Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 01:51:05 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Nam Bộ - Những nhân vật một thời vang bóng  (Đọc 113153 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #20 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2010, 02:31:08 pm »

PHẠM HÙNG HAI LẦN TỬ HÌNH VẪN HIÊN NGANG TRƯỚC CHÁNH ÁN PHÁP



Đồng chí Phạm Hùng sinh năm 1912 tại Long Hồ (Vĩnh Long). Đang học năm thứ hai trường Trung học Mỹ Tho, ông bỏ trường đi theo cách mạng.

Trong ngục tù thực dân, ông đã nêu cao tinh thần bất khuất của người dân Nam Bộ cũng như khí tiết của người Cộng sản.

Ông từng giữ chức Giám đốc Sở Công an Nam Bộ trong kháng chiến chống Pháp, Bộ trưởng Bộ Nội vụ (Nay là Bộ Công an) và Thủ tướng chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.


Lịch sử Côn Đảo ghi rõ: ba tháng sau khi chiếm Nam Kỳ lục tỉnh, Thiếu tướng Hải quân Bonard, Thống đốc đầu tiên của Nam Kỳ ký Nghị định 1.2.1862 biến đảo Poulo Condore (Côn Đảo) thành trại giam lưu đày các phạm nhân và tù binh chiến tranh. Trại giam Côn Đảo do một thanh tra bản xứ vụ (Inspecteur des aflaires indigènes) cai quản, thanh tra đầu tiên là Trung úy Félix Roussel, Phó hạm trưởng Hải quân.

Vào thời điểm này, so với thực dân Anh và Bồ Đào Nha thì Pháp kém xa tư duy hai anh này. Bồ Đào Nha biến nhượng địa Macao (Áo Môn) của Trung Quốc thành một sòng bạc quốc tế ở Á Đông để kinh doanh bằng máu đỏ đen, còn Anh thì biến tô giới Hồng Kông (Hương Cảng) thành một hải cảng quốc tế thu hút tàu bè khắp thế giới tới buôn bán và du lịch. Trong khi đó anh Pháp nhà ta lại biến hòn đảo xinh đẹp Côn Lôn thành địa ngục trần gian để đàn áp các chiến sĩ yêu nước Việt Nam.

Gần một trăm năm - từ 1862 tới 1945 - biết bao thế hệ bị lưu đày Côn Đảo kể cả chín năm kháng Pháp (1945- 1954) và những người tù này đã nêu gương bất khuất, xứng đáng với truyền thống bài thơ Đập đá tại Côn Lôn của cụ Tây Hồ Phan Châu Trinh (1872-1926).

Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn
Lừng lẫy làm cho lở núi non
Xách búa đánh tan dăm bảy đống
Ra tay đập bể mấy trăm hòn
Tháng ngày bao quản thân sành sỏi
Mưa nắng chỉ sờn dạ sắt son
Những kẻ vá trời khi lỡ bước
Gian nan nào sá sự con con.


Riêng tại Sài Gòn, thực dân Pháp đã xây Khám Lớn. Đây là một khám rất lớn chiếm trọn khu đất nằm trong bốn.con đường lớn. Tây thiết kế cụm Khám Lớn-pháp đình gần sát bên nhau để tiện việc giải tù sang dự các phiên xử tiểu hình và đại hình. Trong Khám Lớn diễn ra nhiều cuộc đấu tranh như tuyệt thực, hô la để phản đối việc Tòa xử tử tù vị thành niên như Lý Tự Trọng mới 16 tuổi về tội bắn chết cò Legrand trên sân vận động Mayer (Võ Thị Sáu) trong một cuộc mít tinh biểu dương lực lượng đòi giảm thuế, mở rộng tự do dân chủ năm 1930.

Còn tại Pháp đình Sài Gòn, một tòa nhà nguy nga, trước cổng có hai tượng nữ thần Công lý một tay cầm gươm, một tay cầm cân công lý. Nhưng khi Tòa xử thì Nữ thần Công lý biến mất để bọn thực dân mặc áo đen (tiểu hình) áo đỏ (đại hình) tha hồ tác oai tác quái, thẳng tay kêu án những chiến sĩ yêu nước Việt Nam. Nhưng nhiều chuyện hi hữu xảy ra trước vành móng ngựa uy nghi đến rợn người. Những kẻ tội đồ bỗng nhiên biến thành chánh án buộc tội bọn thực dân quen thói ngu dân thay vì khai hóa dân trí như chúng thường rêu rao.

Rất nhiều chuyện người tập thú bị thú vồ hay nói theo giọng bình dân là “ngựa về ngược" xảy ra tại đây. Như trưởng ban công tác số 1 Nguyễn Đình Chính (đồng đội quen gọi là Chính heo) bị kết án tử hình đã tự tay thảo bản tự biện hộ đọc trước tòa đại hình lên án thực dân chính là kẻ có tội ngu dân, đàn áp những người yêu nước bản xứ. Rồi sinh viên Võ Thị Thắng tươi cười dõng dạc tuyên bố trước tòa: "Các ông kêu án tôi 20 năm khổ sai, nhưng các ông có đứng vững được 20 năm nữa không? Cuộc kháng chiến đã sắp tới giai đoạn tổng phản công rồi đó. Rồi đây các ông sẽ đứng trước vành móng ngựa này như chúng tôi hôm nay".

Thế mới thấy, chí khí của các chiến sĩ yêu nước Việt Nam vẫn hiên ngang dù ở địa ngục trần gian, trong Khám Lớn hay trước Pháp đình.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #21 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2010, 02:36:50 pm »

Anh Hai sinh năm 1912 tại Long Hổ, Vĩnh Long. Anh học năm thứ hai trường Trung học Mỹ Tho (Tây gọi là Collège de Mytho) thì bỏ đi theo làm quốc sự, tiếng văn minh miệt vườn thời ấy đồng nghĩa với cách mạng.

Cũng như các anh Ung Văn Khiêm, Nguyễn Văn Tây (Thanh Sơn) ở Collège Cần Thơ, anh Hai Hùng bãi học để tang cụ Phan Châu Trinh rồi bỏ trường dấn thân vào con đường làm quốc sự giành độc lập tự do cho đất nước.

Ngày Lao động quốc tế 1.5.1931 , anh Hai Hùng tổ chức cuộc biểu tình ở Long Định, Chợ Giữa, Mỹ Tho. Có ba ngàn người tham gia từ ba phía Thanh Phú, Xoài Hột, Long Hưng, Long Định, Chợ Bung kéo tới gặp nhau trên Quốc lộ số 1. Anh Hai Hùng kể tội ác tên hương quản Trâu có nhiều nợ máu trong vùng. Thấy đông hương quản Trâu nhảy lên ngựa chạy trốn. Ngựa đâm hoảng phi xuống bưng sa lầy. Trong cơn xúc động không kiềm chế, dân làng đã xử tội tên ác ôn tại chỗ.

Anh Hai Hùng bị bắt đưa lên Khám Lớn Sài Gòn. Tại đây, anh đã làm cái việc mà sau này anh em gọi là "cách mạng khám đường". Anh đã trừng trị tên cặp rằn (Tây gọi là caporal) sống đế vương trên nỗi đau khổ của anh em tù. Anh đã đấu tay đôi với tên này và dùng độc chiêu (ngón song chỉ) móc mắt khiến tên ác ôn sợ bắn ra quần. Thầy chú lật đật đưa tay này qua nhà thương Chợ Quán. Trong khi đó đám lâu la của tên cặp rằn suy tôn anh Hai Hùng lên ngự trên chồng chiếu mới cao cả tấc. Nhưng anh Hai cười nói: "Tôi là dân làm quốc sự chống lại bất công, lẽ nào hạ cặp rằn để lên thay nó làm chúa ngục. Nhân dịp này, anh em nào chiếu quá rách thì đến đây đổi. Còn anh em nào nằm bên thùng xí quá lâu cũng được xoay vòng đổi chỗ để mỗi người chỉ nằm bên hố xí một ngày một đêm mà thôi". Cuộc cách mạng khám đường tháng 5.1931, đã giác ngộ tay giang hồ lừng danh vùng Bà Quẹo, sau này trở thành Chi đội trưởng Chi đội 4 Bình Xuyên - Mười Trí (Huỳnh Văn Trí).

Ra tòa, Hai Hùng bị xử án tử hình vì tổ chức biểu tình chống đi lính trong đó có một hương chức bị giết. Vô nằm Khám Lớn trong hầm tử hình được hai năm thì xảy ra vụ án lớn nhất trong lịch sử Đông Dương. Trong hồ sơ Tây gọi đây là vụ án Đảng Cộng sản Đông Dương. Báo Pháp Le Courrier de Saigon ghi rõ "procès monstre de 121 dirigeants et militants communistes devant la Cour Criminelle de Saigon (Vụ án khổng lồ xử 121 lãnh đạo và Đảng viên cộng sản trước tòa đại hình Sài Gòn).

Trong phiên xử này, anh Hai Hùng lại bị xử tử hình một lần nữa. Anh dõng dạc tuyên bố trước vành móng ngựa:

- Mỗi người chỉ có một cái đầu. Các ông xử tôi hai án tử hình, vậy là các ông tính chặt luôn cái đầu của thằng nhỏ tôi đây (vừa nói anh vừa chỉ tay dưới rún).

Giai thoại này thường được nhắc tới nhắc lui nhiều lần, và tam sao thất bổn. Có anh đại tá gốc Bình Xuyên (là anh SN) cả quyết anh Hai Hùng vạch quần đưa của quí trước ba Tòa quan lớn áo đỏ. Nhưng vài bậc lão thành có mặt trong vụ "procès monstre" này, (cụ Bảy Trân, Nguyễn Văn Trân), nói rằng: Phạm Hùng là dân có học, không làm chuyện mất vệ sinh trước tòa như vậy. Với trí thức, một lời nói hay có trọng lượng bằng cả ngàn lần hành động vô văn hóa.

Trở về Khám Lớn chờ ngày "Bà góa phụ" kết thúc cuộc đời mình. Tây gọi máy chém là La Veuve (góa phụ) và độc địa thay, chúng lại để Bà Góa phụ nằm kề cận các tử tù trong xà lim tử tội. Xà lim tử tội Phạm Hùng gặp các bạn đồng thuyền; tất cả gồm 7 người; tù chính tri có ba anh em Hai Hùng, Câu và Ó vô trước, kế hai anh Lê Văn Lương và Lê Quang Sung vừa bị tuyên án tử hình vụ Socony và ba thường phạm là Thanh, Đỏ và Một Dậm. Thói thường thì ma cũ ăn hiếp ma mới, nhưng ba anh thường phạm lại khoái bốn anh chính trị phạm. Ba anh này trao cho Hai Hùng mấy trang sách Truyện Kiều và kể chuyện ông Nhỏ. Ông Nhỏ là Lý Tự Trọng, tuổi vị thành niên mà bị Tây tuyên án tử hình vì đã xử tội tên cò Legrand tại sân banh Mayer (nay là Thành ủy). Gọi ông vì Lý Tự Trọng dũng cảm hơn người. Trong khám tử hình mà không biết sợ, chỉ vui thú ngâm Kiều giết thì giờ.

Thầy chú rất sợ ba anh tử tù thường phạm vì các anh “cùi không sợ lở”, ném thùng cứt vô đầu thầy chú, nắm râu cha cố khi cha cố vào khuyên họ rửa tội.

Hai Hùng đã làm được một chuyện hiếm thấy là thuyết phục ba anh này bỏ thói hung hăng, đừng để thiên hạ chê cười là chó cùng cắn bậy. Con người phải giữ gìn nhân cách dù trong hoàn cảnh nào. Anh gửi mua sách truyện đọc cho ba anh này nghe. Chừng ba anh này mê thì anh khuyên nên học cho biết đọc để tự đọc truyện thay vì nhờ anh em khác đọc giùm. Mới nghe, ba anh này đã cười lớn "chết tới nơi rồi mà còn học hành gì nữa cha nội?". Nhưng anh Hùng kiên trì thuyết phục và chỉ vài tuần sau ba anh này đọc được.

Năm 1934, các anh bị tử hình được giảm xuống còn chung thân và được đưa ra Côn Đảo. Chừng hỏi ra mới biết đây là cuộc vận động chí tình của Hội quốc tế Cứu tế Đỏ. Chính Hội này đã phái luật sư nổi danh từ bên Pháp qua cãi cho các anh em trong vụ án Đảng cộng sản Đông Dương. Đó là luật sư Cancellien. Ngoài việc tranh cãi, luật sư còn mang quà vô Khám Lớn ủy lạo anh em trong những ngày lao lý.

Ra đảo, anh Phạm Hùng cũng ngon lành như ở Khám Lớn Sài Gòn. Anh Năm Xuân (Mai Chí Thọ) đã kể chuyện đập đá ngoài đảo. Tây quyết giết lần mòn tù chính trị bằng lao động khổ sai, ăn uống thiếu đói, và nhất là dùng tù trị tù, nhưng anh Hai Hùng đã nêu gương đoàn kết tương thân tương ái. Khi nghe tin ta cướp chính quyền ở Sài Gòn ngày 25.8.1945, thì ngoài đảo anh Phạm Hùng đã tổ chức lực lượng sẵn sàng cướp đảo. Phái đoàn Tưởng Dân Bảo cùng tàu Phú Quốc do thuyền trưởng Bảy Ngạnh và mấy chục ghe từ Vàm Láng, Bình Đại ra đảo rước tù chính trị theo lệnh của Chủ tịch Lâm ủy Hành chính Nam Bộ Trần Văn Giàu thì đã thấy anh Hai chỉ huy anh em dân quân tập các động tác quân sự cơ bản trên đảo.

Về đất liền Phạm Hùng phụ trách ngành Công an Nam Bộ, về sau là Bộ trưởng Bộ Nội vụ, sau cùng là Thủ tướng.

Thế mới biết con người có số, người bị hai lần bản án tử hình mà không chết, lại thẳng tiến lên con đường cách mạng. Sự thành công của anh Hai Hùng phải chăng là nhờ anh tôn thờ và hành xử theo hai câu để đời của Ức Trai tiên sinh (Nguyễn Trãi):

Lấy Đại Nghĩa thắng hung tàn
Đem Chí Nhân thay cường bạo!
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #22 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2010, 02:45:26 pm »

GIÁO SƯ TRẦN VĂN GIÀU TỪ KHÁM LỚN SÀI GÒN TỚI TÀ LÀI



Giáo sư Trần Văn giàu sinh năm 1910, tại Tầm Vu (Long An), du học ở Pháp và Nga. Về nước ông được bầu Bí thư Xứ ủy Nam Kỳ.

Năm 1933, ông bị bắt ra tòa, lãnh án 5 năm tù ở Côn Đảo và Khám Lớn. Năm 1939, ông lại bị bắt đầy lên căng Tà Lài. Đầu năm 1941, ông vượt ngục ra ngoài xây dựng lại các cơ sở đảng bộ mà Pháp đập tan trong cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ.

Cách mạng tháng 8. 1945, ông là Chủ tịch Lâm ủy Hành chính Nam Bộ.


Khám lớn Sài Gòn ngày ấy
Chuyện lạ là ít ai gọi nói là Khám Lớn mà lại gọi nó là "Soa-xăng-nớp La-răn-de" (69 Lagrandière) tức là lấy địa chỉ số 69 đường Lagrandière (Lý Tự Trọng) để chỉ cái nhà tù ghê gớm ấy. Khám Lớn Sài Gòn mặt tiền quay ra đường Lagrandière, hông bên trái là đường Filippini (Nguyễn Trung Trực), mặt sau là đường D'Espagne (Lê Thánh Tôn) và hông mặt là đường Mahon (Nam Kỳ Khởi Nghĩa). Khám Lớn chiếm trọn một diện tích lớn hình chữ nhật và ở một vị trí cực kỳ quan trọng, tiện lợi: sát với Nhà Hình, nơi lưu trữ hồ sơ tội phạm, đặc biệt là hình ảnh, ni tấc, dấu tay. Nhà Hình nằm trên đường Filippini. Và tiện lợi hơn hết là Khám Lớn - cách Pháp đình (Tòa án) có một con đường Lagrandière. Chỉ băng qua lộ là tới cổng sau của Pháp đình. Khám Lớn còn hân hạnh nằm sát bên Dinh Toàn quyền (Hội trường Thống Nhất) và Dinh Phó soái (tức dinh Thống đốc, nay là Bảo tàng Cách mạng).

Khám Lớn có nhiều dãy nhà lầu, chia nhiều phòng. Chị em phụ nữ có mấy "salle" 14, 16. Kế bên phòng tử tội có chứa cái máy chém dễ sợ. Có một dãy nhà đặc biệt mới xây, Tây gọi là Bâtiment S - chữ S này là chữ tắt của chữ Spécial có nghĩa là đặc biệt. Vậy Bâtiment S giam những ai?

Hồ sơ còn ghi rõ: Chúa ngục (giám thị trưởng) Khám Lớn Kerjean báo cáo với Thống đốc Nam Kỳ Pagès: "Tổng đại diện tù Trần Văn Giàu tuyên bố tất cả tù chính trị tuyệt thực vì phần thịt không đủ”. Tôi thấy yêu sách đó không có căn cứ vì phần ăn đúng tiêu chuẩn và thịt tốt. Vụ này có thể tên Giàu khởi xướng để huấn luyện các tù mới tới. Tôi đề nghị cô lập tên Giàu càng sớm càng tốt".

Chánh văn phòng Thống đốc Schneider gởi công văn cho kỹ sư trưởng công trình công cộng: “Cần xây chỗ giam mới để cách ly tù chính trị Khám Lớn Sài Gòn, xây càng nhanh càng tốt".

Chủ ngục lên danh sách những tên tù chính trị nguy hiểm cần giam  riêng trong Bâtiment S vừa xây xong. Đó là:

Số tù 6826 mpp Trần Văn Giàu; Nghề nghiệp: sinh viên. Bị tòa án Sài Gòn kết án 5 năm tù và 10 năm quản thúc ngày 25.6.1935 vì hoạt động lật đổ chính quyền. Ngày được tha: 23.4.1940.

Số tù 6554 mpp Nguyễn Văn Nữ, Nghề nghiệp: thợ nguội. Bị tòa Thượng thẩm Sài Gòn kết án 5 năm tù, 10 năm quản thúc ngày 10.4.1934 vì có âm mưu hoạt động có hại cho an ninh công cộng. Ngày được tha: 15.2.1939.

Số tù 7024 mpp Châu Văn Giác; Nghề nghiệp: viết báo, cựu học sinh trường Sư phạm Sài Gòn. Bị kết án 2 năm tù, 10 năm quản thúc. Ngày được tha: 4.12.1937.

Số tù 7204 mpp Nguyễn Hữu Thế; Nghề nghiệp: giáo học. Bị tòa Thượng thẩm kết án 7 năm tù, 1 0 năm quản thúc vì hoạt động có hại cho an ninh công cộng. Ngày được tha: 11.5.1942.

Ngày 26.6.1937, bốn người kể trên thêm hai người nữa là Nguyễn Hoàng Đức, làm ruộng và Lư Sanh Hạnh làm báo, được đưa đi biệt giam tại Bâtiment S vừa cất xong, cũng trong khuôn viên Khám Lớn Sài Gòn.

Vô biệt giam, vẫn đấu tranh
Mười ngày sau - 6.7.1937, Trần Văn Giàu lại viết thư gửi Pagès, Thống đốc Nam Kỳ nội dung như sau : "Hai ngày sau khi bị biệt giam chúng tôi đã gởi công văn cho ông Giám đốc và ông gardien-chef một lá đơn khiếu nại và nêu những yêu cầu của chúng tôi, nhưng các ông ấy không trả lời. Chúng tôi gởi tới ông lần nữa và yêu cầu ông lưu ý đến những đòi hỏi đó:

- Tăng gấp đôi phần thịt cá, có gia vị và nấu tốt, gạo trắng, tráng miệng, bỏ cá khô, một cái bàn ăn.

- Phát chăn và quần áo tù trắng, hai tuần có người cắt tóc dân sự.

- Được phép mua giấy và mực để học, được đặt mua:

a. Vào thứ sáu báo văn nghệ
b. Hàng tháng tạp chí kinh tế

Những yêu cầu của chúng tôi không có gì quá đáng, có thể dễ dàng thực hiện. Vả lại chúng tôi không đông và chúng tôi đã hoàn toàn bị tách ra khỏi những người tù còn lại".

Ngày hôm sau 7.7.1937, toàn thể tù chính trị gửi Thống đốc Nam Kỳ và Toàn quyền hai bức thư viết tay nội dung hoàn toàn giống nhau. Bức thư nêu lên 8 yêu cầu:

- Phản đối chính sách nhốt riêng, trả 6 người nhốt riêng lại.
- Toàn xá chính trị phạm và thả những người biểu tình bi bắt.
- Thực hiện chế độ chính trị cho tù chính trị.
- Gỡ ván nơi song sắt, mở rộng sân chơi, chơi hết giờ làm việc.
- Savon (xà phòng) mỗi người 300gr mỗi tháng.
- Bỏ cá khô, thế cá tươi vào.
- Cho mua giấy, viết, mực để học.
- Cho phép vô đơn bên Tòa mỗi bữa sáng thứ bảy để thăm những người còn giam và chống án.

Bẩm quan Toàn quyền, hiện giờ chúng tôi bãi thực để ủng hộ tờ yêu sách này cho tới tay quan Toàn quyền. Chúng tôi đang mong chờ quan Toàn quyền giải quyết cho chúng tôi.

Tù chính trị chúng tôi đồng ký.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #23 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2010, 02:50:07 pm »

Đặc điểm của Bâtiment S
Bâtiment S thuộc loại khám trệt, xi măng cốt thép 4m x 10m, chia ba buồng, mỗi buồng hai người, cao 4m, trần có lỗ thông hơi. Phía sau có cửa sổ song sắt. Trong phòng có thể nghe tiếng động, nhìn ra không thấy vì bị che bằng tấm tôn. Giữa tấm tôn và cửa sổ có khoảng cách, có đóng lưới nhỏ, không thể ném vật gì từ bên trong ra hoặc bên ngoài vào. Tấm cửa sắt phía trước phòng có làm khung 10cm x 20cm để lính gác từ bên ngoài có thể mở quan sát bên trong. Căn nhà như cái hầm, chỉ có mối và gián. Ngoài cửa ra vào, cách ba mét, có xây bức tường cao 4m, chạy dài theo căn nhà như một hành lang có cửa thứ hai ăn thông sân rộng của Khám Lớn.

Chuyện lính đưa cơm cho tù trong Bâtiment S cũng ly kỳ: Mỗi ngày tù được ra hành lang nói trên hai lần. Người mang cơm cho tù ở đây là người Thượng hay Khmer, không biết tiếng Việt. Qua cửa thứ nhất, người mang cơm phải cởi hết quần áo, tới cửa thứ hai - tức là cửa vào hành lang thì để cơm lại đó cho tù ra lấy.

Pháp cẩn thận như vậy không phải sợ tù trốn mà cốt cách ly, sợ sáu anh em trí thức này mở khóa huấn luyện văn hóa và chính trị. Trong sáu anh em có hai giáo viên là anh Thế, anh Giác là giáo sinh Sư phạm, hai anh làm báo là anh Giàu và anh Hạnh.

Đến năm 1939, Pháp đưa anh Hà Huy Tập vào Bâtiment S. Anh Sáu Giàu ở Khám Lớn Sài Gòn và Bâtiment S đúng 5 năm theo bản án, ngày 23.4.1940 mới được thả ra. Nhưng anh về quê không bao lâu thì bị bắt đưa lên căng Tà Lài. Lúc bấy giờ tình hình căng từ bên chính quốc tới thuộc địa Đông Dương. Pháp đứng trước nguy cơ Đức Quốc xã xâm lăng còn Đông Dương thì sợ Phát xít Nhật nhảy vô hất Pháp. Vì vậy thực dân tính nước cờ cao, ra tay trước (tiên hạ thủ vi cường) bắt hết các phần tử nguy hiểm đối với an ninh trật tự, trước hết là Cộng sản, sau tới các chính đảng khác, rồi các giáo phái Cao Đài, Hòa Hảo, cuối cùng là lưu manh thảo khấu như Bình Xuyên.

Tù Tà Lài nêu gương bất khuất
Nhiệm vụ đưa tù chính trị lên căng Tà Lài thuộc về thiếu tá Fribourg Eynard, chỉ huy trưởng Brigade Mobile (Lữ đoàn cơ động), lính mã tà đóng bên hông Lăng Ông Bà Chiểu. Trong chuyến xe tù đầu tiên lên căng Tà Lài có Trần Văn Giàu mà Tây gọi là chef de file (đầu đảng), Giàu ngồi sát tấm bửng ngăn đôi giữa phía sau xe và cabin băng trước. Tên Eynard ngồi băng trước ngang tài xế. Phía sau, bốn thằng Tây ngồi canh chừng khoảng ba mươi người tù từ các tỉnh đưa về trại mã tà mấy ngày trước đó để đi chuyến đầu. Trong số này có hai bạn chí thân là Họa đồ Lý và nhà báo Nguyễn Công Trung.

Mấy năm trước Họa đồ Lý và nhà báo Nguyễn Công Trung bị Tây bắt giam trong khám Bạc Liêu. Hai người quen nhau từ đó. Trong chuyến lên căng Tà Lài, Tào Tỵ - tên thường gọi của Họa đồ Lý đặc biệt chú ý tới anh thanh niên mặc áo bà ba trắng dáng vẻ sinh viên như lộ vẻ khí phách hiên ngang. Nhất là đôi mắt sáng rực thông minh. Giữa tấm bửng có gắn miếng mica bằng bàn tay để người ngồi băng trước có thể kiểm soát được đám người ngồi trong thùng xe phía sau. Miếng mica này bể, hai bên có thể nói chuyện với nhau qua khoảng trống đó. Xe chạy khỏi Biên Hòa tiến lên vùng rừng núi. Anh thanh niên lộ vẻ sốt ruột rồi không chịu nổi, kéo tấm bửng ra, chõ miệng vào lỗ trống hỏi bằng tiếng Pháp, giọng rất Tây như người Pháp chính quốc: "Ông đưa chúng tôi đi đâu đây?".

Tào Tỵ giật mình, anh tự cho mình ngon lành vì trước đây đã đánh thằng Tây "tào cáo" (chuyên bắt người nấu rượu lậu) bị bắt ngồi tù cả tháng, nhưng tự thấy không sánh kịp anh thanh niên này. Ai đời bị Tây bắt giải lên căng giữa rừng mà còn hỏi "ông đưa chúng tôi đi đâu đây?”. Làm như mình ngang hàng với nó !

Thằng thiếu tá Eynard cũng kỳ khôi không kém:

- Tới nơi thì biết!

Nhưng Trần Văn Giàu - tên anh thanh niên - không chịu thua.

- Chừng nào tới?

Vẫn giọng bỡn cợt:

- Chừng tới thì biết!

Xe bon bon chạy qua khỏi ngã ba Dầu Giây, Túc Trưng, Là Ngà, Định Quán với mấy tảng đá to bằng cái nhà chồng lên nhau. Tới cây số 125, xe dừng lại, thằng Eynard ra lệnh tù xuống xe, mỗi người lãnh phần ăn của mình - một ổ bánh mì ăn với thịt nguội. Ăn xong, nghỉ một lúc rồi cả đoàn đi bộ băng đường rừng đầy vắt. Trần Văn Giàu tranh đấu ngay:

- Băng rừng thế này, chúng tôi coi như chơi, nhưng trong đoàn có nhiều người già. Thiếu tá nên cho họ ngồi xe như thiếu tá mới phải đạo chớ?

Thằng Tây có hơi ngượng đanh cho mấy người tù già lên ngồi trong thùng xe.

Căng Tà Lài được khoét giữa rừng, bên cạnh đường 20 Sài Gòn - Đà Lạt, cách Định Quán trên 10 km. Căng có một dãy nhà ngói dành cho bọn Tây canh giữ tù. Ngay ngày hôm sau, tù được giao việc đốn cây, cắt tranh cất trại cho chính mình ở. Mấy thằng Tây phân công theo lối quan liêu, không phân biệt người già với đám trẻ. Lại cũng Trần Văn Giàu đứng ra “lãnh đám":

- Việc cất trại tôi xin chịu trách nhiệm trước các ông. Cứ giao cho tôi. Tôi phân công anh em hợp lý hơn các ông.

Và đúng vậy. Thanh niên khỏe mạnh đốn cây làm cột làm kèo, người yếu cắt tranh, người già bện tranh. Đâu đó lớp lang vén khéo, mấy thằng Tây có vẻ hài lòng.

Vài tuần sau, nhiều chuyến xe đưa tù từ các tỉnh lên. Toán tù Trà Vinh có Năm Đông; Châu Đốc có anh Nữ; Gia Định có Bảy Khung; Hóc Môn có anh thanh niên Tô Ký; Cần Thơ có thầy giáo Quang, Văn Cừ và Thanh Liêm là chủ tiệm sản xuất đồ gỗ quí... Tất cả đều đồng ý bầu Trần Văn Giàu làm délégué général (Tổng đại diện) để thay mặt anh em tranh đấu với xếp căng tên Ménétrier.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #24 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2010, 02:56:00 pm »

Trong căng cũng tham gia khởi nghĩa
Tây sợ dân bạo động nên ra tay bắt đám đầu sỏ nhốt trong rừng già Tà Lài. Nhưng vô ích. Đêm 22.11.1940 cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ vẫn nổ ra ở nhiều nơi khiến Tây hốt hoảng dùng biện pháp mạnh cho máy bay bỏ bom ở nhiều nơi gây thiệt hại nhiều nhất ở Vĩnh Kim - Chợ Giữa, ném bom vào 7 giờ sáng, lúc chợ họp đông nhất làm thiệt hại cả trăm mạng người.

Chuyện Tây không ngờ là trong căng Tà Lài cũng tham gia khởi nghĩa. Do đâu trong rừng sâu mà anh em biết tình hình bên ngoài sục sôi để hưởng ứng?

Số là trong hàng ngũ mã tà gác tù có hai anh mê sinh hoạt của tù chính trị Tà Lài. Đêm đêm, anh Giàu nói chuyện tình hình thế giới, phân tích hai phe đồng minh và phát xít ai thắng ai bại. Đám tù Cao Đài bắt phe phát xít thắng vì trong đó có Nhật. Cao Đài theo Nhật vì suy tôn Kỳ ngoại hầu Cường Để làm lãnh tụ, sẽ thay Bảo Đại nếu Nhật thắng trận. Hai phe tranh luận thật sôi nổi và bao giờ phần thuyết phục cũng đứng về phía Trần Văn Giàu. Hai anh Cai Thanh và Bếp Tuồng mỗi khi về phép luôn đem theo báo cũ vô cho anh em tù chính trị đọc để biết tình hình bên ngoài. Tổng đại diện Sáu Giàu quyết định anh em trong căng cũng tham gia Nam Kỳ khởi nghĩa bằng cách cướp căng Tà Lài. Kế hoạch được phân công cụ thể như sau:

Ban chỉ huy gồm ba người: Sáu Giàu, Châu Văn Giác và kỹ sư Văn. Kế hoạch ba bước: cướp súng chiếm Tà Lài, rồi chiếm Định Quán, kế chiếm tỉnh Biên Hòa.

Các bộ phận được phân công cụ thể:

Khung làm lò rèn trong rừng, bí mật rèn dao găm, Tô Ký dạy võ, Quá (dân Cà Mau) dạy đao, siêu, Cai Thanh và Bếp Tuồng dạy bắn súng do Tào Tỵ đảm trách. Tiểng và Đức ở nhà bếp lo cơm khô, lương thực, Quang lo thuốc men y tế, Năm Đông làm trưởng toán đốn tre, tìm chỗ kín chôn giấu lương thực và vũ khí, chọn bãi tập nhăm súng và đánh du kích.

Bào to con có võ được phân công bám sát tên đội Gotali cao trên thước bảy, anh em gọi là con KingKông (dã nhân) khi có lệnh là diệt ngay tên này.

Dương Khuy quê Chợ Gạo là thiện xạ có nhiệm vụ diệt tên lính gác trên chòi canh cướp súng máy bắn bọn Tây trong ngày N. (ngày cướp trại) có anh Thanh Liêm tiếp tay. Cũng trong ngày N. này, hai anh Cai Thanh và Bếp Tuồng sẽ cho hai anh Khuy và Liêm mượn hai khẩu mút của mình.

Ngày 14.7 năm ấy, ngày lễ Quốc khánh nước Pháp, Tây cho tù tổ chức vui chơi. Sáng thả vịt và đua bơi trên sông Tà Lài, tối diễn kịch. Chuyện bất ngờ là Liêm thắng vô địch Nguyễn Hoàng Minh một sải tay. Bọn Tây mải xem các trò giải trí, không hề hay biết đây là ngày tổng diễn tập cướp trại, Bào đứng sát thằng Gotali, chỉ cần đâm dao găm thấu phổi là con KingKông này về với ông bà. Đêm hát bội Lữ Bố hí Điêu Thuyền do Trường tiền Tệ làm ông bầu khiến bọn Tây mê mệt, quên cảnh giác.

Sáu Giàu đấu trí với chủ tỉnh Larivière
Sau lần tổng diễn tập, anh em tù chính trị căng Tà Lài chờ ngày N. đến. Nhưng chờ mãi không thấy, đến khi Cai Thanh và Bếp Tuồng đem báo Sài Gòn vô, anh em mới biết Nam Kỳ đã nổ ra lẻ tẻ ở vài nơi và bị Tây thẳng tay đàn áp. Vậy là anh em lặng lẽ chôn giấu vũ khí chờ thời cơ khác. Bỗng một hôm, tên chủ tỉnh Biên Hòa Maurice Larivière tới căng. Xếp căng Ménétrier hối hả tập hợp khoảng 300 tù lại cho tham biện chủ tỉnh nói chuyện.

Biết có biến cố lớn, anh em nhìn tổng đại diện như hỏi. Sáu Giàu khuyên: bình tĩnh, đứng thưa ra, cuốc xẻng để ngay dưới chân.

Tên chủ tỉnh hống hách chống nạnh, trợn mắt phùng mang:

- Hãy nghe đây! Vừa rồi, bọn cộng sản chúng bây nổi lên bạo động ở vài nơi, toan tiêu diệt người Pháp ở Nam Kỳ. Nhưng chính cộng sản chúng bây bị tiêu diệt. May lắm là mười lăm năm nữa đảng của chúng bây mới cất đầu lên được ! Bây giờ các ngươi hãy trả lời câu hỏi của ta đây: Ở Tà Lài này, các người có đồng tình với các đồng chí của các người vừa mới nổi loạn không? Hãy trả lời ngay!

Im lặng đến rợn người!

Anh em lo lắm vì đây là lời lẽ và giọng điệu khiêu khích. Trả lời không khéo thì rất nguy hiểm vì Tây coi số mạng người tù chính trị như cỏ rác.

Với tư cách tổng đại diện, Sáu Giàu lãnh trách nhiệm trả lời câu hỏi như cái bẫy giăng ra. Anh yêu cầu anh em làm hậu thuẫn cho anh. Và anh làm hiệu cho anh em đứng thưa ra để phòng bất trắc. Anh bước lên một gò đất cao để có tư thế khi đối đáp với tên chủ tỉnh. Trước khi bắt đầu, anh bảo đồng chí Văn dịch cho anh em nghe, vì anh nói tiếng Pháp với tên Lanvière. (Đồng chí Văn là kỹ sư tên Trần Văn Kiệt, bí danh Rémy từng học ở Nga về là một nhà hoạt động cách mạng bị Tây đặc biệt theo dõi).

- Này ông chủ tỉnh, ông hỏi ở Tà Lài chúng tôi có đồng tình hay không với cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ. Nước Việt Nam chúng tôi bị Pháp cai trị mấy chục năm nay cũng giống như người Pháp của các ông bị Đức xâm chiếm. Chắc các ông cũng như tôi đều được tin phấn khởi là nhân dân Pháp kiên cường không chịu mang ách áp bức của Đức. Nhân dân Pháp không đầu hàng mà còn anh dũng cầm súng đánh quân phát xít Đức tàn bạo. Ông tham biện không nói ra, nhưng chúng tôi tin rằng ông khâm phục và đồng tình với những người Pháp kháng chiến đó... Vậy thì thưa ông chủ tỉnh, chắc ông thừa hiểu ở xó rừng này, trong tỉnh Biên Hòa, cũng như ông thôi, chúng tôi tự nhiên thông cảm với đồng bào chúng tôi ở Nam Kỳ trong biến cố tháng 11 vừa qua.

Nghe Sáu Giàu nói tới đây, bàn tay bợ súng lục của tham biện buông thõng xuống. Cử chỉ đó không qua được cặp mắt quan sát của Sáu Giàu. Anh nói tiếp:

- Ông vừa nói mười lăm năm nữa, Đảng chúng tôi mới có thể ngóc đầu dậy nổi, chuyện đó ai có thể đoán đúng cho được? Nhưng ông và tôi, và tất cả chúng ta hôm nay chắc còn sống, chúng ta sẽ thấy trong mười lăm năm nữa, hay trong năm năm thôi, nước Pháp yêu quí của các ông và nước Việt Nam yêu quí của chúng tôi sẽ được hoàn toàn giải phóng.

Tên Lanvière đột ngột quay "demi tour” (quay ra sau), đi về văn phòng. Đám lính bảo an cũng xuống cò súng, lặng lẽ theo sau. 300 con người thở phào nhẹ nhõm. Sức nặng ngàn cân mang vác trên vai đã được hất xuống nhẹ nhàng. Tất cả đều thầm khen cái lưỡi Tô Tần của Sáu Giàu. Câu hỏi hắc búa của thằng Tây chủ tỉnh Biên Hòa này rất khó trả lời. Nói đồng tình với cuộc khởi nghĩa bên ngoài thì nó lập tức hô "Feu” (Bắn) cho tiểu đội mã tà đang ghìm súng đối diện với anh em tù. Còn nói không đồng ý thì hóa ra mình hèn, không xứng đáng là người Cộng sản... Sáu Giàu đối đáp quá khôn khéo! Thế là tai qua nạn khỏi.

Sau cuộc đấu lý này, uy tín của tổng đại diện tăng lên đối với nhóm Cao Đài thân Nhật và ngay cả lính cai quản căng Tà Lài, từ xếp Ménétrier tới mấy tên lính trơn. Sinh hoạt trong trại dễ thở hơn. Và tết năm đó, năm Tân Tị (1941, mồng Một Tết nhằm thứ hai , 27.1.1941) anh em căng Tà Lài được ăn một cái tết vui vẻ. Nhà báo Lê Văn Thử, bút hiệu Việt Tha, mượn đâu được cái máy hát và mấy cái đĩa, quay hát giúp vui trong ba ngày xuân. Có một đĩa "Viếng mồ bạn" do cô Ba Bến Tre ca nghe nức nở khiến nhiều anh em đa cảm rơi nước mắt.

Nhưng trong không khí vui xuân đó, bộ ba chỉ huy cuộc khởi nghĩa bất thành lại nghĩ tới một hình thức đấu tranh khác: vượt ngục. Qua báo chí Sài Gòn, anh em thấy Tây phá vỡ nhiều cơ sở Đảng, làm tê liệt mọi hoạt động. Tên chủ tỉnh Biên Hòa có lý do để lạc quan. Nhưng hắn không thể đo lường sức bật của dân ta. Phải vượt ngục xây dựng lại cơ sở càng sớm càng tốt.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #25 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2010, 03:01:21 pm »

Vượt ngục Tà Lài khiến Tây điên đầu
Chi bộ nhà tù quyết định vượt ngục Tà Lài, chọn người có khả năng nắm các cơ sở Đảng đã bị Tây đánh phá trong cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ đêm 22 rạng ngày 23.11.1940. Chuyến vượt ngục đầu tiên gồm ba đồng chí. Nửa đêm, các anh đánh cắp xuống thả xuôi dòng sông Tà Lài. Ba anh đi rồi, chi bộ chờ mãi không được tin của ba anh. Về sau mới biết ba anh đi trót lọt và mỗi người về quê gây dựng lại phong trào trong địa phương mình. Thời gian sau, chi bộ lại quyết định cuộc vượt ngục thứ hai gồm tám đồng chí. Đó là Tổng đại diện Trần Văn Giàu, Châu Văn Giác, Trần Văn Kiệt (tức Rémy, tức kỹ sư Văn), Dương Văn Phúc (tức Năm Đông), Trương Văn Nhâm, Nguyễn Công Trung, Nguyễn Văn Đức và Tô Ký.

Tới ngày N, ngày vượt ngục, anh em làm một con mèo đãi thầy chú. Sáu Giàu đặt bức tâm thư gởi sếp căng dưới gối mình. Anh cẩn thận nhờ Tào Tỵ nằm ngủ trên giường mình. Để Tây không nghi ngờ chuyện vượt ngục.

Nửa đêm đó, anh em vạch rào ra rừng, đánh cắp hai ghe độc mộc của đồng bào Thượng, chèo ngược lên thượng nguồn. Tô Ký có lời hứa danh dự “Vì đại cuộc phải lấy thuyền độc mộc của đồng bào. Sau này khi đã "đại định" xin trả lại bằng ca-nô".

Sáng hôm sau, Tây điểm danh mới biết có tám tù vượt ngục trong đó có Tổng đại diện Trần Văn Giàu. Sếp căng Ménétrier thất sắc vội báo tin cho tỉnh trưởng Biên Hòa Lanvière. Xét các phòng, tìm thấy lá thư từ biệt sếp căng của Tổng đại diện. Thư như sau:

"Ông sếp căng,

Hôm nay chúng tôi ra đi, trước hết không phải vì muốn gặp cha em, vợ con. Gặp lại sao được trong tình cảnh tù vượt ngục?

Chúng tôi ra đi, nói thật không phải vì chế độ căng quá khắc nghiệt, ở căng tuy khổ - mà ở tù nào lại không khổ - nhưng ông sếp không ác. Vả lại ông và tôi đã nhiều lần tâm sự với nhau về cái nhục mất nước, nước ông và nước tôi.

Chúng tôi ra đi vì mục đích giải phóng dân tộc chúng tôi, giành lại độc lập tự do cho đất nước chúng tôi.

Chắc những người Pháp ở Pháp hiện giờ cũng đang chuẩn bị chiến đấu chống lại sự chiếm đóng của Đức Hitler nhằm giành độc lập tự do cho nước Pháp. Hẳn rằng ông sếp đồng tình với những người Pháp yêu nước đó. Việc làm của họ và việc làm của chúng tôi giống nhau.

Mong rằng chúng tôi ra đi rồi, ông sếp và những người cộng sự của ông sẽ tiếp lục đối xử ôn hòa phải lý với anh em chúng tôi còn ở lại.

Xin chào từ biệt ông!

Thay mặt các bạn của tôi: Trần Văn Giàu”.


Sếp căng Ménétrier đọc lá thư từ biệt của Trần Văn Giàu, trở về văn phòng không nói năng gì. Có thể lời lẽ trong thư bắt trí não ông ta suy ngẫm. Cùng trong ngày, hung thần Larivière phóng xe tới thẳng căng Tà Lài. Vẫn bộ tướng hung hăng háo chiến, hắn cho tập hợp anh em tù lại, la hét hăm dọa. Nếu bắt lại được tám tên tù vượt ngục thì hắn sẽ cho xử bắn ngay lập tức trên mảnh đất này, không phải đưa ra tòa xét xử lôi thôi mất thì giờ. Hắn cho biết đã huy động tất cả lực lượng bao vây khu rừng chung quanh căng và đặt chốt canh hai đầu con đường 20, dầu tám tên vượt ngục có ba đầu sáu tay cũng không thoát...

Anh em trong căng lo lắng cho số phận tám đồng chí mình lúc đó còn đang bôn tẩu giữa rừng sâu đầy cọp beo rắn rết.

Đi ngược lên thượng nguồn sông Tà Lài trong mấy ngày đầu, tám anh em đã đánh lừa được cuộc truy nã ráo nết của bọn bảo an. Chúng nghĩ anh em thả xuôi dòng Tà Lài thay vì chèo chống lên mạn ngược. Sau cả tuần vượt thác, anh em bỏ thuyền lên bờ băng rừng nhắm hướng Đà Lạt. Giữa đường Sáu Giàu đề nghị đoàn nên chia đôi, một đi về hướng Đà Lạt, một xuôi về phía Sài Gòn. Vượt ngục mà đi cả đám thì không an toàn. Nhóm lên Đà Lạt có ba người: Giàu, Giác và Tô Ký. Nhóm quay về Sài Gòn có năm anh em: Năm Đông, kỹ sư Văn, Nhâm, Trung và Đức. Khi đi anh em chia đều số tiền túi của mỗi người để ai cũng có tiền phòng thân. Nhóm sau cho hai người ra đường 20 đón xe hàng về Sài Gòn rồi nhờ đồng chí đem xe nhà lên rước ba anh còn lại. Năm người về tới Sài Gòn an toàn. Nhưng sau đó địch bắt lại được hai anh: Nguyễn Công Trung đày ra Côn Đảo, còn kỹ sư Văn thì tra khảo đến chết trong bót. Nhóm đi về hướng Đà Lạt cũng chia ra đi từng người, hẹn ngày nào đó sẽ gặp nhau tại suối Cam Ly. Chỉ có Tô Ký bị bắt khi tới Đà Lạt, bị giải về Sài Gòn rồi đưa lên Bà Rá. Còn Sáu Giàu và Châu Văn Giác lần hồi cũng tới Đà Lạt, được gia đình Chung Văn Nam là em cô cậu đồng chí Bảy Trân (Nguyễn Văn Trân, quê Phú Lạc, gần cầu ông Thìn) chủ tiệm cầm đồ ở Đà Lạt rước về nhà chăm sóc vài ba ngày cho "lợi nghỉnh” (mạnh khỏe) rồi đưa về nhà Bảy Trân bằng xe nhà nước. Bà con của Chung Văn Nam là tài xế của chủ tỉnh Đà Lạt nên lấy xe chủ chở Giác đi trước rồi Giàu đi sau. Gia đình anh Bảy Trân là Mạnh Thường Quân với anh em đồng chí. Ai đau yếu hay cần chém vè cứ tới anh, chị Bảy là được chăm sóc như người nhà. Trong Nam Kỳ khởi nghĩa anh Bảy Trân cũng bị quản thúc tại gia, nhưng vì bà con giàu có làm cai tổng, hương cả hương chủ đến nhờ thầy Bảy thảo "đít-cua" (diễn văn) để đọc những ngày lễ mà thầy Bảy được làng lính kính nể. Hai anh Giác và Giàu tá túc nhà Bảy Trân vài ngày rồi liên lạc gia đình, kiếm mớ tiền xuống miệt Thứ (quận An Biên, Rạch Giá) sang miếng rẫy trồng thơm. giả nhà nông chờ thời cơ thuận lợi tái xuất giang hồ. Hai anh tạm lập nghiệp tại Xẻo Rô và Xẻo Bần.

Khi thời cơ đến Sáu Giàu tới phân công anh Châu Văn Giác phụ trách miền Tây còn anh về Sài Gòn, địa bàn quan trọng quen thuộc của anh.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #26 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2010, 03:16:06 pm »

Cò Bazin cầu cứu Sáu Giàu
Những lập luận của Tổng đại diện tù chính trị trong căng Tà Lài trước đây đều được thực tế chứng minh là sáng suốt và chính xác. Đồng minh càng thắng thế ở khắp các mặt trận châu Âu và châu Á -Thái Bình Dương, phi cơ và chiến hạm Đồng minh diệt tan hạm đội của Nhật. Tại Sài Gòn, Nhật ráo riết mở những xưởng đóng tàu chiến bằng cây giá-tị, một loại gỗ chịu nước và cứng như lim. Các xưởng đóng tàu cây cho Nhật nằm dọc con Kinh Tẻ như Nichinan dưới dốc cầu Rạch Ong lớn và nhiều xưởng ở Bình Đông. Đa số nhân viên đóng tàu là tín đồ Cao Đài Tây Ninh. Trước hoạt động quân sự của Nhật, Anh, Mỹ cho không quân oanh kích Sài Gòn. Trận đầu tiên vào đêm 5.5.1944, tàu chiến lớn nhất của Pháp, chiếc Lamotte Picquet bị bắn chìm ở Cát Lái, hãng Ba Son cũng bị bỏ bom. Tình thế ngày càng gay go, Nhật có thể đảo chính để dễ bề đương cự với Đồng minh vì sợ Pháp có thể đóng vai trò đạo binh thứ năm (tức gián điệp) cho Đồng minh. Bọn thực dân Pháp ở Đông Dương bắt đầu lo ngại.

Bảy Trân đang đập lúa ngoài đồng thì có Tây tới tìm. Nghe báo tin, Bảy Trân lo trong bụng "Tây kiếm là có chuyện lôi thôi". Sau Nam Kỳ khởi nghĩa, Bảy Trân lặn lên Đà Lạt ở nhà cháu (Chung Văn Năm). Nhưng hai chú cháu đều bị bắt giải về Sài Gòn. Nhờ khai khéo, Bảy Trân được quản thúc tại gia. Mỗi tuần phải trình quận và mỗi tháng phải trình tỉnh.

Thằng Tây đậu xe ngoài đường đi bộ vô ruộng nhà Bảy Trân. Nó tên Brosériou, bạn của Bảy Trân hồi Trân qua Pháp học. Nó báo tin quan trọng: “Sếp của tao cần gặp mầy!".

Bảy Trân thay đồ theo bạn tới bót Catinat gặp cò Bazin. Nội dung trao đổi hoàn toàn bất ngờ như sau:

Bazin: Ông có biết Trần Văn Giàu hiện ở đâu không? Chỉ cho tôi. Có chuyện quan trọng.

Bảy Trân:Tôi không rõ. Anh ta đang lẩn tránh, làm sao tôi biết được.

Bazin đặt xấp bạc lên bàn: Ông lấy tiền này đi tìm ông Giàu cho tôi. Xin khẩn trương, càng nhanh càng tốt! Mình đang chạy đua nước rút với thời cuộc.

Bảy Trân ngẩn ngơ nghĩ thầm: "Mật thám mà tìm Cộng sản để làm gì?”.

Bazin tinh ý giải thích: Như ông biết, Nhật đang thua Đồng minh ở châu Á và Thái Bình Dương, chúng sẽ đảo chính Pháp ở Đông Dương để rảnh tay chống Đồng minh. Bây giờ chỉ có nước chúng tôi hợp tác với những người cộng sản mà thôi. Vì ai cũng biết cộng sản các ông chống phát xít hăng hái hơn ai hết.

“À! Thì ra vậy! Lúc chìm tàu, thực dân muốn với lấy cái phao cộng sản" . Tự nhiên Bảy Trân lấy làm hãnh diện. "Kiến ăn cá, mà cũng có lúc cá ăn kiến". Ông nhận lời đi tìm Trần Văn Giàu cho cò Bazin.

Trước tiên Bảy Trân về nhà. họp chi bộ liên chi Phú Lạc - Bình Đăng báo cáo Tây nhờ anh đi tìm Sáu Giàu để hợp tác chống Nhật. Và đây là lần đầu tiên anh lãnh tiền Tây để làm lộ phí tìm Sáu Giàu. Anh ném xấp bạc lên chiếu. Liên chi đồng ý cho Bảy Trân đi tìm Sáu Giàu, còn việc có hợp tác với Tây chống Nhật hay không là do Sáu Giàu quyết định.

Sau cả tuần đi tìm, Bảy Trân tìm được nơi Sáu Giàu chém vè. Đó là nhà của họa sĩ Nguyễn Phi Hoanh. từng đoạt giải thưởng lớn ở Pháp. Nhà ông ở đường Champagne (Lý Chính Thắng), gần chợ Tân Định. Sáu Giàu được anh Hoanh nhường phía sau bếp làm "bản doanh". Khi nghe Bảy Trân trình bày, Sáu Giàu gật gù: "Số phận thằng Tây ở Đông Dương sắp tàn rồi. Nhân đây mình ra sức chạy đua nước rút với thời cuộc".

- Mầy nói rõ hơn nghe coi!

Sáu Giàu cười lạc quan:

- Tình thế đã quá rõ rồi. Nhật sắp đảo chánh thằng Tây. Vì vậy sếp của Bazin lo sợ, xúi Bazin cầu của bọn mình. Sắp tới, Nhật thua, bọn Pháp bên chánh quốc sẽ trở qua tái chiếm Đông Dương. Mình phải sẵn sàng ra tay trước ngày đó. Cũng không lâu đâu. Anh phải chạy nước rút từ bây giờ.

- Mầy có gặp cò Bazin? - Bảy Trân hỏi.

Sáu Giàu suy nghĩ vài giây, nói:

- Mầy về họp liên chi vào ngày mai tại nhà mầy. Tao sẽ tới tham khảo và lấy quyết định tập thể liên chi. Mầy để xe đạp mầy lại đây cho tao làm chưn.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #27 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2010, 03:20:50 pm »

Nắm Thanh niên Tiền phong là sáng kiến độc đáo của Xứ ủy
Tại hội nghị Liên chi bộ Phú Lạc - Bình Đăng họp ở nhà anh Bảy Trân, Trần Văn Giàu thảo lá thư đọc trước các đồng chí. Nội dung như sau: “Trần Văn Giàu không thể gặp cò Bazin. Về việc hợp tác chống Nhật, xin các ông ngưng bắt bớ những người Cộng sản mà các ông đang giam giữ. Rồi các ông sẽ thấy người Cộng sản chống phát xít như thế nào!".

Bức thư được toàn thể thông qua. Sáu Giàu chép lại sạch sẽ. Hội nghị chỉ định anh Bảy Trân và anh Trần Vinh Hiển mang thư tới trao tận tay cò Bazin. Cò Bazin nhận bức thư và nói : "Thư này tôi sẽ chuyển ngay cho sếp của tôi. Rất cám ơn các ông đã giúp tìm Trần Văn Giàu”.

Sau đó,Trần Văn Giàu dọn bản doanh về đóng tại nhà Bảy Trân, anh Bảy cẩn thận tổ chức các chốt canh ở đầu đường. Có động thì giã gạo làm hiệu.

Bảy Trân là đồng chí lại là Mạnh Thường Quân sẵn sàng cưu mang giúp đỡ tất cả anh em đồng chí. Anh cũng là liên lạc đặc biệt của Sáu Giàu, thường phóng xe đạp mang thư từ, tài liệu tới các đầu mối cơ sở trong nội thành. Một trong các đầu mối này là phòng khám bệnh của bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, số 202 Chasseloup (Minh Khai).

Nhân vật Phạm Ngọc Thạch rất đặc biệt. Ông quê Quảng Nam, sinh tại Phan Thiết năm 1909, tốt nghiệp y khoa bác sĩ tại Pháp, cưới vợ đầm, là bác sĩ nổi tiếng chuyên trị bệnh lao. Tuy là trí thức với nếp sống phong lưu, ông Thạch lại tham gia cách mạng, hoạt động bí mật, liên hệ chặt chẽ với Xứ ủy Nam Kỳ mà Trần Văn Giàu làm bí thư. Năm 1942, khi đổ bộ lên Đông Dương, Nhật tổ chức thanh niên để làm hậu thuẫn, lấy tên là Thanh Niên Tiền Phong. Bọn Nhật mời một nhân sĩ tên Ida làm cố vấn. Ông Ida lại là thân chủ của bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, người đã chữa trị bệnh mãn tính cho ông, Ida bàn chuyện chọn nhân sự phụ trách Thanh Niên Tiền Phong với ông Thạch. Sáu Giàu đề nghị ông Thạch lãnh chức thủ lĩnh tổ chức thanh niên cực kỳ quan trọng này. Khi ông Thạch nhận làm thủ lĩnh, ông Ida rất mừng vì chọn được nhân vật có tên tuổi tại Sài Gòn. Nhưng ta lái tổ chức này trở thành đoàn thể của ta, về sau làm nòng cốt trong ngày 25.8.1945, khi ta cướp chính quyền ở Sài Gòn - Chợ Lớn.

Các sử gia đều công nhận đây là sáng kiến độc đáo của Bí thư Xứ ủy, biến tổ chức địch thành tổ chức ta. Trong chuỗi thành tựu của bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, có thành tích lãnh đạo Thanh Niên Tiền Phong trong những ngày nghiêm trọng nhất của đất nước.

Hội nghị nảy lửa - Chợ Đệm
Thị trấn nhỏ bé Chợ Đệm bỗng nhiên nổi tiếng trong lịch sử kháng chiến Sài Gòn nhờ cuộc họp đầy sóng gió của Xứ ủy Nam Kỳ bàn chuyện "hòa hay chiến" với bọn thực dân Pháp đang lăm le tái chiếm Nam Kỳ vào tháng 9.1945. Đây là một Hội nghị Diên Hồng của thế kỷ 20 của nước ta. Tình tiết gay cấn, sôi nổi, nháng lửa như sau:

Thường vụ Xứ ủy lập ủy ban khởi nghĩa đêm 15.8.1945 đồng thời triệu tập Hội nghị toàn thể Xứ ủy bàn kế hoạch và chỉ định ủy ban Hành chính lâm thời Nam Bộ. Xứ ủy họp chiều tối ngày 16.8 tại Chợ Đệm. Ba nhân vật tên tuổi được mời dự hội nghị: đồng chí Nguyễn Văn Tạo, Bùi Công Trừng, và Nguyễn Văn Nguyễn. Ban tổ chức nhận định Hội nghị thông qua kế hoạch cướp chính quyền trong đêm 16, kết thúc sáng ngày 17 , tối 18 sẽ bấm nút khởi nghĩa tại Sài Gòn và các tỉnh lân cận. Không ngờ hội nghị gặp trục trặc. Hai đồng chí Bùi Công Trừng và Nguyễn Văn Nguyễn phản đối chủ trương khởi nghĩa. Hai anh lý luận như sau: "Nếu Nhật đứng trung lập thì bây giờ ta có thể khởi nghĩa thắng lợi. Chính quyền bù nhìn sẽ đổ nát thôi. Nhưng phải ngó xa hơn vài tuần sau, quân Đồng minh Anh và Pháp là hai đầu sỏ thực dân, chúng sẽ đánh phá chính quyền non trẻ của chúng ta. Ta sẽ không đủ sức kháng cự. Chúng sẽ tiêu diệt Cộng sản Việt Nam như chính phủ Versaille tận diệt Công xã Paris. Phải mấy chục năm sau, phong trào công nhân mới phục hồi. Việc tàn sát năm 1940, chưa ai quên. Cho tới nay, chưa có nước nào không có biên giới chung với Liên Xô mà làm cách mạng thành công. Nước ta xa Liên Xô, làm sao chúng ta tự lực chọi lại nổi với Anh và Pháp? Chớ làm liều !".

Hội nghị chia làm hai phe, phe khởi nghĩa và phe không khởi nghĩa. Phe khởi nghĩa có lý luận như sau: "Cuộc nổi dậy của Paris Công xã chỉ là của tập thể công nhân của một thành phố, còn cuộc khởi nghĩa của chúng ta là cả một dân tộc, hai chuyện đó khác xa. Ta tự lực làm cách mạng được thì ta bảo vệ cách mạng được. Yếu tố quyết định của ta là sức mạnh của dân tộc của nhân dân ta. Ta không mong chờ ai tới giải phóng giùm chúng ta. Ta phải dựa vào sức mạnh của ta. Tất nhiên, chính nghĩa của chúng ta sẽ được Liên Xô và các nước anh em, các dân tộc bị áp bức ủng hộ...".

Ngày 17, hội nghị quyết định tạm hoãn ngày bấm nút ở Sài Gòn (trước dự định ngày 18), tiếp tục hoàn thành chuẩn bị khởi nghĩa, chờ tin Hà Nội nổi dậy. (Vì thời đó phương tiện liên lạc viễn thông kém nên Sài Gòn không biết Hà Nội cướp chính quyền ngày 19.8). Ngày 20 mới được tin Hà Nội khởi nghĩa ngày 19.8.1945. Hội nghị Chợ Đệm lại họp lần thứ hai. Định bấm nút chiều 20, nào dè ba anh Trừng, Nguyễn, Tạo lo ngại quân Nhật sẽ can thiệp. Có người đề nghị lấy tỉnh Tân An làm thí điểm xem Nhật có can thiệp hay không. Hai tỉnh ủy viên Tân An là Trọng và Xuân nhận lệnh, đạp xe về Tân An trong ngày 22 và tối đó làm cuộc khởi nghĩa thành công. Hai anh đi xe hơi lên Chợ Đệm báo tin vui vào sáng 23.

Thế là hội nghị yên chí lớn sẽ bấm nút vào tối 24 và chỉ định danh sách ủy ban khởi nghĩa.

Cuộc cướp chính quyền ngày 25.8.1945, thành công rực rỡ. Đây là một thành tích lớn nếu chúng ta thấy được hai trở lực lớn: Thứ nhất, Sài Gòn xa Trung ương và năm 39 Xứ ủy đứt liên lạc với Trung ương. Thứ hai, sau Nam Kỳ khởi nghĩa, các cơ sở Đảng bị Tây phá tan, số đảng viên bị bắt, bị giết rất nhiều, tinh thần suy giảm vì lòng tin bị khủng hoảng. Nhìn xa ra thế giới, những năm 42, 43, Hồng quân Liên Xô bị Đức đánh bại liên tiếp, ở Thái Bình Dương, Nhật bất ngờ tấn công Trân Châu Cảng (Pearl Harbor) gây hoang mang cho mọi người. Trước hai biến cố nghiêm trọng đó, Xứ ủy Nam Kỳ cương quyết cướp chính quyền. Đây là nét vàng son của tinh thần dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm trước nhân dân, trước lịch sử.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #28 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2010, 03:27:53 pm »

BÁC SĨ PHẠM NGỌC THẠCH NHÀ NGOẠI GIAO TRONG BÓNG TỐI



Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch sinh ngày 7.5.1909 tại Quảng Nam, con nhà giáo Phạm Ngọc Thọ.

Ông tốt nghiệp bác sĩ y khoa ở Pháp, mở phòng mạch ở Sài Gòn, chuyên trị giúp Các nhà Cách mạng và dân nghèo.

Ông có công sáng lập Thanh Niên Tiền Phong, lực lượng chủ yếu cướp chính quyền Sài Gòn ngày 25.8.1945. Tập kết ra Bắc, ông làm Bộ trưởng Y tế nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.


Trong lịch sử kháng chiến, có nhiều nhân vật nổi tiếng với nghề tay trái hơn nghề tay mặt. Xin đưa ra vài điển hình: Giáo sư Phạm Thiều chuyên dạy Hán Việt trường trung học Pétrus Ký lại nổi danh với Phong trào Truyền bá quốc ngữ những năm đầu thập kỷ 40 với phương pháp vỡ lòng vui tươi và dễ nhớ "O tròn như quả trứng gà, Ô thì đội mũ, Ơ già mang râu” và "I Tờ có móc cả hai, I ngắn có chấm, Tờ dài có ngang"... Như kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát, người đã thiết kế Hội chợ Triển lãm Sài Gòn năm 1942 trong vườn Tao Đàn chỉ bằng vật liệu cây nhà lá vườn, các gian hàng toàn bằng cây rừng, mái lá, tranh, đơn sơ, giản dị, mà độc đáo. Nhưng ông Phát lại được đời sau ghi nhớ với cương vị nhà báo và thông tin tuyên truyền. Ông chủ biên tờ báo Thanh Niên trước Cách mạng Tháng Tám gieo rắc tinh thần quốc gia dân tộc trong giới thanh niên, học sinh và sinh viên... Và nhân vật chúng tôi muốn nói đến là bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, người có hai công trình quan trọng là thuốc phòng lao BCC và Subtillis. Nhưng bác sĩ Thạch lại là một nhà ngoại giao bẩm sinh, được giao nhiều sứ mạng quan trọng, có việc nhiều người biết và còn nhiều sự kiện ít người biết.

Thuyết phục Tổng tư lệnh Nhật
Trước sức ép của quân đội Pháp dựa thế Đồng minh toan tính lật quân đội Nhật đang thất trận, Tổng tư lệnh quân đội Nhật tại Đông Dương là Thống tướng Téra Uchi mời bác sĩ Thạch, lúc đó là ủy trưởng ngoại giao trong Lâm ủy hành chính Nam Bộ tới mật đàm. Ai cũng lo cho ông Thạch vì ngại Nhật đang lúc túng có thể bắt cóc ông Thạch làm con tin. Nhưng ông Thạch mạnh dạn tới tư dinh Tư lệnh Nhật phó hội. Đến nửa đêm ông mới về. Vừa tới nơi, anh Tư đưa cao thanh kiếm võ sĩ đạo, hồ hởi khoe: "Téra Uchi tặng mình thanh kiếm tổ phụ truyền lại vì không muốn nó rơi vào tay quân thù da trắng".

Vào văn phòng, anh Tư tường trình nội dung cuộc mật đàm với chủ tịch Trần Văn Giàu và các vị trong Lâm ủy: Téra Uchi buồn vì tin Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng vô điều kiện sau hai quả bom nguyên tử Mỹ thả xuống Hiroshima và Nagasaki. Ông ta hoang mang giữa chống cự và đầu hàng. Mình khuyên ông ta nên rút quân vô rừng. Mình hứa giúp trong trường hợp quân Nhật rút vô rừng để tránh cái nhục bị quân Anh giải giới. Mình hứa giúp tiếp tế lương thực nếu xảy ra tình huống đó. Với điều kiện là quân Nhật không can thiệp vào nội tình của ta. Téra Uchi đồng ý ngay và tháo dây nịt lấy khẩu súng báng cẩn ngà tặng luôn cho mình.

Vang dội hơn bom nguyên tử
Hội nghị Đà Lạt đã có nhiều người viết rồi, nhưng chi tiết về bác sĩ Phạm Ngọc Thạch thì chưa được tiết lộ. Hội nghị Đà Lạt vào tháng 4. 1946, có nhiệm vụ tạo điều kiện cho Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng Phạm Văn Đồng dự hội nghị Fontainebleau bên Pháp. Trong danh sách phái đoàn thương nghị Việt Ham Dân chủ Cộng hòa có tên bác sĩ Phạm Ngọc Thạch đại diện cho nhân dân Nam Bộ. Từ chiến khu An Phú Đông lên Đà Lạt, đi cách nào để tới nơi an toàn?

Tháng 4.1946, Pháp đã chiếm Sài Gòn và các tỉnh lân cận Biên Hòa, Thủ Dầu Một, Tân An, Mỹ Tho... Từ Sài Gòn lên Đà Lạt, xe đò, xe hàng không dám chạy một mình mà phải núp bóng xe nhà binh chạy từng đoàn. Tây và ta gọi là "convoi". Ông Thạch nghĩ ra một sáng kiến độc đáo. Ông bí mật gặp anh bạn cũ là André Canac trong Hội nghiên cứu chủ nghĩa Marx, nhờ anh này giúp cho một vé hành khách lên Đà Lạt. Ông Thạch trình bày ý đồ của ông: Tại hội nghị này, mình sẽ nói lên tiếng nói bưng biền Nam Bộ mà trong chương trình nghị sự hội nghị không có ghi. Ông Canac giúp ông Thạch một chỗ trong đoàn convoi dễ dàng. Ông đi Đà Lạt và xin phép vị sĩ quan trưởng convoi cho ông đưa theo một anh bạn chí thân. Thế là phát ngôn nhân của Nam Bộ đường hoàng lên xe GMC (loại cam nhông nhà binh do hãng General Motor Company viết tắt là GMC sản xuất, Mỹ viện trợ cho Pháp). Trên đường đi mấy trăm cây số, ông Thạch hòa mình với đám lính chiến, cùng ca hát những khúc quân hành của bộ binh lẫn hải quân và vui vẻ nhận khẩu phần ăn trưa với phó-mát camembert tưới rượu chát đỏ. Anh Tư hòa mình quá khéo nên đám lính Pháp khoái anh lắm, vỗ vai vỗ vế dồn dập gọi anh là "un ami de la France" (một người bạn của nước Pháp). Mà còn hơn vậy, vì anh Tư đã từng du học bên Pháp, đậu bác sĩ bên Pháp và cưới vợ Pháp. Đám lính mê anh Thạch đến mức khi tới Đà Lạt, tận tình đưa anh tới tận nơi anh muốn xuống. Đó là khách sạn Lang-Bian Palace, nơi phái đoàn thương thuyết Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tạm trú.Cả phái đoàn Việt Minh bật ngửa khi thấy đại biểu Nam Bộ tới phó hội bằng phương tiện xe nhà binh Pháp. Không ai ngờ đại biểu Nam Bộ tới hội nghị được và tới trên xe nhà binh Pháp! Đại tướng Võ Nguyên Giáp thích thú ôm hôn anh Tư, kêu to lên: "Việc anh tới đây còn vang dội hơn bom nguyên tử!".
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #29 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2010, 03:32:57 pm »

Đúng như Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói khi ôm hôn anh Tư Thạch "anh đến hội nghị là một sự kiện vang dội hơn bom nguyên tử!" (nguyên văn lời nhà báo kiêm sử gia Georges Chaifard "Voilà qui est plus fort que la bom be atomique"). Sự có mặt của đại biểu Nam Bộ Phạm Ngọc Thạch làm Hội nghi Đà Lạt nháng lửa. Thâm tâm của Cao ủy kiêm Tư lệnh Đông Dương - Đô đốc D'Argenlieu là tách Nam Bộ ra khỏi Việt Nam và lập chính phủ Nam Kỳ Tự trị (vào hai tháng sau, ngày 1.6.1946, do bác sĩ Nguyễn Văn Thinh làm Thủ tướng). Nhưng tại Hội nghị Đà Lạt, bác sĩ Phạm Ngọc Thạch lên tiếng trước, khẳng định Nam Bộ là một bộ phận của Việt Nam, không thế lực nào có thể chia cắt được. Lập tức phái đoàn Pháp tuyên bố gác lại vấn đề Nam Kỳ và cho sự hiện diện của bác sĩ Thạch là một khiêu khích. Ngay chiều hôm đó, thực dân ngang nhiên bắt ông Thạch và người bạn khả ái của ông là Canac. Ông này bị giam vài ngày rồi thả. Còn ông Thạch thì bị giam khoảng nửa tháng trong một trại lính. Ông được đối xử tử tế và mỗi ngày đều có khách tới thảo luận chính trị . Khách là học giả Jean Pierre Dannaud, làm việc tại Cao ủy phủ. Trọng trách của Dannaud là thuyết phục ông Thạch rời bỏ Việt Minh. Xin giới thiệu sơ về kẻ hậu sinh dám đấu lý với bậc đàn anh, đúng là điếc không sợ súng.

Jean Pierre Dannaud đậu thạc sĩ triết lúc mới 25 tuổi, từng vượt ngục và tham chiến trong Sư đoàn I, năm 1943. Tháng 9.1945, Dannaud tới Sài Gòn theo đơn vi của tướng Leclerc. Sau thời gian ngắn ở Lào, Dannaud được đưa về văn phòng Đại tá Cédile, Ủy viên Cộng hòa Pháp tại Nam Kỳ. Ông phụ trách Sở Văn hóa Pháp kiêm Sở Thông tin. Do vậy mà Thống tướng De Lattre chọn làm Trưởng phòng báo chí của ông ta. Nhưng với bác sĩ Phạm Ngọc Thạch thì thạc sĩ Dannaud chỉ là một ngựa non háu đá, làm sao đấu lý được một đối thủ bậc thầy. Thêm một sự cố thất lợi cho Dannaud, lúc đó bác sĩ Thạch nghe tin phòng mạch của ông ở 202 Chasseloup bị lính Pháp đập phá. Sau cùng, Pháp tống khứ ông ra Hà Nội. Đúng là chúng thả hổ về rừng. Vài tháng sau, ông Thạch được giao chức chánh văn phòng Phủ Chủ tịch. Ở cương vị này anh Tư Thạch cũng phát huy năng khiếu ngoại giao.

Vài tháng trước ngày Toàn quốc kháng chiến 19.12.1946 bác sĩ Thạch gợi ý một người Pháp có tư tưởng ôn hòa như sau "Tôi lo ngại sẽ xảy ra chiến tranh. Các bạn người Pháp các anh không chịu hiểu chúng tôi". Người bạn Pháp cho rằng vẫn còn có thể cứu vãn tình hình được. Ông Thạch liền khuyên anh ta bay ngay vào Sài Gòn gặp thống đốc Đông Dương Ngân hàng Paul Ganay. "Anh hãy nói cho ông ta biết là chúng tôi rất thành thật khi tuyên bố chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bảo đảm quyền lợi người Pháp ở Việt Nam". Về sau người bạn này cho ông Thạch biết dù Paul Ganay là vua trong giới tài phiệt, ông ta không thể can thiệp vào đường lối chính sách của Paris.

Ba lần sang Paris vận động hòa bình, bác sĩ Thạch được cảm tình mọi giới

Bác sĩ Thạch gặp Nguyễn Đệ tại Paris
Nguyễn Đệ, cánh tay mặt của Bảo Đại và bác sĩ Thạch có họ hàng xa và là bạn cũ với nhau. Nguyễn Đệ bắn tin muốn gặp bác sĩ Thạch vào tháng 9.1962, trong chuyến hành hương thánh đường Lousdes, nơi có tin Đức Mẹ hiện về. Lúc đó, ông Thạch điện cho Nguyễn Đệ: "Tôi rất sẵn sàng gặp đổng lý văn phòng của Bảo Đại".

Địa điểm gặp gỡ là nhà hàng Poccardi với sự có mặt của ông Văn Chi và một nhà ngoại giao cao cấp Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Không khí  cuộc gặp mặt rất thân mật, cả hai đều cố quên đi những bất đồng chính trị, chỉ nhắc lại những kỷ niệm thời xa xưa. Ông Thạch tế nhị không nhắc tới những ý nghĩ chưa chín chắn của Cựu hoàng. Ông Thạch cố tránh tạo ra dư luận trong nhóm người Việt ở Pháp là Việt Minh "ve vãn" Bảo Đại. Còn về phía Nguyễn Đệ thì ông ta cố tạo điều kiện để Bảo Đại có vài hành động xóa đi những bực dọc mà Hà Nội nhắm vào ông ta.

Cuộc gặp gỡ kể như đạt yêu cầu cả hai bên.

Tiếp xúc tùy viên tướng De Gaulle
Năm 1963, bác sĩ Phạm Ngọc Thạch lại bay sang Paris mật đàm. Lần này ông tiếp xúc với một nhân vật kề cận Tướng De Gaulle đầy quyền lực. Trong chuyến đi này, ông Thạch không hề nhắc tới Cựu hoàng Bảo Đại. Với chính giới Pháp, ông Thạch bắn tin là Pháp có thể cùng với Liên Xô giúp có một giải pháp chính trị cho cuộc chiến Việt-Mỹ. Chỉ có Pháp, nước đã ký hiệp đinh Genève 1954 là nước có đủ tư cách để can thiệp vào các vấn đề Việt Nam. Ông Thạch vận động các bạn thuyết phục Tướng De Gaulle: giúp Việt Nam. Lúc đó tại Hà Nội, chính phủ còn đặt nhiều hy vọng nơi vai trò hòa giải của Pháp. Ngay cả các phần tử thân Trung cộng vẫn chịu một cuộc cộng tác Pháp-Việt với điều kiện De Gaulle tách nước Pháp ra khỏi chính sách xâm lăng Việt Nam của Mỹ.

Sang Paris, ông Thạch nhờ hai bạn, một thân cộng, một gần gũi với Bảo Đại giúp ông trong việc tiếp cận ông Edmond Michelet. Ông Michelet là tùy viên Tướng De Gaulle. Trong ngôn ngữ nhà binh Pháp, người ta gọi ông Michelet là "Grognard du Général De Gaulle" (cựu chiến hữu thân tín của De Gaulle). Năm 1955, Michelet đã sang Hà Nội, sau đó tiếp tục giao hữu với phái bộ thương mại Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ông Michelet cũng có liên hệ mật thiết với nhóm chủ trương trung lập do Trần Văn Hữu cầm đầu ở Pháp. Nghe các bạn của ông Thạch nói về cuộc vận động của ông Thạch, ông Michelet cho đó là sự ca ngợi chính sách ngoại giao của tướng De Gaulle. Lập tức Michelet gửi một thông tư tới Điện Elysée (Phủ tổng thống). Vài ngày sau, bản tuyên ngôn nổi tiếng ngày 28.8.1963, được công bố đánh dấu ngày chính phủ Pháp quan tâm trở lại các vấn đề Việt Nam.

Cũng trong lúc này, chính phủ nhà Ngô đang gặp nhiều khó khăn từ nhiều phía sẵn sàng liều lĩnh tiếp xúc Việt Cộng.

Theo dõi các hoạt động ngoại giao của bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, ký giả kiêm sử gia Georges Chaffard nhận định: Bác sĩ Thạch được kết nạp vô Đảng Lao động (Đảng Cộng sản Việt Nam) muộn màng, ông là một người ôn hòa, gần đường lối Liên Xô hơn Trung Quốc, và gần Pháp hơn Liên Xô. Thái độ thẳng thắn của ông cùng trình độ văn hóa cao rộng của ông vượt quá tầm một cán bộ, ông là một nhân bản (un humaniste).
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM