Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 17 Tháng Tư, 2024, 03:07:54 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ký ức một thời hoa lửa  (Đọc 388254 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
tralientay
Thành viên
*
Bài viết: 301


« Trả lời #250 vào lúc: 04 Tháng Chín, 2010, 02:25:44 am »

(Tôi đang viết thì bị trục trặc. Xin viết tiếp và gửi lại).


---
Các bác nói thế nào ấy chứ, mấy bác cựu trinh sát F308-Quảng trị 1972, kể rằng bộ binh ít khi hành quân qua Động Ông Do. Nếu có qua thì chỉ dám đi ban đêm, nếu có B52 sắp oanh tạc thì đài kỹ thuật đã báo trước rồi. Bọn B52 nó bay tận đẩu tận đâu tới, nên ta thường  biết trước để báo cho các đơn vị có phương án tránh(chứ không chống được).

 Khi B52 nó đánh, lính ta sẽ phải ngồi vào các hầm mà công binh họ đào sẵn, hoặc cứ ngồi dưới hố bom cũ ấy, khá an toàn, ngồi co như con tôm, 2 bàn tay đan vào nhau, chắp ra sau gáy, 2 bắp tay tỳ sát tai, 2 đầu gối ép sát ngực, tất nhiên mặt phải hướng xuống đất, sẽ hạn chế tối đa được sức ép khi bom nổ, trừ khi nó thả trúng mình thì bó tay. Ta biết trước B52 nó đánh, mà lại để các bác E165-F312(hình như là thần đồng Biên giới) hành quân qua, rồi hy sinh cả trung đoàn thì có mà Mỹ nó cười cho, họ tưởng quân mình giống như quân Chí nguyện TQ trong chiến tranh Triều tiên 1950-1953?  Em nghĩ hy sinh 1 tiểu đoàn đã thấy khiếp rồi.
---


Tôi muốn nêu thêm vài điều về B52.
Theo tôi hiểu trong chiến dịch Quảng Trị, phía Mỹ đảm nhiệm các phần trên không và pháo nặng (OV10, B52, pháo từ hạm đội 7, ...)

Trước khi B52 hay pháo từ hạm đội 7 đánh sang phía ta ... phía Mỹ thường gọi điện thông báo cho bên QLCH (thời gian và tọa độ). Đây là điện vô tuyến, nên dù có mã hóa các bộ phận trinh sát kỹ thuật của ta vẫn thường nhận và giải mã được.

Lý do tại sao phía Mỹ lại thông báo trước các tọa độ sẽ đánh, theo tôi là trong phối hợp tác chiến, rất nhiều bộ phận nên phải thông báo cho nhau biết để phối hợp, bên Mỹ cũng có thể không biết hết bên QLCH sẽ có bộ phận nào "địch hậu" ở chỗ nào, ...?

Tuy nhiên, không phải mọi trận B52 đều được thông báo hoặc thực hiện đúng kế hoạch (hoặc là kế hoạch giả để lừa trinh sát kỹ thuật của ta).

Quãng giữa tháng 10 đến giữa 11, tôi nhận lệnh lên phục vụ ở sở chỉ huy tiền phương của sư đoàn (nằm ở một vùng đồi giữa sở chỉ huy cơ bản và các đơn vị của sư đoàn đang ở phía trước). Mỗi ban của sư bộ (trinh sát, pháo binh, liên lạc, ...) chỉ có 1-2 người trong một hầm, ban trinh sát có một người và tôi là lính (a trưởng). Nhiệm vụ của tôi là hằng ngày nhận điện thoại của a12 báo các tọa độ sẽ bị đánh trong vòng một vài ngày tới (toàn tỉnh Quảng Trị), xác định đơn vị nào ở đấy (cấp trung đoàn và các đơn vị độc lập) và gọi điện thoại báo cho họ.

Vì vậy tôi biết không phải mọi trận B52 ta đều biết trước, và không phải mọi lần B52 đều đúng như ta biết.

Một hôm, sau khi nhận điện báo 10 giờ sáng hôm sau sẽ có B52 tọa độ XYZ. Xem đi xem lại bản đồ thì đúng XYZ là sở chỉ huy tiền phương của sư đoàn. Một số bộ phận sáng sớm hôm sau đi "sơ tán" khỏi khu vực, trong đó tôi nhớ có hầm ban pháo binh của đại úy Bích ở cạnh hầm tôi (ban trinh sát tôi không nhớ vì sao nhưng vẫn ở lại, hình như đấy là việc tùy chọn). Tuy nhiên sơ chỉ huy sư đoàn không bị B52 vào hôm đó, mà vào hôm sau và sát ngay bên cạnh. Một bộ phận đi lấy gạo về bịnh dính, chỗ sở chỉ huy chỉ bị rung rinh và đất đá bắn tới.

Khi bị B52 đánh thì rất bất ngờ và xảy ra và kết thúc rất nhanh, tất cả trong chớp nhoáng, sau khi chớp nhoằng nhoằng và bom nổ thì biết ngay mình còn sống (hoặc không biết gì nữa). Nghe tiếng nổ mà kịp ngồi co, hai tay chắp gáy, ... thì có lẽ là B52 đã đánh vào chỗ khác rất gần chỗ mình, hoặc vào chỗ mình mà không trúng mình.

Một điểm nhỏ nữa là nói chung lính ta không ngồi được trong các hầm công binh đào sẵn. Công binh chỉ đào hầm cho một số cấp chỉ huy, còn lính tráng thì phải tự đào hầm của mình.



Logged
tai_lienson
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1231


« Trả lời #251 vào lúc: 04 Tháng Chín, 2010, 10:38:37 am »

    LXT@ Hôm nào em gặp chị Oanh sẽ mách chuyện bác  viết chuyện riêng của chị ấy lên mạng , bác đừng có trách nghe .
 

Nếu bác gặp Oanh thì tôi rất mừng vì đó là những ký ức không thể nào quên. Mình cũng hơi tị với bạn mình vì vô duyên quá chẳng ai để mắt tới. Trâm nghe nói mở 1 hiệu ảnh ở Cửa Nam ở Vinh. Nếu có dịp nào gặp được những con người đó thì vui biết bao nhiêu.

Mình có mấy người bạn quê ở Đô Lương nhưng không ai biết hiệu ảnh Tháng Tám, hay là nó chỉ còn trong ký ức mà thôi.
Hỏi " Hiệu ảnh Tháng Tám "thì không ai biết đâu bác ạ , đó là" Hợp tác xã chụp ảnh Tháng Tám " có dăm bảy  xã viên .   chịTrâm và chị Oanh là 2 chị em ruột cùng hành nghề trong HTX. Chị Oanh bây giờ vẫn mở hiệu ảnh gần bưu điện Đô lương , cách nơi  các bác TTNL@,PQ@, VT@ Bao GT@ đậu xe 100m
Logged

Lính trung đoàn tình nguyện quân 866 - qua những miền tây - (một khẩu súng giữ đất trời ba nước, một dấu chân in khắp nẻo Đông Dương)
lixeta
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1531


« Trả lời #252 vào lúc: 04 Tháng Chín, 2010, 11:44:02 am »

Một điểm nhỏ nữa là nói chung lính ta không ngồi được trong các hầm công binh đào sẵn. Công binh chỉ đào hầm cho một số cấp chỉ huy, còn lính tráng thì phải tự đào hầm của mình.

Đấy là khi đã chuẩn bị vào CZ hoặc chuẩn bị một trận đánh cụ thể nào đó, CB sẽ chuẩn bị hầm cho CH và các cơ quan. Còn khi hành quân trên "đường tuyến"- đường cho các phương tiện cơ giới hành quân, như lính pháo, VT v.v... thì đúng là dọc theo đường có rất nhiều hầm do công binh làm sẵn, có thể là đầu tiên cho chính họ, còn sau đó các bộ phận đi đường sử dụng để tránh bom pháo.
Logged
tai_lienson
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1231


« Trả lời #253 vào lúc: 05 Tháng Chín, 2010, 09:01:52 am »

"...Khu vực ĐT42 chỉ cách Kim Liên có 1 cánh đồng, suốt ngày ngoài 2 bữa cơm chúng tôi ở lán còn thì lang thang bên bảo tàng quê Bác..." trích từ lexuantuong1972.

Khả năng là Rú Trác (Động Tranh) thuộc xã Nam Giang, Nam Đàn, Nghệ An bác Tường ạ. Từ đây sang khu di tích Kim Liên rất gần. Đội ĐT42 thuộc Cục Hậu Cần QK4. Còn nếu là Núi Chung thì lại ở ngay trong xã Kim Liên. Núi Chung thấp trông như quả đồi. Rú Trác thuộc dãy Đại Huệ thì cao hơn (100m so với mực nước biển).

Thế thì chắc đúng rồi bác Tường ạ. Bởi vì ngày xưa, làng Kim Liên (làng Sen) thuộc xã Nam Liên, sau này đổi tên thành xã Kim Liên. Núi Chung là nơi cậu Côông (tên hồi nhỏ dân làng gọi cụ Hồ) ngày xưa cùng lũ trẻ lên chơi thả diều. Núi đó hình chữ "Vương". Tương truyền có thầy địa lý người Tàu đi qua nhận thấy địa hình lạ, giữa lòng chảo Nam Đàn nổi lên một núi có 3 đỉnh hình chữ "Vương" thì phán rằng nơi đây sẽ sinh thánh. Các tên Nam Mỹ, Nam Khoa gì đó chắc là tên ngày xưa (thời 72). Quả núi giả đắp ở quảng trường HCM thành phố Vinh chính là mô phỏng núi Chung (nền phía sau bệ tượng Bác Hồ). Làng Kim Liên ở gần chân núi Chung (khoảng 1km). Nếu từ QL46 vào thì núi Chung cũng rất gần. Sau bao nhiêu lần nhập nhập tách tách địa giới thì tên làng xóm có thay đổi cũng là dễ hiểu. Em nhớ là vậy, vì có lần bác Nam cụt, thương binh chống Mỹ, trưởng phòng TT vốn đầu tư kho bạc Nghệ An dắt em vào thăm khu di tích Kim Liên, nói chuyện lại. Tuy nhiên, nếu nhìn địa thế để đặt đội ĐT thì em thấy núi Đại Huệ an toàn hơn. Chắc chắn nữa thì bác nhờ người (bác tai_lienson chẳng hạn) hỏi qua CHC QK4 về địa điểm đóng quân đội ĐT42 thời tháng 11-72 thì chắc cú.
[/quote]                Nơi DT 42 đóng thời bác Tường điều trị là  xã Nam Mỹ nay hình như là xã Nam lâm , Lán trại nằm trên mấy quả đồi thấp giáp Núi Chung . Núi Chung vẫn thuộc Nam liên .
 Khi bác hành quân qua Đô lương bị B 52 đó là qua  xã Đà sơn  gần thị trấn hoặc xã Giang sơn gần cột mốc số không đường HCM bây giờ , cả 2 nơi đều bị nó đánh vào gần sáng và trong mấy ngày liền, tụi trẻ con bọn em ngồi trong hầm bị lắc hất từ bên này sang bên kia khiếp đảm ,
Logged

Lính trung đoàn tình nguyện quân 866 - qua những miền tây - (một khẩu súng giữ đất trời ba nước, một dấu chân in khắp nẻo Đông Dương)
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #254 vào lúc: 06 Tháng Chín, 2010, 08:00:56 am »

"...Khu vực ĐT42 chỉ cách Kim Liên có 1 cánh đồng, suốt ngày ngoài 2 bữa cơm chúng tôi ở lán còn thì lang thang bên bảo tàng quê Bác..." trích từ lexuantuong1972.

Khả năng là Rú Trác (Động Tranh) thuộc xã Nam Giang, Nam Đàn, Nghệ An bác Tường ạ. Từ đây sang khu di tích Kim Liên rất gần. Đội ĐT42 thuộc Cục Hậu Cần QK4. Còn nếu là Núi Chung thì lại ở ngay trong xã Kim Liên. Núi Chung thấp trông như quả đồi. Rú Trác thuộc dãy Đại Huệ thì cao hơn (100m so với mực nước biển).

Thế thì chắc đúng rồi bác Tường ạ. Bởi vì ngày xưa, làng Kim Liên (làng Sen) thuộc xã Nam Liên, sau này đổi tên thành xã Kim Liên. Núi Chung là nơi cậu Côông (tên hồi nhỏ dân làng gọi cụ Hồ) ngày xưa cùng lũ trẻ lên chơi thả diều. Núi đó hình chữ "Vương". Tương truyền có thầy địa lý người Tàu đi qua nhận thấy địa hình lạ, giữa lòng chảo Nam Đàn nổi lên một núi có 3 đỉnh hình chữ "Vương" thì phán rằng nơi đây sẽ sinh thánh. Các tên Nam Mỹ, Nam Khoa gì đó chắc là tên ngày xưa (thời 72). Quả núi giả đắp ở quảng trường HCM thành phố Vinh chính là mô phỏng núi Chung (nền phía sau bệ tượng Bác Hồ). Làng Kim Liên ở gần chân núi Chung (khoảng 1km). Nếu từ QL46 vào thì núi Chung cũng rất gần. Sau bao nhiêu lần nhập nhập tách tách địa giới thì tên làng xóm có thay đổi cũng là dễ hiểu. Em nhớ là vậy, vì có lần bác Nam cụt, thương binh chống Mỹ, trưởng phòng TT vốn đầu tư kho bạc Nghệ An dắt em vào thăm khu di tích Kim Liên, nói chuyện lại. Tuy nhiên, nếu nhìn địa thế để đặt đội ĐT thì em thấy núi Đại Huệ an toàn hơn. Chắc chắn nữa thì bác nhờ người (bác tai_lienson chẳng hạn) hỏi qua CHC QK4 về địa điểm đóng quân đội ĐT42 thời tháng 11-72 thì chắc cú.
                Nơi DT 42 đóng thời bác Tường điều trị là  xã Nam Mỹ nay hình như là xã Nam lâm , Lán trại nằm trên mấy quả đồi thấp giáp Núi Chung . Núi Chung vẫn thuộc Nam liên .
 Khi bác hành quân qua Đô lương bị B 52 đó là qua  xã Đà sơn  gần thị trấn hoặc xã Giang sơn gần cột mốc số không đường HCM bây giờ , cả 2 nơi đều bị nó đánh vào gần sáng và trong mấy ngày liền, tụi trẻ con bọn em ngồi trong hầm bị lắc hất từ bên này sang bên kia khiếp đảm ,
[/quote]

Trên bản đồ chỉ có xã Nam Giang và Nam Lĩnh (Không có Nam Lâm) nhưng 2 xã này lại ở bên kia đường 46. Ngày ấy từ ĐT42 về Kim Liên không phải vượt đường 46.

Trâm, Oanh là 2 chị em ruột nhưng chỉ có Trâm mới là nhân viên của BT Kim Liên. Oanh hay đến ở với chị
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
tai_lienson
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1231


« Trả lời #255 vào lúc: 06 Tháng Chín, 2010, 09:05:22 am »

 Chắc chắn 1000% là DT 42 nằm bên cạnh Núi Chung mà  bác .Hồi chống Mỹ đường từ Vinh  qua Nam Đàn ,đến Truông Bồn  Đô lương , lên Tân Kỳ , Nghĩa đàn  gọi là đường 15 A. Bây giờ đường 15  tính từ thị trấn Nam đàn đến KM số không đường HCM tại Tân Kỳ . Đường từ Cửa Lò qua Vinh ,Nam đàn lên cửa khẩu Thanh Thủy ( Thanh Chương ) gọi là đường 46
Logged

Lính trung đoàn tình nguyện quân 866 - qua những miền tây - (một khẩu súng giữ đất trời ba nước, một dấu chân in khắp nẻo Đông Dương)
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #256 vào lúc: 06 Tháng Chín, 2010, 09:46:18 am »

NGƯỢC DÒNG KÝ ỨC
(tiếp theo)


Ở CT12B 2 ngày chúng tôi lại tiếp tục lên đường, từ đây chúng tôi gặp rất nhiều xe vào, tiếng ới ới hỏi thăm quê khi chúng tôi gặp những đoàn xe chở quân vào.

Rồi trong đêm tối xuất hiện những ngọn đèn le lói ở 2 bên đường, đó là những ngọn đèn dầu ở nhà dân không phải che chắn phòng không chứng tỏ chúng tôi ra đến Thanh Hóa là vùng Mỹ tạm ngừng ném bom đợt này. Những ánh đèn của sự sống đã làm tôi chộn rộn trong lòng khi khoảng cách về với thành phố thân yêu ngày càng ngắn lại.

Gần sáng chúng tôi đến CT12C, đây là một xóm nhỏ vùng đồi bán sơn địa Triệu Sơn. Tôi không nhớ là làng xã nào vì thời gian đã nhòa dần nhưng dấu ấn của tôi là ở đây trồng rất nhiều cọ. Khi chúng tôi tỉnh giấc sau 1 đêm hành quân đầy lo âu khi qua những trọng điểm mà cái chết luôn luôn rình rập, thấy anh chị chủ nhà đang dọn dẹp nhà cửa, chị chủ ra vườn hái những bông hoa trông giống những bông cúc nhỏ mầu vàng cắm vào lọ. Tôi ngạc nhiên trước không khí rất thanh bình của gia đình chủ nhà (chả nhẽ họ đón tiếp ta, vô lý, đêm nào chẳng có xe chở TB đến và đi) và hỏi:

- Hôm nay anh chị có việc à ?

- Ơ các chú quên hôm nay là ngày 20/11 à ! Vợ chồng tôi là giáo viên cả, dọn dẹp để chút nữa bà con sang chơi.


Ôi chao, thế mà mình chẳng nhớ chút nào! Nhà mình có tới 3 người làm nghề giáo cơ mà. Nghĩ đến đây tôi hỏi chị chủ ở quanh đây có chợ búa gì không ? Chỉ chỉ ra một vườn cọ cách nhà không xa, chợ làng đang họp ở đấy. Tôi kéo Hùng và 2 cậu nữa cùng nhà và bảo: “ Ra chợ xem có gì để ăn mừng ngày 20/11 vì chúng ta thằng nào cũng phải đi học...”

Người ta nói cái chợ là bộ mặt kinh tế của 1 vùng, quả thật đây là một vùng quê nghèo nên chợ búa gì chỉ lèo tèo vài con cá đang tuổi mẫu giáo, thịt lợn hầu như không có (có lẽ mặt hàng này là mặt hàng quản lý bán theo tem phiếu) mà chỉ có mấy mẹt thịt trâu xám ngoét, hoa quả chỉ thấy dăm nải chuối còi cọc...Cuối cùng chúng tôi thấy cuối chợ một hàng bún mắm tôm trông khá sạch sẽ ngon mắt. 4 thằng xụp xuống cứ thế dùng tay cầm những con bún chấm mắm tôm ăn rất ngon lành.

(còn tiếp)
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
GiangNH
Thành viên
*
Bài viết: 1146


« Trả lời #257 vào lúc: 06 Tháng Chín, 2010, 12:55:38 pm »

 Ngày ấy, có bác nào là sinh viên được bổ sung vào pháo F308 tại bờ Bắc sông Bến hải không, trong rừng cao su ấy? Khoảng 200 sinh viên HN-rất nhiều bác là sinh viên ĐHTH HN?

 Mấy bác cựu pháo 308 nói: Không biết bao nhiêu lần bị A37, F4, F5 nó nhào xuống trận địa, nhưng bom nó lại...phi xuống sườn núi, tôi đi thì quê nhà đang tý lủm vì đê sông Hồng vừa vỡ, còn tôi về tới nhà, sau đúng 48 giờ thì quê nhà lại mù mịt bom đạn B52 của 12 ngày đêm. Tôi "sáng mắt sáng lòng ra" vì Quảng trị 72 lắm rồi! Sư đoàn tôi có hàng ngàn người vĩnh viễn không trở về.
« Sửa lần cuối: 06 Tháng Chín, 2010, 01:16:59 pm gửi bởi GiangNH » Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #258 vào lúc: 07 Tháng Chín, 2010, 11:20:47 am »

NGƯỢC DONG KÝ ỨC
(tiếp theo)

Chiều tối chúng tôi lại tiếp tục lên xe dong duổi ra Bắc. Hai bên đường người xe đi lại khá đông. Hàng quán 2 bên đường chong đèn đón khách, một vài cửa hàng phố thị sáng rực ánh đèn măng sông. Không khí thật thanh bình, chẳng ai có thể ngờ được cách đấy không xa khi bước sang đất Nghệ lại là bom bom đạn mù trời.

      Chúng tôi tới trạm CT14A ở Gia Khánh (?). Gần chục anh em ngủ tại một gia đình có ngôi nhà ngói khá rộng rãi. Tâm trạng ngày mai về đến nhà khiến cả bọn náo nức chuyện trò cả đêm, hút thuốc vặt lại thêm trời về đêm đã bắt đầu lạnh nhiều nên không ngủ được. Đoàn chúng tôi sau khi rời CT12A ra đến Thanh Hóa lại ít di vì số anh em Thanh Hóa về Viện 111 hoặc về đoàn an dưỡng của tỉnh. Ở trạm này người ta cũng phân loại luôn: ai về Hà Nội, Hà Tây, Vính Phú, Hòa Bình, Bắc Thái…sẽ đi tiếp về CT14B ở Thường Tín, còn các tỉnh như Thái Bình, Hải Phòng, Hải Dương, Nam Hà và Ninh Bình …sẽ ở lại để về các địa phương. Cùng đi chúng tôi có 2 xe TB nặng nhưng hầu hết tới Thanh Hóa họ được chuyển về Viện 111. Chúng tôi được thông báo sáng hôm sau sẽ lê đường về CT14B (Thường Tín)

      Từ CT12A chúng tôi ra đường 1, không có gì để nói hết được niềm sung sướng khi về gần tới Hà Nội giữa ban ngày. Trời của ta, đất của ta mà bao nhiêu ngày tháng qua chúng ta đã phải lấy đêm làm ngày. Cảm giác này có lẽ chỉ có ở những đứa con từ miền đất lửa phương Nam vượt Trường Sơn để trở về Đất Mẹ.

      Qua Phủ Lý tan hoang, thấp thoáng những bóng người đang bới tìm trong đống gạch vụn để tìm kiếm những gì còn sót lại của ngôi nhà thân yêu của mình…

      CT12B đóng ở thôn Nhị Khê. Chúng tôi vào nghỉ tại 1 ngôi nhà cổ khá bề thế với đủ hoành phi câu đối, sập gụ tủ chè...chứng tỏ gốc gác gia thế của chủ nhà.  Lúc này trời còn sớm, tôi rủ Hùng về nhà sáng mai vào sớm nhưng Hùng không về nên tôi về cùng mấy cậu nữa ở nhà bên cạnh. Từ Nhị Khê ra đường 1 rất gần, đây chính là Quán Gánh. Lên xe bus về Hà Nội trong trạng thái lâng lâng khó tả. Tôi cảm giác tất cả mọi người trên xe đều nhìn mấy thằng chúng tôi. Có thể vào thời điểm này những chàng trai khoác trên mình bộ quần áo Tô Châu, thằng đội mũ cối, thằng đội mũ tai bèo hình như đều mang dáng dấp của người thân của họ. Một bà cụ chừng tuổi của Mẹ tôi hỏi nhỏ:
-   Các chú ở chiến trường nào ra vậy ?
-   Cháu ở Quảng Trị.
-   Trời đất ạ ! Ở Quảng Trị mà các chú cũng về được ư ? Tôi nghe nói bộ đội ta chết nhiều ở Quảng Trị lắm phải không chú ?
-   …Cũng có nhiều người như cháu chỉ bị thương thôi.
-   Cháu tôi đi đầu năm mà đến nay cũng chưa thấy tin tức gì !


Xe bus dừng ở hồ Thuyền Quang, tôi bước xuống xe mà cảm thấy chếnh choáng  phải vịn vào cây si trước cổng đảo Thanh Niên. Ôi đất Mẹ yêu dấu con đã trở về , nửa năm trước cũng tại nơi đây con đã rời xa người mà không bao giờ nghĩ có ngày hôm nay…

Tôi vừa đi vừa chạy, quãng đường từ hồ Thuyền Quang về nhà đâu có xa thế mà sao lâu thế ! Con đường Trần Bình Trọng dài hun hút tưởng như vô tận, rẽ ra Trần Hưng Đạo, kia rồi chiếc đồng hồ trên nóc nhà ga với những chữ số La-mã ngay ngắn cuốn hút tôi suốt từ thời còn đi học, một đoàn tầu điện cũng sơn mầu ngụy trang loang lổ đang lenh keng  chuyển bánh về Kim Liên, rồi Nhà hát Nhân dân - nơi gắn bó với tôi những trò chơi tinh nghịch thời nhỏ: đánh trận giả, mò mẫm thám hiểm những khu hầm đầy bí ẩn của nhà hát, rồi những buổi tập nghi thức đội,còn phải kể đến những đêm biểu diễn ở nhà hát mà chúng tôi không được vào vì không có vé, thế là trèo tường vòng ra đằng sau chui xuống sàn gỗ của khán đài rồi chui lên ở 1 chỗ nào đó…Qua phố Yết Kiêu, đến trước cổng nhà 95 tôi gặp Bà Tú - mẹ của Thiệp bạn thân tôi - bà kêu lên: “ Mày về rồi ư ! Ông ơi thằng Tường nó về rồi đây này…Mày về nhà ngay đi cho bà ấy mừng, để tao bảo thằng Thiệp tối sang chơi…”.

Ngõ Tức Mạc của tôi vẫn như trước khi tôi đi, đầu ngõ vẫn tổ phục vụ bán nước sôi và mấy hàng bán nước chè chén. Dẫy hầm phòng không chạy dọc ngõ vẫn là chỗ để cho người ta trút bầu tâm sự một khi bí bách. Trên đầu tôi vẫn tán sấu như xưa chỉ khác đã có nhiều lá vàng điểm xuyết, còn cây bàng trơ trụi những cành sần sùi chứa đựng những mầm xanh khi mùa xuân về. 

Cái ngõ 16 của tôi đây rồi, vẫn cái cổng ngõ mà ông nội tôi xây từ năm 1920 với những mảng đắp nổi hình lá đề, cành nguyệt quế, chữ Thọ…mang phong cách kiến trúc của những năm đầu thế kỷ sao hôm nay với tôi thân thương lạ. Cái tin tôi trở về sao mà đi nhanh thế, mấy người hàng xóm chạy ra: “ Chú Tường về thật kìa ! …Bà Châu ơi ra mà đón con…”. Bố tôi từ trong nhà chạy ra, như kim nén lại nỗi xúc động của người cha: “ Con vào nhà đi, mẹ đi làm sắp về …” . Tôi đứng giữa nhà ngắm nhìn mọi đồ đạc dường như tất cả đã lâu lắm rồi. Múc gầu nước giếng đổ ra cái chậu đồng từ thời bà nội còn sống, úp mặt vào làn nước trong mát đó mà cảm thấy khoan khoái vô cùng nhưng chợt nhói lên một cảm giác như khi chơi với trên dòng sông Thạch Hãn đang nổi sóng vì bom pháo của địch.

Có tiếng lao xao ngoài ngõ: “Bà ơi! Chú Tường về đấy”, tôi chạy ra đã thấy mẹ tôi đang lập cập dắt xe đạp vào, thấy tôi Bà đưa bàn tay sờ vào cánh mũi của tôi giọng nghẹn lại: “ Con tôi không mất mũi thật rồi, lạy trời lạy phật mẹ thấy thư gửi về nhà chữ của người khác lại nói là bị vào mũi, mẹ lo lắm mất mũi thì con gái đứa nào nó lấy…”.

Quây quần quanh mâm cơm ấm cúng, chỉ còn thiếu anh tôi bên trường chưa về, còn chị tôi chắc ngày mai bố tôi sẽ lên báo cho chị biết. Cả nhà đã biết tin tôi qua Thường, nó về đến Hà Nội trước tôi độ 10 ngày. Mẹ tôi có kể lại khi ở nơi cơ quan sơ tán, một hôm ông NKT (ngày ấy là Chủ nhiệm UBKHXH)  là thủ trưởng của mẹ tôi bảo: tôi được tin hôm qua bộ đội mình rút khỏi Thành cổ Quảng trị, hôm nay có xe về HN cô theo xe về đi nghe ngóng có tin tức gì của cháu nó không…Về đến HN, bà chạy đến mấy gia đình như nhà Hòa, nhà An…nhưng chẳng thấy tin tức gì. Rồi mấy người hàng xóm thì thầm nói rằng: đài địch đưa tin chúng đã chiếm được Thành cổ QT, trong những xác cộng quân để lại cùng với thẻ SV và Sổ học tập được xác định  là SV các trường ĐH như Bách Khoa, Xây dựng, Kinh tế…thuộc một Sư đoàn Sinh viên thiện chiến của Bắc Việt… Bà quay về nhà thẫn thờ nhớ đến con, lầm rầm cầu Trời khấn Phật cho con qua được cơn hoạn nạn. Đêm ấy bà không ngủ được, một lúc bà thiếp đi và thấy tôi máu me đầm đìa chìa tay về phía bà mà không nói câu nào, choàng tỉnh dậy bà nhìn đồng hồ lúc đó là  11 giờ đêm ngày 17/9/1972. Bà ghi vội vào cuốn lịch nhỏ: thấy Tường về . Nắm chặt tay mẹ tôi, tôi nói rằng chính khoảnh khắc đó tôi đã tưởng sẽ không qua được khi lội nước trên cánh đồng Gio Linh và chỉ nhớ tới Mẹ mà thôi. Phải chăng những người có máu mủ ruột rà lại có một mối liên hệ nào đó về tâm linh được gọi là thần giao cách càm chăng !!!

Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #259 vào lúc: 08 Tháng Chín, 2010, 08:10:40 am »

Chiều qua có cuộc gặp gỡ của các đ/c lãnh đạo huyện Triệu Phong, QT với một số CCB của e101/f325 tại Tòa soạn báo Nhân Dân. Chuyến công tác lần này của các đ/c Triệu Phong có một nội dung là triển khai dự án xây dựng Đài Chiến thắng Cửa Việt với một số cơ quan chức năng và các đơn vị có liên quan.

Qua câu chuyện xung quanh việc xây dựng tượng đài, ông Tổng biên tập, một cựu trinh sát của e đã nói về thủ trưởng Ngoan: trước khi nhắm mắt Cụ có để lại một số tiền, một phần giành cho những thằng lính của mình còn quá khó khăn, phần còn lại sẽ góp phần dựng 1 tấm bia tưởng niệm những anh em đã hy sinh tại Cửa Việt ngày 27/1/1973.

Biết được câu chuyện này tôi càng cảm nhận thêm tấm lòng nhân ái vô bờ bến của Người cha già của trung đoàn. Thủ trưởng ơi, ước nguyện của thủ trưởng sẽ trở thành hiện thực. Chúng tôi - những người lính của Ông - sẽ cố gắng hoàn thành tâm nguyện của thủ trưởng cũng như của tất cả những ai đã một thời để lại tuổi trẻ của mình cho mảnh đất nóng bỏng cát cháy này.
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Chín, 2010, 07:25:42 am gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM