Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 09:16:49 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ký ức một thời hoa lửa  (Đọc 387899 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #110 vào lúc: 19 Tháng Tám, 2010, 05:22:31 pm »

Xin phép TTNL để nói về Hồ Tú Bảo. Thực ra để TTNL nói về HTB là đúng nhất vì họ cùng nhập ngũ cùng đợt lại cùng về c20 trinh sát của f325. Qua những bạn bè cùng thời, HTB như là 1 người hùng trong thời gian chiến đấu ở QT. Bảo bị thương nặng khi cùng tốp trinh sát luồn sâu. Xe lăn xuống vực Bảo bị thương rất nặng biến dạng cả khuôn mặt. Được ra Bắc điều trị, B xin nhận TB hạng nhẹ để được trở về tiếp tục đi học (hồi ấy ai bị thương nặng phải vào trại). Tốt nghiệp khoa toán ĐHBK, Bảo tu nghiệp và lấy bằng tiến sĩ  tại Pháp,về công tác tại Viện công nghệ thông tin.Hiện nay là giáo sư khoa trí tuệ nhân tạo của trường ĐH tiên tiến tại Nhật. Đây là một trong rất ít GS châu Á khác tại Nhật.
Bạn gái của B là TM con gái một vị lãnh đạo cao cấp, cô bạn này rất thân với Như Anh khi học ở Kisinhôp. Nhưng rồi chuyện tình của họ cũng không thành
Mình cũng thường gặp HTB mỗi lần về nước công tác.

Thế hệ chúng ta có rất nhiều đồng đội sau khi chiến tranh trở về tiếp tục đi hoc và đã trở thành những nhà khoa học, các nhà quản lý...thật xứng đáng cho 1 lớp người ưu tú của đất nước, trong số đó c20 trinh sát của f325 theo mình biết đã có 3 người là Bảo, Tài và TTNL.
 
« Sửa lần cuối: 20 Tháng Tám, 2010, 08:13:43 am gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #111 vào lúc: 19 Tháng Tám, 2010, 06:18:42 pm »

Xin phép TTNL để nói về Hồ Tú Bảo. Thực ra để TTNL nói về HTB là đúng nhất vì họ cùng nhập ngũ cùng đợt lại cùng về c20 trinh sát của f325.
 

      Chuyện của Hồ Tú Bảo mọi người cứ nói thoải mái vô tư đi. Chúng tôi gần nhau quá nói về nhau thì không hay mấy !
Logged

lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #112 vào lúc: 20 Tháng Tám, 2010, 08:28:25 am »

NGƯỢC DÒNG KÝ ỨC
(tiếp theo)

Hầm của đại đội (c bộ) ngay phía sau hầm chúng tôi cách độ ba chục mét. Được anh em cũ cho biết buổi sáng mật độ oanh kích của địch ít hơn ban đêm nên tranh thủ lên mặt đất thở hít không khí, tắm táp và củng cố lại hầm hố. c3 của tôi do thượng sĩ Nông Quốc Sủi người Tày Lạng Sơn là đại đội trưởng. Trước đấy anh ở c4 hỏa lực của tiểu đoàn được điều sang vì ban chỉ huy c3 bị thương vong hết cả. Chính trị viên trưởng (cv trưởng) cũng tên Trình là cán bộ khung của tốp quân Nghệ An vào trước tôi một ngày. Ông Sủi nhìn thấy tôi đeo kính cười ha hả: “Thằng a3 thêm 1 thằng đui rồi, hôm trước có thằng Bắc điếc và thằng Bình lé nay lại có mày đeo kính...không biết rồi đánh chác ra sao đây...”. Thảm nào sáng nay lúc ngồi ăn cơm, hỏi chuyện thằng Bắc nhiều lúc nó không trả lời, khi nói nó phải nghiêng tai về phía người nói. Còn thằng Bình đúng là đi xe máy solex (cách nói vui chỉ người mắt bị lác).

Hầm a cối của đại đội gần ngay hầm của c bộ, Tú a trưởng a cối người Đức Thọ, Hà Tĩnh dáng người nho nhã, trắng trẻo đang hướng dẫn Sơn và mấy người khác thao tác sử dụng cối 60 li - hỏa lực chính của đại đội. Sau gần 1 tháng chiến đấu, a cối chỉ còn mỗi Tú, có 2 cối 60 ly thì một bị trúng đạn pháo của địch, khẩu cối còn lại của đại đội cũng bị thương do mảnh pháo chém vào thân nên khi bắn phải lựa chiều quả đạn. Mấy ngày sau, a cối của Sơn vào chốt tăng cường hỏa lực cho c1 nên được thay bằng khẩu cối của c1 (a cối của c1 bị thương vong hết). Tú nhập ngũ 6/9/1971, trước đó đi xuất khẩu lao động ở Liên Xô về, anh có giọng hát rất hay nhất là nhạc vàng. Anh hy sinh tháng 10/1972 lúc 24 tuổi. 29 năm sau chúng tôi tìm thấy mộ của anh tại NTLS xã Triệu Long và có gửi thư báo cho địa phương theo địa chỉ trên bia mộ nhưng không thấy hồi âm (?).

Vạt đất trước hầm c bộ có khoảng hơn chục ngôi mộ bị trận bom pháo đêm qua cầy xới lên, mấy người đang vun lại các ngôi mộ, chôn lại các tấm bia làm bằng tôn. Đất ở đây tơi xốp có lẽ do bom đạn cầy đi xới lại nhiều lần. Một cậu dáng bé loắt choắt, mắt to da đen sạm nhưng khuôn mặt lại rất láu lỉnh - đó là Thủy là liên lạc của c bộ. Cậu ta quê Nam Hà là lính cũ đi từ Hà Bắc giống như Phồm. Chúng tôi là đợt bổ sung thứ tư sau đợt quân Thái Bình, Quảng Ninh và Nghệ An. Hiện tại sau khi bổ sung đại đội có chưa đầy 2 chục tay súng. Sau gần 1 tháng chốt ở An Tiêm chống chọi với tụi Thủy quân lục chiến ngụy và bị thương vong nhiều. Giờ được lui về phía sau để bổ sung  quân số. Thủy còn cho biết số thương vong của đại đội chủ yếu do bị bom pháo vòng ngoài, vào trận thì dính nhiều do cối cá nhân M79. Sau này Thủy và tôi cùng bị thương, 2 anh em dìu nhau theo đường chuyển thương ra tới Nghệ An.

Phồm tiểu đội trưởng của tôi kém tôi 2 tuổi. Một người ít nói nhưng nhanh nhẹn, hút thuốc lào liên tục cho biết số quân Hải Hưng hiện tại chỉ còn cậu ta và Thuận ở B2. Người hy sinh, người bị thương đi viện, cả đại đội chỉ còn mấy tay súng. Đấy là tình trạng chung của đơn vị sau khi ở chốt ra ngoài củng cố. Tôi vẫn nhớ tới Phồm khi vào trận với vẻ mặt đanh lại tay lăm lăm lựu đạn đánh trả các đợt phản kích của địch nhưng luôn đưa mắt về phía chúng tôi với ánh mắt động viên. Chính Phồm là chỗ dựa tinh thần cho tôi khi vào trận đầu vượt qua được nỗi sợ hãi khi xung quanh chỗ nào cũng thấy địch. Năm 2007 tôi có về quê Phồm. Nó giờ chẳng còn nhớ được gì, Quang ấm cho biết mấy năm trước Phồm là một tay bắt ba ba có hạng nhưng một lần không biết vì sao nó dùng dao tự thọc vào bụng mình...sau khi ở viện về nó chỉ ngồi một chỗ nhớ nhớ quên quên. Nhắc tên tôi và Chiến nó vẫn nhớ: Chiến và Tường đều học đại học, Tường còn đeo kính...nhưng khi chỉ vào mình tôi hỏi:" Đây có phải Tường không?". Nó lắc đầu quầy quậy:" Tường gầy và đeo kính...". Nhìn bạn ngồi thu lu trong ngôi nhà nhỏ chỉ có 2 gian, tường vách vẫn để nguyên, chưa đủ tiền để trát tôi xót xa quá, vét hết số tiền trong túi được mấy trăm đưa cho vợ Phồm mà nghẹn lại không thể thốt lên lời...Ôi số phận những chiến binh quả cảm 30 năm sau cuộc chiến là như thế này đây !!!
(còn tiếp)
« Sửa lần cuối: 20 Tháng Tám, 2010, 08:36:59 am gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
nguyenquochung
Thành viên
*
Bài viết: 283


« Trả lời #113 vào lúc: 20 Tháng Tám, 2010, 10:31:04 am »

     Ngoài bài thơ bốn câu nổi tiếng của Lê Bá Dương - cựu binh trung đoàn 27, còn có một bài thơ khác tưởng nhớ các chiến binh Thành cổ cũng xúc động không kém, nhưng do đọc đã lâu nên em quên mất tên tác giả. Có bác nào biết người viết là ai không ạ?

Nhẹ bước chân và nói khẽ thôi
Cho đồng đội tôi nằm yên dưới cỏ
Trời Quảng Trị trong xanh và lộng gió
Dẫu ồn ào đừng lay mạnh hàng cây

Nhẹ bước chân và nói khẽ thôi
Thành cổ rộng sao đồng đội tôi nằm chật
Mỗi tấc đất là một cuộc đời có thật
Cho hôm nay tôi đến nghẹn ngào
Logged
tau khong so
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 146



« Trả lời #114 vào lúc: 20 Tháng Tám, 2010, 10:39:10 am »

Thế hệ chúng ta có rất nhiều đồng đội sau khi chiến tranh trở về tiếp tục đi hoc và đã trở thành những nhà khoa học, các nhà quản lý...thật xứng đáng cho 1 lớp người ưu tú của đất nước, trong số đó c20 trinh sát của f325 theo mình biết đã có 3 người là Bảo, Tài và TTNL.
 
[/quote]
---------------------------------------------------------------------------------------- Tôi có biết một chiến sỹ thành cổ QT. Anh bị dính bom, tắt thở. Đồng đội đưa anh đi chôn. Tổ 3 người, hai người khiêng, một người vác 3 xẻng theo sau. Dọc đường gặp một người dân, họ tưởng cáng thương binh đi cấp cứu., họ chỉ: Cách đây không xa có một trạm cứu thương đấy.  Đồng đội liền đưa anh vào trạm để  ........ Ở đây thần chết nhiều việc quá quên không đưa anh đi. Anh tỉnh lại ... Hiện tại anh là Phó giáo sư - Tiến sỹ khoa học - Chủ nhiệm một khoa lớn của Đại học xây dựng.  Trong hồi ký của Bác Tường, Bác TTNL  không thấy nói chuyện này.
Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #115 vào lúc: 20 Tháng Tám, 2010, 11:24:05 am »


---------------------------------------------------------------------------------------- Tôi có biết một chiến sỹ thành cổ QT. Anh bị dính bom, tắt thở. Đồng đội đưa anh đi chôn. Tổ 3 người, hai người khiêng, một người vác 3 xẻng theo sau. Dọc đường gặp một người dân, họ tưởng cáng thương binh đi cấp cứu., họ chỉ: Cách đây không xa có một trạm cứu thương đấy.  Đồng đội liền đưa anh vào trạm để  ........ Ở đây thần chết nhiều việc quá quên không đưa anh đi. Anh tỉnh lại ... Hiện tại anh là Phó giáo sư - Tiến sỹ khoa học - Chủ nhiệm một khoa lớn của Đại học xây dựng.  Trong hồi ký của Bác Tường, Bác TTNL  không thấy nói chuyện này.
[/quote]
Bác tau khong so ơi! Nếu như thế đó là Hoàng Văn Tần SV K13 khoa Thủy lợi-Cảng nhập ngũ cùng chúng tôi nhưng về c25 vận tải/e95. Anh ấy bị thương và chuẩn bị được chôn như thế nào tôi không được nghe anh ấy kể. Trong thời gian chiến đấu Tần là 1 con người tuyệt vời. Sau khi xuất ngũ ra trường và giữ lại khoa và trở thành PGS - chủ nhiệm khoa Công trình Thủy của DHXD. Anh ấy đã nghỉ hưu. 




Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #116 vào lúc: 20 Tháng Tám, 2010, 04:18:33 pm »

NGƯỢC DÒNG KÝ ỨC
(tiếp theo)

Lào, Bình, Bắc quê Nghệ An (Diễn Châu và Quỳnh Lưu) đều chưa tham chiến vì vào trước chúng tôi có một ngày. Hai cậu Bắc và Lào là dân đạo gốc, chính vì thế những đêm trong hầm mỗi khi pháo địch bắn dữ dội thì 2 thằng lại lầm rầm đọc kinh cầu nguyện. Bắc nhà nghèo lắm bố mất sớm, khi đi bộ đội mẹ cho ăn no một bữa cơm không độn. Lúc lên đường gia đình, họ hàng gom góp cho cậu ta ít tiền, Bắc không dám tiêu, hy vọng trước khi đi B được về phép sẽ đưa hết cho mẹ. Nhưng rồi phép không được đi, số tiền Bắc mang theo vào đây không gửi về cho mẹ được làm cho cậu ta nhiều lúc ngồi trong hầm tần ngần với những đồng bạc trong tay... Bắc tuy nặng tai nhưng được cái rất nhớ đường nhất là về ban đêm. Đêm nào phải vào chốt đưa cơm và tải thương ra hoặc đi lấy lương thực, vũ khí ở bến sông có cậu ta thì rất yên tâm không bị lạc. Đã có đêm đi lấy gạo về đến giữa đường bị pháo kích, chúng tôi chạy thục mạng, tôi lao vào một bụi tre gai lớn bị bật gốc, ba-lô gạo trên lưng vướng vào các tay tre ở thế tiến thoái lưỡng nan không tài nào ra được. Khi về đến hầm không thấy tôi, Bắc cùng Lào quay trở lại đúng chỗ bị pháo kích và phải phát chặt đến gần 1 giờ đồng hồ mới lôi tôi ra được khỏi bụi tre gai. Bắc hy sinh tháng 10 khi đi lấy đạn về bị pháo bắn nhưng do không nghe thấy tiếng rít xoẹt trên đầu để lăn xuống tránh, một mảnh pháo chém vào gáy cậu ta. Còn Lào hy sinh khi đánh nhau ở Chợ Sải. Mộ của Bắc ở NTLS Triệu Long, còn Lào thì không tìm thấy xác như tôi đã nói ở phần trên...

Thằng Phùng đi học lớp cứu thương không biết bao giờ về. Hầm của Chiến dưới lùm tre te tua vì bom đạn nhưng lại gần giếng nước tiện cho sinh hoạt. Chiến lôi ra một nồi thịt bò thơm nức, thì ra tiểu đội nó cải thiện bằng cách đi săn. Ở đây bò, trâu vô chủ nên còn sót lại có thể săn bắn để cải thiện. Thì ra cánh đồng trước mặt hầm của tôi có rất nhiều xác trâu bò chết do bom pháo địch mà có thể cũng do quân ta bắn để cải thiện. Tôi và Chiến sẽ đi săn với nhau để có cái ăn và đồng thời tìm hiểu nơi mình đang ở để thỏa chí tò mò...

Cách hầm của Chiến khoảng hai chục mét là hầm của Tiến ở bên trong một khu vườn. Giữa vườn là một ngôi nhà khá đẹp có hành lang chạy xung quanh. Có lẽ đây là ngôi nhà còn khá nguyên vẹn vì mái chưa bị xập chỉ bị xô ngói. Ngôi nhà này là nơi trú ngụ của hai bà cháu: bà cụ yếu không đi được phải nằm lại, cô cháu gái phải ở lại chăm sóc. Họ ở dưới hầm ít khi lên khỏi mặt đất, anh em bộ đội thỉnh thoảng đưa gạo, ruốc cho họ.
(còn tiếp)
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #117 vào lúc: 22 Tháng Tám, 2010, 10:04:22 pm »

    Ngoài bài thơ bốn câu nổi tiếng của Lê Bá Dương - cựu binh trung đoàn 27, còn có một bài thơ khác tưởng nhớ các chiến binh Thành cổ cũng xúc động không kém, nhưng do đọc đã lâu nên em quên mất tên tác giả. Có bác nào biết người viết là ai không ạ?

Nhẹ bước chân và nói khẽ thôi
Cho đồng đội tôi nằm yên dưới cỏ
Trời Quảng Trị trong xanh và lộng gió
Dẫu ồn ào đừng lay mạnh hàng cây

Nhẹ bước chân và nói khẽ thôi
Thành cổ rộng sao đồng đội tôi nằm chật
Mỗi tấc đất là một cuộc đời có thật
Cho hôm nay tôi đến nghẹn ngào
Bác nguyenquocchung thân mến! Bài thơ này nhan đề là Tấc đất thành cổ của Phạm Đình Lân là GV khoa báo chí - ĐHKHXH&NV Hà Nội. Chính tác giả đã đọc bài thơ này tại đầu cầu Hà Nội - tổ chức tại sân trường ĐHKHXH&NV-ĐHQG Hà Nội - trong đêm cầu truyền hình Một thời hoa lửa 30/10/2005. Tác giả có phải là CCB không tôi cũng chưa có điều kiện tìm hiểu.
« Sửa lần cuối: 23 Tháng Tám, 2010, 10:04:00 am gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #118 vào lúc: 23 Tháng Tám, 2010, 07:58:23 am »

NGƯỢC DÒNG KÝ ỨC
(tiếp theo)

Chuyện đi săn cải thiện cũng nên kể lại đây. Buổi sáng khu vực chúng tôi đang ở tương đối yên tĩnh vì hầu như không có bom pháo của địch. Phồm cho phép tôi đi kiếm thịt, rau để cải thiện bữa ăn và khuyên tôi về trước buổi trưa vì địch hay oanh kích vào giờ chiều đến suốt đêm. Chiến và tôi mỗi thằng một khẩu AK, nai nịt đầy đủ dao lê, bình tông...một bao cát để đựng những thứ kiếm được. Những xóm làng xung quanh vắng tanh không một bóng người ngay cả đến bộ đội cũng không thấy một ai. Cây cối đổ ngổn ngang rậm rì, luồn lách qua rặng tre chúng tôi vào làng. Ở đây có nhiều rau rền, mùng tơi, rau đay và cả rau muống trong những vạt ruộng nước dìa làng. Vơ vội đám rau nhét vào đầy bao tôi bước bào 1 ngôi nhà mái tốc hết ngói, các vì kèo nghiêng ngả siêu vẹo nhưng còn giữ lại được 2 chái còn khá nguyên vẹn. Đồ đạc tan hoang chẳng còn gì, tôi tìm trong đống giấy tờ, sách vở hy vọng kiếm được cuốn sách nào đó để đọc chơi nhưng không có chỉ toàn vở viết bài của học sinh cấp 1. Trong bếp bị sập tôi phát hiện có 2 hộp dầu đậu nành (in chữ Việt) còn nguyên của Quân tiếp vụ. Thế là có cái để nấu nướng và thắp đèn rồi. Có tiếng AK nổ gần làm tôi giật thót ngồi sụp xuống chĩa súng về phía cửa. Đấy là phát súng của Chiến bắn một con chó nhưng không trúng, con chó nhanh chân lủi vào bụi rậm. Rồi chúng tôi cũng bắn được 2 con lợn choai choai trong 1 đàn có đến 5, 7 con. Giống này đã sống hoang rồi nên nhanh lắm bắn được cũng vất vả. Có hôm chúng tôi phát hiện có mấy con bò đang gặm cỏ ỏ bãi B52 gần đấy, nhưng do bom đạn và bị săn nhiều nên mấy con bò thấy thoáng có bóng người là chạy thục mạng. Một lần sau khi bắn được một con chó đen khoảng 7, 8 cân, trên đường về thì bị B52, hết 1 loạt 2 thằng lao vào những hố bom còn nóng hổi thì những loạt tiếp theo rơi trúng chỗ trúng tôi vừa nằm. Chậm chút nữa thôi là 2 thằng ăn đủ cả, thế mà khi nằm trong hố bom Chiến tiếc con chó còn thò tay lên kéo xuống hố trong khi khói bụi, mảnh bom và đất đá bay rào rào xung quanh. Về tới nhà 2 thằng lấm lem toàn bùn đất. Sau khi nấu nướng đem chia cho các hầm nhưng hầm đại đội không ăn mà còn bị ông Sủi mắng vì tội bắn chó đen là điềm không lành. Còn chúng tôi vẫn cứ chén vì còn hơn nhai cơm với ruốc mặn và mắm tôm khô. Tôi vừa đặt nồi thịt chó lên bếp để chuẩn bị cho bữa chiều thì nhoằng một cái một cơn lốc bốc tôi lên trong ánh chớp sáng lòa đất dưới chân như sụp xuống...khi mở mắt ra tôi đã thấy mình trong hầm tối đen, sờ soạng xung quang thấy có người nằm cạnh thì ra đấy là Bắc do tôi chạm phải cái dây đeo thánh giá đeo trước ngực. Tôi giũ hết bụi đất ngồi dậy ngực tức không thể thở được. Hầm chưa bị sập mà chỉ bị lấp hai cửa ra vào. Moi cái xẻng để góc hầm tôi lấy hết sức moi đất để lấy không khí để thở. Phía ngoài tiếng lục cục đào bới rồi thì Phồm, Bình, Lào cũng lôi tôi và Bắc ra khỏi hầm. Hít một hơi đầy lồng ngực tôi nhìn quanh thấy ngay cách hầm tôi khoảng vài mét là một hố bom sâu hoắm, góc nhà nơi chúng tôi đặt bếp bay đi hết. Nhìn sang phía đại đội thấy trống hoác không còn gì tôi hét lên: “C bộ bị rồi...” Chúng tôi lao sang hầm đại đội đào bới lôi được mấy người mặt mày cháy sém ra khỏi hầm. Chúng tôi đưa ông Sủi và ông Trình lên phẫu tiểu đoàn còn 2 người nữa tôi không còn nhớ tên đã chết, họ bị sức ép nặng người mềm nhũn như không còn xương cốt nữa. Hầm a cối chỉ còn lại một hố bom toang hoác, may cho a cối vừa vào chốt tăng cường cho c1 đêm trước, nếu ở lại thì cũng chẳng còn ai. Tôi chạy sang bên chỗ Chiến thì được biết hầm của Tiến ăn trọn một quả bom. Chiến nhặt được khoảng một bát thịt lèo nhèo của Tiến và Sơn (người Nghệ An) chia làm 2 mộ chôn ngay cạnh hố bom mà 2 đứa đã hy sinh. Tổn thất đầu tiên khi chúng tôi về đến đơn vị lớn quá. Lúc đó khoảng 4 giờ chiều ngày 5/9/1972.

Ngay tối hôm đó chúng tôi được lệnh ra bến sông lấy gạo và súng đạn chuẩn bị vào chốt. Gặp lại anh em cùng trường ở c1. c1 rất đông anh em chúng tôi, mừng vì gặp được Hùng bồ, Hùng côn, Hòa, Tân quẩy...Trận B52 lúc chiều cũng trúng vào khu vực của c1 và Cấn Văn Long  K14X nhà ở Bà Triệu đã hy sinh.

Nếu như không có trận trận B52 này thì ngay đêm đó chúng tôi sẽ vào chốt vì mấy đêm trước khi đi đưa cơm cho c2 chúng tôi có đi cùng tốp cán bộ c và b đi trinh sát để nhận địa bàn. Sau khi cả c bộ bị thương vong trên điều ông Nghĩ ở c6 về làm c trưởng và ông Trọng về làm cv phó phụ trách cv trưởng (chính trị viên đại đội).

Buổi trưa hôm sau đang hí húi ghi lại sự việc xảy ra hôm qua, tôi nghe thấy tiếng khàn khàn quen quen: “Các đồng chí ơi, đây có phải c3 không ?”. Tôi nhô ra khỏi cửa hầm thì ra là thằng Phùng. Nó mếu máo: “Thằng Tiến chết thật rồi à...”. Tiến và Phùng học cùng lớp 15 Nước, nhà lại gần nhau, Phùng ở Nguyễn Trường Tộ, còn Tiến nhà ở Hàng Đậu. Sau khi học xong lớp y tá trên trung đoàn, Phùng được giữ lại trên phẫu của tiểu đoàn. Hôm qua khi chuyển thương binh về phẫu nó đã nghe tin Tiến hy sinh, hy vọng không phải Tiến bạn mình nào ngờ...   
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
Phong Quảng
Thành viên
*
Bài viết: 620


« Trả lời #119 vào lúc: 23 Tháng Tám, 2010, 08:29:24 am »

Cấn Văn Long  K14X nhà ở Bà Triệu đã hy sinh.
Bác Tường có thông tin gì về gia đình Cấn Văn Long không ạ. Cơ quan tôi cũng có một cô làm thư viện họ Cấn ở Bà Triệu không biết có bà con gì không (?).
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM