Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 10:45:41 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ký ức một thời hoa lửa  (Đọc 387905 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
tau khong so
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 146



« Trả lời #10 vào lúc: 02 Tháng Tám, 2010, 10:38:37 am »

Thân mến gửi tới các CCB cùng các bạn. Tôi có một số bài viết về Quảng Trị, mong muốn chia sẻ với các bạn . Măc dù thời gian cầm súng chỉ có 3 năm thôi nhưng để lai trong tôi những ký ức không bao giờ quên. Giờ tuổi tác đã ở U60 những ký ức đó lại càng sống động thêm và mỗi khi được chia sẻ lòng lại nhẹ vơi đi rất nhiều.

VỀ QUẢNG TR
« Sửa lần cuối: 02 Tháng Tám, 2010, 11:28:18 am gửi bởi tau khong so » Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #11 vào lúc: 02 Tháng Tám, 2010, 10:50:41 am »

VỀ QUẢNG TRỊ

(tiếp theo)
Đêm cuối tháng mùa đông, gió lạnh trên sông Thạch Hãn hun hút thổi, cùng với Nghể và Thắng - những thằng lính Quảng Trị năm xưa - ra bến vượt để thắp hương cho anh em mình đã hy sinh khi vượt sông vào Thành. Thật cảm động khi biết chúng tôi ra bờ sông anh chị em trong đoàn mặc dù vừa phải qua 1 chặng đường dài mệt mỏi nhưng vẫn theo ra bến sông cùng thắp hương tưởng nhớ tới những người lính đã hy sinh ở bến vượt này, trong số họ có Doanh là anh chồng của Hải - kế toán giao dịch của Sở. Trong 81 ngày đêm chốt giữ Thành Cổ, trung bình hàng đêm có 1 đại đội tăng cường khoảng 100 người vượt sông và cũng có từng ấy con người ra đi không trở về, thân thể, máu thịt của họ đã hoà vào nước sông trôi ra Cửa Việt hoà vào biển cả để muôn đời sau còn nhớ tới các Anh.
" Đò xuôi Thach Hãn xin chèo nhẹ
Đáy sông còn đó bạn tôi nằm
Có tuổi đôi mươi thành sóng nước
Giữ yên bờ bãi mãi nghìn năm"
                  (thơ Lê Bá Dương)                                                          
Bờ sông giờ đã được làm kè, có bậc lên xuống tạo cảnh quan đẹp nhưng tại đây những ngày đêm đầu tháng 9/1972 không thể nào quên ấy, đây là bến duy nhất vào Thành, 3 mặt đều là địch, chúng được tăng cường đủ loại hoả lực như xe tăng, xe phun lửa, chất độc hoá học...đột kích liên tục giành giật với chúng ta từng đoạn bờ thành ; trời lại mưa to nước sông dâng cao, hầm hố công sự chìm trong nước, anh em ta cầm cự ngoan cường nhưng sức lực giảm dần buộc phải vượt sông sang bờ Bắc, đó là cái đêm 15 rạng ngày 16/9/1972. Dinh tỉnh trưởng nằm ngay bến vượt giờ không còn 1 dấu tích gì, ở đây đặt Ban chỉ huy bảo vệ Thị xã và Thành Cổ, hầm thông tin và trạm phẫu quân y. Nghe nói sau khi chiếm thành địch đã dùng thuốc nổ đánh sập hầm trong đó còn 1 số anh em thương binh nặng không kịp rút. Sau này người ta xây trụ sở của Thị đội Quảng Trị trên mảnh đất này. Người ta đặt tấm bia ghi tên các đơn vị làm kè mà quên không làm bia đánh dấu bến vượt này và căn hầm của Dinh Tỉnh trưởng.
Hy vọng dự án xây dựng tại bến vượt này bên bờ Bắc 1 công viên tưởng niệm những người lính đã ngã xuống trên dòng sông này do những cựu Sinh viên - Chiến sĩ của trường ĐH Xây dựng đề xuất sẽ được thực hiện trong thời gian gần nhất theo kiểu Đền Bến Dược bên bờ sông Sài Gòn. Còn dự án xây dựng Thành phố Cửa Việt thì xa xôi quá, tất cả đều phụ thuộc vào các nguồn đầu tư. Tỉnh còn quá nghèo để thực hiện dự án đó mặc dù tính khả thi rất cao.
Thay mặt cho những người đã chết và cả những người đang sống ở khắp mọi miền Tổ Quốc đã 1 thời chiến đấu hy sinh trên mảnh đất này, xin cảm ơn các anh, các chị, cảm ơn NHCT VN đã đến với chúng tôi cùng chia sẻ những đau thương, mất mát nhưng vô cùng bi tráng này.
(còn tiếp)
« Sửa lần cuối: 02 Tháng Tám, 2010, 10:58:00 am gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
tau khong so
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 146



« Trả lời #12 vào lúc: 02 Tháng Tám, 2010, 11:32:50 am »

Chào mừng anh lexuantuong1972@ đã tham gia diễn đàn! Thế là tôi đã có thêm bạn già nhập ngũ 1972 rồi. Chắc anh vừa " Gác bút nghiên về nhà trông cháu " chúng tôi rất khâm phục anh em chiến đấu ở thành cổ Quảng trị. Tôi đã vào thắp hương cho anh em ở thành cổ Quảng trị. Tại phòng truyền thống tôi đã nghẹn ngào khi đọc bức thư của một chiến sỹ viết trước lúc vào trận chiến đấu gưi cho người yêu là người Quảng Bình, Quảng trị gì đó,  trong thư anh đã dặn người yêu ( đã có thai với anh ) đặt tên cho con. Anh đã ra đi ngay buổi tối hôm đó. Sau chiến thắng người vợ chưa kịp cưới đưa con về quê anh nhận họ hàng nhưng họ hàng không nhận vì anh chưa kip báo với gia đình. Cố gái đành ôm con về quê một mình nuôi con trong nỗi đau mất chồng và nỗi đau của quan niệm thời đó " Không chồng mà có con". Năm 2005, trong khi làm đường tại Thành cổ người ta tìm thấy thi hài anh trong có bức thư chưa gửi trong tuí áo. Lúc này nỗi đau của người vợ mất chồng, người con không biết mặt cha, không được họ nội chấp nhận mới vỡ oà. Khi đó gia đình anh mới nhận con dâu nhận cháu đích tôn đã trên 30 tuổi. Đó là bản anh hùng ca về người lính, về tình yêu người lính thành cổ Quảng Trị về sự mất mát, đau thương của người phụ nữ trong chiến tranh. Bức thư đó ai đọc cũng phải  rưng rưng nước mắt. Ở cơ quan tôi cũng có một anh lính thành cổ QT thuộc sư 325. Anh cũng kể nhiều chuyện về 81 ngày đêm giữ thành. Chúng tôi rất mong được biết thêm những câu chuyện về cuộc chiến đấu anh hùng này. Nếu anh có trở lại thành cổ QT xin số hóa bức thư của người lính tôi kể trên để đưa lên diễn đàn cho anh em cùng đọc.
Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #13 vào lúc: 02 Tháng Tám, 2010, 04:40:38 pm »

VỀ QUẢNG TRỊ

(tiếp theo)
[/i]
11/12/2004
Lên đường 9, cây số 13 - Nghĩa trang đường 9. Đây cũng là nghĩa trang lớn với hơn 1 vạn Liệt sĩ. Anh chị em trong đoàn chia nhau ra từng khu vực để thắp hương cho các Anh. Tại khu vực Liệt sĩ Hà Nội, Thắng nghẹn ngào kêu tên những người bạn mình đã hy sinh tại đây - anh vốn là chiến sĩ của Sư đoàn pháo phòng không 367 hoạt động tại khu vực này năm 1972 - ngày ấy chôn đồng đội mình có bia, có tên, có tuổi nhưng bom đạn địch cầy đi, xới lại các Anh trở thành vô danh và cũng có  thể các Anh bị vùi lấp còn nằm lại đâu đó, hãy dậy đi chỉ cho chúng tôi biết các Anh nằm đâu để chúng tôi trả lại tên cho các Anh và đưa các Anh trở về với đồng đội, về với quê hương.
Nghĩa Trang Liệt sĩ Trường Sơn - nơi an nghỉ của hơn 1 vạn Liệt sĩ Trường Sơn. Riêng Quảng Trị có tới 72 Nghĩa trang Liệt sĩ trong đó có 5 cái mang tầm cỡ Quốc gia. Đất nước ta hy sinh, mất mát nhiều quá, cái giá của Độc lập, Tự do và Thống nhất Tổ quốc không có gì có thể bù đắp được. Duyên - Phòng Khách hàng cá nhân - tìm thấy mộ người anh chồng tại khu vực Hải Hưng. Nhìn chị ngồi khóc bên mộ người anh làm sao có thể quên những bà mẹ, người vợ, người chị, người em đã vì nước đã hiến dâng những người thân yêu nhất của mình.
Cạnh Nghĩa trang là cầu treo Bến Tắt qua thượng nguồn Bến Hải trên trục đường 15 Đông Trường Sơn. Giờ trục đường này đã có cầu bê-tông ở phía trên thay cho cầu treo để làm di tích.
Từ Cam Lộ xe vượt hơn 70 km quanh co qua núi rừng chập trùng của Trường Sơn hùng vĩ với những địa danh đã đi vào huyền thoại: Đầu Mầu, Tân Lâm, căn cứ 241, điểm cao 544, Đakrông, làng Vây, Khe Sanh để đến Lao Bảo. Giờ nơi đây đã trở thành khu thương mại sầm uất đầy tiềm năng cho Quảng Trị, tuy vậy cuộc sống của bà con Vân Kiều còn quá nhiều vất vả.
15g30 rời Lao Bảo ra Cam Lộ để theo đường Trường Sơn ra Hà Tĩnh. Đường êm thuận, hầu như không có ô-tô và xe công an bắn tốc độ. Trục đường Hồ Chí Minh mới này cơ bản dựa vào trục đường 15 cũ nhưng đã bớt đèo dốc quanh co hơn. Đường dây 500 KV ở đoạn này gần như chạy song song với đường bộ và một đường dây 500 KV thứ hai cũng đang được gấp rút hoàn thành. Rừng già hai bên đường không còn nữa do bom đạn và nhất là do con người, thay vào đó những cánh rừng cao-su bạt ngàn vuông vức như bàn cờ.
 Vào đất Quảng Bình trời đã tối lắm rồi, đến Phong Nha rẽ phải rồi gặp đường 1 ở ngã ba Hoàn Lão.
Tới Hà Tĩnh đã hơn 21 giờ.
(còn tiếp)
« Sửa lần cuối: 02 Tháng Tám, 2010, 04:51:25 pm gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
vitính
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 483


« Trả lời #14 vào lúc: 02 Tháng Tám, 2010, 04:47:45 pm »

Nghĩa trang LS Trường Sơn chủ yếu là các LS thuộc Binh đoàn TS. Vì thế không nhiều mộ khuyết danh.
Nghĩa trang LS Đường 9 quy tập các LS chủ yếu của các đơn vị tuyến đầu nên rất nhiều mộ khuyết danh.
Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #15 vào lúc: 02 Tháng Tám, 2010, 04:59:02 pm »

Nếu anh có trở lại thành cổ QT xin số hóa bức thư của người lính tôi kể trên để đưa lên diễn đàn cho anh em cùng đọc.
Bác tau khong so ! Trong BT Thành cổ có 2 lá thư 1 lá như anh cho biết đấy là của LS Lê Binh Chủng còn lá kia là của Lê văn Huỳnh. Huỳnh là SV ĐH Xây dựng cùng đi 1 đợt với chúng tôi, anh ở c17 công binh /e95/f325, anh hy sinh ngày 2/1/1973. Chính chúng tôi đã tìm thấy mộ anh sau gần 30 năm và đã đưa anh về quê hương. Tôi sẽ nhờ anh em BT Thành cổ gửi nội dung lá thư qua đường email (nếu họ đã số hóa bức thư này)
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #16 vào lúc: 02 Tháng Tám, 2010, 05:35:03 pm »

VỀ QUẢNG TRỊ

(tiếp theo)
                      
Hy vọng dự án xây dựng tại bến vượt này bên bờ Bắc 1 công viên tưởng niệm những người lính đã ngã xuống trên dòng sông này do những cựu Sinh viên - Chiến sĩ của trường ĐH Xây dựng đề xuất sẽ được thực hiện trong thời gian gần nhất theo kiểu Đền Bến Dược bên bờ sông Sài Gòn. Còn dự án xây dựng Thành phố Cửa Việt thì xa xôi quá, tất cả đều phụ thuộc vào các nguồn đầu tư.
(còn tiếp)

Vụ này em nghe từ khá lâu rồi, không biết bây giờ đã đi đến đâu bác Tường ? Theo em nghĩ phải xã hội hóa các nguồn đầu tư thì mới nhanh được. Nếu chỉ trông vào ngân sách tỉnh QT (kể cả là Trung ương cấp) thì sẽ khó khăn và kéo dài, vì tỉnh nghèo và còn rất nhiều vấn đề cấp bách. Hai bến thả hoa là do hai ngân hàng tài trợ đấy chứ.
Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #17 vào lúc: 03 Tháng Tám, 2010, 09:21:13 am »

VỀ QUẢNG TRỊ

(tiếp theo)
                      


Vụ này em nghe từ khá lâu rồi, không biết bây giờ đã đi đến đâu bác Tường ? Theo em nghĩ phải xã hội hóa các nguồn đầu tư thì mới nhanh được. Nếu chỉ trông vào ngân sách tỉnh QT (kể cả là Trung ương cấp) thì sẽ khó khăn và kéo dài, vì tỉnh nghèo và còn rất nhiều vấn đề cấp bách. Hai bến thả hoa là do hai ngân hàng tài trợ đấy chứ.
Bạn qtdc. Xung quanh việc xây dựng khu tưởng niệm tại Thị xã - Thành cổ QT có rất nhiều ý tưởng của các CCB bởi vì qua một thời gian khá dài việc tôn vinh sự hy sinh của các LS tại đây mới được nhắc đến khoảng gần chục năm nay, trong khi đó tại Bến Dược, Củ Chi người ta đã làm từ lâu. Ngày đó vào Bến Dược mà cả thấy tủi cho anh em mình ở QT. Nhưng bây giờ đã có rồi tuy muộn còn hơn không. Theo tôi việc xã hội hóa là cần thiết như 2 bến vượt đều do 2 Ngân hàng lớn tài trợ nhưng các công trình này phải nămg trong 1 tổng thể chung sao cho tránh khỏi sự manh mún. Đền Bến Dược theo con mắt của tôi thật sự mang một tầm vóc xứng đáng với sự hy sinh của biết bao đồng bào và chiến sĩ chúng ta.  
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #18 vào lúc: 03 Tháng Tám, 2010, 09:29:28 am »

VỀ QUẢNG TRỊ

(tiếp theo)
12/12/2004
Ngã ba Đồng Lộc - nơi yên nghỉ của 10 cô gái TNXP anh hùng. Đoàn dâng hương lên Đài tưởng niệm các Liệt sĩ TNXP và 10 cô gái đã hy sinh trong những năm chống Mỹ. Bên cạnh hương hoa là những vật dụng của những cô gái như gương, lược, cặp tóc. Trong chiến tranh trên những cung đường, các trạm giao liên, các kho tàng, bến bãi … đâu đâu cũng thấy sự góp mặt của các chị em. Phận trai thời chiến đã đành nhưng các chị có hơn gì chúng tôi đâu, bom đạn, gian khổ, ác liệt có chừa ai đâu ; rồi đến khi hoà bình trở về với đời thường còn bao nhiêu trăn trở với cuộc mưu sinh, gia đình, chồng con khi không còn trẻ nữa...
Nghĩa trang Can Lộc nằm cuối rặng Hồng Lĩnh nơi ông cụ thân sinh ra chị Ngọ yên nghỉ. Ông là Nguyễn Xuân Lực được tuyên dương Anh hùng quân đội năm 1956. Ông hy sinh năm 1970 và được truy phong Anh hùng lực lượng vũ trang giải phóng. Năm 1993, gia đình đã đưa Ông từ Bến Dược - Củ Chi về an nghỉ tại đây. Cái tên Ba Kiên được Bác Hồ đặt cho năm 1964 trong dịp Bác Hồ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Phó Thủ tướng Lê Thanh Nghị về thăm Trung đoàn 101 của Sư đoàn 325. Bác giao nhiệm vụ cho Trung đoàn vào Nam chiến đấu và đặt tên cho 4 cán bộ lãnh đạo Trung đoàn:
Trung đoàn trưởng: TRUNG
Chính uỷ:                 DŨNG
Trung đoàn phó:       KIÊN
Phó Chính uỷ:          CƯỜNG
Trung đoàn 16 (chính là Trung đoàn 101 khi vào Nam chiến đấu) là một trung đoàn nổi tiếng hoạt động tại cửa ngõ Sài Gòn làm cho kẻ thù kinh sợ. ''Đất trắng'' chính là vùng đất đó mà kẻ thù không từ 1 thủ đoạn tàn bạo và thâm độc nào, nơi mà những con người trung kiên được tôi luyện với lòng trung thành và sự quả cảm bên cạnh là sự đớn hèn, mưu cầu danh lợi dẫn đến sự phản trắc cho dù kẻ đó đã giữ trọng trách cao như Phó tư lệnh phân khu - Thượng tá Tám Hà.
Thủ trưởng Ba Kiên, cho dù ông không phải là chỉ huy trực tiếp của tôi, cho phép tôi - một người lính của trung đoàn 101E, sư đoàn 325D - được dâng lên ông sự kính trọng và tiếc thương của 1 một chiến binh Quảng Trị.
Đất nước thân yêu của chúng ta, một khi lòng tự tôn dân tộc bị xúc phạm sẽ có những con người như Ông, như những Chiến binh Thành Cổ Quảng Trị, như 10 cô gái TNXP Đồng Lộc, và biết bao người con ưu tú đã nằm xuống cho dù có tên hay chưa biết tên nhưng tên tuổi của họ gắn liền với những chiến công bất tử. Tổ quốc, nhân dân và muôn đời mai sau sẽ luôn nhớ tới họ./.
 
Quảng Trị - Hà Nội những ngày cuối năm 2004[/i]
                                           Lê Xuân Tường
                                      Cựu Sinh viên-Chiến sĩ Thành cổ Quảng Trị
                                        Cán bộ Sở Giao dịch I NHCT VN

Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
q.trung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 450


« Trả lời #19 vào lúc: 03 Tháng Tám, 2010, 09:40:04 am »

".....Trong 81 ngày đêm chốt giữ Thành Cổ, trung bình hàng đêm có 1 đại đội tăng cường khoảng 100 người vượt sông và cũng có từng ấy con người ra đi không trở về, thân thể, máu thịt của họ đã hoà vào nước sông trôi ra Cửa Việt hoà vào biển cả để muôn đời sau còn nhớ tới các Anh"

Trích Lê xuân Tường

Tôi rất kính trọng và cảm phục những người lính đã chiến đấu, hy sinh ở thành cổ Quảng trị. Tôi cũng tin rằng Tổ quốc sẽ ngàn đời ghi nhớ tấm gương dũng cảm hy sinh của họ, các bạn, những người đã từng góp sức mình vào trận chiến đó có quyền tự hào , một niềm tự hào chính đáng và cần được tôn vinh.

   Anh Tường xem lại chỗ "....cũng từng ấy người ra đi không trở về" có lẽ hơi nhiều chăng?
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM