào chốt được 3,4 ngày mà đã phải bổ sung 2 lần. Hầm nằm dưới đống đổ nát của một căn nhà ngay kề sông Thạch Hãn. Tuy gần sông nhưng việc lấy nước để uống là không thể vì bờ sông dốc lại bị khống chế bởi khẩu 12 ly 8 của địch đặt tại một căn nhà tầng sát bờ sông. Vị trí này rất lợi hại vì chúng khống chế cả một đoạn sông ngăn cản đường vận chuyển của thuyền vận tải ngược sông vào Thị xã. Tôi lom khom lần theo bức tường đổ nhìn xuống sông. Dưới ánh sáng như ban ngày của hỏa châu địch, dòng sông như  bị sôi lên bởi đủ các loại hỏa lực cả hai bên. Chợt bên kia sông liên tục chớp lửa và một loạt tiếng nổ dội lên bên bờ bên này. Người lính đứng cạnh tôi thở dài: “Xuồng chở thương binh của ta đang xuôi đấy, bên kia sông nổ súng để yểm trợ, nhưng không ăn thua chúng nó phản pháo ngay bây giờ...”. Liền lúc đó tiếng rú rít của pháo địch bay qua đầu chúng tôi dăng thành một màn lửa bên bờ bên kia, nhiều quả pháo rơi xuống sông tạo nên những cột nước trắng xóa. Tiếng đại liên và 12 ly 8 của địch nổ dồn dập, luồng lửa đan chéo xuống sông cách không xa nơi chúng tôi nằm, dưới sông cách mép nước bên này một quãng ngắn một bóng đen dài đang từ từ trôi xuôi dưới làn đạn địch. Bờ bên này là bờ lở nên bắt buộc thuyền vận tải đến đây phải đi men theo bên này để tránh mắc cạn. Chiếc thuyền đầu tiên đến ngang khu vực của ta thì nổ máy lao nhanh về phía trước. Chiếc thứ hai nặng nề trôi đến loạng choạng như không có người điều khiển kèm theo tiếng rên la của anh em thương binh. Một loạt cối cá nhân nổ ngay bờ sông xung quanh hầm, chúng tôi chúi cả xuống để tránh, chừng 10 phút trôi qua khi tiếng M79 đã ngớt tôi nhô lên để nhìn xuống sông nhưng chẳng còn thấy bóng dáng con thuyền đâu nữa. Dưới ánh sáng như ban ngày của hỏa châu địch thấp thoáng có những bóng đen nhấp nhô chới với trong sóng nước sôi sùng sục của đủ các loại đạn. Nhìn những đồng đội của mình đang bị cái chết cướp đi mà đành chịu vì mép sông nằm trong tầm khống chế của địch. Đơn vị bạn chốt ở đây gần sông mà không thể lấy được nước đành phải dùng nước trong các hố pháo, hố bom. Hàng đêm có bao lượt thuyền vận tải vào Thành và khi ra chở thương binh đi qua khu vực Chợ Sãi này dưới làn đạn và có bao nhiêu chiếc không tới được bến...? Vị trí này thật là hóc hiểm, là ngã ba của sông Vĩnh Định với sông Thạch Hãn, là tuyến vận tải quan trọng tiếp tế cho Thị xã và Thành Cổ. Từ  vị trí này địch khống chế cả một dải dài ven sông từ Thị xã cho tới khu vực Triệu Long do ta kiểm soát với chiều dài hơn 2 cây số. Chính bởi lẽ đó ta và địch giành đi giật lại không biết bao nhiêu lần, cho tới khi mất Thành ta vẫn giữ nguyên tuyến chốt này cho đến 19/3/1975 là ngày ta giải phóng hoàn toàn Quảng Trị. Sau này tại đây người ta xây dựng khu nhà tưởng niệm ông Lê Duẩn vì đây là quê ngoại của ông (làng Hậu Kiên). Ngôi nhà tầng nơi mà địch sử dụng làm điểm cao khống chế các khu vực xung quanh đã bị đổ xuống sông trong vụ lụt lớn năm 1999. Đêm 25/8/1972, ta tiến hành tập kích Chợ Sãi để giành lấy vị trí quan trọng này nhưng không thành. Hơn 70 chiến sĩ của tiểu đoàn 2 hy sinh và không lấy được xác. Cuối tháng 10/2005 trong dịp tổ chức lễ Một thời hoa lửa tại Thành Cổ, chúng tôi có đưa gia đình của Nguyễn Kỳ Sơn - nguyên sinh viên ĐH Thủy lợi - vào khu vực này để bốc một nắm đất tâm linh đưa về quê hương. Cũng tại đây chúng tôi còn tìm ra một nền nhà sát bến sông còn sót lại mà tầng dưới có cửa thông ra sông. Xung quanh tường và những tấm tôn vẫn còn lỗ chỗ vết đạn, thậm chí còn vết tích của một thanh dầm bê-tông có khắc dòng chữ Tiểu đoàn 8 TQLC (thủy quân lục chiến).

Chuyến đưa cơm đầu tiên vào chốt ngày ấy với hình bóng con thuyền chở thương binh bị trúng đạn trên sông với bóng những thương binh đang chới với rên la trên dòng sông cuộn sóng...vẫn ám ảnh trong tôi cho đến tận bây giờ.
(còn tiếp)
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #122 vào lúc: 23 Tháng Tám, 2010, 08:55:10 pm »

Người cha già của trung đoàn - Đại tá Bùi Đức Ngoan - với cuộc hành quân Một thời hoa lửa cuối tháng 10/2005






Vết tích hầm chốt của tiểu đoàn 8 TQLC (thủy quân lục chiến) tại khu vực chợ Sãi

« Sửa lần cuối: 23 Tháng Tám, 2010, 09:26:17 pm gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #123 vào lúc: 23 Tháng Tám, 2010, 09:28:16 pm »


       Xin phép bác Lê Xuân Tường sửa lại ảnh cụ Ngoan để nhìn rõ hơn. Tôi cũng có nhiều kỷ niệm về cụ đấy !
« Sửa lần cuối: 24 Tháng Tám, 2010, 07:55:21 am gửi bởi TichTuongNhuLe » Logged

nguyenquochung
Thành viên
*
Bài viết: 283


« Trả lời #124 vào lúc: 23 Tháng Tám, 2010, 09:50:51 pm »

     Trích từ: lexuantuong 1972.
     "Bài thơ này nhan đề là Tấc đất thành cổ của Phạm Đình Lân là GV khoa báo chí - ĐHKHXH&NV Hà Nội. Chính tác giả đã đọc bài thơ này tại đầu cầu Hà Nội - tổ chức tại sân trường ĐHKHXH&NV-ĐHQG Hà Nội - trong đêm cầu truyền hình Một thời hoa lửa 30/10/2005. Tác giả có phải là CCB không tôi cũng chưa có điều kiện tìm hiểu."

     Cảm ơn bác Lê Xuân Tường đã cho biết thông tin về tác giả bài thơ.
    
     Em đọc hồi ký của bác bên trang của bác TTNL, đoạn bác bị thương và rút chốt lựu đạn định chia nhau với địch thì tìm được đồng đội... Đến đây thấy (Hết). Xin hỏi là nên hiểu theo kiểu "hồi sau kể tiếp" hay là hết thật ạ?

     Em xin được hỏi thêm là trong nhóm sinh viên cùng lớp với bác vào Quảng Trị đợt đó, có ai vào chốt ngay bên trong Thành cổ không ? Nếu có mà anh ấy cũng vào đây kể chuyện thì trận đánh 81 ngày đêm oanh liệt đó sẽ được trọn vẹn hơn.

      
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #125 vào lúc: 23 Tháng Tám, 2010, 11:12:01 pm »

Tiểu đoàn 8 TQLC, đúng rồi bác Tường. Đối chiếu với tài liệu phía bên kia thì khi đó đây là khu vực hoạt động của bọn lữ 147 (gồm các tiểu đoàn 3,7,8, giai đoạn cuối được tăng cường thêm tiểu đoàn 1).
Logged
vitính
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 483


« Trả lời #126 vào lúc: 24 Tháng Tám, 2010, 12:09:46 am »

Em xin được hỏi thêm là trong nhóm sinh viên cùng lớp với bác vào Quảng Trị đợt đó, có ai vào chốt ngay bên trong Thành cổ không?
Gửi ttnl và Phong Quảng, một link trong đó có nhắc tới các bạn
http://bee.net.vn/channel/1988/2009/09/1720664/
Trong đường dẫn 6971 nêu có Lê Bình, bạn của TTNL còn trở về, là đã từng ở trong Thành Cổ?
Bạn khác thì đã hi sinh khi rút ra, Trịnh Thúc Doanh

Cũng theo tác giả bài viết ở một nguồn khác thì Trịnh Thúc Doanh là em của 4// Trịnh Nguyên Huân, VP 4/// VNG.
« Sửa lần cuối: 24 Tháng Tám, 2010, 06:23:32 am gửi bởi vitính » Logged
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #127 vào lúc: 24 Tháng Tám, 2010, 07:47:22 am »


Trong đường dẫn 6971 nêu có Lê Bình, bạn của TTNL còn trở về, là đã từng ở trong Thành Cổ?
Bạn khác thì đã hi sinh khi rút ra, Trịnh Thúc Doanh

Cũng theo tác giả bài viết ở một nguồn khác thì Trịnh Thúc Doanh là em của 4// Trịnh Nguyên Huân, VP 4/// VNG.


       Úi bác ViTính ! Theo tôi được biết thì Doanh có bốn anh em cùng mẹ là Dương, Doanh, Tân và Liên. Tôi không biết anh Huân.

       Hôm qua, gọi là ngày "xá tội vong nhân", tôi có đến nhà Doanh thắp hương cho nó. Chỉ có mẹ Doanh ở nhà. Bà năm nay đã 82 tuổi. Bà khóc mà nói Doanh chỉ có mộ "hóng", lấy đất từ Quảng Trị mang về lập thành mộ. Bà đã đi Quảng Trị 3 lần và tháng 10 này lại đi Quảng trị để cầu siêu cùng với các phật tử cùng một chùa mà hiện nay bà đang "tu" ở đó. Thấy thương bà như mẹ mình. Các bà mẹ ngong ngóng chờ con để rồi nó không có ngày về . . .  !
Logged

lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #128 vào lúc: 24 Tháng Tám, 2010, 07:47:41 am »

    Trích từ: lexuantuong 1972.
     "Bài thơ này nhan đề là Tấc đất thành cổ của Phạm Đình Lân là GV khoa báo chí - ĐHKHXH&NV Hà Nội. Chính tác giả đã đọc bài thơ này tại đầu cầu Hà Nội - tổ chức tại sân trường ĐHKHXH&NV-ĐHQG Hà Nội - trong đêm cầu truyền hình Một thời hoa lửa 30/10/2005. Tác giả có phải là CCB không tôi cũng chưa có điều kiện tìm hiểu."

     Cảm ơn bác Lê Xuân Tường đã cho biết thông tin về tác giả bài thơ.
    
     Em đọc hồi ký của bác bên trang của bác TTNL, đoạn bác bị thương và rút chốt lựu đạn định chia nhau với địch thì tìm được đồng đội... Đến đây thấy (Hết). Xin hỏi là nên hiểu theo kiểu "hồi sau kể tiếp" hay là hết thật ạ?

     Em xin được hỏi thêm là trong nhóm sinh viên cùng lớp với bác vào Quảng Trị đợt đó, có ai vào chốt ngay bên trong Thành cổ không ? Nếu có mà anh ấy cũng vào đây kể chuyện thì trận đánh 81 ngày đêm oanh liệt đó sẽ được trọn vẹn hơn.

      
Bạn nguyenquocchung! Như tôi đã nói TTNL có gửi tới các bạn trích đoạn bài viết của tôi, trong trang này tôi xin gửi toàn bộ bài viết cho liền mạch. Các bạn theo dõi nhé.
e95 chiến đấu trong thành cổ tập trung rất nhiều SV, họ chiến đấu ở đó với lòng kiên trung 1 cách tuyệt vời. Nếu tiếp xúc với họ và nghe họ kể chuyện thì vô cùng sống động rất tiếc ae mình lại rất khiêm tốn mỗi khi cầm bút. Làm sao mà tập trung họ lại và gợi mở để họ viết thì quá tuyệt vời.  
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #129 vào lúc: 24 Tháng Tám, 2010, 07:51:02 am »


Trong đường dẫn 6971 nêu có Lê Bình, bạn của TTNL còn trở về, là đã từng ở trong Thành Cổ?
Bạn khác thì đã hi sinh khi rút ra, Trịnh Thúc Doanh

Cũng theo tác giả bài viết ở một nguồn khác thì Trịnh Thúc Doanh là em của 4// Trịnh Nguyên Huân, VP 4/// VNG.



       Úi bác ViTính ! Theo tôi được biết thì Doanh có bốn anh em cùng mẹ là Dương, Doanh, Tân và Liên. Tôi không biết anh Huân.

       Hôm qua, gọi là ngày "xá tội vong nhân", tôi có đến nhà Doanh thắp hương cho nó. Chỉ có mẹ Doanh ở nhà. Bà năm nay đã 82 tuổi. Bà khóc mà nói Doanh chỉ có mộ "hóng", lấy đất từ Quảng Trị mang về lập thành mộ. Bà đã đi Quảng Trị 3 lần và tháng 10 này lại đi Quảng trị để cầu siêu cùng với các phật tử cùng một chùa mà hiện nay bà đang "tu" ở đó. Thấy thương bà như mẹ mình. Các bà mẹ ngong ngóng chờ con để rồi nó không có ngày về . . .  !
Ông cụ thân sinh ra Doanh có 2 bà, bà mẹ của Doanh là bà hai.
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM