Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 06:53:17 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: 800 ngày trên Mặt trận phía Đông - Nikolai Litvin  (Đọc 73810 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Paul the Octopus
Thành viên
*
Bài viết: 537


St. Paul


« Trả lời #120 vào lúc: 15 Tháng Bảy, 2010, 05:24:06 pm »

Tôi vẫn nhớ rõ đạn pháo đã phá tan những bức tường nhà ngay trước mắt tôi như thế nào. Nhà sập cũng là 1 mối nguy hiểm khác trong thành phố. 2 lần tôi đã chứng kiến cảnh đổ nhà khi đang lái xe quanh khu vực quân ta đã chiếm được, 1 trong số đó là tòa nhà ngay sát cạnh tòa nhà hội đồng thành phố. Tôi cũng đã thoát chết trong 1 lần khác, khi đang chạy chầm chậm trong 1 hàng xe cộ trước 1 tòa nhà đã rệu rã vì đạn pháo thì thình lình nó đổ sập xuống chỉ 5m trước tôi và nghiền nát 1 ụ đại liên phòng ko bên dưới.

Vì vị trí của tôi là tài xế nên ko có nhiều việc để làm trong thời gian đánh nhau, tôi bèn xin phép sĩ quan tùy tùng cho mang chiếc jeep đến đại đội sửa chữa của sư đoàn để sửa nhưng anh ta ko đồng ý mà chỉ cho phép nghỉ để sửa xe sau khi hạ được Danzig. Vì sĩ quan tùy tùng ko cho phép, tôi đành cố gắng tự giải quyết những vấn đề của chiếc xe nhưng riêng hệ thống lái thì dù tôi đã cố hết sức vẫn ko được đảm bảo, chiếc xe có thể mất lái bất kỳ lúc nào.

Tầm 25/3, sở chỉ huy sư đoàn chuyển vị trí tới đóng tại tòa nhà hạ viện. Cuộc tấn công cuối cùng của ta vào thành phố bắt đầu ngày 26/3. Cuối ngày 27/3 chúng tôi đã tiến được vào trung tâm thành phố. Sư 354 của tôi tiến theo các đường Weinbergstrasse và Karthauserstrase tới tận bờ con sông cắt đôi thành phố.

Tối 27, Sư trưởng báo với tôi là ông muốn đến 1 điểm quan sát vào 9h sáng hôm sau. Chiếc Willy phải sẵn sàng vào lúc đó và rất có khả năng chúng tôi sẽ phải đi dưới làn đạn địch.

Sáng hôm sau, 1 nhóm phối hợp hành động đầy đủ trèo vào chiếc jeep: Sư trưởng, tham mưu trưởng, chỉ huy tình báo, các điện đài viên và cảnh vệ. Chúng tôi đi được khoảng nửa đường an toàn nhưng ngay khi vào tầm bắn của địch thì những quả đạn pháo bắt đầu nổ tung bên trái tôi. Tôi phóng xe đi được thêm khoảng 200m dưới làn đạn thì bất đồ Dzhandzhgava lệnh cho tôi rẽ phải. Vô lăng quay 1 cách dễ dàng quá mức nhưng chiếc Willy thì vẫn tiến thẳng về phía trước với những quả đạn pháo địch nổ tung xung quanh. Tôi hiểu rằng chiếc xe đã mất lái và đạp phanh. Tất cả mọi người nhảy khỏi chạy tới núp dưới mái vòm 1 tòa nhà cao tầng. Tướng quân hỏi tôi cái gì đã xảy ra và tôi báo cáo lại việc viên sĩ quan tùy tùng đã ko cho phép tôi mang xe đi sửa. Người sĩ quan tùy tùng đã bị kỷ luật vì vụ này nhưng tôi cũng ko cảm thấy mình có 1 hành động anh hùng cho lắm.
Logged

IN PAUL WE TRUST
Paul the Octopus
Thành viên
*
Bài viết: 537


St. Paul


« Trả lời #121 vào lúc: 15 Tháng Bảy, 2010, 05:24:12 pm »

Giao 1 trong số các cảnh vệ cho tôi toàn quyền điều động, tướng quân và các sĩ quan khác đi bộ đến điểm quan sát trong khi tôi và người cảnh vệ ở lại bên chiếc Willy. Bằng nhiều cách chúng tôi đã đưa được chiếc xe về đại đội sửa chữa của sư đoàn. Dọc đường, chúng tôi tạt vào sở chỉ huy lấy 1 ít xì gà, thuốc lá, kẹo và 1 số thứ chiến lợi phẩm khác chưa sử dụng để mang cho các chàng trai của đại đội sửa chữa.

Trên đường ra khỏi thành phố, chúng tôi nhìn thấy 1 nhóm lính đang đứng quanh 1 tòa nhà lẻ loi, nhìn bộ dạng họ thì rõ là trong nhà có hầm rượu. Chúng tôi đổ vào thùng tới 20 lít champagne để uống dần và cầm thêm vài chai vang. Chúng tôi tiếp tục lên đường, thỉnh thoảng lại dừng vì lý do này khác, 1 trong các lần đó là vì 1 đơn vị lính Ba Lan đang dàn trận. Trong trận đánh giải phóng Danzig, 1 lữ đoàn tăng của quân đội Ba Lan (Lữ đoàn Xe tăng 1 Ba Lan) chiến đầu cùng chúng tôi. Lữ đoàn này được đặt danh hiệu "Những người hùng của Westerplatte", chỉ huy là 1 ông đại tá Mamotin nào đó. Lữ đoàn có rất nhiều lính nói tốt tiếng Nga và phối hợp với họ khá dễ dàng. Họ chiến đấu ở vị trí sát bên tay trái sư đoàn tôi trong nhiều trận đánh.

Chúng tôi phóng xe ra khỏi thành phố, đường nhựa chuyển thành đường nông thôn lát đá. Thật khó chịu nếu phải bò xuống dưới chiếc xe, trên mặt đường nhớp nháp đầy phân súc vật này để siết lại thanh kéo tay lái, vì vậy chúng tôi quyết định cứ đi mà ko lái. Con đường đã bị bánh xe xẻ thành rãnh sâu nên nếu chúng tôi cứ đi theo những rãnh đó sẽ ko bị chệch ra ngoài. Để rẽ chúng tôi dùng 1 cái cọc gỗ sồi rút từ 1 hàng rào, khi đó tôi sẽ dừng xe để chú cảnh vệ trèo lên đầu xe, chống 1 đầu cọc vào mặt trong 1 trong 2 bánh trước rồi tì vào khung xe mà bẩy từ từ cho bánh xoay về hướng mình muốn đi.

Chúng tôi đến được đại đội sửa chữa an toàn vào tối hôm đó, khi mọi người đang chuẩn bị bữa tối. Ai nấy đều cười ầm lên khi chúng tôi đánh xe vào với 1 "người cầm lái" trên đầu xe (chính là chú cảnh vệ ngồi trên nắp máy). Trước những kẻ đang cười cợt mình, chúng tôi phóng xe diễu 1 vòng tròn vành vạnh đầy oai vệ rồi đỗ xịch ngay cạnh xưởng sửa chữa. Qua 3 ngày được tướng quân cho nghỉ để sửa xe, tôi đã hoàn thành mọi sửa chữa cần thiết cho chiếc Willy. Giờ thì tôi có thể lái thoải mái trong 3 tháng tới.
Logged

IN PAUL WE TRUST
Paul the Octopus
Thành viên
*
Bài viết: 537


St. Paul


« Trả lời #122 vào lúc: 15 Tháng Bảy, 2010, 05:24:22 pm »

NGÀY TÀN CỦA CỤM QUÂN ĐÔNG PHỔ

Khi tôi trở lại Danzig thì trận đánh chiếm thành phố đã kết thúc. Sở chỉ huy sư đoàn rời đến khu vực suối nước khoáng trong thành phố để chỉ huy binh lính mới đây còn đánh nhau tại 1 vũng neo tàu. Sư đoàn đã tung vào trận cả đại đội huấn luyện do Đại úy Vasiliii Vasilevich Grechukha chỉ huy. Đại đội này luôn nằm dưới sự chỉ huy trực tiếp của Sư trưởng và ông chỉ dùng nó khi tình thế đã đến lúc bắt buộc. Đại đội vừa ngăn được 1 cuộc tấn công dữ dội của bọn Đức, chúng định thọc ra bờ biển với hi vọng có thể di tản bằng đường thuỷ.

Trong 1 công viên um tùm cây cối nằm ven biển thuộc khu vực trách nhiệm của sư đoàn tôi, quân địch tập trung tới 5.000 xe quân sự và cả xe dân sự có khả năng dùng vào mục đích quân sự nhằm di tản chúng vào sâu trong nội địa. Tuy nhiên cuộc tấn công mạnh mẽ của ta và tiếp theo đó là cụm quân Đông Phổ bị tách rời khỏi nước Đức đã ngăn ko cho chúng di tản số xe này. Trong số xe chiếm được có xe tải và xe con thuộc đủ các nước châu Âu, Mỹ và thậm chí cả xe Nga; xe tăng và pháo tự hành; xe buýt và xe điện bánh hơi; xe đầu kéo và đủ loại xe cộ khác. Tất cả số xe này đều để trần dưới những tán cây, phần lớn chúng vẫn trong tình trạng tốt nhưng tất cả đều ko có nhiên liệu. Các trận oanh tạc của ko quân ta đã ngăn ko cho tàu địch vào cảng mang số xe này đi. Đại tá Mamotin, chỉ huy Lữ đoàn Tăng 1 Ba Lan, tới gặp tướng Dzhandzhgava đề nghị được chọn 1 số xe cho lữ đoàn của ông.

Rất nhiều sĩ quan, chuyên gia và thủy thủ của Hải quân Đức đã bị thộp tại quân cảng, trong số đó có cả thủy thủ đoàn của nhiều tàu ngầm Đức đang được sửa chữa ở Danzig. Tất tật đám đó cỡ 6.000 người. Chỉ huy quân đội Đức đã hi vọng di tản số người này bằng tàu ngầm nhưng Quân đoàn 105 Bộ binh ta đã làm chấm dứt cố gắng này. Trong cảng mọi người đều trở thành tù binh và mọi thứ đều trở thành chiến lợi phẩm.

Ngày 30/3/1945, Moscow bắn pháo hoa chào mừng việc đánh chiếm Danzig, Sopot và Gdynsk. Stalin gửi điện cảm ơn những người lính của tướng Dzhandzhgava đã chiến đấu xuất sắc để chiếm được Danzig (nay là Gdansk).

Chiều ngày 3/4, tướng quân, Alekhin và tôi đánh xe đến bờ cảng Danzig cách sở chỉ huy ko xa. Xung quanh thật tĩnh lặng và chúng tôi muốn đánh dấu việc mình đã đi và đã đến Danzig bằng cách tắm biển ở đây! Nhưng nước quá lạnh khiến chúng tôi lập tức nhảy lên bờ.

Vậy là kết thúc cuộc tiến công của quân ta bắt đầu từ đầu cầu Pultusk - Serotsk trên sông Narev và kết thúc ở bờ biển Baltic, tại thành phố pháo đài Danzig. Đó cũng là dấu chấm hết cho cụm quân Đông Phổ của quân đội Đức, giờ thì quân địch chỉ còn mỗi việc cố ngăn quân ta bao vây và nghiền nát chúng ở Berlin. Trong trận Danzig, quân ta đã bắt sống 10.000 sĩ quan và binh lính địch, 140 xe tăng và pháo tự hành, 356 đại bác và đủ thứ tài sản khác như lương thực và trang thiết bị. (*)

(*) Từ ngày 13/1 đến 25/4/1945, Phương diện quân Belorussia 2 có 159.940 thương vong. Cộng thêm 421.763 thương vong của Phương diện quân Belorussia 3, chúng ta có thể thấy cái giá đắt mà Hồng quân phải trả cho chiến thắng trong chiến dịch Đông Phổ. Trong 3 tháng đó, số thương vong của Hồng quân tại Đông Phổ đã tương đương với toàn bộ số thương vong trước đó của quân Anh - Mỹ trong các trận đánh từ Normandy đến Elbe. Hastings, Armageddon, trang 292.
Logged

IN PAUL WE TRUST
Paul the Octopus
Thành viên
*
Bài viết: 537


St. Paul


« Trả lời #123 vào lúc: 15 Tháng Bảy, 2010, 05:24:36 pm »

TỚI STETTIN

Lời chú của Britton:

Sau khi Danzig thất thủ, Tổng hành dinh giao cho Phương diện quân Belorussia 2 của Rokossovskii 1 nhiệm vụ khó khăn. Rokossovskii được lệnh chuyển hướng 180 độ các tập đoàn quân của ông và vừa phải duy trì khả năng sẵn sàng chiến đấu, vừa tiến 350km về phía tây để tiếp quản tuyến phòng ngự dọc sông Oder hiện đang do 1 bộ phận của Phương diện quân Belorussia 1 giữ. Điều đó sẽ cho phép Zhukov tập trung lực lượng của mình để công phá Berlin. Khi tới nơi Rokossovskii sẽ phải lập tức tung các tập đoàn quân của mình đánh vượt sông Oder, cắt rời tuyến phòng ngự của Tập đoàn quân 3 Thiết giáp Đức, đẩy chúng trở lại biển Baltic rồi tiêu diệt. Việc này cũng sẽ giúp bảo vệ cánh phải phương diện quân của Zhukov khi nó tiến về Berlin.

Ngày 6/4, sư đoàn tôi di chuyển về hướng Stettin bằng đủ loại xe cộ và cả bằng đi bộ. Đoàn xe có thể vận chuyển nguyên 1 trung đoàn với đầy đủ pháo và cối đi chừng 100km, tới đây trung đoàn xuống xe, sắp xếp lại hàng ngũ và tiếp tục hành quân bằng chân trong khi đoàn xe quay lại đón 1 trung đoàn khác.

Cũng trong ngày 6/4, nhiệm vụ của tôi tại sư đoàn thay đổi: 1 tài xế riêng của sư trưởng đã tới, tôi chuyển chiếc Willy cho anh ta rồi quay về với đại đội sửa chữa, 1 kỹ thuật viên của đại đội, Thiếu úy S. I. Gorshkov, lệnh cho tôi lái chiếc Opel Kapitan 1939 chiến lợi phẩm được chỉ định giao cho chỉ huy Kiểm sát viên quân sự sư đoàn sử dụng, từ bãi xe ở Danzig đến vị trí mới. Tôi nổ máy và nghe thấy có tiếng vòng bi vỡ nhưng ko có thời gian để sửa chữa tại chỗ, tuy nhiên tôi cho là mình sẽ đưa được chiếc xe tới vị trí mới của đại đội sửa chữa cách đây khoảng 10 - 15km tại thị trấn nhỏ Altdamm. Thế còn hơn là mang nó đi hơn 300km tới vị trí mới của Tiểu đoàn Vận tải 473.

Đường từ Danzig đến Stettin rất tuyệt. Chiều rộng làn đường tới 18m và mặt đường được phủ bê tông. Tất cả các chỗ rẽ và ngã tư đều có biển chỉ đường. Tôi chưa từng thấy 1 con đường nào như vậy trong đời. Theo các câu chuyện tiếu lâm lưu hành trong cánh lái xe, con đường này có tên là "Xa lộ Hitler" và mới được làm ngay trước chiến tranh.

Thị trấn nơi đặt đại đội sửa chữa nằm cách siêu xa lộ Hitler vài km. Gần như toàn bộ dân cư thị trấn đã chạy qua bên kia sông Oder. Thị trấn ko bị chiến tranh động tới, tất cả nhà cửa vẫn còn nguyên. Các cư dân có vẻ như đã vội vã rời bỏ nhà cửa của mình vì nhiều gia súc và tài sản cá nhân đã bị bỏ lại. Cả thị trấn chỉ còn 5 - 6 người già cả và vô số chó mèo ở lại. Trong 1 ngôi nhà, 1 gia đình đã bỏ lại cả 1 bà già tàn tật. Quân ta đã tình cờ tìm được bà đang chui dưới gầm giường và lính quân y đã chăm sóc bà ta.

Chiếc Opel Kapitan tới nơi mà ko có vấn đề gì lớn xảy ra và tôi giao nó cho 1 trung đội sửa chữa. Sau đó tôi được giao 1 chiếc xe tải Ford V-8, 1 trong số những chiếc xe chiến lợi phẩm thu được ở Danzig. Cỗ máy này đã đi qua 42.000km và giờ rơi vào tay tôi. Tôi đánh chiếc Ford vào bãi và bắt đầu kiểm tra tất cả các bộ phận, phụ tùng, mối nối. Trong khi tôi làm việc, 1 con chó vàng nhỏ trụi lông chạy tới chỗ tôi, tôi cho nó ít thức ăn và nó ở bên tôi suốt ngày hôm đó. Sáng hôm sau, con chó bắt đầu chạy quanh tôi, thế là tôi bắt đầu dạy dỗ nó giữa tiếng ồn ào của động cơ và xe cộ. Với sự khoái trá của các đồng đội, tôi đặt tên cho con chó là "Goebel". Goebel đã chiến đấu và phục vụ bên chúng tôi cho tới ngày 20/10/1945. Nó bỏ tôi mà đi ở thành phố Liuboshin cách Kharkov ko xa khi chúng tôi đang đi giao xe cho nhà máy đường "Kongresovka".

Tôi kiểm tra và đảm bảo chiếc Ford sẵn sàng hoạt động rồi được chỉ định vận chuyển trang bị chiến đấu tới 1 trận địa pháo phản lực và đạn dược tới các pháo đội pháo và cối của 1 trung đoàn bộ binh. Ở bất kỳ chỗ nào tôi qua cũng gặp những người lính và sĩ quan quen mặt. Nhiều người trong số họ đề nghị tôi ở lại đơn vị của họ nhưng tôi ko thể cho phép mình làm điều đó vì còn đang phục vụ cho Tiểu đoàn Vận tải 473.

Trên bờ đông sông Oder, ngay trước thành phố Stettin là ngôi làng nhỏ Finkenwald, 1 tiểu đoàn quân ta đóng tại đây. 1 hôm khi những người lính cối đang bốc số đạn tôi mang tới xuống thì tiểu đoàn trưởng kéo tôi đến điểm quan sát nằm trên tầng áp mái 1 căn nhà 3 tầng. Tôi có dịp nhìn thấy những gì quân địch đang làm ở Stettin nhưng ở chỗ này sông Oder quá rộng và còn chia làm 2 dòng vì vậy tôi ko thể nhìn thấy gì trong doanh trại địch.
Logged

IN PAUL WE TRUST
Paul the Octopus
Thành viên
*
Bài viết: 537


St. Paul


« Trả lời #124 vào lúc: 15 Tháng Bảy, 2010, 05:24:47 pm »

Lời chú của Britton:

Phương diện quân Belorussia 2 phải đương đầu với 1 nhiệm vụ khó khăn dù có lực lượng vượt trội so với địch. Mặt sông tại phần lớn chiến tuyến của Phương diện quân chia làm 2 nhánh Đông và Tây Oder, mỗi nhánh rộng từ 150 - 240m và sâu 7 - 10m. Những cù lao lầy lội bị chia cắt bằng những kênh mương và suối nhỏ nằm giữa 2 nhánh sông. Thông thường cả khu vực này là đầm lầy nhưng trong thời gian diễn ra cuộc tấn công nó lại bị ngập nước. Hàng loạt đê kè chặn ngang dọc khu vực ngập nước này trở thành những con đường độc đạo để cho tăng, pháo di chuyển. Chúng cho phép quân Đức phòng thủ dễ dàng quét sạch các lực lượng thiết giáp định tiến lên. Quân phòng thủ Đức trên bờ tây Oder bố trí thành 3 dãy cứ điểm với chiều sâu tới 14km. Tập đoàn quân 65 của Batov bố trí ngay đối diện Stettin, trong tầm trọng pháo của lực lượng phòng thủ thành phố. Tuy nhiên, Tập đoàn quân Thiết giáp 3 Đức phòng thủ Stettin và đoạn sông Oder phía bắc Berlin chỉ gồm chủ yếu là các sư đoàn tập hợp lộn xộn lính thủy và Volksturm. Sự thiếu kinh nghiệm của các đơn vị này khiến nó ko thể phòng thủ được lâu nhưng sự kiên cố của vị trí phòng thủ cũng vẫn đặt Phương diện quân Belorussia 2 trước thử thách.

Nhiệm vụ của Rokossovskii trở nên phức tạp vì thiếu thông tin về đối phương. Các bộ phận của Phương diện quân Belorussia 1 trấn giữ đoạn sông Oder này trước đây đã chỉ tiến đến bờ sông rồi dừng lại chờ Phương diện quân Belorussia 2 đến tiếp viện. Họ ko hề có bất kỳ ý định tấn công nào tại khu vực này, vì vậy cũng ko tiến hành các hoạt động trinh sát. Nhiệm vụ càng trở nên khó khăn vì Tổng hành dinh muốn cuộc tấn công sớm bắt đầu để có thể theo sát gót các cuộc tấn công của Zhukov ở phía nam.

Nhận thấy tình hình đó, tướng Batov ra lệnh cho các sư đoàn của mình tiến hành 1 cuộc tấn công riêng, với mục tiêu giới hạn là đánh chiếm vùng đất ngập nước nằm giữa 2 nhánh sông. Cuộc tấn công này sẽ buộc địch bộc lộ sức mạnh và các hệ thống hỏa điểm đồng thời giúp quân ta chiếm vị thế có lợi hơn trước cuộc tấn công chính vượt nhánh Tây Oder. Đêm 16/4, các sư đoàn của Batov lợi dụng bóng đêm và sương mù đã chiếm được 1 số đảo cù lao nằm giữa 2 nhánh sông, thậm chí còn chiếm luôn được nhiều đầu cầu trên bờ tây nhánh Tây Oder. Điều đó cho thấy rõ quân Đức đang trong tình trạng thiếu đạn dược trầm trọng nên ko muốn bộc lộ tất cả các hỏa điểm để ngăn chặn nỗ lực của Hồng quân. Ko khí làm việc sôi nổi bắt đầu trên vùng đầm lầy để chuẩn bị cho cuộc tấn công vượt Tây Oder.
Logged

IN PAUL WE TRUST
Paul the Octopus
Thành viên
*
Bài viết: 537


St. Paul


« Trả lời #125 vào lúc: 15 Tháng Bảy, 2010, 05:24:53 pm »

Ngày 19/4, binh lính sư đoàn tôi đã tập trung trên những hòn đảo giữa sông Oder để tham gia trận tấn công Stettin sáng mai. Rất nhiều vũ khí và chiến cụ đã được chuyển sang các hòn đảo này và được giấu dưới những tán cây dọc bờ tây đảo. Tối 19, 1 cơn gió mạnh thổi tới từ phía biển khiến mặt sông Oder dậy sóng cộng với thủy triều lên khiến nước sông dâng cao làm ngập đảo, nhận chìm mọi thứ dưới những con sóng. Các binh sĩ cố gắng nâng cao các trang thiết bị cần thiết hoặc treo chúng lên cây trong khi số khác đóng những bè gỗ và đặt những thứ có khả năng bị ngấm nước lên. Họ cũng nhanh chóng tự làm phao bằng các vỏ thùng gỗ chứa đạn pháo có thể mò thấy dễ dàng dưới mặt nước, đạn được bỏ ra và chất đống lại. Đến nửa đêm, mực nước lên cao tới 2m, 1 số binh sĩ trèo lên cây để tránh dòng nước đang dâng cao trong khi những người khác đứng thành từng đám lộn xộn khốn khổ trên những đoạn đê kè cắt ngang vùng đất ngập nước (*). Bọn Đức chắc cũng cảm thấy cuộc tấn công đang đến gần nên tầm nửa đêm 1 loạt đại bác gầm lên từ Stettin và 2h sau nó mới chấm dứt. Sau đó tất cả trở lại im lìm.

Lời chú của Britton:

Ko gì có thể mô tả rõ hơn sự yếu kém của quân Đức thời điểm đó bằng sự bất lực của họ khi ko tiến công vào vị trí bất lợi và mong manh mà dòng nước dâng lên đã đặt các đơn vị xung kích của Rokossovskii vào. Tuy nhiên đến thời điểm đó phần lớn các đơn vị quân Đức đều thiếu đạn dược trầm trọng, vì vậy họ đã quyết định giữ số đạn còn lại cho đến khi cuộc tổng tấn công của quân Nga diễn ra.

(*) 1 binh sĩ Sư 354 Bộ binh kể lại sự khốn khổ đó như sau: "Chân tê cóng vì dòng nước lạnh giá tháng tư và chúng tôi ko còn biết gì nữa ... Trong suốt 1h, chúng tôi đi loanh quanh trong nước cho đến khi ai đó ở bờ đông thông báo về tình trạng đáng thương của chúng tôi và chỉ huy 1 tiểu đoàn công binh nhanh chóng cho mấy chiếc thuyền đến giúp. Ở trên thuyền thậm chí còn lạnh hơn, chúng tôi run lên bần bật và răng đánh vào nhau côm cốp ko ngừng. Chúng tôi đã nghĩ mình ko thể đến được bờ an toàn, cảm thấy như tim tôi đập và run lên cùng với cả người tôi". Mochalov, 354 - ia boiakh za rodinu, trang 187.
Logged

IN PAUL WE TRUST
Paul the Octopus
Thành viên
*
Bài viết: 537


St. Paul


« Trả lời #126 vào lúc: 15 Tháng Bảy, 2010, 05:25:01 pm »

TRẬN ĐÁNH CUỐI CÙNG BẮT ĐẦU

Lời chú của Britton:

Dự định của Rokossovskii là tấn công quân Đức trên 1 đoạn
chiến tuyến dài khoảng 40km giữa Altdamm và Schwedt, sử dụng các tập đoàn quân 65 của Batov, 70 của Popov và 49 của Grishin bố trí theo thứ tự từ bắc xuống nam. Giống như kế hoạch tấn công vượt sông Oder của Koniev áp dụng cho Phương diện quân Belorussia 1, Rokossovskii dự định dùng khói để che chở cho quân tấn công. Ông cũng lên kế hoạch mở 1 mũi vu hồi bằng Tập đoàn quân Xung kích 2 và Tập đoàn quân 19 vượt sông Oder tại khu vực cửa sông phía bắc Stettin. Để bắt đầu trận đánh, Rokossovskii muốn có 1 trận pháo phủ đầu dài 90 phút, bắt đầu vào lúc 9h sáng.

Batov ko đồng ý thời điểm bắt đầu tấn công muộn như vậy vì muốn tận dụng sương mù buổi sớm. Ông cũng muốn giảm thời gian nã pháo phủ đầu xuống 45 phút vì các sĩ quan tham mưu của ông đã tính rằng đó chính là thời gian đủ để các đơn vị xung kích của Tập đoàn quân 65 vượt nhánh Tây sông Oder. Việc nước sông dâng cao ngập khu vực giữa sông càng làm tăng ý muốn bắt đầu sớm của Batov. Cuối cùng, Rokossovskii chấp thuận cho Batov bắt đầu tấn công vào 6h30 sáng trong khi các tập đoàn quân 49 và 70 vẫn tấn công theo kế hoạch ban đầu. (*)

(*) Erickson, The Road to Berlin, trang 574.
Logged

IN PAUL WE TRUST
Paul the Octopus
Thành viên
*
Bài viết: 537


St. Paul


« Trả lời #127 vào lúc: 15 Tháng Bảy, 2010, 05:25:08 pm »

Cuộc tấn công của quân ta bắt đầu vào sáng sớm ngày 20/4, các đơn vị xung kích làm 1 cây cầu vượt nhánh Tây Oder bằng xuồng con và bè. Hàng loạt trận đánh qui mô nhỏ nhưng dữ dội đã diễn ra dọc bờ tây khi các đơn vị dẫn đầu cố gắng chiếm 1 khu vực đủ cho xe tăng và pháo binh triển khai. Đến khoảng 8h sáng nước sông bắt đầu rút cho phép chuyển binh lính, chiến cụ và 1 phần pháo binh qua bờ tây Oder. Các đơn vị xung kích quân ta bắt đầu thọc sâu vào tuyến phòng ngự Đức.

8h sáng, binh lính bắt đầu vượt sang bờ tây với sự hỗ trợ của các sà lan và phà tự hành. Mỗi chiếc phà kéo theo từ 3 đến 5 bè gỗ, trên phà đặt pháo bắn thẳng cùng đạn dược tiến sang bờ tây. Đến 10h khi mỗi chiếc phà đã chạy được 4 - 5 chuyến thì 1 lực lượng đủ để tiến hành tấn công đã sang được bờ tây. Khoảng 10h30, pháo lớn quân ta đặt tại bờ đông nã 15 phút pháo kích vào các vị trí địch. Vài phút trước khi trận pháo kích chấm dứt, các avtomatchiki rời vị trí xuất phát tiến về chiến tuyến địch dưới hỏa lực yểm trợ liên tục chuyển làn theo bước tiến của họ. Đến 11h quân ta đã chiếm được tuyến phòng thủ tiền tiêu của địch mà ko gặp tổn thất đáng kể nào. (Thương vong đặc biệt thấp vì vào nửa đêm quân địch đã rút các lực lượng chính về tuyến sau, chỉ để những đơn vị yếu kém lại chống giữ các vị trí trên tuyến đầu.)
Logged

IN PAUL WE TRUST
Paul the Octopus
Thành viên
*
Bài viết: 537


St. Paul


« Trả lời #128 vào lúc: 15 Tháng Bảy, 2010, 05:25:17 pm »

Lời chú của Britton:

Lời kể của Litvin ở đoạn này nhảy cóc qua nhiều ngày, có lẽ vì ông ko trực tiếp tham gia các trận trấn công. Vì vậy tôi (Britton) phải tự mình lấp đầy những khoảng trống trong thông tin về cuộc tấn công của Rokossovskii, trước hết là sử dụng những nghiên cứu bậc thầy của John Erickson về Hồng quân và cuốn sử của Mochalov về Sư đoàn 354 Bộ binh.

Tối ngày đầu tiên của cuộc tấn công, Batov đã đưa được 31 tiểu đoàn qua sông cùng 50 đại bác và 15 pháo tự hành SU-76. Mặc dù Trung đoàn 2003 Bộ binh ở cánh phải ko thể vượt sông Oder vì bị đại bác từ pháo đài Stettin bắn dữ dội, Batov vẫn đục được 1 đầu cầu rộng 4km và sâu hơn 1km khi đêm xuống. Điều này hoàn toàn trái ngược với cuộc tấn công của các tập đoàn quân còn lại, những tập đoàn quân này đã quyết định tấn công muộn theo kế hoạch ban đầu. Tập đoàn quân 70 cố lắm mới có được vài chỗ đặt chân nhỏ bên bờ tây còn Tập đoàn quân 49 thậm chí bị buộc phải lui lại. Thất bại này trước hết do kế hoạch của Rokossovskii định dùng Tập đoàn quân 49 quét sạch Tập đoàn quân Thiết giáp 3 Đức khỏi Berlin và đẩy chúng quay ra biển.

Ngày hôm sau, Tập đoàn quân 70 và đặc biệt là Tập đoàn quân 49 tiếp tục chỉ đạt được những bước tiến chậm chạp trong khi đầu cầu của Batov qua sông Oder bắt đầu phải hứng chịu những cuộc phản công ác liệt khi đang cố mở rộng. Phương diện quân Belorussia 2 chỉ đạt được thành công giới hạn tại cánh phía nam của Batov và các cuộc tấn công kém thuyết phục ở phía bắc Tập đoàn quân 65 đã cho phép Tập đoàn quân Thiết giáp 3 do Von Manteuffel chỉ huy tập trung lực lượng loại trừ đầu cầu của Batov.

Thể hiện khả năng bố trí quân đội uyển chuyển bậc thầy của mình, Rokossovskii quyết định chuyển các Tập đoàn quân 70 và 49 qua đầu cầu của Tập đoàn quân 65 khi họ 1 lần nữa thất bại trong việc lập đầu cầu của riêng mình. Ông cũng chuyển cho Batov Quân đoàn Xe tăng Cận vệ 1 "Sông Đông" và tăng cường các thiết bị làm cầu. Các công binh đã làm việc cật lực để đặt được 2 cây cầu trọng tải 30 tấn và 50 tấn sau đầu cầu của Batov đồng thời những chiếc phà trọng tải 16 tấn cũng được đưa tới để chuyển quân. Dần dần, đầu cầu của Batov đã mở rộng ra 7km chiều rộng và 3km chiều sâu đủ cho Rokossovskii có thể chuyển toàn bộ lực lượng tấn công của mình qua đầu cầu của Tập đoàn quân 65.

Tập đoàn quân Thiết giáp 3 Đức đã tự vắt kiệt sức trong những cuộc phản công vô vọng vào đầu cầu của Batov trong khi Rokossovskii cứ thế chuyển ngày càng nhiều quân và trang thiết bị qua sông Oder. Đó là 1 cuộc chạy đua mà Von Manteuffel ko thể thắng. Cuốn lịch sử Sư 354 Bộ binh của Mochalov ghi rõ bước ngoặt của trận đánh diễn ra vào ngày 24 - 25/4, lúc đó người Đức đã ném hết các lực lượng dự bị vào 1 loạt cuộc phản công để cố gắng loại trừ đầu cầu nhưng thất bại. Ngày 25/4, Tập đoàn quân Thiết giáp 3 bắt đầu rút lui. Tập đoàn quân của Batov dẫn đầu đoàn quân đuổi theo và khép vòng vây quanh những đơn vị Đức còn ở lại phòng thủ Stettin. Sáng sớm 26/4, 1 đoàn đại biểu cư dân thành phố tiến tới khu vực chiến tuyến do Sư 193 Bộ binh / Tập đoàn quân 65 trấn giữ mang theo cờ trắng và sau đó thị trưởng thành phố cũng xuất hiện. Lời kể của Litvin bắt đầu lại vào thời điểm này.
Logged

IN PAUL WE TRUST
Paul the Octopus
Thành viên
*
Bài viết: 537


St. Paul


« Trả lời #129 vào lúc: 15 Tháng Bảy, 2010, 05:25:26 pm »

Quân ta chiếm thành phố Stettin trước buổi trưa ngày 26/4 mà ko gặp phải sự kháng cự đáng kể nào của quân địch, chỉ thỉnh thoảng gặp phải vài tay bắn tỉa hoặc những nhóm trinh sát nhỏ. Theo lệnh của Stalin, 1 lễ tuyên dương những người lính của tướng Dzhandzhgava trong trận đánh vượt sông Oder và chiếm Stettin đã được thông báo vào buổi tối.

Thật ko may, đồng đội tốt của tôi, điện đài viên của tướng Dzhandzhgava là Kostia Shebeko đã chết trong trận đánh chiếm Stettin. Anh ta chết tại bờ tây Oder vào cuối ngày tấn công đầu tiên. Sư trưởng đặt sở chỉ huy cách 1 cái hồ trên bờ tây ko xa, tại đó đã có những chiếc thuyền đầu tiên của quân ta triển khai. Chiều hôm đó, khi các binh lính sư đoàn thọc sâu vào chiến tuyến địch tới 3km, Dzhandzhgava chuyển tiếp sở chỉ huy lại gần mặt trận hơn. Trong khi di chuyển đến vị trí mới Kostia đã đạp phải 1 quả mìn chống bộ binh, bị thương nặng và chết ko lâu sau đó. Nhiều người trong ban tham mưu sư đoàn cũng bị thương nhẹ và tụt lại vì sợ.

Sau khi Stettin thất thủ, sức chống cự của địch yếu đi rõ rệt và tốc độ tiến công của ta tăng lên. (*) Người Đức đã nhận ra phòng ngự là vô ích và bắt đầu ra hàng với số lượng lớn. Sau ngày 3/5, lượng tù binh trở nên tràn ngập tới mức nhiều tốp tù binh cứ thế đi theo lệnh mà ko có người áp tải gì hết. Với chỉ huy chính là sĩ quan cũ của chúng, những tốp tù binh tự cầm giấy giao tù binh đến nộp mình cho những người đại diện nhận tù binh quân ta. Sau khi chiếm Stettin, sư đoàn tôi chiếm tiếp các thành phố Stralsund và Barth để rồi chấm dứt ở đó.

Stralsund hiện ra 1 cách thanh bình và sạch sẽ, ko có dấu hiệu thù địch hay sụp đổ nào. Những người Đức đã cố giữ các thành phố của mình, nếu có bất kỳ sự chống cự nào, nó sẽ ko diễn ra trong phạm vi thành phố mà chỉ trên đường tiến tới đó. Ngày 1/5, Stalin tuyên dương các binh sĩ của Dzhandzhgava vì đã chiếm được Stralsund.

(*) Với việc Berlin thất thủ và nước Đức đầu hàng đã trở nên chắc chắn, nhiều chỉ huy quân Đức đã cương quyết ko chịu hi sinh thêm binh sĩ 1 cách vô vọng mà chỉ còn tập trung vào việc cố để những người còn lại ko rơi vào tay Hồng quân. Bất chấp lệnh phải giữ chặt tuyến phòng ngự, Heinrici, chỉ huy Cụm Tập đoàn quân trong đó có Tập đoàn quân Thiết giáp 3 của Von Manteuffel đã cho phép Tập đoàn quân này rút chạy càng nhanh càng tốt về phía tây, tới khu vực chiến tuyến của Cụm Tập đoàn quân 21 Anh.
Logged

IN PAUL WE TRUST
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM