Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 08:02:56 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Sự nghiệp cả cuộc đời  (Đọc 118913 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« vào lúc: 05 Tháng Bảy, 2010, 12:21:06 pm »


Tên sách: Sự nghiệp cả cuộc đời
Tác giả: A.Va-xi-lép-xki
Nhà xuất bản: Tiến bộ và Quân đội Nhân dân
Năm xuất bản: 1984
Số hoá: ptlinh, Sao Vàng

Cùng Bạn Đọc

Những năm gian khổ của cuộc Chiến tranh giữ nước vĩ đại của nhân dân Liên Xô ngày càng lùi sâu vào lịch sử. Nhưng thời gian không thể làm mờ và không thể xóa nhòa nó trong ký ức của nhân dân. Thắng lợi đối với bọn phát-xít Đức là thắng lợi đối với lực lượng phản động của chủ nghĩa đế quốc, thắng lợi của sự nghiệp xã hội chủ nghĩa sáng ngời.

Có nhiều cuốn sách chuyên viết về cuộc chiến tranh đã qua. Tuy nhiên, không vì thế mà mọi người ít quan tâm đến những cuốn sách ấy. Mỗi một cuốn sách mới phản ánh chân thực cuộc chiến tranh đó - một cuộc chiến tranh thần thánh đối với nhân dân Liên Xô - là lại thêm một bằng chứng về chiến công vĩ đại mà nhân dân đã thực hiện vì tự do và độc lập của Tổ quốc mình, vì hòa bình và tiến bộ.

Trong khói lửa của những cuộc chiến đấu rất ác liệt vào những năm của cuộc Chiến tranh giữ nước vĩ đại, Nhà nước xô viết gồm nhiều dân tộc và các Lực lượng vũ trang của nó đã chứng tỏ sự bền vững của mình. Sự trưởng thành về nghệ thuật quân sự, phẩm chất của các cán bộ lãnh đạo quân sự đã được thực tiễn kiểm nghiệm, đó là những người đã từng mặt đối mặt với bọn tướng lĩnh phát-xít vẫn được coi là những tên có kinh nghiệm nhất trong các quân đội tư sản.

Tôi lấy làm sung sướng và tự hào rằng trong những năm gian khó nhất của Tổ quốc, theo khả năng của mình, tôi đã có dịp góp phần vào cuộc đấu tranh của các Lực lượng vũ trang Liên Xô quanh vinh và cùng nếm trải những cay đắng của thất bại và ngọt bùi của thắng lợi.
Trong quá trình chiến tranh. các cán bộ quân sự xô-viet đã trưởng thành và được tôi luyện. Bản thân tôi cũng như các cán bộ chỉ huy quân sự xô-viết khác, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, đã trưởng thành và tích lũy được kinh nghiệm chiến đấu.

Khi cuộc Chiến tranh giữ nước vĩ đại bùng nổ, tôi công tác tại Bộ Tổng tham mưu với cương vị cục phó Cục tác chiến, quân hàm thiếu tướng. Ngày 1 tháng Tám năm 1941, theo quyết định của Ban chấp hành trung ương Đảng, tôi được bổ nhiệm lảm cục trưởng Cục tác chiến và phó tổng tham mưu trưởng, và từ tháng Sáu năm 1942 đến tháng Hai năm 1945, tôi được bổ nhiệm làm tổng tham mưu trưởng kiêm thứ trưởng Bộ dân ủy quốc phòng. Về sau, tôi được chỉ định làm tư lệnh phương diện quân và ủy viên Đại bản doanh Bộ Tổng tư lệnh tối cao, tiếp đó làm tổng tư lệnh bộ đội Viễn Đông.

Như vậy, hầu như trong suốt cuộc Chiến tranh giữ nước vĩ đại tôi trực tiếp tham gia lãnh đạo các Lực lượng vũ trang. Vì thế, trong cuốn sách này, tôi nói trước hết và chủ yếu về hoạt động của Đại bản doanh Bộ Tổng tư lệnh tối cao, cơ quan công tác chủ yếu của nó - Bộ Tổng tham mưu và đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt của các Lực lượng vũ trang Liên Xô là tư lệnh các phương diện quân và tập đoàn quân, các hội đồng quân sự và bộ tham mưu của các cấp đó.

Cuốn sách được viết căn cứ vào tài liệu thực tế mà tôi biết rõ và được các văn kiện lưu trữ xác nhận, phần lớn những văn kiện này chưa được công bố. Mục đích chủ yếu của tập hồi ký của tôi là nói rõ dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng cộng sản, thắng lợi cực kỳ to lớn đã giành được như thế nào, nêu rõ những phương pháp và hình thức mà các cơ quan lãnh đạo quân sự xô-viết đã áp dụng trong quá trình đấu tranh vũ trang. Trong cuộc đấu tranh đó cũng có những thiếu sót và sai lầm.

Trong cuốn sách này, tôi cũng sẽ nói đến những điều đó. Song, cố nhiên, đó không phải là điều chủ yếu trên con đường đầy gian khó mà các chiến sĩ xô-viết đã trải qua cho đến ngày thắng lợi.

Trong cuốn sách này tôi mong muốn nói lên sự hùng mạnh về quân sự của Nhà nước xô-viết, phẩm chất chiến đấu và tinh thần của các chiến sĩ xô-viết hàng ngày đã lớn lên như thế nào, khoa học quân sự đã phát triển ra sao, các cán bộ quân sự, đặc biệt là các cán bộ lãnh đạo quân sự đã trưởng thành ra sao.

Cần nói thẳng rằng tất cả những cán bộ chỉ huy quân sự xô-viết đều là những người thể hiện một cách nhất quán những nguyên tắc cơ bản của nghệ thuật quân sự Liên Xô: kiên quyết, linh hoạt và cơ động. Ngay trong những tháng đầu của cuộc chiến tranh, họ đã tỏ rõ những phẩm chất cao quý của người lãnh đạo quân sự: hiểu biết đầy đủ và sâu rộng bản chất và đặc tính của cuộc chiến tranh hiện đại và khả năng dự kiền quá trình diễn biến và kết thúc những trận đánh phức tạp nhất.

Cuốn sách này nói nhiều về công tác của những người đại diện Đại bản doanh Bộ Tổng tư lệnh tối cao.

Tôi đánh giá cao loại sách viết về cuộc chiến tranh đã qua. Chiến công mà quân đội và nhân dân Liên Xô đã thực hiện dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản trong cuộc đấu tranh chống phát-xít là chiến công có một không hai trong lịch sử thế giới. Khó mà đánh giá hết được ý nghĩa của việc tuyên truyền về chiến công đó.

Thực tế cuốn sách của tôi xuất bản khá chậm (vào năm 1973) là vì mấy lý do. Cần phải tiến hành một công tác to lớn trong kho lưu trữ và chuẩn bị cơ sở thực tế cho cuốn sách. Trong thời gian chiến tranh, tôi không hề nghĩ rằng tôi sẽ viết tập hồi ký chiến tranh này. Toàn bộ tâm tư và mối lo âu của tôi đều dồn vào cuộc chiến tranh này. Và sau chiến tranh trong một thời gian dài, tôi lại hết sức bộn bề công việc. Hơn nữa, tôi bị ốm lâu nên cũng cản trở công việc viết cuốn sách này.

Sau một thời gian khi cuốn sách được xuất bản, tôi đã nhận được nhiều thư đề nghị và nhận xét của bạn đọc. Với điều kiện cho phép, tôi đã sửa chữa lại một số chỗ trong cuốn sách cho sáng tỏ và bổ sung thêm. Tôi cũng đã viết thêm hai chương mới, tức chương “Phòng thủ anh dũng Lê-nin-grát” và chương “Ở Bộ Tổng tham mưu”, còn chương “Ở Viễn Đông” có bổ sung thêm.

« Sửa lần cuối: 08 Tháng Ba, 2021, 12:12:28 pm gửi bởi ptlinh » Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #1 vào lúc: 05 Tháng Bảy, 2010, 12:21:58 pm »

Trước Đại chiến

Tháng Mười năm 1937, tôi bắt đầu công tác tại Bộ Tổng tham mưu. Lúc đó, tất nhiên tôi chưa biết được rằng tôi phải ở lại Bộ Tổng tham mưu nhiều năm, bộn bề công việc phức tạp, khó khăn nhất trong đời mình.

Tôi làm trưởng ban huấn luyện tác chiến - Bộ Tổng tham mưu cho đến tận tháng Sáu năm 1939. Lúc bấy giờ, phần lớn thời gian của tôi được sử dụng vào việc thực hiện những nhiệm vụ khác nhau về hình thức, nhưng đại khái gần giống nhau về nội dung mà B. M. Sa-pô-sni-cốp, người đứng đầu Bộ Tổng tham mưu, giao cho.

Thoạt tiên là soạn thảo thật tỉ mỉ các mệnh lệnh và chỉ thị hằng năm của bộ trưởng Bộ dân ủy quốc phòng Liên Xô về việc huấn luyện chiến dịch - chiến lược cho cán bộ lãnh đạo của Hồng quân công nông. Các văn kiện này nêu những điều tổng kết công tác trong năm và trên cơ sở đó ấn định nhiệm vụ cho năm mới. Đồng thời, phải đề ra những nhiệm vụ cụ thể cho từng quân khu, căn cứ vào nơi đóng quân, những đặc điểm riêng, khả năng vật chất và vai trò chung của quân khu đó trong hệ thống các Lực lượng vũ trang.

Có nhiều cái mà tôi đã biết trong công tác ở Cục quân huấn trước kia, nay lại phải tìm hiểu lại. Điều đó cũng dễ hiểu: trong thời gian qua, nhiều cái đã thay đổi, Hồng quân đã khác trước, khả năng chiến đấu của nó đã lớn lên về chất. Thế là tôi đã bắt đầu dần vào những vấn đề quan trọng mà tôi có nhiệm vụ phải phụ trách trước cuộc Chiến tranh giữ nước vĩ đại.

Công tác mà tôi làm bây giờ phức tạp và hệ trọng hơn rất nhiều so với tất cả các loại công tác tôi đã phụ trách từ trước cho đến năm 1937. Ở Bộ Tổng tham mưu, bên cạnh B. M. Sa-pô-sni-cốp và dưới sự lãnh đạo của đồng chí, tôi đã trưởng thành về tầm nhìn tác chiến, kinh nghiệm và kiến thức. Hình như lúc bấy giờ tôi mới hoàn toàn thấy hết tác dụng của từng quân chủng và binh chủng trong hệ thống các Lực lượng vũ trang.

Ban huấn luyện tác chiến của Bộ Tổng tham mưu đã tính đến tình hình quốc tế căng thẳng. Nước Đức đã gây ra hết cuộc xâm lược này đến cuộc xâm lược khác. Tháng Ba năm 1938. Đức chiếm Áo, và đến tháng Chín thì người ta ký bản hiệp ước Muy-ních nhục nhã về việc thôn tính vùng Xu-đét của Tiệp Khắc. Tình hình ở Tây Ban Nha ngày càng rắc rối, tình thế của những người bảo vệ chế độ cộng hòa xấu đi.

Nguy cơ từ phía Nhật Bản đối với đất nước xô-viết cũng tăng lên. Tháng Bảy năm 1938, bọn quân phiệt Nhật đã vũ trang tiến công vào lãnh thổ Liên Xô ở hồ Kha-xan. Chúng muốn thăm dò sự sẵn sàng chiến đấu của ta. Sau khi được lệnh của Bộ chỉ huy quân sự, ngày 2 tháng Tám, bộ đội Liên Xô đã chuyển sang tiến công.

Chiến sự kéo dài một tuần lễ. Quân Nhật gồm hai sư đoàn bộ binh, một lữ đoàn bộ binh, một lữ đoàn kỵ binh cũng như mấy trung đoàn xe tăng và tiểu đoàn súng máy độc lập, được 70 máy bay chiến đấu yểm trợ, đã bị đánh bại, tàn quân của chúng bị đánh bật ra khỏi lãnh thổ Liên Xô. Trong các trận đánh này, bộ đội Hồng quân đã tỏ ra có sức chiến đấu lớn mạnh hơn trước, có tinh thần và bản lĩnh chiến đấu cao.

Những trận đánh ở hồ Kha-xan xác nhận những điều cơ bản của các điều lệnh và điều lệ quân sự Liên Xô là đúng đắn và phù hợp với những đòi hỏi của tình hình và của kỹ thuật chiến đấu mới. Đồng thời, những trận đánh đó cũng bộc lộ một số thiếu sót trong việc huấn luyện chiến đấu của bộ đội tập đoàn quân Viễn Đông (Pri-mô-ri-ê), đặc biệt trong hiệp đồng tác chiến giữa các binh chủng, trong việc điều khiển bộ đội và sự sẵn sàng động viên của bộ đội.

Việc phân tích kinh nghiệm ở hồ Kha-xan đã đưa tới những điều sửa đổi việc huấn luyện chiến đấu và chiến dịch của bộ đội và các bộ tham mưu. Bản dự thảo mệnh lệnh nhân việc này do Bộ Tổng tham mưu soạn, theo như lời B. M. Sa-pô-sni-cốp, đã được bộ trưởng dân ủy chấp nhận một cách hài lòng và Bộ chính trị Ban chấp hành trung ương Đảng xét duyệt. Dĩ nhiên, khi xem xét bản dự thảo, người ta đã có những điểm sửa chữa, những điều bổ sung quan trọng và giải thích rõ thêm.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #2 vào lúc: 05 Tháng Bảy, 2010, 12:22:49 pm »

Suốt thời gian đó, tình hình chung ở Bộ Tổng tham mưu vẫn khá phức tạp. Có lẽ trước đây chưa khi nào tôi lại phải làm việc căng thẳng đến như thế.

Cả ở phía Tây và phía Đông đều đã sặc mùi thuốc súng. Trong những điều kiện đó, các quân khu kế cận biên giới được giao nhiệm vụ đặc biệt là sẵn sàng để hành động tức thời. Các quân khu được giao những nhiệm vụ hết sức khẳn trương tổ chức những cuộc tập trận chiến dịch - chiến lược.

Tôi có tham dự một cuộc vào mùa hè năm 1938. Đó là một cuộc tập trận rất phức tạp của cán bộ lãnh đạo Quân khu Ki-ép, hồi đó mới đổi tên là Quân khu đặc biệt Ki-ép. Mùa hè năm 1938, ở đây thành lập bốn cụm quân: kỵ binh, Ô-đét-xa, Vin-ni-txa và Gi-tô-mia. Cụm quân kỵ binh là một liên đoàn cơ động khá mạnh đối với thời đó, gồm hai quân đoàn kỵ binh và những đơn vị pháo binh, xe tăng, v. v. có nhiệm vụ mở mũi đột kích hay phản kích địch ở bất kỳ địa điểm nào trong quân khu. Còn ba cụm kia thì là những liên đoàn kiểu tập đoàn quân gồm những sư đoàn bộ binh, lữ đoàn xe tăng, đơn vị các loại và bộ đội bảo đảm.

Cuộc tập trận của cán bộ lãnh đạo do tư lệnh Quân khu đặc biệt Ki-ép là X. C. Ti-mô-sen-cô và tham mưu trưởng quân khu là N. Ph. Va-tu-tin điều khiển. Tháng Chín năm 1938, khi Tiệp Khắc bị uy hiếp, mà chúng ta thì chưa biết là vụ phản bội Muy-ních sẽ phá vỡ cuộc phòng thủ của Tiệp Khắc, và định cùng với Pháp đến chi viện cho Tiệp Khắc, đúng theo hiệp ước đã ký kết, thì bộ tư lệnh Quân khu đặc biệt Ki-ép nhận được chỉ thị của bộ trưởng dân ủy C. E. Vô-rô-si-lốp là đưa cụm quân Vin-ni-txa vào tư thế sẵn sàng chiến đấu và điều nó đến biên giới quốc gia của Liên Xô.

Trên địa phận các tỉnh Ca-mê-nét - Pô-đôn-xki và Vin-ni-txa, quân đoàn kỵ binh 4, quân đoàn xe tăng 25 và quân đoàn bộ binh 17, hai lữ đoàn xe tăng độc lập, bảy trung đoàn không quân đã bắt đầu hành quân. Trong lúc đó, cụm quân Giô- mia (quân đoàn kỵ binh 2, quân đoàn bộ binh 15 và Cool đang kết thúc diễn tập trên đia phận các tinh Ki-ép, Tséc-ni-gốp và Gi-tô-mia - đã tập trung ở vùng Nô-vô-grát - Vô-lưn-xki và Sê-pê-tốp-ca. Tổ tác chiến của bộ tham mưu quân khu đóng ở Prô-xcu-ròp.

Toàn bộ công tác của Bộ Tổng tham mưu được tiến hành dưới sự lãnh đạo trực tiếp của B. M. Sa-pô-sni-côp. Sa-pô-sni-cốp hồi đó cứ mỗi năm lại càng có thêm uy tín của một nhà hoạt động quân sự xuất sắc và một chuyên gia rất có kinh nghiệm, đặc biệt về các vấn đề công tác tham mưu. Những hiểu biết sâu rộng về nhiều mặt của đổng chí rất cần thiết trong thời kỳ phức tạp đó. Công tác dưới sự lãnh đạo trực tiếp của đồng chí, chúng tôi, những cán bộ tham mưu, ngày càng học thêm được nhiều kỹ năng lý thuyết và thực hành tổ chức, lập kế hoạch và tiến hành các chiến dịch quy mô tập đoàn quân và phương diện quân.

Tháng Tám năm 1938, tôi lại được phong cấp (lữ đoàn trưởng). Mùa thu năm 1938, những công trạng ít ỏi của tôi lại một lần nữa được tuyên dương. Theo một bản mệnh lệnh của Bộ Tổng tham mưu, tôi được khen vì “tận tụy hoàn thành tốt những nhiệm vụ lớn, quan trọng”. Nhiệm vụ chủ yếu trong số đó là tham gia vào việc soạn thảo bản mệnh lệnh tổng kết của bộ trưởng Bộ dân ủy quốc phòng Liên Xô về các vấn đề huấn luyện chiến đấu, thảo bản chỉ thi về đợt huấn luyện tác chiền mùa đông cho cán bộ lãnh đạo của Hồng quân công nông, và chuẩn bị bản dự thảo mệnh lệnh của bộ trưởng Bộ dân ủy - về tổng kết các chiến sự ở Viễn Đông, ở vùng hồ Kha-xan.
Năm 1939 có sự thay đổi ít nhiều trong công tác của tôi: là trưởng ban huấn luyện tác chiến, tôi được giao kiêm nhiệm phó trưởng phòng tác chiến của Bộ Tổng tham mưu.

Năm 1939 là năm dồn dập đến mức tối đa những sự kiện làm cho tình hình quốc tế căng thẳng thêm nhiều; cuộc chiến tranh thế giới thứ hai đang tới gần. Phòng tác chiến Bộ Tổng tham mưu làm việc không nghỉ. Cần phải chú ý đến khả năng những âm mưu chính trị - quân sự khác nhau của các cường quốc đế quốc. Cũng phải chú ý đến cả những sự thay đổi về tiềm lực kinh tế - quân sự của các quốc gia xâm lược do chúng ngày càng xâm chiếm thêm nhiều lãnh thổ mới, quân đội của chúng có thêm những kinh nghiệm chiến đấu.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #3 vào lúc: 05 Tháng Bảy, 2010, 12:23:23 pm »

Tôi không nói nhiều về các sự kiện mọi người đã rõ, mà chỉ nói rằng các sự kiện dó đã trực tiếp phản ánh vào công tác hàng ngày của chúng tôi. Bộ Tổng tham mưu liên tục chú ý theo dõi xem các sự kiện diễn biến như thế nào. Tuy lúc bấy giờ chưa có tất cả những tài liệu về các âm mưu câu kết ngấm ngầm của giới cầm quyền các cường quốc đế quốc, song Chính phủ Liên Xô cũng đã đoán được thủ đoạn hai mặt của chúng và đã cảnh giác đề phòng.

Ban chấp hành trung ương Đảng và Chính phủ Liên Xô thực hiện các chỉ thị của Đại hội lần thứ XVIII Đáng cộng sản (b) toàn Liên bang là không để cho bọn đế quốc lôi kéo Liên Xô vào chiến tranh. Thấy rõ rằng Anh, Pháp và Ba Lan không muốn ký kết hiệp định cùng chung sức đấu tranh chống sự xâm lược của Hít-le, Liên Xô đã đồng ý đề nghị của Đức ký kết hiệp ước không xâm phạm lẫn nhau. Ký được hiệp ước đó ngày 23 tháng Tám. Liên Xô đã làm sụp đổ các kế hoạch của thế lực phản động quốc tế và làm cho tình hình xoay chuyển có lợi về phía mình. Bấy giờ, cả Nhật Bản cũng phải thừa nhận thất bại của chúng ở Khan-khin - Gôn và ký với Liên Xô một hiệp định về xóa bỏ tình trạng xung đột giữa hai bên vào ngày 15 tháng Chín.

Ngày 1 tháng Chín năm 1939, chiến tranh thế giới thứ hai đã bắt đầu với cuộc tiến công của Đức vào Ba Lan. Cũng ngay trong ngày hôm đó, khóa họp của Xô-viết tối cao Liên Xô đã thông qua Luật nghĩa vụ quân sự phổ thông. Hồng quân đã hoàn toàn trở thành chính quy. 
Như bây giờ chúng ta đã biết rõ, ngay cả đến khi chiến tranh bùng nổ rồi, Anh và Pháp vẫn còn hy vọng đứng ngoài và xô đẩy Đức đánh nhau với Liên Xô. Vì vậy, họ đã để cho Hít-le đánh bại Ba Lan một cách nhanh chóng, họ tiến hành “cuộc chiến tranh lạ lùng”, ngồi chờ cuộc xung đột giữa Liên Xô và Đức.

Cuộc tiến quân nhanh chóng của phát-xít Đức về phía Đông, nguy cơ Tây U-crai-na và Tây Bê-lô-ru-xi-a bị chúng chiếm đã làm tăng thêm lòng mong muốn của nhân dân lao động các vùng này được hợp nhất với các nước Cộng hòa xô viết và đặt ra cho các Lực lượng vũ trang Liên Xô nhiệm vụ chi viện các dân tộc anh em đó.

Giữa tháng Chín năm 1939, để bảo vệ các vùng này, Chính phủ Liên Xô đã ra lệnh cho quân đội vượt qua biên giới và giải phóng Tây U-crai-na và Tây Bê-lô-ru-xi-a. Béc-lin buộc phái đồng ý chấp nhận giới tuyến ở khoáng đường ranh giới phía Đông của lãnh thổ nhân chủng Ba Lan.

Luân Đôn và Pa-ri lại đặt hy vọng vào Phấn Lan và bắt đầu xúi giục Phần Lan chống lại Liên Xô. Âm mưu của Anh và Pháp lôi kéo E-xtô-ni-a, Lát-vi-a và Lít-va vào chiến tranh chống Liên Xô bị thất bại. Trước áp lực của các lực lượng dân chủ, mùa thu năm 1939, chính phủ các nước này đã phải ký kết với Liên Xô hiệp ước tương trợ và để cho Liên Xô đặt những đơn vị quân đội, sân bay và căn cứ hải quân tại một số địa điểm ở vùng Pri-ban-tích. Như vậy là ngăn ngừa được Đức đánh chiếm các nước nhỏ này vào lúc đó, và các nước này không thể bị dùng làm bàn đạp tiến công Liên Xô.

Bộ dân ủy quốc phòng đã phải làm rất nhiều việc trong tình hình cuộc xung đột quân sự đang chín muồi giữa Liên Xô và Phần Lan và trong quá trình xung đột đó. Những cố gắng của Chính phủ Liên Xô nhằm giải quyết vấn đề này bằng một thỏa ước chung hai bên đều có lợi đã vấp phải sự từ chối của các giới cầm quyền nước Phần Lan tư sản mà sau lưng họ là các cường quốc đế quốc đang hy vọng sử dụng lãnh thổ Phần Lan làm bàn đạp tiến công Liên Xô.

Trong điều kiện tình hình đáng lo ngại ở phía biên giới Tây - Bắc đất nước, Ban chấp hành trung ương Đảng và Chính phủ Liên Xỏ đã giao cho Bộ dân ủy quốc phòng phải nghiên cứu những biện pháp đối phó cần thiết để đảm bảo an toàn cho Tổ quốc.

Hội đồng quân sự tối cao của Hồng quân công nông đã xem xét các vần đề sẵn sàng chiến đấu của các Lực lượng vũ trang Liên Xô trong trường hợp nổ ra một cuộc xung đột quân sự do Phần Lan khiêu khích.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #4 vào lúc: 05 Tháng Bảy, 2010, 12:24:01 pm »

Do chức trách công tác, tôi cũng có quan hệ trực tiếp với việc xây dựng bản kế hoạch phản kích. Tư tưởng cơ bản và nội dung chính của nó là do B. M. Sa-pô-sni-cốp đề ra. Khi báo cáo kế hoạch với Hội đồng quân sự tối cao, B. M. Sa-pô-sni-cốp đã nhấn mạnh rằng tình hình quốc tế trước mắt đòi hỏi những hành động quân sự trả đũa phải được tiến hành và kết thúc trong một thời hạn hết sức ngắn, bởi vì nếu không thế thì Phần Lan sẽ nhận được từ bên ngoài một sự chi viện quan trọng, xung đột sẽ kéo dài.

Song, Hội đồng quân sự tối cao không chấp nhận kế hoạch đó và ra chỉ thị cho tư lệnh Quân khu Lê-nin-grát K. A. Mê-rét-xcốp vạch ra một phương án kế hoạch mới về việc bảo vệ biên giới và mở mũi phản kích khi xảy ra xung đột.

Phương án phản kích do bộ tư lệnh và bộ tham mưu Quân khu Lê-nin-grát xây dựng đã được đưa trình I. V. Xta-lin và đã được duyệt y. Theo phương án này, các đơn vị chủ yếu của quân khu được tập hợp lại thành tập đoàn quân 7 gồm hai quân đoàn (19 và 50), với nhiệm vụ, trong trường hợp có xâm lược, đột phá “tuyến Man-néc-hem” trên eo đất Ca-rê-ri-a và tiêu diệt chủ lực quân đội Phần Lan tại đây. K. A. Mê-rét-xcốp được giao nhiệm vụ trực tiếp chỉ huy tập đoàn quân 7. Còn ở xế về phía Bắc, trên một chính diện lớn, dài đến 1.500 ki-lô-mét, thì dự kiến sẽ có hoạt động của những đơn vị hết sức yếu về cơ cấu, vì không được bổ sung đầy đủ: các tập đoàn quân 8, 9 và 14.

Ngày 26 tháng Mười một năm 1939, ở gần làng Mai-ni-la, phía Phần Lan đã bắn vào bộ đội biên phòng Liên Xô. Trong mấy ngày tiếp theo, những hành động khiêu khích này lại tái diễn nhiều lần. Ngày 30 tháng Mười một, các đơn vị Hồng quân bắt đầu những hành động quân sự nhằm đẩy lui quân địch và bảo đảm an toàn biên giới Liên Xô.

Suốt tháng Chạp, bộ đội Quân khu Lê-nin-grát, vấp phải sự kháng cự kịch liệt và bị tổn thất nặng, chỉ vượt qua được khu vực chướng ngại vật và tiến đến dải phòng ngự chủ yếu của “tuyến Man-néc-hem”. Những cố gắng đột phá nó trong hành tiến đều không có kết quả. Cần phải tăng cường cho đội quân tác chiến thêm nhiều binh đoàn, thêm vũ khí và kỹ thuật chiến đấu. Những điều này và nhiều điều không kém quan trọng khác nữa đã không được dự kiến trong bản kế hoạch được chuẩn y, thành thử hàng loạt vấn đề đã phải giải quyết ngay.

Cuối tháng Chạp năm 1939, Hội đồng quân sự tối cao buộc phải cho ngừng cuộc tiến công để tổ chức việc điều khiển cho vững vàng hơn, đặt lại kế hoạch chiến dịch đột phá “tuyến Man-néc-hem” và chuẩn bị đầy đủ cho chiến dịch đó.

Các vấn đề này được xem xét tại một phiên họp đặc biệt của Bộ chính trị Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản (b) toàn Liên bang trong những ngày đầu tháng Giêng năm 1940. Được mời đến dự còn có tư lệnh và các ủy viên hội đồng quân sự Quân khu Lê-nin-grát, các tư lệnh hai Quân khu đặc biệt miền Tây và Ki-ép (hồi tháng Chạp các đồng chí này đã đến ở các đơn vị Quân khu Lê-nin-grát với tư cách là quan sát viên và cố vấn), và nhiều cán bộ phụ trách trong Bộ dân ủy quốc phòng và Bộ Tổng tham mưu. Việc chuẩn bị hội nghị được giao cho B. M. Sa-pô-sni-cốp.

Ngay từ đầu cuộc xung đột, phó tổng tham mưu trưởng thứ nhất, I. V. Xmô-rô-đi-nốp, đã được bộ trưởng Bộ dân ủy quốc phòng phái ra mặt trận để giúp đỡ cho Quân khu Lê-nin-grát. Do đó, theo quyết định cua tổng tham mưu trưởng, tôi được lệnh tạm thời tham gia vào công việc với cương vị là phó tổng tham mưu trưởng về các vấn đề tác chiến. Chính trong những ngày này là những lần đầu tôi được đi cùng với Sa-pô-sni-cốp đến Crem-li, là những lần đầu tiên tôi được gặp các ủy viên Bộ chính trị Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản (b) toàn Liên bang và được gặp I. V. Xta-lin.

Hồi tưởng lại thời gian đó tôi lại luôn luôn thấy rất cám ơn B. M. Sa-pô-sni-cốp đã giúp đỡ tôi rất nhiều bằng những lời nói thiện ý, những lời khuyên và những điều chỉ bảo cho tôi trong công tác căng thẳng. Không thể không chú ý rằng bản thân B. M. Sa-pô-sni-cốp ở đây được mọi người rất kính trọng.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #5 vào lúc: 05 Tháng Bảy, 2010, 12:24:41 pm »

Ngày 7 tháng Giêng năm 1940, theo đề nghị của Bộ Tổng tham mưu, để đột phá “tuyến Man-néc-hem” ở eo đât Ca-rê-li-a, đã thành lập Phương diện quân Tây - Bắc do X. C. Ti-mô-sen-cô chỉ huy. A. A. Giơ-đa-nốp, bí thư thứ nhất tỉnh ủy Lê-nin-grát Đảng cộng sản (b) toàn Liên bang, được bổ nhiệm làm ủy viên Hội đồng quân sự phương diện quân và I. V. Xmô-rô-đi-nôp làm tham mưu trưởng. Phương diện quân mới thành lập này gồm có tập đoàn quân 7 (năm quân đoàn bộ binh) dưới quyền chỉ huy của K. A. Mê-rét-xcốp và tập đoàn quân 13 (ba quân đoàn bộ binh) dưới quyền chỉ huy của V. Đ. Gren-đan.

Việc hoàn thành xây dựng kế hoạch đột phá “tuyến Man-néc-hem" được giao cho X. C. Ti-mô-sen-cô và Bộ Tổng tham mưu. Sau khi bản kế hoạch điều chỉnh lại này được phê chuẩn, bộ chỉ huy phương diện quân, các tập đoàn quân, Bộ Tổng tham mưu và bộ máy của Bộ dân ủy quốc phòng đã tiến hành một công tác to lớn nhằm chuẩn bị cuộc đột phá và cuộc tiến công nói chung.

Đội quân đã được bố trí lại một cách thích đáng. Người ta đặc biệt chú ý đến việc đảm bảo bộ đội bằng những phương tiện tăng cường, trước tiên là bằng pháo có hỏa lực mạnh và máy bay. Trong tháng Giêng, bộ đội tiến hành diễn tập thực hành trên những mô hình dã chiến các công sự địch được tạo lập tại hậu phương gần mặt trận, để tập dượt cách thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu sắp tới. Đầu tháng Hai, các công tác chuẩn bị ở các đơn vị và các bộ tham mưu đã kết thúc. Ngày 11 tháng Hai năm 1940, phương diện quân chuyển sang tiến công, chọc thủng tuyến phòng ngự của địch và tiến lên phía trước một cách thắng lợi .

Nhìn thấy những ý đồ của mình không thể tránh khói phá sản, chính phủ Phần Lan đã yêu cầu Liên Xô ký kết hòa ước Tháng Ba năm 1940, hòa ước được ký.

Việc ký kết hòa ước giữa Liên Xô và Phần Lan đã phá vỡ kế hoạch của bọn đế quốc Anh - Pháp lôi kéo Liên Xô vào cuộc chiến tranh. Đồng thời, Liên Xô đã có thể cải thiện tình thế chiến lược của mình ở phía Tây - Bắc và phía Bắc. Vấn đề tạo điều kiện bảo đảm an toàn cho Lê-nin-grát, Muổc-man-xcơ, đường sắt Muốc-man-xcơ đã được giải quyết và mở ra những triển vọng tốt đế phát triển quan hệ Liên Xô - Phần Lan trên tinh thần láng giềng thân thiện và hợp tác.

Trên cơ sở tỉnh táo phân tích tình hình, Đảng cộng sản và Chính phủ Liên Xô đã ra sức củng cố các Lực lượng vũ trang, nâng cao khả năng phòng thủ đất nước, đặc biệt chú ý đến biên giới phía Tây và không quên rằng cuộc giao tranh quyết định với khối phát-xít đang đền gần.

Việc ký kết hòa ước giữa Phần Lan và Liên Xô làm cho bọn đế quốc rất thất vọng. Song chúng vẫn không từ bỏ các kế hoạch xâm lược của chúng đối với Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, chúng vẫn tiếp tục tích cực chuẩn bị tiến công Liên Xô. Các Lực lượng vũ trang Liên Xô phải khẩn trương lên.

Tháng Tư năm 1940, tại điện Crem-li, theo nghị quyết của Hội nghị toàn thể Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản (b) toàn Liên bang họp vào tháng Ba, để tổng kết chiến cục mùa đông và vạch ra những sự chỉnh đốn cần thiết về tổ chức, trang bị và huấn luyện chiến đấu cho Hồng quân, Hội đồng quân sự tôi cao đã họp hội nghị mở rộng.

Tham gia hội nghị có các ủy viên Bộ chính trị Ban chấp hành trung ương Đảng, các đồng chí lãnh đạo Bộ dân ủy quốc phòng, các tư lệnh bộ đội, các ủy viên hội đồng quân sự và tham mưu trưởng các quân khu và tập đoàn quân, tư lệnh quân đoàn và sư đoàn đã ra trận, thủ trưởng các trường cao đẳng quân sự và các cán bộ quan trọng của Bộ Tổng tham mưu.

Tại hội nghị, trong quá trình thảo luận vấn đề “những nguyên tắc cơ bản về to chức huấn luyện chiến đấu cho bộ đội và các bộ tham mưu”, đã xây dựng nhiều nghị quyết có tính nguyên tắc nhằm tăng cường khả năng phòng thủ và sự sẵn sàng chiến đấu của Hồng quân.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #6 vào lúc: 05 Tháng Bảy, 2010, 12:25:29 pm »

Ban chấp hành trung ương Đảng và Chính phủ Liên Xô đã tiến hành những thay đổi lớn trong thành phần lãnh đạo của Bộ dân ủy quốc phòng. Cuộc cải tổ đã thực tế kéo dài mãi cho đến khi bắt đầu Chiến tranh giữ nước vĩ đại. Tháng Năm năm 1940. Hội đồng quốc phòng trực thuộc Hội đồng bộ trưởng dân ủy Liên Xô do C. E. Vô-rô-si-lốp đứng đầu, còn bộ trưởng Bộ dân ủy quốc phòng là Nguyên soái Liên Xô X. C. Ti-mô-sen-cô. Tất nhiên là trong cơ quan Bộ dân ủy và Bộ Tổng tham mưu cùng có sự sắp xếp lại.

Cũng vào khoảng đó, tôi được bổ nhiệm làm phó cục trưởng thứ nhất Cục tác chiến của Bộ Tổng tham mưu, sau khi tôi được phong sư đoàn trưởng. Từ giữa tháng Tư năm 1940, tôi tham gia vào một công tác quan trọng của Bộ Tổng tham mưu là nghiên cứu kế hoạch đánh trả một cuộc xâm lược có thể xẳy ra. Phải nói đúng rằng đến lúc đó thì công việc chủ yếu đã làm xong rồi. Trong suốt mấy năm gần đây, việc chuẩn bị kế hoạch do B. M. Sa-pô-sni-côp trực tiếp chỉ đạo, và đến lúc đó, Bộ Tổng tham mưu đã làm xong bản kế hoạch để trình lên Ban chấp hành trung ương Đảng xét duyệt.

Những phương hướng chính đề xây dựng bản báo cáo là do B. M . Sa-pô-sni-cốp nêu cho chúng tôi. Ngày 7 tháng Năm năm 1940, đồng chí ấy được phong quân hàm Nguyên soái Liên Xô. Bản dự tháo báo cáo chúng tôi cùng làm với N. Ph. Va-tu-tin và Gh. C. Ma-lan-đin.

Trung tướng N. Ph. Va-tu-tin, một trong những người cầm quân xuất sắc trong Chiến tranh giữ nước vĩ đại, ngay từ hồi bấy giờ đã rất nổi tiếng trong hàng ngũ lãnh đạo của Hồng quân công nông. Sinh ra trong một gia đình bần nông ở làng Tsê-pu-khi-nô tỉnh Cuốc-xcơ, N. Ph. Va-tu-tin bắt đầu con đường chiến đấu của mình khi 19 tuổi vào Hồng quân và tham gia diệt trừ bọn phỉ phản cách mạng ở U-crai-na. Lao động khắc nghiệt của người lính là trường học đầu tiên của vị tướng tương lai, trường học đó đã rèn luyện cho đồng chí thái độ nghiêm chỉnh rất mực trong việc thi hành nghĩa vụ chiến đấu, sự kiên nghị của tính chất và tinh thần cương quyết trong hành động.

Công tác quân sự là năng khiếu của đồng chí. Suốt 20 năm phục vụ trong Hồng quân, trải qua nhiều chức vụ chỉ huy và công tác tham mưu, đồng chí đã có những kinh nghiệm chiến đấu vững vàng, nhất là ở Quân khu đặc biệt Ki-ép, mà ở đây đồng chí làm tham mưu trưởng và là một trong số các cán bộ lãnh đạo Phương diện quân U-crai-na trong thời gian giải phóng Tây U-crai-na. N. Ph. Va-tu-tin có trình độ lý luận tuyệt vời. Đồng chí đã tốt nghiệp Trường bộ binh Pôn-ta-va, Trường cao đẳng quân sự liên hợp Ki-ép, Học viện quân sự mang tên Phrun-dê và Học viện Bộ Tổng tham mưu.

Trung tướng Ma-lan-đin trước đây là phó của N. Ph. Va-tu-tin ở bộ tham mưu Quân khu đặc biệt Ki-ép và cũng có nhiều kinh nghiệm. Năm 1940, hai đồng chí đó về Bộ Tổng tham mưu. N. Ph. Va-tu-tin làm cục trưởng Cục tác chiến, Gh. C. Ma-lan-đin làm cục phó. Về sau, N. Ph. Va-tu-tin làm phó tổng tham mưu trưởng thứ nhát, còn Gh. C. Ma-lan-đin làm cục trưởng Cục tác chiến.

Chúng tôi làm việc rất ăn ý và rất khẩn trương. Trong những tháng đó, kế hoạch tác chiến đã choán hết mọi suy nghĩ của chúng tôi. Kế hoạch đã nêu rõ nước Đức Hít-le là kẻ thù chắc nhất và là kẻ thù chủ yếu. Dự kiến là về phía Đức có thể có I-ta-li-a tham chiến, nhưng như kế hoạch nhận định, chắc là I-ta-li-a chỉ đánh ở vùng Ban-căng, tạo nên sự đe dọa gián tiếp biên giới quốc gia chúng ta. Có nhiều khả năng là phía Đức còn có Phần Lan (những kẻ cầm đầu nước này, sau khi Pháp thua trận và quân Anh thất bại ở Đoong-kéc, đã ngả về phía Béc-lin), Ru-ma-ni (“nước phụ thuộc cung cấp nguyên liệu” điển hình của nước Đức từ năm 1939 và đến mùa hè năm sau thì nói chung là đã từ bỏ thái độ trung lập mà ngả theo khối phát-xít) và Hung-ga-ri (hồi đó đã tham gia “hiệp ước chống Quốc tế cộng sản”).
B. M. Sa-pô-sni-cốp cho rằng xung đột quân sự có thể hạn chế ở biên giới phía Tây của Liên Xô. Trong trường hợp đó, kế hoạch tác chiến dự kiến tập trung lực lượng chủ yếu của đất nước ở ngay phía đó. Không loại trừ cuộc tiến công của Nhật vào Viễn Đông, đồng chí đề nghị tập trung tại đây một lực lượng đủ để đảm bảo tình hình ổn định cho chúng ta.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #7 vào lúc: 05 Tháng Bảy, 2010, 12:26:09 pm »

Tiếp đó, khi nói về dự kiến hướng công kích chủ yếu của địch, B. M. Sa-pô-sni-cốp cho rằng hướng triển khai chủ lực có lợi nhất đối với Đức và do đó có khả năng xảy ra nhất là ở phía Bắc cửa sông Xan. Do đó, kế hoạch cũng dự kiến triển khai chủ lực của ta trên dải từ ven biển Ban-tích đến Pô-lê-xi-ê tức là trên khu vực của các Phương diện quân Tây - Bắc và Tây.

Theo kế hoạch, để đảm bảo hướng phía Nam cũng cần hai phương diện quân, nhưng lực lượng và phương tiện ít hơn. Tính tổng cộng, kế hoạch dự kiến nước Đức cần có 10-15 ngày kể từ khi bắt đầu tập trung, để triển khai lực lượng trên biên giới phía Tây nước ta. Về thời hạn có thế bắt đầu chiến tranh thì trong báo cáo không nói gì. Đây là những nét chung của báo cáo.

Bản dự thảo đó và bản kế hoạch triển khai chiến lược các đơn vị Hồng quân được báo cáo trực tiếp với I. V. Xta-lin vào tháng Chín năm 1940, có một số ủy viên Bộ chính trị Ban chấp hành trung ương Đảng tham dự. Về phía Bộ dân ủy quốc phòng thì có bộ trưởng dân ủy X. C. Ti-mô-sen-cô. tổng tham mưu trường K. A. Mê-rét-xcôp đã nhận nhiệm vụ đó vào tháng Tám năm 1940 và phó tổng tham mưu trưởng thứ nhất N. Ph. Va-tu-tin trình bày bản kế hoạch.

K. A. Mê-rét-xcốp, tổng tham mưu trưởng sau B. M. Sa-pô-sni-cốp. đã trải qua một trường đời hơi khác. tuy cũng không ít biến cố hơn. Đồng chí cũng có khá nhiều kinh nghiệm công tác: về chính trị (đảng viên từ trước Cách mạng tháng Mười, chính ủy chi đội, sư đoàn và bộ tham mưu quân khu), về tham mưu (tham mưu trưởng lữ đoàn, sư đoàn, quân đoàn, tập đoàn quân và các quân khu) và về chỉ huy (ủy viên quân sự huyện, chỉ huy chi đội và sư đoàn, tư lệnh tập đoàn quân và các quân khu). Là một cán bộ thực hành có tài, K. A. Mê-rét-xcốp đã đưa vào công tác tham mưu phong thái của một vị tư lệnh chủ yếu dựa vào kinh nghiệm.

Cả hai đồng chí - B. M. Sa-pô-sni-cốp và K. A. Mê-rét-xcốp - đều gần gũi với cuộc sống, với nhịp mạch của cuộc sống, nhưng mỗi người có một kiểu riêng. B. M. Sa-pô-sni-cốp thì trầm tĩnh hơn, thích phân tích hơn và có lẽ là khô khan hơn một chút; còn K. A. Mê-rét-xcốp thì hoạt bát hơn (tất nhiên là do tuổi tác khác nhau), sôi nổi hơn, tự nhiên hơn, có sự láu lỉnh của dân gian và thích trào phúng.

Song, chúng ta hãy trở lại với bản kế hoạch đánh trả cuộc xâm lược. Theo K. A. Mê-rét-xcốp kể lại cho chúng tôi thì trong khi xét duyệt kế hoạch. I. V. Xta-lin đã phát biểu quan điểm của mình về hướng công kích chủ yếu có khả năng xảy ra nhiều nhất của kẻ địch sắp tới.
Theo ý kiến của Xta-lin, trong trường hợp chiến tranh, nước Đức sẽ ra sức hướng những cố gắng chủ yếu của chúng không phải vào trung tâm của mặt trận lúc đó sẽ xuất hiện trên đường biên giới Xô - Đức, mà vào phía Tây - Nam, để trước tiên chiếm lấy các vùng công nghiệp, nguyên liệu và nông nghiệp giàu có nhất của chúng ta. Do đó. Bộ Tổng tham mưu được giao nhiệm vụ làm lại kế hoạch, với dự kiến tập trung chủ lực của bộ đội Liên Xô ở hướng Tây - Nam.

Toàn bộ khối lượng công tác khổng lồ liên quan đến việc đó phải hoàn thành trong một thời hạn cực kỳ eo hẹp và chậm nhất là ngày 15 tháng Chạp phải nghiên cứu cho xong tất cả các vấn đề thuộc phạm vi Bộ dân ủy quốc phòng và Bộ Tổng tham mưu, đồng thời phải tính đến các vấn đề của Bộ dân ủy giao thông vận tải và còn phải xác định nhiệm vụ cho các quân khu để từ ngày 1 tháng Giêng năm 1941, bộ tư lệnh và bộ tham mưu các quân khu có thể bắt tay vào lập các kế hoạch của quân khu.

Đó là những tháng mà bọn phát-xít Đức, với sự dung túng của bọn đế quốc Anh và Pháp, đã giày xéo khắp châu Âu. Nước Pháp, đầu hàng từ mùa hè năm 1940, đã bị chia cắt, không quân Đức thực hiện các cuộc tập kích ồ ạt vào nước Anh. Nhật mở rộng chiến sự ở Trung Quốc. Ngày 27 tháng Chín, ở Béc-lin, Đức, I-ta-li-a, Nhật đã ký cái gọi là “hiệp ước chống Quốc tế cộng sản” về liên minh quân sự. Như mọi người biết nghĩ đều thấy rõ là trước tiên bản hiệp ước này nhằm chống Liên Xô.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #8 vào lúc: 05 Tháng Bảy, 2010, 12:26:44 pm »

Chúng ta phải làm việc gấp rút. Hành động tội ác mới của nước Đức phát-xít ở Tây Âu - không những nó đã chiếm các nước nhỏ, mà chiếm cả Pháp - không thể không khiến cho chúng ta phải hết sức coi chừng. Chúng ta phải chú ý rằng nước Đức đã nắm được hầu hết toàn bộ nền công nghiệp của châu Âu, tiềm lực quân sự của nó đã mạnh lên nhiều, và khát vọng xâm lược của nó đã tăng thêm. Nguy cơ bọn phát-xít tiến công Liên Xô đã trở thành hiện thực hơn.

Vì thế, tất cả chúng tôi nhiệt liệt hoan nghênh các biện pháp của Đảng cộng sản nhằm phát triển tôi đa nền công nghiệp quốc phòng, đẩy mạnh việc đổi mới trang bị kỹ thuật cho quân đội và hải quân, củng cố thêm sự sẵn sàng chiến đấu của bộ đội. Những ngành công nghiệp quốc phòng chủ yếu được đặc biệt quan tâm: công nghiệp chế tạo máy bay, xe tăng, đóng tàu, sản xuất pháo.

Công tác đảng và công tác chính trị trong các Lực lượng vũ trang được tăng cường. Bộ đội phấn khởi chào mừng đợt bổ sung cán bộ chính trị gia nhập quân đội theo lời kêu gọi của Đảng. Trong hai năm 1939 - 1940, Ban chấp hành trung ương Đảng đã phái 5.500 đảng viên cộng sản đến làm công tác đảng và chính trị trong quân đội và trong hải quân, và đến tháng Sáu năm 1941 thì thêm 3.700 đảng viên nữa.

Một số sự kiện đã có ý nghĩa quan trọng đại với việc củng cố an toàn ở biên giới Liên Xô: thông nhất các tỉnh miền Tây Bê-lô-ru-xi-a với nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô-viết Bê-lô-ru-xi-a và các tỉnh miền Tây U-crai-na và miền Bắc Bu-cô-vi-na với nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô- viết U-crai-na; phục hồi Chính quyền xô-viết ở Lát-vi-a, Lít-va, E-xtô-ni-a và ba nước này gia nhập Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô-viết; nhân dân lao động Bét-xa-ra-bi-a được giải phóng và trở về với gia đình anh em của các dân tộc trong Liên bang Xô-viết.

Những sự kiện lịch sử có ý nghĩa chính trị và xã hội rất lớn đối với vận mệnh của Tổ quốc xã hội chủ nghĩa nói chung đó lại còn cho phép chuyển dịch biên giới quốc gia của Liên Xô ra thêm 250-300 ki-lô-mét về phía Tây. Nhưng phải thừa nhận rằng biên giới mới cũng đặt ra cho chúng ta hàng loạt vấn đề khó khăn trong lĩnh vực củng cố an ninh, và đáng tiếc là mãi đến khi bắt đấu chiến tranh cũng chưa hoàn toàn giải quyết được.

Cách bố trí phòng thủ đất nước phải sắp xếp lại khá nhiều và gấp rút để trong một thời gian ngắn nhất có thể nắm vững và củng cố các vùng gần biên giới mới. Người ta đã có những quyết định về việc trang bị công trình kỹ thuật cho các vùng đó bằng cách xây dựng tại đây những tuyến phòng ngự có chiều sâu lớn và hiện đại đối với thời ấy; về việc phát triển đường sắt bằng cách cải tạo từ cỡ đường ray Tây Âu sang cỡ đường ray của nước ta và xây dựng thêm nhiều nhà ga; về việc xây dựng đường bộ, đường dây thông tin và tất cả những cái cần thiết bảo đảm cho bộ đội có thể tập trung, bố trí và triển khai được nhanh chóng, và có thể tác chiến được khi phải đánh trả cuộc xâm lược của kẻ thù.

Song thời gian để thực hiện những quyết định quan trọng đó ít quá Chúng tôi, những cán bộ Cục tác chiến Bộ Tổng tham mưu rất lo lắng về khả năng vận chuyển kém của đường sắt nhất là những đoạn đường ở phía Tây biên giới cũ. Mạn phía Tây con đường sắt Ô-vru-tsơ - Cô-rô-xten - Sê-pê-tốp-ca - Ca-mê-nét - Pô-đôn-xki chạy dọc biên giới chỉ có năm tuyến đường với khả năng vận chuyển kém hơn 2.5 lần so với mạn phía Đông con đường đó. Trên lãnh thổ các tỉnh phía Tây U-crai-na và ở vùng Pri-ban-tích thì có khá hơn chút ít.

Việc xây dựng các sân bay và bố trí các kho quân sự ngay sát gần biên giới mới vào những năm 1940 - 1941 là không hợp lý. Bộ Tổng tham mưu và các đồng chí ở Bộ dân ủy quốc phòng trực tiếp chỉ đạo việc cung cấp và đảm bảo đời sống và hoạt động chiến đấu của bộ đội đã cho rằng hợp lý nhất là khi sắp bắt đầu chiến tranh, ta nên có những kho dự trữ cơ bản đặt ở xa biên giới quốc gia, chẳng hạn như trên tuyến sông Vôn-ga.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #9 vào lúc: 05 Tháng Bảy, 2010, 12:27:27 pm »

Một số đồng chí lãnh đạo khác của Bộ dân ủy (đặc biệt là Gh. I. Cu-lích, L. D. Mê-khơ-li-xơ và E. A. Sa-đen-cô) thì lại kiên quyết phản đối ý kiến đó. Các đồng chí đó cho rằng cuộc xâm lược sẽ nhanh chóng bị đẩy lùi và cuộc chiến tranh trong mọi trường hợp sẽ chuyển sang lãnh thổ địch. Rõ ràng là họ bị ràng buộc vào quan niệm sai lầm về sự diễn biến của cuộc chiến tranh được dự kiến. Đáng tiếc là đã có ảo tưởng như thế.

Và có người đã rút ra kết luận sai lầm rằng hoạt động của bộ đội Liên Xô nhất thiết ngay từ đầu đã có tính chất chỉ có tiến công và thắng lợi liên tục, và một khi đã như vậy thì ngay từ thời bình đã phải chuyển các sân bay và kho tàng đến gần bộ đội hơn. Do đó, khi chuẩn bị cho chiến tranh cũng phải đặt chúng ở trên lãnh thổ các vùng gần biên giới mới.

Hoạt động ngoại giao trong những tháng ấy cũng cực kỳ căng thẳng. Ngày 7 tháng Mười một năm 1940, sau cuộc diễu binh và tuần hành của nhân dân lao động ở Quảng trường Đỏ tại Mát-xcơ-va, tướng V. M. Dơ-lô-bin, người được giao những nhiệm vụ đặc biệt quan trọng bên cạnh bộ trưởng Bộ dân ủy quốc phòng, và tôi được gọi đến gặp X. C. Ti-mô-sen-cô.

Bộ trưởng dân ủy báo cho chúng tôi biết trong những ngày sắp tới, theo quyết định của chính phủ, chúng tôi phải đi Béc-lin với tư cách là chuyên viên quân sự trong phái đoàn chính phủ, còn những chỉ thị cần thiết thì sẽ do trưởng đoàn trực tiếp giao cho chúng tôi. Phái đoàn do Chủ tịch Hội đổng bộ trưởng dân ủy kiêm bộ trưởng Bộ dân ủy ngoại giao V M. Mô-lô-tôp dẫn đầu. Chuyến đi này là do Béc-lin đề nghị trước.

Phái đoàn lên đường ngày 9 tháng Mười một bằng một chuyến xe lửa đặc biệt chạy ngoài giờ quy định. Cùng đi với đoàn trong chuyến tàu này có đại sứ Đức tại Liên Xô, bá tước Phôn đe Su-len-buốc. Liên lạc vô tuyến điện với Mát-xcơ-va được giữ thường xuyên. Ngay trong ngày đầu của chuyền đi. trợ lý của V. M. Mô-lô-tôp là I. I. Láp-sôp đã mời V. M . Dơ-lô-bin và tôi đến gặp trưởng đoàn. Qua cuộc nói chuyện, chúng tôi dễ dàng hiểu ngay rằng cuộc đàm phán ở Béc-lin sẽ có tính chất thuần túy chính trị, và mục đích chính của chuyến đi này là Chính phủ Liên Xô muốn xác định xem âm mưu sắp tới của Hít-le như thế nào và làm trì hoãn cuộc xâm lược của Đức càng lâu càng tốt.

Chiều 10 tháng Mười một, tàu đến biên giới Liên Xô. Tại ga biên giới Ét-cu-nen của Đức, nhà chức trách đường sắt địa phương đã nói mãi để cố nài phái đoàn chuyển sang đoàn tàu do họ “chuẩn bị đặc biệt". Phái đoàn Liên Xô, qua trưởng tàu của mình đã từ chối dứt khoát việc này, vì đoàn tàu của ta khi đến ga cuối cùng của Liên Xô đã đổi sang sàn xe kiểu Tây Âu rồi. Sau khi trưởng tàu Liên Xô tranh luận một hồi lâu với phía Đức, phía Đức phải nhượng bộ; đoàn tàu của ta được nối thêm hai toa xa-lông của Đức và tiếp tục chạy.

Sáng 12 tháng Mười một tàu đến Béc-lin. Ra đón chúng tôi ở ga An-han-tơ có một nhóm các nhà hoạt động của chính phủ Đức, dẫn đầu là bộ trưởng Bộ ngoại giao Phôn Ríp-ben-tơ-rốp và thống chế Cai-ten. Sau những nghi thức thường lệ trong những trường hợp như vậy, chúng tôi được đưa về ở lâu đài Ben-lơ-vuy. Ngay trong ngày hôm đó, trưởng đoàn của ta, cùng đi có đại sứ Liên Xô tại Béc-lin, các phiên dịch của ta và Phôn Ríp-ben-tơ-rốp, đến tòa nhà văn phòng quốc trưởng để gặp Hít-le.

Như liền sau đấy chúng tôi đã rõ, Hít-le âm mưu lôi kéo phái đoàn Liên Xô vào một trò chơi bẩn thỉu, đề nghị thảo luận một kế hoạch khiêu khích (phân chia thế giới) giữa Đức, I-ta-li-a, Nhật và Liên Xô. Sau khi cự tuyệt mánh khóe chính trị đó, Mô-lô-tốp yêu cầu trả lời cụ thể các câu hỏi của ta về chính sách của Béc-lin - Trung Âu và Đông - Nam Âu cũng như về những mục đích của nước Đức ở Phần Lan và Ru-ma-ni. Không hiểu lẫn nhau nên hai bên đã giải tán.

Và đến tối, có cuộc tiếp khách tại Đại sứ quán Liên Xô ở đường Un-tơ đen Lin-đơn, đến dự có thống chế H. Gơ-rinh, phó của Hít-le, phụ trách lãnh đạo đảng quốc xã, R. Ghét-xơ, bộ trưởng bộ ngoại giao Phôn Ríp-ben-tơ-rốp và nhiều người khác. Chưa kịp ngồi vào bàn thì nghe thấy còi báo động phòng không: máy bay Anh đang tiến về phía Béc-lin. Cuộc tiếp khách phải bỏ dở.
Logged
Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM