Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 02:11:57 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Dưới ngọn cờ vinh quang của Đảng  (Đọc 39390 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #50 vào lúc: 06 Tháng Bảy, 2010, 10:32:09 am »

VI

Thực tế ngày càng chứng minh một cách rõ ràng cụ thể rằng: nhân dân Tây Bắc trước sau vẫn mọt lòng hướng theo cách mạng, quyết tâm đi theo Đảng. Nhân dân Tây Bắc đã bao nhiêu năm nay rất cực khổ. Gờ đây ngọn cờ giải phóng của Đảng giương lên đúng lúc, chẳng khác gì mặt trời mọc lên chói lọi giữa đêm tối. Thực tế đã làm cho chúng tôi hiểu sâu sắc thêm: quần chúng hướng theo cách mạng, đi theo Đảng thì đôi ngũ cán bộ của Đảng càng phải mạnh mẽ. Chính nhờ có đội ngũ cán bộ mạnh mẽ mà Đảng có quần chúng và giác ngộ, phát động được quần chúng đấu tranh. Tới khi phong trào quần chúng đã lên cao, đội ngũ cán bộ lại càng phải đông đảo hơn và mạnh mẽ hơn Trước kia, khi chưa có chính quyền trong tay, còn gặp rất nhiêu khó khăn, Đảng ta đã quyết tâm xây dựng đội ngũ cán bộ hùng hậu, các đồng chí cán bộ đã quyết tâm tu dưỡng, rèn luyện mình để trở thành cán bộ của Đảng. Quán triệt những bài học ấy, Liên khu 10 đã rất quan tâm tới công tác đào tạo và bồi dưỡng lực lượng cán bộ.

Trong toàn liên khu có tới sáu trường lớn: trường Đảng, trường Nguyễn Huệ (bổ túc, đào tạo cán bộ đại đội), trường Hoàng Hữu Nam (bổ túc, đào tạo cán bộ trung đội), trường đào tạo cán bộ tiểu đội và một trường thiếu sinh quân. Ngoài ra còn có một trường bổ túc cho cán bộ huyện đội và một lớp huấn luyện luân chuyển cho cán bộ, chiến sĩ cá đội võ trang tuyên truyền.

Trong khi trên tiền tuyến, các đội võ trang tuyên truyền, các tiểu đoàn độc lập vẫn lăn lộn chiến đấu thì ở hậu phương liên khu, các nhà trường đều đặn hoạt động giống như những guồng máy của một xí nghiệp khổng lồ. Trong các nhà trường, theo chủ trương của liên khu, thành phần cán bộ dân tộc ít người ở miền núi đã chiếm một tỉ lệ khá cao, có không ít các chiến sĩ người dân tộc được giao nhiệm vụ làm cán bộ và đưa về các trường để bổ túc bồi dưỡng thêm. Mỗi khi tới dự khai giảng hoặc mãn khóa một lớp học, chúng tôi cùng các đồng chí Bùi Quang Tạo, Vũ Dương cùng các đồng chí khác trong Khu ủy lại thường ôn lại với nhau những kỉ niệm trước đây trong nhà tù. Ở trong những nhà tù cực khổ ấy, các đồng chí ta tay đèo xiềng, chân mang cùm, án chém lơ lửng trên đầu mà vẫn rất lạc quan, tin tưởng ở tiền đồ sáng lạn của dân tộc, của giai cấp. Các đồng chí ta đã biến nhà tù thành trường học, mặc dầu thiếu thốn đủ mọi thứ và địch lại ra sức ngăn cản. Lòng ham học, tinh thần lạc quan, nghị lực của các đồng chí ta đã làm cho nhiều tên chúa ngục phải kinh ngạc kêu lên: “Thật là những con người kì lạ”. Bây giờ hoàn cảnh đã đổi khác, Đảng ta đã có biết bao nhiêu trường sở. Các học viên giờ đây, dù kháng chiến còn gian khổ cũng đã có bàn tre, ghế gỗ để ngồi… Bây giờ không còn phải giấu giếm, không một ai ngăn cản được đảng viên ta dạy dỗ lẫn nhau và truyền đạt lại cho quần chúng tất cả nhữn tư tưởng lớn lao vô địch và nhân đạo của chủ nghĩa Mác - Lênin.

Lớp học này tốt nghiệp xong, lớp khác lại được triệu tập. Cứ thế, đều đặn các nhà trường của liên khu đã góp phần tôi luyện nên những người cán bộ vững vàng để tung ra mặt trận. Một đội ngũ cán bộ đông đảo của liên khu đã hình thành dần dần và đã làm tròn trách nhiệm của mình trước Đảng, trước nhân dân một cách xứng đáng.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #51 vào lúc: 06 Tháng Bảy, 2010, 10:34:02 am »

VII

Cuối năm, tính thời gian từ khi các đội vũ trang tuyên truyền được tung trở lại Tây Bắc và các đại đội độc lập, tiểu đoàn tập trung được uốn nắn lại các siai lầm cho tới nay cũng chưa quá sáu tháng nhưng tình hình đã sáng sủa trông thấy. Các tin thắng lợi được liên tiếp báo về. Đội xung phong Trung Dũng đã kiên trì giác ngộ nhân dân, tổ chức, củng cố cơ sở, tiến tới sát bờ sông Mã và có bộ phận đã gần tới địa phận châu Điện Biên. Đội xung phong Quyết Tiến đã vào tới Tuần Giáo. Đội xung phong Quyết Thắng đã xuống tới Quỳnh Nhai, đội xung phong Tây Bắc đã tới biên giới Việt - Lào… Các đại đội độc lập cũng hoạt động rất tốt, xây dựng được nhiều khu căn cứ du kích vững chắc ở vùng Mường Bó (phía dưới Cam Đường- Lào Cai), Kim Nọi - Bản Kết (gần Quỳnh Nhai), Bảo Lạc (dưới phía nam Nghĩa Lộ) và Mường Hung (biên giới Việt - Lào).

Đến cuối năm, cơ sở ta đã mở rọng được hơn một vạn rưởi cây số vuông, với mấy nghìn đồng bào Mèo và hàng vạn đồng bào Thái cùng đồng bào các dân tộc ít người khác. Những cuộc tổng phá tề đã được mở ra rộng rãi và thu được những thắng lợi giòn giã. Một số đồn lẻ đã bị các tiểu đoàn tập trung, đại đội độc lập tiêu diệt hoặc bức rút. Khối ngụy quân rạn nứt trông thấy. Đã có từng đơn vị tiểu đội, trung đội ngụy vác súng chạy ra xin hàng.

Trước tình hình ấy, bọn Pháp bắt đầu hoang mang lo sợ. Chúng đã buộc phải rút dần một số đồn nhỏ để lập những cứ điểm lớn và những đội quân cơ động ứng cứu cho các vi trí bị tập kích, hoặc đi càn quét những vùng có phong trào kháng chiến nổi dậy. Các mâu thuẫn khủng khiếp và không sao giải quyết nổi của giặc Pháp đã hình thành bắt đầu từ đấy. Đó là mâu thuẫn giữa tập trung và phân tán, giữa chiếm đóng và cơ động. Muốn chiếm đóng phải rải quân, nhưng rải quân thì dễ bị tiêu diệt. Muốn tránh bị tiêu diệt phải tập trung quân. Nhưng tập trung quân lại phải bỏ vị trí, không thực hiện được việc chiếm đóng đất đai. Thật là khó xử!

Các vùng cơ sở, căn cứ du kích của ta đã làm cho các cứ điểm của địch bắt đâu trở thành những hòn đảo cô lập. Chiến thuật “vết dầu loang” đã hiển nhiên bị giảm tác dụng! Bi Gia - một tên sĩ quan vào loại giỏi trong quân đội nhà nghề của Pháp chuyên hoạt động ở Tây Bắc đế đến lúc lo sợ, hoảng hốt kêu lên: “Chúng ta dã bị giam trong các vị trí mất rồi!”.

Tây Bắc như bừng sáng trở lại sau những đêm dài tăm tối. Cố nhiên đây mới chỉ là bình minh của thắng lợi.

Bước sang năm 1949, đà thắng lợi càng tăng lên. Rõ ràng khi đã có đường lối đúng và tổ chức thưc hiện tốt, không có đỉnh cao nào chúng ta không thể vươn tới, không có tình hình khó khăn nào là không có thể xoay chuyển lại được. Tháng 1 năm 1949, trước sự trưởng thành mơi, liên khu đã chủ trương mở chiến dịch Sông Đà. Chiến dịch này kết quả rất ít, chỉ tiêu hao được một số sinh lực địch, nhưng đã làm cho tinh thần bộ đội, nhân dân rất tin tưởng, phấn khởi vì thấy đây là một dấu hiệu báo rằng: cái thời kì long đong, khốn khổ dưới gót sắt của giặc đã chấm dứt… Sang tháng 2 năm 1949, chiến dịch Lào - Hà được mởi tiếp. Đồng thời, chiến dịch Sơn La và chiến dịch tây nam Phú Thọ cũng được mở màn. Cả ba chiến dịch cùng gần như song song tiến hành. Bọn địch ở Tây Bác kêu la lên “Việt Minh đã giành lại được quyền chủ động”.

Tháng 5 năm 1949, bộ đội của liên khu tham gia chiến dịch Sông Thao cùng hai tiểu đoàn chủ lực của Bộ (Tiểu đoàn 54, Tiểu đoàn 11). Đồng chí Lê Trọng Tấn - Tư lệnh phó liên khu trực tiếp làm chỉ huy trưởng mặt trận. Chiến dịch này đã thu được nhiều thắng lợi giòn giã. Cùng tháng 5 năm 1949, bộ đội của liên khu lại tham gia chiến dịch Sông Lô II cùng súa tiểu đoàn trực thuộc của Bộ, phá tan kế hoạch Pô-mô-nơ của Pháp trên dọc bờ sông Lô lịch sử. Đồng chí Bằng Giang làm Tư lệnh mặt trận này. Chiến dịch Sông Lô II cũng đã thắng lợi.

Tháng 11 năm 1949, chiến dịch Lào - Hà lại mở tiếp. Các đơn vị của liên khu đã tập kích quyết liệt vào Nghĩa Lộ, Yên Bình Xã. Kết quả: đồn Yên Bình Xã phải rút chạy.

Cuối tháng 11 năm 1949, chiến dịch Sông Mã - một chiến dịch mở ra đúng lúc địch ở biên giới Việt - Lào đang hoang mang, đã thắng lợi khá gòn giã: tiêu diệt hoàn toàn một số cứ điểm địch, gây ảnh hưởng lớn đối với chiến trường Bắc Lào, tạo điều kiện thuận lợi cho các đồng chí bộ độ Pa-thét Lào tăng cường và mở rộng hoạt động.

Tháng 2 năm 1949, tham gia chiến dịch đánh địch ở Hòa Bình, bộ đội của liên khu đã tiêu diệt gọn được một đại đội Lê Dương tinh nhuệ.

Năm 1949 có thể nói là một năm ta mở chiến dịch liên tục: chiến dịch do liên khu mở, chiến dịch do Bộ mở, liên khu tham gia. Mặc dầu trình độ kĩ thuật, chiến thuật còn kém, trang bị rất thiếu thốn, chưa tiêu diệt được thật nhiều sinh lực địch, nhưng bộ đội của liên khu đã gây được những tác động không nhỏ về chính trị, quân sự. Cũng trong năm 1949, từ tháng 5, liên khu đã tập trung được hai mươi bảy đại đội trở về để xây dựng lại các trung đoàn chủ lực, căn cứ theo chủ trương, phương châm mới của Đảng. Tôi còn nhớ khi thực hiên chủ trương ấy của Trung ương và Bộ Tổng tư lệnh cũng đã nảy ra nhiều cuộc tranh cãi gay gắt trong hàng ngũ cán bộ của Tây Bắc. Có đồng chí cho rằng địch còn mạnh, còn đủ sức để thực hiện chiến thuật “vết dầu loang’. Có đồng chí cho là lực lượng vũ trang địa phương còn quá non yếu, chưa đủ sức giữ vững phong trào. Có đồng chí lo xa hơn, rút bộ đội về tập trung, khéo lại phạm sai lầm như năm 1948, lại mất đất bỏ dân, lại từ hữu sang tả… Liên khu ủy đã kiên trì giải thích để anh em hiểu: sự so sánh lực lượng giữa ta và địch đã thay đổi, ta đã mạnh lên, địch ngày càng suy yếu. Địch không đủ sức vừa rải quân ra chiếm đóng, bình định trong vùng tạm chiếm, vừa đi cướp thêm đất của ta như trước nữa. Hiện nay địch đang co về phòng ngự để tránh đòn của quân dân ta tiến công cả ở hậu phương, cả ở tiền tuyến. Trong khi đó, chiến tranh du kích của ta đã phát triển rộng khắp, bộ đội địa phương đã lớn mạnh; nếu không rút những đại đội độc lập và xây dựng thành những lực lượng tập trung lớn hơn thì không thể đánh được những trận lớn, mở những chiến dịch lớn, tiêu hao, tiêu diệt sinh lực địch để làm thay đổi sự so sánh lực lượng giữa ta và địch mau chóng hơn. Nói tóm lại nếu không xây dựng được chủ lực mạnh thì không đẩy mạnh được vận động chiến tiến lên như phương châm mới của Đảng đã đề ra. Cuối cùng, sau những cuộc đấu tranh khá gay go, tất cả các cán bộ trong liên khu mới nhất trí. Và sau đó, khi rút hai mươi bảy đại đội độc lập về, quả như nhận định của Liên khu ủy, bộ Tư lệnh liên khu, phong trào ở các địa phương vẫn hoàn toàn vững chắc, không những thế có nơi lại tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn trước.

Năm 1949. Suốt cả năm, liên khu sôi nổi không khí chiến đấu và dồn dập tin thắng lợi. Trong cuộc hội nghị cuối năm kiểm điểm công tác của liên khu trong ba năm chiến đấu, báo cáo của Liên khu ủy và Bộ tư lệnh quân khu đã có những nhận định rất quan trọng: “… Tình hình đen tối của năm 1947 đã hoàn toàn chấm dứt. Về cư bản liên khu đã thực hiện được chỉ thị của Đảng: biến hậu phương địch thành tiền phương ta làm cho chiến thuật “cứ điểm nhỏ, vết dầu loang” của địch đã giảm sút và đang dần dần đi tới mất hết tác dụng. Mộng của chúng khép chặt biên giới Việt - Lào, Việt - Trung đã gặp nhiều khó khăn. Âm mưu của chúng định dùng nhân lực, vật lực của Tây Bắc để theo đuổi chiến tranh đã bị phá vỡ về cơ bản… Ở Tây Bắc, ta từ thế bị động hoàn toàn đã tiến sang chủ động ở nhiều mặt trận. Trước kia ta bị địch bao vây, bây giờ tình hình đã đổi ngược lại, địch bị ta vây hãm. Công cuộc xây dựng căn cứ địa Tây Bắc theo chỉ thị của Đảng đã thành công một phần lớn…”.
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Bảy, 2010, 08:22:24 am gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #52 vào lúc: 07 Tháng Bảy, 2010, 08:23:33 am »

*
*   *

Mùa xuân 1950. Chiến dịch Sông Mã thắng lợi làm rung chuyển cả phòng tuyến quân địch ở suốt dọc biên giới Việt - Lào, vang dội sang cả chiến trường Bắc Lào. Theo chủ trương mới của Đảng, mặt trận Tây Bắc đã được thành lập(1). Tôi cùng một số cán bộ chính trị, tham mưu đi vào Tây Bắc để tìm hiểu tình hình chiến trường và giải quyết một số vấn đề về tổ chức. Vì cuộc hành quân xa xôi, lại đi qua một số nơi chưa phải đã hoàn toàn giải phóng, hoặc chưa quét sạch phỉ, cho nên chúng tôi phải tổ chức thành bộ đội hành quân chiến đấu, đồng thời phải mang khá nhiều lương thực và vật dụng đi theo. Ngoài trang bị vũ khí ra, chúng tôi còn có điện đài, đèn bão, cà mèn, lều vải… lỉnh kỉnh, hai con ngựa thồ không hết.

Chúng tôi từ Phú Thọ vượt sông Hồng, đi theo hướng Đồn Vàng để sang Vạn Yên (Sơn La). Qua sông Hồng được một chặng, đường đi bắt đầu rậm rạp, gập ghềnh. Đất Đồn Vàng trước đây vẫn là đất tạm chiếm gần đây mới được giải phóng nhưng thỉnh thoảng địch vẫn từ đất Sơn La chọc sang quấy rối. Buổi chiều hôm ấy, cả đoàn chúng tôi đang đi, sắp tới Đồn Vàng thì thấy một số dân từ phía trước chạy lại, tưởng có địch, anh em vệ binh của đoàn dừng lại bố trí. Nhưng một lúc sau hấy một đoàn dân công kũ kịt gánh gạo đi tới. hỏi ra mới biết anh chị em đang đi tiếp tế cho chiến dịch Lê Lợi. ngày hôm sau, vượt Dốc Bụt, chúng tôi sang đất Sơn La.

Càng đi càng thấy sự bao la, hiểm trở, càng thấy rõ mọi vẻ đẹp kì diệu của núi rừng Tây Bắc. Việt Bắc có sự hấp dẫn khác thì Tây Bắc cũng có không khí riêng, vẻ mặt riêng biệt hùng vĩ của nó. Càng đi, càng hiểu thấm thía hơn mọi bước đường gian lao và vô cùng anh em, kiên cường của các đội võ trang tuyên truyền, đại đội độc lập đã trải qua. Càng đi càng hiểu nhiều điều cụ thể hơn. Đồng bào Tây Bắc rất đáng mến, chỉ trừ một số người thuộc tầng lớp trên, còn tất cả đều đi theo cách mạng, căm thù giặc, yêu Tổ quốc thiết tha. Lòng yêu Tổ quốc, tin tưởng cách mạng đã thể hiện rất giản dị và cụ thể ở lòng tin yêu, ủng hộ cán bộ, bộ đội.

Đoàn chúng tôi phần nhiều đi ban ngày vì vùng giải phóng đã rộng lên. Đi tới đâu chúng tôi cũng được nhân dân các bản (vẫn tản cư ở trong rừng) tiếp đón ân cần, mừng rỡ đến đó, mặc dầu chỉ biết chúng tôi là “cán bộ, bộ đội” như tất cả các “cán bộ, bộ đội” mà đồng bào đã được gặp. Đồng bào còn rất nghẻo khổ vì hầu hết của cải, trâu bò, gà lợn đã bị giặc vơ vét, nhưng còn cái gì quý, có thứ gì ngon đồng bào đều đem ra cho “cán bộ, bộ đội”. Có một cụ già ở một bản, nghe tin có đoàn chúng tôi đi qua, mang đến một con gà và ba quả trứng. Đoàn chúng tôi cảm ơn và nhất định không nhận. Ông cụ khóc và nói: “Bố con chúng tôi được sống đến hom nay là nhờ có cán bộ, bộ đội. Nay không nhận cho, lòng dạ tôi khổ sở lắm”. Bản nào cũng đều có người đưa chúng tôi đi theo từng cung đường một (mỗi cung thường là một ngày đường). Người của bản này đưa đoàn chúng tôi tới đầu bản kia ở cuối cung đường, gọi người ra bàn giao lại rất cẩn thận, rồi mới quay về. Người của cung đường mới rất vui vẻ tiếp nhận  chúng tôi, rồi hôm sau lại hăng hái dưa đi bàn giao cho trạm mới. Người nào cũng tích cực, yêu cầu là đi ngay, gia đình dù đang bận việc gì cũng để đây. Đồng bào làm nhiệm vụ của mình một cách rất hồn nhiên, tưởng như vô tư lự, nhưng thực ra đã được giác ngộ hiểu rõ trách nhiệm của mình từ lâu.

Sau những ngày đi ròng rã, đoàn chúng tôi đã tới bờ sông Mã. Đứng trên một quả đồi hoa lau nở trắng, nhìn dòng sông êm ả chảy, với những chiếc thuyền độc mộc thon dài, mũi cong vút, trôi xuôi, chúng tôi cảm thấy mọi nỗi mệt nhọc của đường trường như dịu hẳn xuống. Đang mùa xuân, hoa nở suốt một dải bên sông. Những ngọn đồi phủ hoa trắng xóa, nom nhấp nhô xa gần như những đàn cừu ở xứ lạnh. Bầu trời mùa xuân trên biên giới bao la trong vắt. Những dải mây hiền lành trôi từ đất Việt qua Lào, soi bóng xuống dòng sông đang tắm mát ở cả hai bờ thân thiết. “Tổ quốc ta thật là tươi đẹp!”. Câu nói ấy ở đây không còn là một cái gì trừu tượng. Thiên nhiên hiền hòa và tươi trẻ của đất nước có lẽ cũng đã góp một phần quan trọng vào việc tạo nên tâm hồn đẹp đẽ, nhuần nhị của mỗi người dân Việt Nam ta. Bỗng nhiên, khi đứng dậy tôi lại nhớ tới các đồng chí trong Trung đoàn Bế Sơn Cương, tiểu đoàn 90… những đơn vị đã anh dũng lập công trong chiến dịch vừa qua. Đã có một số đồng chí vĩnh viễn nằm xuống bên bờ sông Mã cổ kính này. Trong số những đồng chí đã hi sinh có Lê Báo, một cán bộ trẻ tuổi, hăng say, đầy triển vọng. Lê Báo trước đây vốn là bí thư của Bộ tư lệnh liên khu. Người thanh niên anh tuấn ấy đã bao lần thiết tha xin được ra đơn vị để chiến đấu. Lê Báo đã lập nhiều chiến công đáng kể, nhưng tại đây, một viên đạn của quân thù đã cướp anh đi mất…

Bên bờ sông Mã, đoàn chúng tôi đã dừng lại gặp gỡ các đồng chí lãnh đạo các đơn vị và địa phương. Công việc thống nhất các lực lượng đã được đem ra thảo luận và quyết định. Một giai đoạn mới của chiến trường đã mở ra trước mắt chúng tôi, làm dấy lên những niềm hi vọng, vui sướng dào dạt trong lòng.

Ít ngày sau, đoàn chúng tôi trở về qua đường Hồi Xuân, La Hán. Đã có chỉ thị chuẩn bị mở chiến dịch Lê Hồng Phong I.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #53 vào lúc: 07 Tháng Bảy, 2010, 08:24:07 am »

VIII

Trung ương nhận định hiện nay ở Bắc Bộ, Tây Bắc là nơi địch đã yếu và sơ hở nhát, vì cơ sở địch hậu của ta đã rộng rãi, vững chắc, nhất là các vùng Sơn La, Điện Biên Phủ. Những thắng lợi gần đây quân dân ta ở mặt trận Hòa Bình, của quân Pa-thét Lào và những thắng lợi của Quân giải phóng Trung Hoa ở biên giới Trung - Việt đã có những ảnh hưởng rất to lớn, làm cho tinh thần bọn Pháp ở Tây Bắc càng thêm lung lay dữ dội. Hơn nữa, so với các chiến trường khác, công sự của địch ở Tây Bác chỉ kiên cố ở mức tương đối.

Chấp hành chỉ thị của Trung ương, Bộ tổng tư lệnh quyết định mở chiến dịch lê Hồng Phong I với mục đích tiêu diệt sinh lực địch, giải phóng thêm một phần đất đai của Tây Bắc.

Chiến dịch Lê Hồng Phong I là chiến dịch lớn nhất trên chiến trường Tây Bắc từ trước tới nay, cho nên đã làm cho tất cả cán bộ, chiến sĩ trong mặt trận đều hân hoan, phấn khởi. Riêng đối với tôi và đồng chí Lê Trọng Tấn, đây cũng là lần đầu tiên chỉ huy một mặt trận rộng lớn, quy mô, với binh lực mạnh, tập trung. Bộ đã điều tới một trung đoàn và một tiểu đoàn chủ lực có truyền thống đánh công kiên oanh liệt (Trung đoàn Thủ đô và Tiểu đoàn Phủ Thông) để làm lực lượng chủ yếu cho chiến dịch. Ngoài ra, còn có đại bác 75mm và phóng pháo 187mm, một loại súng cối hạng nặng do quân giới ta tự chế tạo, tham gia chiến đấu.

Phố Lu đã được chọn là điểm công kích đầu tiên và chủ yếu trong đợt đầu của chiến dịch. Tôi đã có dịp đi qua Phố Lu trong những ngày chưa kháng chiến. Phố Lu khi ấy còn là một dãy phố nhà cửa san sát, buôn bán sầm uất bên sông Hồng. Nó được coi là một “cửa ngõ” của Tây Bắc, một “thương khẩu” quan trọng trên con đường giao thông Lào Cai - Hà Nội và xa hơn nữa là Hà Nội - Vân Nam. Phố Lu khi xưa hầu như thâu đêm rực lửa. Lửa chài trên sông, lửa trên nhà ga với những chuyến tàu đêm thét còi xuôi ngược. Từ ngày giặc chiếm, Phố Lu bị biến thành một cứ điểm lớn. Tường thành kiên cố bao quanh. Lô cốt nhòm ra tất cả các dãy phố làm nhà ngủ, trại con gái, tàu ngựa, nhà kho… Phố Lu trở thành một chỉ huy sở phân khu của địch, một cái ung nhọt rất lớn, làm nhức nhối cả Tây Bắc. Đã nhiều lần đi thăm chiến trường của liên khu và các đơn vị, chúng tôi phải vượt núi, đi vòng phía sau lưng Phố Lu, rất gian khổ, vất vả. Từ những mỏm núi cao nhìn xuống thị trấn cũ, chỉ thấy những bóng giặc đi lại lúc nhúc, những chiếc ống bơ sáng lóe ở hàng rào dây thép gai và những lỗ châu mai hau háu…

Bộ chỉ huy mặt trận Tây Bắc cũng như ban chỉ huy chiến dịch quyết định phải tiêu diệt bằng được Phố Lu để mở đường lên biên giới và nếu có điều kiện thì giải phóng cả vùng biên giới Trung - Việt.

Trận đánh được giao cho Trung đoàn Thủ độ dảm nhiêm. Chiều ngày 8 tháng 2 năm 1950, cuộc chiến đấu bắt đầu. Thực ra từ buổi trưa, bọn lính tuần tiễu của Phố Lu đã chạm một số đơn vị của ta; súng đã nổ lẻ tẻ, máy bay địch đã kéo lên oanh tạc nhiều đợt vào các cửa rừng và cao điểm quanh thị trấn.

Chỉ huy sở của mặt trận đặt cách Phố Lu không xa. Đứng ở đài quan sát, chúng tôi có thể nhìn ra trận địa. Sau những trận oanh kích của máy bay địch, chúng tôi điện hỏi ngay trung đoàn về tình hình thương vong của đơn vị. Được trung đoàn trả lời: lực lượng vẫn nguyên vẹn, tinh thần bộ đội vẫn rất tốt, chúng tôi mừng thầm.

Giờ G. đã tới. Quyết tâm của mặt trận khôg hê thay đổi. Quả phóng pháo đầu tiên nổ vang dội cả rừng núi. Tiếp sau đó là sơn pháo 75mm, phóng bom, SKZ…

Từ trên đài quan sát, chúng tôi nom rất rõ những chiến sĩ xung kích chạy theo con đường đất đỏ như son rồi tỏa ra, tiến vào đồn địch, thấy cả những làn khói moóc-chi-ê bốc chung quanh thị trấn mù mịt.

Cuộc chiến đấu mỗi lúc một thêm gay gắt. Cúng tôi đã đánh giá địch chưa đúng. Địch ở Phố Lu rất mạnh. Điện từ trung đoàn báo về: bộ đội đã xung phong rất quả cảm nhiều đợt nhưng vẫn chưa chiếm được đầu cầu, mấy lần chiếm được một số lô cốt nhưng lại bị đánh bật trở ra.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #54 vào lúc: 07 Tháng Bảy, 2010, 08:24:26 am »

Trời tối đần. Đêm tối ở Tây Bắc cũng có một vẻ riêng biệt của nó; dày đặc, giá lạnh. Tất cả mọi người trong chỉ huy sở đều thức trắng. Tiếng súng ngoài Phố Lu vẫn dồn đập dội về.

Trung đoàn đề nghị cho tiếp tục tấn công. Một đồng chí cán bộ trong chỉ huy sở nhìn ra đêm tối, sốt ruột, bồn chồn:

- Hay là ta cho đốt mấy dãy phố trước khu nhà ga để lấy ánh sáng cho pháo bắn?

Tội vội nói này:

- Ấy chết, sao lại làm thế?

Hiểu ý tôi, từ đó anh không nhắc lại đề nghị ấy nữa. Bộ chỉ huy mặt trận cùng trao đổi ý kiến. Trước tình hình này, có một quyết tâm lớn chưa đủ, cần phải có những chủ trương đúng. Chúng tôi diện cho trung đoàn Thủ đô: chỉ để lại một bộ phận nhỏ bao vây và liên tục quấy rối. Đại bộ phận rút ra tiến hành rút kinh nghiệm, củng cố để mở đợt tấn công khác.

Ngày hôm sau, trong các khe núi chung quanh Phố Lu, các đại đội họp bàn kiểm điểm rất sôi nổi. Chúng tôi càng thấy rõ mình đã đánh giá Phố Lu chưa đúng. Phố Lu rất mạnh. Ngoài ra chúng tôi còn thấy một số vấn đề chưa thỏa đáng trong việc tổ chức tiêu diệt viện binh địch và sử dụng lực lượng của trung đoàn… Suốt ngày hôm ấy, máy bay địch lồng lộn bắn phá. Các cuộc kiểm điểm rút kinh nghiệm trận đánh của quân ta vẫn tiến hành đều đặn và sôi nổi. “Dừng lại để tiến mạnh hơn” - Các đơn vị đã nắm được chủ trương của Bộ chỉ huy mặt trận.

Đợt tấn công thứ hai bắt đầu. Tiểu đoàn xung kích 54 mới được thay thế đã xung phong rất gan góc đã làm rung chuyển cả Phố Lu. Nhưng vẫn chưa chiếm được đầu cầu. Những báo cáo gửi về liên tiếp, lần nào cũng gần giống như lần nào: “Đã mấy đợt qua được rào, nhưng vấp tường thành rất kiên cố, không vào được”.

Không khí trong chỉ huy sở rất trầm và căng thẳng. Chắc chắn dưới trung đoàn, ngoài trận địa còn căng hơn thế nhiều lắm. Tôi trao đổi ý kiến với đồng chí Cao Văn Khánh, chỉ huy phó mặt trận về vấn đề pháo binh. Chúng tôi đã rút được ra một só vấn đề về tổ chức đột kích củ bộ binh nhng chưa biết pháo binh cần phải làm như thế nào để cho tốt hơn.

Trong chiến dịch Sông Thao, đồng chí Cao Văn Khánh cũng làm chỉ huy phó mặt trận, đã có nhiều kinh nghiệm sử dụng pháo binh đánh Phố Ràng. Ở đây đồng chí đã áp dụng những kinh nghiệm ấy: phân tán hỏa lực pháo binh, chia khu vực để bắn, nhằm kiểm soát tất cả bốn mặt đồn. Nhưng chỗ này lại là Phố Lu, một thị trấn lớn…

Vấn đề pháo binh đã trở thành một vấn đề quan tâm chung của Bộ chỉ huy mặt trận. Và cuối cùng, sua khi trao đổi ý kiến với các đồng chí chỉ huy trực tiếp của pháo, chúng tôi cùng nhất trí phải tập trung hỏa lực lại nếu không tập trung hỏa lực không thể đột phá được cửa mở, phải tạo điều kiện cho xuất kích chiếm lấy “đầu cầu”.

Một mệnh lệnh mới được gửi xuống cho trung đoàn. Mọi viêc đều ngừng lại để củng cố, chuẩn bị cho đợt tấn công thứ ba.

Trong những ngày trung đoàn kiểm điểm rút kinh nghiệm thì pháo binh chuyển trận địa. Bộ phận chỉ huy mặt trận cũng phân công nhau xuống từng tiểu đoàn, đại đội để kiểm tra, đôn đốc. Tôi đi tới một khe suối lớn ở ngay bên sườn Phố Lu: nơi đó Tiểu đoàn 54 đang đóng rải rác. Tôi bước tới một nhóm khoảng ba mươi đồng chí đang ngồi sinh hoạt dưới một lùm cây, bên bờ suối. Quần áo người nào cũng đều lấm láp và loang lổ thốc súng. Có người đầu quấn băng trắng toát, che kín hết cả vầng trán, chỉ để lộ ra những mớ tóc rậm, cứng, đầy bụi đất và xám đi, mắt quầng thâm nhưng súng đạn vẫn kè kè bên người. Tôi biết tinh thần chiến đấu của anh em vẫn còn rất rạo rực.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #55 vào lúc: 07 Tháng Bảy, 2010, 08:24:47 am »

Một đồng chí người mảnh dẻ, cặp măt linh lợi đứng lên báo cáo với tôi là các đồng chí đang họp chi bộ. Tôi đền nghị được cùng tham dự. Đồng chí bí thư, người cán bộ mảnh dẻ ấy quay lại phía những đồng chí ngồi vòng tròn trước mặt, anh cất tiếng nói, không to lắn, nhưng dứt khoát:

- Ý kiến các đồng chí thây thế nào? Chúng ta có thể chiến đấu được nữa không?

Hơn một chuc cánh tay cùng giơ phắt lên. Những khuôn mặt đều ngẩng cao:

- Tôi có ý kiến…

- Tôi xin nói…

- Đề nghị trên cho tiếp tục đánh!

Đằng sau làn da như đã khô đanh và xạm đen vì lửa đạn ấy, tôi như thấy có những cía gì đang dào dạt dâng lên và tỏa sáng. Chi bộ ấy, hôm mới đây, trước giờ xuất kích có ha mươi đồng chí, bây giờ còn mười bốn. nhưng sự vắng vẻ thưa thớt hôm nay không hề làm cho một ai chùn bước. Ý chí của mỗi đảng viên chỉ càng thêm rắn lại trong ngọn lửa căm thù. Chi bộ đã có những đồng chí Hội, Lanh, Tiềm…, những người công nhân Thủ đô mặc áo lính đã chiến đấu như những con sư tử trong những đợt tấn công vừa rồi.

Rời cuộc họp của chi bộ ây, tôi tới tham gia cuộc họp của các chi bộ khác. Ở đâu tôi cũng thấy bật lên một điều là đảng viên ta vô cùng quả cảm và rất nhiều mưu trí. Tất cả mọi đơn vị đều ta đánh thắng.

Ngày 13 tháng 2 năm 1950, đợt tấn công thứ ba bắt đầu. Lần này, chúng tôi ra tận cửa rừng, nơi các chiến sĩ Thủ đô xuất kích. Vui quá! Trẻ trung quá! Hăng hái quá! Cácn chiến sĩ vừa reo hò vừa lướt qua trước mặt chúng tôi. Trong khi đó những quả phóng pháo lại nổ vang trên nền trời chiều đã bắt đầu mù xám, những loạt sơn pháo 75mm đã được tập trung lại, gầm lên và vang vọng lại ầm ĩ từ các vách núi.

Chúng tôi bắt tay từng đồng chí chỉ huy và chiến sĩ xung kích, sau đó lên đài quan sát.

Cả ba khẩu đội sơn pháo vẫn tiếp tục nã tập trung vào khu A. Từng mảng tường thành vỡ tung. Những cột gỗ, ván thép bay lên từng loạt như bươm bớm. trong những đám khói dày đặc bỗng nhiên có một chấm đỏ hiện ra.

- Cờ của ta kia rồi!

Một đồng chí trong chỉ huy sở reo ầm.

Chám đỏ ấy hiện rõ dần, sau đó những bóng người lố nhố vượt lên và nói tiếp nhau thoăn thoắt vào trong đồn.

Điện từ trung đoàn báo lên: Xung kích đã chiếm được đầu cầu.

Tất cả chúng tôi cùng nhìn nhau và gần như cùng thở trút ra nhẹ nhõm.

Cuộc chiến đấu trong tung thâm tuy cũng ác liệt, nhưng chỉ kéo dài thêm một lúc. Cả Phố Lu đã bốc cháy. Ngọn lửa cao trên mười thước. Những phát ba-dô-ca, SKZ nổ rất đanh. Đúng 19 giờ 30 phút, đồng chí Vũ Yên trung đoàn trưởng nói qua máy điện thoại: “Báo cáo! Phố Lu đã hoàn toàn bị tiêu diệt”.

Tất cả chúng tôi trên chỉ huy sở cùng rảo bước xuống núi… Sáu ngay, sáu đêm đã trôi qua. Trận đánh đã kéo dài và quyết liệt ngoài dự kiến. Chiến thắng Phố Lu đã lớn, nhưng có lẽ còn lớn hơn nữa đó là những bài học xương máu mà chúng tôi đã rút được qua trận thử lửa này., những bài học về đánh đồn, diệt viện, bồi dưỡng lực lượng ta… và nhiều mặt khác nữa.

Sau chiến thắng Phố Lu, một đơn vị của Tây Bắc đã tiêu diệt Bản Lầu, Rồi một số cứ điểm khác liên tiếp bị xóa sạch trên những đoạn đường còn lại của phòng tuyến sông Thao như Chợ Châu, Bảo Nhai, Bến Đền…

Hàng mấy trăm cây số vuông cùng hàng vạn đồng bào Tây Bắc được giải phóng.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #56 vào lúc: 07 Tháng Bảy, 2010, 08:25:17 am »

*
*   *

Chiến dịch Lê Hồng Phong I kết thúc.

Mùa đông năm 1950. Chiến dịch Lê Hồng Phong II - chiến dịch Biên Giới được gấp rút chuẩn bị. Hướng chiến dịch là đường số 4, trong khi đó quân địch vẫn đinh ninh rằng Lào Cai vẫn là mục tiêu chính của quân ta trong những đợt tấn công mới. Nhiệm vụ nghi binh của Bộ trao cho Tây Bắc là một nhiệm vụ rất lớn, nhằm đánh lạc hướng chú ý của địch, tạo điều kiện thuận lợi cho chiến dịch trên đường số 4 giữ được hoàn toàn bất ngờ.

Sau khi nghiên cứu nhiệm vụ, Đảng ủy và Bộ tư lệnh mặt trận bắt đầu triển khai công tác. Các tỉnh ủy Phú Thọ, Lào Cai, Yên Bái đã huy động một lực lượng nhân dân rất đông đảo để “chuẩn bị cho chiến dịch”. Hàng trăm bè mảng được đóng nhộn nhịp dọc bên bờ sông Hồng cùng hàng trăm thuyền lớn, nhỏ để chở gạo, chở muối. Trên các tuyến đường giao thông từ Phú Thọ lên Yên Bái, từ Yên Bái lên Lào Cai có từng đoàn dân công kĩu kịt gánh gồng đi thâu đêm này sang đêm khác. Tất cả đều hướng phía Lào Cai đi tới. Những đội quân báo nhan nhản chung quanh thị xã, thì thụt ra vào, lập đài quan sát, vẽ sơ đồ trận địa.

Đánh hơi thấy sự hoạt động sôi nổi ấy, quân địch vội vã nhảy dù xuống Phú Thọ để phá kho tàng, phá các công việc “chuẩn bị chiến dịch” rất quy mô ấy. Nhưng quân dân Phú Thọ đã dạn dày kinh nghiệm chiến đấu, hơn nữa đã chủ động có kế hoạch đề phòng từ trước cho nên đã giáng cho chúng những đòn chí mạng. Mấy trăm tên lính dù bị tiêu diệt. Cuộc hành binh của địch bị phá vỡ.

Mọi công việc “chuẩn bị chiến dịch” của Tây Bắc vẫn tiếp tục và mỗi ngày lại rầm rộ hơn, nhất là phía Cam Đường. Các đơn vị của ta đã hình thành hai gọng kìm, một gọng tiến vào Pa Kha, một gọng tiến theo phía Cam Đường. Cả hai gọng kìm điều có một hướng chung là thị xã Lào Cai và pháo đài Cốc Lếu.

Trung đoàn X, chủ lực của mặt trận, tiến theo đường Pa Kha. Vượt những dãy núi cao trùng điệp, qua sông Bảo Nhai, với tới cao nguyên Pa Kha đúng ngày 13 tháng 9 năm 1950. Giữa phố Pa Kha nổi lên dinh cơ đồ sộ của thổ ti Hoàng A Tưởng như một cung điện cua vua chúa. Đồn dịch đóng rải trên các cao điểm chung quanh cao nguyên, công sự khá kiên cố. Các chiến sĩ của trung đoàn đã trưởng thành qua nhiều chiến dịch trước tổ chức tấn công rất mạnh mẽ. Hết đồn này bị tiêu diệt, đồn kia bỏ chạy. Sau ba ngày, thị trấn và cao nguyên Pa Kha được hoàn toàn giải phóng. Trong lúc đó phía đường số 4 vẫn hoàn toàn im lặng, chiến dịch của ta chưa mở màn. Bộ chỉ huy địch ở Hà Nội càng yên chí hướng chiến dịch của ta là Lào Cai.

Tiếp tục truy kích địch, toàn Trung đoàn X vượt qua Si Ma Cai. Tới lúc ấy tiếng súng Đông Khê bên đường số 4 mơi bất thầy nổ vang, làm cho Bộ chỉ huy địch ở Hà Nội giật mình, kinh hoàng, cơ hồ rời rụng cả tay chân. Chúng biết la đã mắc kế nghi binh của ta rồi!

Đông Khê bị tiêu diệt. Tuy vậy Lào Cai vẫn tiếp tục bị uy hiếp mạnh. Cực chẳng đã, Bộ chỉ huy địch vẫn phải quẳng một đại đội quân dù xuống bản Phiệt, cách Lào Cai 9km. Nhưng Trung đoàn X đã có mặt sẵn ở đó. Đại đội quân dù bị tiêu diệt hoàn toàn trong chớp nhoáng.

Tin tức từ phía Đông Bắc được tiếp tục đưa về vang dội, binh đoàn Lơ-pa-giơ và binh đoàn Sác-tông đã bị tiêu diệt, địch ở Na Sầm bỏ chạy.

Bộ chỉ huy mặt trận chúng tôi thấy vậy liền quyết định cho các lực lượng nhanh chóng vượt sông Hồng, bao vây Lào Cai. Chúng tôio nhận được những báo cáo về những dấu hiệu hoang mang, lộn xộn của quân địch ở trong thị xã.

Chỉ huy sở của Bộ chỉ huy mặt trận đặt ngay bên lề đường cái đá. Chúng tôi họp bàn và quyết định: Do ảnh hướng lớn của chiến thắng trên đường số 4, quan địch ở đây đã hoàn toàn tan rã tinh thần, rất lo bị bao vây, tiêu diệt. Nhiệm vụ của trên giao cho Tây Bác chỉ là tiến hành nghi binh, phối hợp. Nay nhiệm vụ ấy đã làm tròn, nhưng thời cơ đang tới, quyết không thể bỏ qua. Bộ chỉ huy nhất trí hạ quyết tâm tổ chức tấn công thị xã. Một bộ phận lực lượng được lệnh cấp tốc vượt qua sông Hồng, tiến ề phía Cam Đường để chặn địch rút chạy về phía Lai Châu. Trung đoàn X tiến sát bao vây thị xã. Nhưng quân địch phát hiện được ý đinh của ta cho nên kế hoạch chưa kịp thi hành thì 12 giờ đêm ngày 2 tháng 11 năm 1950 từ phía Lào Cai vọng ra một tiếng nổ rất lớn. Rồi sau đó các phân đội trinh sát hỏa tốc báo về; địch đã giật mìn phá sập một nhịp cầu Cốc Lếu và đang rút chạy về phía Sa Pa.

Trung đoàn X được lệnh truy kích. Lệnh vừa phát ra, cả trung đoàn đổ ra đường như thác, cứ thế cuồn cuộn nhảy vào thị xã, sau đó tiếp tục băng lên phía Sa Pa. Trước tình huống này, không thể theo một kế hoạch trật tự chung nữa. có lệnh tổ chức những đơn vị gọn nhẹ nhanh chóng vượt lên trước chặn địch lại để tiêu diệt. Phải triệt để lợi dung các đường tắt để mau chóng chặn bắt địch.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #57 vào lúc: 07 Tháng Bảy, 2010, 08:25:53 am »

Một quang cảnh vừa xô bồ, vừa hùng tráng, mãnh liệt diễn ra trên suốt dọc đường từ thị xã lên Sa Pa. Những khẩu moóc-chi-ê thi nhau nổ ì ùng theo quan địch. Từng đơn vị lớn nhỏ, từng tốp năm, tốp ba chiến sĩ rùng rùng vác đạn, xách súng đuổi theo. Quân địch tuy đã rút trước được một thời gian, nhưng vẫn chưa vượt khỏi phạm vi nguy hiểm nên càng thêm hoang mang rối loạn. chúng vứt cả súng đạn, điện đài, ba lô, quần áo, giày mũ lại đầy đường để chạy thoát thân.

Bộ chỉ huy mặt trận vào thị xã trong lúc những đơn vị cuối cùng của Trung đoàn X vẫn chưa vượt qua hết cầu Cốc Lếu. giữa thị xã còn hơn mười khẩu pháo 105mm nguyên vẹn và cơ man quân trang, đạn dược, khí tài… Chúng tôi lấy một chiếc xe jéep ở sân bay lái chạy thẳng theo đường lên Sa Pa. Nom thấy chiếc xe của đồng chí Bằng Giang và chúng tôi, anh em chiến sĩ càng thêm phấn chán, vừa hò reo, vừa hăm hở xông lên.

Khoảng bảy, tám giờ sáng, chúng tôi tới thị trấn Sa Pa. Những lâu đài biệt thự tráng lệ của bọn thực dân xây bằng xương máy nhân dân ta vẫn còn nguyên. Bước vào khách sạn thấy trên những bàn ăn vẫn còn cơm canh đang bốc khói. Quân địch không kịp ăn, đã phải tháo chạy. Lệnh truy kích đến cùng lại được phát ra, truyền xuống, từng đơn vị, chiến sĩ. Trung đoàn X lại tỏa ra thành nhiều mũi, vượt qua đường phố Sa Pa, tiếp tục lao vào các vùng rừng núi để sục sạo, vây quét.

Thế là hai tiểu đoàn địch vừa Pháp vừa ngụy ở Lào Cai đã hoàn toàn bị tiêu diệt trong một cuộc rút lui thê thảm. Khi thu quân trở về, một đồng chí trong ban chỉ huy Trung đoàn X vừa thở vừa nói với chúng tôi bằng một giọng hết sức hân hoan, vui sướng: “Bọn chúng nó chạy thật không kịp quăng chân lên cổ nữa! Quân ta tiến chứ như chẻ tre; chạm bộ phận nào của chúng là bộ phận ấy tan ngay”.

Bỗng nhiên tôi liên tưởng lại ngày nào, cách đây ba năm, cũng từ trung đoàn này có đồng chí đã gửi về quân khu một bản báo cáo với những lời bi thảm; “Quân địch tiến như chẻ tre”…

Tôi nhắc lại câu chuyên cũ ấy với các đồng chí thuộc Trung đoàn X. Tất cả chúng tôi cùng mỉm cười. Ba năm! Tình thế đã đổi ngược lại. Dưới ngọn cờ vinh quang của Đảng, quân đội ta đã trưởng thành và chiến thắng.

Lào Cai được giải phóng. Biên giới Việt - Trung đã được thông, nhất là bên phía đường số 4. Tình hình đã đổi khác rất nhiều. Những triển vọng mới và lớn lao đang mở ra trước mắt mỗi đảng viên, chiến sĩ Tây Bắc cũng như ở các nơi khác trên toàn quốc.

Cố nhiên, Tây Bắc chưa phải đã hoàn toàn thoát khỏi nanh vuốt giặc. Vẫn còn Lai Châu, Son la, Nghĩa Lộ… Nhưng cũng có thể coi như những ước mơ giải phóng của nhân dân Tây Bắc đã được thực hiện một phần quan trọng. Riêng những người cán bộ trên chiến trường Tây Bắc, tới nay cũng đã lớn lên nhiều và coi như đã vượt qua được một chặng đường khá dài và quanh co, gian khổ, chặng đường đầu tiên trong một cuộc kháng chiến lâu dài của cả nước.

Cũng như tất cả mọi đảng viên, chiến sĩ Tây Bắc, chúng tôi lại sẵn sàng bắt tay vào những nhiệm vụ mới. Từ sau chiến thắng vĩ đại của ta ở biên giới trong thu đông, quân địch đã mất hẳn thế chủ động trên chiến trường chính, quân ta chuyển được sang thế phản công cục bộ. Cuộc kháng chiến của chúng ta đã tiến lên một bước mới…

Mùa hè năm 1951, tôi về một đại đoàn công tác. Cũng trong thời kì đó mặt trận Tây Bắc đã hoàn thành sứ mạng lịch sử của nó và được lệnh giải tán.

Từ biệt Tây Bắc cùng với bao đồng chí thân yêu, lòng tôi không sao tránh khỏi bùi ngùi, lưu luyến. Tôi cảm thấy Tây Bắc đã gắn bó với mình như máu với thịt.

Tôi về giữa lúc đại đoàn này đang chiến đấu sôi nổi tên chiến trường Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình. Trong một buổi hợp sơ kết đợt một chiến dịch, tại một hang đá lớn, đồng chí đại đoàn trưởng Vương Thừa Vũ đang nói: “Đợt hai, chúng ta sẽ còn tiếp tục tấn công, tấn công liên tục và mạnh mẽ hơn trước…”. tôi bước vào, tất cả mọi đồng chí đều vui vẻ nhận ra tôi là người quen cũ.

Về phía tôi cũng không khỏi vui mừng cảm động khi được gặp lại hầu hết những đồng chí cán bộ rất đáng quý, đáng yêu của đại đoàn mà tôi đã từng được biết trong những lần tiếp xúc, công tác trước đây ở sông Thao, sông Lô. Về đây, tôi lại được cùng anh em cán bộ, chiến sĩ kề vai sát cánh chiến đấu lâu dài. Đây là đại đoàn chủ lực đâu tiên của quân đội ta, một đại đoàn có nhiều truyền thống vẻ vng oanh liệt, một đại đoàn rất thanh niên, sôi nổi và đầy nghị lực. Lúc đó chiến dịch đang chuyển mạnh sang giai đoạn hai. Tiếng súng nổ vang rền trên khắp các cánh đồng chiêm lầy lội. Với một thế lực bền bỉ, dồi dào, đại đoàn cùng các đơn vị lại tiếp tục ước vào những trận chiến đấu mới.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #58 vào lúc: 07 Tháng Bảy, 2010, 08:27:06 am »

IX

Chiến dịch Hà - Nam - Ninh kết thúc. Hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, đại đoàn Quân tiên phong kéo vào Thanh Hóa, sau đó quay trở ra Phú Thọ để nghỉ ngơi rồi tiến hành một đợt chỉnh huấn theo chỉ thị của Tổng Quân ủy và Bộ Tổng tư lệnh.

Trong thời gian này, tôi đã có thì giờ để hiểu rõ thêm về đại đoàn và những đặc điểm của công tác lãnh đạo một đơn vị chủ lực lớn. Đây là một đại đoàn chủ lực trong số những đại đoàn chủ lực (do Bộ trực tiếp chỉ huy, lãnh đạo) làm lực lượng cơ động chiến lược. Quân tiên phong là một sư đoàn ra đời đầu tiên; nó luôn luôn được vinh dự nhận những nhiệm vụ nặng nề, khó khăn và then chốt trong hầu hết các chiến dịch. Trong bản chỉ thị của Bộ tổng tư lệnh giao nhiệm vụ cho đại đoàn khi thành lập đã nêu:

“… Đại đoàn có nhiệm vụ cùng các binh đoàn chủ lực đi tiên phong trên con đường tiêu diệt sinh lực địch, trên con đường chính quy hóa.

Đại đoàn hễ đánh là thắng

Hễ đánh là tiêu diệt sinh lực địch

Ngày càng lớn mạnh

Quyết định chiến trường…”.


Như vậy, hiễn nhiên đại đoàn phải có những cố gắng rất lớn mới có thể làm tròn sứ mạng củ mình, phải được xây dựng, củng cố sao cho có thể xứng đáng với một “quả đấm thép” của quân đội, nhằm giáng vào đầu quân thù những chiến lược quan trọng.

Hiểu được nhiệm vụ cơ bản của đại đoàn, tôi đã ý thức được khá rõ ràng về nhiệm vụ và công việc của đại đoàn sẽ nặng nề và khó khăn, đồng thời cũng vinh dự đến chừng nào.

Cũng trong thời gian này tôi đã hiểu thêm được nhiều cán bộ và chiến sĩ trong đại đoàn. Các đồng chí cán bộ hầu hết còn trẻ tuổi; cán bộ trung đoàn trên 30 tuổi; cán bộ tiểu đoàn trung bình 22; cán bộ đại đội trên dưới 20. Số đông anh em còn mới tham gia cách mạng từ ngày Tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945. Lại có một số mới gia nhập bộ đội từ ngày toàn quốc kháng chiến, nay cũng đã trở thành những người chỉ huy đại đội, tiểu đoàn, thậm chí chỉ huy trung đoàn. Anh em gồm đủ mọi thành phần xã hội, nhưng hầu hết là công nhân, nông dân và một số học sinh, sinh viên. Anh em mỗi người một vẻ khác nhau, nhưng đều rất giống nhau ở tinh thần sôi nổi, lạc quan và lòng dũng cảm; rất giống nhau ở tác phong trẻ trung, linh hoạt, táo bạo. Một nét đáng chú ý nữa là do sống và chiến đấu khá lâu trong một đơn vị chủ lực luôn luôn phải đảm đương những nhiệm vụ lớn, luôn luôn phải giáp chiến với những đơn vị thiện chiến, hung ác nhất của giặc Pháp cho nên ai đều có nhiều kinh nghiệm chiến đấu. Các chiến sĩ của đại đoàn cũng đã có những đặc điểm rất đáng quý: nếu như các chiến sĩ ở Tây Bắc trước đây nổi bật về tinh thần chịu đựng gian khổ và có nhiều kinh nghiệm chiến đấu du kích, bám dân… thì những người chiến sĩ của binh đoàn chủ lực này lại nổi bật về tinh thần gan góc, dũng cảm và rất giàu kinh nghiệm hành quân, chiến đấu lớn.

Lẽ cố nhiên tôi cũng nhận rõ được nhữn nhược diểm của anh em cán bộ, chiến sĩ trong đại đoàn về mặt này hoặc mặt khác. Chính vì nhận rõ được những mặt còn yếu (nhất là những điều lệch lạc đã bộc lộ qua bốn chiến dịch lớn liên miên: đánh từ biên giới xuống trung du, đánh từ trung du qua Đông Bắc rồi từ Đông Bắc kéo xuống vùng đồng chiêm lầy lội ở sâu trong vùng sau lưng địch) mà trong Đảng ủy đại đoàn đã có đầy đủ những cơ sở để đánh giá tình hình chính trị tư tưởng của đại đoàn, nắm đúng được chỗ mạnh, chỗ yếu nhằm chỉ đạo xây dựng cũng như trong chiến đấu đạt tới thắng lợi.

Trong những ngày học tập, công tác cũng như trong chiến đấu, chúng tôi luôn có dịp tiếp xúc với anh em cán bộ, chiến sĩ trong đại đoàn, khi ở lớp học, lúc trong tổ thảo luận, trong lúc hành quân, lúc chiến đấu, khi rỗi rãi đi tâm sự, buổi anh em ngồi ôn lại những việc cũ, kiểm điểm lại bản thân để tìm cho ra chõ mạnh, chỗ yếu, điểm đúng, điểm sai…, đã giúp anh em hiểu rõ thêm sức mạnh để chiến thắng, đó là sự đoan kết thống nhất, là sức mạnh của tập thể, là sức mạnh của con người có giác ngộ, có tổ chức, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau, là nội dung để quan hệ giữa những người chiến sĩ cách mạng.

Trong những ngày đó, một mối cảm thông tin cậy giữa những cán bộ cũ, cán bộ mới, giữa cấp trên, cấp dưới đã phát triển rất mau và góp phần không nhỏ làm cho không khí của đại đoàn ngày càng đầm ấm và tin tưởng, yêu quý lẫn nhau hơn.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #59 vào lúc: 07 Tháng Bảy, 2010, 08:28:40 am »

*
*   *

Mùa thu năm 1951. Cuộc chỉnh huấn kết thúc cũng vào lúc đại đoàn nhận được tin quân Pháp đã đánh ra vòng thị xã Hòa Bình với một lực lượng khá lớn. Đồng thời, đại đoàn nhận được lệnh của bộ chuẩn bị gấp để lên đường chiến đấu.

Đảng ủy đại đoàn đã họp ngay đêm ấy. Căn cứ vào những nhận định của Tổng quân ủy, Bộ Tổng tư lệnh chúng tôi thảo luận và nhất trí rằng: đây là một hành động của Đờ-lát Đờ Tát-si-nhi nhằm giành lại thế chủ động trên chiến trường Bắc Bộ. Về thực chất đây vẫn là một hành động có tính chất bị động của địch. Chúng ta có một cơ hội tốt để tiêu diệt chúng. Về phía tình hình đại đoàn, chúng tôi đều vui mừng nhận thấy sau một thời gian nghỉ ngơi và chỉnh huấn, toàn đại đoàn đang ở trong thời kì rất sung sức, đang muốn được lập công. Nhìn chung, thuận lợi có khá nhiều…

Và sau đó đại đoàn mừng rỡ được đón thư của Bác Hồ gửi tới.

Tất cả cán bộ, chiến sĩ tỏng đại đoàn nhận thấy đây là một thời cơ tiêu diệt địch rất tốt. Do đó, ý chí chiến đấu, lòng ham muốn lập công của anh em càng thêm sôi nổi, mạnh mẽ. Trong một đêm, đúng theo lời dạy của Bác toàn đại đoàn bí mật lên đường, rất mau lẹ, gọn gàng và im ắng, tạm biệt đồi chè, rừng cọ xanh tươi của Phú Thọ, tiến thẳng về phía sông Đà. Nhiệm vụ của đại đoàn đã được Bộ trao cho là: làm lực lượng chủ yếu của mặt trận tấn công tiêu diệt quan địch ở vùng thị xã Hòa bình, tạo thêm điều kiện thuận lợi cho một đại đoàn bạn thừa cơ hội Đờ-lát dốc quân ra để “giành chủ động”, tiến sâu vào vùng địch hậu khoét rỗng ruột chúng rta.

Đại đoàn đã ý thức được đầy đủ tầm quan trọng và tính chất nặng nề của nhiệm vụ, nhận rõ được đặtc điểm: “Đây là lần đàu tiên quân dân ta đánh thẳng vào nơi quân địch đang tấn công”. Như vậy, khác với những năm 1947-1948, cuộc kháng chiến của ta rõ ràng đã phát triển mạnh mẽ, quân đội ta đã trưởng thành,

Trung đoàn 8 được Đảng ủy, Bộ tư lệnh đại đoàn trao cho nhiệm vụ tiêu diệt quan địch ở vị trí Tu Vũ. Đó là một cứ điểm tương đối mạnh, gồm một tiểu đoàn Âu - Phi, có pháo và ba xe tăng yểm trợ, nằm ngay sát bờ sông dà, cách thị xã Hòa Bình koảng 20km.

Có thể coi đây là một “cửa ải” rất cứng của địch trên sông Đà, vượt được qua “cửa ải” này mới có thể tiến vào thị xã Hòa Bình.

Đại đoàn đã tập trung mọi cố gắng để giúp trung đoàn 8 hoàn thành nhiệm vụ tiêu diệt Tu Vũ. Các cơ quan tham mưu, chính trị, hậu cần đã đọc huy động tới mức tối đa mọi khả năng và tinh thần để giúp cho trung đoàn mau chóng hoàn thành tốt khâu chuẩn bị.

Trong những ngày khẩn trương ấy, Bộ tư lệnh chúng tôi đã thu xếp công việc để xuống giúp đỡ các đồng chí trong ban chỉ huy Trung đoàn 8. Tôi xuống Đại đội Tô Văn - đại đội nỏi tiếng của trung đoàn sẽ vinh dự được nhận nhiệm vụ làm mũi chủ công trong trận Tu Vũ; dự cuộc họp của các đồng chí trong ban chi ủy bộ đại đội, gặp gỡ những đồng chí trong các tiểu đội bộc phá, đột kích… cho tới bây giờ tôi vẫn giữ nguyên ấn tượng và niềm xúc động mạnh mẽ nhất khi gặp những chiến sĩ bộc phá. Hẳn ai cũng hiểu rằng những chiến sĩ bộc phá giữ vai trò quan trọng tới bậc nào trong việc đánh qua các bãi chướng ngại vật để mở đường cho xung kích tiến vào trong đồn diệt địch. Những chiến sĩ bộc phá phải có một dũng khí rất lớn, phải vượt qua không ít những khó khăn ác liệt để tiến lên xông thẳng tới trước mũi súng của quân thù, quyết phá tan mọi bãi mìn, mọi hàng rào dây thép gai dày đặc… vậy mà tôi thấy anh em chiến sĩ khi thảo luận việc đánh bộc phá đồn Tu Vũ, thái độ không những không một mảy may băn khoăn mà còn hăm hở khác thường. Ai ai cũng đua tranh nhận lấy nhiệm vụ đánh quả bộc phá đàu tiên, quả bộc phá xiết bao quan trọng và cũng không kém phần khó khăn ấy! Thế rồi anh em đã phải bầu nhau, sau khi đã cùng thân ái nhận xét, chon lựa. Cuối cùng, đồng chí Hanh - người chiến sĩ bộc phá lão luyện, gan góc tuyệt vời trong các trận công đồn trước đây đã được anh em nhất trí chọn làm” súy” được vinh dự đánh quả đầu tiên để mở đường, mở hướng cho toàn tiểu đội tiến lên… Tôi bắt tay Hanh. Đồng chí mỉm cười rất hiền hậu và chân thành; “Báo cáo anh, tôi quyét sẽ hoàn thành nhiệm vụ vẻ vang này để khỏi phụ lòng tin cậy của Đảng, của anh em đồng đội!”. Chỉ giản dị có thế thôi! Nhưng sự giản dị ấy mới to lớn và đẹp đẽ làm sao! Tôi cũng đã gặp anh em trong các tiểu đội xung kích. Khỏe mạnh, hăng hái và rất kiên quyết. Anh em đều nói với tôi, sẽ đạp bằng mọi khó khăn, tiêu diệt hoàn toàn quân thù ở Tu Vũ, giữ vững truyền thống Quân tiên phong

Tôi cảm thấy vô cùng sung sướng và vinh dự khi thấy những chiến sĩ, cán bộ của đại đội có một tinh thần, một sự chuẩn bị tốt đến như thế để bước vào chiến đấu.

Theo kế hoạch đã định của mặt trận, 10 giờ ngày 10 tháng 12 năm 1951, Trung đoàn 8 sẽ nổ súng. Cùng lúc, một đơn vị của Đại đoàn Chiến thắng sẽ đánh quân địch ở núi Chẹ (một vị trí bên kia sông, gần như đối diện với đồn Tu Vũ) nhằm hỗ trợ cho Trung đoàn 8 tập trung lực lượng hoàn thành tốt nhiệm vụ. Thế nhưng một sự kiện bất ngờ đã xảy ra, khoảng giữa trưa, bỗng nghe thấy tiếng súng máy và pháo nổ hỗn loạn ở gần Chẹ. Lát sau được biết đơn vị bạn đã chạm địch. Với tinh thần chiến đấu dũng cảm, đơn vị bạn đã tiêu diệt gọn một đại đội địch ở Ninh Mít và đang tiếp tục đánh những đơn vị khác của chúng.

Chiến thắng ấy rất tốt, tuy nhiên theo thông báo của bộ chỉ huy mặt trận, đến 10 giờ, đơn vị bạn sẽ không đánh vị trí Chẹ theo kế hoạch cũ được. Chúng tôi lo cho Trung đoàn 8. Ngay tức khắc, thường vụ Đảng ủy đại đoàn hội ý để nhận đinh lại tình hình địch, ta ruồi cùng xác đinh lại quyết tâm; sẽ tấn công Tu Vũ đúng theo ý định cũ. Tuy nhiên càn thay đổi vài chi tiết trong kế hoạch chiến đấu. Mặt khác, Đảng ủy đại đoàn cũng nhân định: yếu tố bất ngờ có thể giảm xuống một phần, do đó phải kiên quyết lãnh đạo Trung đoàn 8 chuẩn bị thật tốt về tư tưởng, cả về kế hoạch cụ th ểđể có thể tiến quan vào chiếm lĩnh trận địa thật nhanh chóng và có khả năng phải tiến quân dưới hỏa lực mạnh của địch. Quyết tâm ấy đã được phổ biến nhanh chóng xuống từng cán bộ, chiến sĩ.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM