Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 11:53:18 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Dưới ngọn cờ vinh quang của Đảng  (Đọc 39392 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #30 vào lúc: 04 Tháng Bảy, 2010, 08:25:19 am »

PHẦN HAI

I

Cuộc tiễu trừ bọn phản loạn và thổ phỉ đã kéo dài liên miên, hết tháng này qua tháng khác, vẫn chưa kết thúc, trong lúc nhiều sự kiện lớn lao đã dồn dập xảy ra ở Thủ đô, trong Nam Bộ, trên biên giới Việt - Lào.

Chính quyền của ta vừa mới giành được, còn đang ở trong thời kì trứng nước, nhưng biết bao nhiêu nguy cơ đã đổ tới.

Mười bảy vạn quân Anh - Ấn (có quân Pháp núp đằng sau) tiến vào Nam Bộ. Ở miền Bắc, hai mươi vạn quân Tưởng ồ ạt kéo vào Hà Nội và các đô thị lớn, dắt theo cả một bầy phản cách mạng (Đại Việt, Phục quốc, Quốc dân đảng…). Đế quốc câu kết với đế quốc, Việt gian phản động cấu kết với đế quốc… tất cả bọn chúng như những bầy thú dữ chỉ lăm le nhai sống nuốt tươi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa còn quá đỗi non trẻ của chúng ta.

Tháng 2 năm 1945 bọn Tưởng trắng trợn đòi Chính phủ ta phải cải tổ và để cho bọn phản động Việt Nam Quốc dân đảng nắm quyền lãnh đạo.

Tháng 2 năm 1946, quân Tưởng nhường chỗ cho quân Pháp trở lại Đông Dương với du kích Pháp nhả cho quân Tưởng một số quyền lợi vè kinh tế.

Trước những âm mưu cực kì nguy hiểm của bọn đế quốc và bè lũ tay sai, Đảng ta - đứng đầu là Hồ Chủ tịch đã có những sách lược hết sức sáng suốt, mềm dẻo để hòa hoãn tình hình, tiến tới làm thất bại mọi thủ đoạn thâm độc của kẻ thù.

Tháng 5 năm 1946, năm vạn quân Pháp tiến vào Việt Nam với chiêu bài thay quân Tưởng, làm nhiệm vụ của đồng minh giải giáp quân đội Nhật.

Nhưng nhân dân ta đã thừa biết dã tâm của cúng. Tháng 9 năm 1945, tên Mác A-tơ- tổng chỉ huy quân đội Mỹ ở Thái Bình Dương đã nói với tên Lơ-cơ-léc - tư lệnh thiết giáp của Pháp: “Tôi chỉ có một lời khuyên ông là mang quân đội sang Đông Dương nhiều hơn nữa, mang tất cả quân đội mà ông có”. Chúng ta cũng đã biết ngay đến tháng 8 năm 1945, tướng Đờ Gôn đã phái sang Đông Dương trong lúc chúng ta đang làm Tổng khởi nghĩa một số đơn vị do Lơ-cơ-léc chỉ huy và đã chỉ định tên đô đốc Đác-găng-li-ơ làm cao ủy kiêm tổng chỉ huy hải lục không quân Pháp ở Viễn Đông, vói nhiệm vụ phải mau chóng đặt lại ách thống trị của Pháp trên đất nước ta.

Tháng 7 năm 1946, quả như dự đoán của Bác và Trung ương: quân Pháp bắt đầu trở mặt. Viên tướng A-lếch-xăng-đơ-ri đem 5.000 quân chạy Nhật hồi tháng 3 năm1945 bắt đầu quay trở lại chiếm Lai Châu. Tháng 8 năm 1946, từ Lai Châu, bọn Pháp đánh rộng ra và nhanh chóng cướp lấy Phong Thổ, một huyện rộng mênh mông, hiểm trở nằm giáp biên giới Viêt - Trung, nơi địa đầu của Tổ quốc ta ở phía bắc.

Trước tất cả các sự kiện ấy, ruột gan chúng tôi cang như có lửa cháy. Công cuộc tiễu phạt bọn phản loạn, thổ phỉ càng được đẩy mạnh. Cúng tôi biết, nếu không mau chóng quét sạch được những bọn sâu độc này sẽ không tài nào rảnh tay để kịp chuẩn bị chóng Pháp. Đã có những lúc hầu như cả cơ quan rỗng không. Các cán bộ đều được tung hết xuống các địa phương, các mặt trận.

Một điều đáng mừng là tới tháng 9 năm 1946, về cơ bản, bọn phản loạn và thổ phỉ đều bị tiêu diệt hoặc bị đánh tan rã hoàn toàn. Tất cả các thị trấn, làng bản bị chúng chiếm cứ trước đây đã được thu hồi lại. Cờ đỏ sao vàng, hạnh phúc, tự do lại mọc lên trên những mảnh đất đau hương, gian khổ ấy. Những đơn vị bộ đội của ta cho tới lúc đó mới được nghỉ ngơi để củng cố. Có những đơn vị tiễu phỉ từ những vùng núi xa xôi khi trở ra tới vùng đồng bằng trên bờ sông Hồng, mỗi đồng chí chỉ còn trên người độc một bộ quần áo vá. Mặt nũi người náo cũng võ vàng, râu, tóc bù xù… Riêng những đơn vị đánh bọn đản phái phản động dọc đường xe lửa đỡ gian khổ hơn, nhưng nỗi mệt nhóc cũng chẳng kém gì.

Tuy nói là “được nghỉ ngơi”, nhưng thực ra các chiến sĩ của ta cũng không còn đủ thì giờ để thở nữa. Bầu không khí của Tổ quốc hầu như đã sặc mùi thuốc súng. Ngay từ tháng 11 năm 1946 người ta đã thấy đồng bào từ các đô thị lớn Hải Phòng, Nam Định, Hà Nội kéo nhau tản cư lên các tỉnh miền ngược. Các thị xã Phú Thọ, Tuyên Quang, Yên Bái, Lào Cai… mỗi ngày một thêm tấp nập. Đồng bào ở Hà Nội lên mang theo cả những phong cách, màu sắc của thủ đô làm cho những thị xã nhỏ bé xa xôi này có thêm những cía gì khác lạ, tưoi vui hơn lên. Nhưng đồng thời những gia đình tản cư ấy cũng mang theo cả những nõi băn khoăn, lo âu về thơi cuộc trước mắt và đời sống mai sau… Chiến tranh chưa bùng nổ bằng tiếng súng, nhưng đã làm cho ngươi ta xao xuyến bằng tất những dấu hiệu đổi thay, xáo trộn trong đời sống. Nhưng rồi mọi người đều chung một ý nghĩ: phải bình tĩnh, phải quyết tâm chống giặc, cứu nước, bảo vệ Tổ quốc.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #31 vào lúc: 04 Tháng Bảy, 2010, 08:28:11 am »

Trong thời kì ấy, chúng tôi nhận được chỉ thị của Đảng về chuẩn bị chiến đấu rất đều dặn.

Đêm 19 tháng 12 năm 1946, giặc Pháp trở mặt, nổ súng tiến công đánh chiếm Hà Nội. cuộc kháng chiến toàn quốc của chúng ta bắt đầu bùng nổ. Ở tuyên Quang, xẩm tối hôm đó, chúng tôi nhậ được bức điện cuối cùng từ Hà Nội đánh lên: “Giặc Pháp đã hạ tối hậu thư đòi tước khí giới của quân đội, tự vệ, công an ta. Chính phủ đã bác bỏ bức tối hậu thư ấy. Như vậy, chỉ trong vòng 24 giờ là cùng, chắc chắn giặc Pháp sẽ nổ súng. Chỉ thị của Trung ương: Tất cả hãy sẵn sàng!...".

Tuy ở xa xôi, nhưng cơ hồ chúng tôi đã nghe thấy tiếng súng từ Thủ đô lan truyền theo mặt sóng sông Hồng rẽ theo sông Lô vang vọng lên tới tận đây, làm chấn động cả lòng người.

Cuộc kháng chiến đã bắt đầu! Tất cả mội công việc ở địa phương chúng tôi (và có lẽ cũng như ở nhiều nơi khác) đều hãy còn dang dở, từ việc xây dựng một chính quyền mới thực sự dân chủ, tới việc thực hiện một đời sống no đủ, tự do, một “đời sống mới” văn minh, tiến bộ khác xưa… Tất cả chỉ mới ở bước đầu triển khai. Nay một công việc vô cùng to lớn, một trách nhiệm hết sức nạng nề đã ập tới: Chiến đấu chống đế quốc xâm lược Pháp! Làm sao đây? Làm thế nào đây để vẫn có thể tiếp tục mọi công việc hãy còn dở dang này mà vẫn tập trung được sức lực vào công việc chuẩn bị chiến đấu, và chiến đấu sắp tới? Câu trả lời của tất cả những vấn đề ấy, chúng tôi biết chỉ có thể tìm thấy trong một “cẩm nang” duy nhất, đó là đường lối của Đảng.

Sau ngày kháng chiến toàn quốc bùng nổ, theo chỉ thị của Trung ương, các tỉnh miền tây Bắc Bộ được chia làm hai chiến khu để tiện việc chỉ huy tác chiến. Chiến khu 14 gồm các tỉnh Sơn La, Lai Châu và các huyện Mai Đà (Hòa Bình), tây nam Phú Thọ. Chiến khu 10 gồm cac tỉnh Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Yên, Tuyên Quang. Về khu 10 công tác, tôi có dịp gặp lại các đồng chí Bùi Quang Tạo, Tô Quang Đẩu, Vũ Dương… là những anh em quen biết cũ, đã cùng hoạt động với nhau từ lau, tình cảm rất chân thành, thắm thiết. Tham gia Bộ tư lệnh khu, làm chính ủy, lần đầu tiên tôi được gặp vào công tác với đồng chí Bằng Giang - Tư lệnh chiến khu, một đồng chí giàu nhiệt tình và nhiều nghị lực.

Những ngày đầu tiên xây dựng chiến khu 10, chúng tôi đã phải tiến hành cùng một lúc nhiều việc, nhiều mặt công tác khác nhau, nhiệm vụ rất nặng nề. Chúng tôi vừa phải tiếp tục xây dựng quân khu bộ, vừa phải tiếp tục chấn chỉnh các trung đoàn, vừa phải lo quét nốt những tàn dư của thổ phỉ ở Hà Giang, vừa phải lo đối phó ở mặt trận phía tây. Giặc Pháp từ Lai Châu đã lấn chiếm Sơn La, nhảy dù xuống Mộc Châu và đã tiến ra gần tới Nghĩa Lộ, đất của Yên Bái bên kia sông Hồng.

Các đơn vị vũ trang của mấy tỉnh Lào Cai, Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ nay đã trở thành bộ đội khu và đã được tập trung, xây dựng thành những trung đoàn ngay từ sau ngày khởi nghĩa. Trải qua các trận đánh bọn Quốc dân đảng phản động, thổ phỉ, trình độ chiến đấu của anh em đều có tiến bộ, nhưng nói cho đúng ra vẫn chưa được là bao, vì những đối tượng tác chiến của ta hồi đó đều quá nhỏ, yếu.

Cho tới bay giờ sự thiếu thốn vũ khí, trang bị vẫn còn là vấn đề chưa giải quyết được trong nhiều đơn vị. Nhưng điều nghiêm trọng hơn cả là trình độ chính trị của cán bộ và chiến sĩ vẫn chưa được nâng lên cho kịp với yêu cầu của tình hình mới. Các trung đoàn vì quân số đông, chưa được chọn lọc, giáo dục kĩ, nên chưa có được phẩm chất chính trị vững vàng giống như các đội Cứu quốc quân và Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân khi trước. Các chiến sĩ phần đông mới chỉ được giáo dục về 10 lời thề và chương trình Việt Minh. Tình hình cán bộ cũng tương tự như vậy. Bộ tư lệnh Liên khu đều nhất trí nhận định rằng: cán bộ ta tinh thần dũng cảm, dám hi sinh, chịu đựng… thì không thiếu nhưng còn thiếu nhiều về mưu trí và kinh nghiệm, hơn nữa, trình độ giác ngộ về giai cấp lại non yếu. Bới thế, nhìn chung tư tưởng, tác phong của cán bộ chỉ huy các đơn vị có nhiều mặt tốt, nhưng cũng con nhiều mặt yếu. Hiện tượng quan liêu, quân phiệt không phải là không phổ biến ở nhiêu đơn vị. Ngay khi mới về Liên khu nhận công tác, tôi đã được nghe không ít lời phản ánh, phàn nàn về lối sống, tác phong của một số cán bộ chỉ huy ở Lào Cai và Yên Bái. Ngoài ra còn có những việc làm sai, những hành động xấu, không đúng, không hợp với bản chất của quân đội nhân dân. Đó là một số anh em ở một số đơn vị trong hàng hàng ngũ quân phan động được quân đội ta giác ngộ đã trở về với cách mạng, nhưng hiểu biết của họ chưa dầy đủ nên có những việc làm không đúng với bản chất quân đội cách mạng. Những anh em và tập thể ấy đã mặc nhiên trở thành cấc cán bộ, chiến sĩ, đơn vị trong các trung đoàn của Liên khu mà chưa hề được giáo dục kĩ lưỡng để tẩy trừ những tư tưởng xấu do bọn phản loạn trước đây đã nhồi nhét, lừa bịp…

Vấn đề giáo dục chính trị, rèn luyện tác phong của quân đội ta dã trở thành một vấn đề rất lớn đặt ra trước mắt quân khu chúng tôi ngay trong những buỏi đầu bề bộn ấy.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #32 vào lúc: 04 Tháng Bảy, 2010, 08:28:53 am »

Vấn đề thứ hai mà chúng tôi cũng lo lắng không kém là tình hình chính trị ở các vùng núi trong quân khu chưa thật ổn định. Mặc dầu bọn thổ phỉ công khai đã bị dẹp tan hoặc tiêu diệt, nhưng tàn dư của chúng vẫn chưa phải đã hết. Hơn nữa, cơ sở của ta ở những nơi đó vẫn chưa được xây dựng tốt. Hầu như ở các vùng núi, các thổ ty vẫn nắm quyền thống trị quần chúng như xưa. Bọn họ vẫn xưng hùng, xưng bá, bề ngoài có vẻ quy thuận Chính phỉ cách mạng, nhưng bên trong vẫn chống lại ngấm ngầm, phục xuống để đợi chờ cơ hội nổi dậy. ở Bác Hà có Hoàng A Tưởng, ở Hà Gaing có Vương Chí Sình, ở Si Ma Cai có Hoàng La Ú, ở Đà Bác có Đinh Công Phủ… những lãnh chúa ấy đã sinh sống cực kì xa hoa và tàn nhẫn. Họ có nhà lầu, có nô lệ, có gái hầu hàng chục, hàng trăm người. Họ có quân đội riêng, thậm chí có nơi có những dinh cơ xây dựng kiên cố phảng phất như những pháo đài thời trung cổ ở chau Âu. Chúng tôi biết ở những vùng núi này, cơ sở xã hội, chính trị của thực dân Pháp còn khá mạnh và đó là những mầm tai họa mai sau. Ở một số tỉnh, ta cũng đã có những chủ trương, sách lược để tranh thủ những tầng lớp trên, nhưng đều chưa có kết quả tốt, bời vì có nơi đã áp dụng những sách lược hữu khuynh hoặc có hành động không đúng.

Mùa xuân năm 1947 trôi qua trên khu 10 nói chung tương đối yên tĩnh. Tiếng súng vẫn còn khá xa trung tâm của khu, trừ một số trận đánh lẻ tẻ ở mãi bên Than Uyên, Khau Cọ, phía tây quân khu, nằm sâu trong vùng núi rừng của Tây Bắc. Trong các thị xã, thị trấn, nhất là ở Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai, cuộc sống của nhân dân vẫn còn rất thái bình, vui vẻ. Ý thức cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu do đó còn sơ sài. Chỉ thị phá hoại, sơ tán của khu ủy, quân khu ủy cũng chưa được chấp hành đầy đủ. Ở Phú Thọ, tới tháng tư mới chỉ có một số nhà hai tầng được đánh sập. Nhân dân đã sơ tán được ít lâu, lại lục túc kéo về, có phần đông đảo hơn trước. Các tiệm cà phê, rạp hát lại nhộn nhịp kẻ ra, người vào. Chỉ ở nông thôn, vùng đồng bằng của quân khu, ý thức chuẩn bị chiến đấu mới được hể hiện rõ nét hơn. Thanh niên rậm rịch đi tòng quân. Các làng xóm, một mặt tiếp tục sản xuất, một mặt đã biết lo trước việc cất giấu thóc lúa, trâu bò.

Trong khi tình hình còn đang như vậy thì trung tuần tháng tư địch đã nhảy dù bất ngờ xuống thị xã Phú Thọ, ngay giữa trung tâm hậu phương”đại an toàn” của quân khu. Quân Pháp nhảy xuống trong lúc đơn vị bộ đội đóng trong thị xã cũng như nhân dân vẫn chưa có dự kiến, chưa có kinh nghiệm đối phó với những thủ đoạn mới của dịch.

Cuộc nhảy dù này nhằm để gây ảnh hướng chính trị, phá cơ sở, kho tàng và tiêu diệt một số lực lượng vũ trang của ta, đồng thời cũng để thực tập chiến thuật đổ bộ đường không, chuẩn bị cho cuộc đại tấn công Việt Bắc trong thu đông sắp tới.

Cuộc nhảy dù ở thị xã Phú Thọ của bọn Pháp đã tiến hành song song với một cuộc đổ bộ đường thủy lên Việt Trì.

Khu ủy và Bộ tư lệnh quân khu 10 lúc ấy đã chủ trương phải đánh địch cả hai nơi, cố nhiên phải tập trung lực lượng để tiêu diệt địch ở Phú Thọ, quyết không cho hai đơn vị của chúng bắt liên lạc với nhau.

Những trận tập kích vào thị xã đã diễn ra liên tiếp. Tuy kết quả chưa được là bao nhưng đã làm cho quân địch mất ăn mất ngủ. Và sau đó ba ngày, biết không thể liên lạc với bọn ở Việt Trì được, bọn ở Phú Thọ xuống xuồng máy rút chạy.

Cuộc chiến đấu ấy dã nổ ra đột ngột và cũng chấm dứt đột ngột. Mọi viêc diễn ra quá mau lẹ. Dẫu sao đây cũng là một dịp làm thưc tỉnh những người còn quá nặng đầu óc chủ quan “thái bình vô sự” và đem lại cho tất cả chúng tôi, từ Khu ủy, Bộ tư lệnh quân khu cho tới từng đảng viên, chiến sĩ và người dân thương một số bài học rát sốt dẻo về chiến đấu với quân thù, nhất là về mặt chỉ huy tác chiến.

Không còn phải thúc giục nhiều, ngay sau đó, mọi mặt công tác chuẩn bị chiến đấu của quân khu đã được tất cả các tỉnh, các cấp ráo riết đẩy mạnh với một tinh thần hoàn toàn khác trước. Thêm nhiều bãi trống được cắm chông để chống quân nhảy dù. Thêm nhiều đường giao thông quan trọng được phá hoại triệt để. Cac cầu cống lớn đều bị đánh sập. Việc tản cư đã được thực hiện rất nhanh trong tất cả các đô thị lớn nhỏ. Tiếp đó là việc tiêu thổ được tiếp tục hoàn thành, việc làm vườn không nhà trống ở các vùng nông thôn được xúc tiến. Khẩu hiệu “Phá tan cuộc tấn công thu đông của giặc Pháp” được nêu lên khắp mọi nơi.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #33 vào lúc: 04 Tháng Bảy, 2010, 08:29:34 am »

II

Để chuẩn bị cho những cuộc chiến đấu lớn nhất định sẽ xảy ra trong thu đông (1947), Khu ủy khu 10 và Quân khu ủy, Bộ tư lệnh quân khu đã họp bàn nhiều lần để vạch ra phương hướng lãnh đạo về mọi mặt chính trị, quân sự… Đứng trên phạm vi của địa phương mình, chúng tôi đã xác định: Hướng tấn công chính của địch sẽ là sông Lô!

Sông Lô, dòng sông xanh tuyệt đẹp ấy sẽ không những là con đường giao thông kinh tế phồn thình mà còn là một con đường chiến lược rất quan trọng. Nếu chiếm được sông Lô và kiểm soát được đường quốc lộ số 2, địch sẽ chia cắt dược căn cứ địa Việt Bắc của ta, đồng thời tạo thành một thế uy hiếp đối với mấy tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ, Thái Nguyên… Nếu chiếm được sông Lô, địch sẽ còn chiếm được cả một vùng phì nhiêu, một kho người, kho của.

Ngày 4 tháng 10 năm 1947, Khu ủy khu 10 và Bộ tư lệnh quân khu lại họp một lần nữa ở một địa điểm tại Phan Lương, gần bờ sông Lô để kiểm tra lại việc thực hiện các nghị quyết của Hội nghị cán bộ Trung ương lần thứ II, nghị quyết của Hội nghị quân sự toàn quốc lần thứ IV và bàn việc đẩy mạnh công việc chuẩn bị chiến đấu trong toàn khu lên một bước nữa. Các đồng chí bên khu ủy: Bùi Quang Tạo, bí thư, Vũ Dương, Bùi Đức Minh… cũng có mắt trong cuộc họp.

Sau cuộc hội nghị này, không khí chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu ngày càng sôi nổi trong khắp quân khu, đặc biệt trong các đơn vị bộ đội, dân quân du kích ở dọc hai bên bờ sông Lô. Cơ quan của quân khu bộ đã được chia ra làm hai bộ phận. bộ phận nặng gồm các kho quân nhu, nhà in… được chuyển vào tận rừng sâu. Bộ phận nhẹ chỉ gồm 20 người, kể cả Bộ tư lệnh, sẵn sàng di chuyển theo mặt trận. Chúng tôi trang bị vũ khí cho tất cả nhân viên, cán bộ trong bộ phận này để có thể tự bảo vệ mình, giảm bớt quân số cảnh vệ, làm cho chỉ huy sở tiền phương càng nhẹ, càng gọn được bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu. Bên khu ủy cũng tổ chức là cơ quan tương tự như vậy. Tất cả các bộ phận cồng kềnh, nặng nề của bên đó dũng đều đưa vào khu an toàn. Các đồng chí khu ủy viên được phân xuống các địa phương để trực tiếp chỉ đạo công tác chiến đấu. Riêng Ban thường vụ của khu ủy thì sang ở liền với bộ phận tiền phương của Bộ chỉ huy quân khu để tiện gặp gỡ, trao đổi ý kiến, chỉ đạo mọi mặt chiến đấu cho kịp thời.

Gần như trái ngược nhau, thời tiết mỗi ngày một lạnh thêm, nhưng tinh thần sẵn sàng chiến đấu của quân dân trong quân khu lại càng như nóng hơn lên. Đồng chí Bằng Giang ngày đêm cùng với các cán bộ trong cơ quan tham mưu đi nghiên cứu thực địa trên suốt một rẻo từ Việt Trì lên tới Đoan Hùng, Bình Ca, Chiêm Hóa để lập những phương án tác chiến. Cơ quan chính trị cũng không kém phần sôi nổi bận rộn. Các phái viên kiểm tra tới tấp đi đi về về, báo cáo tình hình, phổ biến chỉ thị của khu ủy, quân khu ủy xuống tới các đơn vị địa phương xa gần…

Khắp mọi nơi nhộp nhịp, tăng cường đào hào, đắp ụ, xây dựng, kho tàng bí mật, rào làng, cắm chông, tuần tra canh gác… Một công trình lớn làm chướng ngại vật đã được tiến hành rầm rộ ở Sóc Đăng. Đó là công trình đắp kè ngăn sông để cản tàu chiến giặc. Áp dụng kinh nghiệm của ông cha ta khi xưa cắm cọc trên sông Bạch Đằng, quân dân khu 10 đã nô nức kéo nhau đi gánh đá, gánh đất, đóng cọc trên sông Lộ, dựng lên một bức tường ngầm, cao gần sát mặt nước. Cơ quan tham mưu của quân khu đã có nhiều sáng kiến và cố gắng trong việc này. Nơi được chọn để đắp kè là một eo sông tương đối hẹp, thắt cổ bồng giữa hai quả núi lớn. Nói sao cho hết quang cảnh nhộn nhịp, tưng bừng, hăng hái trên cái công trường quốc phòng đặc biệt ấy. Nhân dân, bộ đội đông tới hàng nghìn. Người gánh, người cuốc, anh đội, chị khiêng. Từng đoàn thuyền được tập trung, néo lũi lại với nhau, thả neo ghìm đứng giữa dòng sông. Những chàng trai mình trần lực lưỡng, những cụ già quắc thước, gân cốt vẫn còn săn, vừa hò, vừa hát, sát vai cùng các chiến sĩ quân đội nện vồ, lao cọc… Trên hai bên bờ, cờ bay đỏ rực, thiếu niên, nhi đồng gõ trống hò reo, cổ vũ. Làm ngày không xong, đốt đuốc làm cả đêm… Tôi nghĩ bản anh hùng ca bất hủ của sông Lô có lẽ đã bắt đầu không phải chỉ từ những trận diệt tàu chiến địch ở Khoan Bộ, Đoan Hùng, Khe Lau… mà nó đã bắt đầu ngay từ eo sông Sóc Đăng với cái kè ngầm dưới mặt sông này.

Trong khi ác công việc lớn nhỏ đang được xúc tiến khẩn trương, bộ chỉ huy quân khu chúng tôi cũng phân công nhau đi tăm một số đơn vị để kiểm tra tình hình về mọi mặt chuẩn bị tác chiến. Tôi nhớ mãi hôm xuống thăm một đại đội pháo binh, đại đội hỏa lực lớn nhất đầu tiên của quân khu. Các chiến sĩ pháo thủ đều to, khỏe, tinh thần rất hăng hái. Suốt ngày anh em hì hục lau chùi, sửa chữa những khẩu pháo yêu quý mà anh em đã đặt cho cái tên thật đẹp: “Voi gầm”. Những con “Voi gầm” ấy chỉ là những khẩu pháo đã quá cổ lỗ, cũ kĩ, sản xuất từ đầu thế kỉ 20. Khẩu nào cũng dều có tật bệnh; khẩu thiếu thứ này, khẩu thiếu thứ khác; khẩu có máy ngắm, khẩu không. Tuy nhiên thứ tất cả những khẩu pháo ấy đều có những lịch sử vẻ vang. Có khẩu đã chiến đấu ở pháo đài Láng (Hà Nội), bắn những phát đạn đầu tiên vào thành Cột Cờ, nơi giặc Pháp chiếm đóng trong những ngày đầu kháng chiến. có khẩu pháo đã từng chiến đấu ở pháo đài Hương Canh, bắn vào bọn phản loạn Việt Nam Quốc dân đảng. Có khẩu đã từng chiến đấu ở Hải Phòng trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc.

Đại đội pháo binh ấy cũng như các đơn vị pháo binh khác của quân khu đều là những đơn vị pháo binh đầu lòng củaquân đội ta, đã được Bộ điều độn về khu 10 để chiến đấu. Đứng nhìn những khẩu pháo tuy đã cũ ki và còn rất ít ỏi tôi không khỏi hồi tưởng lại những khẩu súng khai hậu, những con dao rừng cổ lỗ, thô sơ của các đội Cứu quốc quân và Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân. Tôi ngồi kể lại cho anh em nghe về những ngày chiến đấu gian khổ trước. Các đồng chí pháo thủ cùng vui vẻ thốt lên: “Ngày ấy chỉ có dao rừng, súng kíp mà quân dân ta đã đánh bại được phát xít Nhật và đế quốc Pháp giành lấy chính quyền, vậy ngày nay đã có đại bác trong tay, nhất định chúng tôi phải đánh cho bọn chúng tơi bời, bảo về bằng được chính quyền và thành quả của cách mạng!”.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #34 vào lúc: 04 Tháng Bảy, 2010, 08:30:46 am »

Thế rồi việc mà chúng ta chờ đợi đã đến. Tháng 10 năm 1947, cuộc đại tấn công của giặc Pháp lên Việt Bắc bắt đầu mở màn. Đêm mồng 7 tháng 10 năm 1947, chúng tôi nhận được bức điện tối khẩn của Trung ương Đảng gửi cho tất cả các Khu ủy, Quân khu ủy: “Mồng 7 tháng 10, Pháp nhảy dù chiếm Bắc Cạn, Chợ Mới, mưu tấn công Việt Bắc. Vậy Trung ương Đảng ra chỉ thị cho Khu ủy và các nơi chỉ huy, lãnh đạo bộ đội đánh mạnh để chia sẻ lực lượng địch và phá kế hoạch của chúng…”.

Ngay trong đêm ấy, lệnh báo động chiến đấu được phát ra trong toàn quân khu, chỉ huy sở cũng bắt đầu chuyển vị trí ra sát bờ sông.

Tối mồng 9 tháng 10 năm 1947, chúng tôi được tin tiếp: Địch đã nhảy dù Cao Bằng, đồng thời dùng bộ binh cơ giới tiến lên chiếm Thất Khê, Na Sầm… Cũng ngay trong ngày hôm ấy, chúng tôi được cấp báo: một thủy đội gồm 40 tàu dổ bộ và ca-nô đang ngược sông Hồng tiến lên phía Việt Trì - cửa ngõ khu 10.

Một mệnh lệnh của bộ Tổng chỉ huy dược gửi tới quân khu chúng tôi trong cùng ngày: “… Ta đã bắt được bản kế hoạch tấn công của địch - kế hoạch Lê-a. Như vậy ta đã dự đoán rất đúng âm mưu địch. Khu 10 có nhiệm vụ phải bẻ bằng được gọng kìm sông Lô để góp phần phá tan cuộc tấn công chiến lược của địch…”.

Ngày 10 tháng 10 năm 1947, tiếng súng bắt đầu nổ vang trên bến Việt Trì.

Tàu chiến dịch cặp bờ, quân đổ bộ ào ạt xông lên. Nhưng Việt Trì chỉ còn là một đống gạch vụn… Khu ủy, Quân khu ủy không chủ trương tổ chức phòng ngự giữ đất Việt Trì và cũng không tổ chức đánh phục kích lớn ở đó vì địa hình bốn bề trống trải, không ó lợi thế cho ta. Chúng tôi muốn để cho địch tiến vào sâu hơn nữa, chọn nơi có địa hình tốt để tiêu diệt địch dễ hơn.

Tạm bỏ Việt Trì, ấy là ý định chủ động của quân khu, nhưng khi nhân được những lời báo cáo về: Việt Trì đã bị quân địch chiếm giữ vẫn thấy có những sợi dây nào đó trong trái tim chúng tôi rung lên, nhức nhối.

Ngày 11 tháng 10 năm 1947, tàu chiến địch tiến về địa phận Sóc Đăng đã vâp phải kè ngầm. chúng dừng lại. Những tên chỉ huy địch hết sức kinh ngạc trước cái chướng ngại vật đặc biệt này.

Chúng phải dùng máy bay ném bom và trọng pháo bắn để phá võ một mảng chướng ngại cho thủy đội vượt qua. Nhưng công việc của chúng không phải dễ dàng và nhanh chóng. Tiếc rằng, do còn ấu trĩ về chỉ huy và ít kinh nghiệm chiến đấu, chúng tôi đã không biết bố trí một trận địa hỏa lực mạnh ngay tại đây, cho nên một cơ hội diệt địch rất tốt đã trôi qua mất.

Đoàn tàu của chúng tiến lên tới gần Đoan Hùng mới chạm phải trận địa pháo binh của quân ta. Những khẩu pháo ở đây lần đầu đánh tàu chiến trong chiến dịch đã không khỏi lúng túng, hơn nữa máy ngắm lại hỏng, các bộ phận khóa cơ bẩm lại quá cũ kĩ, cho nên chỉ mới bắn được dăm bảy phát đã bị hỏng hóc.

Đoàn tàu địch vẫn còn nguyên vẹn, tiếp tục rẽ sóng ầm ĩ, ngược tới Bình Ca. Tin ấy báo về chỉ huy sở làm cho tất cả chúng tôi đều bồn chồn, sốt ruột. Tại sao vậy? Tại sao pháo binh đã không làm tròn nhiệm vụ. Sau đó chúng tôi đã tìm ra lởi giài đáp: điểm chủ yếu là tư tưởng cán bộ, chiến sĩ pháo binh chưa thông suốt với phương châm tác chiến “Phải đặt gần, bắn thẳng” của quân khu đã đề ra. Các đồng chí pháo binh vẫn còn lo dịch đổ bộ xông lên cướp mất pháo. Chúng tôi bèn nói với cơ quan tham mưu, chính trị hỏa tốc cho người vượt lên Bình Ca để phổ biến kinh nghiệm thất bại của trận địa pháo binh dưới Đoan Hùng.

Nhưng không kịp! Đoàn tàu địch lại vượt qua trước mũi súng của trận địa pháo binh Bình Ca hoàn toàn vô sự. Khi các cán bộ chính trị, tham mưu của quân khu lên tới nơi chỉ còn thấy những chiến sĩ pháo thủ của chúng ta gần như ứa nước mắt căm hờn, đứng lặng yên bên những khẩu pháo. Phía trước mặt họ, dòng sông Lô vẫn trải ra phẳng lặng và phía xa xa tàu chiến địch vẫn ì ì nổ máy, tiếng súng lớn nhỏ của chúng đang bắn lên hai bên bờ vọng lại nghe như xé ruột.

Cũng ngay tsau đó, một tin chiến thắng - tin chiến thắng đầu tiên trong chiến dịch đã được đưa về làm nhộn nhịp cả chỉ huy sở. Quân Pháp lên tới Bình Ca, chúng tổ chức cho một bộ phận đổ bộ. Một đơn vị bộ binh của ta phục sẵn ở đó đã nổ súng, xung phong. Chỉ với lưới lê búp đa, mã tấu, quân ta đã tiêu diệt một trung đội dịch. Những chiến sĩ của chúng ta đã chiến đấu với một tinh thần cực kì gan dạ, táo bạo. Đồng chí trung đội trưởng đã dẫn đầu trung đội từ trên thành vại nhảy bổ xuống đầu bọn địch. Trong giây phút đầu tiên, đồng chí đã bắn gục một tên sĩ quan, tước được một khẩu súng sáu.

Còn có co hội nào tốt hơn để động viên tinh thần để lập công trên toàn mặt trận hơn cơ hội này? Tin chiến thắng Bình Ca được nhanh chóng loan truyền khắp nơi đã làm cho vả các đơn vị từ chủ lực tới dân quân, từ bộ binh tới pháo binh, công binh đều nức lòng và tin rằng: Ta có đủ mưu trí và sức mạnh để đánh thắng giặc! Khu ủy, bộ chỉ huy quân khu đã khẳng định: Chiến thắng Bình Ca sẽ mở đầu cho một loạt những chiến thắng của mặt trận. Chiến thắng Bình ca đã báo hiệu sự chuyển biến mới về tình hình chiến cuộc. Quân Pháp không còn có thể bình yên vô sự tiến vào khu 10 như vào đất không người nữa.

Chúng tôi cho di chuyển ngay chỉ huy sở lên phía Tuyên Quang. Cũng từ đó, mặt trận chuyển tới đâu, chỉ huy sở của Khu ủy, quân khu cũng chuyển ngay tới đó, bám sát biến chuyển để kịp thời chỉ đạo, chỉ huy trong tất cả quá trình diễn biến chiến dịch.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #35 vào lúc: 04 Tháng Bảy, 2010, 08:31:09 am »

*
*   *

Trên đường di chuyển chỉ huy sở, chúng tôi đã có dịp tiếp súc với nhân dân ở nhiều nơi. Tất cả những con đường mà chúng tôi đi tới chiến sự cũng vừa mới tràn qua và còn để lại những dấu vết tàn phá. Nơi này một xóm nhà bị đại bác địch từ tàu chiến bắn lên đốt trụi. Nơi kia một dãy phố nhỏ bị bom phá hủy. Những hố lớn hìn miệng phễu rải rác khắp dọc đường. Từ hàng cây lớn bị lật lốc đổ nghiêng. Từng bức tường vôi chi chít vết đạn súng máy. Quãng đường lại thấy một con trâu bị máy bay bắn chết, gục bên bờ ruộng hoặc trên một sườn đồi. Lau sậy bên bờ sông cháy sém từng vệt dài hàng trăm, hàng nghìn mét. Trên dòng gông Lô, mũ sắt… của địch trôi lềnh bềnh. Thỉnh thoảng lại thấy một xác lính Lê Dương, hoặc lính ngụy lập lờ trên mặt nước. Không khí nồng nặc mùi thuốc súng, mùi lá tươi và mùi thịt cháy khét lợm.

Nhưng giữa quang cảnh tàn phá ấy, một không khí lạc quan, tin tưởng, hăng say chiến đấu vẫn lan tràn mạnh mẽ. Từng đơn vị bộ binh chủ lực hăm hở hành quân, di chuyển đế đón đường, tìm địch mà đánh. Từng đơn vị dân quân du kích nai nịt gọn gàng tới tấp đi đánh mìn, rào làng, đắp ụ, phá đường, cắm chông. Các đồng chí giao thông liên lạc của bộ đội, dân quân, các anh chị em bưu điện… đi lại ngược xuôi tấp nập. Trong các làng xóm chưa bị bom đạn tàn phá, đồng bào gấp rút, sôi nổi di chuyển, làm vườn không nhà trống. Khi đi qua một xóm lẻ bên đường, chúng tôi gặp một gia đình đã chuyển hết quang gánh đồ đạc ra đường, ông cụ chủ nhà cầm một khúc gỗ lớn quay vào sân, đến trước hai cái chum dưới gốc cau, dang thẳng tay đập mạnh. Hai cáichum vỡ tan ra từng mảnh. Khi trở ra gặp chúng tôi, ông cụ với vẻ mặt vừa căm hờn vừa đau đớn nói: “Không mang đi được, đập vỡ, các anh ạ! Không để cho thằng Tây lấy được một cái bát mẻ!”. Qua một khu rừng khác, chúng tôi gặp một đám đông nhân dân đang vây quanh một ông già bị thương và ba thanh niên đang vác mỗi người một hòm đạn. Ông cụ già bị đau lắm, giọng nói rất yếu ớt nhưng vẫn khảng khái: “Các anh cứ đi đi, mặc tôi. Đem đạn này đến cho các anh bộ đội…”. Hỏi ra mới biết bọn địch ở Đoan Hùng đổ bộ lên bắt được một số dân, trong đó có ông cụ và ba thanh niên này, chúng bắt mọi người phải vác đạn cho chúng. Nhưng ngay đêm ấy, bộ đôi ta tập kích vào phủ Đoan, ông cụ cùng ba thanh niên đã thừa cơ lúc địch hoảng hốt, rối loạn, vác cả đạn của chúng chạy trở về, mặc cho chúng bắn đuổi theo rất dữ.

Những cảnh tượng như vậy luôn diễn ra bên đường đã làm cho chúng tôi càng thêm tin tưởng ở tinh thần, ý chí của nhân dân, Đồng thời chúng tôi càng mừng thầm, thấy công tác tư tưởng của khu ủy và quân khu đã có nhiều kết quả cụ thể, khơi động được lòng căm thù và yêu nước, làm cho quần chúng có dũng khí lớn lao, không sợ hi sinh, không ngại gian khổ. Ai ai cũng quyết tâm và tin tưởng ở thắng lợi cuối cùng.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #36 vào lúc: 05 Tháng Bảy, 2010, 08:56:42 am »

*
*   *

Khi tới thị xã Tuyên Quang, bọn địch chỉ còn biết trơ mắt nhìn những đống gach đổ nát. Ở đây, Bộ chỉ huy quân khu không chủ trương đánh lớn, chỉ dùng lực lượng nhỏ để tập kích quấy rối. Được Bộ Tổng tư lệnh cho biết chắc chắn địch sẽ còn tiếp tục đưa thêm quân từ Việt Trì lên và chúng còn lên tới tận Chiêm Hóa, Đại Thi để gặp gọng kìm Bô-phơ-rê bên đướng số 4, quặp lại theo đúng như kế hoạch Lê-a, bộ chỉ huy quân khu đã chủ trương tập trung lực lượng đánh những trận quyết liệt trên sông Lô, sông Gâm và trên con đường bộ từ Tuyên Quang ngược theo Chiêm Hóa.

Com-muy-nan - chỉ huy trưởng của gọng kìm sông Lô có lẽ cũng đã biết rằng từ nay trở đi, chúng sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trước nên đã ra lệnh cho các đơn vị: Phải cẩn thận, đề phòng những trận phục kích lớn…”. Lực lượng chủ yếu của bộ phận thứ nhất từ Việt Trì lên vẫn đi theo đường thủy, trong khi đó có một cánh quân trắc vệ tiến song song trên bộ. Cả hai cánh quân này đã làm theo đúng mệnh lệnh của Com-muy-nan, cùng tiến lên khá dè dặt, thận trọng. Tuy nhiên, bọn chúng vẫn không có cách gì để có thể tránh khỏi những thất bại nặng nề, vì chúng phải đi theo một con đường nguy hiểm - con đường xâm lược - con đường chống lại cả dân tộc Việt Nam.

Cánh quân đường bộ do viên quan tư Pơ-ti chỉ huy - một tên chỉ huy quân đội nhà nghề giàu kinh nghiệm. Nhưng dù Pơ-ti xảo quyệt đến đâu, hắn vẫn bị lọt vào một trận phục kích rât tài tình, táo bạo của một đơn vị ta. Ngót một trung đội Lê Dương và một thiếu úy đã bị tiêu diệt ngay tại trận. Tàn quân Pơ-ti chạy tán loạn, một giờ sau chúng mới tập trung lại được trong không khí vẫn còn hết sức bàng hoàng. Ngót một trung đội địch bị diệt, số lượng đó chưa phải là nhiều lắm, nhưng cần phải đặt con số ấy trong thời gian áy, hoàn cảnh ấy mới hiểu được hết sự hoang mang của toán quân viễn chinh. Đã có những tên sĩ quan Pháp nghĩ rằng sang Việt Nam chẳng qua như đi du lịch, quá lắm cũng như một cuộc đi săn, hoặc tiến hành một vài cuộc hành binh có tính chất cảnh sát nhẹ nhàng vui vẻ nào đó.

Ngay sau trận này, Com-muy-nan vội phái một lực lượng thứ ba do Lơ Giốt-snơ chỉ huy từ Tuyên Quang tiến lên nhằm trợ lực cho Pơ-ti và lực lượng thủy đội vẫn đang tiến rất chậm chạp, chật vật trên dong sông Gâm quái ác, lắm thác, nhiều ghềnh.

Nhưng Lơ Giốt-snơ cũng không may mắn hơn Pơ-ti. Vừa mới thấp tấp kéo ra khỏi Tuyên Quang, tới cây số 7, Lơ Giốt-snơ- viên sĩ quan kiêu ngạo, nóng nảy ấy đã gặp ngay một chiếc cầu bị phá sập. Lơ Giốt-snơ bèn ra lệnh cho công binh sửa chữa. Cả đoàn quân chừng năm trăm tên ùn lại đúng chỗ địa lôi do các đồng chí tự vệ thành Tuyên cùng anh em bộ đội bố trí đợi sẵn. chúng đã ngồi trên một quả núi lửa… Ba quả bom lớn đã gầm lên biến thành ba quả cầu lửa… Hơn một trăm tên giặc bị tan xác trên một quãng đường dài không quá vài trăm mét. Lơ Giốt-snơ không còn hồn vía nào nữa, vội vã thu tàn quân chạy ngược trở lại Tuyên Quang. Quan thúc lính, lính thúc nhau, không còn ra đội ngũ gì nữa. Chính trong lúc ấy ban chỉ huy đơn vị bộ đội bố trí tai đó đã nắm vững phương châm diệt địch đến cùng, linh hoạt cho ngay hai trung đội luồn rừng theo đường tắt, cấp tốc trở về cây số 5 bố trí tiếp một trận địa phục kích. Lơ Giốt-snơ vừa mới hổn hển về tới đây thì nhưng tiếng sét lớn lại nổ vang ngay trước mặt hắn. Thêm hơn ba mươi tên giạc nữa bị tiêu diệt. máu chảy lênh láng trên mặt đường, giày, mũ, cánh tay, vế dùi bị quật tung tóe, treo lơ lửng trên các cành cây, dây điện. Cây số 5! Nơi đây là địa điểm tập kết của quân khởi nghĩa cách đây hơn hai năm để tiến vào giải phóng Tuyên Quang, giành lại chính quyền. Những chiến sĩ Giải phóng quân khi đó bây giờ đã đi khắp các nơi, gánh vác những trách nhiệm lớn, nhỏ khác nhau. Kế tiếp họ, những chiến sĩ Vệ quốc quân hiện nay đã giáng cho quân thù những đòn đích đáng.

Dưới dòng sông, Kéc-ga-ra-vát - viên quan tư chỉ huy thủy đội cũng lâm vào tình thế có phần còn bi đát hơn Pơ-ti. Dòng sông Gâm lắm thác nhiều ghềnh làm cho bọn chúng điêu đứng đã đành, những đơn vị bộ đội, dân quân du kích của ta đã bám sát chúng từng phút, từng giây để bắn phá, càng làm cho chúng thêm khốn khổ. Mỗi một khi mắc cạn, cả đoàn tàu đành giơ sườn ra, chẳng khác gì những chiếc bia thảm hại cho quân ta thi nhau nã súng. Kéc-ga-ra-vát gần như phát điên lên. Hán điện về cho Com-muy-nan, kêu gào: ”Cho chúng tôi thêm lương thực, thuốc men! Cho chúng tôi ngựa thồ. Không thể lên Đại Thi được nữa! Cho chúng tôi lên bộ thôi”.

Tất cả binh lính địch đều đã dao động, hoang mang. Toàn bộ binh đoàn Com-muy-na đã trở nên bị động. Com-muy-nan đã phải cho quân nhảy dù xuống Chiêm Hóa để hòng đón Kéc-ga-ra-vát và Pơ-ti. Nhưng cuối cùng gã đã phải điện về Hà Nội xin tiếp viện và thú nhận: “Bắt đấu từ đây chúng tôi không còn hành động theo ý muốn được nữa. Quân địch đã tỏ ra rất khôn ngoan, lợi hại. Chúng tôi bị đánh liên miên trên suốt trận tuyến và hiện nay đang ở vào một tình trạng xấu, rất xấu như chưa bao giờ từng thấy…”.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #37 vào lúc: 05 Tháng Bảy, 2010, 08:57:46 am »

*
*   *

Nếu những tiếng súng trên dọc sông Lô, sông Gâm và tiếng bom trên cây số 7, cây số 5 đã bắt đầu làm tan rã tinh thần quân dịch, thì mặt khác nó cũng làm cho tinh thần quân dân khu 10 được nâng lên rõ rệt. Khắp nơi tưng bừng đón tin chiến thắng. Các đơn vị pháo binh, bộ binh chưa lập được công - nhất là pháo binh cũng sôi nổi tinh thần chiến đấu.

Bộ chỉ huy quân khu cho các phái viên chính trị, tham mưu đi sâu xuống từng khẩu đội của những đơn vị pháo binh để giúp đỡ anh em rút kinh nghiệm, bàn cách khắc phục khó khăn về mặt kĩ thuật, chiến thuật, nhất là giúp anh em quán triệt sâu sắc hơn nữa chủ trương “đánh gần, bắn thẳng” để phá mọi quan niệm sai lầm, giải quyết mọi tư tưởng hoài nghi, dè dặt.

Cho đến ngày 23 tháng 10, sau khi tư tưởng đã thông suốt phương châm tác chiến, các đơn vị pháo binh kéo súng ra tận sát bờ sông, thiết lập trận địa. Một khẩu 25mm và một khẩu 75mm đã được đưa ra đầu làng Khoan Bộ bố trí nghay sát bờ sông. Để bảo vệ cho trận địa pháo binh và để phối hợp tác chiến, Bộ chỉ huy quân khu đã điều đến một tiểu đoàn bộ binh, một trung đội công binh và một đơn vị dân quân du kích.

Chiều ngày 23 tháng10, những lực lượng tiếp viện cho Com-muy-nan từ Việt Trì rẽ sóng ngược lên Tuyên Quang. Đi đầu là hai chiếc LCT chở đầy binh lính. Chúng qua Sóc Đăng vẫn rất dè dạt. Nhưng dau đó thấy hai bờ sông Lô vẫn im ắng, chỉ có những bãi lau thưa đã bị xơ sác vì bom đạn của những thủy đội lên tấn công đợt trước, hai chiếc LCT bắt đầu chạy bình tĩnh hơn. Khi tới Khoan Bộ, chúng đã hoàn toàn sa đúng vào lưới lửa. Những khẩu “Voi gầm” của chúng ta lúc này mới thực sự xứng danh “Voi gầm”. Cả hai chiếc LCT đều bị trúng đạn, khói phì ra đen đặc, kéo dài trên mặt sông. Một đám lửa bùng lên trên boong của chiếc đi cuối. Tuy đã khắc phục được tư tưởng ngại đem pháo ra bờ sông để đặt gần, bắn thẳng, như các chiến sĩ ta lại quên mang theo đạn dự trữ, mới bắn được chục phát cả hai khẩu pháo đành phải ngồi nhìn theo hai chiếc tàu địch bị thương dìu nhau cố chạy bán sống bán chết. Nhưng dù sao, trận đánh coi như đã thắng lợi và thắng lợi lớn hơn cả là anh em pháo binh đã hoàn toàn tin tưởng ở phương châm chiến thuật mới.

Bộ chỉ huy quân khu đã đánh giá: nếu như trận Bình Ca đã mở đầu cho các chiến thắng chung trong chiến dịch, thì trận Khoan Bộ đã mở đầu cho các chiến thắng to lớn về sau của pháo binh trên mặt trận.

Nhận định ấy đã đươc chứng minh ngay sau đó bằng những chiến công rực rỡ ở Đoan Hùng, Khe Lau, những chiến công đã làm cho dòng sông Lô nổi tiếng và được coi như những chiến công rạng rỡ của dân tộc đã có như Chương Dương, Hàm Tử xưa kia.

Kịp thời rút được kinh nghiệm nóng hổi của trận Khoan Bộ, các khẩu đội pháo binh bối trí ở gần Đoan Hùng đã chuẩn bị rất chu đáo. Về phía địch, chúng cũng có được những bài học thiết thân nên đã tổ chức hành quân thận trọng có cả máy bay yểm hộ. Do vậy, trận Đoan Hùng là một trận đọ sức quyết liệt giữa đôi bên, đã kéo dài trên một giờ đồng hồ. Dưới những làn bom đạn dữ dôi của không quân và thủy đội địch, các chiến sĩ pháo binh, bộ binh ta đã gan góc chiến đấu liên tục. Từng phát đạn bắn ra như những tiếng sét đánh thẳng vào đoàn tàu giặc. Khói bốc mù mịt khắp trận địa. Trên bờ, lau sậy bốc cháy. Dưới sông tàu địch bốc cháy. Dầu xăng chảy ra lênh láng khắp mặt nước. Cả một khúc sông biến thành một dòng lửa. Trong khoảnh khắc, bốn chiếc vừa tàu vừa ca-nô đã bị nhận chìm tại chỗ. Còn lại hai chiếc bị thương, không dám chống cự, phải kéo nhau tháo chạy. Nhưng các chiến sĩ ta vẫn quyết không tha. Với tinh thần chiến đấu sôi nổi, ý chí căm thù đang bừng cháy, bất chấp máy bai địch đang lồng lộn trút dạn trên đầu, các chiến sĩ pháo binh, bộ binh lập tức cùng nhau kéo pháo ra khỏi trận địa, rầm rập chạy đuổi theo tàu chiến địch, bắn đến kì cùng. Chưa có một cuộc truy kích nào từ trước tới nay giống như vậy. Gặp mô đất, khe sâu, kéo không được, các chiến sĩ bèn tháo các bộ phận pháo ra, người vác nòng, người khiêng càng, tiếp tục đuổi theo tàu chiến giặc…

Sau trận Đoan Hùng, Bộ chỉ huy quân khu nhận định: Lực lượng tiếp viện của địch ở Việt Trì không còn khả năng kéo lên nữa, đồng thời lực lượng của Com-muy-nan ở Tuyên Quang cũng không thể lên tới được Đại Thi. Ý muốn rút lui của bọn chúng đã bộc lộ rõ rệt. Bộ chỉ huy quân khu chủ trương một mặt tích cực đánh địch trên đướng số 2, một mặt tiếp tục phục kích trên sông. Cơ quan tham mưu nhận chỉ thị đi tìm địa điểm để tổ chức trận địa pháo binh. Nhiều đơn vị bộ binh, công binh, pháo binh lại được lệnh cấp tốc vòng qua thị xã Tuyên Quang, từ phía nam lên phía bắc, tới ngã ba sông Gầm, lập trận địa ở đó. Tại đây bờ lau rất dày, nên còn gọi là Khe Lau. Trận địa vừa hoàn thành thì một đoàn tàu địch cũng vừa kéo tới. Rút kinh nghiệm trận Đoan Hùng, pháo ta bắn tuy đã chính xác nhưng vẫn còn bắn quá sớm, lần này các chiến sĩ Khe Lau đã giữ bí mật trận địa tới cùng, kiên trì đợi cho tàu địch đến ngay trước mũi súng mới giật cò.

Đoàn tàu địch bị hoàn toàn bất ngờ, rối loạn, không kịp trở tay đối phó. Các khẩu “Voi gầm” của chúng ta làm mưa làm giò trên trận địa cùng các đơn vị bộ binh. Dầu xăng từ các tàu bị nhận chìm đổ loang khắp mặt sông. Xăng bén lửa, lửa cháy trùm lên hai bờ lau sậy rầm rạp. Không hiểu xưa kia trận trận “Xích Bích” của Gia Cát Lượng thế nào, ở đây quả là một biển lửa - “biển lửa Khe Lau”. Lửa cháy làm các chiến sĩ ta cũng phải nóng bỏng cả mặt mày. Cả bầu trời đen kịt những tro, khói. Khắp trận địa đỏ rực. Lửa trôi theo dòng nước. Lửa phá phách trên các con tàu. Lửa lồng lộn trên các bờ lau. Gần như đại bộ phận quân Kéc-ga-ra-vát đã bị tiêu diệt.

Ngày hôm sau, Com-muy-nan lại điện về Hà Nội: “… Chúng tôi đã phái một lực lượng trên bộ đi ứng cứu. Nhưng rừng núi rất hiểm trở. Quân Việt Nam lại phục kích chặn đường. Lực lượng ứng cứu đã buộc phải quay lại, không thể tiến được…”.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #38 vào lúc: 05 Tháng Bảy, 2010, 08:59:08 am »

Trong khi các trận đánh đang diễn ra trên sông Lô, quân khu được tin liên tiếp về những chiến thắng to lớn của quân ta trên đường số 4, Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên… gọng kìm Bô-phơ-rê bên đó bị đánh tơi bời và cũng đã quằn lại.

Chính những chiến thắng ấy đã cổ vũ chúng tôi rất mạnh mẽ và đã tạo cho khu 10 những điều kiện thuận lợi để chiến thắng. Trong khi nhận thấy hai gọng kìm đã bị đánh nát nhừ, không có hi vọng gặp nhau được. Bộ chỉ huy tối cao của quân Pháp ra lệnh cho Bô-phơ-rê, Com-muy-nan rút lui. Com-muy-nan được lệnh rút trước, Bô-phơ-rê rút sau một vài ngày.

Bộ Tổng tư lệnh của ta cũng phán đoán được từ trước cuộc rút lui này. Quân khu được lệnh tích cực đánh địch trên đường về. Bộ phán đoán: Com-muy-nan sẽ rút bằng đường sông Lô và cả đường bộ số 13 từ Tuyên Quang qua Bình Ca sang Thái Nguyên để gặp quan Bô-phơ-rê từ phía Bắc Cạn rút về. Sự phán đoán ấy dã hoàn toàn đúng.

Khác hẳn với khi tấn công, Com-muy-nan đã tổ chức cuộc rút lui hết sức bí mật. Trong một đêm tối trời, dưới sông các tàu chiến, ca-nô được lệnh tắt máy, tắt đèn, âm thầm thả xuôi theo dòng nước. Trên đường bộ, người, ngựa như ngậm tăm, lùi lũi rời bỏ thị xã, đi về phía Bình Ca, không kèn, không trống. Binh đoàn bại trận ấy đã cuốn gói ra về trong một không khí vừa lo âu, vừa vô cùng sầu thảm. Một sĩ quan Pháp đã viết một lá thư gửi về cho vợ, con nói:”Chúng ta vừa bị một vết thương nặng nề, vừa mang một cái nhục không sao rửa được…” (bức thư không kịp gửi, viên sĩ quan này đã bị ta diệt trong một trận ở Thái Nguyên).. Những nỗi lo âu, sầu thảm ấy kông phải mỗi lúc một giảm xuống trên con đường rút chạy. những đơn vị theo đường bộ về tới Sơn Dương (căn cứ địa của Khu giải phóng trước đây) đã bị đuổi đánh kịch liệt, hơn một trăm tên lính Âu - Phi đã bị bắn chết. Các tiểu đoàn chủ lực của khu và dân quân du kích bám sát chúng từng bước để đánh. Trên con đường Bình Ca - Sơn Dương quen thuộc đã diễn ra một quảng cảnh thật lớn lao, đẹp đẽ: toàn dân đuổi giặc. có những chịu phụ nữ, những ông già trong tay không có vũ khí nhưng đã hăm hở dẫn đường cho bộ đội vượt rừng, tắt núi để truy kích địch. Có cả những em bé mười một, mười hai tuổi cũng xung phong đi làm giao thông, liên lạc. Quần chúng đã sống lại những ngày đánh Nhật, đuổi Pháp khi xưa trên mảnh đất quang vinh của căn cứ địa thần thánh.

Bị giam chân ở Sơn Dương mấy mấy hôm, sau đó bọn địch cố mở một đường máu vượt Đèo Khế để sang Đại Từ. Lại thêm một chục tên địch bị giết chết trên ngọn đèo lịch sử ấy.

Số phận của quân Com-muy-nan cũng chẳng may mắn gì hơn bọn đi trên bộ. “Biết “dòng sông xanh” tuyệt đẹp đã trở thành dòng sông lửa ghê gớm nên Com-muy-nan đã hết sức đề phòng, cho máy bay bắn phá liên tiếp và cho quan đi sục sạo suốt dọc hai bên bờ, nhưng khi doàn tàu về tới Lã Hoàng thì đột nhiên lại thấy một tiếng sét nổ. Nhưng lần này không phải sét ở bên bờ, mà ở ngay giữa dòng sông. Quả thủy lôi đã được đặt rất khéo léo tại đó. Chiếc tàu lớn chở phần đông sĩ quan tham mưu của Com-muy-nan đã bị xe ra làm đôi, chìm nghỉm. May mắn cho Com-muy-nan, gã ngồi ở một chiếc tàu khác. Nhưng hắn cũng không còn hồn vía nào nữa. Về tới Phan Lương, lại một chiếc LCT bị đắm, hơn một trung đội địch bị tiêu diệt. Ở đây, dọc theo hai bờ sông Lô, bên cạnh cách chiến sĩ pháo binh các đơn vị bộ binh chủ lực, địa phương, dân quân du kích đã bám sát địch, truy đuổi chúng liên tục.

Mãi tới ngày 21 tháng 12 năm 1947, Com-muy-nan mới về tới Việt Trì, đội ngũ tan hoang, ngựa què, tàu bẹp hết sức thảm hại. Binh đoàn Bô-phơ-rê cũng tơi tả không kém, quân số mất một nửa, về tới Hà Nội mà vẫn chưa hoàn hồn.

Chiến dịch Clô Clô đại tấn công Việt Bắc với kế hoạch Lê-a rất quy mô, tỉ mỉ cua địch đã bị đánh bẹp.

Việt Bắc oai hùng của chúng ta tưng bừng không khí chiến thắng. khắp đất nước cùng reo vui trước những chiến công lịch sử.

Mặc dù trên các bản làng, đô thị còn âm ỉ tro khói, ngổn ngang mảnh bom đạn, nhân dân từ các nơi tản cư đã trở về tiếp tục cuộc sống lao động, sản xuất, chiến đấu bình thường. Một nhạc sĩ được chứng kiến những chiến công trên sông Lô đã sáng tác một bài hát với những lời ca hào hùng:

“… Bao nhân dân khu 10 mơ thành người sông Lô..”.

“… Đời vui vút lên, đời vui sướng về…”.


Những bài ca ấy đã nói được phần nào tâm trạng sung sướng, tươi vui, rạo rực của quân dân trong quân khu 10 sau những ngày chiến thắng ấy.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #39 vào lúc: 05 Tháng Bảy, 2010, 09:00:24 am »

*
*   *

Ngoài diễn biến trên mặt trận sông Lô, mặt trận phía tây bắc cũng của khu 10 (Lò Cai, Yên Bái) tình hình lại gần như khác hẳn.

Phối hợp với hai hướng tấn công chủ yếu của hai binh đoàn Bô-phơ-rê, Com-muy-nan, A-lếch-xăng-đơ-ri - tên tướng chạy quân Nhật hồi tháng 3 năm 1945 đã đem năm nghìn quân quay trở lại đánh chiếm Lai châu, Phong Thổ, Sơn La… từ đầu năm 1946, nay cũng dốc lực lượng đánh ra Sa Pa, Lào Cai, Nghĩa Lộ… thuộc khu 10.

Do quân khu chưa giúp cho các đơn vị quán triệt sâu sắc phương châm tác chiến và chính sách dân tộc của Đảng, mặt khác lúc đó quân khu đang tập trung chỉ đạo mặt trận sông Lô nên mặt trận phía tây các đơn vị đã phạm phải những sai lầm nghiêm trọng, không được kịp thời uốn nắn, dẫn đến những thất bại ban dầu. Ở đó, mặc dù các chiến sĩ chiến đấu vô cùng dũng cảm, nhưng do một số cán bộ chỉ huy nặng về lối đánh trận địa chiến, coi nhẹ du kích chiến, cho nên bị địch chọc thủng hết phòng tuyến này đến phá vỡ trận địa khác. Khi phải rút lui, lại cho đơn vị rút theo đường cái lớn, nên bị quân của A-lếch-xăng-đơ-ri vu hồi sau lưng, gây thêm thổn thất.

Tư tưởng chiến thuật đã sai, một số cán bộ còn mắc khuyết điểm không dựa vào dây. Đó là hai căn bệnh của một nguyên nhân không nắm vững quan điểm chiến tranh nhân dân. Do vậy, quân địch tràn tới đâu, chúng nắm ngay được Thổ ti, Phia tạo và tiếp sức được ngay cho bọn thổ phỉ nổi lên như rươi đến đấy, chúng bắn giết cán bộ, bắt bớ cơ sở ta rất dữ, đồng thời tích cực chỉ đường, tiếp tế cho giặc. Các đồng chí chỉ huy đơn vị thấy thế đã không kịp thời nhận ra khuyết điểm, lại tiếp tục xa lánh nhân dân, cho rằng nhân dân Tây Bắc đã theo giặc. Chính vì thế, cá đơn vị của ta đã chiến đấu gần như cô độc. Không có người dẫn đường, không có ai tiếp tế, không có lực lượng dân quân du kích phối hợp… Tai hại hơn nữa, do nhận thức sai, một vài cán bộ đã vi phạm kỉ luật quần chúng nghiêm trọng. Những hành động sai lầm ấy đã gây nên những phản ứng mạnh trong nhân dân địa phương. Đã có nơi, do uất ức quá, có người đã đi báo quân Pháp với mục đích chỉ cốt để trả thù người đã nghi oan cho mình. Những bi kịch ấy tuy rất lẻ tẻ, cá biệt, nhưng cũng thật đau lòng. Cô độc, mệt mỏi, chiến thuật sai lầm… các đơn vị của quân khu phía đó cứ lùi dần, lùi mãi dọc theo sông Hồng. từ Lào Cai trở xuống, từ Nghĩa Lộ trở ra. Có đơn vị một ngày đã phải rút lui tới năm mươi cây số. trong tình trạng bi đát ấy, một cán bộ chỉ huy đơn vị đã dao động, gửi báo cáo về khu: ”Quân địch quá mạnh, tiến như chẻ tre!...”.

“Tiến như chẻ tre!”. Chỉ cần đọc mấy tiếng ấy chúng tôi cũng có thể hình dung được tình hình tư tưởng của một số cán bộ ta trên mặt trận phía tây ra sao, đồng thời cũng nhận ra những thiếu sót trong công tác chỉ đạo của chúng tôi.

Lập tức Khu ủy, quân khu họp bàn và ra một nghị quyết gửi cho các đơn vị phía tây: “Phải vứt bỏ ngay lối đánh hoàn toàn sai lầm cũ. Triệt để nắm vững phương châm: du kích chiến là chính, vận động chiến là phụ trợ… Phải chia địa phương thành những khu nhỏ, phân tán ngay một số đại đội, giao cho mỗi đại đội phụ trách một khu vực, bám lấy dân mà gây cơ sở, hoạt động đánh địch, quyết không được rút nữa. Phải giáo dục nhân dân, phải củng cố cơ sở bằng các hình thức vũ trang tuyên truyền, phải thực hiện bằng được khẩu hiệu thà mất đất chứ không chịu bỏ dân”. Đó là tóm tắt tinh thần những chủ trương mới của Khu ủy và Bộ chỉ huy quân khu căn cứ vào chỉ thị của Trung ương và những mệnh lệnh cụ thể của Bộ Tổng tư lệnh.

Những nghị quyết ấy được đưa ngay xuống các đơn vị bằng những đồng chí phái viên có đầy đủ khả năng và thẩm quyền để truyền đạt, kiểm tra, đôn đốc.

Và nghị quyết ấy dã có hiệu lực Một giai đoạn mới đã mở ra trên chiến trường phía tây của quân khu. Không còn “tiến như chẻ tre” được nữa, quân dịch buộc phải dừng lại để củng cố, bình định những vùng đã chiếm được. Về phía ta, các đại đội độc lập với ý niệm sơ khai đã được ra đời và chiến tranh du kích cũng bắt đầu được mở rộng, đẩy mạnh từ đó.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM