Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 10:18:08 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ký ức một thời hoa lửa  (Đọc 387904 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
lixeta
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1531


« Trả lời #90 vào lúc: 18 Tháng Tám, 2010, 09:13:35 am »

NGƯỢC DÒNG KÝ ỨC
(tiếp theo)
Bắt đầu từ 28/6/1972 cho đến 16/9/1972 QĐSG được sự hỗ trợ tối đa của Mỹ tiến hành Chiến dịch Lam Sơn 1972 nhằm tái chiếm Thành Cổ Quảng Trị và những khu vực đã bị mất.
(còn tiếp)
Chiến dịch phản công của đối phương hình như ban đầu có tên là Đại Phong Lôi, còn Lam Sơn 719 bên ta gọi là chiến dịch Đường 9 Nam Lào xảy ra trước 30/03/1972, không biết em có nhớ nhầm không Huh
 

Chiến dịch Lam Sơn 719 là cách gọi cuộc tiến công làm chủ Hạ Lào (Đường 9) của QLVNCH chứ không phải của ta. Ta gọi là CZ phản công Đường 9- Nam Lào.
Còn CZ Lam sơn 72 (không phải 1972) không chỉ nhằm tái chiếm riêng TX Quảng Trị, mà là CZ phản công tái chiếm vùng giải phóng Quảng Trị (trong đó có TXQT)
Đây là cách đặt tên các chiến dịch của QLVNCH:
- Lam Sơn: Các chiến dịch trên địa bàn qk1
- 71, 72: năm tiến hành
- Nếu có đặc điểm cụ thể nào đó thì thêm một số nữa. Ví dụ tại Đường 9 thì thêm số 9.
Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #91 vào lúc: 18 Tháng Tám, 2010, 09:21:46 am »

Ảnh đồng đội c3/d1/e101/f325 gặp nhau sau 38 năm (30/04/2010)



« Sửa lần cuối: 18 Tháng Tám, 2010, 09:27:51 am gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #92 vào lúc: 18 Tháng Tám, 2010, 09:41:48 am »

NGƯỢC DÒNG KÝ ỨC
(tiếp theo)
Bắt đầu từ 28/6/1972 cho đến 16/9/1972 QĐSG được sự hỗ trợ tối đa của Mỹ tiến hành Chiến dịch Lam Sơn 1972 nhằm tái chiếm Thành Cổ Quảng Trị và những khu vực đã bị mất.
(còn tiếp)
Chiến dịch phản công của đối phương hình như ban đầu có tên là Đại Phong Lôi, còn Lam Sơn 719 bên ta gọi là chiến dịch Đường 9 Nam Lào xảy ra trước 30/03/1972, không biết em có nhớ nhầm không Huh
 
Chiến dich đường 9 Nam Lào ta phản kích đich khi chúng đánh vào hành lang vận tải của chúng ta trên đương HCM tháng 3/1971.
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #93 vào lúc: 18 Tháng Tám, 2010, 09:50:54 am »



Sau 81 ngày đêm chiến đấu ngoan cường giành giật với địch từng tấc đất nhưng  sức đã cùng, lực đã kiệt, đêm 15 rạng ngày 16/9/1972 chúng ta buộc phải rút về bên kia sông Thạch Hãn. Hơn 16 ngàn chiến sĩ đã nằm lại bên những bức tường sụp đổ xạm đen khói  đạn, thân thể của họ đã hòa vào dòng nước Thạch Hãn trôi về Cửa Việt để muôn đời sau còn văng vẳng những câu thơ xé ruột những người lính còn sống mỗi khi trở lại thăm lại mảnh đất này:

“Đò lên Thạch Hãn xin chèo nhẹ
Đáy sông còn đó bạn tôi nằm
Có tuổi đôi mươi thành sóng nước
Giữ  yên bờ bãi mãi ngàn năm”.



       Xin bác LêXuânTường cho em chỉnh lại bài thơ của Lê Bá Dương theo đúng bài thơ mà bác Dương đã đưa vào tranh ảnh (theo bác Dương, trên văn bia ở bến thả hoa phía nam Thạch Hãn là không chính xác):

                    Đò lên Thạch Hãn ơi . . . chèo nhẹ
                    Đáy sông còn đó bạn tôi nằm.
                    Có tuổi hai mươi thành sóng nước,
                    Vỗ yên bờ, mãi mãi ngàn năm.

Quả thât câu thơ của Lê Bá Dương đã trở thành lời truyền tụng trong dân gian từ bao năm nay, có thể có nhiều dị bản khác nhau. Nếu như tác giả chính thức  sửa lại câu thơ của mình thì chúng ta theo, nhưng dù gì chăng nữa 4 câu thơ đó đã ẩn chứa những gì của một thời máu và nước mắt đã trở thành tâm linh của cả một thế hệ chúng ta. 
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
H3 Hùng
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 4438


Hẹn ngày trở lại Preav


WWW
« Trả lời #94 vào lúc: 18 Tháng Tám, 2010, 09:51:30 am »

Ảnh đồng đội c3/d1/e101/f325 gặp nhau sau 38 năm (30/04/2010)


Trong 4 bác ở ảnh trên, bác nào là bác Tường ạ? Grin
Logged
H3 Hùng
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 4438


Hẹn ngày trở lại Preav


WWW
« Trả lời #95 vào lúc: 18 Tháng Tám, 2010, 09:54:02 am »

Ảnh đồng đội c3/d1/e101/f325 gặp nhau sau 38 năm (30/04/2010)


Bác Tường chắc là bác đeo mắt kiếng trắng? Grin
Logged
Hungnt_E1F2
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1072


« Trả lời #96 vào lúc: 18 Tháng Tám, 2010, 09:54:56 am »

H3H: bác đeo kính mới là bác lexuantuong1972, bác H3H không coi kỹ bài viết rồi, bác ấy bị cận từ lúc vào bộ đội, luôn phải đeo kính....
Logged
H3 Hùng
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 4438


Hẹn ngày trở lại Preav


WWW
« Trả lời #97 vào lúc: 18 Tháng Tám, 2010, 10:08:27 am »

H3H: bác đeo kính mới là bác lexuantuong1972, bác H3H không coi kỹ bài viết rồi, bác ấy bị cận từ lúc vào bộ đội, luôn phải đeo kính....

Hì, có coi nhưng bỏ qua chi tiết đó, nhưng nhìn kỹ các bác trong ảnh thì mình thấy bác mặc áo xanh sọc, đeo mắt kiếng trắng có phong thái văn nghệ sĩ nhất nên mình xác định bác ấy là bác Tường, quả không sai. Grin Truyện của bác Tường đọc xúc tích và gần gũi với lính lắm.
Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #98 vào lúc: 18 Tháng Tám, 2010, 10:44:10 am »

H3H: bác đeo kính mới là bác lexuantuong1972, bác H3H không coi kỹ bài viết rồi, bác ấy bị cận từ lúc vào bộ đội, luôn phải đeo kính....

Hì, có coi nhưng bỏ qua chi tiết đó, nhưng nhìn kỹ các bác trong ảnh thì mình thấy bác mặc áo xanh sọc, đeo mắt kiếng trắng có phong thái văn nghệ sĩ nhất nên mình xác định bác ấy là bác Tường, quả không sai. Grin Truyện của bác Tường đọc xúc tích và gần gũi với lính lắm.
Bác H3 Hung thân mến! Chẳng nghệ sĩ gì đâu chẳng qua mình xin được trải lòng những gì mà mình đã trải qua cùng đồng đội những năm tháng không thể nào quên. Các bạn ngắm nhìn mấy tấm ảnh đồng đội c3 sẽ thấy một điều là đại bộ phân ae ta đều từ nông thôn ra đi nhưng đến giờ họ vẫn vất vả lam lũ. Dù sao mình ở TP ra đi rồi về đi học còn đỡ hơn rất nhiều. Quang ấm ngồi cạnh mình quê ở Tiên Lữ HY. Mình nhớ tới hôm gặp nó ở Nhà khách BQP trong chuyến hành quân về QT Một thời hoa lửa cuối tháng 10/2005, sau 30 năm mình mới lại gặp nó, hai thằng ôm nhau, nó nói:" Nếu không có chuyến đi này cả đời em chỉ nhìn thấy đít trâu" , mình nghẹn lại nước mắt cứ trào ra.
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
H3 Hùng
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 4438


Hẹn ngày trở lại Preav


WWW
« Trả lời #99 vào lúc: 18 Tháng Tám, 2010, 11:29:58 am »

Bác H3 Hung thân mến! Chẳng nghệ sĩ gì đâu chẳng qua mình xin được trải lòng những gì mà mình đã trải qua cùng đồng đội những năm tháng không thể nào quên. Các bạn ngắm nhìn mấy tấm ảnh đồng đội c3 sẽ thấy một điều là đại bộ phân ae ta đều từ nông thôn ra đi nhưng đến giờ họ vẫn vất vả lam lũ. Dù sao mình ở TP ra đi rồi về đi học còn đỡ hơn rất nhiều. Quang ấm ngồi cạnh mình quê ở Tiên Lữ HY. Mình nhớ tới hôm gặp nó ở Nhà khách BQP trong chuyến hành quân về QT Một thời hoa lửa cuối tháng 10/2005, sau 30 năm mình mới lại gặp nó, hai thằng ôm nhau, nó nói:" Nếu không có chuyến đi này cả đời em chỉ nhìn thấy đít trâu" , mình nghẹn lại nước mắt cứ trào ra.

Em là lính nhập ngũ 78, thuộc thế hệ đàn em của các bác 72 thôi ạ. Thời em vào sư 5 thì các bác 72 đã là cán bộ d rồi. Một CTV tiểu đoàn của em thời đó nay đã là tướng chỉ huy quân đoàn 4.

Các bác lính già bỏ súng cầm cày dung dị giữa đời thường làm chúng em những người lính trẻ hơn cũng thấy cảm động, giống như người cùng một nhà, một hoàn cảnh...
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM