Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 08:23:21 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Về trận Núi Thành -trận đầu đánh Mỹ  (Đọc 73561 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
q.trung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 450


« vào lúc: 06 Tháng Bảy, 2010, 08:59:42 pm »

Trong kháng chiến chống Mỹ vừa qua, trận Núi Thành nổi lên như một trận đánh lịch sử . Nó có ý nghĩa quan trọng để trả lời cho câu hỏi: chúng ta có đánh được Mỹ không? và đánh thì có thắng được không?
 45 năm đã trôi qua và ý nghĩa của trận đầu đánh Mỹ thắng lợi đã thể hiện được ý chí quyết chiến quyết thắng của  quân đội ta. Ngày nay, bài học về trận đánh vẫn còn nguyên giá trị, nó động viên và thôi thúc tinh thần quyết chiến của quân đội ta trước bất cứ kẻ thù nguy hiểm nào đang lăm le xâm lấn đất đai, hải đảo của tổ quốc thân yêu của chúng ta.
 Tôi mở tôpic này để các bạn có hiểu biết về trận đánh này có dịp ôn lại chiến tích hào hùng của thế hệ cha ông đã một thời xẻ dọc Trường sơn đi đánh Mỹ.
 Mời các bạn đọc lời kể lại trận đánh của ông Hoàng minh Thắng, nguyên bí thư Quảng nam Đà nẵng.

"Từ ngàn đời nay, trong lịch sử quân sự, đánh thắng đòn phủ đầu luôn luôn là yếu tố quan trọng cho việc thắng bại của cuộc chiến. Trận Núi Thành năm 1965 đã để lại cho chúng ta nhiều bài học quý giá trong cuộc chống Mỹ, cứu nước.
Những sự kiện nền tảng
Vào năm 1964, Tỉnh ủy Quảng Nam mở hội nghị kiểm điểm tình hình và đề ra nhiệm vụ mà trọng tâm có ba mục tiêu phải thực hiện bằng được: Một là, phá ấp chiến lược, phá thế kìm kẹp của địch, giành lại và làm chủ nông thôn đồng bằng, chống càn quét, đánh bại âm mưu bình định trọng điểm của địch, xây dựng vùng giải phóng vững mạnh. Hai là, tiêu diệt sinh lực địch, đẩy mạnh chiến tranh nhân dân, làm tan rã từng bộ phận quân địch, nhất là quân địa phương. Ba là, củng cố, xây dựng phát triển mạnh mẽ lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang, tăng cường thực lực kinh tế.
Sau một thời gian thực hiện ba nhiệm vụ này, chính quyền Cách mạng được thành lập ở 115 xã trên tổng số 138 xã trong tỉnh. 380.000 dân vùng giải phóng và vùng tranh chấp thuộc về Cách mạng. Từng đoạn giao thông trên đường số 1, đường 105, đường 16, đường Tam Kỳ - Tiên Phước đều bị ta cắt đứt. Các quận lỵ bị cô lập. Quận lỵ Thăng Bình chỉ còn thôn Hà Lam và một phần thôn Thanh Ly. Lúc này, việc giải phóng những xã ngay sát đường số 1, từ cầu Ông Bộ trở vào An Tân, là nhiệm vụ trước mắt của Tỉnh ủy và Ban cán sự tỉnh đội. Trong tình thế lúc đó, với lực lượng quần chúng và vũ trang hiện có, chúng ta hoàn toàn có thể giải phóng từng vùng rộng lớn nông thôn ngay sát các thành phố, thị xã, quận lỵ, kể cả vùng nông thôn sát ngay hai bên đường số 1, làm chủ ban ngày từng đoạn quốc lộ.
Mỹ đổ bộ
Ðầu năm 1965, chiến lược Chiến tranh đặc biệt bị phá sản không gì cứu vãn nổi. Trước nguy cơ đó, Mỹ bắt buộc phải tính đến nước cờ liều lĩnh, đẩy cuộc Chiến tranh đặc biệt sang cuộc Chiến tranh cục bộ trên toàn miền nam. Sĩ quan, binh lính Mỹ trực tiếp tham chiến cùng với những phương tiện chiến tranh hiện đại.
Ngày 8-3-1965, Ðại đội đầu tiên của tiểu đoàn 3 thuộc lữ đoàn thủy quân lục chiến, sư đoàn 1 lính thủy đánh bộ Mỹ đổ bộ lên Ðà Nẵng. Tiếp đó, ngày 7-5-1965, sư đoàn lính thủy đánh bộ số 3 của Mỹ đổ bộ lên địa phận xã Kỳ Liên nằm sát cảng Kỳ Hà. Chỉ trong một thời gian ngắn, chúng đã đưa vào đây năm tiểu đoàn lính thủy đánh bộ, một tiểu đoàn công binh, một tiểu đoàn pháo 105 ly, một đại đội pháo 155 ly, hai đại đội xe bọc thép M113 và M118, một đại đội pháo tự hành, năm phi đoàn máy bay lên thẳng, một phi đoàn máy bay phản lực tiêm kích. Chúng tiến hành khủng bố đuổi dân hai xã Kỳ Liên, Kỳ Hà (nay là hai xã Tam Quang và Tam Nghĩa - Núi Thành) đi nơi khác, lấy đất xây dựng căn cứ Chu Lai, đồng thời triển khai lực lượng chiến đấu, mở nhiều cuộc càn quét nhằm tạo vành đai bảo vệ căn cứ này.
Một tình thế mới của cuộc chiến đấu đã đến. Tỉnh ủy và Ban cán sự tỉnh đội đặt ra câu hỏi: Sẽ hành động sao đây? Giữa lúc đó, chúng tôi nhận được chỉ thị của Khu ủy và Quân khu là chuyển hướng từ đánh ngụy sang đối tượng mới là đánh Mỹ. Lúc này, chung quanh các căn cứ của Mỹ ở Ðà Nẵng và Chu Lai đang dần dần hình thành các vành đai diệt Mỹ. Các lực lượng du kích của ta, trong quá trình đụng độ với quân Mỹ, đã đánh những trận nhỏ, tiêu diệt quân Mỹ nống ra khỏi căn cứ.
Khi nhận được chỉ thị của Khu ủy và Quân khu, Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ðà và Quảng Nam đưa ra quyết tâm: Chưa giải phóng miền nam ta còn phải chiến đấu, chiến tranh kiểu gì cũng đánh, đối tượng nào cũng đánh, đông bao nhiêu, lâu dài bao nhiêu cũng đánh... Chúng ta có nhiệm vụ đánh Mỹ xâm lược đến cùng, bằng hai chân ba mũi giáp công, để đóng góp kinh nghiệm cho toàn miền đánh bại ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ.
Ðánh Mỹ
Bắt đầu từ đó, các lực lượng du kích tại chỗ của ta đánh thắng nhiều trận nhỏ, tiêu diệt một số lính Mỹ nống ra khỏi căn cứ. Riêng ở vành đai Chu Lai, ngay trong trận đầu, anh em đã loại khỏi vòng chiến một tiểu đội Mỹ, thu được hai khẩu AR 15 và một số quân trang quân dụng. Trận đánh này có ý nghĩa lớn đối với chúng tôi hồi đó. Trong lúc bọn xâm lược trang bị tận răng những súng đạn, xe tăng, máy bay hiện đại thì những chiến sĩ du kích nhỏ bé của ta, với súng trường và lựu đạn, đã hạ được những tên Mỹ to lớn. Nhiều dũng sĩ diệt Mỹ đã xuất hiện. Ngoài huyện  nam Tam Kỳ, du kích các huyện bắc Tam Kỳ, Thăng Bình, Quế Sơn, Tiên Phước đều cử đội du kích của mình đến Chu Lai, đưa lực lượng ở vành đai diệt Mỹ này lên đến 400 tay súng. Hồi đó, từ hậu phương miền bắc đã chi viện kịp thời loại súng trường nòng dài, có kính ngắm của nước bạn Hung-ga-ri. Từ công sự ngoài hàng rào, các tay súng thiện xạ của ta bắn tỉa bất cứ tên lính Mỹ nào di động trong căn cứ của chúng, bảo đảm độ chính xác rất cao. Sự hoảng loạn tinh thần trong lính Mỹ đã bắt đầu xuất hiện. Ngày 11-4-1965, du kích Hòa Phát đã làm nổ tung kho đạn của Mỹ ở sân bay Ðà Nẵng, làm cho bọn lính thủy đánh bộ thất điên bát đảo, xe cộ của chúng chạy tán loạn. Ngày 14-4, du kích Hòa Quý (Hòa Vang) loại khỏi vòng chiến mười tên Mỹ. Ngày 18-4, du kích xã Hòa Minh loại thêm 12 tên, du kích Ðiện Hòa đánh Mỹ tại Hòa Châu, lấy được súng Mỹ. Ngày 17-5, bọn Mỹ ở Chu Lai nống ra phía tây, dùng lực lượng pháo binh cơ giới để yểm trợ cho một đại đội Mỹ lên chốt Núi Thành, du kích xã Kỳ Sanh đã kịp thời nổ súng diệt bốn tên. Những thắng lợi đầu tiên đó tuy còn rất khiêm tốn, nhưng đã góp phần rất lớn vào việc động viên khí thế của bộ đội và nhân dân ta dám đánh Mỹ và quyết tâm thắng Mỹ..."( còn tiếp)

Logged
Ngocvancu
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 580



« Trả lời #1 vào lúc: 06 Tháng Bảy, 2010, 10:48:28 pm »

"Thu được 2 AR15".Có lộn không?Lúc này Mỹ đang dùng M14 mà.
Logged
q.trung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 450


« Trả lời #2 vào lúc: 07 Tháng Bảy, 2010, 09:03:17 am »

Đây là lời kể của ông Hoàng minh Thắng cựu bí thư Quảng nam Đà nẵng,có thể thời gian đã quá lâu nên ông bị lẫn chi tiết, đúng là năm 1965 quân Mỹ chưa sử dụng A R15, ta tạm tôn trọng lời kể của ông và nên có phản biện, vì riêng trận Núi Thành, trong các ghi chép của người Mỹ không có hoặc rất ít thông tin về trận đánh này, vì vậy các bạn có điều kiện nên tìm hiểu và chia sẻ với mọi người các thông tin này.

Tiếp theo lời kể của ông Thắng:

Ðánh trận Núi Thành

Sau khi đổ bộ vào Chu Lai, bọn Mỹ cho một đại đội Mỹ lên chốt ở Núi Thành, một ngọn đồi cách đường quốc lộ số 1 và đường sắt bắc nam hơn một km về phía tây. Mục đích của bọn Mỹ khi lập cứ điểm này là để bảo vệ vòng ngoài cho căn cứ Chu Lai, từ đó khống chế sâu vào vùng giải phóng của ta. Tỉnh ủy và Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh đặt ra nhiệm vụ phải diệt cái chốt này, nhưng vấn đề quan trọng đặt ra là diệt chúng bằng cách nào và vào thời điểm nào thì thuận lợi nhất? Khi đó, với cương vị là Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Chính trị viên tỉnh đội, tôi xuống đại đội 2, tiểu đoàn 70, đơn vị dự kiến sẽ được giao nhiệm vụ đánh Núi Thành tăng cường cho Ðại đội 2 đội đặc công. Anh em đang khẩn trương chuẩn bị cho trận đánh. Trong vài lần trò chuyện với anh em, chúng tôi phát hiện ra những băn khoăn suy nghĩ của một số người vẫn chưa tự tin là có đánh thắng được Mỹ không. Trong khi trò chuyện, một tiểu đội trưởng buột miệng  nói với tôi: "Thằng Mỹ nó to xác vậy, không biết đánh giáp lá cà, mình có vật nổi nó không?", "Hỏa lực nó mạnh như vậy, nếu tiếp cận mà bị lộ, sẽ xử lý tình huống như thế nào để tránh thương vong vì pháo của nó?"... Tất cả những băn khoăn đó đều được chúng tôi cùng ngồi họp bàn và thông suốt cách đánh với anh em.

Núi Thành là một ngọn đồi dài 1.450 m, rộng 900 m, độ cao ở mỏm cao nhất là 50 m. Vì nằm ngay cạnh đường số 1 và đường sắt bắc - nam cho nên việc đi đến Núi Thành đều thuận lợi. Chỉ có hướng tây, vì tiếp giáp với dải đồi thấp của Trường Sơn cho nên việc đi lại có phức tạp hiểm trở hơn. Nếu ta chiếm được Núi Thành sẽ khống chế được cả một vùng rộng lớn từ Dốc Sỏi (ranh giới tiếp giáp tỉnh Quảng Ngãi) đến ga An Tân, uy hiếp trực tiếp căn cứ Chu Lai.

Suốt đêm 25-5, chúng tôi vây quanh tấm bản đồ chiến sự hồi hộp theo dõi các cánh quân tiếp cận các mục tiêu. Ðến 20 giờ, đại đội 2 báo cáo về các mũi đã đưa lực lượng áp sát vào trong hàng rào địch. Mũi xa nhất cách hầm cố thủ của Mỹ ba mét, còn mũi gần nhất chỉ cách một mét.

Nhưng đến 0 giờ ngày 26-5, không nghe tiếng súng nổ, tất cả chúng tôi như ngồi trên đống lửa. Từng giây một trôi qua một cách nặng nề. Các sĩ quan, chiến sĩ thông tin được lệnh bằng mọi cách phải liên lạc cho được các đơn vị, nhất là đơn vị đánh cầu An Tân, hỏi cho ra lý do vì sao không nổ súng đúng giờ G. Rồi chỉ nửa giờ sau đó, tiếng súng nhỏ và tiếng thủ pháo nổ ran trên đỉnh Núi Thành. Không ai bảo ai, chúng tôi đều đứng dậy hướng về phía  những chớp lửa xé đêm tối vụt lên cùng với những chớp giật liên hồi, không phân biệt được tiếng súng nổ là của ta hay của bọn Mỹ. Sau này, khi nhận được báo cáo đầy đủ, trận đánh diễn ra như sau:

Ðúng 0 giờ ngày 26-5, sau khi chờ 30 phút không nghe tiếng súng phát lệnh ở cầu An Tân - bởi lúc đó địch đã đánh hơi - ở khu vực cầu An Tân, sợ ta có chủ trương đánh cầu cho nên bọn chúng tập trung canh phòng cao độ. Chúng liên tục bắn pháo sáng và dùng nhiều lựu đạn thả xuống chân cầu cho nên lực lượng công binh chưa có cách gì tiếp cận được. Không thể kiên trì thêm được, một quyết đoán khá thông minh và táo bạo: Ðại đội trưởng Võ Thành Năm lệnh cho Trần Ngọc Ảnh, mũi trưởng ở hướng chủ yếu đánh quả thủ pháo đầu tiên vào công sự Mỹ. Ngay sau đó, tất cả các mũi nổ súng đánh phủ đầu quân Mỹ. Tiếng súng trên Núi Thành đã thành tiếng súng phát lệnh chung cho các mục tiêu khác như cầu Ông Bộ, cầu An Tân, thị xã Tam Kỳ cùng đồng loạt nổ súng. Từng tổ ba người phát triển theo hình chữ A dùng tiểu liên, thủ pháo lựu đạn lần lượt đánh chiếm từng hầm một từ ngoài vào trong. Sau tám phút, bộ đội ta đã tiêu diệt và chiếm tuyến công sự vòng ngoài. Ðại đội trưởng Năm nhanh chóng bám sát đơn vị. Vận động lên được nửa đường, Năm gặp một tên Mỹ tay không súng, đầu không mũ từ trên cao lao xuống tháo chạy. Anh vừa đưa khẩu súng ngắn lên thì tên Mỹ vồ ngay lấy anh. Phát đạn nổ vụt lên trời. Năm ôm lấy tên Mỹ quật lộn về phía sau. Lúc đó, mũi trưởng Ảnh vừa lao tới sẵn quả lựu đạn chày trong tay, quật thẳng vào mặt tên Mỹ, Năm bắn bồi thêm một phát đạn kết liễu tên Mỹ, rồi anh cùng anh em tiếp tục xông lên.

Logged
q.trung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 450


« Trả lời #3 vào lúc: 08 Tháng Bảy, 2010, 09:55:08 am »

Ở mũi thứ yếu hướng tây đồi 50 có độ dốc cao hơn cho nên bị địch dùng hỏa lực để ngăn chặn. Anh em vẫn kiên quyết dùng lựu đạn, thủ pháo, lưỡi lê đánh giáp lá cà. Nhưng hỏa lực địch vẫn bắn mạnh, làm mũi này chưa phát triển được.

Ðại đội trưởng Năm, mũi trưởng Ảnh chỉ huy mũi chủ yếu phát triển nhanh sang chi viện cho mũi thứ yếu. Sau hai mươi phút chiến đấu, quân ta ở hai mũi đã gặp nhau. Bộ đội lần lượt đánh chiếm các hầm và hoàn toàn làm chủ đồi 50.

Lúc đó ở mỏm đồi 49, anh em đã đánh chiếm được tầng công sự thứ hai ở vòng ngoài thì gặp một khẩu đại liên địch bắn tạt ngang đội hình. Ba đồng chí làm nhiệm vụ đột kích bị thương. Ðồng chí mũi trưởng đã kịp thời điều tổ dự bị lên cùng anh em còn lại, mở thêm một hướng đột kích khác từ đông bắc đánh thọc thẳng vào trong, cắt đội hình địch, diệt khẩu đại liên, rồi nhân điều kiện thuận lợi được tạo ra, anh em phát triển đánh chiếm tiêu diệt toàn bộ quân địch, làm chủ trận địa. Trong lúc đó, trận địa hỏa lực của Tiểu đoàn 70 bắn khống chế không cho quân Mỹ còn sống sót chạy về Chu Lai.

Sau 30 phút chiến đấu, quân ta đã diệt gọn một đại đội Mỹ đóng trên Núi Thành, làm chủ toàn trận địa. Lá cờ "Quyết chiến quyết thắng giặc Mỹ xâm lược" đã tung bay trên đỉnh đồi 50 của cứ điểm Núi Thành.

Chiến thắng trận Núi Thành là một tất yếu trong cuộc chiến tranh chính nghĩa của dân tộc ta với bọn xâm lược. Nó được hun đúc từ lòng yêu nước, ý chí quả cảm và sự sáng tạo vô bờ bến của toàn Ðảng, toàn dân ta. Mặc dù ở trận Núi Thành, ta chỉ tiêu diệt gọn một đại đội Mỹ nhưng là trận đánh Mỹ đầu tiên cho nên có ý nghĩa rất lớn. Ðiều đó cho thấy rằng, dù bọn xâm lược từ đâu đến, dù tiềm lực mạnh đến mức nào hoặc dù chúng chiếm cứ ở địa danh này hay địa danh khác trên mảnh đất Việt Nam anh hùng thì chúng cũng sẽ bị thất bại thảm hại. Trận đánh phủ đầu thành công diễn ra ở Núi Thành là một minh chứng cụ thể. Không lâu sau đó, trong Ðại hội liên hoan Anh hùng và Chiến sĩ thi đua lần thứ nhất, quân và dân Quảng Nam đã vinh dự được Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc giải phóng miền nam Việt Nam tặng tám chữ vàng "Trung dũng, kiên cường, đi đầu diệt Mỹ".

HOÀNG MINH THẮNG
Logged
saruman
Thành viên
*
Bài viết: 540



« Trả lời #4 vào lúc: 08 Tháng Bảy, 2010, 04:24:40 pm »

Hồi đó, từ hậu phương miền bắc đã chi viện kịp thời loại súng trường nòng dài, có kính ngắm của nước bạn Hung-ga-ri. Từ công sự ngoài hàng rào, các tay súng thiện xạ của ta bắn tỉa bất cứ tên lính Mỹ nào di động trong căn cứ của chúng, bảo đảm độ chính xác rất cao.

Khẩu trường Hung này có phải chính là SVD Dragunov không các bác. Nếu phải thì nó xuất hiện sớm hơn nhiều so với em vẫn nghĩ
Logged
q.trung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 450


« Trả lời #5 vào lúc: 10 Tháng Bảy, 2010, 11:19:39 am »

Kỷ niệm 45 năm chiến thắng núi thành - Trận đầu thắng Mỹ (26-5-1965 - 26-5-2010) Bối cảnh trận đánh Núi Thành 26-5-196508:55, 26/5/2010 (GMT+7)
Trong nỗ lực tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc, triển khai chiến lược “Chiến tranh Cục bộ” tại miền Nam đầu năm 1965, ngoài việc củng cố hệ thống phòng thủ bảo đảm an ninh cho các sân bay Đà Nẵng và Phú Bài (Huế), Hoa Kỳ còn chủ trương xây dựng thêm một sân bay có đường bay ngắn ở Chu Lai để thực hiện chương trình “Hỗ trợ chiến thuật” (SATS) cho quân đội Nam Việt Nam và cả Hoa Kỳ ở địa bàn hai tỉnh Quảng Tín (1) và Quảng Ngãi, bảo vệ tốt hơn cho sân bay Đà Nẵng về phía nam.
 
   
Ngày 6-5-1965, Đại đội K thuộc Tiểu đoàn 3 của Lữ đoàn 9 Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ từ Đà Nẵng được tăng cường vào Chu Lai phối hợp các đơn vị thuộc Sư đoàn 2 bộ binh của Quân lực Việt Nam Cộng hòa phụ trách an ninh ven biển chuẩn bị đón lực lượng đổ bộ.

Vào 8 giờ sáng ngày 7-5-1965, các đại đội của Tiểu đoàn 1 và Tiểu đoàn 2 thuộc Lữ đoàn 4 Thủy quân lục chiến đổ bộ cả bằng đường biển và máy bay trực thăng từ tàu chiến vào Chu Lai. Các đơn vị Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ nhanh chóng triển khai chiếm lĩnh các vị trí để tổ chức phòng thủ quanh tọa độ được chọn xây dựng sân bay chiến thuật. Đến cuối ngày, phạm vi phòng thủ của Lữ đoàn 4 đã kéo dài trong một vòng cung từ bán đảo Kỳ Hà qua các ngọn đồi cao ở phía tây và từ đó hướng ra biển. Sườn phía nam của phòng tuyến được trấn giữ bởi Tiểu đoàn Trinh sát của Lữ đoàn 3 Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ.

Đến trưa ngày 12-5-1965, hoạt động đổ bộ chính thức chấm dứt. Các đơn vị của Tiểu đoàn 3 thuộc Lữ đoàn 3 Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ đổ bộ từ Okinawa đã thay thế dần các vị trí phòng thủ trên sườn phía nam do Tiểu đoàn Trinh sát thuộc Lữ đoàn 3 trấn giữ (2).

Trong những ngày tháng 5 và tháng 6-1965, các đơn vị thuộc Lữ đoàn 4 Thủy quân lục chiến tại Chu Lai hết sức bận rộn trong việc tổ chức bố trí lực lượng phòng thủ quanh khu vực xây dựng sân bay. Tiểu đoàn 2 thuộc Lữ đoàn 4 đảm nhận bảo vệ an ninh cho các nhân viên xây dựng sân bay bằng một đại đội trang bị súng ngắn và súng trường dùng xe tuần canh suốt ngày đêm, một đại đội phụ trách bảo vệ sở chỉ huy, một đại đội chịu trách nhiệm phòng thủ căn cứ, trong khi đại đội thứ tư xây dựng tiền đồn phía trước và tiến hành tuần tiễu quanh khu vực. Tiểu đoàn 1 thuộc Lữ đoàn 4 và Tiểu đoàn 3 thuộc Lữ đoàn 3 Thủy quân lục chiến cũng thực hiện việc bố trí lực lượng tương tự ở vành đai phòng vệ để bảo vệ căn cứ Chu Lai. Quân đội Hoa Kỳ đã tạo nên một khu vực kiểm soát quanh Chu Lai rộng 104 dặm vuông, với 11 xã, 68 thôn, xóm và số dân  hơn 50.000 người (3).

Như vậy, từ chỗ tăng cường một lực lượng gồm hai tiểu đoàn của Thủy quân lục chiến để bảo vệ an ninh sân bay Đà Nẵng, Hoa Kỳ đã ngày càng sa lầy vào việc tăng viện quân sự cho cả sân bay Phú Bài ở Huế và đổ quân xây dựng sân bay “Hỗ trợ chiến thuật” tại Chu Lai, rồi tiến lên ồ ạt đưa quân trực tiếp tham chiến nhiều nơi khác.

Trước diễn tiến nhanh chóng của tình thế, vấn đề đặt ra cho toàn thể nhân dân Việt Nam là phải đối đầu với các lực lượng quân đội tinh nhuệ cùng những phương tiện chiến tranh hiện đại của Hoa Kỳ như thế nào? Liệu chúng ta có khả năng đương đầu và đánh bại được đối phương không? Phải hành động như thế nào để có thể tiêu diệt được lực lượng quân đội Hoa Kỳ hùng mạnh? Câu trả lời có sức thuyết phục nhất về khả năng tiêu diệt đơn vị lớn của quân đội Hoa Kỳ chỉ được thực hiện lần đầu tiên qua trận Núi Thành vào khuya ngày 26-5-1965 bởi bộ đội địa phương Quảng Nam.

Trong hệ thống phòng vệ căn cứ sân bay Hỗ trợ chiến thuật Chu Lai của Hoa Kỳ, Núi Thành có vị trí rất quan trọng do nằm ở điểm cao có thể bao quát tầm nhìn trên một khu vực rộng lớn, lại ở trong tầm chi viện của các đơn vị pháo binh và không quân Hoa Kỳ tại Chu Lai. Nếu để mất Núi Thành, vành đai phòng vệ bị vỡ và sân bay Chu Lai sẽ bị uy hiếp. Chính vì thế, có một đại đội Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ được trang bị hỏa lực mạnh chiếm đóng và triển khai việc bố phòng tại đây.

Song, với cách đánh đặc công, cận chiến, bất ngờ và chớp nhoáng, trong vòng chưa đầy 30 phút, đại đội Thủy quân lục chiến tinh nhuệ đầu tiên của Hoa Kỳ với quân số gấp đôi đã bị đánh bại bởi lực lượng bộ đội địa phương ít người hơn.

Thắng lợi ở Núi Thành đã khiến vành đai phòng vệ sân bay Hỗ trợ chiến thuật Chu Lai của địch bị uy hiếp nghiêm trọng, gây tâm lý hoang mang lo lắng cho lính viễn chinh Hoa Kỳ ngay trong những ngày đầu đặt chân đến Việt Nam. Đặc biệt, chiến thắng Núi Thành đã làm nức lòng quân dân miền Nam, tạo niềm tin mãnh liệt cho cả quân và dân ta vào khả năng đánh thắng quân đội Hoa Kỳ, mở ra phong trào “Tìm Mỹ mà đánh” trên toàn miền Nam.

Phát huy thắng lợi của trận Núi Thành, Quân giải phóng miền Nam đã tiến lên lần lượt đánh bại nhiều đơn vị tinh nhuệ của quân đội Hoa Kỳ, bất chấp cả lúc chiến lược “Chiến tranh Cục bộ” leo thang và đạt đến đỉnh điểm của sự khốc liệt với hơn nửa triệu quân của Hoa Kỳ và đồng minh hiện diện ở miền Nam giai đoạn 1965-1968.

NGUYỄN QUANG TRUNG TIẾN
Logged
q.trung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 450


« Trả lời #6 vào lúc: 15 Tháng Bảy, 2010, 04:19:20 pm »


Trên tuyến đầu đánh Mỹ

Quê Gò Nổi - Điện Bàn, sinh tại Hội An, lớn lên ở miền Bắc; năm 1967, ông Nguyễn Đình An được giao nhiệm vụ làm phóng viên thường trú Báo Cờ Giải phóng Khu V ở Mặt trận Quảng Đà. Là cây bút sắc sảo và chịu “xung trận”, nhiều bài báo của ông viết về những trận đánh hào hùng, những tấm gương của sự anh dũng, hi sinh, những bà mẹ kiên cường bám trụ... trên mảnh đất Quảng Đà đã kịp thời đến với đồng bào, chiến sĩ cả nước thông qua Báo Cờ Giải phóng, Thông tấn xã Giải phóng và Đài Giải phóng. Trong những ngày Quảng Nam tưng bừng khí thế chào mừng ngày giải phóng quê hương, Báo Quảng Nam xin giới thiệu bài viết “Trên tuyến đầu đánh Mỹ” (tiêu đề do Tòa soạn đặt) của nhà báo Nguyễn Đình An để bạn đọc hiểu thêm về sự oai hùng trong khói lửa chiến tranh của quân và dân đất Quảng.
Tôi về đến cơ quan Tỉnh ủy Quảng Đà đúng lúc Tỉnh ủy đang họp. Cơ quan đóng ở một khu rừng trên vùng núi Đại Lộc. Rừng nhiều cây dầu rái lớn, ở tầng thấp là rừng cây lá nón. Khu vực này thoáng chứ không rậm rạp, um tùm các loại dây leo như ở căn cứ Khu ủy Khu V. Các đồng chí Văn phòng Tỉnh ủy  nói: “Chắc là anh phải ở đây ngày hôm nay gặp anh Phước, anh Thận, rồi mới về bên Tuyên huấn”. Ngay trưa đó anh Phước (đồng chí Hồ Nghinh) gọi tôi lên chỗ anh. Hồi còn ở Khu ủy, tôi từng được nghe nhiều chuyện về anh Phước, một Bí thư Tỉnh ủy xông xáo, sắc sảo, uyên bác và rất ưu ái cánh báo chí, văn nghệ sĩ. Gặp anh, tôi thấy đúng là một con người cởi mở, chân tình. Anh hỏi tôi quê tỉnh nào ở miền Bắc, làm báo đã bao lâu. Tôi nói tôi là dân chính gốc Gò Nổi - Điện Bàn, cha La Kham, mẹ Bảo An, sinh ở Hội An, nhưng lớn lên ở miền Bắc. Anh cười bảo: “Nghe nói giọng Bắc chuẩn tôi cứ tưởng anh là dân Hà Nội, chứ vùng quê anh mấy năm nay tôi lội suốt. Làm phóng viên thường trú ở Quảng Đà anh sẽ có nhiều dịp về sống làm việc ở quê nhà”.
Tôi nguyên là giáo viên đi B theo kế hoạch chi viện của ngành giáo dục, nhưng do tình hình cuộc chiến nên cấp trên phân công chuyển qua làm báo, là lính mới của làng báo. Khi biết được điều này, anh nói: “Lính mới lại được giao nhiệm vụ thường trú ở chiến trường trọng điểm, vậy là ông Dưỡng (Hồ Dưỡng, Hồ Quốc Phương - Phó ban Tuyên huấn Khu ủy V) tin cậy anh lắm đấy. Ở đây ngòi bút tha hồ tung hoành, có điều ác liệt lắm, phải dựa vào anh em địa phương, mình phải lanh, phải biết cách tránh bom đạn chứ bom đạn chẳng nể ai. Sống được là hoàn thành nhiệm vụ”. Anh còn bảo tôi tranh thủ gặp gỡ khai thác các đồng chí phụ trách địa phương về họp Hội nghị Tỉnh ủy; còn công việc cụ thể anh Thận (Trần Thận - Phó Bí thư Tỉnh ủy kiêm Trưởng ban Tuyên huấn) sẽ trao đổi cụ thể.
Ngay sau bữa cơm chiều hôm đó, anh Thận gặp tôi phân công nhiệm vụ. Tôi về sinh hoạt với bộ phận tuyên truyền báo chí của Ban Tuyên huấn Tỉnh ủy. Ngoài việc lo tin tức bài vở, tôi còn phải cùng anh em lo công việc của địa phương, trở thành cán bộ địa phương. Anh Thận nhắc tôi: “Mỹ mạnh lắm, ghê gớm lắm, nó thay đổi binh khí, chiến thuật liên tục và có nhiều thủ đoạn chiến tranh tâm lý hiểm độc, cho nên công tác tư tưởng của chúng ta phải thật sự sâu sát, hết sức nhạy bén. Rồi đây nhiệm vụ sẽ kéo “nhà báo” đi khắp các nơi do đó phải biết dựa vào địa phương, họ sẽ cung cấp tình hình, bố trí việc ăn ở, bảo vệ khi địch càn..., “nhà báo” phải tranh thủ làm quen với bí thư các địa phương ngay”.
Và đề tài đầu tiên tôi tiếp cận là gặp anh Hoán - Tỉnh đội phó, người vừa trực tiếp chỉ huy trận đánh giải phóng Nhà lao Hội An, để nghe kể lại sự việc: “Lúc bấy giờ, Mỹ đóng quân dày đặc, hình thành mấy lớp bảo vệ Đà Nẵng - Hội An, thêm vào đó có phi cơ, đội trọng pháo cơ động sẵn sàng dập nát đối phương ngay khi cần. Vậy mà một tiểu đoàn của ta đã luồn sâu, bí mật bất ngờ ra đòn, địch trở tay không kịp. Trận đánh càng vang dội hơn khi ta bắt sống được tên thiếu tá Minh - Tiểu đoàn trưởng. Thất bại này làm chính quyền Nguyễn Văn Thiệu “mất mặt” nhưng không thể ém nhẹm được vì nhiều báo ở Sài Gòn liên tục đưa tin trận đánh này”. Ngay đêm đó tôi viết một mạch xong bài báo và nhanh chóng chuyển về khu. Tòa soạn vừa cho đăng báo vừa chuyển điện cho Thông tấn xã Giải phóng. Rồi đài Giải phóng phát đi phát lại mấy lần; ở chiến trường nghe đài phát bài báo của mình, sướng không thể tả được. Anh Thận gặp tôi vui vẻ động viên: “Làm thế nào để mọi tin tức bài vở của Quảng Đà đều được chuyển nhanh để Trung ương phát đi, không phải chỉ là để cả nước biết, động viên cả nước mà chính là để cổ vũ động viên bà con mình. Báo của mình vừa ít vừa chậm, đến với dân có là bao. Đài mà phát là phổ biến nhanh và rộng nhất”.
Sau xuân Mậu Thân (1968), do tầm quan trọng và tính cấp bách của việc đưa tin từ chiến trường trọng điểm, Thông tấn xã Việt Nam và Thông tấn xã Giải phóng (chúng tôi thường gọi là Tổng xã) trang bị cho Quảng Đà một đài minh ngữ để phát nhanh tin tức bài vở ra trung ương công khai bằng hệ thống morse, chứ không dùng mật mã phải qua chuyển dịch của cơ yếu. Cả đặc khu chỉ có một đài minh ngữ của Thông tấn xã (thuộc Ban Tuyên huấn) các đài khác đều là mật ngữ.
Ít lâu sau anh Thận lại trao đổi, hướng dẫn tôi viết một bài về trận Gò Hà (15-10-1965). Anh phân tích, cùng với chiến thắng Núi Thành, hai trận này đều chứng tỏ ta có thể đánh và nhất định đánh thắng Mỹ. Trận Gò Hà có Trung đội trưởng Huỳnh Dạn, người đã nói và cũng là nêu lên phương châm “nắm thắt lưng Mỹ mà đánh”... Thế là tôi viết bài báo về trận đánh Gò Hà và liên hệ trận  đánh này với sự kiện Anh hùng liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi hy sinh vào ngày 15-10-1964 một năm trước. Sau “cái chết hóa thành bất tử” của anh Trỗi, trên mảnh đất Quảng Đà quê hương anh, rất nhiều hoạt động noi gương tiếp bước đã được triển khai. Cũng như vậy, Trung đội trưởng Huỳnh Dạn cùng các đồng đội đã đưa khí phách Nguyễn Văn Trỗi vào trận đánh Gò Hà.
Và tôi biết, từ ngày tên lính Mỹ đầu tiên đặt chân lên bãi biển Phú Lộc, anh Thận luôn suy tư“Làm thế nào để đem được tinh thần đó, ý chí đó trang bị cho mỗi người dân, mỗi chiến sĩ”.

Logged
q.trung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 450


« Trả lời #7 vào lúc: 18 Tháng Bảy, 2010, 10:43:21 am »

Điều mà từng người dân, người chiến sĩ du kích cần ở các anh là tổ chức chỉ đạo để họ hành động đánh Mỹ và đánh thắng Mỹ. Các anh hiểu rõ, dù không có sự giao phó nào của trên nhưng ở cả hai miền Nam - Bắc và biết bao nhiêu đồng chí có trách nhiệm đang dõi theo Quảng Nam Đà Nẵng - nơi Mỹ đổ quân đầu tiên - chờ đợi những tin vui.
Thế là anh Phước, anh Thận và các anh lãnh đạo khác hướng dẫn, động viên anh em ở cơ sở, trụ lại sáp vào Mỹ. Một phòng tuyến không có công sự - tường rào được hình thành (sau này gọi là vành đai diệt Mỹ). Nhiều khẩu hiệu đầy khí phách như “Chụp đầu Mỹ mà đánh”, “Nắm thắt lưng Mỹ mà đánh”, “Tìm Mỹ mà diệt, lùng ngụy mà đánh”,... xuất hiện khắp nơi. Rồi các anh yêu cầu địa phương tổ chức cho từng nhóm du kích xã học tập lẫn nhau các phương thức “sáp vào Mỹ, đánh Mỹ”. Phương thức ấy có khi đơn giản nhưng hiệu quả. Ví như bác xích lô chở tên Mỹ đi quanh Đà Nẵng, lựa lúc tên lính sơ hở, bác dùng cái búa đồ nghề của mình đập bể đầu, diệt tên lính Mỹ. Hay như câu chuyện các em thiếu nhi Hòa Hải tìm cách làm quen với Mỹ và lấy được rất nhiều lựu đạn. Đó cũng có thể là trường hợp người mẹ ở Điện Hòa chụp tay tên lính Mỹ ngăn không cho lấy trứng gà trong ổ; là người chị ở Hòa Phong giật cây mồi lửa mà một lính Mỹ định đưa lên mái tranh để đốt nhà. Hoặc kiên cường như người mẹ Điện Ngọc đã dám chặn đầu xe Mỹ, ra hiệu bắt chúng đi lối khác... Những chuyện đó đã được đón nhận và phổ biến rộng khắp.
“Tháng 7-1966, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, “Không có gì quý hơn độc lập tự do”. Anh Thận hiểu ngay rằng “Tư tưởng của Bác là vũ khí có sức mạnh vô địch để đánh Mỹ”. Anh cho in dòng chữ “Không có gì quý hơn độc lập tự do” trên tờ giấy nhỏ rồi cài ở ngực áo, nơi trái tim mình. Thế là tư tưởng của Bác mau chóng đi vào lòng người”.
(Nhà báo Nguyễn Đình An viết về những tháng ngày cận kề bên Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam - Trần Thận).
Mỹ vào là tiến hành chiến tranh hủy diệt. Chúng muốn bằng sắt và lửa biến vùng giải phóng thành vùng trắng không có sự sống của con người. Các anh động viên: “Phải tìm mọi cách trụ lại. Cái gì là bình thường trong cuộc sống giữ được thì gắng giữ. Chỗ nào có chợ thì gắng đông chợ dù mới đó bị địch càn quét hay dùng bom pháo tàn phá...”. Nhà thơ Cao Phương, cũng là người chỉ huy Tiểu đoàn 2 của Quảng Đà, có một câu thơ rất dễ thương mà cũng đầy khí phách: “Dẫu rằng chẳng bán chẳng mua/Đi cho thằng Mỹ thấy thua dân mình”. Và có lẽ, Quảng Đà là nơi đầu tiên nêu phương châm “ba bám”: dân bám đất, Đảng bám dân, du kích bám địch (về sau thêm “trên bám dưới” thành “bốn bám”).
Giữa những ngày Mỹ ồ ạt đổ quân hết đợt này đến đợt khác, anh Phước, anh Thận và các anh Thường vụ quyết định thành lập Tiểu đoàn 1, đơn vị cấp tiểu đoàn đầu tiên của một địa phương. Tiểu đoàn gồm phần lớn thanh niên từng là du kích, là cơ sở hoạt động trong phong trào sinh viên - học sinh thành phố. Họ trở thành giải phóng quân trong khí thế “Không sợ Mỹ vào đông, chỉ sợ không có Mỹ mà đánh”.
Tiểu đoàn 1 mang biệt danh “R20”, trụ vững ở đồng bằng, sống giữa lòng dân, quần bám đánh địch. Người dân Quảng Đà nhớ mãi và tự hào về trận đánh ở Thành Mỹ (Điện Quang) khi quân Mỹ lọt vào vòng vây của tiểu đoàn. Bà con Thành Mỹ cho đến bây giờ vẫn không quên chuyện lính Mỹ đói quá đã xin cả một nồi cám heo để ăn. Và sau đó không lâu, chỉ cách Thành Mỹ một khúc sông cạn, tại Xuyên Thanh, một Tiểu đoàn Mỹ đã lọt vào trận địa phục kích của R20 và bị tiêu diệt gần như hoàn toàn... Lúc bấy giờ, trong dân gian xuất hiện câu ca: “Trên trời có phản lực cơ\Ở dưới mặt đất có R hai mươi”. Câu ca ngạo nghễ đó cũng là lời tuyên dương của dân gian về đứa con vũ trang của mình.
Sau một thời gian ngắn được công tác với anh Thận, tôi nhận ra anh là một nhà lãnh đạo đầy suy tư. Anh suy nghĩ tìm cho ra lời đáp của câu hỏi lớn, vấn đề lớn lúc ấy là “Làm thế nào để đánh Mỹ thắng Mỹ?”. Có được lời đáp ấy là cả một quá trình, là công sức của cả một tập thể, là kết tinh sáng tạo và hy sinh của biết bao nhiêu người. Hồi đó anh em cán bộ Ban Tuyên huấn Quảng Đà thường nói với nhau “khi nào thấy ông ngồi một mình, im lặng, bàn tay lâu lâu lại đập nhẹ vào đầu thì chớ hỏi chi, để ông suy nghĩ cho hết mạch”...
Mấy hôm rồi, tôi luôn cùng anh Thận và Ban Tuyên huấn xuống đồng bằng lao vào những công việc mà sau này tôi mới biết đó là sự chuẩn bị cho chiến dịch xuân Mậu Thân. Một lần, chúng tôi men theo con suối lớn ngoằn ngoèo có tên là Khe Chín Khúc để xuống núi. Khi cả đoàn ngồi nghỉ, một người ngẫu hứng khởi xướng: “Anh em đang chuẩn bị cho Báo Giải phóng Quảng Đà (của Ủy ban Mặt trận Dân tộc giải phóng Quảng Đà) ra số 100, đề nghị thủ trưởng Thận cho anh em một bữa liên hoan”. “Sự kiện này đáng liên hoan quá, liên hoan lớn mới được”, anh Thận vui vẻ đồng ý nhưng đưa yêu cầu, “làm gì thì làm, phải đảm bảo tối nay kịp vượt qua đường cái ngang xuống Xuyên Thanh hay sang Gò Nổi”. Một cuộc hội ý chớp nhoáng và đi đến thống nhất: Trên đường xuống sẽ ghé Lộc Thành mua một con chó về làm thịt tổ chức liên hoan.
Hà (cảnh vệ được phân công đi với anh Thận) và tôi nhận phần đi mua chó. Mua được rồi, Hà lấy dây dừa cột vào cổ chó dắt đi. Mới được một quãng thì con chó giở chứng không chịu đi, Hà phải kéo mạnh. Đi thêm đoạn nữa, nó ngã lăn ra vì chết ngạt. Chúng tôi đành phải gùi nó về điểm hẹn. Đến nơi, mọi người mở gùi xem, ai cũng khen con chó béo chỉ tiếc là đã chết rồi không làm được món tiết canh.
Mỗi người một việc, làm lông, thui vàng, làm lòng, xẻ thịt diễn ra nhanh chóng. Anh em xác định trong mấy món chủ lực có thịt nấu ráo, xáo xương cẳng nấu với nước luộc thịt. Cánh đi chợ Phú Thuận mua gia vị cũng đã về với đủ thứ cần thiết từ dầu phụng, ngũ vị hương, đậu phụng, tiêu tỏi, rau thơm rau sống, bánh tráng... Ai đó hỏi tôi “Nhà báo có tham gia món nào không?”. Tôi trả lời: “Để cho một ít thịt đã lóc hết xương, tôi làm món thịt chó nướng lá nghệ”. Bữa liên hoan mừng Báo Giải phóng Quảng Đà ra số 100 vui vẻ, rôm rả, ai cũng khen món thịt chó gói lá nghệ nướng. Anh Thận bảo: “Chưa biết văn chương chữ nghĩa tay này thế nào, riêng món thịt chó nướng hôm nay thì được đấy”...
Với tôi, trong những tháng ngày cùng cán bộ, chiến sĩ và nhân dân Quảng Đà bám trụ đánh Mỹ, niềm vui lớn nhất là đã mau chóng hòa nhập với đất và người nơi đây - Nơi tôi được sinh ra, tuy không có cơ hội lớn lên nhưng đã cho tôi cơ hội trưởng thành.
Nguyễn Đình An

Bài viết này tuy không liên quan trực tiếp đến trận Núi Thành nhưng cũng đã nói lên tinh thần quyết tâm đánh Mỹ của quân dân Quảng Đà, tuy nhiên trong bài viết có nhiều chỗ nói đến việc lính Mỹ xin cám heo ăn, có nơi tiêu diệt gọn hàng tiểu đoàn lính Mỹ v..v.. , điều đó có thể tạo nên một chút nghi ngờ chăng?
Logged
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #8 vào lúc: 07 Tháng Tám, 2010, 04:41:30 pm »

"Thu được 2 AR15".Có lộn không?Lúc này Mỹ đang dùng M14 mà.
có lộn không đó pa, làm gì có M14. chỉ có M16 hay nói đúng hơn là AR15-M16

M14 là vũ khí cá nhân chính của TQLC Mỹ trong thời gian đầu ở VN (Ảnh chụp trong trận Vạn Tường).

Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
ongbom_f2
Thành viên
*
Bài viết: 912


« Trả lời #9 vào lúc: 07 Tháng Tám, 2010, 06:28:38 pm »

...Bắt đầu từ đó, các lực lượng du kích tại chỗ của ta đánh thắng nhiều trận nhỏ, tiêu diệt một số lính Mỹ nống ra khỏi căn cứ. Riêng ở vành đai Chu Lai, ngay trong trận đầu, anh em đã loại khỏi vòng chiến một tiểu đội Mỹ, thu được hai khẩu AR 15 và một số quân trang quân dụng.

Em nghĩ là có AR 15

..." Trong năm 1962, Mỹ DoD Cơ quan dự án nghiên cứu nâng cao (ARPA) mua 1.000 súng trường AR-15 từ Colt và gửi những súng trường cho miền Nam Việt Nam, cho lĩnh vực thử nghiệm.  Cùng một năm mang lại cho các báo cáo glowing về "hiệu quả của màu đen " súng trường mới, được sử dụng bởi các lực lượng Việt Nam. "..



________________________

..." Với phát triển nhanh chóng hiện diện của quân đội Hoa Kỳ tại Việt Nam, năm 1966 Chính phủ Hoa Kỳ làm cho lớn mua hàng đầu tiên của súng trường Ar-15 / M16, đặt hàng 840 000 súng trường cho lực lượng Mỹ vũ trang, trị giá gần 92 triệu $, và năm 1967 quân đội Mỹ chính thức thông qua XM16E1 súng trường như là một "tiêu chuẩn Mỹ Rifle, 5.56mm, M16A1". " ...



Logged
Trang: 1 2 3 4 5 6 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM