Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 01:28:36 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Dưới ngọn cờ vinh quang của Đảng  (Đọc 39394 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #20 vào lúc: 03 Tháng Bảy, 2010, 10:22:50 am »

IV

Tháng 8 năm 1945, Liên Xô chính thức mở mặt trận phía đông. Trong một chiến dịch quyết định, Hồng quan đã tiêu diệt hoàn toàn đạo quân Quan Đông nổi tiếng hung ác của phát xit Nhật. Về phía tây, phát xít Đức đã phải chính thức đầu hàng từ tháng 5. Cục diện thế giới biến chuyển quá mau lẹ. Trước tình hình ấy, Bác và Trung ương cấp tốc triệu tập một cuộc hội nghị đại biểu toàn Đảng ở Tân Trào. Không khí khẩn trương chưa từng thấy. Đúng ngày 13 tháng 8 năm 1945, cuộc họp bắt đầu khai mạc trong một chiếc lán làm vội, rất đơn sơ, tại khu rừng Nà Lừa xnh tươi, gần nơi Bác ở. Tất cả đại biểu đều rải lá xuống đất ngồi quây quần xung quanh Bác và Trung ương để nghe báo cáo, rồi sau đó chia từng tổ ra ngoài lán, ngồi dưới các gốc cây để thảo luận. Đại biểu của các Đảng bộ Trung, Nam, Bắc có mặt gần đầy đủ. Từ miền Nam ruột thịt xa xôi có đồng chí Hà Huy Giáp, từ miền Trung yêu dấu có đồng chí Nguyễn Chí Thanh… Các đồng chí Trung ương và đại biểu ngoài Bắc có: đồng chí Trường Chinh, đồng chí Lê Đức Thọ, đồng chí Phạm Văn Đồng, đồng chí Hoàng Văn Hoan, đồng chí Võ Nguyên Giáp, đồng chí Nguyễn Lương Bằng…

Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bác, hội nghị nhận định: Phát xít Nhật cũng sắp đầu hàng tới nơi rồi. Thời cơ “ngàn năm có một” của dân tộc ta đã tới. Một nghị quyết trọng đại, lịch sử đã ra đời trong cuộc hội nghị này; đó là nghị quyết Tổng khởi nghĩa.

Hội nghị cũng đã thông qua danh sách Ủy ban nhân dân lâm thời toàn quốc, thông qua nội dung Đại hội đại biểu quốc dân Tân Trào (được quyết định gấp rút tiến hành ngay sau đó).

Sau khi mọi chủ trương đường lối vừa được ấn định thì quả nhiên đã có tin phát xít Nhật chính thức đầu hàng. Bác nói: “Không thể chậm trễ được nữa, phải kết thúc hội nghị cho nhanh để cho các cán bộ kịp thời về địa phương hành động”.

Ngay sáng hôm sau (16 tháng 8 năm 1945) đồng chí Võ Nguyên Giáp chỉ huy các đội Việt Nam giải phóng quân làm lễ xuất phát dưới hai gốc đa cổ thụ ở bãi cỏ giữa làng Tân Trào, rồi hướng thẳng về phía Thái Nguyên với nhiệm vụ cướp chính quyền ở thị xã rồi nhanh chóng tiến về Hà Nội. Đấy là hướng chính của cách mạng.

Riêng tôi, ngay từ nửa đêm trước (15 tháng 8 năm 1945) đã được trao nhiệm vụ quay trở về ngay Tuyên Quang phụ trách công cuộc khởi nghĩa ở mấy tỉnh phía tây, một dải chạy dọc theo hai triền sông Lô, sông Thao: Tuyên Quang, Phú Thọ,, Yên Bái, Hà Giang… (cũng như Tuyên Quang, Phú Thọ, ở Yên Bái… lúc bấy giờ đã có những chiến khu, căn cứ vững mạnh do các đồng chí Đảng ta đã vượt ngục Nghĩa Lộ ra tổ chức, lãnh đạo).

Từ hội nghị bước ra, đầu óc tôi bừng bừng sung sướng. Tổng khởi nghĩa! Giờ phút trọng đại thiêng liên mà tất cả dân tộc ta, toàn Đảng ta mong chờ, mơ ước từ bao năm nay, giờ đây sắp trở thành hiện thực. Tôi lấy đơn vị của đồng chí Hồng Thái (đang đóng ở Tân Trào) và gọi đồng chí Đào - người thanh niên Mán trung thành, dũng cảm vẫn luôn theo sát tôi từ ngày còn ở Khuổi Phát, Ao Búc đi theo đường tắt ra bờ sông Lô ngay đang lúc trờ còn tối mù. Từ hai ngày hôm trước, hội nghị còn đang họp, chưa thông qua chính thức mệnh lệnh Tổng khởi nghĩa, như do quán triệt được tinh thần của hội nghị và biết thời cơ lớn đã đến, tôi tranh thủ viết thử gửi ra cho đồng chí Tạ Xuân Thu (lúc đó đã vào hẳn trong thị xã Tuyên Quang để lãnh đạo phong trào) yêu cầu phải cấp tốc tập trung lực lượng để sẵn sàng hành động.

Đường núi gập ghềnh, đèo dốc cheo leo, lại thêm đêm tối nên chúng tôi đi rất vất vả. Tuy nhiên trong mỗi người chúng tôi như có một sức mạnh nào đó đã làm cho đôi chân bước dẻo dai và mau lẹ khác thường y như được mọc cánh. Sáng hôm sau (16 tháng 8 năm 1945) chúng tôi ra tới chân núi Rùm. Sông Lô đang giữa mùa nước lũ hiện ra trước mặt chúng tôi với dòng nước đỏ khé hung hăng, tràn ngập mênh mông, không còn thấy đâu dòng nước trong xanh tươi đẹp khi trước. Nước đang ngập lụt cả trong thị xã Tuyên Quang. Ở những phố thấp và những xóm nhà tranh lụp xụp quanh tỉnh, đồng bào đã vội vã chạy đổ dồn và trong những phố chính.

Gặp tôi, đồng chí Thu cho biết còn mấy đơn vị nữa ở xa chưa về kịp vì nước lũ to quá. Tôi yêu cầu đồng chí Thu một mặt cho giao thông hỏa tốc đi giục, phải tìm mọi cách để về bằng được, một mặt điều ngay những đơn vị đã nắm được tiến về phía Ỷ La (một địa điểm cách thị xã năm cây số trên đường Hà - Tuyên để tập kết lực lượng).
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Bảy, 2010, 10:28:04 pm gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #21 vào lúc: 03 Tháng Bảy, 2010, 10:23:16 am »

Trong một gian nhà lá lụp xụp thuộc đất Ỷ La, tôi cùng các đồng chí tỉnh ủy Tuyên Qaung họp về thành lập Ủy ban khởi nghĩa. Ủy ban gồm các đồng chí Tạ Xuân Thu, Trần Thế Môn, đồng chí Chì và tôi. Kế hoạch khởi nghĩa được thảo luận tỉ mỉ căn cứ vào mọi mặt tình hình địch, ta và theo một phương châm đã được ấnh định: đánh địch bằng cả quân sự, chính trị và binh vận, tùy tình hình, có lúc sẽ đẩy mạnh hoạt động về quân sự, có lúc địch vận, có lúc cả hai mặt cùng đi song song. Bàn định xong, chúng tôi cùng phân nhau đi đón các đơn vị. Tất cả các lực lượng Giải phóng quân, dân quân tự vệ, thanh niên, công nhân đều được huy động. Chúng tôi hết sức mừng rỡ khi tới bờ sông đã thấy đơn vị của các đồng chí Phóng, Chì, Khôi… đang dùng mảng tấp nập, kéo về. Cờ đỏ bay rợp dòng sông. Các đồng chí ta súng khoác sau lưng rạp người xuống, người chèo, người đẩy, ca hát vang trời. Cũng trong lúc ấy các đơn vị tự vệ của anh em công nhân mỏ than ở gần đó tới tấp kéo đến, gậy tày, giáo mác, cuốc chim, choòng, búa trên vai, khí thế mãnh liệt không khác gì những đoàn quân tinh nhuệ đang xuất trận. Cơ sở của Đảng ta đã có trong mở than từ lâu lắm, nhưng đế quốc Pháp và phát xít Nhật đã phá đi phá lại nhiều lần. Đã có không ít cuộc biểu tình của anh em công nhân tại nơi đó bị nhận chìm trong bể máu. Giờ đây phong trào lại được Đảng ta vực dậy. Anh chị em công nhân lại tổ chức thành đội ngũ chặt chẽ và cũng đã trở thành những cơ sở nòng cốt của cách mạng trong khắp vùng chung quanh thị xã. Chúng tôi ngắm nhìn những bác công nhân già, mặt hằn ngang, hằn dọc những nếp nhăn, dấu vết của tuổi tác và của cuộc đời cực nhọc lầm than khi trước, nay trên những khuôn mặt dãi dầu ấy, cặp mắt ấy đang chói sáng những ngọn lửa đấu tranh. Các bác siết chặt những ngọn cờ đỏ sao vàng, giương cao lên, bước đi hùng dũng. Chúng tôi cũng vui vẻ ngắm nhìn những anh công nhân trẻ, mắt còn đầy mồ hôi, lấm tấm bụi than, ngực áo mở phanh, gân guốc, cầm choòng, cầm búa hăm hở tiến lên. Cả đoàn quân oai hùng ấy như bốc ra lửa và sát thép.

Bên cạnh những đội tự vệ công nhân và những đội tự vệ của mấy xã phụ cận, với áo chàm, súng kíp, dao găm, cung nỏ… Đoàn quân nông dân ấy cũng không kém phần hăng hái. Thanh niên trong thị xã cũng có những đội tự vệ bí mật, lúc này được lệnh dốc toàn lực ra để tham gia và cuộc tấn công. Hồng Quân - một thanh niên khỏe mạnh, nhiệt tình được giao chỉ huy lực lượng ấy.

Tới bảy, tám giờ tối, các đơn vị đã đến đông đủ, tập trung thành đội ngũ chỉnh tề trên một bãi cỏ rộng. Nói sao cho hết sự vui sướng, kiêu hãnh của chúng tôi khi đứng trước một lực lượng to lớn, hăng say, quyết tâm nhường ấy. Tôi không khỏi liên tưởng tới biết bao đồng chí của chúng ta, giờ đây không được chứng kiến giờ phút lịch sử của đất nước. Bình minh sắp đến rồi! Chỉ còn tám, chín giờ đồng hồ nữa thôi là cuộc đời sẽ thay đổi. Bỗng có ai nhắc tới Quyn - người lính Lê Dương đã được cách mạng giác ngộ trở lại làm người. Tôi đã nói đến Quyn trong trận đánh Nhật ở Đèo Chắn. Về sau Quyn càng ngày càng tích cực hơn nữa, anh cũng chịu đựng đủ mọi gian nan thiếu thốn như đồng chí ta. Quyn có một mơ ước: môt ngày mai ssẽ được trở về Đức để hoạt động cách mạng. Tiếc thay trước ngày Tổng khởi nghĩa của chúng ta có vài tuần, Quyn mắc bệnh nặng; chúng tôi đã hết lòng chữa chạy mà không được. Quyn đã nhắm mắt trong rừng Việt Bắc cổ kính, trước khi chết, anh nói: “Tôi mãn nguyện lắm. Tôi dù có chết nhưng không còn là một tên lính Lê Dương của đế quốc. Tôi đã được làm người Việt Nam mới. Cám ơn các đồng chí Việt Nam!…”.

Đúng 02 giờ ngày 17 tháng 8 năm 1945, dưới ánh lửa sáng hồng của những ngọn đuốc, bản quân lệnh số 1 của Ủy ban giải phóng dân tộc được tuyên đọc, rồi tới những điều căn dặn anh em phải dũng cảm, quyết tâm, linh hoạt, khẩn trương để tiêu diệt địch, giành lại chính quyền, giành lại đất nước. Những vấn đề kỉ luật chiến trường, kỉ luật tiếp thu thành phố khi đã thắng lợi cũng được ban bố rõ ràng.

Sau đó các đơn vị lần lượt xuất phát tới đầu thị xã thì chia làm hai mũi, một mũi vùng xuống phía nam thành Tuyên Quang, một mũi tiến thẳng vào khu vực trại Bảo an Binh và các công sở của bọn bù nhìn. Tại hầu hết các công sở đều đã có cơ sở Cứu quốc của ta. Kế hoạch khởi nghĩa đã được mật báo từ chiều cho anh em, kể cả một số nhân mối trong trại Bảo an binh. Các đồng chí ấy đều hết sức phấn khởi và nhắc ra: sẽ kiên quyết hoàn thành mọi nhiệm vụ. Anh Kim (đóng đội), một trong những nhân mối binh lính, cũng báo cáo: “Chúng tôi đã làm “anh-văng-te”(1) súng đạn xong xuôi cả rồi. Các anh cứ vào là chúng tôi sẽ xin nộp đầy đủ, không thiếu một khẩu nào!”.

Thị xã Tuyên Quang vẫn còn ngủ say. Đường sá không một bóng người. Nhà cửa tối om, không một ánh lửa. Các đơn vị của ta rầm rập tiến vào.

Đơn vị có nhiệm vụ lấy trại Bảo an binh nhanh chóng triển khai đội hình chiến đấu. Mặc dầu dã có “mật giao”, chúng tôi vẫn phải đề phòng những biến cố bất thường. “Bên chòi canh lờ mờ hiện ra bóng của một người lính gác đang đi đi lại lại. Lập tức, một đồng chí của ta lên tiếng gọi: “Hỡi anh em Bảo an binh, quân cách mạng đã về, hãy mau mau hạ khí giới”.

Tiếng gọi vừa dứt thì bên trong cũng có tiếng đáp lại: “Xin đừng bắn! Chúng tôi mở cửa đây!”. Sau đó là tiếng khóa, tiếng xích loảng xoảng. Hai cánh cửa rung lên rồi mở toang. Một ngọn đèn bật sáng. Một người mặc binh phục chỉnh tề nhanh nhẹn chạy ra. Đó là anh Kim. Chỉ trong khoảnh khắc, một bộ phận Giải phóng quân đã ập vào. Theo sự chỉ dẫn của các binh sĩ yêu nước, các chiến sĩ Giải phóng quân chiếm ngay tất cả các vị trí trọng yếu và đột nhập vào thẳng nhà ngủ của đội Táng - viên chỉ huy trại Bảo an binh này. Tất cả đều xin đầu hàng vô điều kiện. Đồng chí Môn, người trực tiếp chỉ huy cuộc tấn công ở đây ra lệnh cho đội Táng mở ngay cửa nhà kho, đem vũ khí ra nộp, còn tất cả Bảo an binh tập trung lại giữa sân, ai muốn về với vợ con sẽ cho về. Riêng mấy tên cai, lính gian ác thì bị bắt giam ngay lập tức. Cuộc chiến đấu đã kết thúc mau lẹ và hết sức gọn gàng. Anh Kim được trao nhiệm vụ ở lại trại phối hợp với Giải phóng quân để đánh Nhật khi cần thiết.


(1) Bản thống kê.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #22 vào lúc: 03 Tháng Bảy, 2010, 10:23:44 am »

Cùng lúc đó các đơn vị khác của Giải phóng quân và dân quân tự vệ, công nhân, thanh niên đã nhanh chóng tỏa đi chiếm kho bạc, nhà dây thép… không mất một phát súng. Quân khởi nghĩa kéo vào tới đâu, công chức, nhân viên bước ra chào đón đến đó. Có nơi, cờ đỏ sao vàng đã tung bay trên nóc nhà ngay từ lúc mới thấy quân khởi nghĩa rậm rịch ở đầu tỉnh.

Về phía dinh tỉnh trưởng, khi quân khởi nghĩa tiến vào trời vẫn chưa sáng. Dương Thiệu Trinh - quyền tỉnh trưởng bù nhìn đã dậy sớm, khăn áo chỉnh tề chờ đợi. Vừa nom thấy quân khởi nghĩa kéo đến, y đã vội vàng chạy ra vái chào, mặt trắng bệch, miệng nói không ra hơi. Đồng chí Tạ Xuân thu đàng hoàng bước lên thềm, đi thẳng ào phòng chính để nhận sự đầu hàng của y, sau đó bảo y dùng máy nói gọi sang trại Nhật báo cho chúng biết phải nộp toàn bộ vũ khí và đầu hàng vô điều kiện, nếu không sẽ bị tiêu diệt.

Dương Thiệu Trinh vâng dạ rối rít, trong khi đó đồng chí chỉ huy du kích của chúng ta, người nông dân cách mạng ấy vẫn ngồi vững chắc trước chiếc bàn giấy lớn.

Nhưng Dương Thiệu Trinh chưa kịp quay máy nói thì chuông đã đổ hồi. Bọn Nhật báo tin: Có hàng vạn Việt Minh và quần chúng đang bao vây thành, khí thế dữ dội lắm. Chúng yêu cầu Dương Thiệu Trinh phải sử dụng quyền lực của mình để bảo đảm an toàn cho quân đội Nhật. Dương Thiệu Trinh được lệnh trả lời: Quân khởi nghĩa cũng đã tới đây; y đã đầu hàng. Từ giờ phút này chính quyền thuộc về cách mạng. Y không còn quyền hành gì nữa. quân Nhật muốn gì cứ liên lạc thẳng với Việt Minh.

Dương Thiệu Trinh đang nói tới đó thì bỗng nhiên thấy máy tắt, rồi một phát súng nổ, sau đó mấy loạt nữa vang lên, cứ thế mỗi lúc một rộ thêm, vang ầm cả khu vực.

Chúng tôi cho cán bộ đi kiểm tra tình hình và sau đó được biết: đội tự vệ thanh niên thị xã do đồng chí Hồng Quân phụ trách đang bao vây sở liên lạc của quân Nhật, chợt nghe thấy có tiếng chuông điện thoại, rồi lại thấy bọn Nhật nói léo nhéo. Họ cho rằng bị bao vây, bọn Nhật gọi dây nói về trại để xin cứu viện, tức quá Hồng Quân bèn cho bắn luôn một phát trúng chiếc cột diện thoại. Bọn Nhật trong thành thấy thế tưởng quân ta bắt đầu tổng tấn công cũng lập tức xả súng bắn ra.

Thế là cuộc chiến đấu đã bùng nổ. Súng địch, súng ta nổ rền cho đến sáng không lúc nào ngớt. Lực lượng Nhật ở Tuyên Quang khá mạnh. Chúng có một tiểu đoàn đóng trong thành, có tường cao, hào sâu kiên cố. ngoài súng máy, súng cối, bọn chúng còn có cả sơn pháo; ấy là chưa kể những vũ khí nặng, nhẹ, mà chúng đã tước được của quân Pháp khi đảo chính tháng ba.

Thấy cuộc chiến đấu đã nổ ra rồi, chúng tôi không kìm lại nữa, mà thúc đẩy cho mạnh mẽ hơn lên. Trong khoảnh khắc, một đơn vị nhỏ của Giải phóng quân đã được điều đến tăng viện cho lực lượng bao vây sở liên lạc của Nhật (sau đó ta đã bắt được tên trưởng ty người Nhật cùng bảy tên mật thám; cơ quan này đóng ở ngoài thành, do bọn Nhật đặt ra để làm tủng gian liên lạc giữa bọn chúng và chính quyền nhân dân tỉnh).

Trời sáng dần. Cờ đỏ sao vàng đã mọc lên khắp thị xã (trừ trại Nhật). Quần chúng nhân dân đổ ra đường phố đông nghìn nghịt, hớn hở reo mừng chao đón Việt Minh, chào đón Giải phóng quân, đồng thời nô nức bảo nhau nấu nước, đem quà bánh ra tận các tuyến bao vây dể tiếp tế cho chiến sĩ. Không những chỉ có thanh niên hăng hái, nhiều cụ gì cũng xắn tay áo xung phong xin đi, ai cản lại, các cụ quắc mắt, lớn tiếng mắng: “Sao lại không cho già này được tham gia giết giặc, cứu nươc?”.

Tiếng súng vẫn tiếp tục nổ chung quanh trại Nhật.

Chỉ huy sở của Ủy ban khởi nghĩa lúc đã đó chuyển vào nhà anh Giáo Dự, một cơ sở ở tại một phố nhỏ trong tỉnh. Chúng tôi trao đổi ý kiến và quyết định: một mặt tuyên bố thành lập ngay Ủy ban nhân dân lâm thời của thị xã và toàn tỉnh Tuyên Quang, một mặt chuyển toàn bộ lực lượng vào đánh Nhật.

Mỗi lúc, chiến trường càng hiện rõ dưới ánh mặt trời chói chang. Trên các khu đất phẳng ở chung quanh thành quân Nhật đóng, các đội Giải phóng quân, dân quân tự vệ của chúng ta nằm san sát, bám lấy các bờ hào mà bắn. Tất cả đều hăng say, dũng cảm lạ kì, nhất là anh em tự vệ công nhân mỏ than. Người có súng dùng súng, người không có súng thì nhặt gạch, đá ném. Nằm thấp bắn thấy chưa tốt, anh em trèo lên các nóc nhả ở gần đó để quan sát mục tiêu và bắn vào thành. Chỗ này ồ ạt xung phong chưa xong, chỗ khác đã ầm ầm vượt qua hào, lao tới chân thành công kênh nhau lên định nhảy vào trong. Có những anh công nhân trong tay chỉ có hai con dao cũng cứ lăn xả vào xung phong. Trước khí thế xung phong dũng cảm của quân ta, bọn Nhật khiếp đảm nhiều lúc phải chạy dạt trở vào.
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Bảy, 2010, 10:06:50 pm gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #23 vào lúc: 03 Tháng Bảy, 2010, 10:25:11 am »

Có một điều khác đặc biệt: tuy quần chúng và chiến sĩ ta chưa có kĩ thuật đánh thành, lại xung phong ồ ạt nhiều lần thế mà số thong vong lại rất ít. Có lẽ bọn Nhật vì hoang mang, hoảng hốt nên bắn không chính xác.

Những đồng chí thương binh của chúng ta được chuyển rất mau chóng vào bệnh viện thị xã, do bác sĩ Ngạnh làm giám đốc (anh đã được giác ngộ và trở thành cơ sở bí mật của ta từ trước). Bởi vậy chỉ trong giây lát bệnh viện Tuyên Quang đã trở thành một bệnh viện hoàn toàn của quân khởi nghĩa. Bác sĩ Ngạnh tiến hành việc giải phẫu rất chu đáo. Nhưng hầu như chiến sĩ nào bị khiêng về đây cũng không chịu, cứ giãy giụa phản đối, không cho băng bó hoặc mổ xẻ để gắp đạn và nói: “Tôi còn giết được giặc Nhật, hãy trả tôi ra mặt trận”.

Cuộc chiến đấu vẫn tiếp diễn. Bỗng nhiên ở cổng thành xuất hiện một vật gì trăng trắng, sau hiện rõ dần: một lá cờ trắng do một chú bé người Việt cầm. Chú bé bị đẩy từ trong cổng ra, mặt mũi xanh xám, hai chân cơ hồ co dúm lại không bước được. Các đồng chí chỉ huy của ta thoạt đầu hơi ngạc nhiên, sau hiểu ngay bọn Nhật hoặc muốn xin hàng hoặc muốn xin điều đình. Các đồng chí ta vẫy chú bé tội nghiệp kia lại và nhận được một lá thư viết bằng tiếng Pháp, đại ý như sau:

“Kính gửi bộ chỉ huy Việt Minh. Quân đội Nhật đã đầu hàng Đồng minh, không muốn đánh nhau nữa, vậy đề nghị quân đội Việt Minh đừng tấn công, hãy mở đường cho rút về Hà Nội. Quân đội Nhật xin tuân theo mọi kỉ luật, pháp luật của Việt Minh ở đây. Nếu đồng ý, xin cho gặp đại biểu để đàm phán chi tiết. Địa điểm: trước cổng thành”. Dưới có chữ ký của tên quan năm Nhật.

Ủy ban khởi nghĩa trao đổi ý kiến và quyết định viết thư trả lời. Chúng tôi tuyên bố đồng ý sẽ ngừng tấn công, mở đường cho Nhật rút về Hà Nội, nhưng với điều kiện: quân Nhật phải tuyên bố dứt khoát đầu hàng Việt Minh, cam đoan tôn trọng mọi luật pháp của cách mạng và nộp toàn bộ vũ khí.

Sáng hôm sau, bọn Nhật bày bàn ghế ra trước cổng thành, giáp với bờ sông Lô dể đón đại biểu ta vào đàm phán.. Thế là tạm dứt “hiệp thứ nhất”. Đồng chí Tạ Xuân Thu được phân công làm đại diện cho ta đi đàm phán. Đồng chí gọi cả Dương Thiệu Trinh cùng đi. Đồng chí Quỷnh - một sinh viên đã theo cách mạng từ trưóc, biết tiếng Anh, tiếng Pháp được trao trách nhiệm làm phiên dịch.

Một hồi lâu, đồng chí Thu trở về. Dương Thiệu Trinh bước theo sau, y cứ lắc đầu lắc cổ, lè lưỡi: “Ối giời ơi! Thật quả từ cha sinh mẹ đẻ đến giờ, chưa hôm nào tôi hãi như hộm nay! Các ông làm găng quá, nhưng kể cũng giỏi, chúng nó hung thế, mà sau cũng phải lún hết! Ra Nhật cũng sợ cách mạng rồi!”.

Đồng chí Thu báo cáo lại kết quả cuộc đàm phán. Trước những điều kiện của ta đặt ra, bọn Nhật lúc đầu chỉ nhận có một điểm: đầu hàng cách mạng và hoàn toàn tuân theo mọi luật pháp của chính quyền mới, còn điều kiện thứ hai (nộp toàn bộ vũ khí) thì từ chối với lí do là đã làm thống kê báo cáo về Hà Nội để nộp cho Đồng minh. Ý kiến đôi bên qua lại rất găng. Bọn Nhật có lúc sừng sộ vỗ kiếm định giở mặt uy hiếp phái doàn ta. Nhưng trước thái độ rất cứng rắn của ta, đồng thời trước áp lực của các lực lượng vũ trang và nhân dân vẫn đang bao vây chặt phía ngoài, bọn chúng dần dần phải nhượng bộ và chịu nhận sẽ nộp tất cả các vũ khí của quân Pháp mà chúng đã cướp được hồi tháng 3 năm 1945. Riêng vũ khí của bản thân quân đội Nhật, chúng hứa sẽ điện về bộ chỉ huy của chúng ở Hà Nội để xin ý kiến. Trong khi chờ đợi, chúng đề nghị ta ngừng bắn, cho phép binh lính của chúng được ra chợ mua bán thực phẩm, không mang theo vũ khí.

Thế là bọn nhật đã phải lùi một bước. Tuy nhiên, Ủy ban khởi nghĩa vẫn giữ quyết tâm: phải tịch thu toàn bộ vũ khí của chúng, chỉ cho về tay không. Trong lúc đang trao đổi ý kiến như vậy chúng tôi được tin báo khẩn cấp: bọn Nhật trên Hà Giang rút về sắp tới khu vực Ỷ La, không còn xa Tuyên Quang là bao. Ủy ban khởi nghĩa nhận đinh: Đây là một việc không tốt. bọn Nhật đang bị vây hãm trong thành Tuyên rất có thể sẽ trở mặt, với hi vọng sẽ liên lạc được với bọn ở Hà Giang về, phá vỡ trận địa ta, rút quân về Hà Nội. Chúng tôi liền báo cho các lực lượng khởi nghĩa ở Ỷ La phâỉ chặn bọn Nhật ở Hà Giang lại bằng được, mặt khác chỉ đạo cho các đơn vị bao vây thành phải tiếp tục sẵn sàng chiến đấu không được một phút lơi lỏng ý chí chiến đấu.

Quả nhiên đến hai giờ chiều tiếng súng lại đột nhiên nổ ran. Bọn Nhật đã lật lọng. chúng tưởng rằng quân từ Hà Giang đã về tới nơi. Hàng loạt đạn moóc-chi-ê lại nổ, dựng lên những cột khỏi và đất dá ở chung quanh thành. Những khẩu trọng liên trên các lô cốt lại xa xả bắn ra từng băng dài. Trên quả đội giữa trại (núi Hồ) mấy khẩu pháo 75mm bắn thẳng ra mấy dãy phố gần đấy làm một vài ngôi nhà lá bốc cháy và một vài mái ngói đổ sụp.

Nhưng bọn Nhật đã tính nhầm. Quân của chúng ở Hà Giang về tới Ỷ La đã bị một đơn vị nhỏ của quân khởi nghĩa chặn đứng.
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Bảy, 2010, 10:09:18 pm gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #24 vào lúc: 03 Tháng Bảy, 2010, 10:26:15 am »

“Hiệp đấu thứ hai” đã bắt đầu và có phần còn quyết liệt hơn “hiệp” trước. Các chiến sĩ Giải phóng quân, tự vệ (nhất là tự vệ công nhân mỏ) lại tổ chức nhiều đợt xung phong rất dữ dội. Bọn Nhật có lúc gần như đã bị tê liệt sức chống trả. Nhưng đáng tiếc, do trình độ quân sự của quân knng còn quá non nớt, chưa có kinh nghiệm đánh thành nên đã bỏ mất nhiều cơ hội đột phá, thường chỉ xung phong, công kênh, bắc thang nhảy được tới mặt thành lại bị bọn Nhật kịp thời củng cố lực lượng hất ngược trở lại.

Để trợ lực cho quan tấn công, Ủy ban khởi nghĩa bèn quyết định tổ chức một cuộc biểu tình lớn nhằm uy hiếp thêm tinh thần địch. Chỉ trong phút chốc, hàng mấy vạn nhân dân đã được tập trung, cờ đỏ sao vàng rợp trời, giáo mấc như rừng, cuồn cuộn kéo nhau qua các đường phố gần trại Nhật, vừa đi vừa hô khẩu hiệu vang trời: “Đả đảo phát xít Nhật lật lọng”, “phải nộp toàn bộ vũ khí mới được về Hà Nội”. “Việt Nam độc lập muôn năm!”…

Tiếng súng trận hòa lẫn những tiến hô của đoàn biểu tình làm cho cả thành Tuyên rung chuyển. Đến tối Ủy ban khởi nghĩa nhận được tin từ dưới Hà Nội lên: Đảng ta lãnh đạo nhân dân đã hoàn toàn cướp được chính quyền ở Thủ đô. Cờ đỏ sao vàng đã bay trên nóc Nhà hát lớn thành phố.

Nghe xong, có một số ý kiến nêu lên: “Hà Nội xong rồi, ở đây cũng nên thu xếp cho xong đi, không nên găng quá nữa”. Nhưng ý kiến ấy không phù hợp vói quyết tâm của Ủy ban khởi nghĩa.

Sáng hôm sau (20 tháng 8 năm 1945), Ủy ban khởi nghĩa tỏ rõ quyết tâm, kêu gọi nhân dân trong phố triệt để tản cư để quân ta mở những đợt tấn công mạnh mẽ hơn nữa. Suốt ngày hôm ấy không khí chiến trận càng tăng khắp thị xã. Một mặt, ông già, bà cả, trẻ con ríu rít đưa nhau đi sơ tán ra ngoại ô, một mặt thanh niên nam nữ tiếp tục gánh cơm, nước, đạn dược tiếp tế cho hỏa tuyến cho quân khởi nghĩa. Nhiều chiến sĩ tiếp tục trèo lên cây cối, nóc nhà để bắn vào trong thành. Kế triệt nước đã được thi hành. Tất cả các giếng nước bên ngoài trại và suốt dọc bờ sông Lô đã bị phong tỏa chặt chẽ. Chúng tôi được biết số giếng trong thành rất ít.

Không thể chịu đựng được nữa, tinh thần đã hoàn toàn tan rã, bọn Nhật lại xin điều đình. Lại một lá thư nữa được đưa ra. Bây giờ trời đã xế chiều, thêm một tin rất quan trọng khác vừa được báo về rất gấp: Quan Tưởng Giới Thạch với danh nghĩa Đồng minh đã bắt đầu kéo vào Hà Giang, đông tới hàng mấy vạn, đặc biệt chúng còn dắt theo về cả một bầy Việt Nam Quốc dân đảng phản động. Theo dự đoán, chỉ trong vòng hai ba ngày ngày nữa là chùng, bọn chúng sẽ tràn xuống tới Tuyên Quang.

Chúng tôi đã được Bác và Trung ương cho biết từ trước những dự kiến của Đảng ta về mối hiểm họa từ quân Tưởng Giới Thạch, một khi bọn chúng kéo vào đất nước ta.

Phải có một chủ trương tỉnh táo và kịp thời lúc này! Trước mắt vẫn còn quân Nhật, sau lưng là quân Tưởng Giới Thạch đã thúc đến. Chúng tôi cân nhắc cặn kẽ tình hình và thấy rằng cần phải thay đổi chủ trương cho phù hợp. Chúng tôi đồng ý cho bọn Nhật được giữ lại một số súng đạn tượng trưng để mang về Hà Nội và cho phép được liên lạc với quân Nhật ở Hà Giang về để cùng rút. Tuy nhiên, bọn Nhật ở Hà giang cũng phải tuuân theo đủ mọi điều kiện như bọn Nhật ở thành Tuyên đã cam kết. Sự thay đổi chủ trương này là một sự tế nhị về chính trị. Chúng tôi muốn kịp thời giải quyết cho gọn ghẽ bọn Nhật để còn có đủ thì giờ chuẩn bị mọi mặt đối phó với mối hiểm họa mới đang kéo tới: quân Tưởng Giới Thạch.

Sáng 21 tháng 8 năm 1945, đồng chí Tạ Xuân Thu lại dùng chiếc xe sơn màu sữa cùng với đồng chí Quỷnh đi tới trại quân Nhật. Khác hẳn với lần trước, sáng nay bọn Nậht bày bàn, ghế rất cẩn thận ở cổng trại. Bàn nào cũng trải khăn trắng, trên có thuốc lá, rượu bia tinh tươm. Chúng còn căng mấy chiếc dù bên trên cho thêm phần lịch sự.

Cuộc đàm phán lần này không găng như lần trước. Tất cả những điều kiện của bên ta nêu ra, bọn Nhật chấp nhận hết. Sự thật đã chứng minh: chủ trương mới của Ủy ban khởi nghĩa không những đã phù hợp với ta mà cũng dúng với sự mong đợi của địch. Trong khi đồng chí Quỷnh cùng với một tên sĩ quan Nhật ngồi viết biên bản để kí kết, viên quan năm Nhật mở bia ra mời, sau đó cởi súng sáu ở bên sườn ra trân trọng đưa tới trước mặt đồng chí Thu, nói là xin tặng lại, một là để biểu thị quân đội Nhật hoàn toàn chấp nhận sự đầu hàng, hai là để kỉ niệm cuộc đàm phán rất vui vẻ này (!).

Sau khi kí kết, đoàn đại biểu của ta ra lênh cho quân Nhật phải thống kê lại toàn bộ vũ khí, niêm phong lại cẩn thận, quân khởi nghĩa sẽ vào tiếp thu trong ngày mai. Trước khi ra về, đoàn đại biểu ta lại buộc bọn Nhẩt phải đưa phái đoàn ta vào trong thành để được tận mắt kiểm tra lại tất cả những vũ khí hiện có.

Bước vào trong thành, mới biết lực lượng địch quả là còn mạnh; kho nào kho ấy súng, đạn còn đầy ăm ắp. Số thương vong của chúng chưa đáng kể. Nhưg khi trèo lên quả đồi giữa trại, nhìn ra ngòi thấy cờ đỏ sao vàng đã bay rợp từng đông sang tây, từ bắc xuống nam, các đồng chí ta bấy giờ mới càng hiểu thấm thía hơn lúc nào hết: quả là không có một lực lượng nào, một đế quốc hung hãn nào có thể chống lại được bão tấp của cách mạng.

Tuyên Quang đã được giải phóng!

Chính quyền đã về tay ta!

Cuộc đời nô lệ dài dằng dặc 80 năm đã chấm dứt!

Sáng hôm sau (22 tháng 8 năm 1945) hầu như toàn thể nhân dân thị xã Tuyên Quang và các xã phụ cận đều đã xuống đường, đổ về địa điểm mít tinh để chào mừng thắng lợi, chào mừng Ủy ban nhân dân lâm thời ra mắt, chào mằng chính quyền mới được thành lập.

Cũng trong ngày hôm ấy, một bộ phận Giải phóng quân và tự vệ công nhân mở than, tự vệ thanh niên thị xã đẩy những chiếc xe bò hăm hở tiến vào trại Nhật để tiếp thu vũ khí.Bọn sĩ quan, binh lính địch đứng dẹp ở hai bên cổng trại ủ rũ, lặng lẽ ngắm nhìn những người chiến thắng.

Chiến lợi phẩm rất nhiều, chuyến này ra, chuyển khác tới. Hàng chục khẩu đại bác các cỡ từ 20 mm tới 75 mm, hàng chục súng moóc-chi-ê, hàng trăm súng trường, cùng gần một chục tấn mìn, đạn các cỡ được chuyển về doanh trại của quân ta.

Cả thị xã hân hoan quên ăn, quên ngủ. Không khí chiến thắng tưng bừng, tràn ngập khắp nơi.

Cũng ngay trong đêm đó, tại một căn nhà dơn sơ, chúng tôi và tỉnh ủy Tuyên Quang lại tiếp tục họp bàn công việc. Biết bao nhiều vấn đề to lớn được đặt ra: Củng cố chính quyền mới ra sao đây? Làm thế nào để giải quyết nạn đói đang còn trầm trọng trước mắt? Làm thế nào để đối phó với bọn Tưởng sắp kéo tới? Bác và Trung ương đã khẳng định từ trước: bọn Tưởng là tay sai của đế quốc. chúng vào nước ta chỉ có một mục đích duy nhất là tiêu diệt chính quyền cách mạng. Nhất định bọn Tưởng và bọn đế quốc không thể chịu đựng nổi việc có một chính quyền cách mạng do Đảng Cộng sản lãnh đạo lại được thành lập ở ngay trước mũi chúng, ở ngay giữa trung tâm khu vực chiến lược Đông Nam Á này. Do đó Bác và Trung ương đã chỉ ra: chúng ta sẽ phải chịu đựng những sự hiểm nghèo cực kì to lớn: lãnh đạo giỏi, cơn phong ba sẽ tan đi; tay lái không vững, con thyền cách mạng rất có thể sẽ đi tới chỗ chìm đắm, tan vỡ.

Tỉnh ủy Tuyên Quang và chúng tôi hầu như không kịp vui trước thắng lợi mới. Suốt cả buổi hôm ấy, chúng tôi làm việc trong lúc tiếng hò reo, tiếng ca hát của quần chúng nhân dân vân còn đang vang rộn xa gần.
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Bảy, 2010, 10:10:14 pm gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #25 vào lúc: 03 Tháng Bảy, 2010, 10:26:39 am »

V

Đúng như dự đoán của Trung ương và Bác, hơn hai vạn quân Tưởng Giới Thạch ào ạt kéo xuống Tuyên Quang. Vừa mới đặt chân vào thị xã, chúng đã gây dủ chuyện rắc rối: cướp của, bắt người, tung tiền Quan kim ra phá thị trường, hạch sách gạo, thịt, thậm chí đòi cả thuốc phiện, vàng bạc… Đồng thời, dã tâm tiêu diệt chính quyền cách mạng của chúng đã lộ ra rõ ràng. Ở Hà giang, bọn chúng đã dùng lưỡi lê bợ đỡ cho bọn Việt Nam Quốc dân đảng phản động cướp lấy chính quyền ta, công khai hò hét chống Chính phủ Trung ương, bắt bớ, bán giết hàng loạt cán bộ, quần chúng Cứu quốc…

Nhân dân Tuyên Quang gần như ứa máu mắt. Đời sống sinh mệnh lại bị đe dọa cực kì nghiêm trọng, danh dự và chủ quyền cùng lúc bị xúc phạm rất nặng nề. Tuy vận, nhờ có chủ trương, đường lối của Đảng, có dự kiến lãnh đạo của tỉnh ủy, nhân dân Tuyên Quang đã bình tĩnh, tỉnh táo, lúc mềm dẻo, lúc cứng rắn, tránh được những sự khiêu khích, xung đột bất lợi. Sau đó dần dần từng bước đã hạn chế dược những hành động phá rối và làm thất bại âm mưu đen tối của quân Tưởng.

Không được ở lại Tuyên lâu, ngay sau khi công cuọc khởi nghĩa cướp chính quyền thắng lợi, chúng tôi có nhiệm vụ sang Phú Thọ để thực hiện việc thống nhất quân đội. Phú Thọ cũng đã khởi nghĩa xong, nhưng các lực lượng vũ trang của mặt trận Việt Minh tỉnh lại có hai khối độc lập với nhau. Một bên chiếm giữ khu vực hành chính, một bên đứng dưới phố. Quân Nhật tuy đã chịu trao trả chính quyền cho ta, nhưng thái độ vẫn còn hung hăng lắm. Trước tình hình ấy, Trung ương chủ trương phải nhan chóng thống nhất tất cả các lực lượng của ta lại và đặt dưới sự chỉ đạo chung của Đảng để sẵn sàng ứng phó với mọi bất trắc có thể xảy ra.

Đồng chí Lê Giản được trên phái về cùng với tôi đi chuyến này. Chúng tôi điều động đơn vị của đồng chí Môn xuống Phú Thọ trước để làm lực lượng nòng cốt. Đồng chí Đào là người liên lạc và bảo vệ cùng đi với chúng tôi.

Buổi trưa hôm ấy, chúng tôi tới Phú Thọ, lên thẳng khu dinh tỉnh trưởng cũ để gặp đồng chí chỉ huy các lực lượng vũ trang đóng tại đây.

Đồng chí P. một người cao lớn, đi ghệt da, đeo súng ngắn, kiếm Nhật, phong độ rất “quân sự”, chạy ra tiếp chúng tôi, rồi mời lên phòng làm việc ở trên gác.

Tuy chưa có thời gian để đi thăm khắp thị xã và tìm hiểu sâu tình hình, nhưng vừa lúc mới bước vào trong dinh tỉnh trưởng chúng tôi cũng đã cảm thấy môt không khí gì rất căng thảng. Quần chúng nhân dân tuy rất hăng hái, nhưng hình như vẫn có điều gì vương mắc, gỡ chưa ra cho nên sự vui vẻ, hồ hởi bồng bột chưa thật mạnh mẽ như ở Tuyên Quang.

Chúng tôi nói rõ chủ trương của Đảng về việc phải thống nhất lực lượng, thống nhất hành động, thống nhất lãnh đạo. Đồng chí P. chăm chú ngồi nghe, không phản đối lại điều gì.

Đang lúc đó, có tiếng huyên náo ở dưới chân đồi. Đồng chí P. vội vã chạy xuống. Nhìn qua cửa sổ, chung tôi rất ngạc nhiên thấy quân Nhật đang rầm rập kéo đến, thái độ rất dữ tợn. bọn sĩ quan thì hò hét binh lính triển khai đội hình chiến đấu. Một đơn vị nhỏ của chúng, lưỡi lê tuốt trần, xồng xộc chạy vào đứng chặn tất cả các cửa ra vào của chính quyền nhà chúng tôi đang làm việc.

- Chuyện gì thế này? Đồng chí Lê Giản và tôi cùng hỏi nhau.

Đồng chí Đào thấy vậy cầm khẩu tiểu liên lên đạn, chạy vụt ra đứng trấn ở đầu cầu thang, mặt đỏ bừng, vẻ rất quả quyết:

- Các anh yên chí! Cả trung đội chúng nó cũng không lên đây được với tôi đâu!

Chúng tôi cảm thấy cảm động trước tinh thần cảnh giác của đồng chí bảo vệ trung thành, dũng cảm ấy.

Xuống nhà dưới, chúng tôi thấy đồng chí P. đang bối rối nói chuyện với mấy đồng chí cán bộ khác. Hỏi ra mới biết đầu đuôi câu chuyện: Có mấy tên Nhật đến xin giấy thông hành, nhưng đồng chí P. không cho, lại còn cho bắn dọa. Bọn Nhật cho thế làm làm nhục chúng. Chúng kéo đến để trả thù, với quyết tâm tiêu diệt toàn bộ lực lượng vũ trang của ta, nếu không cũng bắt phải nộp toàn bộ vũ khí.

Chúng tôi hỏi đồng chí P:

- Bây giờ đồng chí xử trí ra sao?

Đồng chí P. càng bối rối. Tôi và đồng chí Lê Giản trao đổi ý kiến với nhau, cùng nhận định: lúc này phải xử trí cho khéo, “tả” cũng hỏng mà “hữu” cũng hỏng. Sau khi chúng tôi thống nhất chủ trương, tên sĩ quan chỉ huy Nhật được yêu cầu vào thảo luận. Do dự giây phút, rồi tên này cũng đồng ý.
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Bảy, 2010, 10:11:34 pm gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #26 vào lúc: 04 Tháng Bảy, 2010, 08:20:00 am »

Các đồng chí chỉ huy nói cho nó hiểu: Quân ta là quân cách mạng yêu nước, nên sẵn sàng quyết tử, chiến đấu đến cùng bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ cách mạng, quyết không sợ bất cử một lực lượng đế quốc, phát xít nào. Quân đội Nhật nay đã đầu hàng đồng minh không những ở đây mà trên toàn thế giới, bây giờ lại gây chuyện đánh nhau, chết chỉ thiệt vào thân. Vậy mọi viêc giờ đây chỉ nên giải quyết với nhau một cách êm ả là tốt hơn

Tên sĩ quan Nhật im lặng không nói gì, nhưng sắc mặt cũng không con tím bầm như trước nữa. Các đồng chí ta tiếp tục thuyết phục, sau đó nêu ra một biện pháp giải quyết cụ thể. Về phía ta: ta sẽ cấp cho bọn Nhật một số giấy thông hành đủ cho những nhân viên, binh lính cần thiết đi ra ngoài mua bán thực phẩm cho tới hôm rút về Hà Nội. Về phía Nhật, chúng phải rút ngay tất cả binh lính về trại và tuyệt đối không được có thái độ khiêu khích.

“Cuộc thương thuyết” cuối cùng đi tới kết quả. Đồng chí P. thở phào, lau mồ hôi trán.

Sau đó chúng tôi dể đồng chí Môn ở lại thực hiện việc thống nhất các lực lượng, đồng thời chịu trách nhiệm trực tiếp lãnh đạo, chỉ huy những đơn vị đã được thu lại thành một mối.

Theo chỉ thị của trên, đồng chí Lê Giản và tôi lại cấp tốc ngược lên Yên Bái để thu xếp những việc rắc rối đang xảy ra giữa lực lượng vũ trang của ta và bọn Tưởng Giới Thạch, rất bất lợi cho cách mạng. Cũng lấy danh nghĩa đồng minh, bọn Tưởng đã kéo hàng vạn quân vào Yên Bái. Chính quyền cách mạng của chúng ta tại nơi đó đang bị uy hiếp cực kỳ nghiêm trọng.

Trong khi điều một tiểu đoàn tiến về phía Yên Bình để làm lực lượng dự bị đề phòng mọi bất trắc, chúng tôi dùng một chiếc xe goòng nhỏ đi theo đướng sắt để có thể tranh thủ thời gian tới Yên Bái được sớm hơn.

Đã lâu lắm, không được đi trên đướng sắt, nhưng chúng tôi không còn đủ thì giờ để chú ý tới những cảm giác của mình khi đó, chỉ thấy hết sức suốt ruột,. Chiếc xe chạy đã nhanh, mà vẫn cảm thấy như còn chậm. Đồng ruộng, đồi sơn, rừng cọ, núi rừng chạy ngược trở lại phía sau vùn vụt, rồi xoáy tròn như chong chóng. Quãng đường, những lá cờ đỏ sao vàng lại hiện đỏ thẳm trên các ngọn cây, đỉnh cột ở các làng xóm rải rác bên sông, ven rừng, trong những thung lũng nhỏ.

Vượt hết ga này ới ga khác, chiếc xe goòng của chúng sáp tới Phố Lu, chợt nghe thấy có tiếng còi xe lửa rúc ở phía xa. Chúng tôi chỉ kịp nói vói người lái xe: “Chú ý! Dừng lại!” thì đã thấy một đám khói tắng phụt lên khỏi những đám cây xanh rì trước mặt, rồi kéo dài ra, bay tản mạn. Sau đó, từ một quãng đường vòng, một đầu máy xe lửa đen sì, nhễ nhại dầu mỡ, hồng hộc lao tới.

Chiếc xe goòng của chúng tôi vội hãm lại, loạng choạng tưởng đổ lật. Cả mấy người đều vội vảng nhảy vọt xuống đường, vừa may doàn xe lửa cũng kịp hãm, toa nọ xô giạt vào toai kia loảng xoảng.

Một người mặc sơ mi, quần màu đen, bên sườn đeo chiếc ống nhòm, đầu trần, từ trên đầu máy nhảy xuống. Mấy chúng tôi cùng chạy lại và mừng rỡ nhân ra nhau. Đó là đồng chí S. một trong những người đang chỉ huy bộ đội đánh nhau với quân Tưởng ở khu vực này.

Vừa nom thấy chúng tôi, đồng chí S. để kêu to lên, giận dữ và thất vọng:

- Thua mẹ nó rồi! Rút cả vào Nghĩa Lộ lập phòng tuyến mới đi thôi!

Để cho đồng chí S. trấn tĩnh lại, chúng tôi mới hỏi tỉ mỉ về tình hình. Đồng chí S. nói: hiện nay quân Tưởng Giới Thạch đã dùng lực lượng khổng lồ đánh phá quân ta. Tuy nhiên, qua trao đổi ý kiến, chúng tôi cũng thấy đúng như Trung ương đã nhận đinh: các đồng chí ta ở đây mặc dầu rất dũng cảm, quyết tâm, nhưng còn thiếu mềm dẻo trong sách lược, không nắm vững phương châm lúc này là lấy đấu tranh chính trị làm chủ yếu.

Biết chưa phải lúc tranh luận với nhau để thống nhất ý kiến ở chỗ này, chúng tôi thống nhất cùng lên xe.

… Sau đó chúng tôi được gặp đầy đủ các đồng chí lãnh đạo Yên Bái. Cuộc thảo luận để thống nhát hành động diễn ra khá gay go. Trước những hành động phá hoại, thái độ ngang ngược và âm mưu xảo quyệt của bọn Tưởng, các đồng chí Yên Bái như vẫn còn cháy ruột, do đó cho rằng những biện pháp đối phó cứng cỏi, mạnh mẽ là cần thiết. Nhưng liền đó đồng chí Chu Văn Tấn đã mang chủ trương, chỉ thị của Trung ương từ Hà Nội lên. Bấy giờ mọi việc mới được giải quyết dứt khoát.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #27 vào lúc: 04 Tháng Bảy, 2010, 08:20:52 am »

*
*   *

Trong lúc đó, tình hình Hà Giang vẫn còn rất rối loạn. Bọn thổi phỉ thừa lúc chính quyền cách mạng của ta chưa được vững chắc, chưa ăn sâu xuống tận cơ sở xã, đã nổi lên ở nhiều nơi, riêng thị xã vẫn hoàn toàn bị bọn Việt Nam Quốc dân đảng chiếm đóng. Chế độ quân phiệt, phát xít rất hà khắc, tàn bạo đang đè trĩu lên đầu nhân dân ta tại nơi đó. Bọn Việt Nam Quốc dân đảng lúc đầu theo gót bọn Tưởng kéo về, sau đó lợi dụng nắm được ba ngìn quân khố đỏ do một sĩ quan người Việt tên là Viên (quen gọi là Ba Viên) chỉ huy. Lực lượng khố đỏ này đã chạy Nhật hồi tháng 3 năm 1945 sang trú chân trên đất Trung Hoa, nay được tin Nhật đầu hàng, kéo nhau trở về. Tuyệt dại đa số anh em binh lính đều là nông dân nghèo khổ, do bị ép buộc mà phải đi lính, trong đó có một số anh em cai đội có tinh thần yêu nước. Chúng tôi được một số cán bộ của ta hoạt động trước đây ở vùng biên giới cho biết: Anh em lính khố đỏ đều căm ghét Nhật, nhưng cũng căm ghét cả quân Pháp. Trong những tháng còn lưu vong, tất cả đều rất nhớ nhà, chỉ mong có dịp trở về. Bọn Quốc dân đảng đã lợi dụng lòng nhớ nhà, nhớ nước để tuyên truyền là bịp, thu phục được Ba Viên cùng ba nghìn binh lính của anh ta phục vụ cho mục đích phản dộng của chúng. Quân của Ba Viên dã trở thành lực lượng chủ yếu của bọn Việt Nam Quốc dân đảng tại Hà Giang. Bọn thủ lĩnh Việt Nam Quốc dân đảng đã tìm hết cách để mua chuộc người sĩ quan không có xu hướng chính trị rõ rệt này. Mỗi ngày chúng cấp cho Ba Viên hàng trăm bạc để tiêu xài riêng. Một thiếu nữ khá xinh đẹp được phái tới để “hậu cận”. Ba Viên đã bị bọn chúng giam chặt trong vòng vây tiền, gái, rượu… Binh lính của anh cũng được ưu đãi rất hậu. Bọn Việt Nam Quốc dân đảng đã thành công phần nào trong bước đầu tha hóa đội quân này, làm cho họ suốt ngày chỉ mải vui choi, bài bạc, để mặc cho chúng tha hồ tác oai tác quái trên đầu người dân vô tội. Tất cả quần chúng cứu quốc cơ sở Việt Minh đều bị bắt bớ, giam cầm. Cán bộ ta, ngừoi nào chẳng may sa vào tay chúng nếu không bị chặt đầu thì cũng bị moi gan, mổ bung…

Một không khí khủng khiếp đang lan tràn khắp thị xã.

Trước tình hình ấy, Đảng ta quyết tâm phải nhanh chóng giải phóng cho nhân dân, giành lại chính quyền khỏi những bàn tay đẫm máu của bọn phản động. Tôi và một số khá đông các đồng chí khác cùng ngược Hà Giang ngay trong tháng ấy (gồm các đồng chí Mai Trung Lâm, Thanh :Phong, Tạ Xuân Thu, Hồng Thái, Tân Tầu, Khải Ca và cả đồng chí Quỷnh…). Một số đơn vị bộ đội cũng được diều động lên đường.

Tới một địa điểm gần sát Hà Giang, chúng tôi dừng lại để tổ chức bao vây, đồng thời tiến hành điều tra nắm thêm mọi mặt tình hình bọn Việt Nam Quốc dân đảng và đội quân Ba Viên

Sau khi đã khẳng định về cơ bản binh lính trong đội quân do Ba Viên chỉ huy hầu hết là quần chúng công nông tốt, bị lừa bịp về chính trị, bản thân Ba Viên cũng là một người không có xu hướng chính trị phản dộng, chúng tôi cùng đi tới nhất trí chủ trương phải giành lại lực lượng Ba Viên về với cách mạng bằng đường lối vận động giác ngộ chính trị. Làm được như vậy, việc thanh toán bọn Việt Nam Quốc dân đảng không còn là một viêc đáng kể nữa.

Điều tra biết Ba Viên có vợ và mấy con hiện đang ở quê, một xã thuộc tỉnh Sơn Tây, chúng tôi bèn cử một đồng chí cán bộ về tìm bằng được chị Viên, nói cho chị nghe tất cả mọi chuyện và yêu cầu chị viết một lá thư gửi cho chồng, kêu gọi hãy trở về gới gia đình, Tổ quốc…

Chủ trương này không phải ngay từ lúc đầu đã được toàn thể anh em tán thành. Đã có những ý kiến hoài nghi: “Bọn địch mua chuộc như thế; rươu, gái kè kè bên mình rồi, bảo quay về với cách mạng kể cũng khó lắm!”.

Đồng chí Khải Ca được giao trách nhiệm tìm về gia đình Ba Viên, ít ngày sau anh quay trở lại. Anh đã thành công. Chị Ba Viên đã hiểu ra ngay mọi viêc và đã tự mình đọc cho con gái viết một lá thư khá dài, lời lẽ mộc mạc nhưng chứa đừng biết bao niềm yêu thương, mong nhớ. Cũng quả là kì lạ! Người đàn bà bình thường ấy chỉ bằng tấm lòng tin yêu Dảng và tấm lòng yêu thương chồng của mình đã tự nhiên thốt ra được những lời lẽ hết sưc thông minh, thuyết phục về giảng giải cho chồng nghe đâu là Tổ quốc, đâu là cách mạng… mà không cần ai gợi ý cho chị.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #28 vào lúc: 04 Tháng Bảy, 2010, 08:22:09 am »

Bức thư ấy đã được khéo léo gửi cho Ba Viên. Trong khi đó một lực lượng khá lớn của ta được tung ra bí mật thâm nhập vào thị xã, cải trang thành những người dân thường đi buôn bán, làm thợ. Lực lượng ấy đã tìm cách quan hệ vói mấy nghìn anh em lính khố đỏ.Tới đây tất cả những kinh nghiệm vận động, giác ngộ binh lính địch của các đồng chí cách mạng tiền bối, của các chiến sĩ Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, Cứu quốc quân lại được đem ra áp dụng triệt để.

Chúng tôi đã theo dõi cuộc “chiến đấu chính trị thầm lặng” ấy một cách kiên trì, nhẫn nại. và dần dần, những báo cáo đã liên tiếp gửi ra mỗi ngày một thêm sáng sủa. Nay có tin: đại đội này đã tỉnh ngộ, xin cho nổi dậy đánh chiếm các công sở để đón quân ta ở ngoài đánh vào,. Mai có báo cáo: đại đội kia đã hoàn toàn thống nhất ý kiến xin bố trí đường ra để anh em rút…

Chúng tôi vẫn chưa vội mừng và yêu cầu các đồng chí ta cứ kiên trì hoạt động, vẫn chờ thái độ của Ba Viên và vẫn tin chắc Ba Viên sẽ phải chuyển: nếu không chuyển vì bức thư của gia đình thì cũng phải chuyển vì thấy mình đã mất hết binh lính. Chúng tôi quan trọng nắm được toàn bộ quận của anh, đặt anh vào thế hoàn toàn cô lập, nếu không đi theo cách mạng thì cũng không còn sức mạnh và sẽ trở thành vô dụng.

Quả nhiên chúng tôi sẽ thắng lợi. Sau khi thấy hầu hết binh lính đã phân tâm, Ba Viên không còn do dự như trước nữa, anh gửi thư ra: “Chúng tôi nay đã hiểu ra rồi. Xin sẽ hành động…”.

Một kế hoạch tỉ mỉ, chặt chẽ đã được vạch ra cho anh Viên. Sau đó, vào một buổi sáng, giữa lúc bọn thủ lĩnh Việt Nam Quốc dân đảng đang say sưa chè chén thì ba nghìn quân của anh Viên làm binh biến. cờ sao trắng bị hạ xuống. trong khoảnh khắc, các công sở, các vị trí trọng yếu của thị xã đã bị quân anh Viên cùng với quân cách mạng ở ngoài tiến vào chiếm gọn. Toàn bộ bọn thủ lĩnh Việt Nam Quốc dân đảng khát máu bị bắt giam. Sau khi tước hết vũ khí, quân ma chuyển bọn chúng sang tòa án nhân dân để xét xử…

Trong khi ác lực lượng của ta tiếp tục ở lại Hà Giang để củng cố chính quyền mới và tiễu phỉ, chúng tôi đưa anh Viên cùng ba nghìn anh em lính khố đỏ cũ xuôi Phú Thọ. Được trỏ về con đường cứu quốc chân chính, anh em binh lính rất vui vẻ. Đại đa số anh em xin tình nguyện vào bộ đội. Được chỉ thị của trên, chúng tôi tiếp thu và tổ chức anh em vào cá đơn vị của ta ở Tuyên Quang, Phú Thọ

Riêng anh Ba Viên được Bộ Quốc phòng mời Hà Nội nghỉ ngơi rồi nhận công tác mới. Tôi lại cùng anh đáp xe về Hà Nội. Trên đường về, chúng tôi cùng ghé thăm quê anh.

Từ lúc rẽ vào con đường làng, Ba Viên trở nên tư lự, ít nói hẳn đi. Tôi biết anh rất xúc động. Anh nói với tôi: đã ngót mười năm nay anh chưa được trở lại quê nhà.

Vừa nom thấy chồng, nước mắt chị Viên đã rơi lã chã: “Thật là chết đi sống lại nhá!”. Hai mắt anh cũng đỏ hoe, mãi anh mới nới được nên lời.

Gia đình anh thuộc tầng lớp trung nông, chỉ đủ ăn, đủ mặc. Mấy gian nhà gỗ, một mảnh vườn con, một đàn gà, đội lợn cấn…(1). Ngồi nhìn ra lũy tre xanh đu đưa la đà trước ngõ, mảnh ao bèo với chiếc cầu mảnh khảnh, đôi vịt bầu trắng phau bơi thong thả, trên bờ mấy chú bé con nô đùa ríu rít… bỗng nhiên tôi cũng chạnh nhớ tới chút tình quê. Tôi cũng xa gia đình ngót mười năm rồi, hôm nay mới trở lại miền xuôi… Tôi đã nhìn thấy cuộc sống mới đang bắt đầu ở khắp mọi nơi. Nguyện vọng ước mơ ngàn đời của nhân dân ta đã đến. Tuy nhiên tôi biết con đường cách mạng vẫn còn dài lắm, vẫn còn nhiều khúc khuỷu gấp ghềnh. Ngọn lửa chiến tranh thế giới do bọn phát xít Đức, Nhật, Ý gây nên vừa mới bị dập tắt trên thế giới thì ngọn lửa chiến tranh xâm lược của đế quốc Pháp đã lại nhóm dậy ở miền Nam Tổ quốc ta. Mặt đất Việt Nam chưa kịp nguội nay đã nóng bỏng lên rồi.


(1) Sau khi trở về Hà Nội công tác một thời gian, anh Ba Viên bị bọn Việt Nam Quốc dân đảng ám sát một cách rất đê hèn.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #29 vào lúc: 04 Tháng Bảy, 2010, 08:24:05 am »

Về tới Hà Nội, được gặp Bác và Trung ương, tôi càng hiểu thêm những khó khăn cực kì to lớn mà Đảng ta, nhân dân ta đang gặp phải. Trong nước, một mớ những đảng phái phản động, lưu manh bám gót quân Tưởng trở về đang đua nhau gây nhiễu loạn. Bọn Việt Nam Quốc dân đảng phản động với những tên mất gốc, bán nước, bọn Đại Việt với một lũ quân vốn là thổ phỉ đang nghênh ngang đóng ở Bắc Giang, Bắc Ninh, Chũ, bọn Việt Nam cách mạng đồng minh với những tên nghiện thuốc phện, quê cả tiếng mẹ đẻ, chúng cũng có một số quân chiếm đống một vài địa điểm ở Móng Cái, Hòn Gai. Ở Lạng Sơn có bọn Phúc quốc Nông Quốc Long hung hãn, dựa vào quân Tưởng ngang nhiên đòi tước khí giới của bộ đội ta. Bên cạnh một mớ những thứ đảng phái phản động lại còn bọn Tơ-rốt-skít đê hèn, mượn khuynh hướng “tả”, đang ra sức hoạt động hòng phá hoại chính quyền và Đảng ta. Tất cả các đảng phái này là những tên phản quốc đang gào thét chống đối chính quyền cách mạng ở ngoài Bắc. Hành động của chúng ở một chừng mực nào đó dã phù họa, ăn nhịp với tiếng súng xâm lăng của bọn Pháp do quân Anh giúp sức đang nổ ở miền Nam. Chính quyền cách mạng của ta mới ra đời đã lọt ngay vào vòng vây của đế quốc. trên phía bắc, quân Tưởng ép xuống, phía nam, bên phía đông, bên phía tây, quân Pháp đang dồn dập đổ vào. Quân Tưởng có Mỹ giúp và xúi giục. Quân Pháp có quân Anh đỡ đầu, ủng hộ. Không nói sao cho hết mối nguy cơ “ngàn cân treo sợi tóc” của chính quyền nước ta trước cảnh thù trong giặc ngoài dữ dội ấy.

Nền kinh tế, tài chính quốc gia mà chính quyền ta tiếp quản lúc đó cũng hết sức tiêu điều, thảm hại, nạn đói vẫn còn kéo dài. Nhiều tỉnh ở Bắc Bộ vẫn còn đang bị ngập lut mênh mông, mùa màng ở chín tỉnh mất trắng. Tại các thành phố, công nhân thất nghiệp đầy rẫy, các xí nghiệp trong tay bọn Pháp bị đình đốn từ ngày Nhật đảo chính tháng 3 năm 1945 vẫn chưa được phục hồi sản xuất. Các cửa biển đều bị phong tỏa. Thương mại ngừng trệ. Nhà ngân hàng Đông Dương ta không chiếm được, cho nên tiền tệ rất gay go. Bọn Tưởng lại tung tiền Quan kim ra làm cho giá cả thị trường ta không ổn định. Ngân quỹ quốc gia hoàn toàn trống rỗng, chỉ có mấy trăm bạc giấy nát.

Phải tìm đủ mọi cách, với ý chí, tài năng để giữ vững thành quả cách mạng, hoặc là sụp đổ, không còn gì hết. Lịch sử đặt ra cho chúng ta một sự lựa chọn hết sức khắc nghiệt. Tuy nhên, Đảng ta, nhân dân ta đã quyết định chọn con đường thứ nhất: bằng mọi cách, phải gữ vững chính quyền cách mạng! Chỉ thị của Trung ương ta ngày 25 tháng 1 năm 1945 đã nói rõ điều ấy: “Cuộc cách mạng đang tiếp diễn, chưa hoàn thành vì chưa được độc lập hoàn toàn. Nhiệm vụ cứu nước của giai cấp vô sản chưa xong. Giai cấp vô sản và Đảng ta vẫn phải hăng hái kiên quyết hoàn thành nhiệm vụ thiêng liêng ấy. Khẩu hiệu vẫn là: Dân tộc trên hết! Tổ quốc trên hết”.

Bác và Trung ương đã tải qua những ngày làm việc cực kì căng thẳng, vạch ra mọi đường lối, sách lược để điều khiến con thuyền cách mạng Việt Nam vượt qua bão táp (cho đến sau này, tôi được nghe nói: Bác chưa bao giờ phải đau đầu như trong những ngày gay go, đen tối ấy).

Trên đường trở về Tuyên Quang, với trách nhiệm của Xứ ủy giao cho phụ trách cả mấy tỉnh phía tây Bắc Bộ, dọc theo sông Lô, sông Thao, đầu óc tôi tràn ngập những lo lắng, suy nghĩ về công việc mai sau, không riêng của địa phương chúng tôi, mà có cả số phận chung của đất nước. Tôi bỗng nhớ lại câu nói của Lênin: “Bắt đầu cuộc cách mạng thì quả có dễ hơn nhiều, nhưng ở nước ta việc tiếp tục cách mạng lại còn khó khăn hơn… Từ thời kì tiến quân thắng lợi, chúng ta phải chuyển sang một thời kì mà tình hình rất mực khó khăn, gian khổ…”.

Tôi lại được trở về đất Tuyên Quang và những tỉnh quen thuộc cũ. Thuận lợi kể cũng nhiều, nhưng tôi cũng biết rằng bắt đầu từ nay cách mạng đã chuyển sang một giai đoạn mới cao hơn, do đó nhất định chúng tôi còn phải vượt nhiều khó khăn, nhiều trở lực to lớn hơn trước.

Các tỉnh mà tôi về công tác giặc Pháp chưa trở lại, nhưng quân Tưởng, bọn Việt Nam Quốc dân đảng phản loạn cùng lũ thổ phỉ ô hợp dang quấy nhiễu suốt dọc con đường sắt Lào Cai - Hà Nội và ở nhiều vùng núi mà cơ sở của ta chưa vững hoặc chưa có. Tôi dược tin bọn phản động chiếm mất Hoàng Su Phì, bọn Quản Lộc phản bội đã đánh chiếm mất vùng Phố Ràng trên triền sông Chảy… Những đơn vị của ta đang phải chiến đấu liên miên trong những điều kiện vô cùng gian khổ. Hầu như không có mấy đơn vị được nghỉ nghơi lấy một ngày kể từ sau cuộc Tổng khởi nghĩa.

Trở về Tuyên Quang, tôi không được gặp lại nhiều đồng chí đã cùng gối đất nằm sương trước ngày khởi nghĩa. Các đồng chí Môn, Phóng, Hồng Thái… hầu hết đã ra mặt trận, người đang phải đối phó với quân Tưởng Giới Thạch, người đang lăn lộn tiễu phỉ trong rừng sâu, người đang nghiến răng lại để đè bẹp và quét sạch các đảng phái phản động. Nhiều anh em tự vệ công nhân mỏ than, thanh niên thị xã… trong đội ngũ khởi nghĩa khi trước nay không còn ở đây nữa. Anh em đã trở thành những người chiến sĩ Vệ quốc quân và đang cùng nhau chiến đấu không ngừng để giữ gìn thành quả của cách mạng.

Chúng tôi bắt tay ngay vào việc. Nhiệm vụ trước mắt là phải làm sao nhanh chóng ổn định tình hình. Mối nguy cơ to lớn hơn hết đang đặt ra trước mắt dân tộc ta là bọn đế quốc Pháp.

Trong lời kêu gọi nhân dịp Quốc khánh 2 tháng 9 của Chính phủ đã câu: “Trong lúc này, tâm trí mỗi người đều phải hướng về sự chiến đấu cho nền độc lập. Sự lo lắng của mỗi người phải là một sự lo lắng chống ngại xâm, chỉ có thế mới thoát được họa diệt vong, mới tránh được ách nô lê”(1).

Câu nói ấy đã phản ánh đúng tâm tư của mỗi người đảng viên, cán bộ cũng như của toàn dân ta trong những ngày gay gắt không sao quên ấy.


(1) Lời kêu gọi của Chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, ngày 2 tháng 9 năm 1945.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM