Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 02:59:04 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Về trận Núi Thành -trận đầu đánh Mỹ  (Đọc 73559 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
shi_mian_yivi
Thành viên
*
Bài viết: 6



« Trả lời #20 vào lúc: 02 Tháng Mười, 2011, 12:37:54 pm »


Trên tuyến đầu đánh Mỹ

Quê Gò Nổi - Điện Bàn, sinh tại Hội An, lớn lên ở miền Bắc; năm 1967, ông Nguyễn Đình An được giao nhiệm vụ làm phóng viên thường trú Báo Cờ Giải phóng Khu V ở Mặt trận Quảng Đà. Là cây bút sắc sảo và chịu “xung trận”, nhiều bài báo của ông viết về những trận đánh hào hùng, những tấm gương của sự anh dũng, hi sinh, những bà mẹ kiên cường bám trụ... trên mảnh đất Quảng Đà đã kịp thời đến với đồng bào, chiến sĩ cả nước thông qua Báo Cờ Giải phóng, Thông tấn xã Giải phóng và Đài Giải phóng. Trong những ngày Quảng Nam tưng bừng khí thế chào mừng ngày giải phóng quê hương, Báo Quảng Nam xin giới thiệu bài viết “Trên tuyến đầu đánh Mỹ” (tiêu đề do Tòa soạn đặt) của nhà báo Nguyễn Đình An để bạn đọc hiểu thêm về sự oai hùng trong khói lửa chiến tranh của quân và dân đất Quảng.
Tôi về đến cơ quan Tỉnh ủy Quảng Đà đúng lúc Tỉnh ủy đang họp. Cơ quan đóng ở một khu rừng trên vùng núi Đại Lộc. Rừng nhiều cây dầu rái lớn, ở tầng thấp là rừng cây lá nón. Khu vực này thoáng chứ không rậm rạp, um tùm các loại dây leo như ở căn cứ Khu ủy Khu V. Các đồng chí Văn phòng Tỉnh ủy  nói: “Chắc là anh phải ở đây ngày hôm nay gặp anh Phước, anh Thận, rồi mới về bên Tuyên huấn”. Ngay trưa đó anh Phước (đồng chí Hồ Nghinh) gọi tôi lên chỗ anh. Hồi còn ở Khu ủy, tôi từng được nghe nhiều chuyện về anh Phước, một Bí thư Tỉnh ủy xông xáo, sắc sảo, uyên bác và rất ưu ái cánh báo chí, văn nghệ sĩ. Gặp anh, tôi thấy đúng là một con người cởi mở, chân tình. Anh hỏi tôi quê tỉnh nào ở miền Bắc, làm báo đã bao lâu. Tôi nói tôi là dân chính gốc Gò Nổi - Điện Bàn, cha La Kham, mẹ Bảo An, sinh ở Hội An, nhưng lớn lên ở miền Bắc. Anh cười bảo: “Nghe nói giọng Bắc chuẩn tôi cứ tưởng anh là dân Hà Nội, chứ vùng quê anh mấy năm nay tôi lội suốt. Làm phóng viên thường trú ở Quảng Đà anh sẽ có nhiều dịp về sống làm việc ở quê nhà”.
Tôi nguyên là giáo viên đi B theo kế hoạch chi viện của ngành giáo dục, nhưng do tình hình cuộc chiến nên cấp trên phân công chuyển qua làm báo, là lính mới của làng báo. Khi biết được điều này, anh nói: “Lính mới lại được giao nhiệm vụ thường trú ở chiến trường trọng điểm, vậy là ông Dưỡng (Hồ Dưỡng, Hồ Quốc Phương - Phó ban Tuyên huấn Khu ủy V) tin cậy anh lắm đấy. Ở đây ngòi bút tha hồ tung hoành, có điều ác liệt lắm, phải dựa vào anh em địa phương, mình phải lanh, phải biết cách tránh bom đạn chứ bom đạn chẳng nể ai. Sống được là hoàn thành nhiệm vụ”. Anh còn bảo tôi tranh thủ gặp gỡ khai thác các đồng chí phụ trách địa phương về họp Hội nghị Tỉnh ủy; còn công việc cụ thể anh Thận (Trần Thận - Phó Bí thư Tỉnh ủy kiêm Trưởng ban Tuyên huấn) sẽ trao đổi cụ thể.
Ngay sau bữa cơm chiều hôm đó, anh Thận gặp tôi phân công nhiệm vụ. Tôi về sinh hoạt với bộ phận tuyên truyền báo chí của Ban Tuyên huấn Tỉnh ủy. Ngoài việc lo tin tức bài vở, tôi còn phải cùng anh em lo công việc của địa phương, trở thành cán bộ địa phương. Anh Thận nhắc tôi: “Mỹ mạnh lắm, ghê gớm lắm, nó thay đổi binh khí, chiến thuật liên tục và có nhiều thủ đoạn chiến tranh tâm lý hiểm độc, cho nên công tác tư tưởng của chúng ta phải thật sự sâu sát, hết sức nhạy bén. Rồi đây nhiệm vụ sẽ kéo “nhà báo” đi khắp các nơi do đó phải biết dựa vào địa phương, họ sẽ cung cấp tình hình, bố trí việc ăn ở, bảo vệ khi địch càn..., “nhà báo” phải tranh thủ làm quen với bí thư các địa phương ngay”.
Và đề tài đầu tiên tôi tiếp cận là gặp anh Hoán - Tỉnh đội phó, người vừa trực tiếp chỉ huy trận đánh giải phóng Nhà lao Hội An, để nghe kể lại sự việc: “Lúc bấy giờ, Mỹ đóng quân dày đặc, hình thành mấy lớp bảo vệ Đà Nẵng - Hội An, thêm vào đó có phi cơ, đội trọng pháo cơ động sẵn sàng dập nát đối phương ngay khi cần. Vậy mà một tiểu đoàn của ta đã luồn sâu, bí mật bất ngờ ra đòn, địch trở tay không kịp. Trận đánh càng vang dội hơn khi ta bắt sống được tên thiếu tá Minh - Tiểu đoàn trưởng. Thất bại này làm chính quyền Nguyễn Văn Thiệu “mất mặt” nhưng không thể ém nhẹm được vì nhiều báo ở Sài Gòn liên tục đưa tin trận đánh này”. Ngay đêm đó tôi viết một mạch xong bài báo và nhanh chóng chuyển về khu. Tòa soạn vừa cho đăng báo vừa chuyển điện cho Thông tấn xã Giải phóng. Rồi đài Giải phóng phát đi phát lại mấy lần; ở chiến trường nghe đài phát bài báo của mình, sướng không thể tả được. Anh Thận gặp tôi vui vẻ động viên: “Làm thế nào để mọi tin tức bài vở của Quảng Đà đều được chuyển nhanh để Trung ương phát đi, không phải chỉ là để cả nước biết, động viên cả nước mà chính là để cổ vũ động viên bà con mình. Báo của mình vừa ít vừa chậm, đến với dân có là bao. Đài mà phát là phổ biến nhanh và rộng nhất”.
Sau xuân Mậu Thân (1968), do tầm quan trọng và tính cấp bách của việc đưa tin từ chiến trường trọng điểm, Thông tấn xã Việt Nam và Thông tấn xã Giải phóng (chúng tôi thường gọi là Tổng xã) trang bị cho Quảng Đà một đài minh ngữ để phát nhanh tin tức bài vở ra trung ương công khai bằng hệ thống morse, chứ không dùng mật mã phải qua chuyển dịch của cơ yếu. Cả đặc khu chỉ có một đài minh ngữ của Thông tấn xã (thuộc Ban Tuyên huấn) các đài khác đều là mật ngữ.
Ít lâu sau anh Thận lại trao đổi, hướng dẫn tôi viết một bài về trận Gò Hà (15-10-1965). Anh phân tích, cùng với chiến thắng Núi Thành, hai trận này đều chứng tỏ ta có thể đánh và nhất định đánh thắng Mỹ. Trận Gò Hà có Trung đội trưởng Huỳnh Dạn, người đã nói và cũng là nêu lên phương châm “nắm thắt lưng Mỹ mà đánh”... Thế là tôi viết bài báo về trận đánh Gò Hà và liên hệ trận  đánh này với sự kiện Anh hùng liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi hy sinh vào ngày 15-10-1964 một năm trước. Sau “cái chết hóa thành bất tử” của anh Trỗi, trên mảnh đất Quảng Đà quê hương anh, rất nhiều hoạt động noi gương tiếp bước đã được triển khai. Cũng như vậy, Trung đội trưởng Huỳnh Dạn cùng các đồng đội đã đưa khí phách Nguyễn Văn Trỗi vào trận đánh Gò Hà.
Và tôi biết, từ ngày tên lính Mỹ đầu tiên đặt chân lên bãi biển Phú Lộc, anh Thận luôn suy tư“Làm thế nào để đem được tinh thần đó, ý chí đó trang bị cho mỗi người dân, mỗi chiến sĩ”.



ý nghĩa quá.
Không biết thương vong bên ta là bao nhiêu?
Logged
vmt
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 959



« Trả lời #21 vào lúc: 10 Tháng Chín, 2012, 10:52:14 pm »

ý nghĩa quá.
Không biết thương vong bên ta là bao nhiêu?

[/quote]:Trong bài dưới đây có thông tin về tổn thất của ta :
 
                 Chiến công oanh liệt
                 Thứ tư, 25 Tháng 5 2011 07:50
.
Mới đây tôi có dịp hạnh ngộ cùng cựu chiến binh Trần Ngọc Ảnh - nguyên chiến sĩ Đại đội 2, Tiểu đoàn 70 và được ông kể cho nghe về trận đầu đánh Mỹ cách đây 46 năm của ông và đồng đội trên mặt trận Núi Thành.
 


Ông Trần Ngọc Ảnh (phải) và đồng đội bên sơ đồ trận đánh Núi Thành.


Lúc đánh Núi Thành tôi mới 18 tuổi, trước đó đã kịp cùng đồng đội “lận lưng” một số chiến công ở các trận đánh trong tỉnh. Khi đại đội lính Mỹ đầu tiên đổ quân vào Núi Thành, làm chốt điểm tiền tiêu bảo vệ mặt tây căn cứ Chu Lai, quyết tâm của Quân khu 5 và của tỉnh là phải đánh chúng ngay từ khi mới đặt chân đến. Tôi được cử đi trinh sát 3 đêm liền cùng với anh Bá và anh Thơ, do Đại đội trưởng Võ Thành Năm trực tiếp chỉ huy. Địch chủ yếu ở công sự, đào nông ven các mỏm đồi, riêng ban chỉ huy địch đóng ở mỏm đồi 50 có cả điện đài. Đại đội chọn cách đánh đặc công hóa, bí mật áp sát mục tiêu, hình thành thế bao vây, bất ngờ đồng loạt nổ súng. Một bộ phận nhỏ bọc lót diệt quân địch tháo chạy.

Tôi còn nhớ, hôm 24.5 không khí làm lễ xuất quân tại thôn 4 xã Kỳ Thạnh thiêng liêng lắm. Các đồng chí Kim Anh - Tỉnh đội trưởng, Hoàng Minh Thắng - Thường vụ Tỉnh ủy kiêm Chính trị viên Tỉnh đội giao nhiệm vụ cuối cùng và trao lá cờ “Quyết chiến quyết thắng giặc Mỹ xâm lược” của Tỉnh Đảng bộ Quảng Nam cho Đại đội 2 để sau chiến thắng cắm trên đỉnh Núi Thành. Đại đội trưởng Võ Thành Năm (sau này là Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, đã mất) thay mặt đơn vị lãnh trách nhiệm lịch sử vinh quang với quyết tâm sẽ chiến thắng. Chiều ngày 25, chúng tôi hành quân về vị trí tập kết ở tây nam suối Xương.  23 giờ, các hướng đều có mặt tại vị trí triển khai chiến đấu cách địch 200m, chờ lệnh nổ súng từ phía cầu An Tân. Tôi và Trần Bá, Đoàn Hiểu tự nguyện tham gia vào mũi chủ yếu, đánh “nở hoa trong lòng địch” nên thủ pháo, lựu đạn đầy lưng, khẩu K50 cải tiến chéo sau lưng, lúc này cũng đang nhấp nhổm đợi lệnh. 15 phút trôi qua vẫn im ắng, Đại đội trưởng Năm xác định mũi cầu An Tân gặp khó khăn và quyết định nổ súng. Đó là 0 giờ 30 phút ngày 26.5.1965. Tôi ném quả thủ pháo đầu tiên nặng cỡ một cân vào công sự khai hỏa trận đánh. Địch đang say ngủ nên hoàn toàn bất ngờ. Với mục tiêu đặt ra là chiếm nhanh nhất sở chỉ huy địch nên tôi băng ào ào phía trước, vừa đi vừa đánh dọn đường. Bỗng tôi nghe có tiếng động mạnh phía sau. Quay lại thì thấy một tên Mỹ cao to đang vật lộn với Đại đội trưởng Võ Thành Năm để giành khẩu súng ngắn trên tay anh. Tôi khựng lại trong tích tắc, rồi cũng rất nhanh, dùng quả lựu đạn chày nện vào đầu tên Mỹ, nó choáng váng, ngã lăn ra. Đến công sự thứ 5 thì tôi bị thương, một viên đạn phía sở chỉ huy bắn xuống xuyên vùng xương chậu, máu ra rất nhiều. Tôi nói với Hiểu: “Mi lui ra đi, tau còn lựu đạn đây”. Tôi ném quả lựu đạn cuối cùng lên sở chỉ huy, tạo điều kiện cho Bá và Hiểu chiếm vị trí này. Khi quay lại, chỉ còn mình Hiểu dìu tôi xuống đồi, Bá đã hy sinh. Chúng tôi vượt đồi với rất nhiều bụi gai mắt mèo, quần áo bị cào rách bươm. Qua đồng đội, tôi biết trận đánh đã kết thúc sau 25 phút tấn công. Đại đội 2, Tiểu đoàn 70 với cách đánh táo bạo đã anh dũng tiêu diệt phần lớn đại đội Mỹ ở Núi Thành, làm chết và bị thương 139 tên, phía ta hy sinh 6 đồng chí và bị thương 20 đồng chí.

Sau khi Đại đội 2 chiếm xong đồi 49 thì địch ở Chu Lai bắt đầu phản ứng, gây khó khăn cho ta trên đường rút quân. Đại đội trưởng Năm quyết định đưa thương binh ra theo hướng vòng chân đồi Long Phú. Điều kỳ lạ là, trời đã sáng, trên đồi có một đại đội bảo an đóng, vậy mà không biết có phải do quá khiếp sợ bởi trận đánh Mỹ của bộ đội ta đêm qua hay không mà chúng không dám tấn công.

Sau trận đánh, khi còn nằm viện, tôi đã được bình chọn là “Dũng sĩ diệt Mỹ”. Giấy chứng nhận ghi ngày 26.5.1965. Tiểu đoàn 70  đã được Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam tặng cờ: “Núi Thành oanh liệt, quyết lập chiến công”. Trên chiến trường năm xưa bây giờ đã có Tượng đài chiến thắng Núi Thành uy nghi, chúng tôi vẫn thường về thăm, thắp hương cho đồng đội và kể cho các con cháu nghe về trận đánh lịch sử này. Cách đây không lâu, đoàn cựu chiến binh phường An Hải Bắc, Đà Nẵng đã mời tôi nói chuyện về chiến thắng Núi Thành. Tôi như sống lại một thời tuổi trẻ hào hùng, càng thêm tự hào về quê hương, đất nước mình…

HỒNG VÂN
(Theo lời kể của Cựu chiến binh Trần Ngọc Ảnh)
http://baoquangnam.com.vn/chien-tranh-cach-mang/30756-chien-cong-oanh-liet.html

Logged
tung677
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 608



« Trả lời #22 vào lúc: 10 Tháng Chín, 2012, 11:20:19 pm »

Hồi đó, từ hậu phương miền bắc đã chi viện kịp thời loại súng trường nòng dài, có kính ngắm của nước bạn Hung-ga-ri. Từ công sự ngoài hàng rào, các tay súng thiện xạ của ta bắn tỉa bất cứ tên lính Mỹ nào di động trong căn cứ của chúng, bảo đảm độ chính xác rất cao.

Khẩu trường Hung này có phải chính là SVD Dragunov không các bác. Nếu phải thì nó xuất hiện sớm hơn nhiều so với em vẫn nghĩ
...Khẩu súng trường bắn tỉa của Hung...bạn có thể hình dung như khẩu súng trường K-44 nhưng nòng dài hơn và không có lưỡi lê,nhưng nó có kính ngắm quang học,nó không phải là SVD Dragunov ! khẩu tỉa Hung này rất phổ biến trong cuộc chiến đấu bảo vệ tổ quốc ở phía bắc tháng 2-1979...ở cấp tiểu đội bộ binh mỗi tiểu đội thường trang bị một khẩu...anh nào mà lùn vác khẩu này trông ngộ lắm .
Logged
vmt
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 959



« Trả lời #23 vào lúc: 12 Tháng Chín, 2012, 09:07:00 pm »

            Kỷ niệm 47 năm chiến thắng Núi Thành (26.5.1965 - 26.5.2012):

                         Khúc tráng ca bất diệt
                            Thứ sáu, 25 Tháng 5 2012 08:13 .

Cách đây 47 năm, chiến thắng Núi Thành vang dội là hồi kèn xung trận của cách mạng miền Nam, là hồi chuông báo hiệu chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ bị phá sản.
 Sau 30 phút chiến đấu anh dũng, ngoan cường, cán bộ,chiến sĩ Đại đội 2, Tiểu đoàn 70 và Phân đội Đặc công V16 lập nên chiến công vang dội, tiêu diệt gọn Đại đội 2 thuộc Tiểu đoàn 2, Lữ đoàn 9, Sư đoàn 3 lính thủy đánh bộ Mỹ. Loại khỏi vòng chiến đấu 139 tên, thu 14 súng, phá hủy 2 súng DKZ, 1 cối 81mm, 3 máy thông tin vô tuyến và nhiều phương tiện chiến tranh khác. Đây là một đòn choáng váng đối với quân xâm lược Mỹ ở chiến trường Quảng Nam.


Các cựu chiến binh từng tham gia trận Núi Thành trở lại chiến trường xưa đang xác định vị trí chiến đấu tại mỏm đồi 50.

 Ngày 7.5.1965, Mỹ đưa 6.400 quân cùng 24 xe tăng đổ bộ lên xã Kỳ Liên và Kỳ Hà (nay là xã Tam Nghĩa và Tam Quang), triển khai xây dựng căn cứ liên hợp Chu Lai làm bàn đạp tấn công cách mạng ở miền Nam. Trước tình hình đó, Bộ Tư lệnh Quân khu 5 giao nhiệm vụ cho tỉnh Quảng Nam nhanh chóng phát động bộ đội, du kích từ đánh ngụy sang đánh cả ngụy lẫn Mỹ, lập vành đai chung quanh căn cứ Chu Lai, bao vây, tiêu hao, tiêu diệt địch.

Ngày 17.5.1965, Mỹ cho 1 tiểu đoàn lính thủy đánh bộ từ Chu Lai càn quét lên phía tây xã Kỳ Liên, chiếm các điểm cao trên dãy núi Răng Cưa. Chúng sử dụng 1 đại đội (khoảng 140 tên) chốt ở điểm cao Núi Thành. Điểm cao này là một quả đồi thuộc địa phận thôn Tịch Tây, xã Kỳ Liên. Quân Mỹ chia thành 3 cụm chốt có trận địa cối 81mm và trận địa DKZ; trang bị chủ yếu là đại liên M60, Garant M2 và lựu đạn M26.
Sau khi kiểm tra và căn cứ vào kết quả trinh thám thu thập được, Thường vụ Tỉnh ủy và Ban Chỉ huy Tỉnh đội Quảng Nam hạ quyết tâm “tiến công diệt gọn đại đội Mỹ ở Núi Thành” và quyết định sử dụng Đại đội 2 Tiểu đoàn 70 làm lực lượng chủ công. Quân số Đại đội 2 có 72 người cùng với phân đội 12 người là lực lượng tăng cường của Đại đội Đặc công V16. Sau thời gian gấp rút làm công tác chuẩn bị, huấn luyện bổ sung, sáng 25.5.1965, tại thôn 2 xã Kỳ Thạnh, đơn vị làm lễ xuất quân. Đồng chí Hoàng Minh Thắng - Thường vụ Tỉnh ủy, Chính trị viên Tỉnh đội Quảng Nam trao lá cờ “Quyết chiến, quyết thắng giặc Mỹ xâm lược” của Đảng bộ, nhân dân và lực lượng vũ trang tỉnh cho Đại đội trưởng Võ Thành Năm. Toàn đơn vị hô vang lời thề “Quyết thắng” và hành quân theo kế hoạch.

21 giờ 20 phút cùng ngày, các mũi đưa lực lượng lót sát hàng rào, nơi cách địch xa nhất là 3m, gần nhất là 1m. Tất cả sẵn sàng chờ lệnh nổ súng.

Theo hợp đồng tác chiến, đúng 0 giờ ngày 26.5.1965, bộ phận công binh tỉnh đánh cầu An Tân bằng thuốc nổ làm hiệu lệnh chung. Nhưng đến 0 giờ 30, từ phía cầu An Tân vẫn chưa nghe động tĩnh gì, Đại đội trưởng Võ Thành Năm quyết định thực hiện phương án 2, lệnh cho Trần Ngọc Ảnh, mũi trưởng hướng chủ yếu đánh quả thủ pháo 1kg TNT vào công sự Mỹ làm hiệu lệnh chung. Mặt đất Núi Thành rung lên, hàng loạt ánh chớp và cột lửa dựng đứng lên bầu trời, tỏa ra các hướng chiến hào, công sự của bọn Mỹ trên cả 3 mõm đồi. Chúng đã bị đánh phủ đầu.

Ở đồi 50, sau 15 phút chiến đấu ta đã chiếm được tuyến ngoài. Quân Mỹ cũng bắt đầu tập trung hỏa lực bắn vào những điểm có hỏa lực của ta phát ra, một số chiến sĩ bị thương. 0 giờ 45 phút, mũi chủ yếu xốc lại đội hình đánh lên tuyến 3. Ở mũi thứ yếu, sau khi chiếm xong 2 dãy chiến hào, mũi trưởng Nguyễn Đắc Thông chỉ huy bộ đội diệt được một số ổ đề kháng, tổ chức cho bộ đội xung phong đánh chiếm tuyến công sự thứ 3 rồi phối hợp với tuyến chủ yếu tấn công địch.


Chiến sĩ Tiểu đoàn 72 năm xưa và lá cờ mang dòng chữ “Núi Thành oanh liệt, quyết chiến lập công” của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tặng.

Ở đồi 49, sau tiếng nổ hiệu lệnh, bộ đội nhất loạt đánh hàng chục quả thủ pháo, lựu đạn vào chiến hào, công sự quân Mỹ. Tiếng nổ vừa dứt, các chiến sĩ lao qua lớp rào bùng nhùng, dùng tiểu liên tiêu diệt địch. Ngay đợt tấn công đầu tiên ta chiếm được 4 công sự, sau đó phát triển đánh lên chiếm thêm 5 công sự ở tầng 2 và đánh tỏa sang 2 bên. Đến lúc này thì địch chống trả quyết liệt. Trung đội trưởng Huỳnh Kim Sơn dẫn 1 tổ vòng qua phía bắc đánh vào bên sườn. Trên 2 mõm đồi 49 và 50, các tổ chiến đấu tìm mọi cách tiến công tiêu diệt lực lượng co cụm nhằm xoay chuyển tình thế bất lợi của ta. Song, dưới những quả pháo sáng, nơi nào bộ đội chồm dậy liền bị địch phát hiện và tập trung hỏa lực bắn xuống dữ dội. Chỉ có mõm phụ phía bắc đồi 50, các chiến sĩ đã diệt gọn được quân Mỹ chốt ở đây.

Trước diễn biến gay go của trận đánh, Ban chỉ huy quyết định đưa lực lượng dự bị tham gia chiến đấu. Được lực lượng dự bị tiếp sức, các hướng yểm trợ cho nhau, toàn lực lượng đồng loạt xung phong đánh chiếm tầng 3 chiến hào, công sự địch. Tại mỏm đồi 50, hầu hết quân Mỹ ở 3 tầng chiến hào bị ta tiêu diệt, một số tên sống sót co cụm trên đỉnh đồi dùng đại liên, súng phóng lựu bắn xuống sườn đồi cố thủ. Mũi trưởng chủ yếu Trần Ngọc Ảnh lợi dụng địa hình tiến lên đánh liên tiếp 2 quả thủ pháo tiêu diệt khẩu đại liên. Chớp thời cơ Đại đội trưởng Võ Thành Năm và các chiến sĩ đánh thẳng vào tung thâm, giáng cho bọn Mỹ đòn sấm sét cuối cùng. Lá cờ “Quyết chiến, quyết thắng” được cắm trên đỉnh đồi.

Ở đồi 49, trận chiến đấu càng trở nên ác liệt. Tổ dự bị buộc phải vòng ra phía sau từ hướng tây bắc đánh thẳng vào trung tâm, tiêu diệt các ổ đề kháng, làm cho chúng rối loạn địa hình. Các chiến sĩ dũng mãnh lao thẳng lên đỉnh đồi 49, quân Mỹ chống trả yếu ớt và lần lượt bị tiêu diệt.

Trận đánh Mỹ đầu tiên thắng lợi trên đỉnh Núi Thành là niềm tự hào của cán bộ, nhân dân và lực lượng vũ trang tỉnh Quảng Nam. Đại đội 2, Tiểu đoàn 70 được Bộ Chỉ huy Quân Giải phóng miền Nam tặng thưởng Huân chương Quân công hạng Ba và lá cờ mang dòng chữ “Núi Thành oanh liệt, quyết chiến lập công”. Chiến thắng Núi Thành thể hiện tinh thần cách mạng tiến công, sự ngoan cường, dũng cảm của lực lượng vũ trang ta dám đánh và biết đánh thắng giặc Mỹ xâm lược ngay từ khi chúng đặt chân lên đất nước ta. Đồng thời thể hiện sự đúng đắn về đường lối chiến tranh nhân dân, đường lối quân sự của Đảng ta, sự chỉ đạo kịp thời, sáng suốt của Khu ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu 5 và Tỉnh ủy Quảng Nam. Chiến thắng Núi Thành đã trả lời cho câu hỏi của nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế “Liệu Việt Nam có đánh được Mỹ không?”.

Chiến thắng Núi Thành là hồi kèn xung trận của quân và dân ta trong cuộc đụng đầu lịch sử, là hồi chuông báo hiệu sự phá sản chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ trên chiến trường miền Nam. Với chiến thắng Núi Thành cùng với những chiến công trên vành đai diệt Mỹ Chu Lai, tỉnh Quảng Nam được Trung ương Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam tuyên dương danh hiệu “Trung dũng, kiên cường, đi đầu diệt Mỹ”.

Chiến thắng Núi Thành năm xưa, cho đến ngày nay và mai sau sẽ mãi là khúc tráng ca bất diệt.

VĂN PHIN
http://baoquangnam.com.vn/chien-tranh-cach-mang/37802-khuc-trang-ca-bat-diet.html


Logged
nkp
Thành viên
*
Bài viết: 80


« Trả lời #24 vào lúc: 24 Tháng Chín, 2012, 06:32:48 am »

Sau 30 phút anh dũng, ngoan cường, cán bộ, chiến sĩ của ta đã lập nên chiến công vang dội, tiêu diệt ngọn
Đại đội 2 thuộc tiểu Đoàn 2, Lứ đoàn 9, Dư đoàn 3 lính thủy bộ của Mỹ. Đây là một đồn choáng váng
đối với quân xâm lược Mỹ ở chiến trường Quảng Nam.  

Có sự nhầm lẫn ở đây, chính xác là phải Đại đội 2 thuộc tiểu Đoàn 2, Lứ đoàn 4, Sư đoàn 3 lính thủy bộ của Mỹ. Sau khi tìm hiểu trên mạng thì em thấy có hai đơn vị như sau:

(1) 9th Marine Amphibious Brigade: đây là đơn vị tham gia trận Vạn Tường, một thời gian ngắn sau trận Núi Thành. Trong biên chế của nó có 2nd Battalion 4th Marine

(2) 9th Marine Regiment: trong biên chế của nó có 2nd Battalion. Trung đoàn này tác chiến từ Đà Nẵng ra Bắc.

Như vậy, có thể kết luận tiểu đoàn 2 trong bài tham luận là (1) và nó có mặt ở khu vực Núi Thành vào thời điểm xảy ra trận đánh. Tiểu đoàn 2 của bác là (2).


Chi tiết của bác rất hữu ích, cảm ơn bác !
***************
Xin được góp ý những chi tiết đăng ở trên:
(1)   TQLC Hoa Kỳ không có Lữ Đoàn 4. Tên đúng là Trung Đoàn 4. Trong thời gian đổ bộ lên Đà Nẵng, TQLC Mỹ có hai đơn vị có danh xưng lữ đoàn: Lữ Đoàn 9 TQLC Viễn Chinh (9th Marine Expeditionary Brigade/ 9th MEB), đang có mặt ở Đà Nẵng và trên tàu ngoài khơi duyên hải Việt Nam; và, Lữ Đoàn 1 TQLC đang đóng tại bang Hawaii. Nhân lực chánh của Lữ Đoàn 9 và LĐ 1 đến từ Trung Đoàn 9 và Trung Đoàn 4. 9th MEB là một Bộ Tư Lệnh, vì người tư lệnh là một tướng 1 sao (chuẩn tướng Frederick J. Karch). Quân sử TQLC Hoa Kỳ viết rõ, BTL cấp Lữ Đoàn chỉ là một bộ tư lệnh tạm thời, được lập ra cho một chiến dịch hay kế hoạch nào đó. Điều này cũng áp dụng luôn cho BTL trên cao hơn 9th MEB: BTL Quân Đoàn III TQLC Viễn Chinh (III Marine Expeditionary Force/ III MEF).

Nên để ý danh xưng và cấp số của các đơn vị và bộ tư lệnh trong hai lần đổ quân vào ngày 8 tháng 3 ở Đà Nẵng; và 7 tháng 5, ở Chu Lai. 
Ngày 8 tháng 3: BTL 9th MEB cho Tiểu Đoàn Đổ Bộ 3/ Trung Đoàn 9 (Battalion Landing Team BLT3/9) lên bải biển Đà Nẵng. Lữ Đoàn 9 TQLC Viễn Chinh là một bộ tư lệnh tạm thời, trực thuộc Quân Đoàn III TQLC Viễn Chinh (III MEF/ III Marine Expeditionary Force). Ngược lại, III MEF là cũng là một bộ tư lệnh hành quân tạm thời của Quân Đoàn TQLC Thái Bình Dương (Fleet Marine Force Pacific/ FMFP). Hoa Kỳ có hai bộ tư lệnh TQLC có cấp số tương đương một quân đoàn, đóng ở hai đại dương: Quân Đoàn TQLC Thai Bình Dương và Quân Đoàn TQLC Đại Tây Dương (Fleet Marine Force Atlantic/ FMFA). Lý do phải dùng từ “force” để chi một quân đoàn, thay vì từ “corps,” vì chỉ có một U.S. Marine Corps. Một Tiểu Đoàn Đổ Bộ đông quân hơn một tiểu đoàn cơ bản của TQLC Mỹ. Tiểu đoàn đổ bộ có một pháo đội pháo binh, nhiều trung đội cơ giới, hậu cần, truyền tin và công binh yểm trợ, quân số chừng 1.500 người.

Ngày 7 tháng 5: Bộ tư lệnh 9th MEB được lệnh đổ bộ Chu Lai để lập thêm một căn cứ cho một bộ tư lệnh mới. Lực lượng đổ bộ lên Chu Lai là Trung Đoàn Đổ Bộ 4, gồm hai Tiểu Đoàn 1 và 2 của Trung Đoàn 4. Hai ngày trước đó, ngày 5 tháng 5, Ban Tham Mưu Liên Quân cho phép BTL Thái Bình Dương và BTL Fleet Marine Force Pacific thiết lập một BTL TQLC ở Việt Nam với cấp quân đoàn/ sư đoàn/ không đoàn không lực, bao gồm Sư Đoàn 3 TQLC và Không Đoàn 1 Không Lực TQLC (1st Marine Aircraft Wing. một sư đoàn TQLC trong cấp số biên chế lúc nào cũng có một không đoàn không lực đi kèm). Kèm theo chỉ thị của Ban Tham Mưu Liên Quân là đề nghị của Đại Tướng Westmoreland, là thay đổi danh xưng “expeditionary/ viễn chinh” thành “amphinious/ thủy bộ. Lý do Westmoreland đề nghị như vậy, vì từ “viễn chinh” lam cho ngưòi đọc có một ấn tượng xâm lược (như trong nghĩa Quân Đoàn Viễn Chinh Pháp).
Sau khi hoàn tất đổ bộ lên Chu Lai, BTL 9th MEB bị giải giới, và tất cả lực lượng TQLC ở Viet Nam đưọc nằm dươi quyền của III MAF --- Marine Amphibious Force là tên bộ tư lệnh mới của Marine Expeditionary Force (III MEF). Sau khi đổ bộ lên Chu Lai, các đơn vi TQLC Mỹ đóng tại các đĩa điểm sau: Phú Bài: TĐ3/ TrĐ4; Đà Nẵng: TĐ1 và 2/ TrĐ3; TĐ1, 2, và 3/ TrĐ9; Chu Lai: TĐ3/ TrĐ3; TĐ1 và 2/ TrĐ4; TĐ1/ TrĐ7; Qui Nhơn: TĐ2/ TrĐ7; TĐ3/TrĐ7.
(2)   Với tài liệu chúng ta có thể tìm được, trong trận Núi Thành, TĐ2/ TrĐ4,TQLC Mỹ tham dự. Trận Vạn Tường thì do TĐ3/ TrĐ3, và TĐ1/ TrĐ7 tham dự.
Vài ý kiếnn đóng góp với diễn đàn.
NKP
Logged
nkp
Thành viên
*
Bài viết: 80


« Trả lời #25 vào lúc: 24 Tháng Chín, 2012, 07:16:50 am »

Trận Núi Thành rạng sáng 26-5-1965 em thấy một số bác bên ttvnol đặt nghi vấn là nó chỉ là huyền thoại,
vì các tư liệu của Mĩ tuyệt đối không có đề cập gì đến trận này, cũng không lên tiếng phủ nhận hay xác nhận gì hết ráo
trong khi phía ta ghi chép rất chi tiết, xây tượng đài chiến thắng NT và vẫn kỉ niệm hàng năm vào ngày 26-5.

Ví dụ ở đây: HỘI THẢO KHOA HỌC - Chiến thắng Núi Thành và ý nghĩa lịch sử
Sau 30 phút anh dũng, ngoan cường, cán bộ, chiến sĩ của ta đã lập nên chiến công vang dội, tiêu diệt ngọn
Đại đội 2 thuộc tiểu Đoàn 2, Lứ đoàn 9, Dư đoàn 3 lính thủy bộ của Mỹ. Đây là một đồn choáng váng
đối với quân xâm lược Mỹ ở chiến trường Quảng Nam. 



Theo tài liệu của bọn Mĩ thì tiểu đoàn 2, lữ 9 TQLC Mỹ đến ngày 9 tháng 7 năm 1965 mới đổ bộ vào Đà Nẵng ?


*********
Dựa vào Operations Journal này (Nhật Ký Hành Quân), và so sánh với sử biên niên của TQLC Mỹ ở Việt Nam, thì quả thật, tuần lể đầu tiên của tháng 5, thì Tiểu Đoàn 2 Đổ Bộ (Battalion Landing Team 2, thuộc Trung Đoàn Đổ Bộ 9 (Regimental Landing Team 9) mới hoàn tất di chuyển đến Đà Nẵng bằng may bay.
Tham khảo: U.S. Marines in Vietnam, 1965, trang 57.
NKP
Logged
nkp
Thành viên
*
Bài viết: 80


« Trả lời #26 vào lúc: 24 Tháng Chín, 2012, 08:24:13 am »

Trận Núi Thành rạng sáng 26-5-1965 em thấy một số bác bên ttvnol đặt nghi vấn là nó chỉ là huyền thoại,
vì các tư liệu của Mĩ tuyệt đối không có đề cập gì đến trận này, cũng không lên tiếng phủ nhận hay xác nhận gì hết ráo
trong khi phía ta ghi chép rất chi tiết, xây tượng đài chiến thắng NT và vẫn kỉ niệm hàng năm vào ngày 26-5.

Ví dụ ở đây: HỘI THẢO KHOA HỌC - Chiến thắng Núi Thành và ý nghĩa lịch sử
Sau 30 phút anh dũng, ngoan cường, cán bộ, chiến sĩ của ta đã lập nên chiến công vang dội, tiêu diệt ngọn
Đại đội 2 thuộc tiểu Đoàn 2, Lứ đoàn 9, Dư đoàn 3 lính thủy bộ của Mỹ. Đây là một đồn choáng váng
đối với quân xâm lược Mỹ ở chiến trường Quảng Nam. 

Đinh chánh lỗi typo: Từ ngày 6 đến ngày 9 tháng 7, Tiểu Đoàn 2/ TrĐ 9 và các đơn vị của Trung Đoàn Pháo Binh 12 mới lần lượt đến Đà Nẵng.
NKP

Theo tài liệu của bọn Mĩ thì tiểu đoàn 2, lữ 9 TQLC Mỹ đến ngày 9 tháng 7 năm 1965 mới đổ bộ vào Đà Nẵng ?


*********
Dựa vào Operations Journal này (Nhật Ký Hành Quân), và so sánh với sử biên niên của TQLC Mỹ ở Việt Nam, thì quả thật, tuần lể đầu tiên của tháng 5, thì Tiểu Đoàn 2 Đổ Bộ (Battalion Landing Team 2, thuộc Trung Đoàn Đổ Bộ 9 (Regimental Landing Team 9) mới hoàn tất di chuyển đến Đà Nẵng bằng may bay.
Tham khảo: U.S. Marines in Vietnam, 1965, trang 57.
NKP

Logged
Nguyễn Ngọc
Thành viên
*
Bài viết: 54


« Trả lời #27 vào lúc: 31 Tháng Mười, 2012, 09:00:48 am »

Bên VN chưng ra rất nhiều bằng chứng

Cụ thể là những gì cơ? Là bài cắt từ báo QĐND hay là gì?

Trích dẫn
và cả một lít các cụ CCB Núi Thành có tên tuổi hẳn hoi, 1 cụ từng là bí thư tỉnh ủy Quảng Nam, có cả hội thảo khoa học đàng hoàng chứ đâu phải trò trẻ con.
Thật kỳ lạ,từ hồi còn nhỏ ,rất nhỏ tôi đã nghe đến trận NT này ,thậm trí được đọc trong một số TP VH đáng tiếc thời gian lâu quá tôi không còn nhớ trận này đề cập đến trong TPVH nào.Nhưng có điều chắc chắn những thông tin tôi nghe được về trận NT không hề liên quan đến LTĐB Mỹ.Trong SGK XB trước năm 1975 ở miền Bắc cũng nói trận đầu đánh Mỹ là trận VT.Tôi không nhớ đã đọc ở tác phẩm  nào nói về trận này :Đây là trận QK5 đánh dằn mặt lính HQ (Ngày đó gọi là lính đánh thuê Park chung hy).Và cũng có chi tiết  để trả thù cho đồng bào bị chúng giết hại dã man thì tư tưởng chỉ đạo trong trận này là phải cắm được lưỡi lê vào mục tiêu(Các bậc đàn anh kể lại trận này rất ít nổ súng cả hai phía mà chủ yếu cận chiến bằng vũ thuật) và sau trận này lính HQ rất sợ QGP và chủ yếu về gác các cơ quan CQ hoặc đại diện nước ngoài ở các TP.Vậy đề nghị các bác Admin cùng phối hợp Cục CT QK5 tìm hiểu lại trận này .Phía Mỹ không có ghi chép gì về trận này cũng chứng tỏ trận này không phải đánh Mỹ.Đây là LS, mới chỉ có vài chục năm đã có sự lẹch lạc ,nếu không chỉnh lý thì vĩnh viễn nó chỉ là sự tưởng tượng mà thôi.vậy các bác thử xem tài liệu của bọn Hàn xem.
.
Nói thật chứ mang chức ra bảo kê thì mình không thấy hơn được gì.
Trong kháng chiến chống Mỹ vừa qua, trận Núi Thành nổi lên như một trận đánh lịch sử . Nó có ý nghĩa quan trọng để trả lời cho câu hỏi: chúng ta có đánh được Mỹ không? và đánh thì có thắng được không?
 45 năm đã trôi qua và ý nghĩa của trận đầu đánh Mỹ thắng lợi đã thể hiện được ý chí quyết chiến quyết thắng của  quân đội ta. Ngày nay, bài học về trận đánh vẫn còn nguyên giá trị, nó động viên và thôi thúc tinh thần quyết chiến của quân đội ta trước bất cứ kẻ thù nguy hiểm nào đang lăm le xâm lấn đất đai, hải đảo của tổ quốc thân yêu của chúng ta.
 Tôi mở tôpic này để các bạn có hiểu biết về trận đánh này có dịp ôn lại chiến tích hào hùng của thế hệ cha ông đã một thời xẻ dọc Trường sơn đi đánh Mỹ.
 Mời các bạn đọc lời kể lại trận đánh của ông Hoàng minh Thắng, nguyên bí thư Quảng nam Đà nẵng.

"Từ ngàn đời nay, trong lịch sử quân sự, đánh thắng đòn phủ đầu luôn luôn là yếu tố quan trọng cho việc thắng bại của cuộc chiến. Trận Núi Thành năm 1965 đã để lại cho chúng ta nhiều bài học quý giá trong cuộc chống Mỹ, cứu nước.
Những sự kiện nền tảng
Vào năm 1964, Tỉnh ủy Quảng Nam mở hội nghị kiểm điểm tình hình và đề ra nhiệm vụ mà trọng tâm có ba mục tiêu phải thực hiện bằng được: Một là, phá ấp chiến lược, phá thế kìm kẹp của địch, giành lại và làm chủ nông thôn đồng bằng, chống càn quét, đánh bại âm mưu bình định trọng điểm của địch, xây dựng vùng giải phóng vững mạnh. Hai là, tiêu diệt sinh lực địch, đẩy mạnh chiến tranh nhân dân, làm tan rã từng bộ phận quân địch, nhất là quân địa phương. Ba là, củng cố, xây dựng phát triển mạnh mẽ lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang, tăng cường thực lực kinh tế.
Sau một thời gian thực hiện ba nhiệm vụ này, chính quyền Cách mạng được thành lập ở 115 xã trên tổng số 138 xã trong tỉnh. 380.000 dân vùng giải phóng và vùng tranh chấp thuộc về Cách mạng. Từng đoạn giao thông trên đường số 1, đường 105, đường 16, đường Tam Kỳ - Tiên Phước đều bị ta cắt đứt. Các quận lỵ bị cô lập. Quận lỵ Thăng Bình chỉ còn thôn Hà Lam và một phần thôn Thanh Ly. Lúc này, việc giải phóng những xã ngay sát đường số 1, từ cầu Ông Bộ trở vào An Tân, là nhiệm vụ trước mắt của Tỉnh ủy và Ban cán sự tỉnh đội. Trong tình thế lúc đó, với lực lượng quần chúng và vũ trang hiện có, chúng ta hoàn toàn có thể giải phóng từng vùng rộng lớn nông thôn ngay sát các thành phố, thị xã, quận lỵ, kể cả vùng nông thôn sát ngay hai bên đường số 1, làm chủ ban ngày từng đoạn quốc lộ.
Mỹ đổ bộ
Ðầu năm 1965, chiến lược Chiến tranh đặc biệt bị phá sản không gì cứu vãn nổi. Trước nguy cơ đó, Mỹ bắt buộc phải tính đến nước cờ liều lĩnh, đẩy cuộc Chiến tranh đặc biệt sang cuộc Chiến tranh cục bộ trên toàn miền nam. Sĩ quan, binh lính Mỹ trực tiếp tham chiến cùng với những phương tiện chiến tranh hiện đại.
Ngày 8-3-1965, Ðại đội đầu tiên của tiểu đoàn 3 thuộc lữ đoàn thủy quân lục chiến, sư đoàn 1 lính thủy đánh bộ Mỹ đổ bộ lên Ðà Nẵng. Tiếp đó, ngày 7-5-1965, sư đoàn lính thủy đánh bộ số 3 của Mỹ đổ bộ lên địa phận xã Kỳ Liên nằm sát cảng Kỳ Hà. Chỉ trong một thời gian ngắn, chúng đã đưa vào đây năm tiểu đoàn lính thủy đánh bộ, một tiểu đoàn công binh, một tiểu đoàn pháo 105 ly, một đại đội pháo 155 ly, hai đại đội xe bọc thép M113 và M118, một đại đội pháo tự hành, năm phi đoàn máy bay lên thẳng, một phi đoàn máy bay phản lực tiêm kích. Chúng tiến hành khủng bố đuổi dân hai xã Kỳ Liên, Kỳ Hà (nay là hai xã Tam Quang và Tam Nghĩa - Núi Thành) đi nơi khác, lấy đất xây dựng căn cứ Chu Lai, đồng thời triển khai lực lượng chiến đấu, mở nhiều cuộc càn quét nhằm tạo vành đai bảo vệ căn cứ này.
Một tình thế mới của cuộc chiến đấu đã đến. Tỉnh ủy và Ban cán sự tỉnh đội đặt ra câu hỏi: Sẽ hành động sao đây? Giữa lúc đó, chúng tôi nhận được chỉ thị của Khu ủy và Quân khu là chuyển hướng từ đánh ngụy sang đối tượng mới là đánh Mỹ. Lúc này, chung quanh các căn cứ của Mỹ ở Ðà Nẵng và Chu Lai đang dần dần hình thành các vành đai diệt Mỹ. Các lực lượng du kích của ta, trong quá trình đụng độ với quân Mỹ, đã đánh những trận nhỏ, tiêu diệt quân Mỹ nống ra khỏi căn cứ.
Khi nhận được chỉ thị của Khu ủy và Quân khu, Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ðà và Quảng Nam đưa ra quyết tâm: Chưa giải phóng miền nam ta còn phải chiến đấu, chiến tranh kiểu gì cũng đánh, đối tượng nào cũng đánh, đông bao nhiêu, lâu dài bao nhiêu cũng đánh... Chúng ta có nhiệm vụ đánh Mỹ xâm lược đến cùng, bằng hai chân ba mũi giáp công, để đóng góp kinh nghiệm cho toàn miền đánh bại ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ.
Ðánh Mỹ
Bắt đầu từ đó, các lực lượng du kích tại chỗ của ta đánh thắng nhiều trận nhỏ, tiêu diệt một số lính Mỹ nống ra khỏi căn cứ. Riêng ở vành đai Chu Lai, ngay trong trận đầu, anh em đã loại khỏi vòng chiến một tiểu đội Mỹ, thu được hai khẩu AR 15 và một số quân trang quân dụng. Trận đánh này có ý nghĩa lớn đối với chúng tôi hồi đó. Trong lúc bọn xâm lược trang bị tận răng những súng đạn, xe tăng, máy bay hiện đại thì những chiến sĩ du kích nhỏ bé của ta, với súng trường và lựu đạn, đã hạ được những tên Mỹ to lớn. Nhiều dũng sĩ diệt Mỹ đã xuất hiện. Ngoài huyện  nam Tam Kỳ, du kích các huyện bắc Tam Kỳ, Thăng Bình, Quế Sơn, Tiên Phước đều cử đội du kích của mình đến Chu Lai, đưa lực lượng ở vành đai diệt Mỹ này lên đến 400 tay súng. Hồi đó, từ hậu phương miền bắc đã chi viện kịp thời loại súng trường nòng dài, có kính ngắm của nước bạn Hung-ga-ri. Từ công sự ngoài hàng rào, các tay súng thiện xạ của ta bắn tỉa bất cứ tên lính Mỹ nào di động trong căn cứ của chúng, bảo đảm độ chính xác rất cao. Sự hoảng loạn tinh thần trong lính Mỹ đã bắt đầu xuất hiện. Ngày 11-4-1965, du kích Hòa Phát đã làm nổ tung kho đạn của Mỹ ở sân bay Ðà Nẵng, làm cho bọn lính thủy đánh bộ thất điên bát đảo, xe cộ của chúng chạy tán loạn. Ngày 14-4, du kích Hòa Quý (Hòa Vang) loại khỏi vòng chiến mười tên Mỹ. Ngày 18-4, du kích xã Hòa Minh loại thêm 12 tên, du kích Ðiện Hòa đánh Mỹ tại Hòa Châu, lấy được súng Mỹ. Ngày 17-5, bọn Mỹ ở Chu Lai nống ra phía tây, dùng lực lượng pháo binh cơ giới để yểm trợ cho một đại đội Mỹ lên chốt Núi Thành, du kích xã Kỳ Sanh đã kịp thời nổ súng diệt bốn tên. Những thắng lợi đầu tiên đó tuy còn rất khiêm tốn, nhưng đã góp phần rất lớn vào việc động viên khí thế của bộ đội và nhân dân ta dám đánh Mỹ và quyết tâm thắng Mỹ..."( còn tiếp)


Trận NT này có sự nhầm lẫn ở đây chăng?Tôi cũng chỉ " nghe kể".Nhưng lại không giống như thông tin trên mạng về trận này.Đây là trận đánh rất hay ,rất nổi tiếng của QK5 nhưng không phải với LTĐB Mỹ mà với bon Bạch Mã,hay Rồng xanh gì đó của Hàn quốc.Chính vì tụi này đánh cận chiến tốt nên QK5 đã tuyển chọn những bộ đội có võ thuật thành một đơn vị để đánh trận này.Phải chăng chính vì vậy mà không thấy tài liệu Mỹ ghi chép về trận NT? Vậy các Bác thử tìm sang tài liệu của bon Hàn xem?Còn như ghi chép của Mỹ tôi rất tin tưởng ,trên bức tường đó ngoài dân Mỹ còn cả thế giới cũng biết những lính Mỹ tử trận tại VN.
« Sửa lần cuối: 31 Tháng Mười, 2012, 10:18:05 am gửi bởi Nguyễn Ngọc » Logged
Nguyễn Ngọc
Thành viên
*
Bài viết: 54


« Trả lời #28 vào lúc: 01 Tháng Mười Một, 2012, 04:38:38 pm »

Bên VN chưng ra rất nhiều bằng chứng

Cụ thể là những gì cơ? Là bài cắt từ báo QĐND hay là gì?

Trích dẫn
và cả một lít các cụ CCB Núi Thành có tên tuổi hẳn hoi, 1 cụ từng là bí thư tỉnh ủy Quảng Nam, có cả hội thảo khoa học đàng hoàng chứ đâu phải trò trẻ con.
Thật kỳ lạ,từ hồi còn nhỏ ,rất nhỏ tôi đã nghe đến trận NT này ,thậm trí được đọc trong một số TP VH đáng tiếc thời gian lâu quá tôi không còn nhớ trận này đề cập đến trong TPVH nào.Nhưng có điều chắc chắn những thông tin tôi nghe được về trận NT không hề liên quan đến LTĐB Mỹ.Trong SGK XB trước năm 1975 ở miền Bắc cũng nói trận đầu đánh Mỹ là trận VT.Tôi không nhớ đã đọc ở tác phẩm  nào nói về trận này :Đây là trận QK5 đánh dằn mặt lính HQ (Ngày đó gọi là lính đánh thuê Park chung hy).Và cũng có chi tiết  để trả thù cho đồng bào bị chúng giết hại dã man thì tư tưởng chỉ đạo trong trận này là phải cắm được lưỡi lê vào mục tiêu(Các bậc đàn anh kể lại trận này rất ít nổ súng cả hai phía mà chủ yếu cận chiến bằng vũ thuật) và sau trận này lính HQ rất sợ QGP và chủ yếu về gác các cơ quan CQ hoặc đại diện nước ngoài ở các TP.Vậy đề nghị các bác Admin cùng phối hợp Cục CT QK5 tìm hiểu lại trận này .Phía Mỹ không có ghi chép gì về trận này cũng chứng tỏ trận này không phải đánh Mỹ.Đây là LS, mới chỉ có vài chục năm đã có sự lẹch lạc ,nếu không chỉnh lý thì vĩnh viễn nó chỉ là sự tưởng tượng mà thôi.vậy các bác thử xem tài liệu của bọn Hàn xem.
.
Nói thật chứ mang chức ra bảo kê thì mình không thấy hơn được gì.
Trong kháng chiến chống Mỹ vừa qua, trận Núi Thành nổi lên như một trận đánh lịch sử . Nó có ý nghĩa quan trọng để trả lời cho câu hỏi: chúng ta có đánh được Mỹ không? và đánh thì có thắng được không?
 45 năm đã trôi qua và ý nghĩa của trận đầu đánh Mỹ thắng lợi đã thể hiện được ý chí quyết chiến quyết thắng của  quân đội ta. Ngày nay, bài học về trận đánh vẫn còn nguyên giá trị, nó động viên và thôi thúc tinh thần quyết chiến của quân đội ta trước bất cứ kẻ thù nguy hiểm nào đang lăm le xâm lấn đất đai, hải đảo của tổ quốc thân yêu của chúng ta.
 Tôi mở tôpic này để các bạn có hiểu biết về trận đánh này có dịp ôn lại chiến tích hào hùng của thế hệ cha ông đã một thời xẻ dọc Trường sơn đi đánh Mỹ.
 Mời các bạn đọc lời kể lại trận đánh của ông Hoàng minh Thắng, nguyên bí thư Quảng nam Đà nẵng.

"Từ ngàn đời nay, trong lịch sử quân sự, đánh thắng đòn phủ đầu luôn luôn là yếu tố quan trọng cho việc thắng bại của cuộc chiến. Trận Núi Thành năm 1965 đã để lại cho chúng ta nhiều bài học quý giá trong cuộc chống Mỹ, cứu nước.
Những sự kiện nền tảng
Vào năm 1964, Tỉnh ủy Quảng Nam mở hội nghị kiểm điểm tình hình và đề ra nhiệm vụ mà trọng tâm có ba mục tiêu phải thực hiện bằng được: Một là, phá ấp chiến lược, phá thế kìm kẹp của địch, giành lại và làm chủ nông thôn đồng bằng, chống càn quét, đánh bại âm mưu bình định trọng điểm của địch, xây dựng vùng giải phóng vững mạnh. Hai là, tiêu diệt sinh lực địch, đẩy mạnh chiến tranh nhân dân, làm tan rã từng bộ phận quân địch, nhất là quân địa phương. Ba là, củng cố, xây dựng phát triển mạnh mẽ lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang, tăng cường thực lực kinh tế.
Sau một thời gian thực hiện ba nhiệm vụ này, chính quyền Cách mạng được thành lập ở 115 xã trên tổng số 138 xã trong tỉnh. 380.000 dân vùng giải phóng và vùng tranh chấp thuộc về Cách mạng. Từng đoạn giao thông trên đường số 1, đường 105, đường 16, đường Tam Kỳ - Tiên Phước đều bị ta cắt đứt. Các quận lỵ bị cô lập. Quận lỵ Thăng Bình chỉ còn thôn Hà Lam và một phần thôn Thanh Ly. Lúc này, việc giải phóng những xã ngay sát đường số 1, từ cầu Ông Bộ trở vào An Tân, là nhiệm vụ trước mắt của Tỉnh ủy và Ban cán sự tỉnh đội. Trong tình thế lúc đó, với lực lượng quần chúng và vũ trang hiện có, chúng ta hoàn toàn có thể giải phóng từng vùng rộng lớn nông thôn ngay sát các thành phố, thị xã, quận lỵ, kể cả vùng nông thôn sát ngay hai bên đường số 1, làm chủ ban ngày từng đoạn quốc lộ.
Mỹ đổ bộ
Ðầu năm 1965, chiến lược Chiến tranh đặc biệt bị phá sản không gì cứu vãn nổi. Trước nguy cơ đó, Mỹ bắt buộc phải tính đến nước cờ liều lĩnh, đẩy cuộc Chiến tranh đặc biệt sang cuộc Chiến tranh cục bộ trên toàn miền nam. Sĩ quan, binh lính Mỹ trực tiếp tham chiến cùng với những phương tiện chiến tranh hiện đại.
Ngày 8-3-1965, Ðại đội đầu tiên của tiểu đoàn 3 thuộc lữ đoàn thủy quân lục chiến, sư đoàn 1 lính thủy đánh bộ Mỹ đổ bộ lên Ðà Nẵng. Tiếp đó, ngày 7-5-1965, sư đoàn lính thủy đánh bộ số 3 của Mỹ đổ bộ lên địa phận xã Kỳ Liên nằm sát cảng Kỳ Hà. Chỉ trong một thời gian ngắn, chúng đã đưa vào đây năm tiểu đoàn lính thủy đánh bộ, một tiểu đoàn công binh, một tiểu đoàn pháo 105 ly, một đại đội pháo 155 ly, hai đại đội xe bọc thép M113 và M118, một đại đội pháo tự hành, năm phi đoàn máy bay lên thẳng, một phi đoàn máy bay phản lực tiêm kích. Chúng tiến hành khủng bố đuổi dân hai xã Kỳ Liên, Kỳ Hà (nay là hai xã Tam Quang và Tam Nghĩa - Núi Thành) đi nơi khác, lấy đất xây dựng căn cứ Chu Lai, đồng thời triển khai lực lượng chiến đấu, mở nhiều cuộc càn quét nhằm tạo vành đai bảo vệ căn cứ này.
Một tình thế mới của cuộc chiến đấu đã đến. Tỉnh ủy và Ban cán sự tỉnh đội đặt ra câu hỏi: Sẽ hành động sao đây? Giữa lúc đó, chúng tôi nhận được chỉ thị của Khu ủy và Quân khu là chuyển hướng từ đánh ngụy sang đối tượng mới là đánh Mỹ. Lúc này, chung quanh các căn cứ của Mỹ ở Ðà Nẵng và Chu Lai đang dần dần hình thành các vành đai diệt Mỹ. Các lực lượng du kích của ta, trong quá trình đụng độ với quân Mỹ, đã đánh những trận nhỏ, tiêu diệt quân Mỹ nống ra khỏi căn cứ.
Khi nhận được chỉ thị của Khu ủy và Quân khu, Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ðà và Quảng Nam đưa ra quyết tâm: Chưa giải phóng miền nam ta còn phải chiến đấu, chiến tranh kiểu gì cũng đánh, đối tượng nào cũng đánh, đông bao nhiêu, lâu dài bao nhiêu cũng đánh... Chúng ta có nhiệm vụ đánh Mỹ xâm lược đến cùng, bằng hai chân ba mũi giáp công, để đóng góp kinh nghiệm cho toàn miền đánh bại ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ.
Ðánh Mỹ
Bắt đầu từ đó, các lực lượng du kích tại chỗ của ta đánh thắng nhiều trận nhỏ, tiêu diệt một số lính Mỹ nống ra khỏi căn cứ. Riêng ở vành đai Chu Lai, ngay trong trận đầu, anh em đã loại khỏi vòng chiến một tiểu đội Mỹ, thu được hai khẩu AR 15 và một số quân trang quân dụng. Trận đánh này có ý nghĩa lớn đối với chúng tôi hồi đó. Trong lúc bọn xâm lược trang bị tận răng những súng đạn, xe tăng, máy bay hiện đại thì những chiến sĩ du kích nhỏ bé của ta, với súng trường và lựu đạn, đã hạ được những tên Mỹ to lớn. Nhiều dũng sĩ diệt Mỹ đã xuất hiện. Ngoài huyện  nam Tam Kỳ, du kích các huyện bắc Tam Kỳ, Thăng Bình, Quế Sơn, Tiên Phước đều cử đội du kích của mình đến Chu Lai, đưa lực lượng ở vành đai diệt Mỹ này lên đến 400 tay súng. Hồi đó, từ hậu phương miền bắc đã chi viện kịp thời loại súng trường nòng dài, có kính ngắm của nước bạn Hung-ga-ri. Từ công sự ngoài hàng rào, các tay súng thiện xạ của ta bắn tỉa bất cứ tên lính Mỹ nào di động trong căn cứ của chúng, bảo đảm độ chính xác rất cao. Sự hoảng loạn tinh thần trong lính Mỹ đã bắt đầu xuất hiện. Ngày 11-4-1965, du kích Hòa Phát đã làm nổ tung kho đạn của Mỹ ở sân bay Ðà Nẵng, làm cho bọn lính thủy đánh bộ thất điên bát đảo, xe cộ của chúng chạy tán loạn. Ngày 14-4, du kích Hòa Quý (Hòa Vang) loại khỏi vòng chiến mười tên Mỹ. Ngày 18-4, du kích xã Hòa Minh loại thêm 12 tên, du kích Ðiện Hòa đánh Mỹ tại Hòa Châu, lấy được súng Mỹ. Ngày 17-5, bọn Mỹ ở Chu Lai nống ra phía tây, dùng lực lượng pháo binh cơ giới để yểm trợ cho một đại đội Mỹ lên chốt Núi Thành, du kích xã Kỳ Sanh đã kịp thời nổ súng diệt bốn tên. Những thắng lợi đầu tiên đó tuy còn rất khiêm tốn, nhưng đã góp phần rất lớn vào việc động viên khí thế của bộ đội và nhân dân ta dám đánh Mỹ và quyết tâm thắng Mỹ..."( còn tiếp)


Trận NT này có sự nhầm lẫn ở đây chăng?Tôi cũng chỉ " nghe kể".Nhưng lại không giống như thông tin trên mạng về trận này.Đây là trận đánh rất hay ,rất nổi tiếng của QK5 nhưng không phải với LTĐB Mỹ mà với bon Bạch Mã,hay Rồng xanh gì đó của Hàn quốc.Chính vì tụi này đánh cận chiến tốt nên QK5 đã tuyển chọn những bộ đội có võ thuật thành một đơn vị để đánh trận này.Phải chăng chính vì vậy mà không thấy tài liệu Mỹ ghi chép về trận NT? Vậy các Bác thử tìm sang tài liệu của bon Hàn xem?Còn như ghi chép của Mỹ tôi rất tin tưởng ,trên bức tường đó ngoài dân Mỹ còn cả thế giới cũng biết những lính Mỹ tử trận tại VN.
Đề nghị các bác Admin tìm phương pháp thẩm định lại trận này ,tôi tìm trên mạng thì tụi Hàn Quốc vào ĐN sau T5/65 gồm 3 đợn vị Ngựa trắng,Rồng xanh và Mãnh cọp vì vậy nếu trận này diễn ra 26/5 thì không đụng độ với lính Hàn được.Nhưng tôi đồng ý với ý kiến của bạn Gấu Moscow nói bên TTVOL:58000 lính mỹ tử trận trong 10 năm tức mỗi ngày khoảng 15 tên .Thực ra Lính Mỹ chỉ tham chiến nhiều trong CT Cục bộ (65-70)Sau đó đên CT VN hoá Mỹ chỉ làm cố vấn tuy cũng tử trận nhưng không nhiều.Trong số 1948 quân nhân Mỹ mất ích trong chiến tranh có một số là Pilot trong hai đợt không kích Miền bắc,cũng dễ nhận thấy những QN mất tích này thuộc đơn vị nào ,đóng quân ở đâu ?ta sẽ có mối liên hệ với các trận đánh cùng thời.Nếu trên bức tường tại thủ đô Mỹ ghi danh những lính Mỹ và ngày tháng,nơi họ tử trận chúng ta sẽ có cơ sở đối chiếu với thông tin phía VN đưa ra.Vì vậy nếu trận Núi Thành chỉ diệt 14 hoặc 2 tên thì những lính Mỹ kia tử trận ở đâu?Thuỷ quân LC Mỹ tổn thất 14.840 mạng.Vậy chỉ cần xem những vị trí TQLC Mỹ đứng chân ở đâu thì sẽ dễ dàng đối chiếu với các trận đánh trên địa phương ấy.Tài liệu thống kê về CT VN trên mạng ghi số lính Mỹ tử trận năm 65:1.863 lính;năm 66 là 6.143;năm 67 là 11.153,năm 68 là 16.592;năm 69 :11.616...Cũng theo cách bạn Gấu Moscow thì cứ chia ra  mỗi ngày họ tổn thất bao nhiêu?sau đó xét xem ngày nào xảy ra đụng độ lớn?ngày nào không đụng độ đần dần sẽ thu hẹp phạm vi tìm kiếm.Cũng theo cách này có thể tìm được các chi tiết liên quan cả 2 phía!
Logged
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #29 vào lúc: 02 Tháng Mười Một, 2012, 02:06:17 am »

Đề nghị các bác Admin tìm phương pháp thẩm định lại trận này

Theo nhận định cá nhân của tôi thì phương pháp thẩm định rất dễ. Ngày tháng ghi rõ rành rành ra rồi, chỉ việc đối chiếu xem hai bên nói gì. Ta bảo có, Mỹ bảo không. Bằng chứng loại "không thể phủ nhận" không có. Vậy bên nào nói bên đấy nghe thôi.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM