Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 11:48:23 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ký ức một thời hoa lửa  (Đọc 387913 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« vào lúc: 29 Tháng Bảy, 2010, 10:55:33 am »

Thân mến gửi tới các CCB cùng các bạn. Tôi có một số bài viết về Quảng Trị, mong muốn chia sẻ với các bạn . Măc dù thời gian cầm súng chỉ có 3 năm thôi nhưng để lai trong tôi những ký ức không bao giờ quên. Giờ tuổi tác đã ở U60 những ký ức đó lại càng sống động thêm và mỗi khi được chia sẻ lòng lại nhẹ vơi đi rất nhiều.

VỀ QUẢNG TR
Trích nhật ký CCB
[/i]
Nhân dịp kỷ niệm 60 năm ngày thành lập QĐND VN,  Sở giao dịch I NHCT VN tổ chức một đoàn gồm các đ/c lãnh đạo cơ quan, đoàn thể và các anh chị em nguyên là Cựu Chiến binh, Cựu Quân nhân, Cựu TNXP và thân nhân liệt sĩ đang công tác tại Sở do chị Nguyễn Thị Ngọ - Giám đốc Sở làm Trưởng đoàn về thăm Quảng Trị - mảnh đất đầy đau thương nhưng đã đi vào huyền thoại trong lịch sử chiến tranh Việt Nam.
09/12/2004
13g15 xuất phát.
Đoàn gồm 36 người đi bằng 3 xe. Anh chị em ở nhà ra tiễn khá đông. Nhớ lại năm nào khi lên xe vào Nam ở Thường Tín, mẹ và chị chạy theo xe, ấy thế đó 32 năm. Đã  nhiều lần đi Quảng Trị, lần nào cũng nao nức nhưng lần này có gì rất khó tả, phải chăng lần này đưa anh chị em đồng nghiệp về thăm lại vùng đất nơi ta đã sống và chiến đấu.
Đường 1 tốt nhưng xe phải đi với tốc độ quy định cho từng loại xe nên rất chậm và không thể đi cùng với nhau. Qua Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hoá đi chậm vì hai bên đường nhà cửa phố xá san sát, e rằng chỉ vài năm nữa thôi đường 1 sẽ trở thành một con phố dài nhất thế giới.
Vào đất Nghệ trời đã tối lắm rồi, qua Quỳnh Lưu, Diễn Châu chạnh lòng nhớ tới Lào và Bắc. Quê các em ở đây mà anh cũng chẳng biết ở xã nào. Ngày xưa cùng hầm với nhau, có nhiều chuyện để kể cho nhau nhưng chẳng để ý tới làng xã nào, thật vô tâm. Hai em giờ nằm ở đâu, cho anh biết đi, đã mấy lần anh đưa bạn bè trở về mà chỉ có hai em cùng hầm với anh mà anh chịu không thể nào tìm ra. Giá như cái đêm mất Thành đó, khi phá vây mà anh không bị thương thì chắc chắn sẽ đưa được Lào về phẫu và biết đâu đấy em sẽ được qua khỏi. . . .
21g30 đến Hà Tĩnh, nghỉ đêm tại đây.
Khách sạn cạnh đường 1, cả đêm tiếng ì ầm không dứt của những đoàn xe tải nặng làm ta liên tưởng đến những cung đường chiến tranh năm xưa với những đoàn xe không đèn kín lá ngụy trang thẳng hướng mặt trận. Ôi ký ức năm xưa luôn trở về, làm sao có thể quên được.
(còn tiếp)
« Sửa lần cuối: 29 Tháng Bảy, 2010, 11:58:58 am gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #1 vào lúc: 29 Tháng Bảy, 2010, 12:27:53 pm »

VỀ QUẢNG TRỊ

(phần tiếp)
10/12/2004
Rời Hà Tĩnh, qua Kỳ Anh đến chân Đèo Ngang. Hầm đường bộ đó thông xe được mấy tháng nay, thay vì phải vượt 6 cây số qua đèo ta chỉ phải qua 450 mét đường hầm là đến đất Quảng Trạch, Quảng Bình.
'' Hoành Sơn nhất đái vạn đại dung thân'' lời tiên tri bất hủ 500 năm về  trước của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm nói về một vùng đất nhỏ hẹp hầu như chỉ có cát trắng nhưng lại giữ một vị trí chiến lược vô cùng quan trọng trong tiến trình lịch sử của dân tộc. Sông Gianh đã từng là chiến tuyến trong hơn 200 năm dưới thời Trịnh Nguyễn phân tranh. Xa hơn nữa dưới thời Lý, Trần sông Gianh cũng là biên giới phía Nam của quốc gia Đại Việt.
Cầu sông Gianh như sợi chỉ mảnh duyên dáng nối 2 bờ. Nhớ lại những năm xưa qua đây dưới làn bom đạn ác liệt của kẻ thù với những chiếc phà đầy thương tích liên tục đưa những đoàn xe qua sông và những năm sau giải phóng khi chưa có cầu, nói đến phà Gianh là ta lại liên tưởng đến hàng trăm xe ô-tô xếp hàng đợi qua phà và sự nhiễu nhương của bến phà này.
Đến Đồng Hới đúng vào dịp Nhà nước công bố Thị xã Đồng Hới trở thành Thành phố Đồng Hới. Thành phố đẹp, kề bên cửa Nhật Lệ với những dải cát trắng, trong tương lai không xa chắc chắn sẽ trở thành một điểm du lịch thú vị với ''con đường di sản miền Trung'' như Phong Nha, Kẻ Bàng, đường Trường Sơn. . . Ai có thể ngờ được từ  một thị xã nhỏ bị san phẳng bởi bom đạn của máy bay và tầu chiến Mỹ giờ đây đã trở thành một thành phố mới bên bờ biển Đông. Đọc trong các tài liệu cũ, ở đây trước chiến tranh người Pháp đã xây dựng Thị xã xinh xắn này với những ngôii nhà nhỏ, những biệt thự, những công sở núp mình sau những rặng hoa hồng khoe sắc. '' Thị xã Hoa Hồng '' vẫn còn đọng lại trong tâm trí những lớp người đã từng qua đây trước chiến tranh. Phía Bắc Thị xã năm xưa là xã Lộc Ninh bên cạnh sân bay Đồng Hới, hình ảnh những tấm lưng gầy của các bọ, các mạ, các chị, các o kề vào thành xe để cõng anh em thương binh dưới pháo sáng của địch hiện ra trong tôi như mới chỉ hôm qua. . .
Qua cầu Quán Hàu vào đất Lệ Thuỷ - mảnh đất hẹp nhất nước ( 45 km ) - đây là miền đất biết bao kỷ niệm khi hành quân trên nền đường xe lửa xuyên Việt dưới tầm bắn của Hạm đội 7 và nhất là khi bị thương điều trị tại Mai Thuỷ, Mỹ Thuỷ, Hoa Thủy trong sự đùm bọc chở che của các mẹ, các chị, các em. Dòng Kiến Giang đêm đêm văng vẳng tiếng nam nữ hò đối đáp nhau sao mà thanh bình thế mặc cho tiếng rú rít của đủ các loại máy bay Mỹ đang ''toạ độ'' những trọng điểm gần đấy, giữa những đợt rung chuyển của đủ loại bom pháo Mỹ là những tiếng hò làm xao xuyến lòng những người lính xa quê.
Quảng Bình - cái ''cán xoong'' của 30 năm chiến tranh khốc liệt năm xưa - giờ đây đã vươn mình từ đống tro tàn để trở thành ''đòn gánh của 2 đầu đất nước'' hôm nay.
(còn tiếp)
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #2 vào lúc: 29 Tháng Bảy, 2010, 07:47:51 pm »

Thân mến gửi tới các CCB cùng các bạn. Tôi có một số bài viết về Quảng Trị, mong muốn chia sẻ với các bạn . Măc dù thời gian cầm súng chỉ có 3 năm thôi nhưng để lai trong tôi những ký ức không bao giờ quên. Giờ tuổi tác đã ở U60 những ký ức đó lại càng sống động thêm và mỗi khi được chia sẻ lòng lại nhẹ vơi đi rất nhiều.

VỀ QUẢNG TR

       Chào mừng bác Tường mở topic mới. Bác kể chuyện đều cho anh em nghe nhé !
Logged

hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #3 vào lúc: 29 Tháng Bảy, 2010, 07:53:57 pm »

  Hoan nghênh bạn  Lexuantuong1972@ tham gia trang QSVN.net.Mong bạn nhớ nhiều những hồi ức oanh liệt của ba năm làm lính mà chắc bạn cũng không thể nào quên.Bọn mình chờ nhé.
Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #4 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2010, 07:55:27 am »

Thân mến gửi tới các CCB cùng các bạn. Tôi có một số bài viết về Quảng Trị, mong muốn chia sẻ với các bạn . Măc dù thời gian cầm súng chỉ có 3 năm thôi nhưng để lai trong tôi những ký ức không bao giờ quên. Giờ tuổi tác đã ở U60 những ký ức đó lại càng sống động thêm và mỗi khi được chia sẻ lòng lại nhẹ vơi đi rất nhiều.

VỀ QUẢNG TR
Đầu tiên là phải cảm ơn bạn TTNL khích tướng để tôi cùng chia sẻ trên mạng cùng các ban. Tôi cứ mặc cảm vì trinh độ "tinh vi" của mình được cấp bằng hình "con bò" nên không dám lên mạng cùng các bạn. Được cái ở cơ quan các cháu nó chỉ bảo cho nhiều khi chúng nó phải la lên: " Sao những chuyện gỉ chuyện gì ngày xưa bác nhớ thế chỉ mỗi chuyện ba cái thủ thuật máy tính là hay quên quá". Biết sao được đầu óc của đã đầy ắp mình đầy ắp những chuyện xưa muốn delete mà không được.

       Chào mừng bác Tường mở topic mới. Bác kể chuyện đều cho anh em nghe nhé !
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #5 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2010, 08:04:00 am »

VỀ QUẢNG TRỊ
(tiếp theo)

13g30 đến Hồ Xá - Vĩnh Linh - Quảng Trị. Rẽ trái vào thăm khu di tích địa đạo Vịnh Mốc. Nghe nói đã nhiều nhưng cũng không thể hình dung được chỉ với 1 cái địa bàn,1 sợi dây có buộc nút để đánh dấu, những người nông dân bình dị không qua bất kỳ trường lớp nào đã tạo ra 1 hệ thống địa đạo tầng tầng lớp lớp để bám trụ giữ  làng, giữ đất. Chính giữa Bảo tàng trên bức phù điêu mô tả toàn cảnh thế trận Vịnh Mốc trong chiến tranh là dòng chữ    '' To be or not to be '' - '' Tồn tại hay không tồn tại ''- đã làm nên những điều kỳ diệu ngoài sức tưởng tượng của con người.
Cầu Hiền Lương, sông Bến Hải vết đau chia cắt 2 miền suốt gần hai chục năm nhưng đã không thể ngăn được ý chí thống nhất của một dân tộc khao khát tự do. Tại đây bên cạnh cây cầu mới, người ta dựng lại một cây cầu theo mẫu của chiếc cầu cũ đã bị bom Mỹ phá sập trong chiến tranh để làm chứng tích của một thời quá khứ oai hùng. Nếu như thế còn thiếu cây cột cờ cầu Hiền Lương mà đã đi vào bài tập đọc của tuổi thơ thế hệ chúng tôi.
Qua cầu Hiền Lương, ta đi vào Nam khu phi quân sự, đến Dốc Miếu. Đây chính là một căn cứ quân sự lớn nằm trong hệ thống ''Hàng rào điện tử Mắc Namara'' trải dài hơn 70 km từ Cửa Việt cho tới biên giới Việt-Lào. Nó đã bị nghiền nát tan tành vào một ngày cuối tháng 3/1972 .
Đông Hà đây rồi, nơi bắt đầu của con đường 9 huyền thoại còn vang mãi những chiến công vang dội làm bạt vía kinh hồn quân thù suốt trong những thập kỷ 60 và 70 của thế kỷ trước. Tại ngã ba này trước đây có một tháp canh cao của Pháp, trong những ngày tháng của mùa Hè 1972 nó là đài trinh sát pháo binh sau 1973 ta tập trung những xác xe M41, M48, M113, những pháo 105, 155 và đặc biệt là cả pháo tự hành ''Vua chiến trường'' 175 ly... thu được của địch bị quây xích dưới chân tháp canh này, trên đỉnh tháp canh 1 lá cờ giải phóng nửa xanh nửa đỏ ngạo nghễ tung bay, một hình ảnh thật là ấn tượng. Thế mà sau những năm 90 tất cả những gì ở đây đã bị san phẳng để thay vào đó là 1 tháp vô tuyến viễn thông tượng trưng cho kỷ nguyên mở cửa ở mảnh đất này. Vui vì những thay đổi theo hướng thời đại, buồn vì hình tượng hào hùng của một thời vĩnh viễn mất đi. Có những cái mất đi nhưng không tiền bạc nào có thể lấy lại được.
Ái Tử, đây chính là mảnh đất mà Nguyễn Hoàng theo lời dạy của Nguyễn Bỉnh Khiêm sau khi dứt bỏ được nhà Trịnh đã định đô đầu tiên, nó cũng có nghĩa là thương nhớ con, phải chăng vị Chúa Tiên này vì sự nghiệp muôn đời của dòng họ đã buộc phải để lại đứa con nhỏ cho Chúa Trịnh làm con tin… Những năm chiến tranh đây là 1 căn cứ hậu cần tiền phương khổng lồ phía Bắc vùng Chiến thuật 1 của địch với sân bay có thể tiếp nhận những máy bay vận tải quân sự loại lớn như C130, C141, hàng dãy kho tàng khổng lồ, những trận địa pháo đủ các cỡ, rồi căn cứ của Sư đoàn 3 ngụy mang tên Bến Hải nhằm ''lấp sông Bến Hải Bắc tiến'', tất cả đã bị tan hoang trong Mùa Hè 1972 ấy. Hỡi anh, người lính năm xưa - người đã nhận ra chúng tôi cùng là sinh viên Đại học Xây dựng khi Chiến hát bài '' Về đây với trường Xây dựng '' của thầy Trương Hùng Cường - giờ anh đang ở đâu, anh còn hay mất, ngày ấy cũng chẳng kịp hỏi anh học khoa nào, khoá nào, tên là gì, quê ở đâu...nhưng hình ảnh của anh với khuôn lặt đen xạm của người lính trận còn dặn dò những thằng lính mới chúng tôi cẩn thận củi lửa vì lũ OV10 đang lượn vè vè trên đầu. Giờ nơi đây trở thành huyện lỵ của huyện Triệu Phong, không còn 1 vết tích gì của căn cứ Ái Tử năm xưa. Bên phải là Nghĩa trang Liệt sĩ Triệu Phong, năm 2002 đã đưa anh Lan vào đây vì không biết quê anh ở đâu còn Huỳnh và Thiệm đã được trở về với mảnh đất quê hương.
Cầu Thạch Hãn, bờ Bắc uy nghi 1 đài tưởng niệm với hình tượng 20 trái tim đỏ thắm tượng trưng 20 chiến sĩ của trung đội Mai Quốc Ca đã hy sinh tới người cuối cùng để chặn đường rút quân của địch không cho chúng phá cầu nhằm chặn đường tiến của xe tăng ta vào Thị xã Quảng Trị.
(còn tiếp)
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Bảy, 2010, 12:02:51 pm gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #6 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2010, 08:10:54 am »



       Bác Tường à ! Phần trích dẫn nằm giữa hai chữ "quote" và "/quote". Trong phần này bác muốn xóa bớt chỗ nào thì cứ xóa tự nhiên, để lại chỗ nào thì để.

       Sau đó, bác ra khỏi phần trích dẫn đến chỗ thấy cửa sổ trắng hoàn toàn, chưa viết gì thì bác viết nồi dung mới vào đó.

       Viết xong, kiểm tra lại được thì nhấp chuột vào nút "gửi bài".
Logged

lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #7 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2010, 09:51:20 am »

Theo bác TTNL ở chân tháp canh ngã ba Đông Hà hồi đó không có pháo "Vua chiến trương", quả thực chi tiết này cần phải kiểm tra lại cho xác thực. Nếu không nhầm năm 1989 khi đi qua đây mình có dừng lại và ấn tượng ở chỗ ai đó đã lấy những đoạn xích sắt to ở cảng Đông Hà quây lấy đám chiến cụ ấy. Cách đây vài năm cùng Hùng côn có dịp làm việc với Giám đốc Sở GTVT QT thì được biết chính ông ta cho lệnh phá tháp canh đó vì theo nghị quyết của HDND tỉnh vì rất nhiều tai nạn xảy ra nơi tháp canh này vì khuất tầm nhìn, Giờ đây bên cạnh đường sắt còn một cái M48, một cái M41 và 1 xe ủi của công binh.
Rất mong được các bạn góp ý cho những trang ký ức được chuẩn xác hơn.
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #8 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2010, 11:07:06 am »

VỀ QUẢNG TRỊ

(tiếp theo)

15g30, chúng tôi vào tới Thành Cổ, đã bao lần trở lại đây mà lần nào cũng rưng rưng nước mắt nhớ tới đồng đội nằm lại mảnh đất này. Anh Khư - người du kích Cửa Việt năm xưa giờ là Giám đốc Di tích Thành Cổ - đón chúng tôi ngay ở cổng vào. Đài tưởng niệm Thành cổ hình tượng 1 nấm mộ lớn cho những chiến sĩ đã ngã xuống trong 81 ngày đêm của Mùa Hè đỏ lửa 1972. Bên dưới là cách điệu của căn hầm chiến đấu với những hành trang của người lính: ba-lô con cóc, mũ tai bèo, bi-đông, đôi dép đúc cao-su, tăng, võng, hăng-gô và 1 khẩu AK. Hành trang của người lính thật là giản dị nhưng chiến công của Anh muôn đời bất tử. Đoàn chúng tôi kính cẩn nghiêng mình trước anh linh của những liệt sĩ đã ngã xuống cho mảnh đất này. Hình tượng cây hương vươn lên trời cao như nhắn nhủ vong linh của các Anh, của những con người vì Nước hiến thân khi tuổi đời còn rất trẻ sẽ luôn sống mãi với tuổi mười tám, đôi mươi của mình, nó như cây bút lông của ''kẻ sĩ Bắc Hà'' - đang nhấn lên trời xanh bản Anh hùng ca đầy bi tráng của Thành Cổ Quảng Trị. Xung quanh Đài là 81 tờ lịch bằng đồng từ 28/6 đến 16/9/1972 khắc hoạ 81 ngày đêm bám trụ giành giật với địch từng căn nhà, góc phố, từng tấc đất thiêng liêng của Thành Cổ.
Đài chứng tích Sinh viên - Chiến sĩ hình tượng cuốn sách mở với phần Dương màu đỏ giành cho những người đang sống với 11 bức phù điêu mô tả quãng đời trở thành chiến sĩ Thành Cổ kể từ khi rời giảng đường Đại học đi chiến đấu đến ngày toàn thắng trở về tiếp tục đi học và là tấm gương sáng cho các thế hệ trẻ noi theo…phần Âm mầu đen để tôn vinh những Liệt sĩ Sinh viên - Chiến sĩ trong số hơn 14.000 chiến sĩ đã ngã xuống vì Thành Cổ '' Tại đây Thành Cổ Quảng Trị kiên cường bao chiến sĩ sinh viên Việt Nam đã anh dũng chiến đấu vì độc lập, tự do và thống nhất Tổ quốc, nhiều người trong số họ đã hy sinh oanh liệt. Các Anh sống mãi trong lòng đất nước, nhân dân và đồng đội thân yêu''.
Bảo tàng Thành Cổ với những hình ảnh và hiện vật của những tháng ngày ác liệt, tất cả sống động như mới ngày hôm qua. Lá thư của Huỳnh và những di vật của các Liệt sĩ được bầy trang trọng ở gian chính. Nhiều người hỏi tại sao lại có được những dự cảm thiêng liêng đó…Nói với họ như thế nào nhỉ ? Phải chăng trước những phút giây định mệnh của cuộc đời với những dòng chữ để lại như những dòng máu đỏ được rút ra từ trái tim mình.
 Thay mặt cho Sở, chị Ngọ đã trao tặng Bảo tàng món quà nhỏ chứa đựng những tấm lòng của anh chị em cơ quan với Thành Cổ. Rất ít người biết chị chính là con gái của ông Ba Kiên - vị chỉ huy Anh hùng của Trung đoàn 16 huyền thoại được hình tượng hoá trong tác phẩm ''Đất trắng'' của nhà văn Nguyễn Trọng Oánh - ông đã chiến đấu tại mặt trận Bình Trị Thiên trong những năm chống Pháp, là một trong những cán bộ chỉ huy của E101, F325 và đã ngã xuống tại vùng ven Sài Gòn năm 1970.
Trước đó, các anh Khư, Bảo trong Ban quản lý di tích danh thắng Quảng Trị đã cho biết NHCT VN vừa quyết định giúp đỡ Bảo tàng Thành Cổ một khoản kinh phí để nâng cấp, tu bổ và bổ sung hiện vật cho Bảo tàng, thật là một món quà quá lớn đối với mảnh đất còn nhiều khó khăn này.
(còn tiếp)
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Bảy, 2010, 12:00:44 pm gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #9 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2010, 11:49:11 pm »

Theo bác TTNL ở chân tháp canh ngã ba Đông Hà hồi đó không có pháo "Vua chiến trương", quả thực chi tiết này cần phải kiểm tra lại cho xác thực. Nếu không nhầm năm 1989 khi đi qua đây mình có dừng lại và ấn tượng ở chỗ ai đó đã lấy những đoạn xích sắt to ở cảng Đông Hà quây lấy đám chiến cụ ấy. Cách đây vài năm cùng Hùng côn có dịp làm việc với Giám đốc Sở GTVT QT thì được biết chính ông ta cho lệnh phá tháp canh đó vì theo nghị quyết của HDND tỉnh vì rất nhiều tai nạn xảy ra nơi tháp canh này vì khuất tầm nhìn, Giờ đây bên cạnh đường sắt còn một cái M48, một cái M41 và 1 xe ủi của công binh.
Rất mong được các bạn góp ý cho những trang ký ức được chuẩn xác hơn.

       Tôi nói là năm 72 và 73 thì không có vua chiến trường đặt ở lô cốt ngã ba Đông Hà. Có thể về sau họ kéo thêm đến thì không được rõ.
Logged

Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM