Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 17 Tháng Tư, 2024, 01:21:20 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những gương anh hùng thời KCCM  (Đọc 80236 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
panphilov
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 780



« Trả lời #10 vào lúc: 08 Tháng Sáu, 2008, 03:09:30 am »


Anh hùng Liệt sĩ Nguyễn Viết Xuân (1934-1964), Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân (Truy tặng, 1/1/1967), Khi hy sinh, anh là thiếu uý, chính trị viên đại đội 3, tiểu đoàn 14 pháo cao xạ, sư đoàn 325, Quân khu 4, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Huy chương Kháng chiến hạng Nhì, 6 bằng khen và giấy khen.


Nguyễn Viết Xuân sinh năm 1934, dân tộc Kinh, quê xã Ngũ Kiên, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc-một vùng quê có truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm.

Xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo, lên 7 tuổi, Nguyễn Viết Xuân đã phải sống một cuộc đời đi ở kéo dài suốt 10 năm. Khi vừa tròn 18 tuổi, anh đã dũng cảm vượt vùng tạm chiến ra vùng tự do, xin đi bộ đội. Nhập ngũ tháng 11 năm 1952, lúc đầu, anh làm chiến sỹ trinh sát, rồi tiểu đội trưởng trinh sát, trung đội trưởng pháo cao xạ, sau làm chính trị viên đại đội. Bất kỳ ở cương vị nào, Nguyễn Viết Xuân cũng luôn nêu cao quyết tâm chống giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc, gương mẫu, xung phong đi đầu, cùng đồng đội hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.

Trong chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ, anh đã cùng đồng đội dũng cảm chiến đấu, không ngại hy sinh, gian khổ, góp phần vào thắng lợi chung của chiến dịch, giải phóng miền Bắc, chấm dứt ách thống trị của thực dân Pháp trên đất nước ta, đưa cách mạng Việt Nam chuyển sang một giai đoạn mới, giai đoạn xây dựng miền Bắc theo con đường xã hội chủ nghĩa và tiến hành cách mạng giải phóng miền Nam.

Hoà bình lập lại ở miền Bắc, đơn vị của Anh làm nhiệm vụ huấn luyện và xây dựng. Bản thân, tuy sức yếu hơn so với đồng đội, song công việc nào được giao, dù nặng nhọc, vất vả, đồng chí vẫn phấn đấu hoàn thành và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Năm 1964 bị thất bại nặng nề trên chiến trường miền Nam, Mỹ mở cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân ra miền Bắc nước ta, Nguyễn Viết Xuân với vai trò là một bí thư chi bộ, một chính trị viên đại đội pháo cao xạ, đã nêu tấm gương sáng ngời về tinh thần kiên quyết tiến công địch. Tiêu biểu là trận đánh địch ngày 18 tháng 11 năm 1964. Trong trận chiến đấu này, Mỹ đã huy động nhiều tốp máy bay đánh phá ác liệt vùng ChaLo thuộc miền tây tỉnh Quảng Bình. Ngay đợt đầu, 3 chiếc máy bay F.100 bất ngờ lao vào trận địa của đại đội Nguyễn Viết Xuân. Loạt đạn đầu tiên của khẩu đội 3 đã đón đánh chiếc đi đầu trong tốp, bọn địch đổi hướng tấn công và tập trung oanh tạc vào Khẩu đội 3. Cả trận địa nổ súng giòn giã, đánh trả quyết liệt lũ cướp trời, một chiếc trong tốp bay của địch trúng đạn bốc cháy, nhưng một chiếc khác đã phóng một loạt tên lửa về phía khẩu đội 3. Bất chấp nguy hiểm, Nguyễn Viết Xuân lao ra khỏi công sự, đứng bên khẩu đội 3 đĩnh đạc tỏ rõ khí phách và hô lớn: “Nhằm thẳng quân thù, bắn!”

Giữa làn bom đạn địch, tiếng hô dõng dạc của anh vang trên trận địa đã trở thành khẩu hiệu khích lệ mạnh mẽ tinh thần quyết chiến quyết thắng của toàn đơn vị và trên khắp các chiến trường đánh Mỹ. Lưới lửa của đại đội vây chặt lũ máy bay Mỹ và một chiếc nữa lại phải đền tội. Trận chiến đấu vừa tạm dứt, anh đi khắp các khẩu đội để nắm tình hình động viên quyết tâm tiếp tục chiến đấu. Máy bay địch lại ập đến, điên cuồng bắn phá trận địa của đại đội. Một lần nữa cuộc chiến đấu lại diễn ra khốc liệt tiếng máy bay của địch gầm rú trên bầu trời liên tiếp nhả các loạt bom xuống trận địa, anh bị thương nặng, gãy nát đùi bên phải. Nhưng Nguyễn Viết Xuân vẫn thản nhiên bảo y tá cắt nốt phần thịt dính vào chân, bỏ chân đi cho đỡ vướng. Đồng chí nói: “Tôi không việc gì” và căn dặn y tá không được cho mọi người biết. Và vẫn tỉnh táo theo dõi cuộc chiến đấu, biểu dương kịp thời những chiến sĩ và khẩu đội lập công. Sau trận chiến đấu ác liệt, anh chỉ định người thay thế, phân công người chăm sóc các đồng đội bị thương, bình tĩnh bàn giao cộng việc rất tỉ mỉ, rõ ràng. Trở về tuyến sau, vết thương quá nặng, máu ra nhiều, nguyễn Viết Xuân thấy mình khó qua được, anh đã bình tĩnh trao đổi nhiệm vụ với người thay thế, dặn dò cặn kẽ việc chấp hành Nghị quyết của Chi bộ và nêu một số đề nghị về công tác phát triển Đảng, Đoàn và khen thưởng trong đơn vị. Khi hy sinh, anh là thiếu uý, chính trị viên đại đội 3, tiểu đoàn 14 pháo cao xạ, sư đoàn 325, Quân khu 4, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Tấm gương chiến đấu anh dũng quên mình vì nhiệm vụ của đồng chí được cán bộ chiến sĩ trong đơn vị rất cảm phục, cả đại đội 3 đã dấy lên một cao trào thi đua, kiên quyết chiến đấu lập công, trả thù cho người chính trị viên yêu quý của mình.



Logged

''Chúng tôi đánh giặc và làm thơ"
panphilov
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 780



« Trả lời #11 vào lúc: 08 Tháng Sáu, 2008, 03:14:38 am »


Anh hùng Thái Văn A(1942 - 2001), Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân Việt Nam (1967).

Huân chương Chiến công hạng nhì.


Ông quê ở xã Trung Hoá, huyện Minh Hoá, tỉnh Quảng Bình. Nhập ngũ năm 1962, đại tá (1988), đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 1965.

Trong Kháng chiến chống Mĩ, là chiến sĩ trinh sát trên đảo Cồn Cỏ, nơi bị máy bay và tàu chiến đánh phá ác liệt. Chân đài quan sát bị gãy, đài bị nghiêng, người bị thương, Thái Văn A vẫn không rời vị trí quan sát, tiếp tục theo dõi xác định vị trí mục tiêu cho đơn vị bắn. Trong 3 năm làm nhiệm vụ trên đảo, Thái Văn A đã góp phần cùng đơn vị bắn rơi 20 máy bay Mĩ (riêng tổ trinh sát trực tiếp bắn rơi một chiếc) và xác định các vị trí có bom địch chưa nổ để công binh xử lí (máy bay địch thường trút bom ở đây trước khi về hạ cánh trên tàu sân bay).

Cái tên Thái Văn A gắn liền với đảo Cồn Cỏ anh hùng đã đi vào trong thơ, văn, nhạc.
Logged

''Chúng tôi đánh giặc và làm thơ"
panphilov
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 780



« Trả lời #12 vào lúc: 08 Tháng Sáu, 2008, 03:24:21 am »


Cụ Nguyễn Thị Suốt-mẹ Suốt (1906-21/8/1968), Liệt sĩ, Mẹ Việt Nam Anh hùng Anh hùng Lao động.

Mẹ Suốt tên thật là Nguyễn Thị Suốt, sinh năm 1906 tại xã Bảo Ninh, thị xã Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. Mẹ sinh trưởng trong một gia đình ngư dân nghèo, lớn lên phải đi ở cho địa chủ 18 năm, sau Cách Mạng tháng Tám mẹ mới lấy chồng làm vợ lẽ.


Trong thời kỳ đế quốc Mỹ ném bom phá hoại miền Bắc Việt Nam, Quảng Bình được coi là một trọng điểm đánh phá ác liệt của máy bay và hải quân Mỹ, trong đó đặc biệt chúng bắn phá ném bom cầu phà, các bến sông… nhằm hạn chế đến thủ tiêu sự chi viện của hậu phương miền Bắc cho chiến trường miền Nam.

Trước tình hình như vậy Nguyễn Thị Suốt đã xung phong đảm nhiệm công việc quan trọng này. Từ nhỏ mẹ đã quen với công việc sông nước, tuy tuổi cao nhưng vẫn bình tĩnh điều khiển con đò đưa cán bộ và bộ đội qua sông. Nhiều lần khi đò ra giữa sông thì máy bay địch lao đến bắn phá rất ác liệt, nhưng mẹ vẫn bình tĩnh, khéo léo điều khiển đò cập bến an toàn. Hàng ngày mẹ trực tiếp vận chuyển đưa bộ đội từ Lào về Việt Nam qua sông, vận chuyển vũ khí, lương thực ra các tàu Hải quân ta để tăng cường thêm cho cuộc chiến đấu ở chiến trường miền Nam.

Đáng kể nhất là trong các trận diễn ra ngày 7,8 và 11/021965 địch tập trung đến oanh tạc khu vực thị xã Đồng Hới, trong lúc lửa đạn mịt mù ngút trời, bà đã dũng cảm đưa chị Nguyễn Thị Trang sinh cháu mới 12 ngày tuổi, hốt hoảng vì bom đạn của kẻ thù do máy bay oanh tạc, chị đã nhảy xuống sông Nhật Lệ. Mẹ suốt đã cứu được mẹ con chị Trang khỏi chết đuối.


Một lần khác đưa mười em bé sang sông cũng vì bom Mỹ thuyền bị lật, các em nhảy xuống sông mẹ đã dũng cảm cứu cho các cháu được vẹn toàn, không một cháu nào bị thương vong.

Hình ảnh người mẹ với một con đò, một mái chèo và bộ quần áo bà ba, có chiếc khăn dù ngụy trang, từ tháng 2/1965 đến tháng 4/1966, bà đã chèo hàng trăm lượt qua sông. Trong đó có không ít lần phải vượt qua làn bom lửa đạn và các trận đánh phá ác liệt của giặc Mỹ trên dòng sông Nhật Lệ. Cảm phục trước tấm gương lao động quên mình ở bất kỳ hoàn cảnh nào cũng làm tròn nhiệm vụ của người chèo đò. Các cán bộ, chiến sỹ, bà con qua sông đều gọi mẹ với cái tên thân thương Mẹ Suốt.

Từ đó Mẹ Suốt đã đi vào lòng người qua lời thơ tiếng hát của thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Hình ảnh của Mẹ Suốt còn là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam anh hùng bất khuất, là nguồn sức mạnh cổ vũ động viên hàng ngàn cán bộ chiến sỹ ta vững tay súng ở chiến trường đánh Mỹ. Do những công lao đóng góp đó, ngày 1/1/1967 Mẹ Suốt được nhà nước trao tặng danh hiệu anh hùng lao động.

Ngày nay để giáo dục tinh thần yêu nước cho thế hệ trẻ, nhân dân Quảng Binh quê hương tôn vinh mẹ đã dựng tượng Mẹ Suốt ngay trên dòng sông Nhật Lệ với dáng đứng hiên ngang cùng năm tháng như một huyền thoại về đức hy sinh, tinh thần xả thân của phụ nữ Việt Nam nói riêng và nhân dân Việt Nam nói chung, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước giành độc lâp tự do.

 “…Tàu bay mày bắn sớm trưa
                                        Thì tui cứ việc sớm trưa đưa đò…
                                                Mẹ đi trọn một đời mình
                                  Sông bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu…”
 
Đây là những câu thơ trong bài thơ Mẹ Suốt của nhà thơ Tố Hữu viết về bà mẹ Việt Nam anh hùng, người đã không quản mưa bom bão đạn đưa bộ đội qua sông Nhật Lệ - Quảng Bình trong những năm 1965 – 1966.


Logged

''Chúng tôi đánh giặc và làm thơ"
panphilov
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 780



« Trả lời #13 vào lúc: 08 Tháng Sáu, 2008, 03:32:00 am »


La Thị Tám (1949), Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân (1969).

Chị La Thị Tám sinh ra và lớn lên tại xã Vĩnh Lộc, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh. Có lẽ vì sinh ra và lớn lên trong tiếng bom rơi đạn nổ cùng với sự khắc nghiệt của thiên nhiên, nên con người ở đây đã luôn tỏ rõ ý chí và nghị lực sắt đá.

Năm 1967, chị Tám vào bộ đội (thuộc đơn vị chủ lực Đại đội 2 - Giao thông vận tải) đóng tại Đồng Lộc. Theo miêu tả của nhiều người, chị là một người con gái bé nhỏ như... hạt mít, nhưng lại đảm nhiệm một công việc nguy hiểm, ngày đêm đối diện với cái chết.

Chị luôn đứng trên một quả đồi cao, phía trái của ngã ba Đồng Lộc  vào những lúc máy bay Mỹ ném bom để đếm số lượng bom kẻ thù trút xuống. Chị phải nhìn thật tinh và hết sức tập trung xem có bao nhiêu quả đã rơi, bao nhiêu quả đã nổ, những quả chưa nổ thì rơi ở khu vực nào, để khi máy bay đi khỏi thì chạy đến cắm tiêu, chờ bộ đội công binh đến rà phá. Suốt 200 ngày đêm ròng rã, chị đã đếm được, cắm tiêu được một số lượng bom hết sức khủng khiếp: 1.205 quả. Hiện lên giữa bom đạn mù trời là một người con gái dũng cảm, kiên trung, cái sống và cái chết thật mong manh mà miệng vẫn luôn nở nụ cười. Đoàn xe nào đi qua khu vực này cũng được nghe kể về người con gái kiên trung ấy...

Sau chiến tranh chị về quê hương, lập gia đình rồi chuyển về làm việc ở Đảng uỷ cơ quan dân chính Đảng cấp tỉnh.

Năm 1970, nhạc sĩ Doãn Nho đã viết ca khúc Người con gái sông La dựa trên lời thơ Phương Thúy, lấy từ hình ảnh La Thị Tám và 10 cô gái Ngã ba Đồng Lộc.
Logged

''Chúng tôi đánh giặc và làm thơ"
panphilov
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 780



« Trả lời #14 vào lúc: 08 Tháng Sáu, 2008, 03:38:04 am »


Anh hùng Liệt sĩ Lê Thị Hồng Gấm (1950-1969), Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân.

Huân chương Quân công giải phóng hạng ba.


Chị Lê Thị Hồng Gấm sinh năm 1950 tại tỉnh Mỹ Tho nay thuộc tỉnh Tiền Giang, trong một gia đình lao động nghèo.

Ngay khi còn nhỏ, chị đã được nghe kể những tấm gương hy sinh anh dũng của những người con ưu tú quê hương Mỹ Tho. Tấm gương can đảm của những Thủ Khoa Huân, Trần Xuân Hoà đã tạo cho chị lòng yêu quê hương, căm thù quân xâm lược. Chị còn nghe kể về chiến công nghĩa quân Tây Sơn tại Rạch Gầm - Xoài Mút vào năm 1779.

Năm 16 tuổi, chị tham gia du kích, được Cách mạng phân công làm giao liên. Rất nhiều lần chị dũng cảm đưa cán bộ vượt qua vòng vây của kẻ thù. Có lần chị đã vượt sông đánh lạc hướng quân giặc, để cán bộ cách mạng thoát khỏivòng vây.

Năm 18 tuổi, chị được phân công về làm xã đội phó xã nhà. Khi ấy, chị ở hầm bí mật, cứ đêm lại về từng gia đình vận động nhân dân. Quê hương giải phóng, chị cùng bà con tổ chức sản xuất.

Với những thành tích ấy, chị được kết nạp vào Đảng nhân dân cách mạng miền Nam, tức Đảng Cộng sản Việt Nam.

Năm 1969, trong một lần đi công tác, chị savào trận địa phục kích của giặc và bị hi sinh. Chị được tặng danh hiệu Anh hùng giải phóng Miền Nam.

Sau cái chết của người anh hùng 19 tuổi, phong trào học tập chị được dấy lên. Ngay quê hương chị, một đơn vị vũ trang nữ được mang tên Lê Thị Hồng Gấm. Tinh thần hy sinh kiên cường của chị là nguồn sức mạnh tiếp thêm, tạo ra những chiến công của đơn vị.

Cảm động trước sự hy sinh anh dũng của Lê Thị Hồng Gấm, nhạc sĩ Phạm Tuyên đã sáng tác ca khúc Những cánh chim Hồng Gấm.

Logged

''Chúng tôi đánh giặc và làm thơ"
panphilov
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 780



« Trả lời #15 vào lúc: 08 Tháng Sáu, 2008, 03:49:46 am »


Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông dân nghèo nhưng giàu lòng yêu nước, lại được sự giáo dục của nhà trường nên chị Võ Thị Tần đã sớm hình thành lý tưởng cách mạng, lối sống giản dị, tiết kiệm, chịu đựng gian khổ để học tập.

Năm 1963 –1964, chị là Phó bí thư chi đoàn địa phương. Tần đã góp sức cùng bà con xóm làng xây dựng cuộc sống mới tươi đẹp, thúc đẩy phong trào HTX lớn mạnh. Năm 1965, Tần đã cùng nhiều chị em trong huyện xung phong vào lực lượng TNXP trực tiếp lao dộng, chiến đấu bảo vệ Tổ quốc thân yêu.
 
Ngày mới nhập ngũ, Tần được biên chế vào C552 – P18 Hà Tĩnh có nhiệm vụ bảo vệ thông suốt các tuyến đường ra mặt trận. Mồng 2-5-1965, Tần cùng đơn vị làm nhiệm vụ bảo vệ thông đường và bốc xếp hàng ở bến phà Địa Lợi thuộc đường 15A trên đất Hương Khê. Tháng 11-1965 đến 6-1966, Tần được điều về làm nhiệm vụ bảo đảm giao thông trên đường 15A đoạn từ cầu Tùng Cốc đến Đức Thọ. Do có nhiều thành tích trong công tác và anh dũng trong chiến đấu, đạo đức tư cách tốt nên Tần đã được chi bộ C552 đề nghị Đảng ủy cấp trên chuẩn y kết nạp vào Đảng cộng sản Việt Nam vào dịp kỷ niệm Đảng ta 37 tuổi (3-2-1967). Ban chỉ huy đã quyết định giao cho Tần nhiệm vụ Tiểu đội trưởng Tiểu đội 4- C552.

Tháng 4-1967 đến tháng 6-1967, Tần cùng đơn vị được điều về công tác bảo vệ đường 15A ở Đồng Lộc. Trong quá trình từ ngày nhập ngũ đến tháng 7-1968, chị đã phấn đấu lập nhiều thành tích, chỉ huy tiểu đội hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Tiểu đội do chị phụ trách luôn xứng đáng là lực lượng chủ công, con chim đầu đàn của đơn vị.
 
Trong cuộc sống hàng ngày, Tần là cô gái vui vẻ, cởi mở, tính nết thẳng thắn, vô tư yêu đời song rất dứt khoát, rành mạch. Cuộc đời chị vì thế có phần đơn giản, hạnh phúc hơn chị Cúc. Bố mẹ cưng con gái lớn. Ông Cung - bố chị bao giờ cũng coi Tần như còn nhỏ. Mẹ chị càng yêu con gái hơn ai hết. Mẹ không muốn con gái đi lấy chồng xa. Mẹ đồng ý gả chị cho một anh trai làng, người mà chị yêu. Tuy nhiên, cuộc chiến đấu chống Mỹ còn đang ác liệt. anh Hồng đã vào bộ đội, lên đường vào chiến trường miền Nam. Còn Tần sau đó đi TNXP. Họ hẹn nhau ngày toàn thắng sẽ nên duyên vợ chồng. Ngày anh Hồng xuất ngũ trở về địa phương thì chị Tần đã vĩnh viễn ra đi. Đau đớn và xót thương người yêu, anh đã đi lại săn sóc bố mẹ già của chị. Mãi sau này khi đã nguôi ngoai, anh mới xây dựng gia đình với người con gái khác. Thật cảm động vì anh chị đã rước ảnh chị Tần về thờ trong ngôi nhà của mình và vẫn tiếp tục đi về với bố mẹ chị Tần như con cai trong gia đình.
 
Ngày 19-7-1968, trước lúc hy sinh 5 ngày, chị Tần đã viết thư về cho mẹ. Bức thư tràn đày tình cảm yêu thương nhớ mong mẹ và cũng tràn đầy tinh thần yêu nước, căm thù giặc, quyết tâm sắt đá đánh kẻ thù và tinh thần lạc quan cách mạng phơi phới.

Theo báo Công an Thành phố Hồ Chí Minh.
Logged

''Chúng tôi đánh giặc và làm thơ"
panphilov
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 780



« Trả lời #16 vào lúc: 08 Tháng Sáu, 2008, 03:51:42 am »


Chị Nguyễn Thị Xuân sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống cách mạng. Bố chị là đảng viên 1930 – 1931. Tuổi thơ Xuân gắn liền với hình ảnh ngôi nhà nhỏ 3 gian, cái bếp con con và mảnh sân vuông vắn trước thềm.

Có chừng ấy thôi mà những ngày tháng ở TNXP, Xuân nhớ nhà đến phát khóc lên được. Xuân nhớ cây mít đầu ngõ múi ngọt như đường phèn. Bây giờ đang mùa quả chín, cây hồng ít hạt quả sai trĩu cành.Trước cửa nhà Xuân còn có cây cam giấy tứ thời bao giờ cũng có quả dành cho Xuân mỗi buổi Xuân về. Buồng cau chi chít quả như còn đợi Xuân về hái cho mẹ. Xuân sẽ ngồi dưới bậc thềm, ngả lưng vào mẹ cho mẹ rẽ tóc như ngày còn bé. Mẹ nhìn Xuân lặng lẽ xoa tay lên đôi gò má có lúm đồng tiền của Xuân, Xuân nũng nịu áp mặt vào đầu gối mẹ cười.
 
Năm 1967, học xong lớp 7 Xuân cùng nhiều chị em khác trong toàn huyện lên đường thực hiện nghĩa vụ thiêng liêng của tuổi trẻ.
 
Xuân quen anh Vĩnh trên một bãi bom nổ chậm. Hôm ấy, trên đường từ Vĩnh Lộc về đơn vị. Xuân gặp máy bay đánh bất ngờ. Trong lúc chạy vào hầm trú ẩn, Xuân đánh rơi cái túi xáh nhỏ, trong đó có nhiều thứ, tìm không thấy đâu cả. “ Có lẽ đất đá vùi lấp đi rồi” – Xuân ngơ ngẩn muốn khóc. Anh Vĩnh đến - Anh đội mũ sắt, quân phục bạc màu. Câu đầu tiên anh nói với Xuân là: ”Còn bao nhiêu bom nổ chậm, sao o lại vào đây?”. Xuân nói vắn tắt việc mất cái túi, ròi dè dặt:

- Trong túi em để thẻ đoàn viên, không thể đánh mất thẻ đàn được anh ạ!
 
- Nó bị văng ra xa, nắp túi vẫn còn, nhưng o thử xem có rơi mất chi không?
 
- Em cảm ơn anh!
 
Xuân đi cùng anh trong sự im lặng. Thỉnh thoảng Xuân nhìn sang anh. Dáng anh cao lớn, chắc đậm. Tự nhiên Xuân thấy tin anh ấy. Xuân hỏi tên và quê quán anh. Thế là câu chuyện bắt đầu từ đó.
 
 Đơn vị bộ đội công binh phá bom của anh Vĩnh phối hợp với C2 đảm bảo giao thông gần một năm. La Khê - Địa Lợi, Cầu Ác, Cầu Cháy...Biết bao nhiêu kỉ niệm. Anh Vĩnh là một đảng viên, một tiểu đội phó dũng cảm và kiên quyết. Xuân càng quý và tin anh. Ngày hôm sau anh Vĩnh lên đường đến trận địa mới. Rồi thư anh về, những lá thư viết vội giữa nhiều trận đánh. Những lá thư không được phẳng phiu và có nhiều nếp gấp, như có cả mùi bom đạn hăng nồng. Càng xa anh, Xuân càng yêu càng nhớ và một lòng chờ đợi. Xuân tâm sự với bạn bè:” Nhiều đêm nằm em thấy anh Vĩnh về thăm. Bẵng đi một thời gian không có thư anh về, em đã lo. Em nghĩ đến tình huống xấu nhất có thể xảy ra. Nhưng em vẫn đợi...”. Sau này Xuân mới biết anh Vĩnh nhiều lần bị thương...
 
Mối tình đẹp vừa chớm nở thì một ngày tháng 7, Xuân cùng đồng đội vĩnh viễn ra đi.

Theo Baó công an thành phố Hồ Chí Minh
Logged

''Chúng tôi đánh giặc và làm thơ"
panphilov
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 780



« Trả lời #17 vào lúc: 08 Tháng Sáu, 2008, 03:53:53 am »


Sinh ra ở vùng quê Đức Hoà - Đức Thọ, Xanh vốn là cô gái hiền lành, ít nói nhưng làm việc thì rất chăm. Xanh đậm người, khoẻ mạnh, làm việc gì cũng xốc vác, hay nhận việc khó về mình.
 
Môi trường chiến đấu, lao động, học tập đã khiến cho Xanh cùng chị em trong tiểu đội gắn bó với nhau như ruột thịt. Một lần được nghỉ phép, Xanh rủ Hà về nhà mình chơi. Cả 2 đến Đức Hoà vào lúc quá trưa. Đang đi trên đường làng rợp bóng, Hà chợ nảy ra ý tinh nghịch: ”Thế này nhé, lát nữa mình vào trước nói chuyện với mẹ chút việc này. Khi nào nghe mình gọi, Xanh hãy ra được không?”. Xanh mỉm cười gật đầu. Thật lòng Xanh muốn chạy về nhà ngay. Hà đẩy Xanh vào bụi chuối, xốc ba lô đi vào nhà. Xanh hồi hộp nhìn qua kẽ lá, thấy mẹ đang ngồi khâu ở đầu hè. Mấy đứa em đang quây quần xung quanh. Thấy Hà, các em reo ầm lên:
 
- Chị Xanh về mẹ ơi!
 
Mẹ Xanh ngẩng lên hơi luống cuống nhưng khi thấy Hà, bà bình tĩnh lại. Các em Xanh bị tẽn tò, đứng im như tượng nhìn Hà. Hà bỏ mũ ra và tươi cười nói:
 
- Con ở đơn vị Xanh được về thăm bọ mạ một lát.
 
- Mần răng con Xanh không về con?
 
Hà mỉm cười ngồi xuống ghế:
 
- Lẽ ra Xanh cũng về nhưng ngại mẹ ạ.
 
Mẹ Xanh chưa hiểu:
 
- Nó ngại chi con?.
 
Chờ mẹ Xanh rót nước chè ra bát, Hà tủm tỉm:
 
- TNXP chống Mỹ cứu nước chúng con thực hiện phong trào “ba khoan”, nghĩa là khoan lấy chồng.
 
Mẹ Xanh sốt ruột:
 
- Việc nớ can chi mà con Xanh không về?
 
- Con sẽ có cách gọi Xanh về ngay!
 
- Thật không?
 
- Dạ thật ạ!
 
Thấy các em tò mò theo dõi câu chuyện, Hà đứng dậy tới gần chiếc cột ngoài hiên tưởng tượng đó là điện thoại. Hà làm động tác quay máy, nhấc ống nghe lên nói như thật: “A lô! Tổng đài đâu? Cho tôi gặp tổng đội 55. Năm Lam đấy phải không? Cho tôi gặp C552.C2 đấy à? Hà đây? Sao lâu thế? Đang tắm à? Này, thu xếp ba lô về nhà ngay. Mẹ chờ đây! Sao ngại à? Mẹ đồng ý là không nhắc đến chuyện “vớ vẩn” ấy nữa đâu. Không có ô tô à? Thế thì đi máy bay lên thẳng vậy. chìa khoá mình bỏ trong ống đũa ấy!
 
Cả nhà cười ầm lên. Hà vẫn tiếp tục đùa:“Sao? Máy bay hết xăng à? Lấy vài bát cơm nguội cho nó ăn tạm vậy. Ừ! Về ngay nhé, mình ra sân đón Xanh đây!”. Hà ra sân nhìn lên trời, các em ùa ra theo.
 
- Máy bay lên thẳng của chị Xanh kia rồi. Nó hạ cánh xuống rồi. Chị Xanh về đến nhà rồi. Các em nhao lên.
 
- Xanh ơi! Vào nhà đi
 
Xanh ra khỏi bụi chuối, tươi cười bước lên gò đất nhà mình
 
- Chị Xanh về thật mẹ ơi!

Theo báo công an thành phố Hồ Chí Minh
Logged

''Chúng tôi đánh giặc và làm thơ"
panphilov
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 780



« Trả lời #18 vào lúc: 08 Tháng Sáu, 2008, 03:55:23 am »


Sinh trưởng trong một gia đình nông dân ở xã Thiên Lộc – Can Lộc, nơi có dãy Hồng Lĩnh quanh năm mây vờn và ngôi chùa Hương cổ kính nằm ẩn mình trên đỉnh núi, từ nhỏ, cô bé Hợi đã cảm thấy yêu quê hương, yêu ruộng đồng yêu những người dân quê mộc mạc,  “một nắng hai sương”.
 
Hợi là con thứ 5 trong gia đình. Để giúp bố mẹ, hàng ngày Hợi đem bò đi ăn trên những bãi cỏ gần chân núi cùng đám bạn bè trong xóm. Mỗi lần thôn xóm có lễ hội gì, nhất là những ngày đón tết, Hợi thường cùng các bạn đội viên tập văn nghệ, múa hát suốt đem. Hợi và đám bạn bè hay hát những bài hát về Đảng, về Đoàn thanh niên, về Bác Hồ kính yêu.
 
Năm 1965, học xong lớp 7, Hợi xung phong đi “Ba sẵn sàng”. Tính tình Hợi hiền lành, tác phong nhanh nhẹn, tóc dài, nước da ngăm đen. sống trong tập thể TNXP, Hợi nhanh chóng hoà nhập, chia ngọt sẻ bùi với chị em, nhất là chị em trong tiểu đội A4 nơi tuyến lửa. Thi thoảng, Hợi mới có dịp về thăm nhà, thăm cha mẹ: ”Bom đạn dội xuống ghê gớm lắm mẹ ạ! Tiếng bom nổ, tiếng máy bay gầm xé suốt đêm ngày, đất đá bụi tung mù mịt. Nhưng tất cả bọn con đều không sợ. Cứ đợi dứt đợt bom là chúng con ra đường ngay, để xe khỏi bị tắc trên đường vào Nam mẹ ạ!”.
 
Bà Em - mẹ Hợi vừa thương con vừa cảm phục nghị lực đứa con gái trông bề ngoài hết sức hiền lành. Không cần nghe con kể, bà cũng hình dung đựơc cuộc sống của con và đồng đọi ở nơi đó. Bà lựa lời khuyên con giữ gìn sức khoẻ để bình yên trở về trong ngày thắng Mỹ.
 
Bà đâu có ngờ đứa con gái bé bỏng ngoan hiền, khúc ruột thứ 5 của bà đã vĩnh viễn không bao giờ trở về, góp một giọt máu đỏ tươi để tô thắm lá cờ vẻ vang của dân tộc.
Logged

''Chúng tôi đánh giặc và làm thơ"
panphilov
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 780



« Trả lời #19 vào lúc: 08 Tháng Sáu, 2008, 03:56:59 am »


Sinh ra và lớn lên ở vùng quê Đức Tân - Đức Thọ, trong một gía đình đông con, chị Xuân sớm ý thức được trách nhiệm người chị cả của mình. Là con gái đầu lòng nên Xuân khá vất vả. Bố làm thợ mộc, mẹ bận bịu với nghề bán hến ở chợ. Nhiều khi Xuân phải nghỉ học để trông nhà, trông em. Xuân hiền hậu, nhu mì, mẹ mắng không bao giờ cãi lại.
 
Học hết lớp 7, Xuân xin cha mẹ cho đi làm trên nhà máy đường Sông Lam gần Rú Thành. sống cuộc đời công nhân, Xuân phổng phao và đẹp hẳn lên. Xuân chăm làm, chịu khó học hành và công tác nên được nhà máy thưởng nhiều lần. Năm 1965-1966, Xuân được thưởng chiếc áo lụa hoa rất đẹp, thỉnh thoảng mới diện đôi chút. Sau đó nhà máy đường Sông Lam bị giặc Mỹ tàn phá, công nhân phải tạm chuyển đi làm việc khác. Xuân đi vào TNXP. Ra đi Xuân vẫn nhớ ngọn núi Thành cao chót vót bên nhà máy, nhớ Ngã ba Sông Lam và Sông La, nhớ khu nhà tập thể bên sườn núi đất.
 
Ông Quý - bố Xuân rất chiều con. Những lúc rảnh rỗi trước đây, ông thường xuống đơn vị thăm con. Nhiều bạn Xuân thầm ước ao có một người cha như thế, nhất là Nhỏ, Cúc và Hường.
 
Trước khi đi TNXP Xuân có quen anh Tân người cùng xã. Gia đình anh rất quý Xuân nhưng anh Tân chưa dám ngỏ lời với cha mẹ Xuân. Xuân mến anh Tân nhưng chưa muốn vấn vương chuyện gia đình, chuyện chồng con. Xuân hẹn anh khi nào thống nhất đất nước thì hẵng liệu. Anh Tân nghĩ vậy là đúng. Trước khi Xuân lên đường, anh trao cho Xuân một quyển điều lệ Đảng mà anh vẫn dùng. Anh nói với Xuân:
 
- Anh cũng đi bộ đội. Sau này trở về chúng ta sẽ lo hạnh phúc riêng.
 
Anh lấy sợi ni lông xanh, đỏ buộc vào cổ tay Xuân rồi nói:
 
- Màu đỏ là của anh, màu xanh lam này là của em. Khi nào nhớ đến anh, em hãy nhìn chiếc vòng này.
 
Cũng như mối tình Tần – Hồng, Xuân và anh Tân đã không thể thực hiện được lời hẹn ước vì đất nước còn có giặc, chuyện riêng tư đành gác lại. Và ngày toàn thắng thì đã đến nhưng… Xuân, chị Tần và 8 chị em trong A4 cùng bao nữ TNXP khác đã mãi mãi không trở về, gửi lại tuổi trẻ và tình yêu trên những tuyến đường.
Logged

''Chúng tôi đánh giặc và làm thơ"
Trang: « 1 2 3 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM