Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 02:20:09 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ký ức một thời hoa lửa  (Đọc 387876 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #30 vào lúc: 04 Tháng Tám, 2010, 10:53:54 am »

Bác TTNL, khóa 14 của chúng tôi đúng là xét điểm để vào ĐH. Khóa sau thì các thí sinh tựu trường rồi thi ngay tại trường chứ không phải thi theo cụm như sau này. Đúng là khóa các bác là thi với đề do cụ Bửu ra đề. Ở đây tôi muốn nói năm đó các bác thi vào trường nào cũng đều do nhà trường đề nghị thông qua Ban tuyển sinh  chứ không phải thí sinh được phép chon trường phải không.

       Không phải đâu. Tôi đăng ký nguyện vọng vào khoa và trường mà sau này tôi được vào đúng khoa và trường đó. Lúc chưa biết kết quả thi, chúng tôi rất sốt ruột, thỉnh thoảng lại đến Ban Tuyển Sinh HN ở 23 Lý Thái Tổ để hỏi. Tôi có giấy gọi vào đại học rồi mới đến trường và không phải kiểm tra gì ở trường nữa. Có điều, đúng là những năm đó lý lịch thuộc diện "thành phần" thì không được vào một số trường "quan trọng". Trường Sư Phạm là cái túi để đựng các thứ thừa này. Thôi thì điểm cao diện "thành phần" và điểm thấp không đỗ các trường khác vào đây cả. Lúc đó thí sinh rất hiếm đăng ký nguyện vọng vào Sư Phạm thành ra "vơ bèo vạt tép". Tôi có bạn, ở Sư Phạm, rất giỏi. Anh phàn nàn về chất lượng giáo viên phổ thông những năm về sau này không được tốt cũng vì lẽ đó. "Máy cái" không xịn thì khó ra được các "máy con" tốt.
Logged

lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #31 vào lúc: 05 Tháng Tám, 2010, 09:20:28 am »

NGƯỜI CHA GIÀ CỦA TRUNG ĐOÀN
Lê Xuân Tường

Ông là một người lính già - như ông vẫn nói với chúng tôi - là một vị chỉ huy quả cảm của trung đoàn 101 trong những thời khắc ác liệt nhất của cuộc chiến tranh giải phóng Tổ quốc. 34 năm về trước, tại khu vực Chợ Sãi, An Tiêm, Nại Cửu…phía Đông Bắc thị xã Quảng Trị dưới sự chỉ huy của Ông, những gã lính trẻ chúng tôi xuất thân từ mọi tầng lớp và từ mọi miền quê khác nhau đã gồng mình trước mưa bom, bão đạn của B52, của đủ loại pháo bầy, pháo dàn từ hạm đội 7 Mỹ trong suốt Mùa hè đỏ lửa 1972, lớp này ngã xuống, lớp khác xông lên giành đi giật lại từng mảnh đất thiêng liêng của thị xã, thành cổ Quảng Trị. Cũng những ngày này cuối tháng 1 năm 1973 ấy, tại cao điểm 12 Nam Cửa Việt, khi xe tăng địch cùng lữ đoàn 147 thuỷ quân lục chiến của chúng đã thọc sâu vào khu vực chỉ huy sở trung đoàn, Ông đã cùng các chiến sĩ vệ binh, thông tin của mình và các cán bộ chiến sĩ cơ quan trung đoàn bộ với tiểu liên AK và lựu đạn trong tay xông lên cản phá quân thù quyết tâm giữ vững Cửa Việt dù phải hy sinh đến người cuối cùng quyết không để cho địch chiếm được cảng. Mùa xuân năm 1975, với cương vị tham mưu phó sư đoàn, Ông đã dẫn dắt chúng tôi ngược lên Trường Sơn đánh xuống Tây Thừa Thiên cắt ngang đường 1 tại Phú Lộc để tiến vào Huế cắm lên Phú Văn Lâu ngọn cờ giải phóng của trung đoàn 101 - đứa con của mảnh đất cố đô - lúc 13 giờ ngày 25/3/1975. Vượt đèo Hải Vân, Ông cùng chúng tôi tiến đánh bán đảo Sơn Trà, giải phóng Đà Nẵng ; băng qua duyên hải miền Trung công phá phòng tuyến Phan Rang-Tháp Chàm, sân bay Thành Sơn. Trong những ngày cuối tháng tư năm 1975 không thể nào quên ấy, dưới sự chỉ huy của Ông chúng tôi đã giành giật với địch từng căn nhà góc phố tại Long Thành - Thành Tuy Hạ để mở đường cho pháo tầm xa của ta vào Nhơn Trạch, đánh chiếm bến phà Cát Lái tiến vào giải phóng Sài Gòn.

Với chiến sĩ, Ông là một con người bình dị, rất nhân từ nhưng không kém phần nghiêm khắc. Cánh lính sinh viên Hà Nội chúng tôi vẫn thường mắc căn bệnh cao ngạo, ngang ngạnh, không phục và hay châm chọc những cán bộ chỉ huy có trình độ văn hoá thấp hơn mình nhưng lại mắc bệnh nói dai và hay áp đặt. Chúng tôi đã truyền tụng nhau câu chuyện Ông đã gặp 1 số lính sinh viên và mắng thậm tệ những tật xấu đó và Ông cũng đã từng nói với những cán bộ cấp dưới: trong chiến công của trung đoàn năm 1972 thì lính sinh viên đóng góp 1 phần không nhỏ, chỉ huy họ không thể giống như những người lính khác…
(còn tiếp)
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
hoangphong203
Thành viên

Bài viết: 2


« Trả lời #32 vào lúc: 05 Tháng Tám, 2010, 12:50:06 pm »

đúng như bác tích tường như lệ đã nói ơ tháp canh không có xe vua chiến truuờng ở đó. năm 1973 em ơ tổ gom chlến lơi phẩm mà ; chiếc xe vua chiên trường ở cao diếm 241tụi em kéo ra bắc hành trính kéo xe ra bắc thật là gian truân! em lả lính xe tăng c6 d2 lừ 203 năm 1972 chốt ở làng như lệ đó!không biết chiếc xe vua chiến trường ơ btqsvn có phải tụi em kéo không!.
Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #33 vào lúc: 05 Tháng Tám, 2010, 02:23:04 pm »

NGƯỜI CHA GIÀ CỦA TRUNG ĐOÀN
(tiếp theo)

Tôi cũng là 1 người lính sinh viên, tôi ra trận với cặp kính cận 3 đi-ốp. Trong trận Chợ Sãi ngày 16/9/1972, C3 của tôi bị vây, tôi bị thương khi phá vây và lết về tới chốt của C6. Tại đây, lính C6 cho rằng tôi là thám báo ngụy vì “chỉ có lính địch ra trận mới đeo kính”, may mà đại đội trưởng của tôi bị thương nằm ở đó nhận ra. Sau khi ra viện trở về đơn vị tiếp tục chiến đấu, cho tới 1 hôm, đại đội trưởng gọi tôi lên đưa cho 1 đôi pin Con thỏ và nói rằng: từ tháng này trở đi tiêu chuẩn nhu yếu phẩm của đồng chí được thêm 1 đôi pin đèn, đây là lệnh của trung đoàn trưởng. Cầm đôi pin trong tay, tâm trạng tôi lúc ấy rất khó tả, thời đó chỉ có cán bộ trung đội trở lên mới có tiêu chuẩn pin đèn, mà tôi chỉ là 1 anh lính quèn mới được phong từ binh nhì lên binh nhất. Khoảng cách giữa người lính với vị chỉ huy trung đoàn xa lắm thế mà Ông biết đến 1 người lính trong số hàng nghìn lính của Ông mắt bị cận đã phải vất vả như thế nào trong đêm tối nhất là những đêm mưa dai dẳng làm nhoè nhoẹt mắt kính của mùa mưa Quảng Trị để cố gắng hoàn thành nhiệm vụ của mình. Cái ơn đó theo tôi suốt cuộc đời cùng với ký ức của chiến tranh khốc liệt với những kỷ niệm không thể nào quên về những người đồng đội thân yêu.  

Mới đầu năm ngoái thôi, sau lễ mừng Ông thượng thọ 80 tuổi, Ông còn gửi thư và quà cho mấy thằng lính C3 chúng tôi vì bận việc không về với Ông được:“…cho người lính già hỏi thăm và có chút quà tới con cháu những người lính trẻ …” .

Và tháng 5/2005 vừa qua trong dịp công tác qua Hải Phòng, tôi tới thăm Ông sau hơn 30 năm. Đây là lần đầu tiên tôi trực tiếp hầu chuyện Ông, tôi kể lại câu chuyện đôi pin năm nào, Ông không còn nhớ nữa. Với Ông bây giờ là lính của mình hoàn cảnh gia đình ra sao, kinh tế thế nào, đã được mấy cháu gọi bằng ông…Ông vui khi biết có những thằng lính của mình giờ đã trưởng thành, Ông buồn vì quân của Ông còn quá nhiều thằng vất vả vì miếng cơm manh áo... Nhắc đến những trận đánh ác liệt với bao người lính của mình ngã xuống, mắt Ông rưng rưng ngấn lệ. Suốt hơn 2 tiếng đồng hồ, Ông đã 4,5 lần nhắc lại câu hỏi: “…ngày ấy chúng mày chết nhiều quá, có oán bố không? ” Dường như câu hỏi đó day dứt trong lòng Ông như một món nợ của cả 1 thế hệ đã chiến đấu và hy sinh vì sự tồn vong của cả dân tộc. Và cũng chỉ có ở những người chỉ huy như Ông nghĩ tới những người lính của mình với tấm lòng phụ tử mới có thể thốt lên những nỗi đau như vậy. Tuy về nghỉ, nhưng Ông vẫn tập hợp tất cả những người lính cũ của trung đoàn ở mọi vùng quê khác nhau từ Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Hà Nội, ra đến Quảng Ninh … để động viên giúp đỡ nhau vượt qua những khó khăn của ngày hôm nay cũng như ngày xưa Ông dẫn dắt chúng tôi xông lên tiêu diệt quân thù.

Đầu tháng 9/2005, trong lễ kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Trung đoàn 101 Cao Vân (5/9/1945-5/9/2005), thiếu vắng Ông, lòng chúng tôi se lại khi biết Ông không còn khoẻ nữa…

Thế nhưng trong cuộc hành quân MỘT THỜI HOA LỬA trở lại với Thành cổ Quảng Trị cuối tháng 10/2005, lũ lính chúng tôi rất vui khi thấy Ông vẫn có mặt trong hàng quân như năm nào Ông đưa trung đoàn từ Trường Sơn hùng vĩ vượt Bến Hải, băng qua Cam Lộ về Đông Hà, Ái Tử, chọc thủng màn bom pháo của địch dăng trên dòng Thạch Hãn, tấn công địch phía Đông Bắc thị xã, chia lửa với đồng đội đang chốt giữ trong thành cổ Quảng Trị. Trở lại mảnh đất nơi Ông đã cùng chúng tôi chiến đấu, rưng rưng thắp nén nhang tưởng nhớ tới những người lính của mình nằm lại trên mảnh đất này chắc chắn từ trong xa thẳm của cõi lòng, Ông lại nấc lên: các con ơi, bố đây, bố lại về với chúng mày đây, dậy đi để bố điểm mặt nào… Cho tới nay, sau hơn 33 năm mới lại có được 1 cuộc hành quân trở lại Quảng Trị lớn như vậy - đây là một cuộc hội ngộ của tâm linh - để thế hệ những người lính già còn sống hôm nay thăm lại mảnh đất đã thẫm đẫm bao máu xương và nước mắt của biết bao anh em đồng đội. Trong số những người lính của Ông ra đi ở lứa tuổi 20 ấy có Nguyễn Văn Thạc (chiến sĩ thông tin 2 Watt của tiểu đoàn 1) và Nguyễn Kỳ Sơn (chiến sĩ của đại đội 10, tiểu đoàn 3) - là những người đã để lại cho đời hôm nay những trang viết cháy bỏng của  MỘT THỜI HOA LỬA.

Thế mà hôm nay Ông đã rời xa chúng tôi.Trên đường ra Hải Phòng để tiễn biệt Ông, xem lại bức ký hoạ Lê Duy Ứng vẽ ông trong căn hầm chỉ huy tại cao điểm 12 cuối tháng 1/1973: Ông đang chỉ huy tác chiến qua điện thoại, nét cương quyết của người chỉ huy hằn trên khuôn mặt vào thời khắc ngàn cân treo trên sợi tóc ấy nhưng dáng vẻ lại rất ung dung, tự tại với tư thế chân co chân duỗi như 1 lão nông chi điền sau khi cầy xong thửa ruộng khoan khoái với điếu cầy trên tay…Lần này, Ông ra đi thực sự để trở lại những nơi ngày xưa ấy, nơi những người đồng đội, những người lính của Ông đang chờ đợi mà với tấm lòng nhân từ của mình Ông vẫn thường nhắc đến họ từ trong vô thức sâu thẳm của cõi lòng của một người lính già.

Cho tôi được dâng lên Ông bài viết nhỏ này như một nén nhang để tưởng nhớ tới một người lính già, một người chỉ huy quả cảm, một người cha già nhân hậu của trung đoàn. Ông là Đại tá Bùi Đức Ngoan, nguyên trung đoàn trưởng trung đoàn 101, sư đoàn 325 trong những năm 1972-1973 tại mặt trận cánh Đông Quảng Trị.
                                            
Hải Phòng - Hà Nội ngày mất của Ông
                                              (20/1/2006 tức 21 tháng chạp Kỷ Dậu)

                                                                 L.X.T
                                         cán bộ Sở Giao dịch I-Ngân hàng Công Thương VN,
                                         nguyên chiến sĩ C3-D1-E101-F325-Quân đoàn 2.

Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
lixeta
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1531


« Trả lời #34 vào lúc: 05 Tháng Tám, 2010, 02:35:08 pm »

đúng như bác tích tường như lệ đã nói ơ tháp canh không có xe vua chiến truuờng ở đó. năm 1973 em ơ tổ gom chlến lơi phẩm mà ; chiếc xe vua chiên trường ở cao diếm 241tụi em kéo ra bắc hành trính kéo xe ra bắc thật là gian truân! em lả lính xe tăng c6 d2 lừ 203 năm 1972 chốt ở làng như lệ đó!không biết chiếc xe vua chiến trường ơ btqsvn có phải tụi em kéo không!.

   Xin chào hoangphong203!
   Quê ở c6/ d2 của 203 à? Thế là chúng ta cùng đơn vị đấy!
   Thật phấn khởi khi có thêm một đồng đội xe tăng tham gia chiến đấu trên diễn đàn này. Trước đây có chú T54b nữa nhưng dạo này lặn mất tăm- chắc đang bận tổ chức Đại hội Grin
   Rất mong được nghe nhiều chuyện của quê!
Logged
hoangphong203
Thành viên

Bài viết: 2


« Trả lời #35 vào lúc: 06 Tháng Tám, 2010, 01:41:03 am »

chào quê li xe ta ! rất phấn khởi chúng ta lại gặp nhau tại đây ôn lại một thời oanh liệt đã qua. bao ký ưc bao kỷ niêm ủa vể vui có buổn có. vui thỉ nhiểu quê nhỉ đởi lính mả , lúc đó chúng ta có sợ gỉ đâu,tớ cỏn nhớ tháng 9 năm 1972 đươc tiểu đoản điểu vể c6 cách tiểu đoản gẩn 10 cây phải vươt sông thạch hãn, rắc rốibắt đẩu tư đây! đoản bổ xung có gần chục người môt số không biết bơi lúc đó trên trơi nào o v10 nào f4  nào pháo quần đảo bến sông. làm thế nào để qua đây nếu không qua thì trời sẽ tối , sau khi hôí ý chúng tơ quyết đinh vượt và vượt an toản mọi ngưởi thở phào , thời đó bọn tớ mới18 lính mới tò te . làm đươc như thế gọi là tạm được rồi. bây giờ nghĩ lại sao lúc đó liều thế ! đến đơn vị thì trời đã tối , bữatối chỉ có lương khô thôi. chúng tớ ngủ dưới gẩm xe ,nửa đêm nào b52 nao pháo tiếp đón chúng tớ vui đáo đẻ. hành trình về c6 d2 tđ203 của mình như thế đấy. còn quê thì sao! 
Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #36 vào lúc: 06 Tháng Tám, 2010, 09:12:02 am »

Bạn TTNL đã chuyển đến các bạn "Chuyện của Lê Xuân Tường". Trích đoạn này nằm trong bài viết tôi tạm lấy tên " Ngược dòng ký ức". Tôi viết bài này hy vọng ghi chép lại những gì mình đã trải qua mà không thể nào quên trong những năm tháng cầm súng. Tôi muốn những bạn bè đã cùng tôi sống và chiến đấu những năm tháng đó bổ sung cho bài viết này thêm hoàn thiện. Tôi nghĩ rằng những ký ức này không phải tài sản của riêng ai mà là của cả một thế hệ đã dâng hiến tuổi trẻ của mình trong những năm tháng gian khó nhất của dân tộc. Xin được trải lòng với các bạn

NGƯỢC DÒNG KÝ ỨC
Lê Xuân Tường

Cuối tháng 7 năm 1972, tiểu đoàn 60 (d60) huấn luyện quân tăng cường của sư đoàn 304B (f304B) đang huấn luyện tại Tân Đức thuộc huyện Phú Bình, Bắc Thái được lệnh đi B. Tạm biệt vùng đồi Tân Đức nắng cháy sau những ngày huấn luyện vất vả đã biến chúng tôi những chàng sinh viên trở nên những con người rắn rỏi hơn. Nào là điều lệnh nội vụ, điều lệnh đội ngũ, tập bắn súng, ném lựu đạn, đào công sự, chiến thuật, gác đêm, sinh hoạt chính trị, hội ý từ tổ 3 người cho đến tiểu đội cứ chín giờ tối phải đi ngủ, cho đến việc đi lấy củi, xin tre, lấy gạo, lấy than ... và cả những đêm  thấp thỏm bật dậy vì báo động hành quân, tất tần tật đều phải trải qua, nhưng cái cực nhọc nhất lại là  những đêm hành quân “rèn”. Đầu tiên ba-lô đất khoảng 20 kg đi bộ 10 km. Được mấy ngày đầu lính tráng đã oằn cả người vì đau vai, vì rát lưng, nhiều thằng láu cá trên đường đổ bớt đất đi, nhưng khi về đến trại bị lộ vì cán bộ đứng đón từng thằng và nhấc ba-lô kiểm tra. Sau đó mấy ngày trọng lượng đất tăng lên bằng cách đóng cho mỗi thằng một tảng đất vuông vức như đất hộ đê nặng khoảng 35 kg tương đương với trang bị đi B của một người  lính, và khoảng cách đi xa cứ tăng dần lên 15 - 20 km/đêm với mọi địa hình. Nhiều khi muốn phát khóc vì người đau ê ẩm, chân tay mỏi nhừ nhưng cứ phải tự động viên cắn răng chịu đựng mỗi khi bị cán bộ có ý coi thường mình là những kẻ dài lưng tốn vải, và nghĩ rằng đây chưa phải giới hạn của sự gian khổ mà những gì đang ở phía trước còn gấp trăm vạn lần. Sau này khi chính thức trở thành người lính giải phóng mới thấy những ngày tháng luyện quân chưa thấm tháp vào đâu. Chính những đêm hành quân “rèn” với ba-lô đất trên lưng ấy đã  giúp chúng tôi rất nhiều trong những ngày trèo đèo, lội suối băng qua dải Trường Sơn để ra trận.

Trước khi lên đường khoảng một tuần đơn vị được tăng khẩu phần ăn, lính tráng kháo nhau ngày N sắp đến. Không biết ai thông tin về Hà Nội mà nhanh thế, các gia đình ở Hà Nội thông báo cho nhau và tìm đến đơn vị để thăm con em mình. Những ngày này, các gia đình của anh em bộ đội lên chơi khá đông nhưng hình như cán bộ đại đội cũng biết là sắp lên đường nên cũng thông cảm cho việc chấp hành giờ giấc của đơn vị.      

Anh Thiện lên thăm mình được một đêm, hôm sau phải về ngay vì còn phải lên lớp. Mẹ gửi cho mình nhiều thứ quá: đường, sữa, thuốc bổ, cả một con gà luộc sẵn và cặp kính để sơ-cua phòng khi kính đang dùng bị vỡ..., anh Thiện dúi cho một mẩu thuốc phiện (của học trò người dân tộc biếu thầy) phòng khi đi ngoài nhiều hoặc khi bị thương quá đau sẽ cần đến nó. Đưa tiễn anh ra tới tận cầu Tân Đức, 2 anh em cứ im lặng chẳng nói được gì với nhau. Anh đi rồi, trong lòng tôi mới thốt lên: nhà mình chỉ có 2 anh em trai, em đi lần này sẽ chưa biết ngày về. Nhà chỉ còn anh để bố mẹ nương tựa  khi về già. Lấy vợ đi anh...Nhớ tới hôm nhận giấy báo nhập ngũ, đạp xe về nơi sơ tán để chào mẹ trước khi lên đường. Những ngày đó Ni-xơn quay trở lại đánh phá miền Bắc, suốt ngày máy bay địch từ phía Hòa Bình gầm rú bay qua đầu để vào đánh phá Hà Nội. Nơi mẹ sơ tán cùng cơ quan là Đanh Xuyên, huyện Ứng Hòa, Hà Tây. Chị Châu, 2 cháu và bà ngoại cùng đi theo mẹ. Ăn với cả nhà một bữa cơm, ngủ lại một tối. Hôm sau tôi chào bà, chào mẹ, chào chị, ôm hôn 2 bé Hoàn và Mốc để  ra Hà Nội lên trường nhập ngũ. Mẹ tiễn tôi lên đê và nói: “Mày là con út, được chiều quen rồi. Mẹ chỉ lo mày không chịu được khổ lại thêm tính ương ngạnh rồi bỏ về giữa chừng, thì khổ lắm con ạ. Cố lên con nhé, mẹ sẽ cầu trời khấn phật phù hộ độ trì cho con tai qua nạn khỏi! ”.
(còn tiếp)
« Sửa lần cuối: 06 Tháng Tám, 2010, 11:09:15 am gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #37 vào lúc: 06 Tháng Tám, 2010, 10:09:24 am »

Bác tai_lienson
Chị Ngọ nguyên là GĐ Sở Giao dịch 1 NHCT VN bây giờ là Chi nhánh TP Hà Nội NH thương mại cổ phần Công thương VN. Chị Ngọ đã nghỉ hưu hồi tháng 4 vừa qua. Cụ Ba Kiên tên thật là Nguyễn Xuân Lực như tôi đã viết. Hiện nay phần mộ của cụ đặt tại NTLS huyện Can Lộc, Hà Tĩnh.   
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
tai_lienson
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1231


« Trả lời #38 vào lúc: 06 Tháng Tám, 2010, 11:13:49 am »

Bác tai_lienson
Chị Ngọ nguyên là GĐ Sở Giao dịch 1 NHCT VN bây giờ là Chi nhánh TP Hà Nội NH thương mại cổ phần Công thương VN. Chị Ngọ đã nghỉ hưu hồi tháng 4 vừa qua. Cụ Ba Kiên tên thật là Nguyễn Xuân Lực như tôi đã viết. Hiện nay phần mộ của cụ đặt tại NTLS huyện Can Lộc, Hà Tĩnh.   
Cảm ơn bác,  hóa ra trái đất cũng nhỏ thôi , rất nhỏ ,ra ngõ là đụng người quen
Logged

Lính trung đoàn tình nguyện quân 866 - qua những miền tây - (một khẩu súng giữ đất trời ba nước, một dấu chân in khắp nẻo Đông Dương)
nguyen
Thành viên
*
Bài viết: 61


« Trả lời #39 vào lúc: 07 Tháng Tám, 2010, 01:55:53 pm »

Lần thi đại học đầu tiên năm 1970 có bài toán hàm số mũ làm bao nhiêu thí sinh biết ngay đáp số nhưng loay hoay không biết cách giải như thế nào : (3^x) + (4^x) = (5^x)
Kiểu bài toán thế này cháu thấy hay có mặt trong các kỳ thi toán đố (tức là dùng mẹo một tí). Ví dụ, cháu đề nghị lời giải thế này. Chia cả 2 vế cho 5^x thì (3/5)^x + (4/5)^x=1. Sau đó nhận xét 0<3/5, 4/5 <1, nên vế trái sẽ là hàm nghịch biến. Suy ra phương trình này có nhiều nhất một nghiệm. Lại thấy x=2 thì vừa đẹp nên kết luận 2 là nghiệm duy nhất.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM