Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 09:31:41 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Sự nghiệp cả cuộc đời  (Đọc 119131 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #200 vào lúc: 17 Tháng Chín, 2010, 11:47:05 am »

Từ phía Nam, các đơn vị của Phương diện quân Bê-lô-ru-xi-a 1 tiến như vũ bão, chiếm Xtôn-bơ-txư, Ne-xvi-giơ và cắt đứt con đường sắt đi Ba-ra-nô-vi-tsi. Ngày 3 tháng Bảy, bộ đội các Phương diện quân Bê-lô-ru-xi-a 3 và 1 đã gặp nhau ở giữa Min-xcơ. Về phía Đông, đại bộ phận lực lượng của cụm tập đoàn quân “trung tâm” bị Phương diện quân Bê-lô-ru-xi-a 2 đánh dồn, lại sa vào một “cái chảo”. Tại đây có các đơn vị của tập đoàn quân 4 của Đức rút lui từ Mô-ghi-li-ốp và tàn quân của tập đoàn quân xe tăng 3 và tập đoàn quân 9 bị đánh tan tác ở Vi-tép-xcơ, Oóc-sa và Bô-brui-xcơ.

Quân địch điên cuồng cố gắng phá vòng vây ở các hướng Tây - Nam, Nam và Bắc, nhưng bị tổn thất rất nặng mà không đạt kết quả gì. Thoạt đầu, Đại bản doanh giao nhiệm vụ tiêu diệt cánh quân địch đó cho Phương diện quân Bê-lô-ru-xi-a 2 và tập đoàn quân 31 thuộc Phương diện quân Bê-lô-ru-xi-a 3, sau đó lại giao cho các tập đoàn quân 33 và 31, khi tập đoàn quân 33 được chuyển từ Phương diện quân Bê-lô-ru-xi-a 2 sang Phương diện quân Bê-lô-ru-xi-a 3.

Kết quả, ngày 12 tháng Bảy, toàn bộ quân địch đã đầu hàng. Gần 38.000 tên bị bắt làm tù binh cùng với toàn bộ phương tiện kỹ thuật, quân dụng và vật tư hậu cần của tập đoàn quân 4 của Đức. Trong số tù binh có 11 tên tướng chỉ huy quân đoàn và sư đoàn và cả một số đông sĩ quan.

Ngày 5 tháng Bảy, tôi đến thăm Min-xcơ, ấn tượng hết sức nặng nề. Thành phố bị bọn phát-xít tàn phá ghê gớm. Trong số các ngôi nhà to lớn thì chỉ có trụ sở Chính phủ Bê-lô-ru-xi-a, trụ sở mới của Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sán Bê-lô-ru-xi-a, nhà máy ra-đi-ô và Câu lạc bộ Hồng quân là chưa bị địch phá hoạt. Nhà máy điện, nhà ga xe lửa, đại đa số xí nghiệp công nghiệp và cơ quan đều bị phá.

Trong phạm vi thời gian cho phép, tôi chú ý xem xét công tác của bộ đội công binh. Họ cố gắng gỡ mìn thật nhanh cho thành phố. Các con đường sắt, đường nhựa và phần lớn đường đất, nhất là những con đường từ Min-xcơ đi Ra-cốp và xa hơn nữa đến Vô-lô-gin đều ngổn ngang những phương tiện kỹ thuật của địch bỏ lại.

Ngày 16 tháng Bảy, quân du kích diễu binh chiến thắng qua Min-xcơ trong tiếng hò reo phấn khởi của nhân dân thành phố. Những chiến sĩ du kích, râu ria xồm xoàm, tất cả đều sung sướng được trở về thành phố quê hương, rầm rập tiến bước, lòng đầy tự hào.
Thủ đô Bê-lô-ru-xi-a lại đã được tự do. Đó là ngày hội không những của nhân dân Liên Xô, mà còn là của tất cả những người đấu tranh chống phát-xít.

Sau khi giải phóng Min-xcơ và Pô-lốt-xcơ, giai đoạn đầu của cuộc chiến đấu giành lại Bê-lô-ru-xi-a đã hoàn thành. Để lợi dụng tình hình đang diễn biến có lợi, ngày 4 tháng Bảy năm 1944, Bộ Tổng tư lệnh tối cao ra chỉ thị xác định rõ nhiệm vụ tiếp theo cho tư lệnh các Phương diện quân Pri-ban-tích 1, 2 và tất cả các Phương diện quân Bê-lô-ru-xi-a.

Phương diện quân Pri-ban-tích 1 (tập đoàn quân cận vệ 6, các tập đoàn quân 43, 39, tập đoàn quân cận vệ 2 và tập đoàn quân 51) phải phát triển tiến công đánh một đòn chủ yếu trên hướng chung vào Xven-txi-a-nư, Cau-na-xơ, và có nhiệm vụ trước mắt chậm nhất là ngày 10 - 12 tháng Bảy chiếm được tuyến Đau-gáp-pin-xơ - Nô-vưi-ê Xven-txi-a-nư ở Pốt-brốt-dê; sau đó, phải tự bảo đảm vững chắc cho mình ở phía Bắc để tiến công Cau-na-xơ và dùng một phần lực lượng đánh vào Pa-nê-vê-gi-xơ, Si-a-u-lai.

Chỉ thị của Đại bản doanh dự kiến điều tập đoàn quân xung kích 4 từ Phương diện quân Pri-ban-tích 1 cho Phương diện quân Pri-ban-tích 2 từ 24 giờ ngày 4 tháng Bảy, mặc dầu thời gian bước vào tiến công của các đơn vị khác thuộc phương diện quân không được nêu rõ trong chỉ thị của Đại bản doanh. Các đơn vị thuộc Phương diện quân Bê-lô-ru-xi-a 3 sẽ phát triển tiến công, đánh đòn chủ yếu vào Mô-lô-đê-tsnô, Vin-ni-út và chậm nhất là ngày 10 - 12 thảng Bảy sẽ giải phóng Vin-ni-út, Li-đa và tiến đến sông Nê-man để chiếm bàn đạp trên bờ sông phía Tây.

Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #201 vào lúc: 17 Tháng Chín, 2010, 11:47:50 am »

Các đơn vị của Phương diện quân Bê-lô ru-xi-a 2 được giao nhiệm vụ chậm nhất là ngày 12 - 15 tháng Bảy phải chiếm khu vực Nô-vô-gru-đôc, tiến đến sông Nê-man và sông Môn-tsát. Tiếp đó, chiếm Vôn-cô-vư-xcơ và tiến công về hướng Bê-lô-xtốc. Các đơn vị thuộc cánh phải Phương diện quân Bê-lô-ru-xi-a 1 có nhiệm vụ đánh chiếm các thành phố Ba-ra-nô-vi-tsi và Lu-ni-nét, và ngày 10- 12 tháng Bảy thì tiến đến tuyến Xlô-nim - sông Sa-ra - Pin-xcơ. Tiếp sau đó, các đơn vị của phương diện quân phải tiến công Brét, chiếm thành phố và tiến đến sông Tây Búc, bảo đảm bàn đạp trên bờ sông phía Tây.

Như vậy, chiến dịch do các đơn vị của các phương diện quân tiến hành còn có quy mô rộng lớn hơn nhiều. Các phương diện quân thuộc hướng chiến lược trung tâm ngay trong quá trình hoàn thành chiến dịch Bê-lô-ru-xi-a đã bước vào quét sạch địch khỏi các nước Cộng hòa liên bang Lát-vi-a và Lit-va. Trong tiến trình chiến dịch đó, bộ đội Liên Xô đã tiến đến sông Vi-xla và sông Na-rép, Hồng quân bắt đầu đánh đuổi bọn phát-xít ra khỏi lãnh thổ Ba Lan.

Trước mùa thu, các chiến sĩ Liên Xô cũng đã vượt biên giới giữa Liên Xô và Đông Phổ. 30 năm đã trôi qua, từ thời những người lính Nga kéo qua đây dưới lửa đạn đại bác hạng nặng của Đức. Và Đông Phổ lại một lần nữa nghe tiếng nói của người Nga. Nhưng giờ đây, đang tiến về phía Tây không phải là những người nông dân dốt nát và chẳng có chút quyền hành, ra chiến trường hy sinh vì mục đích của bọn tư bản và địa chủ, xa lạ đối với họ. Đang tiến về phía Tây bây giờ là những chiến sĩ của đất nước xô-viết vĩ đại, những người lính giải phóng, những chiến sĩ chống phát-xít, mang lại tự do cho các dân tộc châu Âu.

Trong giai đoạn đầu của chiến dịch Bê-lô-ru-xi-a, ta đã giải quyết xong các nhiệm vụ phá vỡ tuyến phòng ngự chiến lược của địch. Lúc bấy giờ cần phải bao vây và tiêu diệt thật nhanh các cánh quân chủ yếu của địch ở các vùng Vi-tép-xcơ Oóc-sa, Bô-brui-xcơ và Min-xcơ. Vì vậy, Đại bản doanh, trong khi tổ chức sự phối hợp của các phương diện quân, đã mở các mũi đột kích của các đơn vị đó chủ yếu theo những hướng gặp nhau. Sau khi thực hiện các nhiệm vụ đó thì vấn đề đặt ra là phải cấp tốc truy kích địch và mở rộng hơn nữa chỗ đột phá rất lớn.

Lúc này, Đại bản doanh lại yêu cầu các phương diện quân phải mở mũi đột kích theo các hướng khác nhau. Các Phương diện quân Bê-lô-ru-xi-a 2 và 3 chiến đấu ở giữa được lệnh tiến công về phía Tây. Còn các phương diện quân ở hai bên cánh thì triển khai thành hình quạt có tính chất chiến lược: Phương diện quân Pri-ban-tích 1 tiến công về phía Tây - Bắc, rồi sau đó về phía Bắc, Phương diện quân Bê-lô-ru-xi-a 1 tiến công về phía Tây - Nam.

Vào đầu tháng Bảy năm 1944, tình hình tại các phương diện quân như sau. Tập đoàn quân xung kích 4, sau khi giải phóng Pô-lốt-xcơ, đã tiến dọc con đường sắt đi Đau-gáp-pin-xơ. Và tại đây, nó được chuyển sang Phương diện quân Pri-ban-tích 2. Tôi khẩn khoản đề nghị Tổng tư lệnh tối cao chỉ thị ngay lúc bấy giờ cho phương diện quân đó biết thời hạn quy định chuyển sang tiến công. Nhưng việc đó không thực hiện được. Tôi nghĩ rằng tình hình đó đã khiến bộ tư lệnh Phương diện quân Pri-ban-tích 2 hoạt động có phần uể oải. Mà tình thế lại rất thuận lợi để tiến công.

Tập đoàn quân cận vệ 6, các tập đoàn quân 43 và 39 của Phương diện quân Pri-ban-tích 1 đang tiến đến Đau-gáp-pin-xơ và từ hồ Na-rô-tsơ tiến đến Xven-txi-a-nư. Sau đó, tập đoàn quân cận vệ - và tập đoàn quân 51 cũng được đưa vào trận tại đây. Quân đoàn xe tăng 1 cùng quay sang Tây - Bắc. Ở phía Nam Na-rô-tsơ thì có tập đoàn quân 5, tập đoàn quân cận vệ 11, tập đoàn quân 31 (một phần), tập đoàn quân 33 (chậm một ít), tập đoàn quân xe tăng cận vệ 5, quân đoàn cơ giới cận vệ 3, quân đoàn xe tăng cận vệ 2 và quân đoàn kỵ binh cận vệ 3 của Phương diện quân Bê-lô-ru-xi-a 3. Các đơn vị này đã kéo qua Xmoóc-gôn, Ô-smi-a-nư và dọc theo các thượng chi lưu của sông Nê-man mà tiến công vào Vin-ni-út và Li -đa.

Trong khi giữ mối liên hệ cá nhân và liên lạc bằng điện thoại hết sức chặt chẽ với các đồng chí I. Kh. Ba-gra-mi-an và I. Đ Tséc-ni-a-khốp-xki, tôi vẫn tiếp tục phối hợp hành động giữa các đơn vị của các đồng chí đó, thì nhận được chỉ thị của Tổng tư lệnh tối cao là phải đón tiếp ngoài mặt trận, trong thời gian sắp tới, tại một địa điểm thuận tiện cho tôi, tướng Bê-rô-út, trưởng phái đoàn quân sự Anh tại Liên Xô, và tướng Đin, trưởng phải đoàn quân sự Hoa Kỳ.

Mục đích họ đến gặp tôi, tổng tham mưu trưởng Hồng quân Liên Xô, là cốt để thông báo cho tôi biết chi tiết về tình hình tác chiến của quân đội Anh - Mỹ ở Noóc-măng-đi và trực tiếp tìm hiểu tại mặt trận sự phát triển cuộc tiến công của bộ đội Liên Xô ở Bê-lô-ru-xi-a.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #202 vào lúc: 17 Tháng Chín, 2010, 11:48:32 am »

Cuộc gặp gỡ giữa tôi với họ đã diễn ra tại bộ tham mưu Phương diện quân Bê-lô-ru-xi-a 3, trong một khu rừng, gần ga Cra-xnai-a với Bê-rô-út ngày 6 tháng Bảy, với đón sau đó mấy ngày. Sau khi thỏa thuận với I. Đ. Tséc-ni-a-khốp-xki, chúng tôi tổ chức cho họ đi thăm một khu vực mặt trận và gặp bọn tướng Đức bị bắt làm tù binh hiện đang giữ ở phương diện quân. Tư lệnh phương diện quân đã thết tiệc các trưởng phái đoàn quân sự Anh và Hoa Kỳ. Trong lúc nói chuyện, chúng tôi đã trao đổi ý kiến về tình hình chiến sự.

Ngày 6 tháng Bảy, trong cuộc nói chuyện bằng điện thoại, tôi lại một lần nữa đề nghị Tổng tư lệnh tối cao cho bắt đầu sớm các hoạt động tích cực của Phương diện quân Pri-ban-tích 2. Cánh phải Phương diện quân Pri-ban-tích 1 tiến quân dọc bờ Nam sông Tây Đvi-na ngày càng làm tăng thêm khoảng cách vốn đã rất xa giữa nó với cánh trái và nhất là với đại bộ phận lực lượng của Phương diện quân Pri-ban-tỉch 2.

Như vậy, bắt buộc phải điều thêm lực lượng để bảo đảm từ phía Bắc cho Phương diện quân Pri-ban-tích 1 và đồng thời vẫn chưa loại trừ được mối đe dọa đối với bộ phận chủ yếu của nó đang đánh địch trên các hướng Si-a-u-lai và Cau-na-xơ, nhất là bọn Đức lại rút bớt các đơn vị đang đối phó với các phương diện quân Pri-ban-tích 3 và 2 để không ngừng tăng cường cho cánh quân của chúng ở vùng Đau-gáp-pin-xơ đang từ phía Bắc đe dọa các tập đoàn quân của Phương diện quân Pri-ban-tích 1.

Trong lúc đó, tập đoàn quân cận vệ 6 ở cánh phải Phương diện quân Pri-ban-tích 1 tiến hành những trận đánh quyết liệt ở trước Đru-i-a. Các làng mạc trong vùng đó, địch và ta đã nhiều lần giành đi giật lại. Tôi cũng báo cáo với Xta-lin rằng, để tăng cường sườn phải của các đơn vị của Ba-gra-mi-an, đến ngày 8 tháng Bảy, chúng tôi sẽ điều quân đoàn bộ binh 22 về hướng Đau-gáp-pin-xơ và cũng cố gắng đến lúc đó sẽ chấn chỉnh xong quân đoàn xe tăng 1 sau những trận chiến đấu gay go ác liệt. Chúng tôi dự kiến bắt đầu cuộc tiến công trước mắt vào ngày 9 tháng Bảy.

Tổng tư lệnh tối cao đồng ý với các lập luận của tôi và hứa sẽ quyết định thời hạn cho Phương diện quân Pri-ban-tích 2 chuyến sang tiến công sau khi bàn với tư lệnh phương diện quân đó là A. I. Ê-ri-ô-men-cô.

Trong những ngày đó cũng đã giải quyết vấn đề đưa vào tác chiến ở phía Bắc không những các đơn vị của Phương diện quân Pri-ban-tích 2, mà cả của Phương diện quân Pri-ban-tích 3, còn ở phía Nam thì các đơn vị của Phương diện quân U-crai-na 1. Theo quyết định của Đại bản doanh, Phương diện quân Pri-ban-tích 2 sẽ chuyển sang tiến công ngày 10 tháng Bảy từ tuyến Nô-vô-rơ-giép - Pu-xtô-sca đánh vào Rê-déc-nê và cùng với các đơn vị của Phương diện quân Pri-ban-tích 1 đánh vào Đau-gáp-pin-xơ; Phương diện quân Pri-ban-tích 3 sẽ chuyển sang tiến công ngày 17 tháng Bảy, phá vỡ tuyến phòng ngự của địch và chiếm Pơ-xcốp.

Phương diện quân U-crai-na 1 phải bước vào tiến công ngày 13 tháng Bảy, lợi dụng kết quả của Phương diện quân Bê-lô-ru-xi-a 1 mà giáng một đòn quyết định vào các đơn vị quân Đức - Hung thuộc cụm quân “bắc U-crai-na" để giải phóng các vùng phía Tây U-crai-na khỏi ách quân xâm lược.

Kế hoạch cũng dự kiến Phương diện quân U-crai-na 1 phối hợp với cánh trái của Phương diện quân Bê-lô-ru-xi-a 1 sẽ tiến hành hai mũi tiến công đồng thời: mũi thứ nhất từ khu vực Lút-xcơ đánh vào Ra-va - Ru-xcai-a; mũi thứ hai từ khu vực Tác-nô-pôn đánh vào Dô-lô-tsép, Lơ-vốp, Pê-rê-mư-slơ.

Lúc bây giờ cũng quyết định là ở phía Bắc, ngày 26 tháng Bảy, Phương diện quân Lê-nin-grát sẽ mở lại cuộc tiến công trên hướng Nác-va. Cùng với Phương diện quân Pri-ban-tích 3, nó sẽ phát triển tiến công sang lãnh thổ E-xtô-ni-a.

Đêm 9 rạng ngày 10 tháng Bảy, trong lúc nói chuyện bằng điện thoại, I. V. Xta-lin khẳng định với tôi rằng, từ sáng sớm, các đơn vị của Ê-ri-ô-men-cô, theo đúng chỉ thị của Đại bản doanh, sẽ chuyển sang tiến công, và vì các đơn vị đó nhất định phải phối hợp chặt chẽ với các đơn vị của Ba-gra-mi-an, cho nên đồng chí đã báo cho tôi biết rằng Đại bản doanh đã quyết định giao cho tôi nhiệm vụ phối hợp cả hành động của các đơn vị thuộc Phương diện quân Pri-ban-tích 2. Nguyên soái Liên Xô Gh. C. Giu-cốp thì phối hợp hành động của các đơn vị thuộc các Phương diện quân Bê-lô-ru-xi-a 2 và 1 và Phương diện quân U-crai-na 1.

Như vậy là vào trung tuần tháng Bảy năm 1944, bộ đội Liên Xô đã mở cuộc tiến công trên một trận tuyến từ biển Ban-tich đến núi Các-pát. Thắng lợi ở Bê-lô-ru-xi-a đã dần dần chuyển thành thắng lợi của toàn bộ chiến cục mùa hè, nhất là vì cuộc tiến công của bộ đội Liên Xô vào Phần Lan mở màn chiến cục đó đang tiến gần đến chỗ kết thúc thắng lợi.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #203 vào lúc: 24 Tháng Chín, 2010, 08:30:27 pm »

TRẬN ĐÁNH PRI-BAN-TÍCH

Mặc dầu vào mùa hè năm 1944 nhiệm vụ được giao phối hợp hành động của cả Phương diện quân Pri-ban-tích 2 đã làm cho tôi thêm bận rộn, nhưng bây giờ, tôi lại có thể năng đến Phương diện quân Pri-ban-tích 1 hơn, vì tôi phối hợp hoạt động của nó với hoạt động của đơn vị bạn bên phải của nó là bộ đội Phương diện quân Pri-ban-tích 2.

Trong thời gian đầu thực hiện nhiệm vụ mới, tư lệnh Phương diện quân Pri-ban-tích 11. Kh. Ba-gra-mi-an chú ý chủ yếu đến cánh quân địch ở vùng Đau-gáp-pin-xơ. Gần Đau-gáp-pin-xơ đã diễn ra những trận chiến đấu đẫm máu. Việc tập đoàn quân xung kích 4 chiếm được Đrít-xa ngày 12 tháng Bảy năm 1944 đã tạo ngay điều kiện thuận lợi cho bộ đội Liên Xô đánh Đau-gáp-pin-xơ. Bọn địch tập trung tại đây không còn nghĩ gì đến việc đánh từ phía Bắc vào sườn của Phương diện quân Pri-ban-tích 1, mà chỉ nghĩ đến việc phòng thủ thành phố. Nhưng ta chỉ có thể chiếm Đau-gáp-pin-xơ và hoàn thành các nhiệm vụ giao cho phương diện quân trong trường hợp các đơn vị của Phương diện quân Pri-ban-tích 1 không phải làm nhiệm vụ tiến công đồng thời ở các hướng Tây, Tây - Bắc và Bắc.

Sau khi tham khảo ý kiến của I. Kh. Ba-gra-mi-an, tôi đề nghị Đại bản doanh bớt cho Phương diện quân Pri-ban-tích 1 nhiệm vụ đánh mũi chủ yếu bằng cánh trái vào Cau-na-xơ và cho phép chúng tôi tập trung mọi cố gắng ở cánh phải, để đánh vào Đau-gáp-pin-xơ, cho tập đoàn quân 51 và tập đoàn quân cận vệ 2 đang tiến đến phương diện quân đánh vào khu vực giữa, vào Pa-nê-vê-gi-xơ và Si-a-u-lai.

Tôi tin chắc rằng, nếu sắp tới mà phát triển đòn đánh đó vào Ri-ga thì có thể chia cắt tại đây tuyến phòng ngự của Đức một cách nhanh chóng và ít mạo hiểm hơn, tiến đến bờ biển Ban-tích, cắt đứt những con đường giao thông từ Pri-ban-tích tới Đông Phổ và làm cho cụm tập đoàn quân “bắc" bị tách rời xa khỏi nước Đức. Ngoài ra, việc đó nhất định sẽ ảnh hưởng tới sức kháng cự của các tập đoàn quân 16 và 18 của Đức nói chung, và lúc đó, các Phương diện quân Pri-ban-tích 2 và 3 sẽ tiến công một cách dễ dàng hơn từ tỉnh Pơ-xcốp về hướng vịnh Ri-ga.

Cuộc nói chuyện trên diễn ra đêm 11 rạng ngày 12 tháng Bảy. trước khi tôi chuẩn bị đáp máy bay sang Phương diện quân Pri-ban-tích 2. Nghe tôi nói xong, Tổng tư lệnh tối cao trả lời đồng ý với những đề nghị của chúng tôi, hỏi phương diện quân cần bao nhiêu thời giờ để chuẩn bị trận đánh và yêu cấu trong bất kỳ trường hợp nào cũng không được ngừng cuộc tiến công đang được tiến hành.

Chúng tôi thỏa thuận chậm nhất là vào ngày 20 tháng Bảy nên tổ chức trận đánh, có điều thêm lực lượng mới. Chúng tôi cũng thỏa thuận rằng tập đoàn quân 39 bên cánh trái phương diện quân đang nhằm mục tiêu Cau-na-xơ sẽ chuyển trở về Phương diện quân Bê-lô-ru-xi-a 3. Như vậy, đường ranh giới giữa các phương diện quân từ Pa-bra-đê sẽ chạy qua Kê-đai-ni-ai vào thung lũng sông Su-svê và đến cao nguyên Gơ-mút.

Thế là miền Nam Lít-va (Vin-ni-út, Cau-na-xơ, vùng sông Nê-man) sẽ thuộc “quyền phụ trách” của Tséc-ni-a-khốp-xki làm bàn đạp để đánh Đông Phổ. Phương diện quân Pri-ban-tích 1 quay hẳn sang hướng Tây - Bắc nhằm vào Cuốc-lan-đi-a và sang hướng Bắc nhằm vào Ri-ga. 

Cũng trong báo cáo đó gửi lên Tổng tư lệnh tối cao, tôi đề nghị điều của Tséc-ni-a-khốp-xki tập đoàn quân xe tăng cận vệ 5 và quân đoàn cơ giới cận vệ 3 cho Ba-gra-mi-an. Hai ngày sau thì tôi nhận được trả lời. Xta-lin nói rằng Phương diện quân Pri-ban-tích 1 được tăng cường thêm ba đơn vị có biên chế thiếu quân và vũ khí là tập đoàn quân cận vệ 2, tập đoàn quân 51 và quân đoàn cơ giới cận vệ 3 mà theo yêu cầu của tôi, xe tăng đang được gáp rút điều đến.

Đồng chí nói thêm, nêu tính rằng Phương diện quân Pri-ban-tích 2 và, sau đó, Phương diện quân Pri-ban-tích 3 sẽ bước vào tiến công thì, như vậy, các đơn vị của Phương diện quân Ba-gra-mi-an sẽ có đủ tất cả những điều kiện để hoàn thành các nhiệm vụ được giao, mặc dù là nhiệm vụ khó khăn thật. Do đó, Tổng tư lệnh tối cao đề nghị giữ tập đoàn quân xe tăng lại cho Tséc-ni-a-khốp-xki.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #204 vào lúc: 24 Tháng Chín, 2010, 08:31:13 pm »

Như vậy là tôi không đạt được kết quả gì trong những cố gắng để chứng minh tất cả cái lợi của việc dùng Phương diện quân Pri-ban-tích 1 được tăng cường thêm tập đoàn quân xe tăng cận vệ 5 vào việc cắt đứt các đường giao thông của cụm tập đoàn quân “bắc" trên các hướng Si-a-u-lai - Ri-ga hoặc Si-a-u-lai - Li-ê-pai-a.

Sau cùng, I. V. Xta-lin nói rằng, nếu cần thì sau này sẽ có thể làm như vậy, còn lúc này thì phải thực hiện các nhiệm vụ được giao bằng lực lượng sẵn có. Căn cứ vào quyết định được đề ra trước đây, Ba-gra-mi-an phải chuyển cho Tséc-ni-a-khốp-xki tập đoàn quân 39 ở cánh trái. Phương diện quân Bê-lô-ru-xi-a 3 thì phải chuyển cho Phương diện quân Bê-lô-ru-xi-a 2 quân đoàn kỵ binh cận vệ 3 ở cánh phải. Dự kiến là Tséc-ni-a-khốp-xki chỉ sẽ tiến công vào Đông Phổ từ phía Đông, còn các đơn vị của Da-kha-rốp thì sẽ tiến công từ phía Nam.

Sau khi đáp máy bay về Phương diện quân Pri-ban-tích 2, tôi tìm hiểu tình hình tại chỗ trong hai ngày. Các đơn vị của phương diện quân đó đang chiến đấu ở tuyến phòng ngự trung gian của địch bảo vệ cho Ô-pô-tsơ-ca. Xê-bê-giơ và Ô-xvây-a. Chọc thủng tuyến địa phòng ngự của địch có công sự kiên cố, tập đoàn quân cận vệ 10 (của M. I. Ca-da-cốp) và tập đoàn quân xung kích 3 (của V. A. I-u-skê-vích) đã tập trung chủ lực của mình vào các sườn phía trong và phát triển tiến công vào Rê-déc-nê.

Tập đoàn quân 22 (của G. P. Cô-rốt-cốp) từ hồ Ô-xvây-a đã tiến đến hồ Ru-sô-nư để cùng với các đơn vị bạn bên trái - tập đoàn quân xung kích 4 và tập đoàn quân cận vệ 6 - chiếm thành phố - pháo đài Đau-gáp-pin-xơ (bọn phát-xít đặt tên cho nó như thế).

Trong khi tôi ở chỗ Ê-ri-ô-men-cô, các tập đoàn quân của Ca-da-cốp và I-u-skê-vích đã tiến đến sông Vê-li-cai-a ở phía Bắc và phía Nam Ô-pô-tsơ-ca, vượt qua sông và cắt đứt con đường nhựa đi Xê-bê-giơ. Tuy vậy, đêm 13 rạng 14 tháng Bầy, Tổng tư lệnh tối cao đã quở trách tôi về nhịp độ tấn công chậm chạp của Phương diện quân Pri-ban-tích 2.

Sau khi chuyển lời quở trách đó cho A. I. Ê-ri-ô-men-cô và cùng đồng chí đó bàn các biện pháp nhằm thực hiện các chỉ thị của Đại bản doanh, tôi quay trở về Phương diện quân Pri-ban-tích 1 để giúp đỡ Ba-gra-mi-an thực hiện việc bố trí lại các đơn vị và chuyển sang tiến công từ ngày 20 tháng Bảy. Cụ thể là tôi đã chuyển 90 chiếc xe tăng trong tổng số xe tăng mà trên điều cho tôi, để tăng cường cho quân đoàn cơ giới cận vệ 3 là đơn vị sẽ đánh vào Pa-nê-vê-gi-xơ.

Tuy nhiên, tình hình mặt trận khiến tôi phải tập trung chú ý chủ yếu tới Phương diện quân Bê-lô-ru-xi-a 3 lúc đó đang thực hiện chiến dịch Vin-ni-út. Vin-ni-út, thủ đô nước Lít-va xô-viết, là một đầu mối phòng thủ kiên cố lớn của bọn Đức trên những con đường dẫn tới Đông Phổ. Tập đoàn xe tăng 3 của Đức, dưới sự chỉ huy của Ren-hác, bị tiêu hao ở vùng Vi-tép-xcơ và sau đó được bổ sung bằng các đơn vị điều từ các khu vực khác của mặt trận về, đã kéo về đây, đến con đường sắt Vin-ni-út - Li-đa.

Ngày 7 tháng Bảy, tập đoàn quân 5 của Phương diện quân Bê-lô-ru-xi-a 3 đã vu hồi Vin-ni-út từ phía Bắc, kéo qua Sê-ga-la và đánh thọc đến sông Vi-li-a, cắt đứt con đường sắt đi Cau-na-xơ ở Ê-vi-ê (Ve-vi-xơ) và sau khi đánh lùi các đợt phản kích của xe tăng địch, đã tiếp tục tiến vọt tới cửa sông Sven-tôi-a. Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 5 đã ghìm chặt cánh quân phát-xít tại Vin-ni-út ở chính diện.

Tập đoàn quân cận vệ 11 vu hồi Vin-ni-út ở phía Nam, đột phá đến Len-tơ-va-rít-xơ và Tơ-ra-cai và gặp tập đoàn quân 5 ở Vi-li-a. Một cánh quân gồm 15.000 tên địch đã rơi vào vòng vây. Bộ đội Liên Xô cấp tốc xông tới Cau-na-xơ và Xu-van-ki. Mọi cố gắng của bọn Hít-le hòng phá vây đều không mang lại kết quả gì. Cũng thời gian đó tập đoàn quân 31 đã chiếm Li-đa.

Ngày 13 tháng Bảy năm 1944, thành phố Vin-ni-út cổ kính đã đón chào bộ đội Liên Xô. Các binh đoàn đi trước đã vượt được 90 ki-lô-mét về phía Tây, tiến gần đến sông Nê-man. Tập đoàn quân của Ga-lít-xki đã chiến đấu giành A-h-tu-xơ; tập đoàn quân của Gla-gô-lép đã đi theo thung lũng sông Méc-ki-xơ đánh thọc về phía Đru-xki-nin-cai; quân đoàn kỵ binh của Ô-xli-cốp-xki đã tiến đến sát vị trí địch ở ngoại vi Grốt-nô.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #205 vào lúc: 24 Tháng Chín, 2010, 08:31:58 pm »

Tập đoàn quân bộ đội hợp thành 5 và tập đoàn quân xe tăng cận vệ 5 đã cùng hiệp lực để đập tan cố gắng quá chậm trễ của địch nhằm cứu cho đạo quân đóng ở Vin-ni-út khỏi phải đầu hàng. Sau đó, tập đoàn quân 5 của Crư-lốp tiến ồ ạt đến Cô-sây-đa-rư (Cai-sia-đô-ri-xơ), còn tập đoàn quân Xe tăng cận vệ 5 của Rốt-mi-xtơ-rốp thì được tôi quyết định bổ sung thêm cho 100 xe tăng T-34 với hy vọng sẽ sử dụng tập đoàn quân này vào các hoạt động của Phương diện quân Pri-ban-tích 1.

Cho đến cuối tháng Bảy, các đơn vị của Phương diện quân Bê-lô-ru-xì-a 3, với sự yểm trợ của tập đoàn quân không quân 1 đã tiến hành những trận đánh để củng cố các bàn đạp trên bờ Tây sông Nê-man. Tại đây, trung đoàn không quân tiêm kích độc lập 1 “Noóc-măng-đi" dưới quyền chỉ huy của thiếu tá Lui Đen-phi-nô, do những người yêu nước Pháp thành lập và đặt tên là trung đoàn không quân Nê-man, đã chiến đấu rất xuất sắc.

Hạ tuần tháng Bảy được đánh dấu bằng một loạt thắng lợi lớn của Hồng quân. Phương diện quân U-crai-na 1 đã tiêu diệt cánh quân phát-xít ở vùng Brô-đư, giải phóng Lơ-vốp, Pê-rê-mư-slơ, Xta-ni-xláp (hiện nay là I-va-nô - Phran-cốp-xcơ).

Vượt qua sông Vi-xla và chiếm bàn đạp Xan-đô-mia. Các tập đoàn quân của Phương diện quân Bê-lô-ru-xi-a 1 đã vượt qua sông Tây Búc, giải phóng Brét, Khen-mơ và Li-u-blin, sau đó tiến đến Vác-sa-va, vượt qua sông Vi-xla và chiếm các bàn đạp Mác-nu-sép và Pu-la-vư. Phương diện quân Bê-lô-ru-xi-a 2 giải phóng Bê-lô-xtốc. Phương diện quân Bê-lô-ru-xi-a 3 tiến đến gần Cau-na-xơ. Phương diện quân Pri-ban-tích 1 chiếm Pa-nê-vê-gi-xơ, Si-a-u-lai, Mi-ta-va (En-ga-va) và, cùng với Phương diện quân Pri-ban-tích 2, chiếm Đau-gáp-pin-xơ.

Quân đoàn cơ giới cận vệ 3 thậm chí đã đột phá về phía vịnh Ri-ga qua thung lũng Li-ê-lu-pê, mặc dầu chẳng được lâu. Phương diện quân Pri-ban-tích 2 chiếm Rê-déc-nê và tiến gần đến đồng bằng Lu-ba-na. Tại đây quân đoàn bộ binh người Lát-vi của trung tướng Đ K. Bran-tơ-can đã chiến đấu rất xuất sắc. Các tập đoàn quân của Phương diện quân Pri-ban-tích 3 đã chiếm Ô-xtơ-rốp, Pơ-xcốp và đã bắt tay vào công cuộc giải phóng miền Nam E-xtô-ni-a; các đơn vị của Phương diện quân Lê-nin-grát đã chiếm Nác-va. 

Trong những điều kiện của cuộc tiến công vô cùng rộng lớn những nhiệm vụ mới lại được đề ra cho các phương diện quân. Sau nhiều lần nói chuyện với các đại diện Đại bản doanh và các tư lệnh phương diện quân, Bộ Tổng tư lệnh tối cao đã đề ra cho các phương diện quân những chỉ thỉ riêng. Tư tưởng cơ bản của các chỉ thị đó là nhằm làm sao cho ngay trước mùa thu tạo được tiền để để giải phóng hoàn toàn vùng Pri-ban-tích và đánh vào Đông Phổ, củng cố vị trí ở Ba Lan và chuẩn bị giải phóng vùng Da-các-pát của U-crai-na.
Nhằm mục đích đó, ngày 27 tháng Bảy năm 1944, tức là giữa lúc bộ đội Liên Xô đang tiến như vũ bão, trên đã ra các chỉ thị sau đây:
Các Phương diện quân Pri-ban-tích sẽ đánh những đòn quyết định vào cụm tập đoàn quân “bắc” của Đức.

Các tập đoàn quân của Phương diện quân Lê-nin-grát có nhiệm vụ tiến công qua miền Bắc E-xtô-ni-a, tiêu diệt cụm tác chiến “nác-va" của bọn Đức để đánh vào Tan-lin, Tác-tu và Pi-ác-nu; các tập đoàn quân của Phương diện quân Pri-ban-tích 3 tiến qua miền Nam E-xtô-ni-a và miền Bấc Lát-vi-a để đánh vào Van-ga và Van-mi-e-ra; các tập đoàn quân của Phương diện quân Pri-ban-tích 2 kéo qua cao nguyên Vít-dê-mê đánh vào Ri-ga từ phía Đông; các tập đoàn quân của Phương diện quân Pri-ban-tích 1 từ Si-a-u-lai đánh vào Ri-ga từ phía Nam và dùng cánh trái đánh vào Mê-men (Clai-pê-đa).

Các Phương diện quân Bê-lô-ru-xi-a và Phương diện quân U-crai-na 1 sẽ tiến vào Đông Phổ và tiếp tục giải phóng Ba Lan. Đồng thời, có ý định cho các tập đoàn quân của Phương diện quân Bê-lô-ru-xi-a 3, sau khi chiếm Cau-na-xơ, sẽ tiến đến tuyến Ra-xây-ni-ai - Xu-van- ki và trụ chắc tại đó để chuẩn bị tiến vào lãnh thổ Đông Phổ từ phía Đông; các tập đoàn quân của Phương diện quân Bê-lô-ru-xi-a 2 thì đánh đòn chủ yếu vào Lôm-gia, Ô-xtơ-rô-len-ca, dùng cánh trái tiếp tục tiến công theo đồng bằng Đại Ba-lan vào Mơ-la-va, còn chủ lực thì trụ lại vững chắc để sau đó đánh vào Đông Phổ từ phía Nam, qua vùng hồ Ma-du-ru.

Các tập đoàn quân của Phương diện quân Bê-lô-ru-xi-a 1, khi tiến đến gần Vác-sa-va và vượt qua sông Vi-xla, sẽ đánh một đòn ở hướng Tây - Bắc, làm tê liệt trận địa phòng ngự của địch dọc theo sông Na-rép và Vi-xla và vạch kế hoạch tấn công Toóc-nơ (Tô-run) và Lat-dơ.

Các tập đoàn quân của Phương diện quân U-crai-na 2, sau khi vượt qua sông Vi-xia, sẽ đánh chiếm Đô-li-na, Đrô-gô-bư-tsơ và Xa-nốc, chiếm các đèo ở dãy núi Đông Các-pát, giữ vững ở đây, để vượt qua Da-các-pát tiến vào Hung-ga-ri, với dự kiến tiến công vào Tsen-xtô-khốp và Cra-cốp.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #206 vào lúc: 24 Tháng Chín, 2010, 08:32:33 pm »

Vì các phương diện quân mới cũng sẽ tham gia cuộc tiến công, nên ngày 29 tháng Bảy, Đại bản doanh đã ra chỉ thị giao cho Gh. C. Giu-cốp nhiệm vụ không những phối hợp hành động, mà còn chỉ đạo các chiến dịch của các Phương diện quân Bê-lô-ru-xi-a 2, 1 và Phương diện quân U-crai-na 1; tôi không những phối hợp hành động, mà còn chỉ đạo các chiến dịch của các Phương diện quân Pri-ban-tích 2, 1 và Phương diện quân Bê-lô-ru-xi-a 3.

Đó là hình thức chỉ đạo mới của Đại bản doanh đối với các phương diện quân. Hình thức này đã được thực hiện trong mấy tháng, và việc áp dụng nó chứng tỏ sự linh hoạt của Bộ Tổng tư lệnh tối cao. Cách làm việc như vậy đã cho tôi nhiều kinh nghiệm phong phú và rất có ích khi tôi được cử làm Tổng tư lệnh quân đội Liên Xô ở Viễn Đông.

Đồng thời, Đại bản doanh cũng ra nhiều chỉ thị khác nhằm cải tiến những hình thức chỉ đạo các phương diện quân. Ngày 30 tháng Bảy, ở miền Đông Các-pát lại thành lập Phương diện quân U-crai-na 4 đã bị giải tán sau khi giải phóng Crưm. Nó có nhiệm vụ chiếm U-giơ-gô-rốt, Mu-ca-tsê-vô và tiến đến vùng giáp giới giữa Hung-ga-ri và Xlô-va-ki. Thượng tướng I. E. Pê-tơ-rốp được cư làm tư lệnh phương diện quân.

Bây giờ thì Phương diện quân U-crai-na 1 có thế dốc hết tâm trí vào việc giải phóng Ba Lan, sau đó tiến vào Mô-ra-vi hoặc Xi-lê-di. Ngày 2 tháng Tám, các Phương diện quân U-crai-na 2 và 3 được lệnh xúc tiến chiến dịch I-át-xư- Ki-si-ni-ốp. Như vậy là Hồng quân đã chuẩn bị tiến công từ biển Ban-tích đến Biển Đen trên tất cả các hướng và hầu như cùng một lúc. Đó là điều chưa từng có trong lịch sử chiến tranh thế giới thứ hai.

Tình hình ở các phương diện quân mà tôi chỉ đạo thì sao? Đến cuối tháng Bảy năm 1944, tiền duyên (từ Bắc chỉ Nam) ở Lát-vi-a kéo dài từ hồ Lu-ba-na đến E-cáp-pin-xơ trên sông Tây Đvi-na (Đau-ga-va); từ đây, nó quay sang phía Tây đến sông Mê-mê-lê; sau đó, ngoặt gấp về phía Tây - Bắc và vòng qua Mi-ta-va ( En-ga-va) tiến ra vịnh Ri-ga cạnh Kê-mê-ri; ở đây, nó không kéo tới Tu-cum-xơ mà rẽ về phía Nam, xuyên qua Lát-vi-a và Bắc Lít-va, đi qua gần Đô-bê-lê, Gia-ga-rê, Si-a-u-lai đến sông Sê-su-vi-xơ; từ đó đi sang phía Đông đến sông Nê-vê-gi-xơ; rồi chạy sang Tây - Nam qua sông Nê-man đến con đường sắt từ Cau-na-xơ đi Viếc-ba-li-xơ, tụt xuống phía Nam ở Đông Xu-van-ki và đi tới sông Bép-gia ở Tây Grốt-nô. Bán thân trận tuyến ngoằn ngoèo như vậy chứa đựng khả năng hai bên đánh vào sườn của nhau.

Tình hình gay go nhất là ở nơi mà các binh đoàn cơ giới Liên Xô đã đột phá đến vịnh Ri-ga. Cụm tập đoàn quân “bắc” đã mất, các đường giao thông trên bộ nối liền nó với nước Đức. Ở Đông - Bắc khu đột phá, quân Đức có cụm tác chiến “nác-va”, tập đoàn quân 18 và một phần tập đoàn quân 16; ở phía Tây thì có một bộ phận khác của tập đoàn quân 16, ở phía Nam thì có tập đoàn quân xe tăng 3 và các tập đoàn quân khác của cụm quân (trang tâm). Giữa hai cụm tập đoàn quân đó, bây giờ có các đơn vị của Phương diện quân Pri-ban-tích 1.

Bộ chỉ huy Hít-le bắt đầu vội vã kéo những binh đoàn đến mặt trái các đơn vị của Phương diện quân Pri-ban-tích 1, nhất là đến Tu-cum-xơ, Đô-bê-lê và Si-a-u-lai. Tối 2 tháng Tám, tôi báo cáo với Tổng tư lệnh tối cao rằng muốn cho Phương diện quân Pri-ban-tích 1 tiếp tục hoàn thành các nhiệm vụ được giao thì cần cấp tốc tăng cường thêm cho nó, và tôi lại nhắc tới tập đoàn quân xe tăng cận vệ 5. Ngoài ra, tôi còn đề nghị điều tới đấy ít nhất là một quân đoàn của tập đoàn quân xung kích 4 thuộc Phương diện quân Pri- ban-tích 2, và bù cho tập đoàn quân này hai quân đoàn bộ binh lấy ở lực lượng dự bị của Đại bản doanh.

I. V. Xta-lin hứa sẽ thực hiện các đề nghị đó, và ngày hôm sau, A. I. An-tô-nốp cho tôi biết rằng đã có quyết định về việc đó. Dự kiến là tập đoàn quân xe tăng sẽ được đưa đến Ra-xây-ni-ai, đánh về phía Tây - Bắc đến Ken-ma, tiêu diệt cánh quân Đức tập trung ở phía Tây Si-a-u-lai. Hai ngày sau, Đại bản doanh lại cho phép điều tập đoàn quân xung kích 4 gồm hai quân đoàn từ Phương diện quân Pri-ban-tích 2 trả lại cho Phương diện quân Pri-ban-tích 1. Quân đoàn thứ ba được điều đi tăng cường cho tập đoàn quân 22 thuộc Phương diện quân Pri-ban-tích 2.

Các tập đoàn quân của các Phương diện quân Pri-ban-tích 3 và 2 đã tiến công vào Ri-ga theo những hướng gặp nhau. Phương diện quân Pri-ban-tích 3 dùng cánh phải bắt đầu đánh vào Tác-tu, trong khi cho cánh trái tiến quân dọc biên giới giữa hai nước Cộng hòa E-xtô-ni-a và Lát-vi-a. Phương diện quân Pri-ban-tích 2 chiếm Ma-đô-na ngày 13 tháng Tám; nó chỉ còn cách Ri-ga không đầy 150 ki-lô-mét theo đường thẳng.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #207 vào lúc: 24 Tháng Chín, 2010, 08:33:23 pm »

Cũng trong ngày đó, tôi gửi cho Đại bản doanh bán báo cáo đã được hội đồng quân sự Phương diện quân Pri-ban-tích 1 đồng ý; trong đó, tôi khái quát các tin tức tình báo, Tổng kết các trận đánh vừa qua và thông báo về việc quân địch xây dựng một tuyến phòng ngự dọc sông Mê-mê-lê. Chúng tôi biết rằng ở đây, quân Đức đã triển khai tới 7 sư đoàn bộ binh, còn trong rừng ở phía Nam Ri-ga thì chúng đang tập trung một cánh quân để tiến công Mi-ta-va (En-ga-va) từ phía Bắc. Đồng thời, ở phía Tây Si-a-u-lai cũng phát hiện được một sự tập trung quân khác của địch. Không loại trừ khả năng là địch sẽ cố từ hai phía cắt đôi cánh quân của ta đã thọc ra phía vịnh Ri-ga.

Để tránh điều đó chúng tôi đề nghị tăng cường cho tập đoàn quân xung kích 4 tiến công từ Cru-xtơ-pin-xơ dọc sông Đau-ga-va vào Ri-ga và cả cho tập đoàn quân cận vệ 6, dùng nó để tiến đến gặp cánh quân địch; chúng tôi đề nghị triển khai tập đoàn quân 43 ở bên phải tập đoàn quân 51, để tổ chức trận địa phòng ngự vững chắc dọc sông Mê-mê-lê; siết chặt đội hình chiến đấu của tập đoàn quân 51 trong khu vực Mi-ta-va, thành lập tại đây một trận địa phòng ngự dọc sông Li-ê-lu-pê, không cho xe tăng và bộ binh địch vượt qua và biến khu vực đó thành một đầu mối phòng thủ mạnh;

Chúng tôi dự kiên chuẩn bị sẵn sàng quân đoàn cơ giới cận vệ 3 để mở những cuộc phản kích theo hướng của cả ba con đường sắt từ Mi-ta-va đến tỉnh Li-ê-pai-a; dùng lực lượng của tập đoàn quân cận vệ 2 và quân đoàn xe tăng 1 che chở Si-a-u-lai, biến nó thành một khu vực công sự vững chắc. Tổng tư lệnh tối cao đã chuẩn y mọi đề nghị của chúng tôi.

Ngày 16 tháng Tám, từ Cuốc-lan-đi-a và Giơ-mút, địch mở mũi đột kích vào bộ đội Liên Xô bằng 6 sư đoàn xe tăng, 1 sư đoàn mô-tô hóa và 2 lữ đoàn xe tăng. Mũi đột kích từ Giơ-mút đã bị chúng ta chặn lại ở Si-a-u-lai, còn ở Tu-cum-xơ thì địch đã đẩy được các đơn vị của Phương diện quân Pri-ban-tích 1 ra khỏi vịnh Ri-ga và phục hồi được mối liên lạc đường bộ với cụm tập đoàn quân “bắc”. Ở đây, địch đã thành lập được một hành lang rộng 50 ki-lô-mét chạy qua Ri-ga.

Đã xuất hiện một tuyến phòng ngự của địch dài gần 1.000 ki-lô-mét, kéo từ vịnh Nác-va đến hồ Tsút-xcôi-ê, từ Tác-tu đến hồ Vư-rtơ-xi-a-rơ-vê, từ đấy về phía Nam đến sông Gau-i-a, dọc thượng lưu sông này, qua cao nguyên Vít-dê-mê, qua Pli-a-vi-ni-a-xơ đến sông Mê-mê-lê, rồi tiếp đó ngoặt lên phía Tây - Bắc đến Mi-ta-va và Đô-bê-lê, từ đây, tuyến mặt trận quay xuống phía Nam qua Giơ-mút đến biên giới Đông Phổ. Đó là tất cả những gì mà địch đã đạt được tại đây vào nửa cuối tháng Tám. 

Đầu mùa thu năm 1944, chúng ta đã có thể tổng kết các thành tích của Hồng quân trong mùa hè. Khối liên minh của bọn phát-xít lại bị thất bại nặng nề. Do bị thua trên eo đất Ca-rê-li-a và ở Nam Ca-rê-li-a, nên ngày 5 tháng Chín, Phần Lan đã rút ra khỏi cuộc chiến tranh. Sự thất bại của quân Ru-ma-ni và cuộc khởi nghĩa bùng lên sau đó ở Ru-ma-ni đã buộc chính phủ Ru-ma-ni ngày 23 tháng Tám tuyên bố rút ra khỏi cuộc chiến tranh và hai ngày sau thì tuyên chiến với Đức Ngày 8 tháng Chín, Bun-ga-ri cũng rút khỏi chiến tranh và cùng ngày đó tuyên chiến với Đức. Ở trung tâm mặt trận Xô - Đức, bộ đội Liên Xô đã tiến sát Đông Phổ, bờ sông Vi-xla và dãy núi Các-pát. Các lực lượng vũ trang của Đức bị những tổn thất không thể nào bù đắp được.

Chiến cục mùa hè năm 1944 là một kiểu mẫu rực rỡ của một tổng số các chiến dịch có tính chất chiến lược, mà trong đó chiến dịch to lớn nhất là chiến dịch Bê-lô-ru-xi-a.

Chiến thắng ở Bê-lô-ru-xi-a không chỉ là chiến thắng của Hồng quân, mà còn là của toàn thể nhân dân Liên Xô. Những người lao động ở hậu phương Liên Xô đã cung cấp cho quân đội của mình các phương tiện kỹ thuật chiến đấu tốt nhất, đạn dược, quân dụng, chất đốt, lương thực, do đó đã bảo đảm thắng lợi lịch sử cho bản thân chiến dịch. Các phương diện quân không bị mất liên lạc với Đại bản doanh một ngày nào. Đại bản doanh theo dõi tình hình rất tỉ mỉ và nếu cần thì ngay lập tức có thể tác động khi tình hình có sự thay đổi lớn còn những sai lầm của bộ tư lệnh phương diện quân và của các đại diện Đại bản doanh đều được kịp thời vạch ra và sửa chữa.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #208 vào lúc: 24 Tháng Chín, 2010, 08:33:59 pm »

Tôi xin chuyển sang nói về các sự kiện đã diễn ra ở vùng Pri-ban-tích.

Chiến dịch có tính chất chiến lược ở vùng Pri-ban-tích bao gồm bốn chiến dịch của phương diện quân: chiến dịch Ri-ga (từ 14 đến 27 tháng Chín), chiến dịch Tan-lin (từ 17 đến 26 tháng Chín), chiến dịch Mô-ôn-dun-dơ (từ 30 tháng Chín đến 24 tháng Mười một) và chiến dịch Mê-men (từ 5 đến 22 tháng Mười).

Ngày 29 tháng Tám, tôi được thôi làm nhiệm vụ chỉ đạo các chiến dịch của Phương diện quân Bê-lô-ru-xi-a 3 và được giao phụ trách cả ba phương diện quân Pri-ban-tích. Nhưng từ 30 tháng Chín, tôi lại được giao nhiệm vụ chỉ đạo Phương diện quân Bê-lô-ru-xi-a 3 và Phương diện quân Pri-ban-tích 1, còn việc chỉ đạo các Phương diện quân Pri-ban-tích 2 và 3 thì do tư lệnh Phương diện quân Lê-nin-grát L. A. Gô-vô-rốp đảm nhiệm.

Ngày 16 tháng Mười, tôi được giao thêm Phương diện quân Pri-ban-tích 2 bao gồm cả các đơn vị của Phương diện quân Pri-ban-tích 3 đã giải thể. Gô-vô-rốp chỉ còn phụ trách Phương diện quân Lê-nin-grát. Ngày 8 tháng Mười một, để tôi có thể hoàn toàn tập trung chú ý vào vùng Pri-ban-tích, tư lệnh Phương diện quân Bê-lô-ru-xi-a 3 được chuyển sang trực thuộc Đại bản doanh. Còn mùa đông năm 1944 - 1945, các Phương diện quân Pri- ban-tích lại được trả lại cho Gô-vô-rốp, v. v..

Thực tế, cho đến đầu năm mới, tôi hầu như không rời vùng Pri-ban-tích và hoàn toàn chăm lo công việc ở đây. Tôi chỉ tạm vắng mặt để tham gia vào việc vạch kế hoạch các chiến dịch có tính chất chiến lược mới.

Mùa thu, bộ đội Liên Xô ở vùng Pri-ban-tích đã được bố trí lại và được bổ sung, chuẩn bị để tiêu diệt cụm tập đoàn quân “bắc” của Đức. Ngày 26, 29 tháng Tám và 2 tháng Chín, Đại bản doanh đã gửi chỉ thị cho các phương diện quân. Các Phương diện quân Ca-rê-li-a, Lê-nin-grát, tất cả các Phương diện quân Bê-lô-ru-xi-a, các Phương diện quân U-crai-na 1 và 4 được lệnh chuyển sang phòng ngự cứng rắn.

Ở phía Bắc và trung tâm, trước một đợt xốc tới mới, ta quyết định tạm nghỉ. Các nhiệm vụ tiến công được giao cho các Phương diện quân Pri-ban-tích. Phương diện quân U-crai-na 2 và 3. Các đơn vị của Phương diện quân U-crai-na 3 qua Plô-e-sli và Bu-ca-rét tiến về phía sông Đa-nuýp, còn cánh phải của phương diện quân thì qua Tơ-răng-xin-va-ni tiến về phía Đông Các-pát. Các đơn vị của Phương diện quân U-crai-na 4 phải phát triển cuộc tiến công vào Xlô-va-ki. Sau đó mấy ngày, bộ đội các Phương diện quân U-crai-na 2 và 4 đã nhận được những nhiệm vụ cục bộ tiến qua Cô-man-tsa và Prê-sốp, kéo đến gặp quân khỏi nghĩa Xlô-va-ki và giúp đỡ cuộc khởi nghĩa chống phát-xít ở Ban-xca Bi-xtơ-ri-txa.

Chiến sự ở vùng Pri-ban-tích hầu như không lúc nào lắng xuống. Phương diện quân Lê-nin-grát chưa tiêu diệt được trận địa phòng ngự của quân phát-xít ở sông Nác-va bằng một đòn đánh vỗ mặt. Vì vậy, sau khi được tăng cường hai quân đoàn bộ binh và một khu vực phòng thủ vững chắc từ Phương diện quân Pri-ban-tích 3 chuyển cho, Gô-vô-rốp có nhiệm vụ điều tập đoàn quân 1 qua cái eo giữa hồ Tsút-xnôi-ê và hồ Pơ-xcốp, để từ Tác-tu đánh sang phía Bắc theo hướng Rác-ve-re nhằm đe dọa cánh quân địch ở Nác-va từ phía sau lưng của nó.

Phương diện quân Pri-ban-tích 2, hiệp đồng với các Phương diện quân Pri-ban-tích 3 và 1, sẽ đánh đòn chủ công vào Ri-ga và dùng cánh phải đánh vào Đdéc-bê-nê, ngược chiều với Phương diện quân Pri-ban-tích 3. Như vậy, các đơn vị của các Phương diện quân Pri-ban-tích 3 và 2 phải chia cắt cụm tập đoàn quân “bắc”. Họ chỉ thực hiện điều đó được một phần. Bọn Đức, bị đẩy lùi bởi những đòn đánh của Phương diện quân Lê-nin-grát và hai Phương diện quân Pri-ban-tích ở phía Bắc đã rút được phần lớn lực lượng về vùng Ri-ga và bán đảo Cuốc-dê-mê.

Phương diện quân Pri-ban-tích 1 mà tôi đã tập trung chú ý như trước, có nhiệm vụ trong vòng hai tuần lễ phải tiến hành những trận chiến đấu phòng ngự để tiêu hao cánh quân xe tăng của bọn phát-xít, không cho chúng chọc thủng trận tuyến ở Mi-ta-va và Si-a-u-lai và ngăn cản không cho địch mở rộng hành lang dọc bờ biển từ Cuốc-lan-đi-a đèn Li-phơ-lan-đi-a. Cánh phải của Phương diện quân Pri-ban-tích 1 phải hiệp đồng với các tập đoàn quân của hai Phương diện quân Pri-ban-lích khác để tiêu diệt cánh quân địch ở phía Bắc sông Tây Đvi-na và chặn đường rút lui của chúng về tỉnh Li-ê-pai-a. Đối với mỗi tập đoàn quân đều có dự kiến trước các hướng tác chiến và thành lập một cụm quân xe tăng - cơ giới xung kích gọi là “tàu tốc hành Ri-ga”.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #209 vào lúc: 24 Tháng Chín, 2010, 08:34:46 pm »

Cuộc tổng tiến công dự định bắt đầu ngày 14 tháng Chín. Để đối phó với bốn phương diện quân Liên Xô trên khu vực từ sông Nê-man đến bờ biển của E-xtô-ni-a, địch có trên 700.000 lính và sĩ quan (56 sư đoàn và 3 lữ đoàn), gần 7.000 pháo và cối, trên 1.216 xe tăng và pháo tiến công, khoảng 400 máy bay chiến đấu. Về phía Liên Xô có 900.000 người, khoảng 17.500 pháo và cối, trên 3.000 xe tăng và pháo tự hành, trên 2.600 máy bay (kể cả không quân hoạt động tầm xa và không quân của hải quân thì có gần 3.500 máy bay). Từ phía biển thì có Hạm đội Ban-tích Cờ đỏ yểm hộ và tham gia chiến dịch.

Trước khi bắt đầu chiến dịch, tôi đi thăm các đơn vi, thấy rõ tất cả đều đã sẵn sàng và tinh thần rất cao.

Giữa tháng Chín, cơn bão thép ầm ầm nổi lên ngày càng mạnh. Ngày 18, tôi báo cáo về Đại bản doanh:

“Trên mặt trận của tập đoàn quân cận vệ 6 của Tsi-xti-a-cốp về phía Tây - Nam Đô-bê-lê, từ sáng 17. IX, địch đã mở cuộc tiến công về hướng Đông bằng lực lượng của các sư đoàn xe tăng 5, 4 và sư đoàn mô-tô hóa "Đại Đức”. Tất cả có gần 200 xe tăng và pháo tự hành tham gia trận đánh.

Trước khi xe tăng và các phương tiện chống tăng cần thiết của bên ta tiền đến khu vực tác chiến thì địch đã thọc được vào trận địa phòng ngự của ta từ 4 đến 5 ki-lô-mét. Quân địch đã bị chặn lại không tiến thêm được.

Sau một ngày chiến đấu, khoảng 60 xe tăng và pháo tự hành của địch đã bị phá hủy và bốc cháy... Từ 10 giờ ngày 18. IX địch lại tiến công. Đến 13 giờ, mọi cuộc công kích của địch đều bị đánh lùi".

Chúng tôi cho các quân đoàn xe tăng 1 và 19 ra chặn đánh địch, và còn chuẩn bị sẵn sàng tập đoàn quân xe tăng cận vệ 5 để ứng phó với tình huống bất trắc. Tư lệnh trước kia của tập đoàn quân xe tăng này là P. A. Rốt-mi-xtơ-rốp đã được đề bạt làm phó tư lệnh bộ đội thiết giáp và cơ giới của Hồng quân, và bây giờ, người chỉ huy tập đoàn quân này ra chiến đấu là trung tướng bộ đội xe tăng V. T. Vôn-xki, một người quen biết cũ của tôi ở trận Xta-lin-grát. Vùng Pri- ban-tích là một bậc thang mới trong sự nghiệp quân sự của đồng chí, và ngay tháng Mười năm đó, đồng chí được phong quân hàm thượng tướng bộ đội xe tăng.

Do phải đánh lùi cuộc công kích điên cuồng của địch, chúng tôi đã trì hoãn lại hai ngày trận đánh của tập đoàn quân 51 vào Tu-cum-xơ. Trong lúc đó, các Phương diện quân Pri-ban-tích 2 và 3 đang quét sạch bọn phát-xít khỏi tỉnh Ri-ga. Nhưng các đơn vị đó tiến rất chậm. Chúng tôi quyết định cho tập đoàn quân 61 đến giúp hai phương diện quân đó để tác chiến dọc con đường đi Ri-ga.

Các đơn vị của các Phương diện quân Pri-ban-tích 2 và 3 tiến đến gần Xi-gun-đa là tuyến phòng ngự của địch cách Ri-ga 70 ki-lô-mét. Trong lúc đó, tại khu vực tập đoàn quân xe tăng 3 của Đức ở tỉnh Clai-pê-đa, theo tin trinh sát báo cáo, thì chỉ có không quá 8 sư đoàn phát-xít. Các sư đoàn khác đều đổ về Mi-ta-va để cứu giúp cụm tập đoàn quân “bắc”, mà trước đấy không lâu, tập đoàn quân xe tăng 3 cũng mới nhập vào.

Sau khi nhận được tin đó, Đại bản doanh quyết định chuyển mũi đột kích chủ yếu vào hướng Mê-men. Ngày 24 tháng Chín, chúng tôi cấp tốc bố trí lại bộ đội; nhờ đó, cánh trái của Phương diện quân Pri-ban-tích 1 được tăng cường thêm rất mạnh. Ở vùng Si-a-u-lai đã tập trung những lực lượng xe tăng và bộ đội hợp thành hùng hậu để đánh vào Pa-lan-ga, Mê-men (Clai-pê-đa) và cửa sông Nê-man.

Cùng với bộ tham mưu Phương diện quân Pri-ban-tích 1, chúng tôi đã lập kế hoạch chiến dịch này: phải tiến vào sâu 130 ki-lô-mét và chọc thủng 6 phòng tuyến của địch. Các đơn vị của phương diện quân từ phía Bắc tiến về Đông Phổ. Ngày 30 tháng Mười, dựa vào kế hoạch của chúng tôi, Đại bản doanh đã chỉ thị cho các tư lệnh Phương diện quân Pri-ban-tích 1 và Bê-lô-ru-xi-a 3 chuẩn bị chiến dịch tiến công để chiếm miền Bắc Đông Phổ.

Ngày 5 tháng Mười. chiến dịch Mê-men bắt đầu. Như vậy là chúng ta đã đi trước địch, vì địch định đến giữa tháng Mười mới tổ chức phản công ở vùng Ri-ga. Năm ngày sau, các liên đoàn và binh đoàn xe tăng và bộ đội hợp thành của Phương diện quân Pri-ban-tích 1 đã đè bẹp sự kháng cự tuyệt vọng của quân Hít-le và tiến đến biển Ban-tích ở phía Bắc và phía Nam Mê-men. Cụm tập đoàn quân “bắc” lại một lần nữa và là lần cuối cùng bị tách rời khỏi nước Đức.

Ngày 15 tháng Mười, Ri-ga xô-viêt lại được tự do. Tránh khỏi bị tiêu diệt thì 38 sư đoàn địch lại rơi vào “tình trạng bị cô lập ở Cuốc-dê-mê", bị dồn ra biển trong khu vực từ sông Bác-ta đến Tu-cum-xơ, còn 3 sư đoàn nữa thì bị dồn ở Mê-men. Cánh quân địch sử dụng được các cảng như Mê-men (Clai-pê-đa), Li-ba-va (Li-ê-pai-a), Pa-vi-lô-xta, Vin-đa-va (Ven-tơ-xpin-xơ), Ma-diếc-bê và Mê-rơ-xra-gơ. Nhưng sau chiến dịch Mô-ôn-dun-dơ, không quân và hải quân Liên Xô từ đảo E-den (Xa-a-re-ma-a) đã kiểm soát được việc đi lại với Ma-diếc-bê và Mê-rơ-xra-gơ.

Các đường giao thông đi đến các cảng khác cũng bị chiến hạm và máy bay của Hạm đội Ban-tích đánh phá. Máy bay của các tập đoàn quân không quân 13, 14, 15, 3 và cả không quân hoạt động tầm xa đều hành động tích cực từ đất liền. Chỉ một số ít quân địch thoát khỏi bán đảo Cuốc-dê-mê. Do phong tảa quân địch rất chặt, chúng ta không phải tốn đạn, cũng không bị hy sinh: chúng ta bỏ mặc cho tới khi chúng đầu hàng.

Sau ngày 16 tháng Mười, Phương diện quân Pri-ban-tích 3 được giải thể. Các đơn vị của nó, một phần được chuyển cho Phương diện quân Pri-ban-tích 2, một phần được đưa vào lực lượng dự bị của Đại bản doanh. Đồng thời, tôi phải cùng với bộ tư lệnh của hai Phương diện quân Pri-ban-tích khác và của Hạm đội Ban-tích đặt kế hoạch cho các chiến dịch cục bộ chống lại bọn địch bị cô lập.

Từ tháng Chạp, Phương diện quân Pri-ban-tích 1 bắt đầu giúp đỡ tích cực cho Phương diện quân Bê-lô-ru-xi-a 3 trong các trận chiến đấu ở sông Nê-man. Ngày 13 tháng Giêng năm 1945, cả hai Phương diện quân Pri-ban-tích chuyển sang phòng ngự cứng rắn.

Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM