Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 01:31:02 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Sách về chiến dịch Điện Biên Phủ  (Đọc 49648 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
_new
Thành viên
*
Bài viết: 827



« Trả lời #60 vào lúc: 25 Tháng Bảy, 2010, 12:49:43 am »

Cuốn của lão em chưa có, hic.
Mấy chuyện lão Xồm kể: Smiley
- Chuyện số 1 có in lại trong "Đường hầm A1" của Hữu Mai, trong đó có một số chuyện nhỏ khác nữa. Nói về đơn vị của cụ Nguyễn Phú Xuyên Khung đào hầm đặt bộc phá ngàn cân. Cuốn này em mua năm 2008, chả hiểu để đâu tìm mãi chưa ra.
- Chuyện số 2, đằng sau câu chuyện: chiến sỹ Phương (người mất hai tay) hi sinh vì mất nhiều máu, chiến sỹ Đức sau khi được quân y điều trị chỉ bị hỏng một mắt, mắt còn lại vẫn đạt 8-9/10.
- Chuyện số 3, có thể bác nhớ nhầm, đó chắc không phải là pháo cao xạ 37mm, mà là súng phòng không 12,7mm,đại đội 78 d387 f308 đánh địch phản kích ra phía bản Pan và bản Ong Pét phía tây sân bay Mường Thanh ngày 28/3.
Cụ Phương và Cụ Đức trong chuyện số 2 cũng ở đơn vị đó và trong trận đánh đó.

 Smiley
Logged
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #61 vào lúc: 25 Tháng Bảy, 2010, 06:43:28 am »

Không biêt bác _new có nhầm không? Hình như hai chiến sĩ Nguyễn Hoàng Phương và Bùi Minh Đức thuộc trung đội 8, đại đội 229, tiểu doàn 322 trung đoàn 88 (theo cuốn Điện Biên Phủ, điểm hẹn lịch sử của Đại tướng Võ Nguyên Giáp - mà cũng chưa thấy bác nêu cuốn này nhỉ  Wink)
Hồi nhỏ, đọc quyển "Điện Biên lửa sáng" có nói đến chuyện chiến đấu của hai chiến sĩ Phương và Đức rất cảm động, nhưng không biết những chi tiết sau trận đánh (như chuyện cụ Phương hi sinh và cụ Đức cứu được một con mắt, sau đọc sách của Đại tướng Võ Nguyên Giáp mới rõ). Song em cũng nhớ lúc đọc Điện Biên lửa sáng rõ ràng trận địa chiến đấu của hai cụ và trận địa súng phòng không hạ nòng bắn thẳng ở hai vị trí khác nhau. Các chiến sĩ phòng không cũng chiến đấu rất kiên cường. Đại đội trưởng hi sinh, lần lượt từng trung đội trưởng lên chỉ huy đại đội. Đến người trung đội trưởng cuôi cùng địch mới tràn được vào chiến hào.
« Sửa lần cuối: 25 Tháng Bảy, 2010, 08:39:24 am gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
minhnam1803
Thành viên
*
Bài viết: 111


« Trả lời #62 vào lúc: 25 Tháng Bảy, 2010, 07:51:09 am »

#65

Đường lên Điện Biên - Hồi ký của đại tá Ung Răng, về lực luợng công binh trong chiến dịch ĐIện Biên Phủ.

Logged
minhnam1803
Thành viên
*
Bài viết: 111


« Trả lời #63 vào lúc: 25 Tháng Bảy, 2010, 07:54:30 am »

Tớ có cuốn này, không hiểu đã đúng chuyện như bạn niu mô tả chưa  Wink

#66

Bắn rơi máy bay Mỹ -loạt sách CHiến  thắng Điện Biên Phủ. Nhà xuất bản Quân đội nhân dân - 1955

Logged
minhnam1803
Thành viên
*
Bài viết: 111


« Trả lời #64 vào lúc: 25 Tháng Bảy, 2010, 07:57:32 am »

Cuốn này thực ra là có 2 chuyện: Bắn rơi máy bay Mỹ và Sơn pháo kiềm chế sân bay

Logged
_new
Thành viên
*
Bài viết: 827



« Trả lời #65 vào lúc: 25 Tháng Bảy, 2010, 12:35:05 pm »

Không biêt bác _new có nhầm không? Hình như hai chiến sĩ Nguyễn Hoàng Phương và Bùi Minh Đức thuộc trung đội 8, đại đội 229, tiểu doàn 322 trung đoàn 88 (theo cuốn Điện Biên Phủ, điểm hẹn lịch sử của Đại tướng Võ Nguyên Giáp - mà cũng chưa thấy bác nêu cuốn này nhỉ  Wink)
Hồi nhỏ, đọc quyển "Điện Biên lửa sáng" có nói đến chuyện chiến đấu của hai chiến sĩ Phương và Đức rất cảm động, nhưng không biết những chi tiết sau trận đánh (như chuyện cụ Phương hi sinh và cụ Đức cứu được một con mắt, sau đọc sách của Đại tướng Võ Nguyên Giáp mới rõ). Song em cũng nhớ lúc đọc Điện Biên lửa sáng rõ ràng trận địa chiến đấu của hai cụ và trận địa súng phòng không hạ nòng bắn thẳng ở hai vị trí khác nhau. Các chiến sĩ phòng không cũng chiến đấu rất kiên cường. Đại đội trưởng hi sinh, lần lượt từng trung đội trưởng lên chỉ huy đại đội. Đến người trung đội trưởng cuôi cùng địch mới tràn được vào chiến hào.
Đúng như bác Macbupda nói, hai chiến sỹ Phương và Đức là lính bộ binh thuộc đại đội 229, tiểu đoàn 322 trung đoàn 88. Đơn vị phòng không 12,7mm là c78 - d387 - f308. Đây là hai đơn vị khác nhau.
Trận đánh hôm đó, bảo vệ cho c78 súng 12,7mm là c229 bộ binh. c229 chiến đấu ở vòng ngoài và c78 chiến đấu ở vòng trong. Tuy là hai trận địa khác nhau nhưng là trong cùng một trận đánh.
Đại đội trưởng c78 d 387 phòng không 12,7mm là bác ruột của một thành viên trên diễn đàn mình. Em đọc báo thấy tiểu đoàn 387 hàng năm vẫn họp vào ngày 28/3 tại Bách Khoa.
Chuyện sung (pháo) phòng không đánh địch. Bác Lonsome và bác Macbupda có nhớ chi tiết nào cụ thể hơn không ạ, ví dụ như chi tiết lính dù, chi tiết xe tăng, đánh từ mấy giờ đến mấy giờ.

Hic, cuốn ĐBP điểm hẹn lịch sử là cuốn hầu như bác nào cũng có thì em chỉ có bản photo.  Cry
« Sửa lần cuối: 25 Tháng Bảy, 2010, 12:40:40 pm gửi bởi _new » Logged
_new
Thành viên
*
Bài viết: 827



« Trả lời #66 vào lúc: 25 Tháng Bảy, 2010, 12:38:40 pm »

Cuốn này thực ra là có 2 chuyện: Bắn rơi máy bay Mỹ và Sơn pháo kiềm chế sân bay


Lão có cuốn hay quá nhỉ. Cuốn Loạt chuyện chắc chả bao giờ lão bán còn cuốn của Cụ Ung Răng lão nhượng lại cho em nhé. Hì. Hoặc thấy ở đâu bán thì chỉ cho em với.
Chuyện Sơn pháo kiềm chế sân bay, có lẽ là thời gian trước 13/3 mở màn trận đánh?
Logged
rongxanh
Thành viên
*
Bài viết: 2085

Mơ về nơi xa lắm.


« Trả lời #67 vào lúc: 25 Tháng Bảy, 2010, 04:26:20 pm »

Cuốn này thực ra là có 2 chuyện: Bắn rơi máy bay Mỹ và Sơn pháo kiềm chế sân bay


Lão có cuốn hay quá nhỉ. Cuốn Loạt chuyện chắc chả bao giờ lão bán còn cuốn của Cụ Ung Răng lão nhượng lại cho em nhé. Hì. Hoặc thấy ở đâu bán thì chỉ cho em với.
Chuyện Sơn pháo kiềm chế sân bay, có lẽ là thời gian trước 13/3 mở màn trận đánh?

Đúng vậy, chuyện sơn pháo có thấy nhắc đến Tết âm lịch. Với lại sách kỷ niệm 1 năm ngày chiến thắng nên chả có nói phiên hiệu đơn vị nào sất.

Loạt sách, nhưng tớ mua được có mỗi 1 cuốn Grin

CÒn cuốn của đại tá Ung Răng, là cuốn đầu, cuốn thứ 2 có tên là Ở Tây Nguyên, hồi ký của bác hồi ở B3 trong KCCM.
« Sửa lần cuối: 25 Tháng Bảy, 2010, 04:42:13 pm gửi bởi rongxanh » Logged
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #68 vào lúc: 25 Tháng Bảy, 2010, 06:22:58 pm »

Show nốt mấy cuốn mà lão New chưa đưa lên:

#67

Hồi ký cụ Giáp, cuốn kinh điển. Em bắt đầu tìm hiểu LS quân sự 1 cách nghiêm túc từ cuốn này.



#68

Lại ĐBP của cụ Giáp, được tái bản liên tục. Cũng giống lão New, em mua cuốn này để lấy bản đồ.



#69

Bản dịch đầu cuốn của Roy mà lão New đã giới thiệu ở mấy trang trước. Năm 2004 có tái bản, nhưng không rõ có khác biệt gì so với bản 1994 không.



#70

Hồi ức đầu tiên của Navarre.



#71

Tập hợp 1 số hồi ức ĐBP.



#72

Cuốn này với cuốn #71 giống nhau đến 90%.



#73



#74



#75

Cuốn này mới ra năm 2009, rất có giá trị.

Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #69 vào lúc: 25 Tháng Bảy, 2010, 07:00:59 pm »

Nhận xét cá nhân về những cuốn đã đọc:

Sách của VN:
- Hồi ức ĐBP điểm hẹn lịch sử của cụ Giáp: đây là cuốn có giá trị nhất (và hoàn chỉnh nhất) của ta về ĐBP. Cách viết khá lôi cuốn, nhiều thông tin bổ sung từ cả 2 phía. Quan trọng nhất đọc cuốn này nắm được toàn cục chiến trường Đông Dương, nhưng đổi lại ĐBP không được đề cập sâu. Tóm lại: đây là cuốn kinh điển, bắt buộc phải đọc.
- ĐBP chiến dịch lịch sử của cụ Thái và Từ Đồng Quan đến ĐBP của cụ Tấn: có 1 số thông tin tốt, nhưng nhìn chung là sơ sài.
- ĐBP Chuyện những người làm nên lịch sử: đây là cuốn cực kỳ có giá trị, tập hợp hồi ức của hơn 160 cựu binh ĐBP. Rất rất nên đọc.
- Các bộ sách hồi ức khác: nhìn chung là sơ sài, nhưng nếu chắt lọc cũng thu được nhiều thông tin tốt. Trong số này có cuốn Hỏi chuyện tướng Đờ Cát của cụ Lê Mạnh Thái, cựu sĩ quan quân báo làm nhiệm vụ hỏi cung tù binh, cũng nên đọc.
- Các sách LS đơn vị, quân binh chủng: nhìn chung là sơ sài, nhiều thông tin và số liệu nhất là sử 312.

Sách phương Tây:
- Hồi ức của Navarre Đông Dương hấp hốiThời điểm của những sự thật: cuốn đầu đề cập đến toàn bộ bối cảnh chiến trường Đông Dương và phân tích 1 số mặt của ĐBP (không đi sâu vào diễn biến). Cuốn sau thì mục đích chủ yếu là cãi nhau với các chỉ trích nhằm vào ông này, đọc khá buồn cười. Tuy nhiên cũng có vài điểm đáng lưu ý là quan điểm của Navarre về phương án giải cứu ĐBP và tình hình Bắc Bộ sau ĐBP, có review 1 số sách ĐBP. Bản dịch ở ta chỉ có từ phần 1 khi Navarre đến Đông Dương mà cắt đi phần đầu nói về WW2, theo em đây là điều đáng tiếc. Tóm lại: nên đọc vì dù sao Navarre cũng là tổng chỉ huy Pháp.
- ĐBP 1 góc địa ngục của Fall: chỉ tập trung và đi sâu vào diễn biến trận đánh theo kiểu viết biên nhật. Mặc dù còn nhiều hạn chế (Fall là bên thứ 3 và viết cuốn này năm 62) nhưng đây là cuốn sách tốt, rất nên đọc. Nên sở hữu thêm bản gốc (tiếng Anh) vì bản dịch ở ta cắt đi phần phụ lục ở cuối rất có giá trị về thống kê đơn vị, quân số, thương vong... 2 bên.
- Tướng Navarre với ĐBP của Pouget: không chi tiết bằng Fall nhưng cũng đáng để đọc. Tác giả ở phía bên kia nhưng khá khách quan. Nên sở hữu thêm bản gốc (tiếng Pháp) vì bản dịch ở ta thiếu bộ không ảnh các vị trí ở ĐBP cực kỳ giá trị.
- Trận chiến ĐBP của Roy: cũng viết theo kiểu biên nhật như Fall nhưng hơi bị nhiều văn nên em không khoái lắm. Ở ta có 2 bản dịch, bản đầu là ĐBP dưới con mắt người Pháp của NXB TPHCM có phần tư liệu&bình luận khá hay, tuy nhiên bản dịch cắt xén nhiều, nhất là những chỗ nói về thương vong của ta. Bản sau của NXB Hà Nội giữ nguyên tên gốc thì chất lượng dịch tốt hơn.
- ĐBP 170 ngày đêm bị vây hãm của Bergot (cựu binh ĐBP): đi khá sâu vào diễn biến trận đánh theo kiểu biên nhật cộng thêm chuyện của binh lính Pháp. Phong cách viết khá giống sách báo ta thời kháng chiến Grin Nhưng có nhiều thông tin và số liệu có giá trị (về phía Pháp).
- ĐBP từ góc nhìn của người lính Pháp của Bruge: cách viết hơi giống Bergot nhưng nhìn chung khách quan hơn. Điểm trừ là bản dịch ở ta mắc nhiều lỗi dịch thuật, tên riêng không viết đúng và chuyển hết thành phiên âm, có bị cắt xén 1 số chỗ liên quan tới chuyện tù binh.
- ĐBP cuộc đối đầu lịch sử mà nước Mỹ muốn quên đi của Simpson và Giờ phút ĐBP của Raphael-Leygues: 2 cuốn này không có gì đặc sắc, không đọc cũng được.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM