Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 04:52:57 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Nam Bộ - Những nhân vật một thời vang bóng  (Đọc 113135 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #30 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2010, 03:36:19 pm »

Sang Paris lần ba, gặp Trần Văn Hữu
Từ ngày 11 đến ngày 23.9.1964, bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, Bộ trưởng Bộ Y tế sang Pháp với danh nghĩa hội thảo y tế giữa hai nước Pháp-Việt. Cùng đi với ông Thạch có hai giáo sư trứ danh, đó là giáo sư Hồ Đắc Di, Hiệu trưởng Đại học Y khoa Hà Nội và giáo sư Tôn Thất Tùng, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế và là bác sĩ trưởng Bệnh viện Hà Nội.

Cả ba ông đều học và tốt nghiệp tại Pháp. Do vậy ba ông được Ban tổ chức đối xử thân tình. Riêng ông Thạch còn làm công tác ngoại giao bí mật. Hai lần sang Pháp trước đây, ông Thạch cũng làm công tác vận động chính trị. Đó là những năm 1962 và 1963, khi Mỹ chỉ can thiệp vào chiến cuộc miền Nam. Chuyến đi lần này, tình thế căng hơn. Năm 1964, Mỹ mở rộng các cuộc không kích miền Bắc và không khí lo âu tại Hà Nội có phần gia tăng. Chuyến đi lần này của ông Thạch có nhiệm vụ ngăn chặn khả năng chiến tranh lan rộng.

Sang Paris lần này, ông Thạch không tiếp xúc với người Mỹ, ông giao thiệp với nhóm chính khách lưu vong người Việt trên đất Pháp, nhờ họ làm trung gian. Ông trình bày với họ những lo ngại của Hà Nội như chiến tranh lan rộng, đời sống sẽ khó khăn hơn, buộc Hà Nội phải nhờ viện trợ của Trung Quốc. Vì vậy, Hà Nội muốn có một thu xếp thích ứng hơn.

Hai giáo sư Tùng và Di cũng tuyên bố lo ngại về khó khăn kinh tế phải nhờ quá nhiều nơi, cho nên cần phải thương thuyết. Nước Pháp có thể giúp hai bên xích lại các quan điểm bất đồng.

Bác sĩ Thạch cho rằng quan điểm về Việt Nam của tướng De Gaulle rất đáng quan tâm, nhưng hiện nay các quan điểm xây dựng đó lại làm cho người Mỹ bực bội. Chắc chắn Washington không chấp nhận việc Pháp đứng ra làm trung gian hòa giải. Tốt hơn là Hà Nội thương thuyết trực tiếp với Mỹ. Sau đó, chúng tôi sẽ nhờ nước Pháp giúp.

Tại khách sạn Prince des Gallẹs, nơi phái đoàn Việt Nam tạm trú, bác sĩ Thạch và hai giáo sư Di và Tùng đàm đạo khá lâu với một trong các lãnh tụ đối lập với chính quyền Sài Gòn - ông Trần Văn Hữu. Ông Hữu là đại điền chủ quê Vĩnh Long. Năm 1950, ông là thủ hiến Nam phần Việt Nam. Ông là người chủ trương trung lập, suốt thời gian lưu vong ông đã qui tụ được một nhóm tán thành trung lập. Tháng 3.1951, tại hội Phù Luân (Rotary Club Saigon), ông Hữu tuyên bố "đã tới lúc giải hòa và chung sống". Rồi ông Hữu đi châu Âu vận động sự đồng tình quốc tế quan điểm trên. Ông tới Rome, yết kiến Đức Hồng y Montini (sau là Đức Giáo Hoàng Paul II) để Ngài thấy sự cần thiết của chế độ trung lập ở Việt Nam và tác động tới anh em nhà Ngô qua trung gian của Giám mục Ngô Đình Thục.

Ngày 14.7, ông Hữu bay sang Genève gặp Thủ tướng Phạm Văn Đồng tại Villa Versoi chuyển lời yêu cầu của Thủ tướng Mendès Francce "không nên đưa điều kiện chia ranh giới hai miền Nam Bắc Việt Nam theo vĩ tuyến và đừng đòi ký kết hiệp định Genève trước ngày bầu thủ tướng Pháp". Trong tiệc ông Đồng đã tâm tình với ông Hữu : “Năm 1946, vì người Pháp không hiểu chúng tôi nên chúng tôi không có cách nào khác hơn là đi theo con đường chúng tôi đã chọn. Còn bây giờ thì chính nhân dân lựa chọn".

Tại khách sạn Prince des Galles, chờ hai ông Tùng và Di về phòng nghỉ, ông Thạch kéo Trần Văn Hữu đi bách bộ trên đại lộ Georges V tâm tình: Ông có liên hệ tốt với người Mỹ, ông nên bảo họ thương thuyết với chúng tôi. Chúng tôi không đòi họ rút quân ngay bây giờ đâu. Chúng tôi có thể đưa ra điều kiện rút quân từng chặng, chẳng hạn như hai năm. Nếu người Mỹ muốn giữ lại vài căn cứ lâu dài hơn để không mất mặt, hoặc là sợ Trung Quốc, chúng tôi có thể thương lượng. Điều kiện tuyệt đối của chúng tôi là các căn cứ đó không được dùng vào việc chứa nguyên tử. Ngoài ra, các vấn đề khác có thể thương thảo. Chúng tôi mong muốn Mỹ viện trợ kinh tế cho Việt Nam. Tại sao chúng tôi lại ngu ngốc bác bỏ viện trợ nếu viện trợ không có điều kiện chính trị? Nếu họ muốn thương thuyết với chúng tôi, không có gì khó. Họ chỉ tiếp xúc tại đây, tại Paris này với Mai Văn Bộ, hay tại đại sứ quán Việt Nam tại Lào.

Ngoài lá bài Trần Văn Hữu, ông Thạch còn vận động nhiều nhân mối khác để tiếp xúc với người Mỹ tìm một giải pháp hòa bình cho Việt Nam.

Tại Mỹ ông Thạch cũng nắm được vài nhân vật tên tuổi. Một người bạn của bác sĩ đã tiếp cận được tướng Nguyễn Khánh từng nổi danh là người hùng tại Sài Gòn, người đã hạ bệ Tổng thống Dương Văn Minh. Khi bị các tướng trẻ Thiệu, Kỳ hất sang Mỹ, Nguyễn Khánh vẫn là người thân tín của Đại sứ Cabót Lodge. Ông Thạch bảo bạn nên nắm Nguyễn Khánh và khuyên Khánh cố nắm chính quyền để sau này có thể hữu ích, giúp ta giao tiếp với người Mỹ.

Trong giới kinh tài Việt kiều ở Pháp ông Thạch cũng kéo họ vào cộng đồng quốc gia Việt Nam. Ông gợi ý họ xuất cảng hàng hóa, máy móc về y khoa và nông nghiệp mà Việt Nam đang cần.

Một trong những nhân mối quan trọng này - ông Phạm Hòe, nguyên chánh văn phòng Bảo Đại. Ông Hòe là nhà tư bản Việt Nam, chủ hãng hàng không Cosara. Cuối tháng 9, ông Phạm Hòe đã tiếp xúc với một phái viên chức ngoại giao Mỹ và chuyển đề nghị của Hà Nội. Nhưng lúc đó phe chủ chiến ở Mỹ thắng thế.

Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch mất năm 1968, trong chiến khu miền Đông Nam Bộ. Bác sĩ có hai công trình y khoa về thuốc ngừa lao. Ngày nay bệnh viện Hồng Bàng trên đường Hùng Vương mang tên bác sĩ. Nhưng tài ngoại giao của ông Phạm Ngọc Thạch được Bác Hồ sớm phát hiện đã giao nhiều sứ mạng khó khăn và tế nhị. Rất nhiều chuyến công du sang Ấn, Thái Lan và các nước Đông Nam Á. Đặc biệt các chuyến du thuyết ở Pháp đã được các sử gia Pháp ghi lại.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #31 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2010, 04:48:46 pm »

DƯƠNG QUANG ĐÔNG VÀ MẬT VỤ Ở XIÊM


Ông Năm Đông là nhà cách mạng lão thành đã tham gia Thanh niên Cách mạng đồng chí hội của lãnh lụ Nguyễn Ái Quốc và sớm hoạt động trong Công hội Đỏ của cụ Tôn Đức Thắng. Trong thời kháng Pháp, ông là Phó phòng Hàng hải Nam Bộ, phụ trách văn phòng thường trực của ta ở thủ đô Xiêm quốc, Bangkok. Ông đóng vai doanh thương có cửa hàng xuất nhập cảng lớn tại thủ đô Bangkok, mua sắm tàu biển chở súng đạn, hóa chất, máy móc về nước đánh Tây. Trong cuộc sống đầy gian nguy giữa hàng ngũ mật vụ Pháp bố trí dày đặc ở Xiêm, dưới cái lên Xiêm là Nai Chran ông vẫn bình tĩnh làm tròn sứ mạng của mình cho tới ngày bị phe đảo chính bắt.

Đường xuyên tây
Cuối tháng 8.1945, tình hình Nam Bộ sục sôi dữ dội. Ta cướp chính quyền Sài Gòn ngày 25.8, tổ chức ngay tàu Phú Quốc và 25 ghe cửa Vàm Láng, Bình Đại ra Côn Đảo rước tù chính trị về đất liền kháng chiến. Lúc đó tướng De Gaulle đã tập trung quân đội tại Ấn Độ để sang Sài Gòn chiếm thuộc địa, một cuộc chạy đua nước rút giữa hai bên. Năm ấy miền Bắc đang đói chết cả triệu người ; Nam Bộ cấp tốc chở gạo ra bằng đường biển; kế đó Bác Hồ điện vào gọi cụ Tôn Đức Thắng vừa từ Côn Đảo về ra Bắc công tác. Cụ Tôn đáp ghe bầu đi ngay.

Ngày 23.9.1945, giặc Pháp núp sau lưng quân Anh - Ấn, sư đoàn Gurkha của tướng Anh Gracey đánh chiếm Sài Gòn. Cuộc kháng chiến "Mùa thu rồi ngày hăm ba" đã nổ ra ác liệt Thế giặc quá mạnh, tiến quân thần tốc, thắng như chẻ tre, lập tức Xứ ủy họp tại Cái Tàu (Cà Mau) bàn kế hoạch đương đầu, có hai Tỉnh ủy Trà Vinh và Vĩnh Long tham dự, trong đó có anh Năm Đông đang là xứ ủy viên. Khu trưởng Khu 9 Vũ Đức đề nghị ra Trung ương xin vũ khí. Chính ủy Khu 9 Phan Trọng Tuệ gợi ý sang Xiêm mua sắm vũ khí với số vàng đồng bào đóng góp trong Tuần lễ vàng ở các tỉnh miền Tây, gợi ý này được tán thành.

Ông Tuệ chỉ thị đồng chí Phan Văn Sô giao 25 ký vàng thỏi cho anh Năm Đông sang Xiêm mua sắm vũ khí. Anh Tuệ dặn rõ:

1. Dựa vào Việt kiều tranh thủ tình cảm nhân dân và chính phủ Xiêm
2. Mở đường biển và đường bộ xuyên ba nước Thái-Miên-Việt để đưa vũ khí về nước (từ đó khai sinh đường xuyên Tây).
3. Vận động nhân dân Miên mở mặt trận dân tộc giải phóng, sát cánh với chúng ta.
4. Mở mặt trận đánh Pháp trên đất bạn.
5. Sau cùng, phải triệt để bí mật.

Đoàn sang Xiêm khởi hành tại vàm kinh Biên Nhị (Cái Tâu) vào đầu hôm, chở theo hai phái đoàn tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh, tất cả 14 người, trong số này có Chủ tịch Trà Vinh Nguyễn Văn Khâm, đại biểu Quốc hội, Bí thư Vĩnh Long Nguyễn Văn Thiệt. Có hai nhân vật quan trọng là Dương Tán, tức Huỳnh Văn Vàng, chỉ huy quân sự và nhà sư Sơn Ngọc Minh, phụ trách đồng bào Khmer tỉnh Trà Vinh.

Cùng lúc Nam Bộ lập Phòng Hàng hải Nam Bộ do anh Nguyễn Đăng Kỳ làm Trưởng phòng đặt căn cứ tại Dầy Chảo, anh Năm Đông-phó phòng phụ trách văn phòng thường trực ở Bangkok. Các chỉ thị của Chính ủy Phan Trọng Tuệ được anh Năm Đông lần lượt thi hành. Trong công tác này, anh được anh Trần Văn Giàu - nguyên Bí thư Xứ ủy Nam Kỳ chuyển công tác sang thủ đô Xiêm quốc. Do vũ khí mua sắm của Phòng Hàng hải Nam Bộ và các thuyền trưởng Tư Hóa, Bảy Ngạnh, Tư Liêm, Ba Nhã, Y Nết chở về căn cứ tiếp nhận Dầy Chảo (Cà Mau) mà tương quan lực lượng của ta và địch biến chuyển rõ nét. Về sau ta lập ba tiểu đoàn hải ngoại lấy tên là bộ đội Cửu Long 1,2,3...

Cộng đồng Việt kiều ở Xiêm bấy giờ là cộng đồng đông đảo và yêu nước nhất Họ sang Xiêm làm nhiều đợt, bắt đầu từ 200 năm trước, khi vua Tự Đức tàn sát tín đồ Thiên chúa, đợt hai là đầu thập niên 1940, khi Pháp bắt lính đánh Xiêm vì Xiêm nghe theo lời Nhật xúi đòi mấy tỉnh giáp ranh với Campuchia. Không thể chết vô lý vì quyền lợi ngoại bang, anh em binh sĩ đồng loạt đào ngũ chạy sang Xiêm.

Bà con Phật giáo tập trung lại chùa lớn Thi Oa Thi với hai hòa thượng Sư Ba (người Bắc) và Sư Bảo Ân (Rạch Giá). Đây là cơ sở đầu tiên của anh Năm Đông.

Anh Sáu Giàu vốn là bạn thân với Thủ tướng Luang Pradit hồi còn là sinh viên bên Pháp; nay gặp lại, Pradit vui lòng giúp Việt Nam kháng chiếp chống thực dân Pháp. Đợt đầu, Thủ tướng Pradit giúp Việt Nam một ngàn nón sắt Nhật, 500 tôm-xông, hai moóc-chê 60 ly, cả ngàn bộ quân phục kaki. Tàu Độc Lập của thuyền trưởng Tư Hóa - đậu thủ khoa khóa thuyền trưởng viễn dương, Tây tôn là "loup de mer" (sói biển) - chở về nước đầu tiên. Bến bãi bếp nhận vũ khí do Họa đồ Lý (La Văn Lý, cũng còn được gọi là Tào Tỵ) vớt thủy lôi Nhật đánh chìm tàu Tây, giải phóng một vùng duyên hải để xây căn cứ tiếp hàng.

Đồng bào vùng Cà Mau thấy bộ đội Cửu Long từ Xiêm về trang phục tối tân, quân phục kaki, nón sắt, súng tôm-xông lấy làm lên tinh thần.

Công việc làm ăn của anh Năm Đông ngày càng "nở nồi", số vũ khí đưa về nước càng nhiều, phải sắm thêm tàu biển. Bấy giờ Phòng Hàng hải Nam Bộ có các tàu biển loại nhỏ như chiếc Độc Lập, Đoàn Kết, Chiến Thắng. Ta mướn thêm chiếc tàu lớn của Xiêm là Darathip, sau cùng mua chiếc Sông Lô chở gấp năm lần hơn.

Về đường bộ cũng tổ chức xong, xây dựng nhiều cơ sở và trên đường vận chuyển vũ khí bằng voi, ta liên quân bộ đội Khmer Issarak đánh phá đồn bót hẻo lánh của địch. Trận 20.4.1946, Sơn Ngọc Minh chỉ huy đánh trận Xiêm Riệp mở màn cho cách mạng Campuchia.

Trên đường bộ này, lần lượt ba bộ đội hải ngoại về nước tăng cường Khu 9 và Khu 8...
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #32 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2010, 04:52:55 pm »

Mở cửa hàng xuất nhập khẩu ở Bangkok
Trong nước chuyển sang giai đoạn 2 "cầm cự", các trận đánh lớn diễn ra, Phòng Hàng hải Nam Bộ càng tăng gia mua vũ khí gửi về nước. Để nghi trang việc mua bán, ta chủ trương mở cửa hàng xuất nhập cảng lớn cho hợp lý. Anh Năm Đông đóng vai nhà đại kinh doanh, lấy tên Xiêm là Nai Chran (Nai là ông, là Monsieur (tiếng Pháp), là Mister (Anh). Cửa hàng đặt tên là Chơn Phanich, tọa lạc tại phố lầu 428 Lương Loẳng, gần cầu Xa Phanh Khảo. Lãnh patente hạng nhì, cửa hàng Chơn Phanich buôn bán với các hãng buôn lớn ở nước ngoài trong đó có hãng Denis Frèrs, Descours Cabaud từ Sài Gòn. Cũng trong đường dây buôn bán lớn này, anh Năm Đông mua máy in offset bốn màu gởi về Hà Nội để in giấy bạc. Rất tiếc, cái máy in này nặng cả tấn, chở trên tàu Sông Lô bị nhiều chiến hạm địch ví đã tự đánh chìm ngoài biển Đông.

Về sau chính quyền thân Mỹ trở nên phản động hơn, xét nhà nhiều lần, lấy cớ trong cửa hiệu có cờ đỏ sao vàng, mời anh Năm Đông tới Nha Công an. Chúng tố Năm Đông thông đồng với cựu Thủ tướng Pradit ăn cắp vũ khí nhà nước bán hay cho Việt Nam đánh Pháp. Năm Đông nhất định không ký biên bản, bị giữ lại Nha Công an một thời gian. Trong những ngày này, anh được các sĩ quan cảnh sát Xiêm có cảm tình bí mật tiếp tế thức ăn như cà phê, bánh bao, thuốc lá thơm... Hai sĩ quan này là hai đại úy Sa Viểng và Couvich. Trong cảnh tội tù, anh Năm Đông tươi cười nghĩ rằng đời cách mạng của mình biết bao lần ngồi tù Khám Lớn, Tà Lài..., nay lại nằm Nha cảnh sát Bangkok, mà nằm ở đây sang hơn, ngày ngày có bánh bao, cà phê và thuốc Camel...

Sau đó Xiêm quyết định trục xuất anh Năm. Về quyết định này, anh Năm cũng được "tay trong" báo trước nên chọn phương án tối ưu. Anh đề nghị cho về cảng Mayluột. Đại úy cảnh sát Couvich đích thân hộ tống anh Năm xuống tàu khách tới đảo Long Yài rồi cảng Mayluột, nơi ta có cơ sở. Cũng trong những ngày hoạn nạn này, Năm Đông được đền bù bằng một mối tình đồng hương thắm thiết. Người đồng hương của anh là một mệnh phụ nửa chừng xuân, lý lịch trích ngang như sau:

Bà Song Ngam là người Nam Bộ, gốc Sài Gòn. Chồng bà là nhà doanh nghiệp có tham gia hoạt động chính trị, là người ủng hộ chí sĩ Nguyễn An Ninh. Khi ông Ninh bị bắt, chồng bà phải chạy sang Xiêm lánh nạn, lập nghiệp tại tỉnh Chanbori, không may ông mất sớm. Vài năm sau bà tục huyền với tỉnh trưởng Thái, sinh hai con, một trai, một gái. Khi gặp anh Năm Đông, bà rất vui, đúng như người xưa có câu "tha hương ngộ cố tri".

Bà mời Năm Đông về nhà cho biết gia đình con trai và rể. Tư lệnh hải quân - đại tá Prakam rất mến bạn đồng hương của mẹ và mời cậu Năm tới căn cứ Hải quân tham quan, còn mua giúp mấy thùng lựu đạn, một số hóa chất. Bà Song Ngam cũng đã tham gia phong trào nuôi quân tình nguyện Việt Nam trong tỉnh Chanburi là tỉnh giáp ranh với Campuchia, cụ thể là bộ đội Cửu Long 2 suốt mấy năm ròng.

Trong cuộc tranh chấp giữa Lục quân (thân Mỹ) và Hải quân (có cảm tình với Việt Nam), đại tá Hải quân Prakam tiên đoán một trận thư hùng quyết liệt nên tiếp xúc với anh Năm Đông và hai anh Bông Văn Dĩa, Lâm Quang Nhị xin gửi 10 tàu hải quân trên đất Việt Nam nếu xảy ra chiến sự. Ta hứa hẹn giúp đồng minh gặp khó khăn.

Riêng bà Song Ngam thường tới cửa hàng của anh Năm để mật báo nhiều tin quan trọng mà con rể đại tá hải quân biết trước. Nhưng đó cũng chỉ là lý do phụ, còn nguyên nhân chính là tình cảm đồng điệu ẩn trong mối tình đồng hương. Mỗi lần bà tới thì thức ăn ê hề, bà cố nấu nướng theo khẩu vị Nam Bộ, anh chị em trong cửa hàng được dịp thưởng thức hương vị quê hương. Khi anh Năm ngộ nạn, bà Song Ngam càng tiếp tế đều đặn. Thức ăn dư thừa anh Năm đem chia cho nhân viên an ninh có nhiệm vụ canh gác anh, nhờ vậy mà ai cũng đều có cảm tình với ông chủ của hàng xuất nhập khẩu Việt Nam.

Mối tình đồng hương giữa hai người diễn ra công khai, chính bà vợ ông Phạm Văn Bạch là khách của cửa hàng một thời gian cũng nhận xét hết sức tế nhị: "Mối tình đồng hương này coi chừng vượt qua ranh giới".

Anh Năm Đông cười, giọng nhỏ nhẹ nhưng khẳng định:

- Chị chớ lo xa, bà Song Ngam là mệnh phụ có uy, lại thêm hai con là đại tá Hải quân từng giúp đỡ chúng ta; còn tôi thì cũng có bà xã ở nhà, như vậy tuy tình đồng hương thắm thiết, chúng tôi cũng đủ sáng suốt để giữ mối tình đồng hương này thật là trong sáng. Chị cứ tin tôi đi.

Trên đây là những lời tâm tình của anh Năm Đông thổ lộ với tôi, một chuyện tình lãng mạn trong thời kháng chiến mà anh không hề viết trong hồi ký.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #33 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2010, 04:59:26 pm »

TRUNG TƯỚNG NGUYỄN BÌNH VỊ TƯỚNG CÓ TÁC PHONG HẢO HỚN



Nguyễn Bình là người miền Bắc, quê Bần Yên Nhân, Kẻ Sặt, Hưng Yên, nhưng nhân dân miền Nam đều công nhận anh Ba là đồng hương, vì lúc còn thanh niên anh Ba đã lưu lạc giang hồ vô Sài Gòn, làm quen với nhà văn - tướng cướp Sơn Vương, kết thân với nhà báo Trần Huy Liệu, gia nhập Việt Nam Quốc Dân đảng, bị đày ra Côn Đảo đến năm 1936, khi Mặt trận Bình dân lên cầm quyền ở Pháp mới được thực dân trả về nguyên quán. Rồi anh vô Nam theo lệnh của Bác Hồ. Anh thường được nhắc đến như một nhân vật huyền thoại của Nam Bộ.

Tôi may mắn được gặp Nguyễn Bình hai lần trong Đồng Tháp Mười, trong thời gian dự khóa đào tạo nhà báo đầu tiên của Nam Bộ do anh Thu râu (Nguyễn Văn Thu) đảm trách đầu năm 1948.

Một chiều đi dạo trên con kinh Dương Văn Dương, một con kinh tuyệt đẹp nước trong xanh với hai hàng ô môi chạy dài thẳng tắp, mùa hoa nở đỏ rực trên nền trời xanh vương mây trắng, bỗng tôi thấy một người to cao, khoác pardessus sậm từ ven kinh Huyện bước ra. Bấy giờ là mùa khô nên con kênh Huyện cạn, hai bên lau sậy mọc cao khỏi đầu. Đến gần, tôi thấy người ấy mặc bà ba đen có đeo "sắc-cốt" ở bên hông và mang cặp kính đen gọng sừng. Tôi về hỏi, mới biết đó là Nguyễn Bình. Cảm tưởng của tôi khi mới thấy lần đầu người mà bọn thực dân Pháp gọi là "Lưu Bá Thừa Việt Nam" kể ra có hơi phạm thượng. Tự nhiên tôi nghĩ tới con heo rừng độc chiếc cũng gọi là "heo lăn chai" đến chúa sơn lâm cũng phải nể. Chiều sau, tôi lại đi dạo mát dọc bờ kinh hy vọng gặp lại nhân vật khét tiếng này. Nhưng tới con kênh Huyện cạn khô thì tứ bề vắng lặng. Đứng lại nhìn kỹ hơn thì xa xa trong sâu có một mái lều con con. Đó là nơi vị trung tướng nghỉ ngơi. Điều này cũng khác thường. Các cơ quan thường đóng ở bờ kinh để tiện việc ghe xuồng đi lại. Còn nhà quân sự này không theo quy luật đó.

Lần gặp thứ hai, trong lễ truy điệu Tiểu đoàn trưởng Đỗ Huy Rừa, vị chỉ huy Tiểu đoàn 307 anh hùng đã tử trận khi chỉ huy chống trận Tây nhảy dù, chụp các cơ quan đầu não Nam Bộ đồng thời cũng là tạo chiến công đưa Bảo Đại về chấp chính. Cũng trong dịp này, Nam Bộ làm lễ truy điệu luật gia Lê Đình Chi, Trưởng phòng quân pháp. Tôi nhớ rõ ngày ấy là lễ sinh nhật Hồ Chủ tịch 19.5.1949 hay 1950, tôi có dịp đứng gần vị Tư lệnh Nam Bộ khá lâu trong hai lần mặc niệm hai vị liệt sĩ và khi xem triển lãm hội họa của nghệ sĩ Diệp Minh Châu. Lần này, tôi nghĩ về anh Ba trân trọng hơn. Tôi chợt nhớ hai câu thơ của thi tướng Huỳnh Văn Nghệ:"Từ thuở mang gươm đi mở cõi, Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long", đồng thời nhớ bài báo viết về Nguyễn Bình trên tờ Việt Bút ở Sài Gòn, một mình một ngựa Nam tiến.

Đang là Tư lệnh Chiến khu Đông Triều, còn gọi là chiến khu Trần Hưng Đạo hay Đệ tứ chiến khu, anh Ba Bình theo lệnh Bác Hồ đơn thương độc mã vào Nam. Bấy giờ Nam Bộ đang đứng trước nguy cơ bi giặc Pháp xâm chiếm, lại lâm vào cảnh "thập nhị sứ quân" cá lớn nuốt cá bé, mỗi nhóm bộ đội là một anh hùng nhất khoảnh. Phải là tay hảo hớn mới lãnh đạo các bộ đội giang hồ như Ba Dương, Bảy Viễn, Mười Trí. Bác Hồ đã chọn đúng người để giao đúng việc. Lịch sử kháng chiến Nam Bộ đã chứng minh điều đó.

Trọng tâm công tác, hay nói cách khác - sứ mạng mà Bác Hồ giao cho Nguyễn Bình khi vào Nam là thống nhất các lực lượng vũ trang ở miền Đông Nam Bộ. Đây là một nhiệm vụ quan trọng vì ai cũng biết lúc cách mạng mới nổ ra thì các tay giang hồ lật đật chiêu binh mãi mã. Ba Dương, Bảy Viễn, Mười Trí, Tư Thược, Ba Nhỏ, Hoàng Thọ... mạnh ai nấy xưng hùng một khoảnh không ai phục ai, còn tệ hơn thế nữa, cá lớn nuốt cá bé. Biết bao chuyện bộ đội này tước súng bộ đội kia. Giống y như thập nhị sứ quân trong lịch sử nước nhà. Phải có một Đinh Bộ Lĩnh phất cờ lau thống nhất các lực lượng giang hồ mà chủ tướng đều mang mộng Từ Hải: "Triều đình riêng một góc trời, gồm hai văn võ rạch đôi sơn hà". Tại sao Bác lại phái vị Tư lệnh chiến khu Đông Triều vô Nam làm công việc ít người kham nổi? Bởi Bác biết dân anh chị trong Nam chỉ phục những kẻ hảo hớn hơn mình mà thôi. Mà Nguyễn Bình thì đã lưu lạc giang hồ vô Nam, đã giao du thân mật với Sơn Vương là trùm đám thảo khấu kiểu Lương Sơn Sài Gòn và vùng lân cận. Khi giao nhiệm vụ, Bác đã ôm hôn và nói: "Bác giao Nam Bộ cho chú đó". Thống nhất lực lượng các tay trời gầm trong Nam, ai làm được? Vậy mà Ba Bình làm được. Nhờ đâu? Tài, đức? Cố nhiên phải có hai yếu tố đó, nhưng quan trọng hơn hết là nhờ tác phong anh hùng mã thượng, phải "hợp jeu" (hợp gu) và phải "trên queue" (trên cơ) thì mới thu phục được nhóm Bình Xuyên của Ba Dương, Tám Mạnh, Bảy Viễn, Mười Trí, Mười Lực, Bảy Môn. Không chỉ có dân giang hồ còn dân trí thức nữa chớ. Phải là người thế nào mới thu phục dưới trướng các giáo sư Phạm Thiều, Đặng Minh Trứ, luật gia Lê Đình Chi, các chi đội trưởng trí thức như Huỳnh Kim Trương chi đội I, Huỳnh Văn Nghệ chi đội 10, các bác sĩ Võ Cương, Trần Nam Hưng...
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #34 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2010, 05:04:55 pm »

Hãy nghe anh Hai Trọng (Lương Văn Trọng) phái viên của anh Ba Bình ra Bắc báo cáo công tác thống nhất các lực lượng võ trang miền Đông của Khu trưởng Nguyễn Bình.

Lúc đó là tháng 5.1948, trưởng phái đoàn là anh Trần Văn Trà, Tư lệnh Khu 8. Anh Trà báo cáo với Trung ương tình hình quân sự toàn Nam Bộ, riêng anh Trọng báo cáo về tình hình Bình Xuyên. Anh Trọng là dân cùng quê với anh Ba Bình, cũng lưu lạc giang hồ vô Nam, tham gia kháng chiến từ đầu và sớm được anh Ba thu dụng làm đại diện của mình bên cạnh Bình Xuyên.

Đường đi muôn dặm sơn khê, nay chỉ nói về cuộc hội kiến giữa Đại tướng Võ Nguyên Giáp và đại diện của anh Ba. Sau khi nghe Hai Trọng báo cáo, Đại tướng nói : "Đồng chí về làm cho tôi một luận án Nghệ thuật lãnh đạo các bộ đội giang hồ". Quan trọng lắm ! Nhiều nước làm cách mạng giải phóng dân tộc như ta đang cần để thu hút các giới chọc trời khuấy nước, sống ngoài vòng pháp luật".

Hai Trọng giật mình, đáp: "Thưa đại tướng, điều đại tướng vừa nói quá mới đối với tôi. Tôi chưa đủ sức đúc kết".

Tướng Giáp cười: "Anh cứ viết như báo cáo, nhưng đi sâu vô chi tiết. Trên báo cáo đó, tôi sẽ làm đúc kết. Cứ làm đi, rồi sẽ có trình độ lý luận".

Đêm đó, Hai Trọng về cặm cụi viết báo cáo chi tiết và càng đi sâu vô mối liên hệ Nguyễn Bình - Ba Dương, anh càng thấy nghệ thuật lãnh đạo giới giang hồ của anh Ba. Điều này cũng không có gì mới so với túi khôn Đông Tây kim cổ. Thấy rõ qua các cuộc quân sự ở An Phú xã, lực lượng Bình Xuyên mạnh nhất ở miền Đông, Nguyễn Bình liên kết ngay, và cách hay nhất là phong Ba Dương khu phó rồi đến thăm xã giao Liên chi 2 - 3. Sau đó, đưa Ba Dương đi viễn chinh Bến Tre, vừa giải vây chiến khu An Hóa - Giao Hòa theo lời yêu cầu, đồng thời quy tụ thêm các lực lượng địa phương. Rất tiếc, Ba Dương tử trận ngày 17.2.1946 (nhằm 16 tháng giêng Bính Tuất), nếu không thì cặp hổ tướng Nguyễn Bình - Ba Dương sẽ ảnh hưởng nhiều đến thời sự miền Nam.

Xin nói về nét hảo hớn của anh Ba. Nhiều người chê chuyến về thành Sài Gòn lần thứ hai của anh Ba vào năm 1947, giả làm xính xáng (tiếng Hoa, chỉ các phú thương) mặc áo xá xẩu, đi xích lô, trên đùi có một á xẩm mặt hoa da phấn, xích lô chạy qua nhà thờ Đức Bà rồi dọc theo bến tàu, ung dung lướt qua bót Catinat của tên cò mật thám Bazin ác ôn. Chuyến đi này anh Ba xuất phát từ Vườn Thơm. Không rõ Phòng Nhì Pháp có biết hay không, ngày trở ra, máy bay giặc lên bắn ác liệt vùng này. Anh Tư Lái (Hồ Văn Lái), phụ trách thông tin tuyên truyền Sài Gòn-Chợ Lớn kể lại là anh Ba chỉ đứng trên bờ rạch chớ không nhảy xuống đám dừa nước khi máy bay quần bắn trên đầu. Anh Ba bị truy kích trên đường về, khúc ấp 4 xã Vĩnh Lộc, địch chỉ cách hai cái đìa. Rất may là cậu Ly (Huỳnh Công Thức) mới 15 tuổi, con trai đầu lòng của anh Mười Trí dùng FM bắn cản hậu để giải vây. Đêm đó, anh Ba ghé Chi đội 4 khen anh Mười có thằng con xứng đáng và thưởng 200 đồng để trung đội của cậu liên hoan.

Không chỉ về thành mà ngày thường anh Ba cũng thích mặc xá xẩu. Liên lạc của anh Ba là chị Thanh (Hoàng Thị Thanh) quen biết nhau từ quê nhà, cũng mặc áo xẩm để đi lại từ Khu về thành. Địch nhận ra anh ở tướng to con, mang kính đen, đeo "sắc-cốt" to.

Chuyện xử Ba Nhỏ mới làm nổi bật nét hảo hớn của anh Ba. Ai cũng biết Ba Nhỏ có ít nhiều liên hệ với Bình Xuyên.

Khi chánh án Nguyễn Bình kể tội và tuyên án tử hình, Ba Nhỏ bình tĩnh nói: "Tội tôi làm, tôi chịu. Xin anh Ba một ân huệ cuối cùng, cho tôi mượn cây súng của anh để tôi tự xử”.

Hàng trăm cặp mắt chiếu về phía Nguyễn Bình hồi hộp chờ xem thái độ của anh Ba trước đề nghị bất ngờ đó. Kinh ngạc làm sao, anh Ba móc súng đặt lên bàn và một người lính đưa xuống vành móng ngựa cho Ba Nhỏ. Nếu Ba Nhỏ trong lúc tuyệt vọng dùng khẩu súng đó khác hơn là tự xử thì mục tiêu đầu tiên sẽ là ông chánh án. Nhưng đó là suy luận của những kẻ giàu trí tưởng tượng thích chuyện "ngựa về ngược". Ba Nhỏ là hảo hớn càng kính phục một tay hảo hớn, gan mật hơn mình, nên nếu có một chút ý nghĩ nổi loạn bên trong, anh cũng đủ sáng suốt để chế ngự và xử sự đúng luật giang hồ. Hai nhân vật chính: ông chánh án và tên tử tội đều hiên ngang, đầy đủ khí phách như nhau trước cái chết, và trước cái còn mạnh hơn cái chết: Danh dự.

Sài Gòn dưới thời Pháp và Mỹ có nhiều sách viết về vị Tư lệnh Nam Bộ mà Pháp ngán sợ, trong số này có hai quyển "Ai giết Nguyễn Bình?" và "Tôi giết Nguyễn Bình". Cả hai tác giả là người có một thời tham gia kháng chiến, nhưng sau dinh tê. Nội dung có chi tiết đúng và sai, nhưng ý đồ rõ ràng là xuyên tạc, nói xấu kháng chiến. Vụ ám sát này chỉ xin vắn tắt như sau:

Đám Vũ Tam Anh, Bùi Hữu Phiệt là dân cơ hội tá túc Chi đội 4 của anh Mười Trí. Do tác phong Mạnh thường quân, anh Mười giao du rộng rãi, nhà anh trở thành Tụ nghĩa đường của đủ nhóm dân kháng chiến. Bọn Anh - Phiệt chủ trương giết Nguyễn Bình rồi gieo tiếng ác cho Mười Trí, một độc kế kiểu "một mũi tên bắn hai con chim". Muốn thực hiện thâm ý đó chúng liên kết với tên Sáu Xít-xong (lính mã tà thuộc đơn vị đàn áp nổi loạn) "Section de lutte", dân mình gọi là Section là Xít-xong. Tên Sáu cùng tham gia kháng chiến từ đầu trong bộ đội Bà Quẹo của Mười Trí, do vậy mà được anh Mười tín nhiệm. Sáu Xít-xong bị đám Phòng Nhì lôi kéo nên trở mặt phản thầy, giả chữ ký của anh Mười, viết thiệp mời Nguyễn Bình qua Chi đội 4 dự tiệc để bàn chuyện cơ mật. Lúc đó, hai cơ quan đóng gần nhau ở Bình Hòa, gần sông Vàm Cỏ Đông. Bọn Anh- Phiệt đã bố trí thiện xạ ở gần miếu sát bờ sông. Nhận được thiệp mời, anh Ba một mình bơi xuồng qua Chi đội 4, không đem theo một vệ sĩ nào. Đại đội trưởng Hứa Văn Yến cảnh giác khuyên anh Ba nên cẩn thận, nhưng anh Ba chỉ cười và nhảy xuống xuồng nhổ sào tách bến. Gần tới nhà Mười Trí, ngang ngôi miếu bỗng có tiếng súng nổ, anh Ba ngồi thụp xuống nhưng không kịp. Đạn đã trúng cánh tay mặt. Anh dùng tay trái rút súng bắn trả. Trên bờ nổ thêm vài phát nhưng không trúng, tình thế thật hiểm nghèo. Nếu kéo dài thì có nguy cơ anh bị trúng đạn. Rất may từ xa có tiếng súng giải vây. Bọn mưu sát rút nhanh. Tiếng súng cứu nguy đó của anh Hai Yến. Anh Ba Bình chống xuồng vài phút, anh Hai Yến đưa một bán đội theo phòng hờ bất trắc. Lập tức, anh đưa anh Ba về băng bó, vết thương nơi cánh tay mặt chỉ phớt qua phần mềm. Sáng hôm sau, anh Ba lại sang nhà anh Mười Trí để tìm hiểu về chuyện đáng tiếc ngày hôm qua. Mười Trí hoàn toàn không hay biết gì. Nghe Ba Bình kể, anh liền cho tập hợp điểm quân: thiếu ba người, Sáu Xít- xong, Bùi Hữu Phiệt và Vũ Tam Anh. Chính vào lúc đó anh Ba mới nhẹ nhàng nói với anh Mười Trí: "Anh Mười nên cẩn thận trong giao du. Tôi biết anh Mười có máu giang hồ kỳ hiệp, tứ hải giai huynh đệ. Nhưng cũng nên phân biệt người tốt với kẻ xấu, người ngay với kẻ gian. Đây là kinh nghiệm cho anh Mười xử thế".

Anh Mười rất xúc động trước thái độ hảo hớn của anh Ba. Anh đinh ninh vị tướng sẽ nổi cơn thịnh nộ đập bàn quát mắng về chuyện để bọn Phòng Nhì tá túc dưới trướng, mưu sát Khu trưởng, không ngờ anh Ba lại ôn tồn nhã nhặn đến như thế. Anh lật đật xin lỗi, nhưng anh Ba chỉ cười: "Lúc nào tôi cũng tin anh Mười. Tôi còn nợ thằng con anh đã cứu mạng tại ấp số 4 Vĩnh Lộc trước đây, lúc tôi bí mật về thành".

Anh hùng lại gặp anh hùng. Mười Trí rất chịu Ba Bình nhờ tác phong hảo hớn như vậy đó.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #35 vào lúc: 26 Tháng Bảy, 2010, 07:15:52 am »

HUỲNH VĂN NGHỆ ĐẤU LÝ CÒ BAZIN



Cò Mật thám Bazin là cáo già trong nghề diệt cộng sản. Lão biết Huỳnh Văn Nghệ tham gia Nam Kỳ khởi nghĩa tháng 11.1940 bằng cách gởi đạn cho đồng chí Chín Quỳ đang chém vè ở rừng Tân Hòa (Tân Uyên) nhưng hắn chưa ra tay vì Tám Nghệ đã hốt hồn nó trước. Nhật sắp đảo chính Pháp. Cuộc đấu lý đã giúp Tám Nghệ chuyển bại thành thắng và lần đầu tiên cáo già mật thám đãi cà phê sữa và bắt tay một chiến sĩ cộng sản.

Tên tuổi hai nhân vật này rất nổi tiếng trong thập niên 40 rồi tới kháng Pháp (1945 - 1954) sang chống Mỹ (1954 - 1975). Nhưng viết cho thế hệ hôm nay - thế hệ thời hậu chiến - sau đại thắng Mùa xuân 30.4.1975, phải giới thiệu sơ qua tầm vóc hai đối thủ này để bạn trẻ thấy mức quan trọng của cuộc đấu lý hy hữu giữa tên tay sai thực dân với người chiến sĩ yêu nước trong những năm đầu ly loạn.

Cò Bazin là mật thám của Pháp, nhờ công bắt bớ những cán bộ cách mạng mà leo lên tới thanh tra cảnh sát (inspecteur dễ pohce). Năm 1945, Bazin là giám đốc Sở Đặc cảnh miền Đông (Chef de police Spécialede I’Est - gọi tắt là PSE), có toàn quyền sinh sát.

Huỳnh Văn Nghệ là thư ký Hỏa xa Sài Gòn, quê Tân Uyên (Biên Hòa, nay thuộc Bình Dương). Trong cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ, bạn anh Tám Nghệ là Chín Quỳ dẫn anh em thợ rừng cướp bót Cây Đào làm bàn đạp đánh ra Tân Uyên. Kế hoạch bị bể, anh em rút vô rừng. Với tài thiện xạ, anh Chín Quỳ săn thú nuôi tiểu đội du kích sống trong rừng chờ ngày tươi sáng hơn. Đạn hết, Chín Quỳ nhắn anh Tám Nghệ tiếp tế đạn. Tám Nghệ mua đạn của lính Pháp trong thành Ô Ma (camp des Males) nay là khu quân sự trong khuôn viên bốn con đường Nguyễn Trãi-Cống Quỳnh-Phạm Viết Chánh và Nguyễn Văn Cừ. Vụ tiếp tế đổ bể sau vài lần. Tám Nghệ bị bắt. Anh đóng tiền tại ngoại hầu tra rồi trốn sang Xiêm hoạt động trong giới Việt kiều yêu nước ở Bangkok. Trước lúc Nhật đảo chính Pháp; ngày 9.3.1945, anh Tám về nước liên lạc với Bí thư Xứ ủy Trần Văn Giàu. Trong đêm tá túc nhà bạn là ông Lương Văn Tương, một Mạnh thường quân, anh Tám bị mật thám bắt đưa về bót Catinat (Nguyễn Du- Đồng Khởi).

Đích thân cò Bazin thẩm vấn anh Tám Nghệ. Nguyên văn cuộc đấu lý như sau:

- Anh là Tám Nghệ, Huỳnh Văn Nghệ, quê Tân Tịch, Tân Uyên, thư ký Hỏa xa Sài Gòn, can tội tiếp tế súng đạn cho du kích ở Tân Hòa, Mỹ Lộc nổi lên chống nhà nước Pháp năm 1940, gọi là Nam Kỳ khởi nghĩa. Anh bị bắt, nhưng trốn sang Xiêm sau khi nhờ luật sư đóng tiền ký quỹ tại ngoại hầu tra. Đúng không?

- Ông đã đọc bồ sơ của tôi rồi, tôi không phải khai thêm.

- Anh về đây để làm gì? Chắc là nhân dịp Nhật lấn áp Pháp để tiếp tục hoạt động?

- Ông nói đúng. Nhưng có một điều sai.

- Sai chỗ nào?

- Ông bắt tôi là sai. Tại sao? Nhiều điểm sai. Thứ nhất là Nhật sắp đảo chánh bắt hết người Pháp, từ Toàn quyền Decoux tới Thống đốc Hoeffel, đại tướng Delsue, Tư lệnh Đông Dương. Rồi tới sẽ bắt các ông. Cho nên cái ghế thanh tra mật thám của ông coi chừng biến thành ghế ba chân.

Cò Bazin trừng trợn:

- Anh nói năng đàng hoàng lại đi. Có phải anh khinh thường tôi khi người Pháp thất thế?

- Tôi không khinh thường ông mà chỉ nói sự thật. Mà sự thật thì bao giờ cũng khó nghe. Đã trót nói, xin nói thêm cho trọn. Tôi vừa gặp Bí thư Xứ ủy Trần Văn Giàu. Anh Sáu Giàu tiết lộ một tin cực kỳ quan trọng: trước đây không lâu, ông đã mời ông Bảy Trân (Nguyễn Văn Trân) là đồng chí và là bạn chí thân của Sáu Giàu yêu cầu tìm gặp Sáu Giàu nhắn lời đề nghị của Bazin.

Tên cáo già giật mình nhìn Tám Nghệ lom lom:

- Anh kể tiếp đi. Tôi đề nghị gì?

- Nguyên văn : Nhật sắp đảo chánh Pháp. Chúng tôi muốn bắt tay với những người cộng sản để chống Nhật. Chỉ có những người cộng sản mới quyết tâm chống phát xít tới cùng. Trước đây, chúng tôi sai lầm khi bắt bớ giam cầm các anh, bây giờ xin chân thành cộng tác chống kẻ thù chung. Các anh cứ in truyền đơn, tốn kém bao nhiêu, chúng tôi xin đài thọ để cho dân chúng thấy cái họa của phát xít.

- Có đúng là tôi đã nói như vậy không? - Bazin nghi ngờ hỏi.

- Tôi bịa để làm gì? Rất tiếc là quan thầy của ông thấy được sự thật thì đã quá muộn. Hai bên chưa kịp bắt tay cộng tác.

Cò Bazin đưa tay lên chống cằm, lộ vẻ suy tư dữ dội:

- Theo anh, Đồng Minh có thể thắng phát xít?

- Những người cộng sản chúng tôi ngay từ đầu đã tin chắc Đồng minh thắng phát xít. Nhật đảo chính Pháp là trong tư thế bị động. Không lực Đồng Minh đã chiếm thế thượng phong ở chiến trường Đông Nam Á. Hải quân Nhật bị đánh đắm hàng loạt. Nhật đang đóng tàu bằng cây giá tị ở các trại mộc Cầu Rạch Ong và trong Bình Đông để thay tàu sắt. Chúng sợ Đồng Minh đổ bộ lên Đông Dương thì người Pháp sẽ là "cinquième colonne" (đạo quân thứ năm, tức đạo quân gián điệp từ nội bộ đánh ra).

Nghe Đồng Minh sẽ thắng, cò Bazin yên tâm nhận chuông gọi lính. Một lát sau, lính bưng một khay bánh bao nướng và cà phê sữa đặt lên bàn:

- Mời anh Tám dùng đỡ lòng. Bây giờ đã quá nửa đêm.

Tám Nghệ đang đói vì hồi chiều hào hứng đọc thơ theo yêu cầu của đám chính khách salon trong nhà anh bạn Lương Văn Tương nên chỉ ăn uống qua loa. Nhân tiện cũng giới thiệu thêm: nhà của ông Tương như một tụ nghĩa đường quy tụ các chính khách đủ xu hướng chính trị, trí thức có, thầu khoán có, các tay cơ hội đón gió cũng có, rồi Cao Đài, Hòa Hảo cũng có...

Chờ Tám Nghệ ăn xong, Bazin bắt tay ân cần nói :

- Rất cám ơn những lời chỉ dạy của ông. Bây giờ thì ông được tự do.

Lần đầu tiên tên cáo già mật thám giữ phép lịch sự, đưa tận cổng một địch thủ lợi hại.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #36 vào lúc: 26 Tháng Bảy, 2010, 07:44:35 am »

“TIỂU TƯỚNG” TÔ KÝ CHINH PHỤC “NGƯU MA VƯƠNG”



Tướng Tô Ký sinh năm 1922, tại làng Bình Lý, Hóc Môn (nay là xã anh hùng Bình Mỹ, huyện Củ Chi). Ông tham gia cách mạng từ năm 12 tuổi, năm 17 tuổi bị bắt giải đi căng Tà Lài (1940). Đầu năm 1941, ông cùng 7 đồng chí vượt ngục và bị bắt giải lên Bà Rá cho tới ngày Nhật đảo chính Pháp tháng 3. 1945.

Ông là một trong những người lập Giải phóng quân liên quận Hóc Môn- Bà Điểm- Đức Hòa, sau là Chi đội 12. Năm 1954, ông tập kết ra Bắc, được thăng thiếu tướng, Chính ủy quân khu. Ông mất mùng 2 Tết năm Kỷ Mão (1999).


Câu chuyện xảy ra cách nay trên nửa thế kỷ, vào đầu năm 1941, vài tháng sau khi Nam Kỳ khởi nghĩa. Lúc đó, anh Ba Tô Ký mới là một thanh niên 18 tuổi - nhỏ nhất trong đám tù chính trị bị Tây bắt đưa về căng Tà Lài nằm dọc quốc lộ 20, khỏi Định Quán, trên đường Sài Gòn - Đà Lạt.

Tô Ký quê ở Mỹ Bình, Tân Lý, Hóc Môn. Cha anh là ông Tô Nếp, một người hoạt động cách mạng nên Tô Ký mới 13 tuổi đã là liên lạc, vài năm sau là cán bộ in ấn (in xu xoa truyền đơn) và phân phát trong vùng. Trong khởi nghĩa Nam Kỳ, cả hai cha con cùng bị bắt giam hai nơi khác xa. Ông Tô Nếp bị giam ở Kho Muối (đường Tôn Thất Thuyết, quận 4) sau đó bị đưa xuống sà lan nhận chìm ngoài cửa biển Cần Giờ. Còn Tô Ký bị đưa lên căng Tà Lài.

Sau Tết Tân Tỵ (năm 1941), ba anh em tù được lệnh vượt ngục. Để chuẩn bị cho chuyến vượt ngục được thành công, Sáu Giàu suy tính về mọi mặt. Một trong những lo ngại của anh em vượt ngục là đồng bào thiểu số ở bên ngoài căng Tà Lài . Đó là các bộ lạc Stiêng, Châu Mạ, Châu Ho, Khmer. Do Tây tuyên truyền và treo giải thưởng như muối, vòng vàng đeo tay (vàng giả), nhiều người Thượng khoái săn bắt tù vượt ngục để lãnh thưởng. Sau nhiều đêm suy nghĩ, Sáu Giàu gọi Tô Ký tới: "Nghe nói hồi nhỏ, chú Ba có chăn trâu?". Tô Ký gật: "Có!". "Chú biết xỏ dàm trâu không?". "Biết!". "Nhưng gặp trâu to như voi, chú có dám không?". "Sao lại không? Anh Sáu muốn nói con "Ngưu ma vương" của mấy ông Stiêng bên kia sông chớ gì? Tôi đã thấy nó rồi. Đúng nó là con trâu cổ to lớn dình dàng như voi".

Sáu Giàu hỏi lại cho chắc ăn: "Chú Ba có dám hứa chắc với tôi là xỏ dàm được con Ngưu ma vương chớ? Nghéo tay, nếu chú làm được!".

Tô Ký mạnh dạn nghéo tay Sáu Giàu. Vài ngày sau, Sáu Giàu tới gặp sếp căng Ménétrier.

- Lễ Phục sinh tới đây, tôi xin phép ông cho anh em tù vui chơi giải trí. Sẽ có một màn đấu bò hết sức ngoạn mục, không thua gì bên xứ Tây Ban Nha.

- Đấu bò? Trong đám tù có picador (kẻ đấu bò)?

- Có chớ! Nên nhớ trong căng này, không thiếu nhân tài thuộc đủ ngành nghề. Xin nói lại cho đúng là không phải màn đấu bò mà là chinh phục con trâu cổ khổng lồ.

Sếp căng gật gù:

- Mình cũng đã thấy con trâu cổ đó rồi . Nó là trâu rừng, không hiểu sao lại nhập bầy với đàn trâu nhà?

Sáu Giàu: - Con trâu này giống như con Bạch Tượng. Dân quê cho rằng, Bạch Tượng xuất hiện là may mắn. Chớ thật ra thì Bạch Tượng vô dụng, không hữu ích như voi thường.

Sếp căng gật: - Con trâu rừng này cũng vô dụng, không biết kéo cày hay kéo cộ. Nuôi uổng công.

Sáu Giàu hãnh diện: - Rồi sếp sẽ thấy, tay đấu bò của chúng tôi sẽ chinh phục được con Ngưu ma vương này để biến nó trở thành con vật hữu dụng gấp mười lần đồng loại của nó.

Sếp gật đầu khuyến khích: - Cứ làm đi ! Tôi cho phép!

Ngày trọng đại đã đến. Tất cả tù nhân đều tập trung trên sân cỏ sát bờ sông Tà Lài. Đám lính mã tà cùng mấy thằng cò Tây cũng kéo ra xem màn "Tiểu tướng Tô Ký tử chiến Ngưu ma vương". Tất cả các bầy trâu của đồng bào Thượng ở gần căng đều được lùa vô căng để cho màn "xiếc" thêm phần hào hứng. Tất nhiên, vai chính trong bày gia súc này là con trâu cổ hỗn danh Ngưu ma vương.

Anh em tù đặc biệt lo cho “tiểu tướng Tô Ký". Anh thanh niên 20 tuổi này, cao gầy, tuy rắn chắc nhưng so với Ngưu ma vương thì quả là quá chênh lệch. Anh mặc quần cụt bó sát người, mình trần tay cầm dây mây để xỏ dàm trâu cổ, sắc mặt nghiêm trang nhưng đầy tự tin. Sáu Giàu vỗ vai động viên:

- Cố gắng nghe chú. Việc lớn có thành công hay không là do chú có trị được con Ngưu ma vương hôm nay hay không đó.

Tô Ký khẽ mỉm cười với anh Sáu như hàm ý: "Anh hãy tin nơi thằng em này !". Sáu Giàu chỉ Tô Ký giới thiệu với bọn Tây:

- Đây là picador của chúng tôi. Các ông sẽ chứng kiến anh bạn trẻ này chinh phục con trâu rừng khổng lồ như thế nào.

Tô Ký bảo các già làng quất đàn trâu chạy xuống sông. Còn Ngưu ma vương bị đàn trâu kẹp cứng giữa bầy, không tự do hung hăng như ở trên bờ. Tô Ký nhảy từ lưng trâu này tới trâu kia, từ từ bến lại gần con Ngưu ma vương. Nó trông thấy, đoán được ý đồ của Tô Ký nên hung hăng cung sừng to dài và nhọn hoắt cố chém kẻ tới gần... Nhưng nước sông truy cản các cử động ồ ạt của Ngưu ma vương. Đồng thời, tình thế bị kẹp cứng giữa bầy trâu cùng bì bõm trên dòng nước làm cho nó giảm sức hung hãn. Tô Ký đã nhảy lên lưng con Ngưu ma vương. Nó cố hất nhưng không xong, xoay qua hụp đầu xuống mặt nước toan nhận chìm kẻ thù nhưng Tô Ký ngước cao cổ lên trong khi hai tay vẫn bám chặt cổ con trâu mộng. Đợi tới lúc con trâu thấm mệt, Tô Ký mới nhanh tay xỏ dây mây vô mũi nó thật mạnh và gọn. Con Ngưu ma vương đau điếng nhảy đựng lên. Nếu ở trên bờ thì nó đã vật đối thủ văng xa cả chục thước. Nhưng nó lại kẹt dưới nước.

Vùng vẫy cả tiếng, sau cùng Ngưu ma vương chịu để Tô Ký chinh phục, kéo gây dàm trao cho già làng chủ của nó.

Suốt hơn tiếng đồng hồ, cả căng hồi hộp theo dõi trận tử chiến trên sông Tà Lài. Đây là sự kiện lịch sử có một không hai ở căng Tà Lài. Chiến công này đáng ghi lại trong sổ vàng của Hội cựu tù chính trị Nam Bộ. Bí quyết thành công của Tô Ký là dùng trí tuệ để chiến thắng sức mạnh hoang dã. Trí tuệ đó là giam chặt Ngưu ma vương dưới nước giữa vòng vây đồng loại để vô hiệu hóa sức mạnh dễ sợ của con trâu rừng.

Nhưng người lập chiến công đó vẫn không biết vì sao anh Tổng đại diện căng Tà Lài lại bày ra chuyện chinh phục con trâu rừng như vậy.

Đến khi được chọn là một trong số 8 người vượt ngục Tà Lài, Tô Ký mới biết bài bản của Sáu Giàu: "Vượt ngục ra khỏi trại là lọt vô các sóc, các buôn người Thượng. Họ có thể bắt chúng ta để lãnh thưởng. Cho nên phải có một hành động làm cho họ kính phục tài tháo vát của anh em mình. Xỏ dàm trâu cổ là chuyện có lợi về nhiều mặt. Trước hết, là người mình thông minh, trị được con vật hung hăng. Thứ hai, giúp nó trở lại thành gia súc hữu ích cho dân làng. Mình đem cái lợi cho người ta, không lẽ người ta đem cái hại cho mình”.

Bấy giờ Tô Ký mới hiểu hết nội dung lời động viên trước đó của Sáu Giàu: "Việc lớn có thành công hay không là do chú trổ tài ngày hôm nay đó!".
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #37 vào lúc: 26 Tháng Bảy, 2010, 10:38:44 am »

HUỲNH PHAN HỘ ANH KHU TRUỞNG BIỆN SÂN

Ung Văn Khiêm chém vè trong điền Tây, Cờ Đỏ trong những năm sau cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ. Anh bị dân tố "cộng sản chui vào điền Tây”. Ba Hộ là đại diện chủ Tây phái đi kiểm tra. Ba Khiêm đang cày ruộng, thấy Ba Hộ xâm xâm lội bưng ra nhìn mặt, anh nói: "Tao là Ba Khiêm đây. Mầy muốn biết để lãnh thưởng thì cứ bắt”.

Nhận ra Ba Khiêm là bạn học cũ trên mình một lớp ở Collège Cần Thơ năm xưa, Ba Hộ nói nhỏ: "Anh cứ yên tâm ở đây. Thằng Ba Hộ này không phải là thằng chó đẻ ham tiền, bán đứng bạn bè. Tôi còn ở đây không ai dám động tới sợi lông chân của anh!”.

Tình bạn Ba Hộ Ba Khiêm trong những ngày đen tối ở Cờ Đỏ là đề tài muôn thuở của dân miền Tây Nam Bộ.


Trong lịch sử các tướng lãnh Nam Bộ thời kháng Pháp có những người cầm quân mà dân quê gọi là "Tướng trời" có nghĩa là tay ngang mà đánh giặc chạy tét. Ở miền Đông có Tám Nghệ (Huỳnh Văn Nghệ) lúc đầu Chỉ huy trưởng Chi đội 10 về sau là Khu trưởng Khu 7. Ở miền Tây có Ba Hộ (Huỳnh Phan Hộ) là khu trưởng Khu 9 từ tháng 10.1946 đến tháng 7.1947, hy sinh sau trận Tầm Vu thứ ba.

Dân trong điền Cờ Đỏ còn nhớ rõ anh biện sân Ba Hộ. Biện sân là nhân viên thấp nhất trong điền, có nhiệm vụ ghi sổ số lúa dân đóng cho Tây khi tới mùa. Từng đoàn xuồng ghe nối đuôi nhau đóng cho Tây theo mức chia. Mỗi gia đình dân trong điền lãnh 50 công đất và tới mùa đóng theo tỷ lệ.

Lúa càng trúng thì tỷ lệ đóng cho Tây càng cao. Đến mùa lúa chín, hai bên con kinh trước nhà anh em Malein thật là vui. Lúa trong điền đống cao tới ngọn cây còng. Công việc của biện sân thật là tất bật. Ba Hộ chỉ dùng mắt mà ước lượng mỗi đống lúa cao tới ngọn còng không sai một giạ. Nhờ biệt tài đó mà Tây tin dùng, cất nhắc Ba Hộ từ nhân viên thường lên xếp.

Nhưng tài tính toán chỉ là một chuyện nhỏ thôi. Nghề võ mới là sở trường của anh. Nhờ có võ nên bất cứ con trâu chứng nào, dù dữ tới đâu Ba Hộ cũng trị được. Cai điền Năm Đô có con trâu cổ ai cũng chạy mặt, nó hay lồng, hất người cỡi té, không gãy tay cũng lọi giò. Năm Đô nhờ Ba Hộ trị giùm. Ba Hộ vừa thót lên lưng, chưa ngồi vững đã bị nó lồng. Anh nhảy bay xuống đất, cười nói với Năm Đô: "Nếu anh thì chết rồi!". Bị hất nhiều lần nhưng sau cùng Ba Hộ cũng trị được con trâu chứng. Thấy dân trong điền Cờ Đỏ khen Ba Hộ giỏi võ, đám du côn ở Thới Lai - giữa đường Ô Môn- Cờ Đỏ - gởi thư mời Ba Hộ thử tài. Ai cũng khuyên Ba Hộ không nên dây dưa với "tụi trời gầm" này nhưng Ba Hộ cương quyết thử tài một chuyến. Thư mời 10 giờ nhưng Ba Hộ cố tình tới trễ: 2 giờ trưa chiếc xe Peugeot anh mượn của thằng Tây Paul do tài xế Tư Xanh lái, mới tới chợ Thới Lai. Dân du côn ở đây là dân tứ xứ từ Tham Tướng, Cái Côn tới. Tư Xanh lo giữ xe, một mình Ba Hộ chơi với khoảng 30 tên võ trang chai lave giật trong các tiệm nước. Trận đánh nháng lửa vì đường làng Thới Lai được tráng đá xanh. Hai bên ác chiến đến đỗi lính cảnh sát gác chợ hoảng không dám can thiệp phải chạy gọi hiến binh tới. Chừng đó thì đã vãn tuồng. Đám du đãng bị thương nằm la liệt. Ba Hộ phải cho mượn xe đò chở chúng về Cần Thơ băng bó và điều trị. Chứng kiến trận thư hùng này, Lục Sóc là tay giỏi gồng ở Thới Xuyên đã khen ngợi Ba Hộ hết lời. Về sau mới biết Ba Hộ đã học gồng tại Tà Keo. Tây liền giao Ba Hộ đi mua bò Tà Keo về cho đồn điền. Bò ở xứ Miên rất rẻ, nhưng ít ai dám đi mua vì dọc đường sợ cướp, chẳng những mất tiền mà còn bỏ mạng. Ba Hộ nhận tiền và chọn Tám Thanh là tổng cai điền giỏi võ cùng đi. Hai người cùng đi một chiếc xe hơi gần tới Tà Keo, bọn cướp Miên ra chặn đường. Ba Hộ ung dung bước xuống xe, cười hỏi: "Thiếu tiền xài phải không? Tiền đây nè". Anh ném cặp da đựng bạc xuống đường, nói: "Coi đây rồi hãy lượm tiền", anh đá tróc gốc cây thốt nốt to bên đường dằn mặt bọn cướp. Chúng hết hồn chắp tay xá, xin trả tiền lại. Đàn bò Ba Hộ mua về không thiếu một con. Tây chủ rất hài lòng.

Thêm một chuyện bắt cướp trong đồn Tây. Ghe Ba Hộ do Hai Trung chèo bất ngờ gặp ghe bọn cướp, Ba Hộ biểu Hai Trung cặp ghe sát ghe bọn cướp. Anh nhảy qua, chưa tới đã bị chúng chém rách áo, nhưng anh lật ngược tình thế đánh ngã hết rồi trói lại. Lẽ ta thì phải giải cho cò bót nhưng anh đưa về văn phòng, giải thích: "Cao nhân tất hữu cao nhân trị", các anh cậy mình giỏi võ mà quên rằng còn có người giỏi võ hơn. Đây, các anh xem - anh biểu Hai Trung lấy búa thật bén, trao cho một tên cướp ra lệnh - "chém đi”. Tên cướp không đợi mời lâu chém liên tiếp mấy búa vô ngực và bụng Ba Hộ. Nhưng kinh ngạc làm sao, chỉ có những lằn khứa vô da chớ không thấy một giọt máu nào. Sau đó, Ba Hộ cho làm gà vịt, đãi bọn cướp rồi cho tự do ra về. Nhờ nghề võ mà Ba Hộ đi lên thật nhanh. Huyện Khải nhìn bà con với anh. Ba Hộ quê Thạnh Thới An, nhà ở cù lao ngang chợ Bãi Xào. Anh học trường Collège Cần Thơ tới năm thứ hai thì được Ba Khiêm học trên một lớp rủ xếp bút nghiên đi làm cách mạng. Ở nhà quê mà vốn văn hóa cỡ đó cũng đủ xài, Ba Hộ được huyện Khải mới về nhà dạy chữ Tây và nhất là dạy võ cho ba cậu con trai. Cậu Tư (quên tên), cậu Năm Chữ và cậu Bảy Nữ.

Tới đây, xin nói về tình bạn giữa Ba Hộ và Ba Khiêm. Năm Ba Hộ làm phó cho huyện Khải thay mặt Tây trông coi đồn điền cũng là năm Ba Khiêm bị bể ở Xoài Hột chạy về Cờ Đỏ chém vè trong lô đất của cai điền Năm Đô. Ba Khiêm ngày ngày mặc bà ba mốc cời, đội nón lá lụp xụp lãnh việc cày ruộng với hai con bò anh nuôi thật kỹ và dạy thật giỏi. Luống cày của anh không ai chê được, nhưng có người nghi anh là kẻ lạ, không biết xuất xứ từ đâu mà lúc nào cũng đội nón che mặt như kẻ trốn nợ. Ngày kia, họ tới Ba Hộ đòi điều tra kẻ khả nghi trà trộn trong đồn điền. Ba Hộ mời họ tới lô đất của Năm Đô. Đứng trên bờ đắp, anh chưa nhận ra Ba Khiêm, nhưng Ba Khiêm vốn cảnh giác đã thấy Ba Hộ ngay từ đầu. Chờ Ba Khiêm cày gần bờ, Ba Hộ xắn quần lội xuống bưng:

- Anh kia, lấy nón xuống cho tôi nhìn mặt một chút coi?

Ba Khiêm lột nón lá nhìn thẳng vào mắt Ba Hộ, chậm rãi nói:

- Tao là Ba Khiêm đây. Mầy muốn bắt tao nộp cho Tây thì cứ bắt.

Lập tức, Ba Hộ hạ giọng thấp vừa đủ nghe:

- Anh đội nón lên đi. Thằng Ba Hộ này không phải là thằng chó đẻ. Bao giờ tôi còn ở đây thì không ai động tới anh đâu.

Trở lên bờ kinh Ba Hộ nói với mấy người hồ nghi :

- Tôi đã xem mặt nó rồi. Tên cặp rằng mới tới điền mình là dân làm ăn, không phải là dân "vận nài bẻ ống" (dân du đãng, sống ngoài vòng pháp luật) như mấy người nghi đâu!

Từ đó, thỉnh thoảng hai anh em bạn học Collège Cần Thơ bí mật gặp nhau bàn bạc thời sự và tính toán con đường hoạt động sắp tới của mình.

Năm 1982, tôi về công tác tại Cờ Đỏ một tháng và đã gặp tất cả các cai điền Mười Pháo, Hai Hiệp, Tám Vạn, Năm Muội, Đức, Chuông, Sáu Tùng, Năm Đô, Năm Khiêm, và ông Tám Thanh. Năm đó, ông Tám Thanh đã 82 mà vẫn còn nhớ nhiều chuyện về Ba Hộ. Đặc biệt, Ba Hộ nhờ ông Tám lo việc vợ con cho mình. Câu chuyện như sau:

Thầy cai Tà Keo có con gái muốn gả cho Ba Hộ sau khi Ba Hộ cùng Tám Thanh qua đó mua bò cho đồn điền Cờ Đỏ. Lúc đó lại có một người khác cũng ở Tà Keo muốn gả con cho Ba Hộ. Người này là thầy tu. Ba Hộ không biết chọn cô nào nên nhờ Tám Thanh chọn giùm. Tám Thanh bàn: "Con thầy cai được hơn con thầy tu. Con thầy tu còn nhỏ tuổi lại ốm yếu".

Ý của Ba Hộ là nên chọn về đức hạnh. Anh cười nói: "Cả đời tôi theo khẩu hiệu đức thắng tài".

Một con người chân chất, thuần phác, chí nghĩa, chí tình như anh Ba Hộ thật đáng trọng, tiếc thay cuộc đời binh nghiệp của Khu trưởng Huỳnh Phan Hộ quá ngắn. Xin thắp một nén hương cho người anh hùng trận Tầm Vu ngày ấy.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #38 vào lúc: 26 Tháng Bảy, 2010, 10:47:23 am »

CAO MINH CĂNG TAY KHÔNG BẮT SỐNG ĐẠI TÁ CÉDILE

Đêm 22. 8. 1945, lần đầu tiên Tây nhảy dù ở Nam Bộ, với ba sĩ quan: đại tá Cédile, trung tá Jolivet de Riencourt và trung úy RenéLê Văn Đức.

Đại tá Cédile Ủy viên cộng hòa Pháp tại Nam Kỳ là chức mới lập ra tương đương với Thống đốc Nam Kỳ. Chính đại tá Cédile là người mà tướng De Gaulle giao điều hành Nam Bộ trong thời gian đầu tiên tái chiếm Việt Nam.

Người bắt đại tá Cédile là Cao Minh Căng, sau là Chi đội phó Chi đội 11 của tỉnh Tây Ninh. Anh Tám Sáng, người cùng anh Tám Căng lập chiến công ấy, kể lại câu chuyện cũ 40 năm chưa hề công bố.


Người Mỹ viết về đại tá Cédile nhảy dù ở Tây Ninh ra sao?
Nữ tiến sĩ Ellen J. Hammer nổi tiếng nhờ quyển biên khảo công phu trong nhiều năm "The Struggle for Indocchina 1940 - 1955 Vietnam and the French Experience” (Cuộc chiến đấu cho Đông Dương - Việt Nam và kinh nghiệm của Pháp), Nhà xuất bản Stanford University Press, in 1966, tái bản 1967. Ngay chương đầu, tiến sĩ Hammer đã đề cập chuyện nhảy dù của đại tá Cédile (Cédile chỉ có một không phải hai như Địa chí thành phố Hồ Chí Minh viết) ở Tây Ninh cùng một đêm với thiếu tá Pierre Messmer nhảy dù ở phía Bắc Hà Nội. Xin lược dịch một đoạn:

Trong một đêm tháng Tám 1945, vài ngày sau khi Nhật đầu hàng, hai phi cơ quần đảo ở hai đầu Đông Dương thuộc Pháp. Một ở miền Nam trên vùng Nam Kỳ phì nhiêu nằm bên bờ Nam Hải. Đại tá Cédile, tân ủy viên Cộng hòa Pháp tại Nam Kỳ nhảy dù từ một phi cơ C-47 của Mỹ cùng hai đồng hành, rơi xuống một đồng lúa. Về phía Bắc, ở đầu kia đất nước, trong vùng Bắc Kỳ giáp Trung Hoa ba người Pháp khác nhảy dù cùng một giờ. Đó là một trung úy, một đại úy và tân ủy viên Cộng hòa Bắc Đông Dương, thiếu tá Pierre Messmer.

Cédile bị một số người Việt bắt và giao cả ba cho quân Nhật. Cả ba bị tước hết quần áo và đồ đạc. Cédile bị buộc cúi đầu trước một tên lính Nhật cầm gươm. Ông ta chờ hoài mà lưỡi gươm không hạ xuống, chừng ngẩng đầu lên thì thấy bọn Nhật đang nhìn ông cười khanh khách. Chừng đó ông mới biết ngày ấy chúng không xử mà chỉ giam cầm để sau đó đưa lên xe nhà binh Nhật giải về Sài Gòn trong cảnh áo quần tả tơi.

Còn bộ ba Messmer thì cũng chẳng hơn gì bộ ba Cédile, vừa nhảy dù xuống là bị dân quân tóm bắt.


Người bắt sống Cédile kể chuyện

Tháng Tám năm 1945, trời tối không trăng sao, hai anh em tôi, tôi với Tám Căng (là anh rể tôi) đang bàn chuyện thời sự. Xin nói rõ thêm: Tôi là đoàn trưởng Thanh niên Tiền Phong làng Hòa Hội, quận Châu Thành, tỉnh Tây Ninh. Còn Tám Căng tên là Cao Minh Căng, thư ký hãng buôn trên Sài Gòn về quê tham gia kháng chiến sau khi Nhật đảo chính hồi tháng 3.1945. Tám Căng chỉ huy một phân đội dân quân. Đêm đó hai anh em tôi nghe tiếng máy bay. Đây là điều hiếm có. Lắng tai nghe hướng máy bay một lúc thì thấy một chiếc bay từ từ ló dạng. Bỗng một chiếc dù bung ra, trôi lơ lửng. Rồi một chiếc dù thứ hai, kế là một chiếc dù thứ ba. Tám Căng kêu lên: "Tụi nó nhảy dù !".

Tôi hỏi:

- Tụi nó là ai?

- Tây chớ ai. Mình phải theo bắt ngay đi cậu Tám. Thanh niên Tiền phong của cậu đâu? Xách theo vài mạng.

Tôi lắc đầu:

- Nửa đêm làm sao huy động được. Còn dân quân của anh đâu?

Tám Căng cười:

- Thì cũng như thanh niên của cậu thôi. Hai anh em mình đi ngay, kẻo tụi nó đi mất.

Vậy là chỉ có hai anh em tôi đi bắt ba thằng Tây nhảy dù. Tôi chụp cây roi sắt cầm tay, còn Tám Căng thì đi tay không.

Trên đường đi theo hướng máy bay thả dù, hai anh em tôi gặp một chiếc xe ngựa, tôi chặn lại ngay:

- Chở tụi tôi đi bắt Tây nhảy dù. Mau lên không thôi tụi nó chạy thoát.

Anh đánh xe ngựa cũng mau mắn:

- Lên mau! Tụi nó đang ở đâu? Có đông không?

Tôi nói:

- Có ba thằng thôi. Phía Phước Tân, gần biên giới.

Anh đánh xe cho ngựa phi nhanh:

- Mà hai anh có súng không đó?

- Không! - Tôi đáp.

- Nó có súng, mình tay không, làm sao bắt?

Tới đây Tám Căng mới lên tiếng:

- Không súng thì mình dùng mưu chước. Cứ yên chí, ăn trộm bao giờ cũng sợ chủ nhà. Đừng để chúng nó biết mình chỉ có ba ngoe (người), mà lại không có súng.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #39 vào lúc: 26 Tháng Bảy, 2010, 10:53:30 am »

Xe đang chạy ngon trớn, Tám Căng kêu lên:

- Ngừng lại ! Mình chạy lố rồi!

Cách chúng tôi chừng năm chục thước ba thằng Tây ngồi trong bụi ăn ngấu nghiến. Tám Căng kéo tôi với anh đánh xe lại hội ý:

- Nó ba mình ba, dám bắt không?

Tôi nói ngon:

- Dám!

Tám Căng phân công chớp nhoáng:

- Cậu thủ roi sắt theo tôi. Anh này cũng xách gậy theo tôi.

Ba chúng tôi nương theo bóng cây tiến gần ba thằng Tây, Tám Căng nhào tới hét lo: Haut les mains! (Đưa tay lên!).

Bọn Tây mặt xanh như tàu lá, từ từ đưa tay lên, chừng thấy tụi tôi chỉ có ba mạng, chúng từ từ bỏ tay xuống. Tám Căng áp đảo luôn:

- Haut les mains cu nous tirons! (Đưa tay lên, không chúng tôi bắn!).

Anh khoát tay làm như trong rừng có bộ đội đang phục sẵn. Bọn Tây nhìn dáo dác rồi lần này đưa tay thật cao.

- Tước súng nó ngay!

Vừa nói Tám Căng nhào tới chụp súng. Tôi và anh đánh xe cũng tước súng hai thằng kia. Tất cả hai súng Mút, hai súng lục.

Chừng bị tước súng, ba thằng Tây mới biết chúng tôi chỉ có ba mống, lại chẳng có súng ống gì. Nhưng bây giờ thì muộn rồi. Súng đã trao tay. Tám Căng cầm súng lăm lăm như sẵn sàng nhả đạn.

Tám Căng áp giải chúng về tỉnh. Một tên biết nói tiếng Việt, giọng lơ lớ vì qua Tây học từ nhỏ (Về sau mới biết đó là trung úy René Lê Văn Đức, con của Jacques Lê Văn Đức, nghị viên Hội đồng Liên hiệp Pháp, gốc Mỹ Tho) nói:

- Máy truyền tin vướng ngọn cây. Máy mới, tốt lắm, leo lên cây. Bỏ uổng!

Đúng là trên ngọn cây có một chiếc dù vướng, phía dưới treo tòng teng một cái gì đó. Tôi leo lên cây, cắt cây dù, ôm cái máy xuống.

Chúng tôi áp giải ba thằng Tây về tới bến đò Bến Sỏi, từ đó lên xe về tỉnh. Tại đây, Tám Căng mở cuộc điều tra bằng tiếng Pháp. Anh Tám có dip-lôm, nói tiếng Tây giòn rụm. Sau đó anh Tám cho tôi biết thằng Tây chỉ huy là quan Năm được tướng De Gaulle phong chức ủy viên Cộng hòa (Commissaire de la République) tương đương với chức Thống đốc Nam Kỳ trước kia.

Sau vụ bắt ba thằng Tây nhảy dù này, Tám Sáng tham gia kháng chiến xã, còn Tám Căng thì chỉ huy bộ đội, lên tới chức Chi đội phó Chi đội 11 của tỉnh Tây Ninh. Về sau, được phân công thương thuyết với Trịnh Minh Thế chỉ huy Cao Đài ly khai (chống Hộ pháp Phạm Công Tắc và các tướng Nguyễn Văn Thành. Nguyễn Thành Phương của Tòa thánh Tây Ninh). Rất tiếc là sau đó ông Cao Minh Căng bị hàm oan, mãi tới sau giải phóng mới được phục hồi.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM