Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 09:59:16 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Nam Bộ - Những nhân vật một thời vang bóng  (Đọc 113142 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #70 vào lúc: 17 Tháng Chín, 2010, 10:13:08 am »

KỸ SƯ TRỊNH VĂN HÀ TỔNG ĐẠI DIỆN KHÁM LỚN RA CÔN ĐẢO

Kỹ sư Trịnh Văn Hà là đại điện tù Côn Đảo. Nhân dịp Cao ủy Bollaecrt về Pháp ghé đảo, chủ ngục ra lệnh tù diễn kịch cho Bollaecrt xem. Thay vì diễn hài kịch "Le Ledicin malgré lui " (Y sĩ bất đắc dĩ ) của Moliere, nhưng anh Thắng lại đọc bài diễn văn tố cáo chế độ thực dân xâm chiếm thuộc địa. Cả sân khấu đều như bị điện giật, nạn nhân trước nhất là chúa đảo đã để bọn tù áo trắng giỡn mặt với vị đại thần số một của Đông Dương.

Chúng tôi ra Côn Đảo ngày 6.8.1947, trong chuyến tù thứ ba; gần 400 anh em tù Khám Lớn xuống tàu. Cũng cần nhắc lại hai chuyến ra trước. Chuyến đầu tiên chở trên 300 tù cập bãi Nhà Thờ vào trưa ngày 27.5.1946. Phần lớn là anh em kháng chiến, trong đó có 56 người mang án tử hình và 22 chiến sĩ Vệ Quốc đoàn thuộc đại đội Ký Con bị bắt trong trận giao tranh tháng 11.1945. Đại đội trưởng Nhâm Ngọc Bình bị kết án tử hình, sau giảm xuống chung thân khổ sai. Dưới thời giám thị trưởng Gimbert, xảy ra vụ Công-plô, Pháp gọi là Affaire de Complot, mà chủ mưu là Gimbert bịa chuyện Giám thị trưởng Toustout thân Việt Minh để loại trừ phe không ăn cánh với chúng. Trong vụ này Gimbert sử dụng những tên tù gian Đoàn Công Thành, Nguyễn Thành Út, Lê Trọng Nghĩa bịa ra vụ "âm mưu cướp đảo” để thực hiện hai mục đích: loại giám thị trưởng và tạo cớ khủng bố tù kháng chiến. Vụ Complot gây tác hại nghiêm trọng đến mức Thủ tướng Nam Kỳ tự trị Nguyễn Văn Thinh phải đích thân ra đảo điều tra. Kết quả là tên Gimbert bị đổi đi. Nạn khủng bố cũng giảm bớt.

Chuyến tù thứ hai ra đảo ngày 2.9.1946. Anh em gọi đây là chuyến tù áo trắng. Đại úy Hornecker (người Pháp gốc Đức) cùng ra đảo trong chuyến tàu đó để nhận chức Giám đốc. Còn chức giám thị trưởng của Gimbert thì được Himaire thay. Hornecker là Đảng viên Đảng Xã hội Pháp nên đối xử với tù khác hơn các giám đốc trước. Ông nghiêm cấm gác-dan đánh đập tù vô cớ. Ông cũng xem lại toàn bộ vụ Complot và gửi báo cáo lên Cao ủy Pháp (tương đương với chức Toàn quyền Đông Dương trước 45). Nhờ vậy, Toustout được miễn tố. Các tù nhân bị Gimbert bắt oan được giải tỏa. 12 anh bị tố là Ban Tham mưu vụ cướp đảo trong đó có các anh Võ Oanh, Tư Ba Đào, Lương Văn Thắng, Nguyễn Văn Đường, Trần Văn Lai, Trần Văn Trung, Trần Văn Sử, Tư Mách, Tư Tỷ... được đưa về Khám 2 bổ sung kíp may quần áo tù. Do cách đối xử nhân đạo với anh em tù chính trị nên Hornecker được anh em gọi là "Đại úy Việt Minh".

Xin trở lại chuyến tù thứ ba ra đảo ngày 6.8.1947. Bấy giờ giám đốc đảo là đại úy Brulé thay đại úy Hornecker từ tháng 5.1947 theo lệnh của Cao ủy Bollaert. Anh em gọi tên này là thằng Ba Cháy. Khác với các tay võ biền, Jacques Brulé có bằng cử nhân văn chương và có tham vọng ghi dấu ấn của mình trong thời gian làm chúa đảo. Với số tù nhân mới ra, nhân số tù trên đảo lên tới số ngàn. Cụ thể là 960 người. Nắm cả phần xác lẫn phần hồn cả ngàn sinh mạng, oai lắm chớ. Công việc đầu tiên của Ba Cháy là sửa sang lại các cơ sở trên đảo như nhà giam Sở Muối để thay Sở Rẫy An Hải sắp sập đổ; tăng nhân công Sở Bản chế (Atelier) đóng một sà-lan gỗ trọng tải 40 tấn để chuyển hàng từ tàu lớn vô bờ.

Trận mưa ma-trắc tại Cầu Tàu 914
Trời yên biển lặng suốt ngày 6.8.1947, nhưng khi tàu cặp bến Cầu Tàu 914 thì giông bão nổi lên dữ đội . Cả đại đội thầy chú trực sẵn hai bên đường, thẳng tay nện ma-trắc xuống đầu anh em tù vừa mới tới cái cầu tàu đã được xây lên trên thân xác của 914 người tù xấu số. Không biết tục lệ tiếp đón tù Sài Gòn ra đảo bắt đầu từ đời tên chúa đảo nào, nhưng ý chí bất khuất của những người chiến sĩ sa cơ nhất định phải chống lại, dù phải trả giá nào. Cảnh tượng 400 tù nhân xếp hàng hai, tay mặt người này còng với tay trái người kia, bị đập dùi cui lên đầu lên mặt, máu chảy ròng ròng, thấm ướt cả áo quần, rơi xuống đỏ đường khiến bao nhiêu người sục sôi bầu máu nóng. Bọn gác-dan và lính đang điên cuồng nện dùi cui lên đầu lên cổ đám người chiến bại thì bỗng một tiếng thét vang lên dữ dội làm chúng giật mình dừng tay lại:

- Arrêtez! Pas de barbarie ici! (Ngừng tay lại ! Không được giở trò dã man ở đây !).

Tiếng thét thật oai. Giọng Tây chính hiệu người Paris. Bọn gác-dan Tây nhìn nhau ngơ ngác. Ai ra lệnh cho chúng dừng tay lại vậy? Ông Tây nào có quyền phá vỡ cái thông lệ "averse de matraques" (mưa dùi cui) để giằn mặt bọn tù Khám Lớn Sài Gòn. Chúng còn đang hoang mang thì một tiếng hô to tiếp theo, lần này bằng tiếng Việt:

- Ngẩng cao đầu mà đi tới, anh em ơi !

Thừa lúc bọn lính ngơ ngác, anh em tù ngẩng cao đầu tiến bước. Khí thế bỗng chốc đột biến. Chừng bọn gác-dan sực tỉnh lại thì bàn tay của chúng cũng đã bớt hăng hái. Và chúng biết trong chuyến tàu này, mấy trăm tù Khám Lớn ra đảo có một người phụ trách. Người đó là trí thức nói tiếng Tây cũng giòn như xừ Capitaine Jacques Brulé thuộc binh chủng Lê dương thiện chiến. Sự kiện đáng chú ý này được báo lên giám đốc Ba Cháy và ngay hôm sau, đại diện được Ba Cháy mời lên văn phòng:

- Anh là kỹ sư nông nghiệp, tên Trịnh Văn Hà, lại còn có tên là Nguyễn Văn Tư, sao nhiều tên vậy?

- Nguyễn Văn Tư là tên cha mẹ đặt. Còn Trịnh Văn Hà là tên kháng chiến.

Ba Cháy gật gù:

- Cán bộ Việt Minh nào cũng có thêm cái tên tự đặt mà tôi gọi là "nom de guene" (tên chiến sĩ ). Anh là kỹ sư canh nông, tất nhiên là anh yêu thiên nhiên cây cỏ, thích trồng trọt. Vậy tôi giao cái vườn rau cải của giám đốc cho anh trông coi. Có được không?

Tư Hà nhìn theo cánh tay của Ba Cháy. Đó là một vuông đất gần như vuông vức bề cạnh 50 thước, đang trồng cải xà lách, cà tô mát và măng tây.

Anh gật đầu:

- Ra đây mà được ông giao việc đúng với ngành nghề thì thật là một may mắn cho tôi.

Ba Cháy nhìn thẳng vào mắt Tư Hà nói:

- Tôi chỉ yêu cầu anh một việc: Chấm dứt ngay cho việc kích động tù nhân chống lại lính gác-dan như hôm qua.

Tư Hà nhìn Ba Cháy, thẳng thắn đáp:

- Ông dùng chữ kích động là không đúng. Tôi chỉ phản ứng theo bản năng tự vệ. Chúng tôi mới tới đảo, chưa vi phạm một nội qui nào mà bị một trận mua matraque tàn bạo như vậy là không thể chấp nhận được. Tôi chỉ la lên : "Hãy dừng tay lại". Chỉ có thế thôi. Với tư cách là "représentant général" (tổng đại diện) tôi phải lo cho anh em cũng như cho bản thân lôi, những người chiến sĩ bưng biền phải được đối xử tử tế. Đại úy là người Pháp mới, biết kính trọng các chiến sĩ bưng biền thời chống quân Đức chiếm đóng trong Đệ nhị thế chiến thì chúng tôi cũng mong đại úy thông hiểu tâm trạng của chúng tôi.

Ba Cháy gật gù một lúc rồi nói:

- Bắt đầu từ hôm nay, anh trông coi cái potager (vườn rau) của tôi. Tôi có hạt giống melon (dưa hấu Tây), anh trồng thử xem.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #71 vào lúc: 17 Tháng Chín, 2010, 10:18:30 am »

Tư Hà bắt đầu tìm hiểu tên chúa đảo Jacques Brulé. Bọn Tây xem Côn Đảo là vùng đất quân sự nên giao cho sĩ quan Hải quân trông coi. Ba Cháy, gọi theo anh em tù: quan ba thì gọi là Ba, quan tư thì gọi là Tư, Brulé là Cháy-là nhà binh, nhưng có khác một chút: anh ta đậu cử nhân văn chương. Điều này rất hiếm. Tư Hà biết sở thích và cũng là sở trường của chúa đảo nên thường đem văn chương ra nói mỗi khi gặp ông ta. Cần tạo tình cảm trước đã rồi tùy nghi mà đưa ra từng vấn đề cải thiện đời sống trong khám giam.

Ba Cháy thường mặc sắc phục đại úy Lục quân, quần short, sơmi kaki vàng, đội calot, vai mang ba lon vàng. Mặt xương cương nghị.

Tư Hà chăm sóc vườn rau của chúa đảo xanh mướt hơn trước. Ba Cháy rất hài lòng về mấy chục cây melon lần đầu tiên được trồng trên đảo. Tư Hà chỉ để mỗi dây một hai trái, do vậy mà trái rất to. Chiều chiều hai vợ chồng chúa đảo thích ra vườn rau ngắm dưa hấu Tây. Có một trái to nhất, có thể cắt cuống đem về nhà ăn, nhưng Marianne-vợ Ba Cháy thích để lại vườn để chiều chiều ra ngắm.

Thế rồi, hôm sau trái melon "yêu quí" bỗng nhiên mất tích. Bà vợ chúa đảo cự Tư Hà ác liệt. Nhưng Ba Cháy biết tù nhân không ai dám làm hỗn như vậy. Ông ta điều tra thì té ra mụ đầm vợ thiếu tá hải quân Meynier lén hái trái dưa đẹp nhất vườn. Thiếu tá Maynier chỉ huy trạm liên lạc hải quân của Hạm đội Viễn Đông đặt trên đảo để tăng cường an ninh trên đảo theo yêu cầu của Ba Cháy. Sau đó Marianne xin lỗi Tư Hà và tiếp tục tìm người tù kỹ sư canh nông để nói chuyện tào lao cho qua những ngày sống lưu đày trên hòn đảo ngục tù. Nhờ tình cảm của Marianne mà Tư Hà được Ba Cháy tín nhiệm thêm.

Qua những trao đổi có vẻ như bâng quơ Tư Hà được biết quan điểm về tù chính trị của chúa đảo. Ông ta nhận định tù chính trị khó cai quản gấp mấy lần tù thường phạm, khó về mọi phương diện. Trước Brulé, quan ba Việt Minh - tức chúa đảo người Pháp gốc Đức Hornecker đã có những cải tiến chế độ nhà tù dễ thở hơn thời tên ác ôn Gimbert. Brulé cứ tiếp tục hệ thống tổ chức do đại úy Việt Minh để lại. Khẩu hiệu của Ba Cháy là "chuyện ai nấy làm". Thấy Ba Cháy thích văn chương, Tư Hà đề nghị lập ban kịch để giải trí cho anh em trên đảo. Ba Cháy đồng ý ngay với điều kiện là phải diễn kịch Pháp, diễn viên phải nói tiếng Pháp.

Tư Hà liền liên hệ với các anh có năng khiếu về kịch như các anh Phan Văn Đại, Lương Văn Thắng, Lưu Văn Lê, Hoàng Hữu Kình chuẩn bị kịch bản và diễn viên. Anh Phan Văn Đại có vở kịch thơ, anh Lương Văn Thắng có vở kịch "Hội sợ vợ", anh Lưu Văn Lê kiếm được vở kịch của Molière tựa là "Le médecin malgrélui" (Thầy thuốc bất đắc dĩ ). Để làm vừa lòng Ba Cháy, ban kịch diễn vở hài kịch "Thầy thuốc bất đắc dĩ", rất được Tây đầm khen tù chính trị Việt Minh diễn kịch thật hay, nói tiếng Tây "giòn rụm". Thừa thắng xông lên, anh em xin được diễn kịch tiếng Việt, tất nhiên nội dung được dịch ra cho Ba Cháy duyệt trước. Vở "Hội sợ vợ" được Ba Cháy thông qua và anh em tập tuồng để chuẩn bị chương trình văn nghệ Xuân Mậu Tý (1948).

Giáp Tết năm ấy, có phái đoàn chính phủ Nam Kỳ ra thăm Côn Đảo gồm có Trần Văn Ân, Bộ trưởng thông tin, Nguyễn Khắc Vệ, Bộ trưởng tư pháp và Lê Tấn Nẫm, Thứ trưởng nội vụ. Trong dịp này, Ba Cháy mời khách quí xem tù diễn kịch. Đêm diễn có vở hài kịch "Le bourgeois gentilhome" (Trưởng giả học làm sáng), nhạc cảnh "Công chúa ngủ trong rừng", kịch vui "Hội sợ vợ"... Khán giả hết lời ca ngợi. Vợ thiếu tá hải quân Meynier nói: "Tôi có cảm tưởng như ngồi trong một rạp hát ở Paris". Gác-dan Loiseau xin xem cho được các bộ quần áo sang trọng của các diễn viên đóng vai trưởng giả. Hắn trố mắt kinh ngạc khi thấy áo lộng lẫy trong đêm diễn bằng bao bố tời nhuộm, râu tóc làm bằng tơ gai, phấn son là thuốc đỏ, ký ninh vàng... Trần Văn Ân buột miệng tuyên bố: "Ở tù như mấy anh có khác nào đi nghỉ mát". Một diễn viên đốp lại: "Vậy thì xin mời ông ra đây nghỉ mát". Chuyện diễn kịch ở đảo đã gây tiếng vang mà suốt đời Cao ủy Bollaert không thể nào quên.

Mùa thu năm 1948, Bollaert mãn nhiệm kỳ Cao ủy. Trên đường về Pháp, hắn ghé Côn Đảo. Nhân dịp này, Ba Cháy lại khoe đội kịch tù chính trị Việt Minh. Hắn ra lệnh cho đội kịch diễn tuồng "Le médecin malgré lui”. Ban kịch hội ý rất lâu về việc có nên làm trò cười cho tên thực dân đáng ghét đó hay không? Tư Hà cương quyết không diễn kịch phục vụ thằng chó chết Bollaert. Anh Lương Văn Thắng thì đề nghị nhân đêm kịch, ta tố cáo tội ác thực dân trên hòn đảo địa ngục trần gian này. Sau cùng đi tới nhất trí: diễn kịch trước, tố cáo sau. Tư Hà lãnh phần soạn diễn văn tố cáo, còn Lương Văn Thắng là người đọc bài diễn văn đó, vì Thắng là người đề xướng tố cáo chế độ Côn Đảo trước mặt Bollaert. Đội kịch cũng nhất trí rút đêm diễn còn lại một màn ngắn gọn, rút bớt số diễn viên để hạn chế tổn thất. Chỉ còn năm diễn viên trong ban kịch tù áo trắng gồm các anh Lương Văn Thắng, Nguyễn Ngọc Lân (thư ký Kho bạc), Trần Duy Giang (thư ký văn phòng giám đốc), Lưu Phè (Sở rẫy) và Quảng (hợp tác xã tiêu thụ).

Bollaert xem kịch ngay trên tàu viễn dương chứ không thèm bước xuống hòn đảo ngục tù. Ba Cháy cho cũng đưa đội kịch ra tàu lớn. Trên tàu có các khán giả cao cấp như đô đốc tư lệnh hải quân Pháp tại Viễn Đông Battet và đám phóng viên hãng AFP (Agence Francaise de Presse) các báo Joumal d'Extrême Orient (Viễn Đông nhật báo), Courrier de Saigon (Sài Gòn nhật báo). Vợ chồng trung tá hải quân Meynier và vợ chồng Ba Cháy tất nhiên cũng có mặt trong đêm lịch sử này.

Bất ngờ làm sao, thay vì diễn kịch trước, tố cáo sau thì Lương Văn Thắng tự tiện thay đổi chương trình. Màn vừa kéo lên, thay vì đào kép ra thì anh Thắng dõng dạc bước ra móc túi lấy tờ diễn văn ra đọc. Ba Cháy xanh mặt, nhưng không đối phó kịp. Anh Thắng tố cáo chế độ thực dân được vài câu thì Bollaert xô ghế đứng lên nạt lớn: "Assez! Vous êtes tous des tenoristes, des assassins" (Thôi đi! Mấy người đều là quân khủng bố, quân sát nhân).

Đêm kịch kết thúc hoàn toàn bất ngờ cho cả hai phía. Phía Bollaert, Battet các phóng viên bất ngờ đã đành, còn đội kịch cũng bất ngờ. Trong một phút bốc đồng, anh Thắng đã phá hỏng kế hoạch mà Tư Hà bố trí theo nguyên lý "tiên lễ hậu binh", giao hữu trước tạo không khí thân thiện rồi tố cáo sau. Liều thuốc đắng phải bọc đường cho dễ nuốt. Đó là kinh nghiệm quý báu rút ra trong đêm kịch lịch sử có một không hai trên đảo. Ba Cháy giải tán ngay đêm kịch, hết lời xin lỗi thượng cấp bỏ qua cho. Ngay đêm đó ban kịch bị nhốt cát-xô. Ba Cháy điểm mặt Trần Duy Giang là thư ký văn phòng hắn ta: Tu m'as trahi ! (Mày phản tao!). Có một an ủi lớn dành cho năm anh diễn viên: người lính Malgachè (đảo Madagascar) có nhiệm vụ đưa rước đội kịch bằng canô đã nhiệt liệt ca ngợi tinh thần dũng cảm chống thực dân đế quốc của dân tộc Việt Nam mà năm anh là tiêu biểu. Tinh thần đó đã đánh thức ý chí quốc gia dân tộc của người lính coi tù này.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #72 vào lúc: 17 Tháng Chín, 2010, 10:22:26 am »

Sau đêm kịch đó, Ba Cháy hiện nguyên hình là một ngụy quân muốn biến nhà tù thành một trung tâm giáo dục để phục hồi nhân phẩm. Không thực hiện được ý đồ đó, hắn ta quay 180 độ, siết chặt lại, cấm tù áo xanh không được ra khỏi trại trong ngày nghỉ, bắt tù áo trắng tối phải vào Bagne I ngủ, lập chế độ cấm cố tại Khám 6. Ba Cháy còn có vài thất bại lớn nữa là trong hai năm làm chúa đảo của hắn xảy nhiều chuyến vượt đảo mà vang dội nhất là vụ 25 tù cướp ghe máy khi ra khơi đánh cá. Cuộc vượt đảo này do anh Nguyễn Văn Chì, chiến sĩ Ban công tác số 4 chỉ huy, có sự nội ứng của hai giám thị Nguyễn Văn Đang và Nguyễn Văn Ngọc. Hai giám thị người Pháp Barère và Mougues bị tù tước súng. Mougues nhảy xuống biển, bị tù bắn chết. Ngày hôm sau thuyền máy cặp biển Mỹ Thanh (Bạc Liêu). Hai thầy chú Đang và Ngọc được giác ngộ tham gia kháng chiến. Gác-dan Barère cũng được tù vượt ngục xin tha tội chết đã tỏ ý ân hận về tội hành hạ tù Côn Đảo những năm trước.

Chúa đảo Tư Hố, lấy độc trị độc
Cuối năm 1948, thiếu tá Henri Lafosse (anh em đặt tên Tư Hố) tới thay Ba Cháy làm giám đốc Côn Đảo. Lúc này đội ngũ tù nhân Côn Đảo đã bầu ban lãnh đạo thống nhất gồm các anh: Nguyễn Đình Thâu (khám tử hình), Trịnh Văn Hà (Sở rẫy giám đốc), Lê Trung Khá (Khám 6), Tư Ba Đào (nguyên là cặp rằn Khám 3 Khám Lớn Sài Gòn được giác ngộ trong cuộc cách mạng Khám đường năm 1946) và Phan Văn Đại (Ban công tác thành).

Ngày 7.11.1948, gác-dan Bénares Sở Củi đánh chết anh Trần Văn Tôn, người đi đầu trong cuộc lãn công, ban chấp hành ra lệnh đấu tranh. Tất cả tù chính tri, kháng chiến hay tù tư pháp tù áo trắng cũng như tù áo xanh đều nhất tề hưởng ứng. Toàn bộ sinh hoạt trên đảo đều tê liệt. Tư Hố lấy làm lo. Hắn phạt giam xà lim bảy người mà hắn cho là cầm dầu. Đó là các anh Tư Hà, Vũ Ngọc Toàn, Hoàng Phúc, Trần Nhật Quang, Lê Tam, Đỗ Văn Đích và Bát. Bảy anh tuyệt thực phản đối. Tới ngày thứ bảy, Tư Hố phải hủy bỏ lệnh giam xà lim.

Sau đó gác-dan Jurvarver bắn chết anh Ba Minh tức Đồng Văn Huy tại Banh I vì anh đòi bỏ còng ròng rã ba năm liền. Tiếp theo tên Novac, chủ Rờ sẹc đánh chết anh Nguyễn Văn Điều bị vu tội vượt ngục. Trước chế độ tàn bạo đó, tù nhân cương quyết vượt đảo. Vụ vượt ngục ở Bảy Cạnh khiến Tư Hố lo sợ. Hải đăng ở hòn Bảy Cạnh đang sửa chữa với số tù lấy từ Sở lưới và Chỉ Tồn. Tháng 5.1949, Tư Hố quyết định đưa một kíp tù sang ở hẳn Bảy Cạnh để giảm thời gian đi về. Kíp thợ này gồm 44 người do anh Đặng Văn Hà tức Hà Lào chỉ huy. Hà Lào là tình báo Khu 6 bị địch bắt ở Nha Trang đưa về Khám Lớn Sài Gòn, sau đó đưa ra đảo.

Một sáng giữa tháng 5.1949, Hà Lào và các đồng chí bắt gọn tên gác-dan Charton rồi lên hải đăng bắt gác-dan Brasiller, vợ chồng người gác hải đăng Dupay, đoạt một tiểu liên, một súng trường và một số lựu đạn. Ngay ngày đó họ đóng xong một thuyền dài 6 mét, ngang 2,5 mét. Thuyền được bọc thiếc, ép vải, sơn bên trong. Không may khi hạ thuyền gặp sóng xô vào bờ đá vỡ tan. Anh em vớt lên đóng lại, so với 50 người vượt ngục thì thuyền quá nhỏ, khi được đóng lại. Do bất đồng ý kiến nên tốp đóng thuyền hạ thủy sớm, về đất liền, bỏ lại 19 người đã chủ trương không phá hải đăng, không cướp bóc và đối xử nhân đạo với các gác-dan. Nhờ tư cách đó mà số người này được đám gác-dan nói tốt với Tư Hố. Anh Hà Lào dặn anh em khai giống nhau là chỉ muốn về với gia đình chớ không tán thành phá hải đăng, đánh đập các gác-dan, vì vậy mà những người chỉ huy vượt ngục bỏ chúng tôi lại. Vợ người gác hải đăng Dupay là người Tư Hố đặc biệt ưu ái cũng bảo vệ số anh em bị bỏ lại. Nhờ đó số anh em này được cho nằm dưỡng bệnh tại nhà thương thay vì nhốt cát-sô.

Dưới thời Tư Hố, anh em phát động phong trào trừ gian. Phong trào này do anh Nguyễn Đình Chính tức Chính Heo-trưởng ban công tác I đề ra: "Ban công tác thành có sứ mạng giết giặc trừ gian". Anh em đã diệt tên Nguyễn Văn Tốt, tay sai chủ Sở bản chế Normand và tên điềm chỉ ở Sở lưới Võ Phương Ninh.

Vụ diệt tên mật thám Trần Dư do hai anh Nguyễn Quốc Hương và Nguyễn Trí Tuệ đang còn làm cho bọn tù gian hoang mang thì tên chỉ điểm Sổ ở Sở củi bị Hoàng Kiếm Thanh khử làm chấn động cả đảo. Hoàng Kiếm Thanh là tay anh chị ở Khám Lớn Sài Gòn được anh em tù nhân giáo dục dưới thời tổng đại diện Hoàng Xuân Bình. Tiếp theo là tên chỉ điểm Vàng ở nhà thương cũng bi hai anh Giáp và Sáu Cầy diệt ngày 5.12.1950. Tháng 11.1950, tạp chí "Côn Đảo mới" công bố danh sách Ban chấp hành Liên đoàn tù nhân gồm các anh Tư Ba Đào, chủ tịch; Trịnh Văn Hà, phó chủ tịch kiêm tổng đại điện; Trương Anh Tuấn, trưởng ban tuyên truyền; Lê Ngọc Hương, trưởng ban huấn học và Nguyễn Tiếp, trưởng ban xã hội.

Tư Hố có sáng kiến lấy độc trị độc lập ra Liên minh dân chủ xã hội, gọi tắt là Liên xã gồm toàn tù gian thuộc các nhóm phản động như Quốc dân đảng, Đại Việt, Cao Đài, Hòa Hảo với những tên cầm dầu Nguyễn Văn Tân, Lê Trung Chánh, Nguyễn Văn Kỷ, Già Huệ, Võ Văn Nguyệt. Được giám thị trưởng Rognon bao che, Liên xã đem dao nhọn vô khám hành hung Ban chấp hành tù nhân khu. Trong hai tháng sử dụng Liên xã, Tư Hố đã đưa 250 tù kháng chiến vào biệt lập. Nhưng anh em tù nhân vẫn giữ được tinh thần trước bọn Liên xã được Tư Hố đưa lên trị tù kháng chiến theo kiểu cặp rằn trước đây.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #73 vào lúc: 17 Tháng Chín, 2010, 02:24:00 pm »

Chiến tích âm thầm của Ban chấp hành Liên đoàn tù nhân dưới thời Tư Hố là gây được phong trào đời sống mới. Báo chí và văn nghệ phát triển mạnh. Báo có các tờ "Côn Đảo mới", tiếng nói của liên đoàn, tờ "Đời sống mới", tờ "Văn nghệ”.. . Các khu có báo "Cởi áo giang hồ" (tù thường phạm), “Bạn tù” (Khám tử hình), tờ "Đoàn kết" (Sở rẫy An Hải), “Tiến lên" (Lò vôi), “Xây dựng" (kíp thợ hồ), "Thắng lợi" (Sở củi), "Tiền phong" (Chỉ  tồn) . Hai tờ "Lao động" và "Công nhân" ra hàng tháng.

Về văn nghệ thì các ca vũ khúc nở rộ như Ngày giải phóng, Mộng thoát ly, Tình không biên giới, Mùa gió chướng, Ma Thiên lãnh... Hai anh Châu Nháy ở Nhà bếp và Bình ở nhà đèn làm ra những cây đàn cũng bằng gỗ thùng cầu, dây đàn làm bằng dây điện. Nhạc sĩ Nguyễn Sáng điều khiển dàn nhạc thu hút được chủ Sở Nhà thương Pétronali và bác sĩ Jean Charles.

Với phong trào đời sống mới, anh em cổ võ nếp sống văn minh, vệ sinh, ngăn nắp, không chửi thề. Chuyện vui là giám thị Dominique Mai mở miệng là Đ.m.cũng hưởng ứng. Nhưng quen miệng, anh ta lại Đ.m. Để tỏ ra tiến bộ, anh ta cũng tự vả vào miệng mình và đứng nghiêm như thể lệ đề ra.

Chuyện ít người biết là bác sĩ Jaen Charles là đảng viên xã hội Pháp, mến mộ tổng đại diện Hoàng Xuân Bình ở Khám Lớn Sài Gòn, ra đảo tìm ngay kỹ sư Trịnh Văn Hà mà anh Bình đã giới thiệu. Bác sĩ bảo anh Tư Hà thông báo cho anh em biết, cứ luân phiên khai bệnh để bác sĩ cho nghỉ dưỡng sức. Bác sĩ Charles rất thích đọc báo tù và khi hết nhiệm kỳ ở Côn Đảo ông xin vài tờ mang về Pháp làm kỷ niệm.

Tư Nghêu (Jarty) mất cảnh giác với trại tù binh
Thiếu tá H. Jarty thay thiếu tá Lafosse. Tên này có thói thích ăn nghêu nên anh em gọi nó là Tư Nghêu. Tư Nghêu gây ấn tượng dữ dằn là đánh tù ngay khi tàu rời bến Bạch Đằng. Anh em hát quốc ca chào đất liền để ra đảo. Tư Nghêu thẳng tay đàn áp. Tới Côn Đảo, hắn còn đuổi theo đánh tới Banh 1. Hắn với giám thị trưởng Patxi (thay tên Rongnon) là cặp bài trùng chuyên chỉ huy bọn ác ôn đánh tù Chí Hòa vừa ra đảo. Hắn đánh anh Lý Hải Châu chết giấc khi biết anh Châu lãnh đạo cuộc tuyệt thực 11 ngày tại khám Chí Hòa. Tư Nghêu tiếp tục chủ trương dùng bọn Liên xã đàn áp tù kháng chiến. Lúc này Liên xã đông tới 300 tên. Tại Sở lưới, có tên Trần Văn Khánh là tay sai đắc lực của chủ sở Mathieu. Các anh Vũ Ngọc Chung, Châu Bình Phong, và Nguyễn Thông quyết đánh đổ tên này, nhưng thất bại. Châu Bình Phong bị lôi về hầm xay lúa đánh đập ác liệt. Vũ Ngọc Chung bị đưa về khu biệt lập. Bọn Liên xã ở Sở lưới đâm chết anh Trần Văn Vinh ngày 3.5.1954. Còn ở các sở khác thì vai trò của Liên xã kết thúc sớm. Dần dần số Liên xã tuột xuống còn 100 tên. Tên cầm đầu Nguyễn Văn Tân thắt cổ tự tử ngày 27.2.1953. Có dư luận cho rằng tên Tân bị bức tử vì dính líu vụ thâm lạm 200.000 đồng ở hợp tác xã tiêu thụ. Lê Trung Chánh cũng chết vì bệnh lao. Còn Võ Văn Nguyệt thì về sau bỏ Pháp theo Mỹ.

Tù kháng chiến dù bị đưa vô khu biệt lập vẫn sống có tổ chức, được học văn hóa, chính trị. Anh Bảy Vinh, cũng có lúc lấy tên là Bảy Định, Đào Năng An, nguyên chủ bút báo "Chống xâm lăng", cơ quan của Thành bộ Việt Minh Sài Gòn-Chợ Lớn năm 1947 , là giảng viên xuất sắc. Bạn tù học được ở anh phương pháp duy vật biện chứng và phong cách đạo đức của người cách mạng trong tù. Về học tập chuyên môn thì hai kỹ sư nông nghiệp Trịnh Văn Hà và Lưu Văn Lê tổ chức thảo luận về Chương trình khai thác Đồng Tháp Mười. Nhiều anh em tham gia nhóm Thanh niên Đồng Tháp Mười với ước mơ trở về cải tạo Đồng Tháp Mười thành vựa lúa lớn nhất Đông Nam Á sau khi mãn tù.

Sự kiện lớn nhất dưới thời Tư Nghêu là cuộc vượt ngục lớn nhất trong lịch sử Côn Đảo ngày 12.12.1952.

Ngày 3.5.1951 , chuyến tù binh đầu tiên tới Côn Đảo. Tất cả tù binh là bộ đội Trung Bắc Bộ được đưa về Banh II giam trong hai Khám 6 và 7. Ngày 6.10.1951, thêm chuyến tù binh thứ hai gồm 135 người từ Bắc Bộ đày ra đảo, giam ở ba Khám 1, 2, 3 Banh II. Cả hai đoàn tù binh đều xin gia nhập Liên đoàn tù nhân Côn Đảo.

Bây giờ chúa đảo Tư Nghêu đang tu bổ con đường đồn điền từ Sở rẫy An Hải qua Sở rẫy Chuồng Bò. Năm 1952, hắn mở thêm con đường ra Bến Đầm. Và hắn sử dụng lực lượng tù binh làm nhân công làm đường.

Tháng 7.1952, lại thêm chuyến tù binh thứ ba ra đảo, giam tại Banh III. Tháng 10.1952, lại thêm hai chuyến tù binh nữa gồm 160 người, cũng đưa về Banh III. Đến tháng 12.1952, tổng số tù binh lên 548 người. Sự kiện 12.12.1952 gọi là sự kiện Bến Đầm đáng ghi nhớ. Cuộc vượt ngục có đến 200 người tham gia vừa chết vừa bị bắt.

Xin tóm tắt cuộc vượt ngục táo bạo này. Năm 1952 là năm tù nhân lập phương án vũ trang giải thoát. Bộ phận làm đường ở Bến Đầm tiến hành đào hầm bí mật ngay dưới lán để đóng thuyền vượt ngục. Lán rộng 6 mét, dài 30 mét nằm trong thung lũng giữa mũi Cá Mập và vịnh Bến Đầm. Từ 6 giờ chiều đến 10 giờ đêm, anh em đào hầm dưới gầm giường. Bất ngờ giữa chừng gặp tảng đá to hơn hai mét khối, nặng vài ngàn cân. Phải nhờ thợ mỏ đánh sập tảng đá xuống hố. Dưới hai căn hầm bí mật, năm chiếc khung thuyền đã đóng xong. Không may năm ấy mùa gió chướng tới chậm. Lại thêm tên Hoàng Minh phản, khai cho gác ngục bắt anh Phan Cơ.

Ngày 12.12, cuộc bạo động nổ ra, bắt đầu từ Bến Đầm, 28 tổ xung kích trói gọn 28 lính da đen. Một tên chạy thoát. Bấy giờ là 11 giờ trưa, 16 giờ ta hạ thủy năm chiếc thuyền thúng may bọc vải, có đủ buồm chèo. Hai thuyền bị vỡ cách bờ không xa. Ba thuyền đi được thì tới sáng thấm nước, nước tràn vào lưng thuyền. Nhiều người phải nhảy xuống biển hy sinh cho nhẹ thuyền. Theo báo cáo của giám đốc Tư Nghêu thì có 198 người vượt đảo. Số bị bắt lại là 117, 81 người chết chìm giữa biển. Những người sống sót, Tư Nghêu tới cự bác sĩ, nhưng Barbier vẫn làm đúng thiên chức của người thầy thuốc. 117 tù vượt đảo bị đưa ra tòa xử. Luật sư Nguyễn Hữu Thọ đã biện hộ cho tất cả trắng án, nhấn mạnh chế độ nhà tù quá khốc liệt làm anh em phải nghĩ tới việc vượt ngục. Lính da đen làm nhân chứng không tố cáo những người đã bắt trói họ, bởi vì những người này chỉ muốn về nhà với vợ con.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #74 vào lúc: 17 Tháng Chín, 2010, 02:28:08 pm »

Thiếu tá Blanck, chúa đảo Pháp cuối cùng ở Côn Đảo
Thiếu tá Aloise Blanck nhận chức giám đốc Côn Đảo vào mùa hè năm 1953, lên làm chúa đảo nhằm lúc thực dân đang thời mạt vận, khí thế tù nhân đang lên với tin chiến thắng dồn dập. Thống tướng De Lattre de Tassigny, danh tướng số một của nước Pháp sang Đông Dương kiêm luôn hai chức cao nhất là Cao ủy và Tổng tư lệnh tối cao, hy vọng lật ngược thế cờ. Nhưng đó chỉ là ảo vọng. Chiến thắng Điện Biên Phủ tiếp theo là Hiệp định Genève như thêm sức, như chấp cánh cho anh em tù nhân.

Một sự kiện đáng ghi nhớ là việc tù nhân tranh thủ được tình cảm của thầy chú, cụ thể là vợ chồng y tá Lộc mua giúp radio đặt trong nhà mình cho anh em tù kháng chiến nghe tin tức. Nhờ vậy mà ta nắm được tình hình rõ hơn tên chúa đảo Blanck. Cô Châu, con giám thị Cư thường mở radio ở Nhà thương cho anh em nghe. Ông Trần Văn Thiều, thư ký kho bạc và gác-dan Sami (người Ấn) cùng tổ chức cho anh em nghe lén radio trong nhà hai ông. Anh Minh Nam tức Lê Xuân Cương ở Nhà thương tổng hợp tin tức cho Đảo ủy. Ban chấp hành Đảo ủy gồm có anh Nguyễn Văn Thi, bí thư, Đỗ Hoàng Trừ, phó bí thư kiêm chủ tịch Liên đoàn, Vũ Hồng Vũ, thường vụ, và các anh Nguyễn Văn Nghĩa, Lê Khắc Thành, Trần Công Hiệu, Hoàng Nam tức Phan Xuân Tiềm. Đảng bộ Côn Đảo xác định nhà tù là một mặt trận trong cuộc kháng chiến, tù nhân là một lực lượng của cuộc kháng chiến. Đảng bộ cũng giải tỏa đám mây mù quan điểm sai lầm ở tù là có tội, bị Đảng bỏ rơi, không chỉ đạo mặt trận tù nhân.

Nhiều cuộc vượt ngục xảy ra dưới thời thiếu tá Blanck. Có vụ tranh thủ cả giám thị cùng xuống thuyền về đất liền như vụ cuối thu 1953, bốn nhân viên Rờ-sạc cùng 40 tù nhân kéo gỗ ở Bảy Cạnh vượt đảo. Rất tiếc là thuyền bị sóng xô vô đá ngầm vỡ tan. Tấp vào Hòn Cau, họ lại đóng bè đi nữa nhưng không gặp gió chướng nên lênh đênh trên biển và bị bắt lại.

Đêm 31.12.1953, ba anh Võ Nguyên, Nguyễn Đức Triêm, Phan Văn Giàu cùng người tù thường phạm thạo nghề thuyền bè hạ thủy thuyền mây tại mũi Lò Vôi giữa lúc bọn Tây đang ăn uống no say mừng tết Tây. Không may thuyền mây lạc tận đất Xiêm. Nhà cầm quyền Xiêm trả họ về Sài Gòn, Tây giam họ tại Chí Hòa. Sau đưa về trại Hạnh Thông Tây (Gò Vấp).

Trước khí thế của tù nhân, Blanck phản ứng điên cuồng như chó cắn bậy. Đảo ủy chỉ định anh Trịnh Văn Hà, Lê Văn Thống (Tổng đại diện và Phó tổng đại diện tù án) làm Chủ tịch và Phó chủ tịch ủy ban tranh đấu. Các anh Nguyễn Trí Tuệ, Hoàng Phúc phụ trách Ban an ninh. Hiệu lệnh đấu tranh mở màn bằng bài hát Lên Đàng. Nếu địch khủng bố, thì hát bài Chiến sĩ Việt Nam. Lúc chống khủng bố ác liệt thì hát Tiến quân ca.

Cuối cùng rồi thiếu tá Blanck cũng phải thi hành hiệp định Trung Giả trao trả tù binh. Chiều ngày 26.9.1954, hơn một ngàn tù chính trị xuống tàu về đất liền. Trừ 14 người Khmer và bốn người Lào được đưa về Sài Gòn, tất cả đều thẳng tới Sầm Sơn (Thanh Hóa), Ban lãnh đạo trên chuyến đó có anh Đỗ Hoàng Trừ (quyền bí thư Đảo ủy), Trần Công Hiệu, Lê Khắc Thành, Trần Khắc Du, anh Trịnh Văn Hà là tổng đại diện, Lê Văn Thống, phó Nguyễn Trí Tuệ, Hoàng Phúc là trưởng và là phó Ban an ninh.

Sáng ngày 1.10.1954, anh em treo cờ Việt Nam trên tàu. Trung úy thuyền trưởng yêu cầu ta hạ cờ. Tổng đại diện Tư Hà đã tranh luận với hắn như sau: Ce n'est plus le drapeau planté sur le bunker de Castries. Nous sommes dans les eaux territoriales de notre Patrie qui vient de recupérer son indépendance. (Đây không phải là lá cờ cắm trên hầm tướng De Castries. Chúng tôi hiện đang đứng trên lãnh hải của Tổ quốc chúng tôi vừa giành lại được nền độc lập).

Tù nhân cương quyết không hạ cờ, thuyền trưởng lệnh cho tàu lùi lại. Các anh Trừ, Hiệu, Du hội ý rồi ra lệnh: ai biết bơi thì nhảy xuống biển lội vào bờ. Trong không khí sục sôi, nhiều người nhảy xuống biển. Thuyền trưởng đành chịu thua, cho tàu tiến vào bờ. Rất tiếc có ba anh Tính, Phụng, Cả không đủ sức bơi, chìm hẳn trên dòng sông Chu. Đây là một khuyết điểm Ban tranh đấu nhìn nhận đã thiếu sáng suốt, đẩy quá trớn tâm lý quần chúng một cách không cần thiết.

Trong cuộc kháng Pháp 9 năm, tôi không may nếm mùi địa ngục trần gian ngoài Côn Đảo hết bảy năm. Nhưng trong cái không may đó, tôi rút ra được nhiều điều hay. Thời gian ở đảo cho tôi thấy tình đồng đội, đồng chí và tình yêu nước là sức mạnh vô biên giúp con người vượt qua mọi thử thách, dù ác liệt tới đâu, để giữ vững khí phách của người kháng chiến Việt Nam.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #75 vào lúc: 28 Tháng Chín, 2010, 03:56:28 pm »

DŨNG KHÍ NGUYỄN NGỌC NHỰT

Kỹ sư Nguyễn Ngọc Nhựt đang sống trong nhung lụa ở thủ đô Paris với cô vợ đầm bỗng anh ruột là kỹ sư Nguyễn Ngọc Bích từ Sài Gòn qua báo "chú nên về nước tiếp tục sự nghiệp dang dở của anh”.

Vậy là ông Nhựt về nước tham gia kháng chiến. Ông bị bắt trong trận càn lớn vô Đồng Tháp Mười ngày 2. 6. 1949.

Địch dụ dỗ đưa cả cô vợ đầm từ Pháp qua, nhưng Nguyễn Ngọc Nhựt vẫn không đầu hàng kẻ thù.


Tòa biệt thự nằm bên bờ sông Seine, ngoại ô Paris, trông thật xinh xắn và ấm cúng. Từ cửa sổ phòng ngủ, kỹ sư Nhựt nhìn tháp Eiffel cao ngất. Trên chót tháp cao, có nhà hàng sang trọng, du khách thích ngồi ăn và ngắm kinh thành Ánh Sáng dưới chân mình. Nhựt cũng từng đưa vợ đến nơi hẹn hò nổi tiếng này vào những đêm đẹp trời. Những hôm nay, Nhựt nhìn tháp Eiffel với niềm ưu tư. Anh vừa được thư của anh ruột từ quê nhà gửi anh. Anh lẩm bẩm: "Có lẽ mình sẽ vĩnh viễn giã biệt ngọn tháp tượng trưng cho nền văn minh nước Pháp".

Nguyễn Ngọc Bích và Nguyễn Ngọc Nhựt là con ông Đốc phủ Nguyễn Ngọc Tương, người sáng lập Ban Chỉnh Đạo, cũng có người gọi là Ban Chỉnh, nhóm Cao Đài Bến Tre. Bích và Nhựt đều qua Pháp học ngành cầu đường và đều đỗ kỹ sư. Bích cao to, sôi nổi, ăn to nói lớn, còn Nhựt thì trái lại nhỏ nhắn, điềm đạm, ít nói. Cả hai đều lấy vợ đầm. Thời kỳ ấy, công tử Nam Kỳ qua Pháp học thường được đầm mê. Bích đậu kỹ sư rồi về nước trước chiến tranh. Nhựt còn tiếp tục học thì Pháp bị Đức Quốc xã chiếm đóng. Năm 1944, Nhựt cưới vợ, ông nhạc là kỹ sư xây dựng giúp Nhựt học suốt thời gian chiến tranh, lúc đó Nhựt đứt liên lạc gia đình, sống rất chật vật. Đậu kỹ sư rồi, Nhựt làm cho công ty mà cha vợ làm giám đốc. Thương con thì thương rể, ông tặng hai vợ chồng mới cưới ngôi biệt thự họ đang ở bên dòng sông Seine. Cuộc sống đang êm ả như dòng sông hiền hòa, cho đến hôm nay, Nhựt nhận được thư của anh Bích, từ Sài Gòn.

Trong thư Bích viết: "Anh là Khu bộ phó Khu 9, miền Tây Nam Bộ, chuyên sản xuất vũ khí đánh giặc, anh viết thư cho em từ làng Nhơn Ái, tỉnh Cần Thơ. Em có sung sướng khi biết anh đi kháng chiến không?".

Thư viết tiếng Việt, nhiều danh từ lạ, Nhựt không hiểu, thì ra anh xa quê đã 15 năm trường, suy nghĩ, nói năng toàn bằng tiếng Pháp. Bức thư khiến Nhựt nghĩ nhiều về quê hương. Anh chỉ nhớ lờ mờ tỉnh lỵ Bến Tre rợp bóng dừa và thánh thất An Hội. Về đạo Cao Đài, anh không bận tâm, đành thời giờ cho việc học. Anh cho rằng đạo là việc riêng của những người lớn tuổi, rảnh rỗi như cha anh.

Khi chiến cuộc nổi lên ở Nam Bộ, báo chí cực hữu Paris đả kích Việt Minh dữ dội. Nay Nhựt mới biết anh Bích mình lại là một Việt Minh cỡ bự: Khu bộ phó Khu 9. Để biết thêm về tình hình quê nhà, Nhựt lân la đến các nhóm Việt kiều ở Paris, nhờ đó anh biết tin kỹ sư Nguyễn Ngọc Bích bị Pháp bắt sau vụ phá cầu Cái Răng trong tỉnh Cần Thơ qua báo chí. Anh tính giấu tin này nhưng đêm ấy, ông nhạc cầm tờ báo tới cự "Quân khủng bố! Người ta xây dựng, chúng nó xóa bỏ...". Nhựt muốn nhịn nhưng bản chất ăn ngay nói thẳng của dân Nam Bộ buộc anh lên tiếng:

- Người Pháp cũng làm như vậy trong kháng chiến.

Thế là một cuộc đấu lý bùng nổ. Cha vợ bênh thực dân, chàng rể bênh kháng chiến.

Sau Sơ ước 6.3.1946, kỹ sư Bích được trả tự do, nhưng buộc phải trở qua Pháp. Một ngày đẹp trời, Bích tới nhà Nhựt. Anh vẫn ồn ào như thường lệ, áo pardessus màu cứt ngựa, quần áo kaki vàng, chân đi bốt, bộ tướng hùng dũng như lúc còn là Khu bộ phó, chuyên phá cầu chặn bước xâm lăng quân đội viễn chinh Pháp. Sự xuất hiện bất ngờ của Bích khiến Nhựt xúc động mạnh. Bích hùng hồn nói tiếng Pháp pha tiếng Việt:

- Anh đã xong nhiệm vụ công dân rồi. Bây giờ đến phiên chú. Chú nên về nước chiến đấu thay anh.

Nhựt sôi nổi:

- Từ khi được thư anh, em có ý định về nước kháng chiến. Em theo dõi tin tức phái đoàn Chủ tịch Hồ Chí Minh dự hội nghị Fontainebleau. Em cũng đã tiếp xúc với phái đoàn, với Hồ Chí Minh. Tính về nước nhưng kẹt một điều không xin được visa.

Bích nói:

- Nếu chú thật tình muốn về nước kháng chiến thì anh sẽ giúp cho. Chẳng khó gì đâu ! - Bích nói nhỏ - Ta sẽ làm căn cước giả. Chú sẽ nhập các toán ONS (Ouvrier Non Spécialisés - thợ không chuyên bị động viên sang Pháp đánh giặc Đức) về nước theo chuyến tàu chở lính thợ hồi hương.

Nhựt mừng rỡ:

- Hay ! Lâu nay em giao tiếp các anh ONS mà không nảy ra sáng kiến đó.

Bích nhìn em như đắn đo:

- Nhưng chú đã suy nghĩ chín chắn chưa? Đã chọn lựa thì phải hy sinh "Choisir c'est sactifier quelque chose de très cher" (Chọn lựa nghĩa là phải hy sinh một điều gì đó rất thân yêu).

Nhựt gật đầu:

- Em hiểu. Tình vợ con sao nặng bằng tình quê hương.

Bấy giờ là năm 1947. Tại cảng Brest, có nhiều lính thợ ONS xuống tàu về Việt Nam, Nhựt trà trộn trong số này. Lúc đó quân Pháp đang đánh chiếm Hà Nội. Ai nấy đều mong tàu mau đến Hải Phòng để tham gia kháng chiến. Tàu tới ga Sài Gòn trước. Anh em miền Nam lên bờ, tìm liên lạc nhảy ra bưng. Ai cũng nôn nóng làm chiến sĩ bưng biền.

Như cánh nhạn tha hương hồi quê, Nhựt xao xuyến chờ liên lạc về Bến Tre, trước thăm cha mẹ, anh chị, sau vô bưng làm nhiệm vụ công dân. Anh tới nhà người cậu là dược sĩ Bùi Quang Tùng, có tiệm thuốc Tây ỏ đường Tháp Mười, Chợ Lớn. Gặp lại cháu, ông Tùng không nhận ra vì Nhựt qua Pháp lúc 16 tuổi, nay đã thành trung niên rắn rỏi. Chừng nghe Nhựt kể chuyện hai anh em chạy tiếp sức trên đường kháng chiến, ông Tùng kêu lên:

- Hai anh em bay đúng là trí thức yêu nước...

Ông khẽ ngâm hai câu thơ đăng trên một tờ báo trong bưng:

"Người sau kẻ trước lao vào giặc
Giữ vững nghìn thu một giống nòi".


Chiều ấy, Nhựt chứng kiến cảnh phố phường trong thời loạn. Anh lẩm bẩm: "Sài Gòn sao mà giống Paris lúc Đức chiếm đóng, lính lê dương đi lại rầm rập, xe nhà binh chạy ào ào, đồn bót, dây kẽm gai...".

Cả hai cậu cháu đều có tình cảm với kháng chiến, nhưng ăn nói dè dặt, vì chung quanh có nhiều điểm chỉ...
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #76 vào lúc: 28 Tháng Chín, 2010, 04:02:21 pm »

Hôm sau, Nhựt theo liên lạc về Bến Tre. Không bao giờ anh quên được cảm xúc ngày ấy. Sông Hàm Luông sao mà đẹp lạ ! Ôi những hàng dừa An Hội xõa tóc trên dòng sông xanh mát. Đây rồi, ngôi nhà tổ phụ. Cha anh rút lên lầu từ lâu để không phải tiếp bọn nhà binh xấc láo và bọn Việt gian trơ trẽn. Nhựt lên lầu, anh ôm cha, xót xa vì cha già yếu và không được vui. Ông phủ nói:

- Người Pháp đã hết nhiệm vụ. Họ phải trả độc lập cho dân Việt Nam. Hai bên nên tránh đánh nhau vô ích. Cha không theo Pháp chống Việt Minh mà cha tuyên bố "nhập tịnh" lên lầu một thời gian.

Ở nhà vài ngày, Nhựt thấy rõ Thánh thất là cơ sở cách mạng. Thằng quan ba Pháp thấy Thánh thất có cái máy in pédale liền đem truyền đơn tới in. Không ngăn cấm được, ông phủ cho người bí mật tìm đồng chí Bảy Khánh, Bí thư tỉnh, bàn cách đưa cái máy in này vô bưng. Nhà binh Pháp đoán biết ông phủ hiến máy in cho Việt Minh, nhưng không có bằng cớ buộc tội. Làm lớn ra, chúng cũng kẹt, vì không đủ sức bảo vệ an ninh thị xã để Việt Minh tấn công Thánh thất cướp máy in...

Vài ngày sau, Nhựt theo liên lạc vô bưng, giữa Đồng Tháp Mười, anh gặp luật sư Phạm Văn Bạch, Chủ tịch Ủy ban Hành chính Nam Bộ để nghe trình bày về cuộc chiến tranh giải phóng. Lần đầu tiên, anh được biết bộ mặt của kháng chiến. Nước ngập tràn lan như biển, cuộc sống trên nhà sàn hai bên bờ kinh Lagrange, nay đổi tên là Dương Văn Dương, muỗi cỏ như trấu, đỉa trâu lền như bánh canh. Dân nghèo mặc bao bố, bao bàng, nhưng ai nấy đều hăng hái đánh Tây. Một bài học đầu tiên: nếp sống chứ không phải mức sống mới là điều đáng quan tâm. Đó là khí phách hào hùng của dân tộc: hy sinh tất cả cho độc lập và tự do.

Kỹ sư Nhựt được Ủy ban Nam Bộ giao công tác nghiên cứu giúp Binh công xưởng Khu 8. Về sau anh là Ủy viên Xã hội trong Ủy ban Kháng chiến Nam Bộ. Anh là ủy viên trẻ nhất trong ủy ban. Anh đi khắp chiến trường Mỹ Tho, Sa Đéc, Tân An, Chợ Lớn, xâm nhập cả vùng ven thành phố Sài Gòn như Vườn Thơm. Nơi nào có điều kiện, anh mở trường dạy nghề cho thanh niên trở thành hữu dụng trong kháng chiến.

Thấm thoát được hai năm. Một sự kiện quan trọng đối với anh: cậu anh, dược sĩ Bùi Quang Tùng quyết đinh dẹp tiệm thuốc Tây, vô bưng kháng chiến theo gương hai cháu Bích và Nhựt. Ông Tùng được đưa về Khu 9, làm việc với bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng, Giám đốc Sở Y tế Nam Bộ.

Trong trận càn lớn vào Đồng Tháp Mười ngày 2.6.1949, Nguyễn Ngọc Nhựt bị địch bắt tại xã Mỹ An. Bắt được kỹ sư Nguyễn Ngọc Nhựt, mấy tên cò mật thám Bazin, Mai Hữu Xuân mừng hơn bắt được vàng. Chúng ráo riết thuyết phục, dụ dỗ nhà trí thức yêu nước trẻ tuổi này. Chúng đùng mọi thủ đoạn, như tới Bến Tre xin gặp ông phủ Giáo tông Cao Đài phái Chỉnh Đạo, ngọt ngào hứa hẹn:

- Nếu ông bảo lãnh cho kỹ sư Nhựt thì chúng tôi sẽ thả.

Ông phủ lắc đầu:

- Nó có sứ mạng riêng của nó.

Bọn Pháp không bỏ cuộc. Chúng đưa ông Trường tiền Dân và Trạng sư Báu nhân danh chức sắc Cao Đài, thuyết phục kỹ sư Nhựt:

- Hai ông Bollaert (Cao ủy) và Nguyễn Văn Xuân (Thủ tướng) đề nghị ông kỹ sư chọn một trong ba bộ Công chánh, Xã hội, Quốc phòng trong chính phủ...

Kỹ sư Nhựt vẫn làm thinh. Thủ tướng Xuân vốn là đại tá trong quân đội Pháp, tính nóng như lửa, lớn tiếng:

- Việt Minh làm chính phủ ma, sao ông theo?

Nhựt cười lạt:

- Rờ tôi xem? Ma sao làm đổ bao nhiêu nội các Pháp? Sao các anh mê muội quá vậy?

Tây túng quá, nắm lấy liên hệ gia đình đánh tiếp với chúng. Một người chị khuyên Nhựt:

- Cứ nhận bừa đi rồi nhảy vô bưng.

Hai người chị của Nhựt, chị Sáu và chị Bảy cũng nói vô:

- Mạng sống con người là quan trọng vào bậc nhất...

Không thấy Nhựt đổi ý, Pháp điện qua Paris cầu cứu cô vợ đầm của Nhựt. Cô lập tức bay qua, năn nỉ:

- Anh đã làm xong nhiệm vụ rồi. Hãy trở về Pháp với em.

Nhựt lắc đầu:

- Hai chúng ta đã là hai thế trận, hai con người, hai tổ quốc.

Chỉ còn một cách cứu vãn danh dự: Pháp tung tin kỹ sư Nhựt điên, đưa đi Chợ Quán, rồi đưa lên Biên Hòa. Sau đó là thủ tiêu.

Cô Nguyệt, người chị thứ bảy đến nhận xác em. Kỹ sư Nhựt, một thanh niên rắn chắc, hồng hào mấy tháng trước, nay trở thành một hình hài xơ xác, chỉ còn da bọc xương. Bọn thực dân đã tiêm thuốc độc hãm hại con người bất khuất mà chúng không mua chuộc được. Tên tướng De la Tour đã phải thú nhận:

- Nous ne traiterons jamais avec un communiste (Chúng ta sẽ không bao giờ thương thuyết với một người cộng sản).

Chính phủ Hồ Chí Minh truy tặng Huân chương Kháng chiến hạng Nhất cho kỹ sư Nguyễn Ngọc Nhựt. Năm ấy anh mới 32 tuổi. Ban Chỉnh Đạo Bến Tre rất hãnh diện về hai anh em trí thức yêu nước, con của Giáo tông Nguyễn Ngọc Tương.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #77 vào lúc: 28 Tháng Chín, 2010, 04:08:09 pm »

KỸ SƯ LÊ VĂN THẢ NGUỜI TÙ "DAGÉNAN"

Kỹ sư Lê Văn Thả tốt nghiệp ngành vô tuyến điện nhưng ông có học năm thứ nhất Đại học Y ở Hà Nội.

Nhờ vốn liếng y học ít ỏi đó mà ra Phú Quốc và Côn Đảo, ông Thả đã tranh thủ được tình cảm gia đình đám sĩ quan coi tù. Nhóm tù trí thức thuộc phong trào Hòa bình và Bảo vệ sinh mạng, Tài sản đồng bào ra đảo đã nhờ "tài vặt" của anh Ba Thả mà đỡ khổ.

Tài vặt của kỹ sư vô tuyến điện Lê Văn Thả là gì vậy ?


Trước hết phải định nghĩa Dagénan là gì cho các bạn đọc trẻ biết. Thập niên 40 - cách nay sáu mươi năm, Pháp chế được loại thuốc trị được nhiều chứng bệnh, đặt tên là Dagénan. Đồng bào miệt vườn rất tín nhiệm thuốc này, đặc biệt trị các chứng bệnh lở loét có mủ. Xin kể một chuyện về "hào quang" của thuốc trị bá chứng "Dagénan". Đầu kháng chiến, trước khi ra bưng, tôi mua vài thứ thuốc thông thường như Aspérine, Vitamine C và đặc biệt một ống Dagénan. Vì Tây phong tỏa các vùng giải phóng nên thuốc men khan hiếm, anh em nào từ thành phố ra đều phải thủ sẵn thuốc men cho chắc ăn. Tất cả các món thuốc đó tôi đựng trong túi nhái, tròng qua cổ, kẹp sát nách. Mỗi khi Tây bố, ba-lô có thể giấu cất dưới hầm chứ cái túi nhái với giấy tờ tùy thân và ba mớ thuốc là vật bất ly thân.

Giữa năm 49, theo liên lạc từ Chiến khu Đ về Nam Bộ (Đồng Tháp Mười) tới Kinh Ba (Đức Hòa) thì đụng trận càn. Trên đầu thì máy bay rè rè chỉ điểm, dưới sông Vàm Cỏ, tàu "lồng cu" xình xịch nã trung, đại liên lên bờ. Trên đường chạy Tây, tôi chợt thấy một người mặt xanh như tàu lá, đưa hai bàn tay run run ra ngoài: "Cho tôi xin một viên Dagénan". Tôi dừng bước, hỏi anh liên lạc: "Người này bệnh gì mà nằm một mình trong chòi vắng vậy?". Liên lạc nói: "Anh ta chơi bời bể ống khói, máu mủ tùm lum tà la. Gia đình sợ lây lan, cất chòi cho anh ta ra riêng để tiện bề chăm sóc". Tôi móc túi nhái ra, lấy ống Dagénan. Chỉ còn ba viên. Tôi cho anh bạn đáng thương này cả ống. Thật là điều kỳ lạ: trên đời tôi chưa thấy một loại thần dược nào chỉ vừa trông thấy là ánh mắt con bệnh rạng rỡ hẳn lên, như tin chắc thuốc tiên sẽ cứu sống mình trong nay mai. Tôi không chắc đức tin đó có cơ sở hay không nhưng ngày đó, tôi rất phấn khởi vì đã làm được việc thiện.

Do vậy mà anh cán bộ nào tháo vát, chuyện gì cũng làm được thì được tặng danh hiệu "cán bộ Dagénan".

Bây giờ xin giới thiệu người tù Dagénan.

Phú Quốc những ngày biển động

Ba ngày liền biển động, không một tàu đánh cá nào dám ra khơi. Cả tàu nhà binh cũng nằm thủ thế trên bến. Có một chuyện lạ: thiếu tá chỉ huy trại giam tất bật lui tới bệnh xá dành riêng cho sĩ quan, công chức và gia đình binh sĩ. Mỗi ngày qua là nét mặt ông ta thêm nhăn nhó, trông thật khổ sở. Anh em tù nghi trong nhà Chúa đảo có ai đó bệnh nặng. Thế rồi, chuyện phải đến sẽ đến. Một thượng sĩ phụ tá của Chúa đảo tới nhóm tù trí thức hỏi : "Trong số các ông, có người nào biết đỡ đẻ không? Mấy ngày nay bà thiếu tá lăn lộn trên giường sản phụ, bác sĩ khoa sanh mới ra trường, nghề còn yếu không dám chịu trách nhiệm, tính đưa về Rạch Giá mà ba ngày nay biển động".

Nhóm tù trí thức nhìn nhau. Nhóm gồm có giáo sư Lê Văn Huấn, dạy trường Trung học Pétrus Ký, là em ruột của nguyên thủ tướng Nam Kỳ tự trị bác sĩ Lê Văn Hoạch; nhà báo Nguyễn Văn Mại, thường gọi là ông Bảy Mại, ông phán dây thép Bửu Triệt, gốc Huế, dân hoàng phái, có con là Vĩnh Trưng cũng "đi chung một xuồng" và kỹ sư Lê Văn Thả. Các ông nhìn nhau hội ý: "Đây là dịp may ngàn năm một thuở để chinh phục cảm tình của Chúa đảo". Nhưng ai cũng thở dài, vì không phải ai cũng đỡ đẻ được. Trong không khí căng thẳng đó, kỹ sư Thả bỗng đứng lên bảo anh thượng sĩ: "Đưa tôi tới bệnh xá để xem bệnh tình thế nào".

Thượng sĩ vui vẻ gật đầu: "Xin mời ông theo tôi".

Trước mặt Chúa đảo, ông Thả cho mời bác sĩ và y tá tới chuẩn bị đồ nghề. Sau khi khám, ông Thả trấn an Chúa đảo: "Đây là trường hợp thai nhi nằm ngược. Tôi có nghiên cứu ca đẻ khó này, bảo đảm không có gì nguy hiểm".

Lần đầu tiên Chúa đảo thay đổi thái độ với anh em tù chính trị và dành đặc biệt cảm tình với nhóm trí thức Việt cộng. Không tiện hỏi thăm ân nhân, mà có hỏi thăm thì ông Thả chỉ cười nói khiêm tốn: "Trước khi chuyển sang ngành kỹ sư điện, tôi có học trường Y ở Hà Nội một năm dự bị. Tôi đọc sách y tìm tòi, nghiên cứu thêm. Những chứng bệnh thông thường, tôi có thể trị được".

Thiếu tá Chúa đảo về văn phòng đọc lại hồ sơ kỹ sư Lê Văn Thả: Năm 1954 , sau hòa bình, kỹ sư Thả không tập kết ra Bắc mà nằm vùng tại Sài Gòn. Năm đó ông ông đúng 40 tuổi, quê Gò Dầu, Tây Ninh.

Năm 1955, Diệm đánh Bình Xuyên của Bảy Viễn. Hai bên pháo kích ác liệt gây hỏa hoạn ở nhiều nơi như chợ Nancy, xóm nhà đèn Chợ Quán, vùng Cầu Kho... Mấy ngàn gia đình cháy nhà, lâm cảnh màn trời chiếu đất. Các tổ chức Việt Minh nằm vùng lập ủy ban Cứu tế và Bảo vệ sinh mạng, Tài sản đồng bào, quy tụ hàng chục ngàn thanh niên, học sinh tới giúp nạn nhân chiến cuộc dựng tạm nhà để ổn định cuộc sống. Kỹ sư Thả là một trong các ủy viên tích cực nhất trong phòng trào "lá lành đùm lá rách" này. Thành công quá sức tưởng tượng. Ban đầu là cứu trợ đồng bào nhưng về sau biến thành phong trào yêu nước chống Mỹ-Diệm ngoan cố hất Pháp và Bảo Đại để chiếm miền Nam Việt Nam thay chân Pháp. Thủ tướng Diệm giao cho Giám đốc Công an Sài Gòn là Tống Đình Bắc truy quét các trí thức Việt cộng nằm vùng đưa ra tòa xét xử về hai trọng tội: lập hội không giấy phép và phá rối an ninh trật tự...

Từ chỗ chịu ơn, Chúa đảo có cái nhìn khác với nhóm trí thức Việt cộng. Họ sống trong tù với kỷ luật tự giác, không hề gây ồn ào mất trật tự như đám thường phạm. Tình hình trên đảo có chuyển biến mới, cuộc sống anh em tù nhân nhích lên đôi chút.

Qua báo cáo của sĩ quan Phòng Năm (làm nhiệm vụ Phòng Nhì như bên quân đội Pháp), Diệm biết nhóm trí thức Việt cộng đã cảm hóa được thiếu tá Chúa đảo Phú Quốc nên ký giấy khẩn cấp chuyển tù Phú Quốc sang Côn Đảo. Chúng rút kinh nghiệm là chớ bao giờ giam lâu một chỗ bọn trí thức Việt cộng vì đám này có nghệ thuật chinh phục nhân tâm hơn phía quốc gia.

Chuyện này nhà Ngô chưa biết: Khi chuyển tù ra Côn Đảo, đám lính bảo an Phú Quốc bàn giao nhóm tù chính trị với đám thầy chú Côn Đảo đã giới thiệu nhóm trí thức như sau : "Trong nhóm này có ông kỹ sư đã đỡ đẻ cho bà thiếu tá Chúa đảo Phú Quốc đó. Các anh nên "nhẹ tay" với các ông ấy".
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #78 vào lúc: 28 Tháng Chín, 2010, 04:14:04 pm »

Bệnh cẳng đen ở Côn Đảo

Vừa ra tới đảo, nhóm trí thức được Chúa đảo Bạch Văn Bốn mời dự tiệc trà bánh ngọt. Tên cáo già này tin chắc trí thức không gan lỳ bằng đám tù bần cố nông nên quyết tâm tách họ ra để chơi trò "củ cà rốt và cây gậy", thủ pháp sở trường của quan thầy Mỹ.

Với từng đối tượng, Bốn tranh thủ đánh ngay chỗ yếu nhất. Đây chỉ nói riêng về cuộc đàm đạo giữa Bốn và ông Thả:

- Ông kỹ sư ở trong Phong trào hòa bình quy tụ nhiều trí thức Sài Gòn. Tây hết lòng phủ dụ, nhưng các ông không thèm cộng tác với chúng. Trong khi đó Cộng sản lại chê các ông là trùm mền, trùm chăn. Riêng tôi thì rất quí trọng các ông. Nhưng sao bây giờ các ông lại tham gia Phong trào hòa bình của Cộng sản lập ra để phá chính quyền Ngô Tổng thống? Tôi mở cho các ông một con đường trở về với đất liền, với gia đình. Ở đây chỉ có hai trại: Trại Một dành cho bọn ngoan cố, không chào cờ, không suy tôn Ngô Tổng thống, không học tập. Vô đó là mút mùa. Còn Trại Hai dành cho các phần tử sáng suốt, chịu cải tạo. Ông kỹ sư chỉ cần gật đầu là tôi đưa sang Trại Hai để nghỉ ngơi vài tháng rồi xuống tàu về đất liền ngay.

Ông Thả trả lời ôn tồn mà dứt khoát:

- Chúng tôi tranh đấu cho độc lập và thống nhất đất nước. Trước sau như một, chỉ có hai chữ đó thôi: Độc lập và Thống nhất.

*

Giữa đêm khuya, có tiếng kêu thảm thiết: "Sếp ơi, Phòng Năm có người chết!". Nhưng thầy chú không vội đến vì nạn nhân chết do chứng bàn chân đen phát lên rất nhanh. Đêm nào các phòng cũng có người chết vì chứng bệnh quái ác này.

Trước tình trạng đó kỹ sư Thả suy nghĩ nhiều về nguyên nhân phát sinh chứng đen chân. Theo ông, đó là do chế độ ăn uống tồi tệ, gạo mục, khô mốc, thiếu chất rau. Rau cải cực kỳ quan trọng trong chế độ ăn uống. Lính thủy ra khơi nhiều tháng thiếu chất tươi bị bệnh thiếu sinh tố C mà y học gọi là scorbut. Bệnh chân đen cũng là một dạng của chứng này ở mức độ nguy kịch. Và anh khuyên các bạn:

- Trong tù ta chỉ có cơm. Phải biến cơm thành máu nuôi cơ thể. Nếu không nhai kỹ, hột cơm sẽ không tiêu hóa tức là không biến thành chất bổ nuôi dưỡng máu. Chúng ta ráng nhai để mà sống cho tới ngày trao trả tù nhân.

Lời khuyên đó được anh em thấy hợp lý và cố nhai đi nhai lại cho hột cơm nhuyễn nhừ như cháo mới nuốt.

Anh em cũng có ý thức mót các loại rau khi đi làm corvée bên ngoài, giấu kỹ đem về ăn cho có chất tươi. Tất cả đều xem kỹ sư Thả là người thầy thuốc thân thương của phòng giam mình.

Con gái Tỉnh đoàn trưởng Bảo an trên đảo bị bệnh hậu sản. Bác sĩ trên đảo trị không dứt. Đích thân Tỉnh đoàn trưởng tới mời kỹ sư Thả khám và trị giùm cho con ông. Ông Thả thối thác nhưng Tỉnh đoàn trưởng nói:

- Lính của tôi nói ông kỹ sư đã đỡ đẻ một ca khó ở Phú Quốc. Nhằm lúc không có tàu về đất liền nên chúng tôi mới làm phiền ông kỹ sư.

Ông Thả đành nhận giúp. Đây là trường hợp thai không ra hết nhau mà bác sĩ lại cho kháng sinh bừa bãi; phải móc hết nhau thai mới trị dứt được.

Thế là kỹ sư Thả không nổi tiếng bằng chính nghề điện sở trường mà lại được thiên hạ chú ý ở nghề tay trái.

Tám mươi lăm vẫn khỏe như thanh niên

Tôi đến nhà anh Thả ở cuối hẻm Nguyễn Thông, giữa hai đường Lý Chính Thắng và Kỳ Đồng. Đích thân anh ra mở cổng. Tôi nhìn anh và rất ngạc nhiên. Anh đã 85 mà người cao ráo, thẳng lưng, đi đứng vững vàng. Tôi khen:

- Nhờ đâu mà anh mạnh khỏe như vậy? Chỉ cho tôi học. Tôi kém anh hơn một con giáp mà coi như hết "xí quách".

Ông Thả đưa tôi vô nhà, pha trà ngồi đàm đạo:

- Tôi khỏe nhờ từ nhỏ đã mê rèn luyện thân thể. Đã tham gia boyscout, đi cắm trại ngoài trời . Tới bây giờ đã "quá đát" rồi, vượt mức thất thập cổ lai hy mười lăm năm mà sáng nào cũng thức từ năm giờ sáng đi bộ tới vườn Tao Đàn tập thể dục rồi cuốc bộ về, cả thảy trên tám cây số.

Tôi nói cảm nghĩ của mình:

- Theo tôi anh giữ được phong độ không chỉ nhờ thể dục mà còn nhờ tinh thần lạc quan phấn đấu nữa. Có đúng không? Các đoàn hướng đạo rèn luyện đoàn viên tinh thần vui sống. Hồi nhỏ, tôi theo nhóm Jeunes Campeurs có bài đoàn ca rất ngắn và rất hay. Tôi khẽ hát cho ông nghe: "Unc fleur au chapeau, à la bouche une chanson. Un coeur joyeux et sincère. Et c.'est tout, ce qu’il faut, pour nous autres beaux garcons pour aller jusqu’au bout de la terre (Một đóa hoa trên nón, một bài hát trên môi. Một trái tim tươi vui và trung thực . Thế là đủ cho chúng ta, những chàng trai khỏe mạnh đẹp để đi tận cuối chân trời).

Ông Thả cười:

- Tâm hồn nhà văn còn tươi trẻ lắm, rất tiếc là cơ thể dẹp lép như cái đồng hồ Omega. Không thọ đâu anh bạn! Phải chịu khó thức sớm đi bộ như tôi đây.

Lời khuyên đó, tôi được nhiều người nhắc, nhưng mình thuộc loại thức khuya dậy trễ. Thói quen cả đời, khó mà một sớm một chiều thay đổi được.

Tôi nhắc lại chuyện ngồi tù Phú Quốc và Côn Đảo, nhưng ông Thả cười:

- Ăn cơm mới không nên nói chuyện cũ. Ngày nay biết bao công việc cần phải làm ngay.

Ông Thả là thành viên trong ủy ban Mặt trận Tổ quốc và công việc của anh rất nhiều, ông làm được việc nhờ biết điều hòa nếp sống vật chất và tinh thần.

Từ giã ông, tôi cứ hình dung ông là một gốc cổ thụ quê hương Gò Dầu, sừng sững bên núi Bà Đen, căn cứ oai hùng suốt 30 năm kháng Pháp và chống Mỹ.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #79 vào lúc: 28 Tháng Chín, 2010, 04:20:26 pm »

TRẦN HIẾN LÁ BÀI TẨY CỦA C.50

Trần Hiến quê ở cố đô Huế vào Sài Gòn dạy học tại tường Taberd. Khi Tây trở lại, anh bị bắt lính, làm thông ngôn cho Phòng Nhì Pháp tại Cần Thơ. Vốn sinh trong trong một gia đình có truyền thống yêu nước, Trần Hiến gia nhập lực lượng tình báo miền Tây Nam Bộ (C50).

Anh trở thành trưởng tổ tình báo Long Xuyên (chef de réseau) cung cấp nhiều kế hoạch tối mật của địch cho Ban Tình báo Tây Nam Bộ.


Chưa bao giờ dân chúng thị xã Cần Thơ lo sợ ngày đêm bằng năm 1947, khi Năm Lửa kéo quân Hòa Hảo về đầu Tây ở Cái Vồn. Năm Lửa lập đội ám sát giao cho hai tên lưu manh Ba Sò và Sáu Hiếu chỉ huy. Hai tên này tha hồ tác oai, tác quái, bắt cóc, giết người ngang nhiên, không coi pháp luật ra gì. Nạn nhân đầu tiên của chúng là anh Ba Nhì, nhân viên bưu điện Cần Thơ. Nhà Ba Nhì ở gần cầu Tham Tướng, từ lâu là trạm bí mật của các chiến sĩ Sát gian đảng. Từ văn phòng ở Rạch Bà Tồn về thị xã, anh em thường ghé nhà anh Ba Nhì nghỉ ngơi. Ngày kia, gia đình anh nhờ anh em Sát gian đảng đi tìm anh Ba vì ba ngày qua anh mất tích. Trần Hiến đưa chị Ba Nhì tới gặp Ba Gà Mổ là chỉ huy cao cấp Hòa Hảo ở Cần Thơ nhưng không kết quả. Đến ngày thứ ba thì xác anh nổi lên tấp vô Xóm Chài. Gia đình nhận ra anh nhờ chiếc răng vàng. Lúc tẩm liệm thấy bụng anh bị mổ, mất lá gan. Vậy là anh bị Hòa Hảo bắt giết, vì mổ bụng moi gan là đặc điểm của Ban ám sát Hòa Hảo.

Nạn nhân của Ban ám sát Hòa Hảo ngày một nhiều. Bà con Cần Thơ lấy làm sợ không biết tới ngày nào tai nạn ghê gớm đó sẽ tới gia đình mình. Các công chức làm kiến nghị gửi lên đại tá Cluset yêu cầu giải tán Ban ám sát Hòa Hảo. Tư lệnh miền Tây giao công việc này cho đại úy Fallon, trưởng Phòng Nhì Cần Thơ. Phải nhờ Phòng Nhì vì Ty Mật thám Cần Thơ dưới quyền đại úy Jacquemin đã bó tay trước nạn lộng hành của hai tên Ba Sò và Sáu Hiếu. Fallon giao việc điều tra ám sát cho Trần Hiến là thông ngôn của Fallon.

Trần Hiến lại là người của Chi 50 (Tình báo miền Tây) của ta. Chính Trần Hiến cũng đã nhiều lần ghé nhà Ba Nhì mỗi khi ra vô văn phòng trong Rạch Bà Tồn. Chỗ khó nhất trong việc điều tra là Ban ám sát Hòa Hảo hoạt động như ma, không có văn phòng, không ai biết chỗ ở nhất định của hai tay đầu đảng Ba Sò và Sáu Hiếu. Jacquenin và đội ngũ lính kín của hắn đã bó tay, nhưng Trần Hiến không bỏ cuộc. Anh phải trả thù cho đồng chí Ba Nhì. Được vô khu học tập, anh biết một câu rất hay: "Mắt nhân dân như mắt khóm". Việc gì bí mật đến đâu cũng không giấu được nhân dân. Anh liền nhờ hộp thư của C50 là đồng chí Tư Ngà. Chỉ ba ngày sau, Tư Ngà cho anh biết: Ba Sò và Sáu Hiến hiện đang ở phòng số 7 nhà ngủ Tây Hồ. Biết được sào huyệt lưu động đã khó, đi bắt hai tên sát nhân này lại cũng khó hơn. Ba Sò có cây P.38 mà hắn bắn bá phát bá trúng.

Mượn oai Phòng Nhì bắt Ba Sò và Sáu Hiếu thì chẳng có gì khó, nhưng Trần Hiến muốn giữ bí mật vai trò của mình nên "bán cái" cho tên Tài là người thân tín của trùm mật thám Jacquemin. Trước đây, Tài đã bị Ba Sò tát tai trong sòng bạc Nam Hưng. Từ lâu, Tài muốn trả mối hận đó mà chưa có dịp. Trần Hiến liền bàn với đại úy Fallon: "Đã tìm ra sào huyện của hai tên Ba Sò và Sáu Hiếu. Nhưng tội gì mình nhúng tay vô cái ổ ong vò vẽ Hòa Hảo. Nên giao vụ này cho bên "surêté" (mật thám) - Fallon gật, Hiến trình bày tiếp - Đại úy mời Jacquemin qua đây báo tin là ta đã biết chỗ ẩn náu của hai tên sát nhân Hòa Hảo. Đề nghị phái tên Tài tới gặp Trần Hiến để tính kế bắt chúng”. Theo lệnh xếp, Tài tới gặp Hiến. Hiến liền khích tướng:

- Anh dám bắt chúng không?

Tài gật: - Dám chớ!

- Anh bắt cách nào, nói thử nghe?

- Thì đưa lính tới bao vây rồi bắt. Có khó gì đâu !

Hiến lắc đầu:

- Không dễ dàng như vậy đâu. Ba Sò có cây P.38. Nó chỉ sợ có Tây thôi. Tốt hơn là anh nên mượn hơi mấy thằng Tây.

Tài gật gù:

- Mượn hơi cách nào?

Hiến chỉ vẽ:

- Giờ này Tây hay ngồi nhậu ở tiệm Hải Nàm. Anh ghé vô đó, đãi chúng vài chai rượu chát rồi rủ chúng đi cho oai.

Tài khen:

- Diệu kế! Phen nầy thì Ba Sò biết tay tao.

Một giờ sau, đúng 10 giờ một xe traction avant đen chở Tài và hai thằng Tây tới nhà ngủ Tây Hồ. Mượn hơi Tây, Tài nhào vô phòng số 7 bắt gọn Ba Sò đang hú hí với một con điếm. Rất may cho Sáu Hiếu không có mặt ở trong phòng. Bắt được Ba Sò, lập tức Fallon gọi trung úy Massart tới làm báo cáo cho đại tá Cluset. Và như thường lệ, tên tư lệnh miền Tây ký bản án tử hình ngắn gọn: "Assassin. Demain à 9.00, à fusiller au marché (Tên sát nhân. 9 giờ sáng mai, đem bắn tại chợ).

Hai giờ chiều ngày ấy, Năm Lửa phái thiếu tá tham mưu trưởng Võ Thế Cường cùng đại úy Ba Gà Mổ tới Phòng Nhì xin gặp đại úy Fallon. Fallon không tiếp, bảo Trần Hiến tiếp. Ba Gà Mổ hỏi:

- Ông Một có biết Tây bắt Ba Sò đưa đi đâu không?

Trần Hiến nói:

- Bắt Ba Sò là bên đại úy Jacquemin. Bên Phòng Nhì không biết.

Vậy là Trần Hiến đã khéo léo gây mâu thuẫn giữa Hòa Hảo và mật thám. Ba Sò bị Cluset xử bắn, Hòa Hảo lên án tử hình tên Tài. Không thể ở Cần Thơ được, Tài xin đổi về Sài Gòn, thật ra là chạy trốn Hòa Hảo mới yên thân.

Trừ được hai tên Ba Sò và Sáu Hiếu, Trần Hiến đã giúp dân chúng Tây Đô ăn ngon, ngủ yên, không còn bị cơn ác mộng mổ bụng moi gan trước khi mò tôm về tay các tên đồ tể trong Ban ám sát Hòa Hảo. Đây là một trong vô số đóng góp của một chiến sĩ vô danh khoác áo "Việt gian hạng nặng", một người mà đồng chí Ba Phấn, Trưởng ban tình báo Nam Bộ gọi là "lá chủ bài" của ta trong kháng Pháp.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM