Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 07:33:05 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tư duy quân sự Trung Quốc đương đại  (Đọc 64028 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
OldBuff
Moderator
*
Bài viết: 3053


Vì nhân dân quên mình


« Trả lời #20 vào lúc: 03 Tháng Chín, 2010, 12:39:47 pm »

LÝ LUẬN ĐẶNG TIỂU BÌNH VỀ CHIẾN TRANH VÀ HÒA BÌNH
Tác giả: Thượng tá Hồng Bảo Tú

….

Nền kinh tế thế giới đang phát triển theo khuynh hướng khu vực hoá, toàn cầu hoá và liên kết nhóm, tạo ra sự tương thuộc và hội nhập, đồng thời là một nhân tố quan trọng kiềm chế sự bùng phát chiến tranh thế giới. Kể từ sau Thế chiến thứ 2, các hoạt động kinh tế của thế giới ngày càng trở nên toàn cầu hoá. Chúng ta đã chứng kiến làn sóng phát triển các công ty đa quốc gia, các vụ sáp nhập quốc tế, các dạng liên doanh và sự quốc tế hoá đối tượng cổ đông. Hiện tại, thế giới có khoảng 37.000 công ty đa quốc gia với tổng sản lượng tương ứng với 40% tổng sản lượng toàn cầu. Khi đời sống kinh tế quốc tế ngày càng được quốc tế hoá hơn thì các đặc trưng của quá trình khu vực hoá và liên kết nhóm càng trở nên chủ đạo. Khi nền kinh tế thế giới trở nên hội nhập hơn thì nó sẽ tạo ra cục diện tương thuộc giữa các bên. Trong cục diện đó, nếu một bên phát động chiến tranh thì nó không chỉ tấn công phía bên kia mà còn gây hại tới lợi ích của chính nó.


Đặng Tiểu Bình phát biểu trước các phóng viên quân đội bên lề Hội nghị mở rộng của Quân uỷ trung ương Trung Quốc được tổ chức vào tháng 11/1989 (ảnh http://english.pladaily.com.cn)

Sự khủng khiếp của vũ khí hạt nhân cũng là một nhân tố quan trọng giúp kiềm chế bùng phát chiến tranh. Đặng Tiểu Bình từng nói “Cả Hoa Kỳ lẫn Liên Xô đều có rất nhiều loại vũ khí hạt nhân và thông thường. Mỗi bên đều có khả năng tiêu diệt lẫn nhau và do đó sẽ chẳng bên nào dám ra đòn trước”. Sau sự tan rã của Liên Xô, Hoa Kỳ và Nga đã nhanh chóng cắt giảm kho vũ khí hạt nhân. Các tổng thống của hai nước đã tuyên bố rằng họ không còn đặt phía kia làm mục tiêu cho các loại vũ khí hạt nhân chiến lược, cho dù cả hai nước này hiện chiếm tới 95% tổng số lượng vũ khí hạt nhân của toàn thế giới. Theo các hiệp định giải trừ quân bị đã ký kết, hai phía tiếp tục duy trì kho vũ khí có tổng lượng tới 20.000 đơn vị vũ khí hạt nhân. Vì thế, nối kinh hoàng hạt nhân vẫn là một nhân tố quan trọng giúp ngăn chặn sự bùng phát chiến tranh.

Khi tiến trình đa cực thế giới gia tăng tốc độ, các lực lượng yêu chuộng hoà bình sẽ áp đảo các thế lực hiếu chiến trong việc kiềm chế chiến tranh thế giới. Sự cáo chung của trật tự thế giới cũ sẽ thúc đẩy xu thế đa cực. Mặc dù Hoa Kỳ đã trở thành siêu cường duy nhất, nhưng nó lại thiếu sức mạnh kinh tế để chế ngự thế giới. Đức và Nhật Bản cũng đang gia tăng sức mạnh kinh tế và ảnh hưởng chính trị, nhưng sức mạnh quân sự của hai nước này vẫn tiếp tục bị nhiều nhân tố cả trong lẫn ngoài nước chế ước. Liên Xô đã tan rã nhưng nước Nga la tư vẫn còn là một cường quốc quân sự, nhất là kho vũ khí hạt nhân của nó không thể bị xem thường. Cho dù vẫn đang trong cục diện tương đối khó khăn, nhưng các nước thuộc Thế giới thứ ba vẫn là một lực lượng phải tính tới trong hoạt động chính trị quốc tế. Với sự ổn định chính trị và xã hội, cùng với chính sách đối ngoại độc lập yêu chuộng hoà bình, Trung Quốc đã trở thành một lực lượng quan trọng cho việc duy trì nền hoà bình và ổn định của thế giới. Tóm lại, sự tăng tốc của tiến trình đa cực thế giới đã tạo ra một cục diện quốc tế với nhiều lực lượng đang ngày càng đối trọng với nhau. Đó sẽ là một thuận lợi cho nền hoà bình thế giới.

Chiến tranh thế giới có thể tránh được, nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc sẽ không còn các cuộc chiến trên thế giới. Đặng Tiểu Bình tin rằng “Thế chiến có thể được trì hoãn, nhưng các biến cố và tình huống cục bộ là không thể dự đoán hết được”. Chiến tranh lạnh kết thúc đã đưa tới sự mất thăng bằng trong các lực lượng quốc tế. Các nhân tố gây bất ổn mới đang ngày càng gia tăng ở một vài khu vực đã kéo theo sự bùng phát của các cuộc xung đột vũ trang và chiến tranh cục bộ. Rất nhiều quốc gia đã chuyển nhiệm vụ trọng tâm của các lực lượng vũ trang nước mình sang đối phó với các nguy cơ khu vực và sẵn sàng đánh thắng các cuộc chiến tranh cục bộ.

….
Logged

Thượng tôn công lý - Chế áp cường quyền
OldBuff
Moderator
*
Bài viết: 3053


Vì nhân dân quên mình


« Trả lời #21 vào lúc: 03 Tháng Chín, 2010, 04:22:02 pm »

LÝ LUẬN ĐẶNG TIỂU BÌNH VỀ CHIẾN TRANH VÀ HÒA BÌNH
Tác giả: Thượng tá Hồng Bảo Tú

….

3. Chủ nghĩa bá quyền là cội nguồn của chiến tranh hiện đại

Quan điểm của Mác và Ăng-ghen cho rằng tư hữu và sự tồn tại giai cấp là cội nguồn của chiến tranh. Lê-nin nêu quan điểm “các cuộc chiến tranh hiện đại đều bắt nguồn từ chủ nghĩa đế quốc”. Dựa trên việc nghiên cứu cục diện quốc tế thời kỳ hậu Thế chiến, Đặng Tiểu Bình đã chỉ ra rằng “mưu đồ bá quyền là nguyên nhân của sự bất ổn trong thế giới hiện tại, …, và chiến tranh gắn liền với chủ nghĩa bá quyền”. Đặng đã giải thích học thuyết Mác về nguồn gốc chiến tranh và làm rõ căn nguyên của các cuộc chiến hiện đại.


Đặng Tiểu Bình cùng tổng thống Mỹ Jimmy Carter vẫy chào bên ban công Nhà Trắng nhân chuyến công du chính thức tới Mỹ của Đặng và phu nhân Trác Lâm diễn ra vào cuối tháng 1 đầu tháng 2/1979, nhằm chuẩn bị dư luận cho cuộc “Đối Việt Tự vệ phản kích chiến” khi “đàn em bảo không nghe thì phải đá đít” theo chủ thuyết phòng ngự tích cực đương thời (ảnh http://english.pladaily.com.cn)

Đặng Tiểu Bình từng nói “Hiện thế giới đang có cả chủ nghĩa bá quyền toàn cầu lẫn khu vực”. Từ sau Thế chiến II, chủ nghĩa bá quyền toàn cầu đã tạo ra một mối nguy cho nền hoà bình thế giới, trong khi chủ nghĩa bá quyền khu vực lại là một thành tố quan trọng gây ra các cuộc xung đột quân sự và chiến tranh cục bộ. Bám vào sức mạnh tương đối trong một khu vực địa lý cụ thể, một số nước đang theo đuổi chính sách bành trướng và liên tục gây bất ổn. Các nước này đã phát động các cuộc xung đột quân sự và chiến tranh cục bộ với các nước láng giềng. Đây chính là nguyên nhân chính dẫn tới các cuộc chiến hiện đại.

Vì chủ nghĩa bá quyền là nguy cơ chính đe doạ nền hoà bình thế giới, nên Trung Quốc phải phản kháng chủ nghĩa bá quyền nhằm bảo vệ nền hoà bình thế giới. Đặng Tiểu Bình đã phát biểu rằng: “Chính sách đối ngoại của Trung Quốc về cơ bản có thể tóm gọn trong hai câu. Một là Trung Quốc phản đối chủ nghĩa bá quyền và bảo vệ nền hoà bình thế giới. Hai là Trung Quốc luôn thuộc về Thế giới thứ ba”. Đặng còn nhấn mạnh “Bất cứ nước nào hành xử theo chủ nghĩa bá quyền thì đều bị Trung Quốc phản kháng, và bất cứ nước nào tiến hành chiến tranh xâm lược thì cũng đều bị Trung Quốc trừng trị”.

….     
Logged

Thượng tôn công lý - Chế áp cường quyền
OldBuff
Moderator
*
Bài viết: 3053


Vì nhân dân quên mình


« Trả lời #22 vào lúc: 03 Tháng Chín, 2010, 06:29:53 pm »

LÝ LUẬN ĐẶNG TIỂU BÌNH VỀ CHIẾN TRANH VÀ HÒA BÌNH
Tác giả: Thượng tá Hồng Bảo Tú

….

4. Phân tích mới về các lực lượng bảo vệ nền hoà bình thế giới

Lê-nin tin rằng giai cấp vô sản chính là chìa khoá cho nền hoà bình. Sta-lin lập luận rằng việc ngăn chặn chiến tranh thế giới và bảo vệ nền hoà bình thế giới về đại thể được dựa trên sự đoàn kết và sức mạnh của phe Xã hội chủ nghĩa. Căn cứ vào lý luận về ba thế giới của Mao Trạch Đông, đồng thời thích ứng với những biến đổi của cục diện quốc tế trong thập niên 1980, Đặng Tiểu Bình đã đưa ra đánh giá mới về các lực lượng bảo vệ nền hoà bình thế giới. Trước tiên, Thế giới thứ ba là nòng cốt của các lực lượng yêu chuộng hoà bình. Đặng cho rằng “Sự lớn mạnh của các lực lượng yêu chuộng hoà bình trên thế giới đã bỏ xa sự phát triển của các thế lực hiếu chiến. Lực lượng yêu chuộng hoà bình cấu thành chủ yếu từ các nước Thế giới thứ ba”. Dân số thuộc các nước Thế giới thứ ba chiếm tới ba phần tư tổng dân số thế giới. Các nước thuộc Thế giới thứ ba đã từng chịu nhiều đau khổ và thua thiệt lạc hậu do hành động xâm lược và chiếm đóng của nước ngoài gây ra. Vì thế các nước này mong muốn có một môi trường quốc tế hoà bình để giành mọi nỗ lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế trong nước


Đặng Tiểu Bình cùng thủ trưởng Bộ tư lệnh Hạm đội Bắc Hải tới thăm một phân đội tàu khu trục mang tên lửa trong tháng 8/1979 (ảnh http://english.pladaily.com.cn)

Thứ hai, Trung Quốc nằm trong khối các nước Thế giới thứ ba và là một lực lượng đáng kể cho việc bảo vệ nền hoà bình thế giới. Đặng Tiểu Bình phát biểu rằng “Trung Quốc sẽ mãi thuộc về Thế giới thứ ba… Là một nước đông dân nhất trong số các nước Thế giới thứ ba, Trung Quốc là một nhân tố quan trọng cho sự phát triển của các lực lượng yêu chuộng hoà bình trên thế giới”. Từ ngày thành lập nước Trung Hoa mới, Trung Quốc đã luôn đóng một vai trò quan trọng trong sự nghiệp phản chiến và duy trì hoà bình. Trong thập niên 1950, Trung Quốc đã ban hành 5 nguyên tắc cùng tồn tại hoà bình và chúng đã được các lực lượng yêu chuộng hoà bình trên thế giới đón nhận. Trong thập niên 1970, một tam giác quan hệ đã hình thành môi trường quốc tế đặc thù. Trung Quốc đã giữ vai trò kiềm chế mưu đồ bá quyền giữa Hoa Kỳ và Liên Xô. Với quá trình kiến thiết hiện đại hoá tiếp diễn, vị thế quốc tế của Trung Quốc sẽ ngày càng gia tăng.

Thứ ba, Thế giới thứ hai của các nước phát triển cũng là một lực lượng quan trọng kiềm chế chiến tranh. Trong một dịp tiếp khách nước ngoài, Đặng đã nói rằng “Châu Âu là một khu vực trọng yếu quyết định vấn đề chiến tranh và hoà bình. Cả Tây Âu và Đông Âu đều là các lực lượng bảo vệ hoà bình. Cả hai khối đều muốn phát triển. Và họ càng phát triển thì lực lượng yêu chuộng hoà bình sẽ càng lớn mạnh”. Đặng tiếp “Cả nhân dân Hoa Kỳ lẫn Liên Xô đều không ủng hộ chiến tranh. Thế giới này rộng lớn và phức tạp, nhưng nếu quan sát kỹ sẽ thấy chẳng có mấy người thực sự hiếu chiến. Mọi người đều muốn hoà bình và phản đối chiến tranh”.

Với cách đánh giá về các lực lượng yêu chuộng hoà bình vừa nêu, Đặng Tiểu Bình đã làm thay đổi hẳn cách thức chúng ta phân tích về cục diện quốc tế theo phương diện giai cấp, ý thức hệ hay chế độ xã hội. Đặng đã dạy người Trung Quốc rằng không chỉ có giai cấp vô sản và các nước xã hội chủ nghĩa mới là lực lượng yêu chuộng hoà bình, mà cần thấy các nước tư bản chủ nghĩa cũng có thể trở thành lực lượng yêu chuộng hoà bình, và không chỉ nhân dân các nước tư bản chủ nghĩa mới có thể trở thành lực lượng yêu chuộng hoà bình, mà cần thấy chính quyền ở các nước tư bản chủ nghĩa cũng có thể tham gia lực lượng yêu chuộng hoà bình trong một giai đoạn cụ thể nào đó.       

….
Logged

Thượng tôn công lý - Chế áp cường quyền
OldBuff
Moderator
*
Bài viết: 3053


Vì nhân dân quên mình


« Trả lời #23 vào lúc: 03 Tháng Chín, 2010, 07:27:59 pm »

LÝ LUẬN ĐẶNG TIỂU BÌNH VỀ CHIẾN TRANH VÀ HÒA BÌNH
Tác giả: Thượng tá Hồng Bảo Tú

….

5. Các phương thức mới nhằm giải quyết tranh chấp quốc tế

Trong quá khứ, những người theo chủ nghĩa Mác kinh điển đã nhấn mạnh rằng việc bảo vệ nền hoà bình thế giới cần được hoàn thành thông qua chiến tranh và cách mạng. Vậy Trung Quốc cần phải làm thế nào để vừa giải quyết các tranh chấp quốc tế mà vẫn bảo vệ nền hoà bình thế giới trong giai đoạn hoà bình và phát triển? Đặng Tiểu Bình đã phát biểu “Có rất nhiều dạng tranh chấp trên thế giới và Trung Quốc cần tìm ra giải pháp cho vấn đề này. Tôi đã suy nghĩ trong nhiều năm về việc làm cách nào để sử dụng các phương pháp hoà bình thay vì gây chiến nhằm giải quyết vấn đề… Trung Quốc chúng ta cần đứng trên lập trường hoà bình và hy vọng giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hoà bình”.


Đặng Tiểu Bình bắt tay các tướng lĩnh Quân Giải phóng về dự Hội nghị mở rộng của Quân uỷ trung ương Trung Quốc được tổ chức vào tháng 11/1989 (ảnh http://english.pladaily.com.cn)

Phù hợp với quan điểm trên, Đặng đã sáng tạo đưa ra ý tưởng mới vừa giúp bảo vệ nền hoà bình thế giới, vừa giúp giải quyết các tranh chấp quốc tế chủ yếu bằng biện pháp hoà bình như:

• Thi hành tâm thế hướng thượng. Khép lại quá khứ, hướng tới tương lai.

• Tìm kiếm quan điểm chung, trong khi vẫn bảo tồn sự khác biệt. Nguyên tắc này có thể được ứng dụng nhằm giải quyết các mâu thuẫn và xung đột đặc thù giữa các nước, đồng thời được xem là nguyên tắc chung để nhận biết và ứng phó với các mối quan hệ quốc tế trong giai đoạn hoà bình và phát triển của thế giới.

• Nhất quán với nguyên tắc “một quốc gia, hai chế độ”. Trung Quốc phải nhất quán với nguyên tắc “một quốc gia, hai chế độ” và khôi phục chủ quyền đối với Hồng Kông vào năm 1997 và Ma Cao vào năm 1999. Giải quyết thành công vấn đề Hồng Kông và Ma Cao sẽ là đóng góp lớn lao cho đại cục thống nhất tổ quốc, phục hưng dân tộc Trung Hoa, cũng như duy trì nền hoà bình tại Châu Á và trên thế giới. Điều này cũng đóng góp những kinh nghiệm mới trong việc giải quyết khúc mắc do lịch sử để lại giữa các nước.

• Liên quan tới các tranh chấp lãnh thổ trên thế giới, Trung Quốc có thể gác lại tranh chấp để hợp tác phát triển trước. Lấy các vụ việc Đảo Điếu Ngư (OB - đảo Senkaku đang tranh chấp với Nhật)  và Quần đảo Nam Sa (OB - Quần đảo Trường Sa đang tranh chấp với nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam) làm ví dụ. Trung Quốc có thể gác lại các tranh chấp về chủ quyền để cùng các bên khai phát. Khai phát chỉ đơn giản là việc khai thác các giếng dầu dưới thềm lục địa quanh các đảo này thông qua liên doanh hay hợp doanh để chia sẻ lợi ích. Vì thế mà các bên không cần phải cãi nhau hay không phải mất nhiều vòng đàm phán. Đó cũng chính là phương thức mới được Đặng Tiểu Bình đề xướng nhằm phát triển mối quan hệ láng giềng tốt và ổn định cục diện quốc tế.

• Đàm phán hoà bình. Đặng Tiểu Bình luôn cổ xuý cho việc giải quyết các tranh chấp quốc tế thông qua hội đàm song phương và đa phương. Mục tiêu của Trung Quốc là sự ổn định cục diện quốc tế và duy trì nền hoà bình thế giới.

././. 
Logged

Thượng tôn công lý - Chế áp cường quyền
OldBuff
Moderator
*
Bài viết: 3053


Vì nhân dân quên mình


« Trả lời #24 vào lúc: 04 Tháng Chín, 2010, 12:38:45 pm »

GIÁC ĐỘ CỦA ĐẶNG TIỂU BÌNH VỀ LỢI ÍCH QUỐC GIA
Tác giả: Thượng tá Hồng Bân

-...-

Quan điểm về lợi ích quốc gia là những quan điểm về các vấn đề cốt lõi liên quan tới sự tồn vong của dân tộc và các đòi hỏi phát triển. Quan điểm của Đặng Tiểu Bình về lợi ích quốc gia tạo thành nền tảng cốt yếu cho các quyết sách và hoạt động điều hành công việc nhà nước của Đặng Tiểu Bình. Nắm được quan điểm của Đặng Tiểu Bình đối với vấn đề lợi ích quốc gia sẽ là xuất phát điểm để hiểu được lô dích tư duy chiến lược và các quyết sách chiến lược của ông.

1. Lợi ích quốc gia là các lợi ích chung của toàn thể nhân dân Trung Quốc
2. Lợi ích quốc gia như một tiêu chí tối thượng
3. Lợi ích quốc gia dưới nhãn quan toàn cầu
4. Chủ quyền và an ninh cần đặt lên hàng đầu
5. Lợi ích dài hạn của đât nước
6. Sự ổn định là ưu tiên cao nhất



Tranh cổ động đấu tố bè lũ tư sản Đặng Tiểu Bình và Lưu Thiếu Kỳ trong Đại Cách mạng văn hoá (ảnh http://www.iisg.nl)
....
Logged

Thượng tôn công lý - Chế áp cường quyền
OldBuff
Moderator
*
Bài viết: 3053


Vì nhân dân quên mình


« Trả lời #25 vào lúc: 08 Tháng Chín, 2010, 02:28:23 pm »

GIÁC ĐỘ CỦA ĐẶNG TIỂU BÌNH VỀ LỢI ÍCH QUỐC GIA
Tác giả: Thượng tá Hồng Bân

….

1. Lợi ích quốc gia là các lợi ích chung của toàn thể nhân dân Trung Quốc

Lợi ích quốc gia có mối liên hệ chặt chẽ với các nhu cầu của nhà nước, của các giai cấp, dân tộc và nhóm xã hội khác. Các nhóm xã hội khác nhau có các giá trị và nhu cầu khác nhau nên quan điểm của họ về vấn đề lợi ích quốc gia là không giống nhau.

Cứ hễ có dịp nói về các chủ đề liên quan tới lợi ích quốc gia như chủ quyền, thống nhất và phát triển đất nước, Đặng Tiểu Bình lại gắn liền chúng với các nhu cầu, tâm tư và nguyện vọng của nhân dân Trung Quốc. Tháng 9/1982, nhân toạ đàm với thủ tướng Anh quốc Thatcher về vấn đề Hồng Kông, Đặng Tiểu Bình đã nói “Nếu Trung Quốc không thu hồi Hồng Kông trong năm 1997, tức là sau 48 năm kể từ ngày lập nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, thì sẽ không một nhà lãnh đạo Trung Quốc nào có thể giải thích được cho nhân dân của mình về điều này. Nhân dân sẽ mất niềm tin vào chúng tôi”. Khi hội đàm với phái đoàn Ấn Độ về vấn đề biên giới Trung-Ấn, Đặng Tiểu Bình đã nói “Đây là một vấn đề do lịch sử để lại. Các ngài có tâm tư tình cảm của nhân dân các ngài, chúng tôi cũng vậy. Cả hai phía chỉ có thể thuyết phục nhân dân mình bằng một giải pháp tổng thể”. Khi bàn về việc thống nhất đại lục và Đài Loan, Đặng đã nói Trung Quốc cần thực hiện phương châm “một quốc gia, hai chế độ. … Chỉ có làm vậy chúng ta mới thuyết phục được nhân dân”. Khi trao đổi về các chính sách bảo vệ lợi ích quốc gia, Đặng nói: “Tôi muốn nói với mọi người hôm nay rằng chính sách của chúng ta sẽ là bất biến. Không người nào được phép thay đổi các chính sách này vì chúng là đúng đắn, hiệu nghiệm và được nhân dân ủng hộ. Vì dân đã ủng hộ nên ai dám thay đổi những chính sách này tức là chống lại nhân dân”. Những trích ý vừa nêu cho thấy vấn đề lợi ích quốc gia trong các phát ngôn của Đặng Tiểu Bình là nhất quán với tâm tư và nguyện vọng của quảng đại quần chúng nhân dân. Lợi ích quốc gia là các lợi ích chung của toàn thể nhân dân Trung Quốc. Bản chất của lợi ích quốc gia là ở mối liên hệ của nó đối với nhân dân.


Đặng Tiểu Bình rước phu nhân thứ ba Trác Lâm từ Diên An về căn cứ địa phía nam dãy Thái Hàng của Sư đoàn 129 Bát lộ quân tháng 9/1939 (ảnh http://news.xinhuanet.com)

Bản chất của lợi ích quốc gia Trung Quốc có thể được hiểu theo các khía cạnh sau:

• Bản chất của lợi ích quốc gia Trung Quốc do bản chất chế độ xã hội chủ nghĩa của Trung Quốc xác định. Ở các nước theo chế độ xã hội chủ nghĩa, quảng đại quần chúng nhân dân, bao gồm tất cả các dân tộc và tầng lớp xã hội, chính là chủ nhân ông của đất nước.

• Các thành tố cơ bản trong lợi ích quốc gia Trung Quốc chính là những điều mà nhân dân Trung Quốc mong muốn và quan tâm nhất. Đặng Tiểu Bình chú trọng: “đời sống của nhân dân nước ta đã thực sự được nâng cao. Nước ta đã trở nên thịnh vượng hơn. Vị thế quốc tế của chúng ta đang ngày càng tăng. Đó mới là những điều chính yếu”. Đấy chính là những thành tố cơ bản của lợi ích quốc gia Trung Quốc. Lợi ích quốc gia sống còn có mối liên hệ tới việc nâng cao mức sống của nhân dân. Sự thịnh vượng của đất nước là phù hợp với lợi ích phát triển đất nước. Sự gia tăng vị thế quốc tế đem tới lợi ích mà đất nước có được trong các mối quan hệ quốc tế và các cơ chế quốc tế.

• Giá trị lợi ích quốc gia Trung Quốc luôn xoay quanh nguyện vọng và đòi hỏi của nhân dân. Mỗi nước đều có nhiều nhóm xã hội khác nhau với những lợi ích nhóm có cả tương đồng lẫn dị biệt. Khi ban hành những quyết sách quan trọng liên quan tới vấn đề lợi ích quốc gia, chúng ta phải luôn tuân thủ những nguyện vọng chung và đòi hỏi cấp thiết của nhân dân. Đặng Tiểu Bình luôn nhắc các cấp lãnh đạo Trung Quốc phải tự vấn rằng “Nhân dân trông đợi điều gì… Liệu dân có thuận với điều này không…Liệu chính quyền có thuyết phục được dân về việc này không”. Chính quyền phải luôn cân nhắc nguyện vọng của nhân dân để ra các quyết định phù hợp. Chỉ có như vậy thì lợi ích quốc gia mới luôn nhất quán với lợi ích chung của nhân dân.

….
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Chín, 2010, 02:35:44 pm gửi bởi OldBuff » Logged

Thượng tôn công lý - Chế áp cường quyền
OldBuff
Moderator
*
Bài viết: 3053


Vì nhân dân quên mình


« Trả lời #26 vào lúc: 22 Tháng Chín, 2010, 01:40:57 pm »

GIÁC ĐỘ CỦA ĐẶNG TIỂU BÌNH VỀ LỢI ÍCH QUỐC GIA
Tác giả: Thượng tá Hồng Bân

….

2. Lợi ích quốc gia như một tiêu chí tối thượng

Trong một buổi tiếp kiến tổng thống Mỹ Nixon, Đặng Tiểu Bình đã nói: “Khi xem xét mối quan hệ giữa các nước, chúng ta cần tiến hành việc này trên cơ sở các lợi ích quốc gia chiến lược của chúng ta… Chúng ta không nên cao giọng kể lể về những nỗi bất bình trong quá khứ, cũng như về sự khác biệt ý thức hệ và chế độ xã hội. Thay vào đó, chúng ta nên lấy các lợi ích quốc gia của chúng ta làm tiêu chí tối thượng khi đàm phán hay giải quyết vấn đề”. Đặng đã dùng từ “tiêu chí tối thượng” trong buổi tiếp kiến và nêu rõ tầm quan trọng đặc biệt mà lợi ích quốc gia chiếm giữ trong việc hoạch định chính sách chiến lược liên quan tới hoạt động đối ngoại:
 
• Lợi ích quốc gia phản ảnh một cách cơ bản các đòi hỏi chung của toàn thể nhân dân và liên quan tới những vấn đề trọng yếu mà nhân dân quan tâm. Chúng là những vấn đề hàm chứa các nội dung quan trọng về an ninh, thịnh vượng và danh dự của toàn thể đất nước.

• Các lợi ích quốc gia của Trung Quốc là những lợi ích chung của toàn thể nhân dân Trung Quốc. Lợi ích quốc gia của Trung Quốc bao hàm và quan trọng hơn lợi ích của các giai cấp, các dân tộc và các nhóm xã hội.

• Khi xử lý mối quan hệ với các nước, sự khác biệt chế độ xã hội và ý thức hệ cần phải được ràng buộc bởi lợi ích quốc gia. Trung Quốc cần duy trì mối giao hảo hữu nghị với các nước khác mà không câu nệ vào ý thức hệ và chế độ xã hội của họ. Mặt khác, Trung Quốc cần giữ vững việc xem các lợi ích quốc gia như một tiêu chí tối thượng khi xử lý mối quan hệ với các nước và trong mọi trường hợp cũng không được phép hi sinh lợi ích quốc gia.

• “Là một nước lớn, Trung Quốc phải có chuẩn mực và quy tắc riêng cần được tuân thủ”. Trung Quốc phải dựa vào chính mình để bảo vệ các lợi ích quốc gia của mình và không bao giờ được dựa dẫm vào các liên minh hay một nước khác để mưu cầu lợi ích quốc gia của chính mình. Do lợi ích quốc gia là tiêu chí tối thượng trong việc xử lý các mối quan hệ đối ngoại, Trung Quốc nên làm những gì được cho là phù hợp với lợi ích của mình chứ không lệ thuộc vào ý muốn của kẻ khác.


Tổng thống Mỹ Richard Nixon trong chuyến thăm Trung Quốc tháng 2/1972. Người đi bên phải Nixon là thủ tướng Chu Ân Lai (ảnh http://news.xinhuanet.com)

....
Logged

Thượng tôn công lý - Chế áp cường quyền
OldBuff
Moderator
*
Bài viết: 3053


Vì nhân dân quên mình


« Trả lời #27 vào lúc: 23 Tháng Chín, 2010, 01:43:09 pm »

GIÁC ĐỘ CỦA ĐẶNG TIỂU BÌNH VỀ LỢI ÍCH QUỐC GIA
Tác giả: Thượng tá Hồng Bân

….

Lợi ích quốc gia là tiêu chí để Trung Quốc thiết lập các mục tiêu chiến lược là tiến hành công cuộc phát triển đất nước và bảo vệ lợi ích quốc gia. Trung Quốc mong muốn có một nền kinh tế thịnh vượng, một tiềm lực tổng thể của đất nước mạnh hơn và một vị thế quốc tế cao hơn. Trung Quốc cần quan tâm hơn nữa tới các lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự và ngoại giao nhằm thúc đẩy lợi ích quốc gia. Lợi ích quốc gia là tiêu chí để Trung Quốc xác định mối quan hệ với các nước. Là một đất nước yêu chuộng hoà bình, Trung Quốc mong muốn xây dựng mối quan hệ hữu nghị với tất cả các nước trên thế giới dựa trên năm nguyên tắc cùng tồn tại hoà bình. Nhưng cũng vì thế mà không cho phép bất cứ nước nào xâm phạm lợi ích của Trung Quốc hay “cho rằng Trung Quốc sẽ ngậm bồ hòn làm ngọt” trong trường hợp lợi ích bị xâm hại. Lợi ích quốc gia cũng đồng thời là tiêu chí để Trung Quốc đánh giá tính đúng sai của các quyết sách. Trong quan hệ quốc tế, các nước thường đánh giá đúng sai của các quyết sách trên cơ sở lợi ích quốc gia của họ. Đặng đã chỉ ra rằng: “Dân tộc Trung Hoa có niềm tự hào và lòng tự tôn dân tộc của riêng mình. Thể hiện tình yêu tổ quốc và cống hiến hết sức mình cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội là niềm vinh dự lớn của người dân Trung Quốc. Ngược lại, chứng kiến lợi ích, sự tự tôn và danh dự của đất nước xã hội chủ nghĩa của họ bị xâm hại là một sự sỉ nhục”. Để đánh giá đúng sai trong các quyết sách đối nội, đối ngoại thì việc cần làm trước tiên là xem liệu quyết sách đó có gây hại tới lợi ích quốc gia hay không. Ví dụ khi nhận xét về tính hợp lý trong chính sách đối với Hồng Kông của Trung Quốc, Đặng nói: “Duy trì sự thịnh vượng và ổn định ở Hồng Kông là phù hợp với lợi ích sống còn của Trung Quốc”. Khi nhận xét về vấn đề tái thống nhất đất nước, Đặng nói rằng với tính cách một đặc khu hành chính, Đài Loan sẽ được hưởng các quy chế đặc thù “nhưng nhất quyết không được xâm hại tới các lợi ích của đất nước thống nhất”.

Bảo vệ các lợi ích của Đất nước cũng là bảo vệ các lợi ích của Dân tộc. Đặng đặc biệt chú trọng tới sự tương đồng giữa bảo vệ các lợi ích của đất nước với bảo vệ các lợi ích của dân tộc Trung Hoa. Khi nói về các vấn đề liên quan tới lợi ích quốc gia, Đặng thường đề cập tới “toàn thể dân tộc Trung Hoa” hay “các hậu duệ của dân tộc Trung Hoa”. Sự dụng chữ “dân tộc”, Đặng không đơn thuần nói tới người thuộc tộc Hán hay các tộc thiểu số khác, mà muốn nói tới toàn thể dân tộc Trung Hoa bao hàm tất cả các tộc người anh em. Dân tộc là thành tố chính đại diện cho lợi ích của toàn thể nhân dân và có cùng nghĩa với chữ “đất nước”. Đặng Tiểu Bình thường sử dụng các thuật ngữ “dân tộc Trung Hoa” và “đất nước” thay thế lẫn nhau. Đặng liên hệ lòng yêu nước với việc bảo vệ lợi ích quốc gia, đồng thời xem bất kỳ hành vi nào đặt lợi ích quốc gia lên trên hết là việc làm yêu nước hướng tới bảo vệ lợi ích quốc gia.


Đặng Tiểu Bình cùng sóng bước với người thầy và người đồng chí Chu Ân Lai (đi bên phải) trong năm 1963 (ảnh http://www.knowledgerush.com)

Dân tộc Trung Hoa là một dân tộc lớn nhất trên thế giới và chiếm tới một phần năm dân số toàn cầu. Nhân dân Trung Quốc dùng chung ngôn ngữ và văn hoá, đồng thời có phong thái đặc trưng mang mối liên hệ với đất nước. Đặng đã nói rằng Trung Quốc cần phải phấn đấu cho sự nghiệp đại đoàn kết của toàn thể dân tộc Trung Hoa. Người Trung Quốc bất kỳ, không phân biệt trang phục hay chức vị, cần phải có niềm tự hào dân tộc. Đặng nhiều lần phát biểu rằng con đường Trung Quốc đang hướng tới là con đường phục hưng dân tộc. Bảo vệ lợi ích quốc gia theo chủ trương của Đảng cộng sản Trung Quốc là bảo vệ lợi ích của toàn thể dân tộc Trung Hoa. Toàn thể nhân dân Trung Quốc cần đoàn kết dưới ngọn cờ lợi ích quốc gia. Sự đoàn kết của nhân dân Trung Hoa cũng đồng nghĩa với sự đoàn kết của một phần năm dân số thế giới và đó là một nguồn lực khổng lồ. Sự đoàn kết của dân tộc Trung Hoa bản thân nó đã phản ảnh lợi ích quốc gia của đất nước.

Việc tái thống nhất Trung Quốc thể hiện cả lợi ích của đất nước lẫn lợi ích của nhân dân Trung Quốc. Như Đặng Tiểu Bình từng nói: “thực hiện sự nghiệp tái thống nhất đất nước là ước vọng của toàn thể dân tộc. Nếu chúng ta không làm được điều này trong 100 năm thì phải làm bằng được trong 1000 năm”. Đây là một nỗi niềm dai dẳng nhức nhối tâm can Đặng Tiểu Bình khi hoạch định kế sách cho các vấn đề tái thống nhất Hồng Kông và Đài Loan. Kết cục, Đặng đã đưa ra quan điểm kiệt xuất về “một quốc gia, hai chế độ” dựa trên thực tế là cả Đại Lục, Hồng Kông, Đài Loan và cộng đồng Hoa Kiều hải ngoại đều nhận mình thuộc về đất nước và dân tộc Trung Hoa.

Những lời diễn giải của Đặng Tiểu Bình về sự tương đồng trong việc bảo vệ các lợi ích của đất nước với bảo vệ các lợi ích của dân tộc Trung Hoa luôn đặt trọng tâm trên tinh thần đoàn kết dân tộc, bảo vệ chủ quyền và tái thống nhất, cũng như các mục tiêu thúc đẩy sự thịnh vượng của đất nước. Mục đích của Đặng là gìn giữ các lợi ích cơ bản của đất nước, đồng thời là vì nền hoà bình và tiến bộ trên thế giới. Tinh thần đoàn kết dân tộc vừa nêu là hoàn toàn đúng đắn và khác biệt cơ bản với “chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi”.

….         
Logged

Thượng tôn công lý - Chế áp cường quyền
OldBuff
Moderator
*
Bài viết: 3053


Vì nhân dân quên mình


« Trả lời #28 vào lúc: 24 Tháng Chín, 2010, 03:11:28 pm »

GIÁC ĐỘ CỦA ĐẶNG TIỂU BÌNH VỀ LỢI ÍCH QUỐC GIA
Tác giả: Thượng tá Hồng Bân

….

3. Lợi ích quốc gia dưới nhãn quan toàn cầu

Khi xử lý các vấn đề liên quan tới lợi ích của các nước khác hay trong mối quan hệ bang giao, Đặng Tiểu Bình thường cân nhắc cả lợi ích quốc gia của Trung Quốc lẫn lợi ích quốc gia của các nước liên quan. Khi phát biểu về mối quan hệ Trung-Mỹ, Đặng đã nói với đặc sứ Mỹ Scowcroft rằng: “Để chung sống được với nhau thì chúng ta phải tôn trọng nhau và thể hiện sự quan tâm tới đối tác. Chỉ như thế chúng ta mới giải quyết được các bất đồng. Sẽ là không thích hợp nếu chỉ biết mỗi mình mình. Khi cả hai phía biết tự kiềm chế thì chúng ta có thể đi tới các giải pháp tốt đẹp và chấp nhận được”. Đặng cũng nhắc nhở người dân trong nước: “Đứng từ giác độ toàn cầu thì sự phát triển của Trung Quốc là có lợi cho nền hoà bình và sự nghiệp phát triển kinh tế trên thế giới”. Đặng Tiểu Bình đã nêu ra một nguyên lý quan trọng và cách tiếp cận mới trong việc bảo tồn lợi ích quốc gia. Điều đó có nghĩa là Trung Quốc cần mở rộng tầm nhìn hướng ngoại và cân nhắc các vấn đề liên quan tới lợi ích quốc gia trong mối liên hệ với các nước hữu quan và với quan điểm toàn cầu. Đây là một trong số các tư duy chiến lược trọng yếu của Trung Quốc trong việc gìn giữ lợi ích quốc gia.


Đặng Tiểu Bình phát biểu trước Đại hội đồng Liên hiệp quốc tháng 4/1974 (ảnh http://www.geschichteinchronologie.ch)

Trong các mối quan hệ quốc tế, lợi ích quốc gia của các nước hiển nhiên có mối liên hệ tương thuộc. Sự thay đổi lợi ích quốc gia của nước này có thể tác động tới lợi ích quốc gia của các nước khác. Khi xử lý mối quan hệ bang giao, Trung Quốc cần theo đuổi nguyên tắc dung hoà hoá các lợi ích chung của nhân loại với các lợi ích quốc gia của đất nước. Điều đó có nghĩa là dựa trên tiền đề bảo vệ các lợi ích cơ bản của đất nước, Trung Quốc cần hội nhập các lợi ích quốc gia của riêng mình vào các lợi ích chung của nhân loại cũng như với các lợi ích quốc gia của các nước đối tác. Trung Quốc hoàn toàn thừa nhận rằng lợi ích quốc gia của mình và lợi ích chung của nhân loại là tương đồng, đồng thời tích cực tìm kiếm các phương thức mới để giải quyết các tranh chấp nhằm mục tiêu cùng tồn tại hoà bình với tất cả các nước trên thế giới.

Đặng Tiểu Bình từng nói với một số người bạn Mỹ rằng: “Trung Quốc có tầm quan trọng đặc biệt trên thế giới và là rường bệ đối với sự ổn định và an ninh của cục diện quốc tế. Nếu có lục đục ở đất Trung Quốc thì mọi thứ sẽ rắc rối to và nó chắc chắn sẽ tác động tới thế giới. Điều đó thực chẳng may mắn gì cho Trung Quốc cũng như cho nước Mỹ”. Đặng thường xuyên nhắn nhủ nguyên thủ các nước rằng Trung Quốc có lợi thế là một thị trường rộng lớn “đang trông chờ thương nhân quốc tế tới bàn cách hợp tác dựa trên viễn cảnh toàn cầu. Lịch sử sẽ cho thấy người nào tới giúp Trung Quốc sẽ được nhận lại từ Trung Quốc nhiều hơn những thứ họ đã bỏ ra”. Điều đó không chỉ có ích cho sự nghiệp kiến thiết và phát triển của Trung Quốc, mà còn đem lại tác dụng sâu đậm tới việc thúc đẩy hoà bình và phát triển trên thế giới.   
….
Logged

Thượng tôn công lý - Chế áp cường quyền
OldBuff
Moderator
*
Bài viết: 3053


Vì nhân dân quên mình


« Trả lời #29 vào lúc: 25 Tháng Chín, 2010, 12:49:06 pm »

GIÁC ĐỘ CỦA ĐẶNG TIỂU BÌNH VỀ LỢI ÍCH QUỐC GIA
Tác giả: Thượng tá Hồng Bân

….

4. Chủ quyền và an ninh được đặt lên hàng đầu

Các lợi ích quốc gia được phản ảnh trên các lĩnh vực như chủ quyền quốc gia, an ninh, phát triển kinh tế và vị thế quốc tế theo thứ tự ưu tiên.

Như Đặng Tiểu Bình từng chỉ rõ: “Chủ quyền và an ninh của đất nước phải luôn được đặt lên hàng đầu”. Chủ quyền hành xử độc lập là biểu trưng cốt lõi của một nước với tính cách một thực thể độc lập trong các mối quan hệ quốc tế, trong khi an ninh là tiền đề cho sự tồn vong và phát triển của một nước. Bởi vậy, chủ quyền và an ninh phải được đặt lên trên hết thảy các lợi ích quốc gia khác. Bình luận vừa nêu cho thấy vấn đề chủ quyền và an ninh quốc gia chiếm vị trí thượng tôn trong thang bậc các lợi ích quốc gia của Trung Quốc, đồng thời chỉ ra lập trường cương quyết và thái độ rõ ràng mà Trung Quốc thi triển trong quá trình bảo vệ các lợi ích này.


Đặng Tiểu Bình trong buổi hội đàm với thủ tướng Anh quốc Margaret Thatcher để thông qua Tuyên bố chung Trung-Anh ngày 19/12/1984 về quy chế “đặc khu hành chính” Hồng Kông (ảnh http://www.womenofchina.cn)

Quan điểm về lợi ích quốc gia của Đặng Tiểu Bình là chú trọng tới tầm quan trọng của chủ quyền và an ninh quốc gia, đồng thời có tính phù hợp thực tiễn cao. Trước tiên, vấn đề chủ quyền và an ninh quốc gia không dành chỗ cho sự nhu nhược. Khi bàn về việc giao trả Hồng Kông cho Đại Lục, Đặng Tiểu Bình đã nói với bà Thatcher rằng: “Về vấn đề chủ quyền, Trung Quốc đã không còn chỗ để lùi. Nói thẳng với bà rằng vấn đề chủ quyền không phải là thứ có thể đem ra ngã giá”. Điều này minh chứng rằng Trung Quốc không bao giờ đánh đổi chủ quyền và an ninh quốc gia trong bất kỳ hoàn cảnh và thời điểm nào. Thứ hai, bác bỏ luận điệu cho rằng “tư tưởng chủ quyền đã lạc hậu” và kiên quyết bảo vệ chủ quyền an ninh quốc gia. Hiện nay, một số kẻ ở phương Tây đang tung ra các luận điệu xuyên tạc rằng “nội chiến không phải là công việc nội bộ”, và rằng “nhân quyền đứng trên chủ quyền”, v.v. Đặng Tiểu Bình đã bác bỏ những luận điệu này.

Một số nước bề ngoài viện cớ nhân quyền và tìm cách rêu rao rằng hệ thống xã hội chủ nghĩa là không hợp lý và không chính danh. Thế nhưng thực chất, họ lại đang tìm cách xâm phạm chủ quyền quốc gia của Trung Quốc. Những nước đang dùng chiêu bài cường quyền chính trị kiểu này thực không đáng mặt nói về nhân quyền. Chính họ đang tàn hại quyền con người trên khắp thế giới! Khởi nguồn từ cuộc Chiến tranh Nha phiến xâm lược Trung Quốc, họ đã tận diệt nhiều quyền con người ở Trung Quốc! Nhân dân Trung Quốc sẽ không bao giờ chấp nhận bất kỳ hành động nào phạm vào các quy tắc chế định các mối quan hệ quốc tế, cũng như không khuất phục trước bất kỳ áp lực nào. Trung Quốc không bao giờ cho phép người ngoài can dự vào công việc nội trị của mình.

….
Logged

Thượng tôn công lý - Chế áp cường quyền
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM