Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 06:41:45 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Dưới ngọn cờ vinh quang của Đảng  (Đọc 39483 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #10 vào lúc: 02 Tháng Bảy, 2010, 09:47:20 am »

III

Sang đầu tháng 3 năm 1945 có rất nhiều dấu hiệu biến động chính trị. Cán bộ cơ sở ở các nơi, nhất là các vùng gần thị xã, huyện lị, đường giao thông lớn liên tiếp báo về: các tổng lí, kì hào, quan lại, binh lính địch rất xôn xao. Lính dõng ở các xã luôn luôn bị gọi đi, nay tập trung ở tổng, mai kéo lên huyện, hoang mang đến cực độ.

Khi được tin này, tôi vôi gọi đồng chí Đào, một thanh niên người Mán rất trung thành, dũng cảm làm liên lạc giao thông, triêut tập ngay các đồng chí Đảng về họp. Tôi rất mong ngóng chỉ thị của Xứ, của Khu. Tôi đoán tình hình có lẽ đã chuyển biến lớn, thời cơ khởi nghĩa có thể đến rồi. Nhưng đợi mãi vẫn chưa thấy. Về sau được biết chính trong lúc ấy đồng chí Chu Văn Tấn đã có thư gửi hỏa tốc từ bên Thái Nguyên sang báo cho tôi biết tin Nhật - Pháp đã bắn nhau và phổ iến chỉ thị của Xứ ủy: phải đẩy mạnh hoạt động võ trang, tranh thủ thời cơ tiêu diệt địch, giành lấy những thắng lợi mới. Thư này không kịp tới tay tôi vì giao thông chậm trễ.

Trong lúc chờ đợi chỉ thị của Xứ ủy, chờ đợi các cán bộ của phân khu về họp, tôi đã nghe thấy có tiếng súng lớn từ xa vọng về, đồng thời lai thấy cơ sở ngoài Thanh La cấp báo: lính dõng đang bị gọi đi gấp, không biết đi đâu, có việc gì?

Ngày 10 tháng 3 năm 1945, các đồng chí Khánh Phương, Tạ Xuân Thu, Trung Đình, Chì, Phóng… trở về khá đông đủ, chỉ tiếc hai đồng chí Phương Cương, Dục Tôn ở mãi phía giáp Vĩnh Yên không về kịp. Chúng tôi họp trong một cái lán dựng sơ sài bbằng dăm cây tre, lợp mái xanh, ở khu rừng thuộc Khuôn Kiện, không xa cơ quan là bao. Cuộc họp rất khẩn trương và vô cùng phấn khởi, tin tưởng. Chúng tôi cũng nhất trí nhận định: Nhật - Pháp đã bắn nhau, thời cơ lớn đã đã đến. Tuy chưa có chỉ thị cụ thể của trên nhưng chúng tôi nhận thấy cần phải nhanh chóng, mạnh dạn hành động. Chúng tôi chủ trương: trước hết cần “bắt mạch” thử xem phả ứng của địch ra sao, sau đó tiếp tục mở rộng hoạt động, cướp lấy chính quyền. Phân khu ủy chọn Thanh La làm trọng điểm để chỉ đạo, bởi Thanh La ở gần nhất, hơn nữa Thanh La là nơi có cơ sở tương đối vững vàng hơn cả.

Đồng chí Tạ Xuân Thu, ngươi trực tiếp phụ trách vùng Thanh La, Hồng Thái, ngay đêm ấy (ngày 10 tháng 3 năm 1945), chấp hành chỉ thị của phân khu, tập trung lực lượng kéo vào một xóm tước súng của hương dõng.

Đêm ấy, đêm chiến đấu đầu tiên của chúng tôi, cả cơ quan không ai ngủ. Chúng tôi biết rằng trận chiến đấu đầu tiên nào cũng cần phải toàn thắng, và chúng tôi cũng hạ quyết tâm; phải thực hiện được như vậy. Tờ mờ sáng hom sau đồng chí Thu cho người về báo cáo đã hoàn toàn tước xong vũ khí của bọn lính dõng. Tình hình đúng như phân khu ủy nhận định: Nhật đã hất cẳng Pháp. Tư tưởng bọn tổng lí, kì hào, hương dõng đã hoàn toàn tan rã. Quân ta đột nhập vào từng nhà của bọn chúng mà tuyệt nhiên không gặp một sự kháng cự nào. Bọn chúng hết sức run sợ, đem tất cả gấy tờ, triện đồng, súng đạn ra nộp. Chỉ xin một điều: Cách mạng tha chết!

Thắng lợi tuy còn nhỏ nhưng thật giòn giã, vượt quá dự định! Tôi trao dổi ý kiến với các đồng chí Hiến Mai, Trần Thế Môn, rồi viết ngay thư cho đồng chí Thu: “tiếp tục khuếch trương chiến quả, tịch thu hết vũ khí của địch trong toàn xã Thanh La, rồi nhanh chóng tiến xuống các xã dưới cướp lấy chính quyền”.

Chúng tôi dã có thể hoàn toàn khẳng định: chính quyền địch đã suy yếu, tan rã từ trung ương đến cơ sở. Chúng tôi quyết tâm tiến hành khởi nghĩa ở địa phương. Cách mạng đã chín muồi, thời cơ đã tới, không thể trùng trình, do dự được nữa.

Sáng sớm ngày 11 tháng 3 năm 1945, trên bãi cỏ rộng trước ngôi đình cổ kích của xã Thanh La, một lá cờ đỏ sao vàng lớn đã bay phấp phới. Các đội Cứu quốc quân, dân quân tự vệ của các thôn, xã vừa hô “một hai” vừa hùng dũng tới tấp kéo tới. Khẩu hiệu, biểu ngữ được cấp tốc làm trong đêm, giờ đây được giương cao rực rỡ: Việt Nam độc lập muôn năm! Đả đảo phát xít Nhật! Ủng hộ Việt Minh! Việt Minh muôn năm! Lực lượng mỗi lúc một đông. Khí thế bừng bừng như lửa cháy. Mã tấu xen với súng kíp, gậy tày sánh với đinh ba… Quần chúng vừa hô khẩu hiệu vang trời, vừa rầm rộ hát những bài ca cách mạng.

Mệnh lệnh được phát ra. Cả đoàn người chuyển mình lên đường. Tiếng hô khẩu hiệu càng bốc lên vang dậy. Đoàn người vừa qua thôn Cầu Toa đã trở nên đông nghịt vì quần chúng tự nguyện nhập vào hàng ngũ mõi lúc một nhiều. Đoàn quân cách mạng tiến tới đâu, hương dõng kéo ra nộp súng, còn tổng lí, kì hào thì mũ áo chỉnh tề ra nộp triện đồng, bằng sức tới đó. Quân cách mạng bèn cho tổ chức đốt ngay các bằng sắc ấy và tuyên bố thành lập Ủy ban nhân dân lâm thời. Niềm vui mừng, khí thế chiến đấu càng thêm dào dạt.

Vừa qua xóm Lé dược một quãng ngắn, các đồng chí cán bộ chỉ huy được tin có mấy tên lính khó đỏ và bốn lính Pháp trốn Nhật, từ Bình Ca chạy vào, chúng đã qua xóm Đồng Câu, hiện đang chạy tới xóm Lũng Cò. Đồng chí Tạ Xuân Thu điều ngay một số chiến sĩ Cứu quốc quân mai phục hai bên con đường mòn từ Lũng Cò ra xóm Lé. Quả nhiên chỉ một lúc sau đã thấy có một bọn lính Âu và khố đỏ đi tới. Chưa có kinh nghiệm phục kích, vừa mới trông thấy bọn chúng từ xa, quân ta hăng lên đã nổ súng ngay. Bọn địch hốt hoảng ù té chạy. Thế là cả đám đông la hét rầm trời, tràn ra đuổi theo. Một tên lính Âu không chạy nữa, đứng dừng lại, giơ hai tay lên trời. Còn mấy tên kia trốn biệt vào rừng.

Có tù binh, có chiến lợi phẩm rồi, khí thế quần chúng càng lên ngùn ngụt. Trời đã xế chiều. Cac đồng chí Tạ Xuân Thu, Phương Cương, Phóng… hội ý với nhau, cho bộ đội dừng lại thổi cơm ăn, đê rồi tiếp tục tiến ra Phượng Liễn cướp chính quyền. Cả đoàn người hạ trại ở ngay bên lề đường, cờ xí đỏ rợp, bếp núc tỏa khói mù mịt, tiếng cười tiếng nói vang ầm. Ông già, phụ nữ, thanh niên, kẻ dao, người súng đi lại chen chúc, hăng say, bồng bột…
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #11 vào lúc: 02 Tháng Bảy, 2010, 09:47:46 am »

Cơm nước xong, đoàn người lại rầm rộ tiến. Vừa lúc đó có một đồng chí giao thông của đồng chí Phúc Quyền và đồng chí Sơn - cán bộ của ta nằm ở Phượng Liễn lên báo: hiện có bảy lính Pháp ở Tuyên chạy quân Nhật cũng vừa về tới đây, đang vào làng xin ăn. Chúng có cả súng máy.

Lập tức cả đoàn người ào ào tiến lên, vây tròn lấy Phượng Liễn. Thấy động, bảy tên lính Pháp vội vã tổ chức chống cự. Một tên vác khẩu súng máy ra chẹn lấy lối đi vào bản. Còn những tên khác lấy chăn, đệm của đồng bào chẹn các cửa sổ, làm chướng ngại vật và bệ tì để bắn. Tình hình trở nên căng thẳng. Nếu ta tấn công, địch nhất định sẽ chống cự lại. Như vậy nhân dân Phượng Liễn sẽ không thể tránh được thiệt hại. Đồng chí Tạ Xuân Thu bèn cử người về cơ quan phân khu xin chỉ thị. Chúng tôi viết thư trả lời: Nên nới rộng vòng vây. Ngày mai thế nào bọn địch cũng phải út chạy, không dám ở Phượng Liễn lâu. Thừa cơ đó, ta sẽ bắt sống hoặc tiêu diệt bọn chúng ở ngoài làng, tốt hơn.

Quả nhiên sáng hôm sau, khi thấy vòng vây đã mở, bọn địch hấp tấp kéo nhau sđi. Nhưng quân cách mạng đã đợi sẵn chúng ở cửa rừng, xông ra bắt giơ tay hàng nột súng. Vẫn còn ngoan cố, bảy tên địch không những không hàng, còn quay súng bắn trả. Bắt buộc quân cách mạng phải hành động. Chỉ trong chớp mắt, cả bảy tên lính địch ương ngạnh, hung hãn ấy đã bị diệt gọn. Phượng Liễn được giải phóng. Lại mít tinh, lại kéo cờ, lại đốt bằng sắc của tổng lí, kì hào và tuyên bố thành lập Ủy ban nhân dân lâm thời. Phượng Liễn chỉ còn cách châu lị Sơn Dương và đồn Đăng Châu (ở ngay cạnh châu lị) có một, hai cây số. Các đồng chí Phương Cương, Tạ Xuân Thu lại cho giao thông về xin chỉ thị và đề nghị cho thừa thế thắng đánh Đăng Châu ngay.

Phân khu ủy chúng tôi phân tích tình hình và nhận thấy ta đang đà thuận lợi, địch đang hoang mang, tan rã tới cực điểm, có thể lấy ít đánh nhiều, lấy yếu đánh mạnh được, bèn trả lời đồng ý, và nêu ra một số phương hướng cụ thể trong việc chiến đấu cướp chính quyền ở châu lị.

Thế là ngay đêm hôm ấy (12 tháng 3 năm 1945) các đơn vị võ trang của ta cùng quần chúng tiến ra bao vây chặt đồn địch. Tờ mờ sáng hôm sau (13 tháng 3 năm 1945) khi sương mù vẫn còn bồng bềnh giăng khắp núi rừng, quân ta đã nổ súng. Vừa bắn, các đồng chí ta vừa kêu gọi binh lính trong đồn đầu hàng. Từ trên các lô cốt chỉ có một vài loạt đạn bắn ra. Và sau đấy, những chiếc sào có buộc vải trắng giơ lên vẫy rối rít.

- Mở cổng ra! Quân ta thét vang, rồi ào ạt tiến vào. Một tên tổng dõng và hơn hai chục lính khố xanh đứng chắp tay ở sân đồn, mặt cắt không còn một hột máu. Hỏi ra mới biết tên tri phủ Hoàng Thế Tâm thấy động đã chạy lên tỉnh từ chiều hôm trước. Có lẽ nó đi rước quân Nhật về.

Các đồng chí chỉ huy của ta bèn ra lệnh cho tên tổng dõng và nhóm lính khố xanh còn lại trông đồn mở kho, lấy vũ khí ra nộp. Thật khổng ngờ đòn nhỏ mà lại lắm súng, đạn đến như vậy! Đếm tới gần một trăm khẩu súng Mút-scơ-tông và hàng chục két lựu đạn còn mới tinh. Trong đồn cón có mấy kho thóc lớn, các đồng chí cán bộ ta cũng lập tức cho mở khóa, tổ chức phân phát cho dân nghèo trong vùng để kịp thời cứu đói.

Suốt cả ngày hôm ấy, nhân dân các nơi nô nức đổ về chậu lỵ để dự mít tinh thành lập chính quyền châu, và lĩnh thóc. Quang cảnh tưng bừng náo nhiệt như một ngày hội lớn. Cách mạng quả là đã đem lại thắng lợi và lợi ích rõ ràng cho quần chúng lao khổ. Ngước nhìn lá cờ đỏ sang vàng tung bay rực rỡ trên đồn cao, trong châu lỵ, nhiều người không nén được vui sướng thốt lên: “Sống rồi! Từ nay không còn phải làm cái thân con trâu, con chó nữa!”. Châu Sơn Dương đã được đổi tên là châu Tự Do.

Khi đã cướp được chính quyền toàn xã Thanh La, cơ quan của chúng tôi cũng lập tức rời lán bí mật về Khuổi Phát (Kim Quan Thương) xuống Ao Búc. Tuy đồ đạc không có gì, nhưng lúc “dọn nhà” cũng khá lủng củng. Nào bễ, nào lò, nào đe, nào búa, bàn in, sách báo… gánh mấy gánh nặng.

Gồng gánh các thứ vừa ra tới Ao Búc, chúng tôi gặp mấy anh dân quân giải tên tù binh người Âu về. Đồng chí Hiến Mai biết tiếng Pháp, gọi lại hỏi cung. Hắn khai tên là Quyn, quốc tịch Đức. Quyn vào Lê Dương đã trên 10 năm, do bị thất nghiệp, gia đình quá nghèo đói… Chúng tôi hỏi Quyn có biết Việt Minh là thế nào không, tại sao Pháp và Nhật lại xâm lược Việt Nam? Quyn lắc đầu. chúng tôi giải thích cho hắn nghe. Quyn ngồi ôm mặt chốc chốc lại thở dài. (Về sau Quyn tình nguyện đi theo quân cách mạng. Thấy anh ta biết nghề, đồng chí Môn thu dụng ngay trong công binh xưởng để sửa chữa súng ống, máy chữ. Quyn mừng lắm. Và quả nhiên anh ta làm việc rất hăng hái, tỏ ra là một tay thợ cơ khi khá lành nghề…).
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #12 vào lúc: 02 Tháng Bảy, 2010, 09:48:10 am »

Trở lại chuyện Đăng Châu. Sau khi chiếm đồn, cướp chính quyền ở châu lị, thành lập Ủy ban nhân dân lâm thời, đoàn quân cách mạng quay trở lại Thanh La để nhận nhiệm vụ mới. Trên dọc đường chợt nghe tin trước có một đoàn quân lạ đang đi tới. Đồng chí Tạ Xuân Thu bèn bảo mọi người dừng lại, rồi lấy một giao thông viên cùng tiến lên. Vừa mới thoạt nhìn thấy đồng chí chỉ huy của đoàn quân bạn, đồng chí Tạ Xuân Tu đã mừng rỡ reo ầm:

- Anh Tân Hồng!

Đó chính là đồng chí Chu Văn Tấn. Đồng chí Nhị Quý cũng có mặt ở đó. Thì ra đồng chí Chu Văn Tấn đã lãnh đạo tổ chức cướp chính quyền ở Đại Từ (Thái Nguyên) và đánh Nhật ở Đèo Khế. Hôm nay đồng chí sang bên phân khu chúng tôi để triệu tập hội nghị toàn khu nhận định tình hình mới bàn về việc đẩy mạnh đấu tranh võ trang tiến lên tổng khởi nghĩa và bàn về kế hoạch đối phó với âm mưu của quân Nhật.

Tại Ao Búc, cuộc họp được tiến hành rất khẩn trương. Chúng tôi cùng nhận đinh: thế nào bọn Nhật cũng trở lại chiếm Đăng Châu, vì đấy là một vị trí trọng yếu trên con đường Tuyên Qaung, Thái Nguyên. Chúng tôi cũng nhất trí: Phái nhanh chóng củng cố lực lượng, chuẩn bị sẵn sàng để đánh Đăng Châu lần thứ hai. Sau khi bàn bạc, đồng chí Chu Văn Tấn quay trở lại Thái Nguyên. Còn chúng tôi cấp tốc huấn luyện, giáo dục thêm về chính trị, quân sự cho cán bộ, chiến sĩ. Các tiểu đội Cứu quốc quân lúc này không còn là mấy đơn vị nhỏ bé nữa. Quần chúng xin tham gia rát đông. Mấy đồng chí cán bộ của Đảng trước dây chỉ là một đội viên Cứu quốc quân nay đã phải gánh vác nhiệm vụ chỉ huy từng phân đội. Thiếu cán bộ, đồng chí Môn phải rời công binh xưởng ra trực tiếp chỉ huy đơn vị.

Trước bãi cỏ đình Thanh La, quang cảnh hoạt động của bộ đội thật tưng bừng, náo nhiệt. Trong lúc các đồng chí cán bộ chỉ huy bận rộn, tất bật nắm quân, điều chỉnh vũ khí… thì những bộ phận tiếp tế cũng nhộn nhịp mổ bò, giết lợn. Bếp núc bốc khói nghi ngút. Tiếng cười, tiếng nói, tiếng gọi điểm danh ồn ào; tiếng súng, tiếng gươm va chạm lách cách.

Tinh thần đảng viên, quần chúng hăng say ngùn ngụt. Ai nấy đều tin rằng chỉ có những vũ khí thô sơ trong lúc này cũng đủ để làm nên những chuyện long trời lở đất. Pháp cũng diệt, Nhật cũng trừ, đánh đổ được hết, quét sạch được hết!

Đứng trước quang cảnh lớn lao rực lửa anh hùng ấy, chúng tôi càng cảm thấy sâu xa: ngọn cờ của Đảng đã cắm tới đâu là cách mạng nổi lên tới đấy, tư tưởng của Đảng thấm sâu vào quần chúng ở đâu, ở đó sẽ biết thành lực lượng vật chất mạnh mẽ, vô địch.

Quả như dự đoán, hai ngày sau bọn Nhật đã cho tiên tri phủ Hoàng Thế Tâm cùng tên Đỗ Văn Chung (một tên quan lại đã đi theo Nhật, đeo lon quan hai) đem một số Bảo an binh quay trở lại chiếm đóng Đăng Châu. Cả hai tên đều là đảng viên Đại Việt, một đảng chính trị phản động làm tay sai cho Nhật.

Chiếm lại được Đăng Châu, nhưng chúng cũng đã hoang mang nên không dám huênh hoang đe dọa, trái lại còn giở giọng bùi ngọt quảng cáo cho cái thuyết “Đại Đông Á” đại bịp bợm của “quan” Nhật, cha đẻ ra bọn chúng. Nào là “hãy cùng đồng tâm hiệp lực để xây dựng gia đình Đại Đông Á phồn vinh”, nào là…, thôi đủ các luận điệu lố bịch.

Lần ra quân này, khí thế quần chúng, chiến sĩ có phần còn mạnh mẽ hơn lần trước, bởi đội ngũ đông hơn, tổ chức đã quy củ hơn. Thêm nữa, vũ khí cũng đã có khá nhiều hơn trận Đăng Châu lần trước. Đáng kể là có cả hai khẩu trung liên và một khẩu tiểu liên đon thu nhặt được từng chi tiết trên dọc đường mà bọn Pháp chạy quân Nhật ở Tuyên Quang đã vứt lại, đem nộp cho quân cách mạng (Quyn, anh tù binh người Đức được giác ngộ đã góp một phần đáng kể trong việc lắp ráp, sửa chữa mấy khẩu súng đó).
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #13 vào lúc: 02 Tháng Bảy, 2010, 09:48:32 am »

Lại như lần trước, suốt đêm cả cơ quan không một ai chợp mắt. Tất cả đều thức trắng để theo dõi cuộc chiến đấu và giải quyết mọi việc Cả đêm không nghe thấy tiếng súng. Tờ mờ sáng hôm sau mới thấy rộ lên nhiều đợt súng trường và súng máy. Sau đó lại im bặt. Khoảng mười giờ, một đồng chí giao thông liên lạc cưỡi ngựa phóng về như tên bắn. Chúng tôi được báo cáo: Đêm hôm qua, quân ta bí mật bao vây đến sáng mới bắt đầu nổ súng. Theo kế hoạch đã vạch sẵn, anh em vừa bắn vừa hô khẩu hiệu, vận động binh lính địch. Trên đồn, bọn Tâm - Chung thúc lính kháng cự lại, đồng thời nheo nhéo tuyên truyền cho thuyết “Đại Đông Á”. Trước thái độ không những ngoan cố mà còn láo xược, bịp bợm ấy, quân cách mạng bèn tăng cường tấn công và tổ chức xung phong. Bị uy hiếp mạnh, bọn Tâm - Chung một mặt ra sức chống đỡ, một mặt cho bắc loa lên lô cốt đề nghị xin điều đình…

Cuộc chiến đấu ở ngoài đồn vẫn tiếp tục. Ta tuyên bố dứt khoát đồng ý điều đình, nhưng ra điều kiện phải mở cổng đồn để cho một bộ phận quân cách mạng tiến vào nhằm bảo vệ cho các cán bộ chỉ huy lúc đàm phán.

Bọn Tâm - Chung lưỡng lự. Bên ta nói tiếp: để tránh sự xung đột có thể nổ ra, quân hai bên sẽ bố trí xen kẽ với nhau. Một lúc sau bọn Tâm - Chung cho mở cổng đồn. Thế là đồng chí Tạ Xuân Thu, đồng chí Phúc Quyền và một chiến sĩ đeo tiểu liên bảo vệ đàng hoàng tiến lên trước, một trung đội tiến theo sau. Theo đúng kế hoạch đã định sẵn, các chiến sĩ ta vừa bước vào đồn đã niềm nở trò chuyện với binh lính địch để tuyên truyền, giải thích các chính sách của Mặt trận. Vốn đã dao động sẵn, lại vừa bị uy hiếp dữ dội sau đợt tấn công vừa qua, tất cả binh lính địch đều không còn tinh thần chiến đấu nữa. Họ lễ phép vâng dạ và chăm chú lắng nghe.

Trong lúc các chiến sĩ ta tiếp tục vận động binh lính địch thì đồng chí Tạ Xuân Thu, Phúc Quyền đã bước tới bãi cỏ rộng ở trước ngôi nhà gạch lớn. Hai tên Tâm - Chung mời các đồng chí chỉ huy của ta cùng ngồi xuống bãi cỏ trao đổi ý kiến. Có ý từ sẵn, đồng chí Tạ Xuân Thu tháo túi tài liệu trên vai, đặt xuống chân đồng chí Vân Bút (người chiến sĩ đeo khẩu tiểu liên đi bảo vệ đứng ở phía sau) rồi mới tiến lên mấy bước ngồi xuống đối diện với bọn Tâm - Chung. Quả như chúng tôi đã dự đoán, bọn Tâm - Chung xin điêu đình mục đích chính là để tìm cách dụ dỗ mua chuộc ta, chứ không phải thực tâm đầu hàng cách mạng. Bắt vào chuyện, hai tên Đại Việt chó săn ấy lại leo lẻo nói ngay đến chuyện: “Da vàng… Đại Đông Á…”. Chúng hết lời quảng cáo cho cái đường lối ôm chân dế quốc, phát xít của chúng. Cuối cùng, bỉ ổi và trơ trẽn hơn nữa, tên Chung nhấm nháy hai con mắt, trịnh trọng tuyên bố: “Nếu ông (chỉ đồng chí Thu) đồng ý vui lòng hợp tác với chúng tôi thì xin bảo đảm cái chức tỉnh trưởng Tuyên Quang quyết sẽ về tay ông!”.

Nghe lộn tiết, nhưng đồng chí Thu vẫn cố cười nhạt, và đến lượt mình, đồng chí ôn tồn giải thích, tuyên truyền tất cả những nét lớn về đường lối của Đảng và Mặt trận Việt Minh. Miệng nói, mắt đồng chí không quên quan sát thái độ của hai tên Đại Việt. Đồng chí thất vọng: không những hai bộ mặt nhắn thín ấy vẫn trơ ra, mà lại có vẻ như giễu cợt và sau đó lại có vẻ khác ý. Tên Chung lén mở bao súng sáu bên sườn. Không để cho bọn chúng có thể thể hành động trước, mượn cớ lấy một tài liệu quan trọng, đồng chí Tạ Xuân Thu đứng ngay dậy, quay về phía đồng chí Vân Bút, cúi xuống đất nhặt cái túi da lên, rồi lừ mắt ra hiệu đề phòng, ứng phó. Vân Bút hiểu ý khẽ nâng nóng khẩu tiểu liên thì cũng vừa lúc đó tên Chung giơ khẩu súng sáu chĩa vào đầu đồng chí Thu. Nhưng chậm rồi! Một băng tiểu liên đã quét ngang. Tên Chung ngã vật ngửa, tay ôm chầm lấy ngực, chỉ còn kịp rên lên mấy tiếng “hự hự”. Thế là đi đời một tên Việt gian phản bội, tráo trở. Tên Tâm mặt trắng bệch, vội giơ cả hai tay lên trời, run bắn như gà bị chắt tiết.

Tất cả mọi việc chỉ xảy ra trong chớp mắt. Cũng trong lúc ấy, vừa nghe tiếng khẩu tiểu liên của đồng chí Vân Bút nổ thì tất cả các chiến sĩ ta đứng kèm bên các binh lính địch cùng dõng dạc hô lớn: “Bọn chỉ huy của các anh lật lọng đã bị tiêu diệt và bắt sống! Hãy đầu hàng mau chóng! Cách mạng sẽ khoan hồng. Ai muốn về với vợ con, cho về. Ai muốn đi theo cách mạng giải phóng nước nhà, cho theo!”.

Được lời như cởi tấm lòng, tất cả binh lính địch đều chạy ra giữa sân nộp khí giới. Những người giữ kho thì hớn hở chạy đi mở khóa. Chiến lợi phẩm được khiêng ra. Có tói hàng mấy chục máy vô tuyến điện, điện thoại còn mới tinh do bọn Tâm - Chung vừa mang về chưa kịp dùng, và hàng tấn đạn còn đóng hòm, bỏ hộp, cùng tên bảy mươi khẩu súng các loại.

Mười hai người trong đám binh lính xin tình nguyện đi theo quân cách mạng, hứa sẽ đem xương máu của mình ra để chuộc lại tội lỗi cũ.

Ngay xẩm tối hôm ấy phố Tự Do lại nhộn nhịp, đèn đuốc tưng bừng, người đi kẻ lại tấp nập. Ngày hôm sau một cuộc mít tinh lớn được tổ chức ngay tại đầu châu lị. Lá cờ đỏ sao vàng bách thắng của nhân dân ta oai hùng phấp phới trên đỉnh cột cao, lại bay lộng trong gió sớm, tỏa ánh hồng rực rỡ xuống khắp núi rừng, đồng ruộng của châu Tự Do. Cũng từ lúc đó, châu Tự Do không còn bị một tên đế quốc, phát xít nào chiếm đóng, giày xéo như trước nữa.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #14 vào lúc: 02 Tháng Bảy, 2010, 09:48:54 am »

*
*   *

Mấy hôm sau, để khuếch trương chiến quả và mở rộng thêm khu giải phóng, phân khu ủy chúng tôi quyết định phái một số đơn vị đi cướp hành quân ở Chợ chu, nơi cách đây sáu tháng dế quốc còn dùng để giam giữ chúng tôi. Lần này các đồng chí ta cũng rất hăng hai tuy nhiên chúng tôi còn nhận thấy có thêm cả cái gì trĩu nặng như một ý chí phục thù, rửa hận.

Đúng 04 giờ sáng ngày 23 tháng 3 năm 1945, quân ta đã tới Chợ Chu và cũng như mọi trận trước, tổ chức bao vây ngay, mặc dầu chưa kịp liên hệ với các cơ sơ ở địa phương để nắm tình hình địch. Bao vây xong, là nổ súng, không chờ đợi gì nữa. Hướng tấn công chính của quân ta là khu đồn khố xanh. Thấy phía lô cốt bên nhà tù có những tiếng súng đì đẹt bắn trả, các đồng chí chỉ huy bèn điều một tiểu đội đến kiềm chế. Đại bộ phận vẫn tiếp tục đánh đồn khố xanh. Bắn được một chập, thấy hỏa lực địch đói phó yếu ớt, rời rạc, các đồng chí chỉ huy của quân ta bèn ra lệnh xung phong. Như những đợt sóng biển dữ dội, quân ta tràn tới sát chân tường. Tường khá cao và kiên cố. Không một giây phút do dự, các đồng chí ta bèn hò reo, người nọ kiệu ngqười kia, nhảy lên, rồi lao vào bên trong. Nhưng lạ thay, tiếng súng của địch trong đồn đều đã im bặt. Thì ra địch bỏ Chợ Chu rút về Thái Nguyên từ chiều gần hết, chỉ còn lại hơn một tiểu đội. Bọn này lúc đầu còn cố nhắm bắt bắn được vài phát, sau thấy bên ngoài hô “xung phong”, chúng vội chạy trốn vào nhà, chui xuống gầm giường, gầm bàn nằm im như chết

Dưới huyện lị, cũng có tình trạng tương tự. Nghe tin cách mạng đã nổi lên rầm rộ phía Sơn Dương, Đăng Châu đã bị mất, Ma-ri-ki - tên tri huyện nổi tiếng gian ác cũng mất hết tinh thần, bỏ huyện lị chạy về Thái Nguyên từ chiều cùng một số đông binh lính trên đồn. chỉ còn lại một nhúm lính cơ gác công đường, lô cốt. Khi quân ta vừa nổ súng, xông vào, toàn bộ bọn này cũng nộp sũng, giơ tay xinh tha chết.

Trận đánh kết thúc khá mau lẹ. Các đồng chí ta lập tức tiến sang nhà tù, nơi đã giam cầm biết bao nhiều đảng viên, cán bộ ta khi trước. Các đồng chí ta nghẹn ngào xúc động khi tiến tới trước hai cánh cửa đen sì, quá đỗi quên thuộc xưa kia.

Mệnh lệnh mở cửa ngục được ban bố trang nghiêm và đầy ý nghĩa. Anh em tù nhân ùa ra, mắt chói lòa ánh sáng ban mai, màu cờ đỏ sao vàng rực rỡ. Nhiều người òa khóc nức nở. Hầu hết anh em là tù thường phạm. Các đồng chí cán bộ cách mạng, đảng viên của ta cùng các đồng chí cơ sở Cứu quốc quân một phần đã trốn ra sau đợt chúng tôi trốn, một phần đã bị chúng đưa đi nơi khác. Các đồng chí ta được anh em tù cho biết: do sự lãnh đạo kiên cường, khéo léo của các đồng chí đảng viên mặc dầu có mười hai người chúng tôi đã vượt ngục, nhưng bọn địch vẫn không khủng bố được những người còn lại, về sau chúng chỉ tìm cách đưa đi dần dần, không dám để ở Chợ Chu nữa. Đồng chí Tô Quang Đẩu cũng không còn ở đây. Anh Giá và một số anh em khác trong đồn là những người lính giác ngộ đã giúp đỡ chúng tôi khi trước cũng đã đi xa và trở thành cán bộ của Đảng rồi.

Sau khi giải thoát, phóng thích một số tù nhân, các đồng chí ta xuống phố. Nhân dân đều vui mừng, sửng sốt khi nhận ra những người cán bộ chỉ huy, chiến sĩ cách mạng vừa mới chiến thắng quân địch, giải phóng cho Chợ Chu lại chính là những người trước đây không quá nửa năm trời vẫn còn là những người tù chính trị ngày ngày vẫn phải gập lưng đẩy xe bò trước những mũi lê, mũi súng của đế quốc, đi ngang qua Đây! Có người chạy bổ tới cầm chặt lấy cánh tay của các đồng chí ta thốt lên: “Thật quả không ngờ các anh lại có ngày trở về đây, mà lại trở về không cùm xích trên tay như trước nữa. Trái lại, các anh đã trở về để cởi cùm xích cho nhân dân…”.

Cũng giống như ở Đăng Châu, ở đây có một số kho thóc, các đồng chí cán bộ của ta lại cho mở ra và tổ chức phân phát ngay cho các gia đình nghèo để cứu đói, sau đó lại mít tinh lớn, lại làm lễ thành lập Ủy ban lâm thời của châu Định Hóa. Đồng chí Trung Đình được phân công từ trước, ở lại trực tiếp giúp đỡ việc xây dựng và củng cố chính quyền địa phương.

Sau đó đồng chí Tạ Xuân thu được trao nhiệm vụ cùng đồng chí Chì đưa quan đi cướp chính quyền ở châu Chiêm Hóa (thuộc tỉnh Tuyên Quang). Vài ngày sau, chúng tôi lại được báo cáo: bọn ngụy quân, ngụy quyền ở châu Nà Hang cũng đã hoang mang đến tột độ, bỏ châu rút chạy về thị xã Tuyên Quang. Đồng chí Lê Thùy lập tức được phái sang đó để lãnh đạo việc tiến hành thành lập Ủy ban nhân dân lâm thời.

Như vậy cả một vùng phía bắc sông Gâm đã được hoàn toàn giải phóng.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #15 vào lúc: 02 Tháng Bảy, 2010, 09:49:38 am »

*
*   *

Trong những ngày tháng 4 năm 1945 sôi nổi ấy, ở dưới xuôi, hội nghị quân sự Bắc Kỳ của Đảng đã họp bàn nhiều vấn đề trọng đại: phát động và đẩy mạnh chiến tranh du kích, chuẩn bị tổng khởi nghĩa, thống nhất Cứu quốc quân, Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân thành Giải phóng quân Việt Nam, thành lập Bộ tư lệnh toàn miền Bắc, bầu ra Ủy ban quân sự cách mạng của Đảng, và cuối cùng quyết định triệu tập Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc để thành lập Ủy ban giải phóng dân tộc Việt Nam. Trong hội nghị này, việc phân chia toàn quốc làm 7 khu cũng đã được quyết định.

Đồng chí Chu Văn Tấn về dự hội nghị này. Sau đó tôi được triệu tập về Chợ Chu để nghe các đồng chí Võ Nguyên Giáp, Chu Văn Tấn phổ tiến lại những nghị quyết lịch sử nói trên.

Niềm phấn khởi, tin tưởng của chúng tôi càng tăng lên gấp bội. Các hoạt động trong phân khu chúng tôi cũng từ đó càng dồn dập, mãnh liệt hơn. Ngày 15 tháng 5 năm 1945, Giải phóng quân đã cùng nhân dân cướp chính quyền ở Chợ Ngọc, bắt sống tên bang tá khét tiếng gian ác ở đó, tước toàn bộ khí giới của lính bảo an. Ngày 18 tháng 5 năm 1945, Giải phóng quân cùng với nhân dân lại khởi nghĩa rầm rộ ở phía Yên Bình. Ngày 22 tháng 5 năm 1945, Ủy ban nhân dân lâm thời phủ Toàn Thắng được thành lập (bao gồm một số xã thuộc huyện Yên Sơn cũ và huyện Đoan Hùng, Phú Thọ). Về phia nam Tuyên Quang, một đơn vị Giải phóng quân cũng đã vào đồn điền “Roay đề Ba” (của thực dân Pháp) thu được khá nhiều thóc, phân phát cho dân nghèo, sau đó tiến xuống chiếm huyện Phù Ninh. Tên tri huyện ở đây khiếp sợ quá không dám kháng cự, xin hàng ngay. Ủy ban nhân dân lâm thời châu Kháng Địch (bao gồm một số xã thuộc huyện Yên Sơn cũ và huyện Lập Thạch, Vĩnh Phúc) cũng được thành lập.

Cho tới đầu tháng 6 năm 1945 chính quyền mới của ta đã có ở khắp tỉnh Tuyên Quang (trừ thị xã) và nhiều châu, phủ, huyện thuộc mấy tỉnh lân cạn: Bắc Cạn, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Phú Thọ… Một vùng từ Chiêm Hóa xuống tới Bình Ca, Phan Lương, Lập Thạch, từ bờ sông Lô chạy sang tới Đại Từ, Định Hòa (Chợ Chu)… đã được hoàn toàn giải phóng, trở thành một vùng căn cứ cách mạng rộng lớn, vững chắc! Cờ đỏ sao vàng bay khắp núi rừng, đồng ruộng, bản làng, thị trấn. Nhân dân ta hân hoan sống trong không khí tự do dưới một chế độ mới, tràn đầy hạnh phúc với công lí. Tuy chưa tổng khởi nghĩa cướp chính quyền trên cả nước, nhưngg ở đây đã có hình ảnh của một quốc gia độc lập, dân chủ thu hẹp. Dòng sông Lô trong xanh, tươi đẹp dã trở thành một ranh giới phân chia vùng giải phóng (hoặc nói cách khác là: “Chiến khu”…) với vùng còn bị nằm dưới ách thống trị của quân Nhật và bè lũ chó săn, bù nhìn mới. Trên cái ranh giới thiên nhiên tạm thời ấy, cả hai bên, Cách mạng và bù nhìn, phát xít đều kiểm soát. Bọn bù nhìn, phát xít kiểm soát bờ hữu ngạn, quân Cách mạng kiểm soát bờ tả ngạn. Gần như đối diện với nhau. Nếu bờ bên hữu có những chòi canh, trạm thu thuế, soát giấy tờ của địch, thì bờ bên này cũng có những vọng gác, kiểm soát của các đồng chí Giải phóng quân, mà nhân dân ta hồi đó vẫn quen gọi bằng những tên thân thuộc “bộ đội ông Chì”, “bộ đội ông Phóng”, “bộ đội ông Môn”.

Những vọng gác và kiểm soát ấy hầu như bố trí công khai. Nhiều nơi, anh em kéo cả cờ đỏ sao vàng lên. Bọn địch căm tức đến điên cuồng, chỉ muốn vượt sông tiến sang. Nhưng quân cách mạng không còn là những đội du kích nhỏ yếu như trước nữa, giờ đây đã hiển nhiên lớn lên thành một đội quân mạnh mẽ: Giải phóng quân Việt Nam. Đã có nhiều lần bọn Nhật tiến sang “đất thánh” của cách mạng, nhưng đều bị thiệt hại nặng nề khi ở Bình Ca, khi ở Thiện Kế… nên chúng đành phải rút chạy.

Tất cả thuyền bè xuôi ngược dòng sông “giới tuyến” đều có cả hai thứ giấy thông hành. Khi bờ bên hữu gọi vào kiểm soát, họ đưa giấy của Nhật và ngụy quền ra. Khi bờ bên tả gọi vào xem giấy, họ đưa những tờ giấy thông hành của Cách mạng, dấu son đỏ chói. Bao giờ cũng vậy, mỗi khi ghé vào bờ bên tả ngạn, các thuyền bè đều tỏ ra rất vui vẻ. Đã có nhiều người, khi cầm giáy thông hành bước lên bờ để đưa cho “các đồng chí Giải phóng”, lại còn mang theo cả những tin tức về bọn Nhật, bù nhìn và sẵn sàng nhận những sách báo, truyền đơn của Đảng ta để đem về xuôi phân phát cho bà con quen thuộc…

Bến Bình Ca do đó đã trở thành một cửa ngõ của chiến khu, và các đầu giao thông liên lạc từ dưới xuôi lên cũng dần dần chuyển qua con đường Tuyên Quang, qua cửa ngõ này để vào căn cứ địa.
« Sửa lần cuối: 02 Tháng Bảy, 2010, 09:56:10 am gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #16 vào lúc: 02 Tháng Bảy, 2010, 09:50:46 am »

*
*   *

Sang tháng 6 năm 1945, lại thêm một sự kiện trọng đại nữa xảy ra: cuộc hội nghị cán bộ Trung ương do Bác triệu đập đã quyết định thống nhất các phân khu thuộc sáu tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Hà Giang, Tuyên Quang thành Khu giải phóng, đặt trực tiếp dưới sự lãnh đạo của Trung ương và sự chỉ huy của một Ủy ban chỉ huy lâm thời. Cũng trong hội nghị này quân đội thống nhất (Cứu quốc quân và Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân) được chính thức mang tên Việt Nam giải phóng quân.

Đồng chí Võ Nguyên Giáp từ Cao - Bắc - Lạng sang Kim Quan Thượng bàn vói chúng tôi về việc chọn khu trung tâm của khu giải phóng. Sau khi trao đổi, chúng tôi cùng nhất trí nhận định vùng Ao Búc, Thanh La, cũng như Tân Trào đều là nơi cơ sở vững. Tuy nhiên, nhìn vào địa hình thì thấy xã Tân Trào (tên cũ là Kim Long) lại có phần thuận lợi cho việc giao thông, liên lạc chỉ đạo phong trào hơn. Đây là nơi dễ cơ động, tiến lên, lui xuống, sang trái, sang phải đều có thể đi cả bốn hướng. Đường liên lạc về xuôi cũng rất thuận lợi.

Do đó Tân Trào được quyết định chọn làm khu trung tâm của căn cứ địa. Quyết định ấy đã làm cho không những cán bộ, đảng viên mà cả những cơ sở cứu quốc trong vùng đều vô cùng hân hoan, phấn khởi. Và đây cũng là một vinh dự lớn lao cho phân khu Nguyễn Huệ nhỏ bé và gian khổ trước đây.

Tân Trào là nơi địa thế đẹp, không những theo con mắt quân sự mà còn đẹp cả về thiên nhiên. Từ phía ngoài đường cái đá, từ châu lị Tự Do đi vào, chỉ có một con đường mòn duy nhất vượt qua những khu rừng rậm rạp, vòng quanh xã Thanh La, qua Hồng Thái rồi mới vào được tới cánh đồng Tân Trào. Từ Tân Trào muốn sang Chợ Chu (Định Hóa, Thái Nguyên) cũng chỉ có một con đường mòn duy nhất vượt qua Đèo Chắn để đi ra. Chung quanh xã Tân Trào, rừng tre, rừng nứa rất xanh tươi, khác hẳn với những khu rừng cằn cỗi ở nhữn vùng ngoài. Đứng từ Tân Tào gần hai gốc đa lớn ở giữa làng, nhìn về phía bức thấy dãy núi Khao Hắp xanh rì, nhìn về phía nam chân núi Nà Lừa thấy tre nứa ken dày, phảng phất như những khu rừng trúc trong các bức tranh thủy mạc, (chính ở dưới chân ngọn núi này, Bác đã về ở để chỉ đạo công cuộc Tổng khởi nghĩa trên toàn quốc). Núi Nà Lừa chỉ cách dầu làng không quá hai cây số. Nhìn ra xa nữa là đỉnh núi Hồng màu lam già in đậm trên nền trời cao lồng lộng. Từ chân dãy nũi Hồng có một con suối trong vắt chảy về xóm Thia (giữa đường từ Hồng Thái vào Tân Trào) thì đổ vào sông Đáy và từ chân núi Khao Nhì không xa đấy lắm cũng có một dòng suối nhỏ mang tên Khuôn Pén chảy về tới cánh đồng và ra tới trước đình làng thì lượn thành một đường cánh cung mềm mại chạy ra sông Đáy. Chính tại dòng suối nhỏ mang tên Khôn Pén chảy về cánh đồng và ra tới trước đình làng thì lượn thành một đường cánh cung mềm mại chạy ra sông Đáy. Chính tại dòng Khôn Pén này, Bác vẫn thường ra tắm và câu cá. Cho tới mãi về sau, khi cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi, Bác trở về thăm Tân Trào, lại cởi áo đi ra Khuôn Pén để tắm giữa dòng suối thân thuộc khi xưa.

Nhận thức được quê hương mình rất đẹp, nhân dân Tân Trào dã có câu ca dao:

Kịm Long cảnh đẹp như tiên,
Ai mà đến đấy thì quên đường về.


Nhưng tới nay cách mạng đã bùng nổi, với khí thế chiến đấu mới, với ý thức quân sự mới, nhân dân Tân Trào lại đặt thêm những câu ca dao khác:

Kim Long đất hiểm tứ bề,
Kẻ địch muốn chết thì về Kim Long…


Cũng trong tháng 6 năm 1945, chúng tôi nhận được thư của đồng chí Chu Văn Tấn báo cho biết phải chuẩn bị để đón một đồng chí thượng cấp về Tân Trào. Đồng chí Tấn đã đưa một đơn vị đi chợ Chu để đón đồng chí thượng cấp ở dọc đường. Thư viết vắn tắt nhưng toát ra một tinh thần rất quan trọng. Đồng chí thượng cấp! Tôi thầm hỏi và cũng mơ hồ đoán được ra người đồng chí mang cái mật hiệu kia là ai?

Đã từ lâu lắm tôi đã nghe nhiều về đồng chí Nguyễn Ái Quốc, người lãnh đạo vĩ đại củ cách mạng Việt Nam, đồng thời cũng là một chiến sĩ lỗi lạc của phong trào cộng sản, công nhân quốc tế. Đã có không biết bao nhiêu chuyện lớn lao, xúc động về cuộc đời hoạt động của Người, mà các đồng chí của Đảng ta cũng như của các Đảng anh em đã kể lại cho nhau nghe gần như những truyền thuyết dân gian kì diệu.

Tôi vui mừng báo ngay cho đồng chí Tùng (lúc bấy giờ đã làm chủ tịch Ủy ban nhân dân lâm thời châu Hồng Thái) chuẩn bị gấp mọi mặt, tu sửa dọn lại ngôi đình Hồng Thái để làm trạm tiếp đón trước khi đồng chí sang Tân Trào.

Đình Hồng Thái cũng có những cây đa cổ thụ, cành lá xanh tốt. Đình lợp lá cọ gỗ phong rêu, đứng giữ một khu đất rộng, cỏ mọc xanh rì, cây cao bóng cả, phong cảnh thật là trầm mạc. Phía sau đình không xa bản làng, có một cái giếng con, nước trong vắt quanh năm, nhân dân vẫn gọi là “giếng ngọc”. Xế về phía bên trái, trước cửa đình là dồng sông Đáy đẹp như một dải lụa lớn, êm đềm chảy giữa hai bờ lau sậy. Có lẽ cũng giống như ở Kim Long, nhân dân ở đây từ lâu đã tự hào về phong cảnh đẹp của quê hương mình, đồng thời cũng đã từ lâu mơ ước một cuộc đời tươi sáng hạnh phúc hơn, cho nên đã có hai vế câu đối khắc ở cột đình:

Để giang tả báo linh nguyên hội;
Ngọc tỉnh hữu triệu thụy khí chung.


Tạm lược dịch:

Dòng sông Đáy bao bọc bên trái chẳng khác gì một nguồn linh thiêng tụ hội lại, còn bên phải có giếng ngọc chầu, tựa như có khí thế đẹp chung đúc về.

Có đồng chí cán bộ biết chữ Hán dịch lại hai câu đối ấy cho tôi nghe và mỉm cười nói vui:

- Có lẽ nhân dân ở đây đã tiên đoán được từ lâu là sẽ có ngày ngôi đình này được chọn làm nơi để tiếp đón người chiến sĩ vĩ đại, vị cứu tinh của dân tộc mình về xây dựng thủ đô cách mạng nên mới có hai vế câu đối đẹp đẽ, hàm súc đến như thế.

Riêng tôi, đứng trước đình Hồng Thái, nhìn về những chỏm núi trùng điệp, xanh mỡ phía xa, tôi còn nhớ tới bản Pài. Bản Pài cũng thuộc địa phận Hồng Thái, theo đường chim bay không xa ngôi đình này quá mười cây số. Lịch sử như đã vô tình làm một công việc đối chiếu và so sánh có ý nghĩa. Cũng trên khu vực này cách đây có hơn nửa năm trời, đoàn mười hai người chúng tôi còn bị vây hãm nguy khốn ở những mỏm núi kia. Bây giờ chúng tôi đã xuống được tới làng bản, ra tới đây công khai long trọng tổ chức đón tiếp lãnh tụ của dân tộc, của giai cấp trở về chỉ đạo cách mạng cả nước.
« Sửa lần cuối: 02 Tháng Bảy, 2010, 10:29:21 pm gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #17 vào lúc: 02 Tháng Bảy, 2010, 09:51:14 am »

Công việc chuẩn bị của chúng tôi vừa xong thì đồng chí Chu Văn Tấn lật đật trở về. Đồng chí cho biết: đồng chí đón hụt, Bác đã không đi theo con đường do chúng tôi đề nghị, mà đi theo con đường khác: con đường Nam tiến do Bác đã vạch ra trước đây cho Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân từ hồi đầu mới xây dựng.

Chúng tôi không phải mong đợi lâu. Ngay hôm sau đã có tin báo: thượng cấp về tới ngoài đầu dốc. Tất cả chúng tôi mừng rỡ, vội vã chạy ra. Trước mắt chúng tôi là một đoàn trên mười người ăn vận khác nhau, trong đó có cả đồng chí Võ Nguyên Giáp. Đi đầu đoàn người là một đồng chí đã có tuổi, mặc áo chàm, dáng người mảnh dẻ, khuôn mặt xương xương, nước da rám năng, chòm râu đen nhánh, lưa thưa. Đồng chí bước đi thoăn thoắt, chiếc mũ dạ đội trên đầu, mảnh khăn mặt trắng vắt vai, tay cầm một chiếc gậy nhỏ. Mới thoạt nom, chúng tôi cũng biết ngay đó là người mà chúng tôi đã từ lâu mong đợi. Bác tới gần, cặp mắt sáng đẹp tuyệt vời nhìn thẳng vào chúng tôi và cũng ngay từ giây phút ấy đã chiếm hết tâm hồn chúng tôi, làm cho chúng tôi muốn cầm chặt lấy bàn tay của Người mà thốt lên tất cả những lời kính yêu thiết tha, tin tưởng không bờ không bến..

Bác bước vào đình Hồng Thái nhìn bao quát chung quanh, vẻ rất hài lòng. Tất cả chúng tôi đều xúm lại. Bác bắt đầu câu chuyện bằng những lời thăm hỏi ân cần về sức khỏe chung của chúng tôi rồi hỏi ủy ban châu về tình hình phong trào của địa phương. Đã chuẩn bị rất kĩ, nhưng trước câu hỏi rất cụ thể, tỉ mỉ của Bác, đồng chí Tùng vẫn không khỏi bối rối.

Bác sang xóm Tân Lập (Tân Trào) vào tạm trú ở một gia đình cơ sở ít hôm, trước khi ra ở lán phía chân núi Nà Lừa. Chúng tôi cố hết sức giữ bí mật, đón Bác về bình thường như đón một đồng chí cán bộ khác. Nhưng Bác chỉ ở trong xóm được vài hôm, toàn thể nhân dân đã chăm chú, xì xào: “Có một đồng chí già mới về, yêu dân, yêu bộ đội đặc biệt. Lại chăm chỉ khác thường, đêm làm việc tới khuya, sáng mờ đất đã quét nhà, tưới rau, lấy củi, đánh thức bội đội dậy đi tập, hoặc tăng gia giúp dân. Ông cụ nhiều tuổi cũng đi làm. Ông cụ rất chăm lo nước tưới. Hôm nào đi làm đồng về thấy ruộng cạn là vận động bà con đi tát ngay, cả ông cụ cũng đi. Có buổi thấy ông cụ lúi húi ở ngoài đồng, tưởng làm gì, té ra đắp một cái bờ bị nẻ để giữ nước cho dân.

Từ cụ già tới trẻ nhỏ trong xóm, người nào cũng đều muốn được gặp “ông cụ” haặc “đồng chí già” để được nghe chuyện thế giới, trong nước và nghe những lời khuyên bảo về đấu tranh chống đế quốc, phát xít và tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm.

Có một chuyện mà nhiều đồng chí cho tới bây giờ vẫn còn nhớ và không khỏi buồn cười. Ngay sau hôm mới tới Tân Lập, Bác đi thăm chỗ ăn, chỗ ở của đơn vị Giải phóng quân đang ở đó. Chúng tôi vẫn giữ bí mật, ngay cả với đồng chí chỉ huy đơn vị. Bác thấy chỗ ăn, nơi ở của bộ đội không được trật tự cho lắm, bèn gặp đồng chí chỉ huy góp ý kiến. Đồng chí chỉ huy vốn là người nóng nảy, thấy vậy tỏ ý không bằng lòng: “Phê bình chúng tôi, chuyện ấy đã có cấp trên của chúng tôi”. Bác vẫn hồn hậu, tươi cười đáp: “Tôi là người dân, tôi cũng có quyền phê bình, góp ý giúp bộ đội chứ!... Bộ đội cách mạng là bộ đội của dân cơ mà!”. Đồng chí chỉ huy đơn vị nghe ra ngay, không dám nói nữa. Hôm sau gặp tôi, đồng chí lắc đầu: “Có một ông cụ già không biết ở xã nào đến, nói năng cừ lắm, phê bình mà tôi cũng phải chịu”. Tôi cười, nói nhỏ: “Lãnh tụ của phong trào cách mạng ta hiện nay đấy!”. Đồng chí chỉ huy đơn vị trợn tròn mắt: “Có thật không?”… Từ đó, mỗi khi nhắc lại câu chuyện ấy, đồng chí vẫn không khỏi đỏ mặt.

Từ khi Bác và Trung ương về, Tân Trào dần dần trở lên thực dự là thủ đô lâm thời của Tổ quốc, trái tim của cách mạng Việt Nam. Từ nơi đây tỏa đi khắp các chân trời của đất nước mọi chỉ thị về đường lối, phương châm, sách lược của Đảng nhằm đẩy mạnh công cuộc chuẩn bị tổng khởi nghĩa. Cũng từ nơi đây đã thu hút về biết bao thanh niên anh tuấn bốn phương. Nghe theo tiếng gọi của cách mạng, anh em đã rời bỏ làng mạc, xưởng máy, trường học, công sở, đô thị… đi tìm Việt Minh, đi tìm Giải phóng quân, đi tìm Đảng. Con đường cửa ngõ Bình Ca càng ngày càng trở nên tấp nập kẻ ra người vào, như con đường chùa Hương trong những ngày mở hội.

Nhân dân trong khu giải phóng nói chung và Tân Trò nói riêng cũng ngày càng được hưởng đầy đủ những quyền lợi tốt đẹp mà cách mạng đã mang tới như: phổ thông đầu phiếu bầu cử hội đồng nhân dân, mở rộng bình dân học vụ xóa nạn mù chữ, thực hiện nam nữ bình đẳng và “đời sống mới”. Bãi bỏ các thứ thuế má vô lí, nặng nề, nhục nhã mà đế quốc, phát xít đã bắt nhân dân ta phải còng lưng cống nạp… Một mặt được hưởng những quyền lợi do cách mạng mang tói, một mặt nhân dân khu giải phóng và Tân Trào cũng nô nức, hăng hái làm tròn những phần trách nhiệm của mình để đẩy mạnh cách mạng tiến tới như vào dân quân tự vệ, canh gác, tuần tra, tiếp tế lương thực, thi đua sản xuất…
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #18 vào lúc: 02 Tháng Bảy, 2010, 09:55:29 am »

Đời sống tươi vui, lành mạnh, hoạt động cách mạng và chiến đấu của nhân dân khu giải phóng đã được một đồng chí cơ sở người địa phương phản ánh một phần vào trong bài vè do đồng chí sáng tác và đã được truyền miệng khá rộng rãi trong nhân dân Tân Trào, Hồng Thái khi đó. Tôi còn nhớ được một vài đoạn:

Hạ thiên nông vụ đã qua
Ngồi rồi cầm bút chép ra một bài
Kể theo lịch sử chẳng sai
Đến năm Ất Dậu(1) ai ai một lòng
Tháng hai(2) cách mạng khởi công
Noi gương giòng giống Lạc Hồng nổ ra.
Trong xuân, mồng tám thực là
Cán bộ về đến đất nhà Kim Long.
Từ giờ việc Pháp bỏ không
Bây giờ việc nước theo cùng Việt Minh
Giặc Tây đến lúc phải kinh
Việt Minh đã nổi, dân tình đều theo.
Việc văn(3) đặt kể cũng nhiều
Còn như việc võ mọi điều kể qua:
Chánh phó tự vệ cắt ra
Canh gác túc trực lối ba bốn người,
Để mà phòng thủ mọi nơi
Xem ai phản động vậy thời điều tra.
Bao giờ giành nước cộng hòa
Cán bộ đi khỏi dân đà ngẩn ngơ(4).
Vì chung cơ hội đang chờ
Tháng tư vừa thấy Cụ Hồ về đây.
Thật là gặp hội rồng mây
Cùng nhau theo Cụ đánh Tây diệt thù
Lập trường “quân chính” chiến khu
Cùng nhau lấy máu trả thù mới cam.
Cụ Hồ người thật đảm đang
“Truyền thanh tuyến điện” Cụ mang trong mình.
Tháng tư cụ mới khởi hành
“Truyền thanh” nghe nói rành rành chẳng sai.
Ngoại giao Cụ thật anh tài
Nội trị thật cũng chẳng ai sánh cùng
------------------------------------------

Trong bài vè có câu “Lập trường quân chính chiến khu”. Trường quân chính ấy là trường Quân chính kháng Nhật theo chỉ thị của Bác đã được thành lập ở Khuổi Kịch. Tại Tân Trào, bBác chăm lo đủ mọi mặt công tác cách mạng, nhưng đặc biệt là việc đào tạo cán bộ. Trước đây, khi còn bôn ba hải ngoại, Bác đã đào tạo nên biết bao cán bộ cho cách mạng nước nhà. Hầu như phần đông các đồng chí Trung ương của Đảng ta đều là những người do chính tay Bấc dìu dắt. Tới nay cách mạng đang ở giai đoạn phát triển cao nhất, cán bộ có bao nhiêu cũng còn là thiếu. Bác luôn luôn nhắc lại câu nói của Xta-lin: “Cán bộ quyết định hết thảy”.

Trong gian nhà lá đơn sơ bên rừng Nà Lừa, Bác đã trải qua những ngày thật thiếu thốn, gian khổ, nhưng tinh thần làm việc và nghị lực thì thật phi tường. Trong những giờ phút hết sức mệt nhọc, nguy kịch ấy Bác vẫn giữ vững được trí tuệ rất sáng suốt, minh mẫn. Bác ân cần dặn dò từng việc lớn và truyền lại cho các đồng chí của Đảng ta tấm lòng kiên quyết lớn lao của mình đối vơi sự nghiệp giải phóng Tổ quốc, trong việc nắm lây thời cơ để hành động. trong những ngày ấy gần như cả thủ đô cách mạng lo lắng, âu sầu. Không những cán bộ, đảng viên mà cả những quần chúng cứu quốc khi biết tin “đồng chí già” đau yếu, ai nấy đều cảm thấy lòng mình trĩu nặng. Thuốc men thiếu thốn, các cụ già và quần chúng cứu quốc trong làng bảo nhau, đi tìm kiếm thuốc bằng lá, rễ cây về để đưa cho “đồng chí già” sắc uống. Có một người ra tận ngoài sông Đáy bắt được một con ba ba, đem ra lán cắt tiết hòa rượu để làm thuốc mời Bác.

Sau đó ít lâu, cơn bệnh của Bác tụt dần. Bầu trời Tân Trào cũng như dần dần quang sạch mây đen. Tất cả chúng tôi thở ra nhẹ nhõm, mừng vui khôn tả.


(1) Tức 1945.
(2) Tức tháng ba 1945.
(3) Ý nói việc chính trị.
(4) Ý nói khi Tổng khởi nghĩa xong, cán bộ rút đi nơi khác.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #19 vào lúc: 03 Tháng Bảy, 2010, 10:21:55 am »

*
*   *

Bọn Nhật đã mấy lần kéo quân vượt sông Lô đánh sang khu giải phóng nhưng đều bị thất bại. “Chiến khu” đã trở thành một hình ảnh khủng khiếp đối với bọn chúng. Trên mỗi tấc đất của chiến khu hình như đều có một cạm bẫy. Sau mỗi gốc cây, mô đá của chiến khu hình như đều có một người du kích đã nấp sẵn, chĩa súng kíp hoặc cung nỏ vào chúng. Cuối tháng sáu, tập trung được một lực lượng lớn gấp bội những lần trước, bọn phát xít Phù Tang mới lại dám tấn công vào đất thánh của cách mạng. Hướng tấn công chính của chúng nhằm thẳng Tân Trào, Hồng Thái.

Năm trăm binh lính, sĩ quan địch cùng hàng chục lừa ngựa, xe cộ rầm rầm,rộ rộ vượt qua Bình Ca, tiến theo đường lớn vào tới châu Tự Do rồi tiến sâu vào Thanh La… Chúng tôi ở trong cơ quan đã được báo tin khá kịp thời về cuộc hành binh này của địch, không những thế còn nắm chắc được từng bước đi của chúng. Tuy nhiên lúc đó lực lượng chiến đấu ở cơ quan chỉ còn có hai mươi đồng chí, do đồng chí Môn trực tiếp phụ trách.Tất cả các đơn vị khác đều đã được tung đi bốn phía để tiến hành cướp chính quyền và củng cố chính quyền cách mạng.

Hai mươi chiến sĩ cách mạng đương dầu với năm trăm quân địch! Sự chênh lệch quả là quá to lớn. Chúng tôi biết lúc này cho giao thông đi gọi các đơn vị trở về cũng không tài nào kịp. Không có gì lo cho bằng việc bảo vệ an toàn cơ quan chỉ đạo và bảo vệ Bác. Nghe tiếng súng giặc ùng oàng nổ mỗi lúc một gần, ruột chúng tôi nóng như lửa đốt. Tôi viết vội mấy dòng đưa cho đồng chí giao thông riêng chạy hỏa tốc tới nơi Bác ở, đề nghị Bác chuyên vào rừng núi sâu hơn nữa. Đang lúc chờ đợi, thì Bác nhắn ra: Địch không thể vào được tới đây nếu ta quyết tâm chiến đấu và biết tổ chức đánh chặn chúng lại, mặc dầu lực lượng ta rất nhỏ. Bác không chuyển vị trí.

Chấp hành chỉ thị của Bác, chúng tôi cùng thảo luận và quyết tâm chia anh em làm hai cánh rồi nhanh chóng tiến ra phục kích, đón trước trên con dường mòn gần Đèo Chắn mà chúng tôi phán đoán nhất định bọn Nhật thế nào cũng phải đi qua để tiến vào Thanh La, Tân Trào. Quả nhiên, chỉ một lúc sau chúng tôi đã thấy quân thù hùng hổ kéo tới. Chúng tôi chủ trương không cho các trạm gác phía ngoài nổ súng. Bọn Nhật kéo qua mấy bản đều hoàn toàn bình yên vô sự. Nhân dân đã tản cả vào rừng. Du kích quân cũng đã rút đi đâu mất hết. Bọn Nhật lúc đầu còn dè dặt, sau chủ quan dần. Cho đến khi kéo vào đến gần trận địa phục kích, càng yên trí quân cách mạng đã bỏ chạy, chúng đi không còn ra đội hình chiến đấu gì nữa. Sĩ quan, binh lính địch ùn lại từng quãng, giương giương tự đắc, thỉnh thoảng lại bắn sang bụi rậm bên tả một phát, bắn sang khe suối bên hữu một băng súng máy.

Kiên trì và bình tĩnh, đợi cho đại bộ phận quân địch lọt vào trận đại mai phục,bấy giờ quân ta mới bắt đầu nổ súng. Quyn, anh tù binh người Đức đã đã giác ngộ cũng có mặt trong trận này. Bị đánh bất ngờ, bọn Nhật kêu la hoảng hốt, đạp lên nhau mà chạy bọn sĩ quan gầm thét đến vỡ họng. Ngay sau những loạt súng đầu tiên của quân ta, ngót một chục tên Nhật, đứa đâm đầu xuống khe suối, đứa nằm vắt ngang mặt đường, gục tại chỗ. Mấy con ngựa cao lớn tải đạn và súng cối cũng bị bắn chết.

Tuy nhiên bọn Nhật cũng củng cố lại được đội ngũ sau đó chừng hơn mười lăm phút. Súng cối, súng máy các cỡ của chúng bắt đầu bắn lại quân ta dữ dội. Cành cây bị chém rụng rào rào. Đất sỏi bay tung tóe khăp trận đại. Có lúc hỏa lực của chúng quá mạnh đã áp đảo hầu như hoàn toàn hỏa lực của quân ta. Nhưng đột nhiên có tiếng súng nổ vang phía bên sườn của bọn Nhật. Đội ngũ của chúng trở nên rối loạn. Thì ra tiểu đội của đồng chí Long Giang đang hoạt động ở gần đó nghe tiếng súng biết là giặc đã vào đánh căn cứ địa bèn cáp tốc quay trở về góp phần cứu viện.

Từ lúc đó, trận đánh trở nên quyết liệt hơn. Nhưng do nhận thấy lực lượng ta quá mỏng, đánh kéo dài mãi không có lợi, quân ta bèn vừa đánh, vừa yểm hộ cho nhau rút. Một cánh lui về Lũng Cốm (Thanh La) một cánh quay về Trung Yên (Ao Búc).

Khi quân ta rút khỏi trận địa, bọn Nhật mới dám cho quân ra thu nhặt vội vàng những tên bị thương; còn những xác chết thì chúng quẳng vào mấy ngôi nhà ở một xóm lẻ gần đó rồi châm lửa đốt. Trong khi những đám cháy vẫn còn bốc cao ngùn ngụt thì cả đoàn quân bại trận ấy cũng hấp tâp chia làm hai cánh, một cánh có lừa ngựa, xe cộ rút theo con đường 13 sang Thái Nguyên, một cánh toàn khinh binh rút qua làng Nha (huyện Yên Sơn) theo đường núi, quay trở lại thị xã Tuyên Quang.

Cũng từ sau trận đó, bọn Nhật không còn tổ chức được thêm một cuộc tấn công nào nữa vào khu giải phóng. Thanh thế cách mạng cũng từ đó càng lên cao. Phong trào đã lan rộng ra tới tận thị xã Tuyên Quang và tất cả những vùng lân cận.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM