Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 10:10:34 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Dưới ngọn cờ vinh quang của Đảng  (Đọc 39473 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« vào lúc: 01 Tháng Bảy, 2010, 08:42:24 am »

Dưới ngọn cờ vinh quang của Đảng
Tác giả: Thượng tướng Song Hào, thể hiện: Hồ Phương
Nhà xuất bản Văn học
Năm xuất bản 1970
Số hóa: macbupda

PHẦN MỘT

I

Năm 1940, tôi bị sa lưới bọn Pháp tại một căn nhà ở phố Giá Nứa tỉnh Nam Định (cơ quan của tỉnh ủy). Cho tới bây giờ tôi vẫn còn nhớ khá rõ ràng: Lúc đó rất buồn bực, một câu hỏi cứ day dứt mãi trong đầu tôi: Thế là hết hoạt động rồi ư?”.

Tôi bị bắt vào giữa lúc Đảng ta đang hoạt động rất mạnh mẽ cho công cuộc giải phóng nước nhà. Đây cũng là lúc mà đế quốc Pháp một mặt đã quỳ gối đón phát xít Nhật vào cùng chiếm đóng, thống trị Đông Dương, một mặt càng hung hăng đàn áp phong trào cách mạng dữ dội. Cơ sở của ta bị phá vỡ khắp nơi. Hàng nghìn đảng viên bị bắt bớ, tù tội. Có những thị ủy, thành ủy (như thành ủy Hải Phòng) một tháng bị phá vỡ tới hai lần… Tình hình xem ra đen tối lắm. Nhưng chính trong lúc khó khăn này, Đảng ta đã phân tích rất sâu sắc tình hình thế giới, đặc biệt là cục diện cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai do bọn phát xít gây nên và tình hình trong nước, đã nhìn ra được cái ngày mai sáng sủa sắp tới và nhận định: đã đến lúc đẩy mạnh cách mạng tiến lên, chuẩn bị vũ trang khởi nghĩa.

… Tôi bước thong thả trước mũi súng của bọn mật thám mà trong đầu vẫn nhoi nhói câu hỏi buồn bực: “Thế là hết hoạt động rồi ư?”. Nhưng đến khi bị đẩy vào buồng giam và chiếc cổng đóng sập lại tối om, thì tôi tự nhủ mình một câu ngắn gọn, dứt khoát: “Phải vượt ngục!”. Và cũng từ giây phút đó hết buồn bực, băn khoăn, tôi trở lại bình tĩnh để tiếp tục suy nghĩ về ý định dứt khoát đó.

Sau năm lần bảy lượt khảo tra không kết quả, tên Đỉnh và tên Phong con (hai con chó săn cực kỳ hung ác đã khét tiếng về ngón đòn tra tấn) dẫn tôi đến phòng tên Pho-lơ-tô - chánh mật thám và tên Pắc-ca - phó mật thám. Vừa nom thấy tôi, tên Phơ-lơ-tô đã nheo mắt, hất hàm hỏi:

- Thế nào? Vẫn không chịu khai à? Tôi nói cho anh biết, cơ sở của các anh vỡ hết rồi. Đảng của các anh sắp bị quét sạch đến nơi rồi, còn hy vọng gì nữa?

Phán Tảo - một tên mật thám rất tàn nhẫn, quỷ quyệt, đã được bọn Pháp liệt vào loại “a-giăng”(1)  số 1, cũng có mặt ở đó, xen vào:

- Này cậu (bao giờ cũng vậy, tên này cứ ngọt nhạt cậu cậu tôi tôi với anh em tù chính trị, nhưng nó hết sức đểu cáng, nham hiểm). hôm nay cậu có còn “một là toàn thắng, hai là hi sinh” nữa không?

Nó đã lấy một câu trong bài ca cách mạng mà các đồng chí ta vẫn thường hát hồi đó để giễu cợt và thách thức tôi. Thấy tôi vẫn nhìn thẳng vào mặt chúng, tên chánh mật thám dần dần không giữ được cái giọng ve vãn ban đầu nữa. Nó nói:

- Nào, nói đi chứ! Ai sẽ toàn thắng? Chẳng lẽ lại là những thằng bị xích tay như chúng mày hay sao?

Đến lúc ấy tôi mới gật đầu, đáp:

- Đúng ! Nhất định chúng tôi sẽ thắng!

Phơ-lơ-tô đứng phặt dậy, quai hàm gần như trẹo đi, mặt tái lại, nó đẩy chiếc ghế sang một phía, gầm lên:

- Được! Để rồi xem ai sẽ thắng! Chúng bay đâu?


(1) Nhân viên.
« Sửa lần cuối: 29 Tháng Giêng, 2021, 02:30:24 pm gửi bởi ptlinh » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #1 vào lúc: 01 Tháng Bảy, 2010, 08:44:52 am »

*
*   *

Sau một thời gian tra tấn giam cầu, chúng kết án tôi rồi chuyển lên nhà lao Sơn La. Ở dây được tiếp xúc với các đồng chí cùng bị giam, tôi càng thấy rõ ý chí kiên cường, lòng yêu thương vô bờ bến của những người cách mạng.

“Phải vượt ngục! Phải tìm cách thoát khỏi tay giặc để hoạt động!”. Những ý định ấy càng thôi thúc chúng tôi mạnh mẽ mỗi khi được tin thêm về những biến chuyển lớn trên thế giới, trong nước, nhất là khi được tin về những chủ trương, chính sách mới của Đảng.

Đánh hơi biết được những hoạt động chuẩn bị vượt ngục của chúng tôi, tên chánh sư Sơn La đã tìm mọi cách để ngăn trở, phá hoại. Chúng đã chém đầu anh Đạm Văn Lý- một thanh niên Cao Bằng rất dũng cảm, đầy nhiệt tình cách mạng. Anh Lý đã trốn khỏi nhà tù, nhưng vì thiếu tổ chức và mưu trí nên đã bị quân địch bắt trở lại. Bọn chúa ngục được lệnh đem bêu đầu anh Lý ở ngay trước cửa nhà giam nhằm uy hiếp tinh thần chúng tôi. Nhưng không một ai sợ hãi cả.

Công cuộc chuẩn bị vượt ngục của chúng tôi càng được tiến hành tích cực hơn trước Ngoài các công việc chuẩn bị về vật chất (áo, quần, lương khô, thuốc men…) chúng tôi còn tranh thủ huấn luyện quân sự cho nhau và huấn luyện cả công tác tổ chức, vận động quần chúng trong hoàn cảnh hoạt động bí mật khác vẫn tiếp tục tranh thủ dạy bảo cho nhau thêm về những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin…

Nhưng tới giữa năm 1942, bọn Pháp đột nhiên tuyên bố phân tán nhà tù Sơn La. Chúng quyết định đưa một số đồng chí ta đi an trí ở Bá Vân, một số khác bị đày đi Côn Đảo, đi Ma-đa-gát-xca… và một số khác bị đưa về Chợ Chu (Thái Nguyên).

Một buổi, tên công sứ đến gặp chúng tôi, úp mở:

- Này! Các anh sắp đi nơi khác rồi!

- Vì sao thế? Chúng tôi hỏi lại - Các ông giam chúng tôi ở đây không chắc hay sao?

Hắn nhún vai:

- Ở đây người Pháp sẽ xây dựng một căn cứ chống Nhật, để các anh ở lại nguy hiểm!

Chúng tôi đáp:

- Chúng tôi cũng là người chống Nhật. Đảng Cộng sản của chúng tôi đã chẳng từng kêu gọi những người Pháp dân chủ chống Nhật đó sao?

- Nhưng Đảng các anh yếu lắm!

- Nếu Đảng chúng tôi yếu, hà tất các ông phải bắt giam chúng tôi như thế này.

Với nụ cười khả ố, tinh quái của một tên thực dân cáo già, hắn đáp:

- Ấy, việc bắt giam các anh lại là một chuyện khác chứ!

Nói đoạn, hắn chuồn thẳng.

Mấy hôm sau, tiếng xích kêu loảng xoảng ở nhiều xà lim… Tôi ở trong số hơn 100 anh em bị đưa về nhà lao Chợ Chu. Trước khi đoan lên đường, Đảng ủy trong tù dặn dò rất ân cần, sau đó quyết định cho thành lập chi bộ và chỉ định năm đồng chí làm chi ủy viên gồm đồng chí Tô Quang Đẩu, đồng chí Hiến Mai, đồng chí Trần Danh Tuyên, đồng chí Tạ Xuân Thu và tôi làm bí thư.

Đoàn chúng tôi bị giam ở Hòa Bình ít lâu, sau đó đi Thái Nguyên rồi lên thẳng Chợ Chu, trên đường đi đã dừng lại ở đề lao Hà Nội một dêm. Bắt đầu tới địa phận Thái Nguyên, chúng tôi đã nhìn thấy dãy Tam Đảo hùng vĩ và cả môt biển núi rừng trùng trùng điệp điệp trước mặt. Đấy là Việt Bắc! Hai tiếng Bắc Sơn lại vang lên bên tai chúng tôi là làm dội lên tất cả những tình cảm kính yêu tha thiết. Bắc Sơn đã tạm thời chưa thành công, nhưng chúng tôi biết những người du kích Bắc Sơn vẫn còn và vẫn đang tiếp tục hoạt động. Đội du kích Bắc Sơn không hề bị tiêu diệt, cũng như tinh thần cách mạng, ý chí bất khuất của nhân dân ta, Đảng ta không bao giờ bị mai một.

Đoàn chúng tôi đi vào đất Việt Bắc như một đoàn người hành hương đi vào đất thánh. Tình cảm cách mạng, ý chí chiến đấu luôn luôn dào dạt. Tay vẫn còn bị xiềng, mà đã nghĩ tới nững ngày đấu tranh, bay nhảy. “Vượt ngục!”, chính là ở đây rồi, không phải ở đâu khác. Nhất định chúng tôi sẽ tìm được về với Đảng. Chưa tới địa điểm cuối cùng, chi ủy, chi bộ chúng tôi đã tao đổi ý kiến về những kế hoạch hoạt động và quyết định phải hết sức khẩn trương, cố gắng bắt liên lạc ngay với cơ sở cách mạng ở bên ngoài, càng sớm, càng tốt.

Chợ Chu! Từ xa, chúng tôi dã nom thấy trong một thung lũng nhỏ dãy phố huyện lèo tèo với hai dãy nhà mái nứa, một ngôi nhà gạch hai tầng quét vôi trắng, có lẽ của một Hoa kiều nào đó. Cách phố huyện một quãng dồng là một quả đồi có những hàng cây lưa thưa. Trên đỉnh đồi có một số nhà gạch cửa sơn, mái ngói. Xế ở sườn đồi phía sau là một khu nhà lớn đen sì, chung quanh có tường cao bao bọc và lô cốt. Người lính khố xanh đi áp tải chúng tôi chỉ tay về phía ngôi nhà ảm đạm, tối tăm ấy, ngáp dài, uể oải:

- Nhà pha đấy!
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Bảy, 2010, 10:32:15 pm gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #2 vào lúc: 01 Tháng Bảy, 2010, 08:45:37 am »

*
*   *

Đúng như ý định của chi bộ, sau khi vừa ổn định xong các tổ chức như Ủy ban nhà tù (một tổ chức tự quản) và các tiểu ban trật tự, kinh tế, văn hóa…, chúng tôi đã tìm được một nhân mối ở ngay trong lòng địch. Một hôm, sau buổi đi làm về, đồng chí Tạ Xuân Thu gặp tôi báo cho biết đã áp dụng những kinh nghiệm binh vận ở Sơn La, bắt liên lạc được với một người lính khố xanh tên là Giá. Anh này ở dưới xuôi, mới bị đổi lên đây được ít lâu, cũng là người nghèo khổ, bị bắt buộc phải đăng lính. Do đã canh giữ tù chính trị, nên anh cũng đã hiểu biết về cách mạng, về những người cộng sản. Anh rất cảm phục các đồng chí của ta. Anh cho đồng chí Thu biết sơ qua về tình hình địch ở đây và nói: “Các anh cần tôi giúp những gì cứ bảo, tôi làm được đến đâu xin cố đến đó, không dám quản ngại. Vì việc nước, các anh còn không quản lao tù, lẽ nào chúng tôi lại không biết nghĩ…”.

Tôi nói với đồng chí Thu nên tiếp tục gặp anh Giá để tìm hiểu thêm nữa; nhưng cũng cần thận trọng, đề phòng địch lừa mình vào bẫy.

Đồng chí Thu tiến hành công tác rất tích cực, nhiều buổi trưa bỏ cả ngủ, đi tìm anh Giá để nói chuyện; nhiều buổi đi làm có tìm mọi cách xin bằng được vào toán tù có anh Giá trông coi để có dịp gần gũi.

Sau khi đã biết chắc chắn anh Giá là người tốt, chi ủy chúng tôi quyết định nhờ anh mua sách, báo, thu nhặt tin tức bên ngoài, mặt khác chúng tôi xúc tiến việc tìm bắt liên lạc với cơ sở cách mạng ở địa phương và gửi thư bằng mật mã liên lạc trở lại với các đồng chí vẫn còn ở nhà tù Sơn Là và Hòa Bình. Chúng tôi đã nhận được thư của đồng chí Lê Đức Thọ báo cho biết Sơn La đã báo tin về Xứ ủy và Xử ủy sẽ cho người lên Chợ Chu tìm gặp chúng tôi.

Quả nhiên môt hôm anh Giá báo cho chúng tôi biết: có hai chị nói là vợ lính dưới xuôi lên tìm chồng, hiện đang trọ ở dưới phố. Đó là chị Kim và chị Vân, là giao thông của Xứ ủy vừa mới lặn lội lên đây. Từ đó chúng tôi bắt đầu nối được hơi thở của mình vứi hơi thở lớn lao của Đảng. Thư từ liên lạc của chúng tôi khi đặt dưới một hòn đá đã đánh dấu sẵn, khi thì gài trong một cây bùa cắm đuổi chim ở dưới ruộng lúa… Đồng chí Lê Đức Thọ cho chúng tôi biết tiếp môt tin mừng: ở Chợ Chu cũng có một chi bộ Đảng nằm ngay trong đơn vị khó xanh. Chi bộ chúng tôi đã được giới thiệu để liên lạc với các đồng chí ở bên đó. Niềm hi vọng, niềm tin vào công cuộc vượt ngục của chúng tôi càng thêm rực sáng. Chúng tôi lại được giới thiệu để trực tiếp liên lạc với chiến khu Hoàng Hoa Thám do đồng chí Chu Văn Tấn phụ trách. Cũng từ đó chúng tôi dã có trạm liên lạc bí mật với Cứu quốc quân. Trạm đó là quán bánh đa của chị Tàng, người Tày, một quần chúng Cứu quốc do các đồng chí Cứu quốc quân vừa mới tổ chức. Quán nằm ngay trên con đường duy nhất từ nhà tù phố huyện đi vào rừng. Bởi vậy, ngày ngày lính khố xanh đưa anh em chúng tôi đi lấy củi thường vẫn dừng chân lại đây, làm dăm chén nước, tán dăm ba câu chuyện, hoặc bông phèng một lúc rồi đi đâu mới di. Chính trong nhưng lúc đó, tù nhân được thả lỏng phần nào và chúng tôi đã có đủ cơ hội, thời gian dể trao đổi thư từ với chủ quán.

Cuối năm, đồng chí Tân Hồng báo tin tiếp cho biết: Đã đén lúc cần phải có một đội ngũ cán bộ để kịp thời nắm lấy phong trào cách mạng đang dâng cao và thúc đẩy phong trào tiến mạnh hơn nữa. Đảng dã quyết định các nơi phải gấp rút tổ chức cho các cán bộ của Đảng vượt ngục. Tin ấy đối với chúng tôi như một hồi kèn ra trận.

Nhưng tiếc thay, chúng tôi đã bị lỡ mất mấy lần, chưa tổ chức cho một đồng chí nào trốn ra được, bởi có mấy việc đã xảy ra: trong khi chúng tôi ở Chợ Chu đang ráo riết chuẩn bị thì có một ố đồng chí ta ở các nhà tù Sơn La, Hòa Bình và ở “căng” Bá Vân đã vượt ngục trốn trước. Lập tức bọn địch siết chặt việc kiểm soát, canh giữ ở tất cả các nhà tù khác. Tên tri phủ Ma-ri-ki - một tên địa chủ người Tày vào làng Tây, lấy tên Tây, là tay sai đắc lực của giặc Pháp ở vùng này đã liên tiếp tổ chức những cuộc lùng sục, khám xét trong nhà tù Chợ Chu gắt gao chưa từng thấy.

Ngoài ra còn có việc hai đồng chí vốn là cơ sở trong cuộc nổi dậy ở Đình Cả, Tràng Xá đã tự ý bỏ trốn mà không có chủ trương của chi bộ. Một đồng chí khác cũng đã tự ý hành động, vờ ốm để xin về nhà thương Thái Nguyên rồi trốn. Những việc ấy dã làm trở gại cho công việc chung của chi bộ không nhỏ. Tên Ma-ri-ki lại ráo riết khám xét, tra hỏi. Mọi công việc chuẩn bị phải tạm thời đình chỉ. Chỉ ái ngại cho cá đồng chí Tạ Xuân Thu, Chì… ở trong ban kinh tế có trách nhiệm bí mật làm chè lam, kẹo bỏng… để dùng làm lương khô đi đường lại phải đem cá mặt hàng ấy ra bán và lại phải bấm bụng nhận lấy những lời kêu ca, giễu cợt của anh em: “Mấy ông kinh tế kể cũng tài thật, làm được bao nhiêu cứ tích trữ y như mấy anh nhà giàu giữ hũ mắm. Bây giờ để lâu chảy nước ra, mới đem tống cho anh em ăn!”.

Tháng 9 năm sau (năm 1944) thời cơ vượt ngục đã đến. Chúng tôi dã kiên trì giữ một thái độ rất ôn hòa, làm cho bọn địch đầu sở bắt đầu phải nghĩ “có lẽ những người tù chính trị này đã yên phận rồi!” hoặc ít ra cũng đã “biết sợ mất đầu”. Lính tráng bên dưới lại càng tin tưởng ở “các ông nhà pha” hơn, “các ông ấy rất nghiêm, đến giờ đi làm là đi, đến giờ về là về, đầy đủ, mau chóng lắm!”.

Chính trong lúc bọn địch đã phần nào bớt chú ý giám sát thì công cuộc chuẩn bị vượt ngục của chúng tôi đã được đẩy mạnh, gấp rút hơn bao giờ hết (tuy nhiên mọi công việc chuẩn bị vẫn hết sức bí mật, ngay cả trong chi bộ, chỉ có chi ủy và một số người được biết).

Chi ủy chúng tôi tăng cường liên lạc với bên ngoài, trao đổi thật cặn kẽ các phương án kế hoạch và thống nhất với nhau từ số người đưa ra cho tới từng ám hiệu, ký hiệu nhỏ trên dọc đường chạy trốn.

Về số người được đưa ra, lúc đầu cũng không phải dễ dàng quyết định. Đồng chí nào cũng muốn được Đảng cho ra ngay trong dịp này. Nhưng chết nỗi nếu ra đông dễ lộ, hơn nữa nếu tất cả các đảng viên đều ra hế thì còn hàng trăm quần chúng ở nhà tù, ai sẽ tổ chức lãnh đạo đấu tranh khi địch khủng bố, đàn áp? Bàn đi tính lại mãi, chi ủy chúng tôi đề ra tiêu chuẩn sau đây: những đồng chí nào cần thiết ngay cho phong trào thì được đưa ra, nhưng đồng thời phải là người khỏe mạnh, hạn tù lại còn dài. Còn những đồng chí nào đang ốm đau, hạn tù sắp hết thì ở lại.

Tron số người mà chi ủy yêu cầu ở lại có đồng chí Tô Quang Đẩu - chi ủy viên. Hạn tù của đồng chí Đẩu đã sắp hết, hơn nữa lại cần có một đồng chí trong cấp ủy ở lai để tiếp tục lãnh đạo anh em quần chúng trong tù. Đồng chí Phạm Ngọc Mậu đáng lẽ cũng được đưa ra nhưng vi đang mắc bệnh ho và lở nên cũng đành phải bố trí ở lại.

Bây giờ vào dịp tết Trung thu. Để tiếp tục đánh lạc hướng địch, chi ủy chủ trương tổ chức một buổi liên hoan mổ bò, diễn kịch, ca hát rất linh đình, vui vẻ. Bọn tri phú, cai ngục… được chúng tôi mời đến dự, chúng cười cười, nói nói, có vẻ hài lòng lắm. Nhưng trong lúc kịch đang diễn ở hội trường, chi ủy chúng tôi cũng đang trao đổi ý kiến, duyệt lại lần cuối cùng tất cả mọi công việc chuẩn bị và kế hoạch hành động. Ngày vượt ngục đã được ấn định dứt khoát: mồng 2 tháng 10 năm 1944. Không thể chậm hơn được nữa. Phát xít Đức đang bị Hồng quân Liên Xô phản công nguy ngập. Bọn Nhật cũng bắt đầu bị khốn đốn ở Thái Bình Dương. Trong nước, mâu thuẫn Nhật - Pháp sắp bắn nhau, thời cơ tổng khởi nghĩa sắp tới rồi. Xứ ủy cũng đã nhắc đồng chí Chu Văn Tấn giục thêm chúng tôi một lần nữa.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #3 vào lúc: 01 Tháng Bảy, 2010, 08:46:04 am »

*
*   *

Đêm mùa thu ở dây đã chớm lạnh. Nhưng trong cái “đêm giao thừa vượt ngục” ấy, lòng chúng tôi vô cùng ấm áp. Hầu như không có một đồng chí nào ngủ được. Biết bao niềm sung sướng, mừng vui, hi vọng, xốn xang khó tả; cố nhiên cũng xen lẫn cả sự lo lắng bồi hồi. Mỗi người chúng tôi đều biết trách nhiệm mình nặng lắm. Không thận trọng, không tỉnh táo, không quyết tâm, kế hoạch bị vỡ thì tất cả mọi đồng chí sẽ bị mất đầu với địch.

Mọi đêm trước, đồng chí Tô Quang Đẩu ngủ tận đầu sang bên kia, nhưng đêm ấy đã lần đến nằm chen vào giữa đồng chí Tạ Xuân Thu và tôi để tâm sự. Nói sao cho hết mối tình đồng chí thiêng liêng đầm ấm trong đêm ấy. Hơn lúc nào hết, trước lúc chia tay để lên đường trở về với Đảng, với nhân dân, đêm nay chúng tôi cảm thấy thương yêu nhau vô bờ bến. Vì phải giữ bí mật nên không dám nói to, nói nhiều, đồng chí Tô Quang Đẩu chỉ còn biết thổ lộ nỗi niềm lưu luyến nhớ nhung của mình bằng cách cầm chặt lấy tay chúng tôi vẻ trìu mến. Chúng tôi rất hiểu tấm lòng đồng chí. Chúng tôi siết chặt tay đồng chí, muốn nóí: “Chúng tôi tuy im lặng, nhưng đang nói với nhau rất nhiều. Chúng tôi ra đi với một nhiệm vụ rất nặng nề nhưng đồng chí ở lại với nhiệm vụ rất khó khăn phức tạp, rồi cũng sẽ tới ngày đồng chí được Đảng đưa ra, chắp cánh tung bay trong bão táp của cách mạng. Ngày ấy xem ra cũng không còn xa lắm nữa…”.

Sáng hôm sau, như thường lệ, ban trật tự của nhà tù lại cắt đặt người đi làm trên đồn, người gánh nước, ngươi vào rừng lấy củi. Lẽ cố nhiên các đồng chí được Đảng quyết định cho ra đều được sắp xếp đi lấy củi. Đồng chí Hiến Mai, đồng chí Trung Đình, đồng chí Tạ Xuân Thu, đồng chí Chu Nhữ, đồng chí Chì, đồng chí Môn, đồng chí Kháng, đồng chí Phong đen, đồng chí Tùng, đồng chí Sơn, đồng chí Nhị Quý và tôi, tất cả mười hai người chia làm hai tổ, mỗi tổ một xe bò và mây cái rìu, một cái cưa. Hôm ấy cả mười hai anh em chúng tôi đều mặc áo sơ mi thường, đính mảnh vải in số tù trên nắp túi. Đây không phải là một hiện tượng đặc biệt. Do sự đấu tranh của chúng tôi, từ lâu bọn cai ngục đã chịu để cho chúng tôi thường được mặc như vây. Chúng tôi viện lý do để đấu tranh: nhà tù không phát đủ quần áo để thay đổi.

Mười hai anh em chúng tôi vui vẻ dẩy xe lên đương. Những đồng chí trong chi bộ lính được phân công đi áp tải chúng tôi cũng tươi cười giục giã: “Nào, các ông! Ta đi cho sớm sủa!”. Chi bộ trong anh em binh lính đã có một chủ trương rất tinh tế: bên cạnh những anh lính “đồng chí” còn bố trí kèm theo cả một vài anh lính thường, thậm chí có anh tính nết ba gai, hoặc vẫn còn mù quáng trung thành với đế quốc. Làm như vậy bọn chỉ huy ở trên không thể nghi ngờ gì nữa.

Như thường lệ, tới quán bánh đa của chị Tàng, cả đoàn tù và lính lại dừng một lúc để hút thuốc, uống nước. Và lại như thường lệ, các “thầy quyền” lại dặn: “Các ông nhớ nghe kẻng thì về nhá!”, rồi cởi ngay “bao xe”, đưa súng gửi chị Tàng, nhấm nháy nhau “vào làng”. Hai tiếng “vào làng” của các “thầy quyền” có đầy đủ ý nghĩa của những việc mò rượu, tán gái.. Tôi muốn dừng lại ở đây để nhắc lại một điều là từ lâu chúng tôi đã tạo cho các “thầy quyền” một thói quen rất dễ chịu: đi khỏi đồn tới đây, các “thầy” cứ việc “tự do”, còn chúng tôi thì vào rừng lấy củi, đến giờ chúng tôi trở về rất đầy đủ. Lần đầu các “thầy” cũng có phần lo ngại, nhưng sau tháy chúng tôi rất đúng hẹn, dần dần các “thầy” hoàn toàn cho phép mình được phóng túng.

Khi các đồng chí “lính” của ta đã rủ những người lính háo rượu, háo gái kia đi khỏi, chúng tôi cũng không chậm trễ, đẩy xe vào rừng. Cho tới lúc này không một ai cười đùa nữa. Giờ chiến đấu đã tới! Nỗi lo lắng, hồi hộp càng tăng lên gấp bội. Đồng chí nào cũng trở nên khỏe khoắn, nhanh nhẹn khác thường. Vào sâu trong rừng được một quãng, theo một hiệu lệnh, cả hai tổ vứt hết xe bò, cưa, rìu sang bên đường, rồi bắt đầu chạy. Chúng tôi cắm đầu cắm cổ chạy như gió, như bão, không còn biết trời đất là gì nữa. Rừng xanh ngút ngàn như xé ra phăng phăng trước mặt chúng tôi. Cây cối, lau sậy vùn vụt bay biến, đổ rạp xuống hai bên đường. Chúng tôi vượt qua địa phận làng Phục Sinh, tới Khuôn Linh. Tính đường đất đã cách Chợ Chu chừng tám, chín cây số. Mặt mũi đồng chí nào cũng đã tái xanh. Nhiều đồng chí thở không ra hơi nữa. Có đồng chí đề nghị xin cho dừng lại nghỉ một chút, nhưng chi ủy quyết định phải cố gắng chạy nữa, ở dây còn nằm trong phạm vị kiểm soát chặt chẽ. Thế là chúng tôi lại nghiến răng, đem hết sức ra để vượt lên phía trước.

Tiếp tục chạy được dăm cây số, chúng tôi tới một con suối chảy ngang qua đường, trên có một chiếc cầu nhỏ. Chỗ hẹn đây rồi! Mệt cũng có, mừng cũng có, hồi hộp cũng có, trống ngực tôi đổ hồi. Tôi ra hiệu cho anh em dừng lại. Cũng vừa vặn có tiếng gì như tiếng chim kêu “tuýt tuýt” vọng lên. Ám hiệu của ta! Tôi huýt lại hai tiếng sáo giả làm tiếng chim kêu đáp lại, đoạn phân công hai đồng chí gác hai bên đường, cho toàn đoàn rẽ ngay xuống suối, đi vào rừng.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #4 vào lúc: 01 Tháng Bảy, 2010, 08:46:38 am »

Một ông già người Tày đang đứng lấp ló ở sau một bụi cây.

Nom thấy chúng tôi, ông già chạy xồ ra, ôm chầm lấy từng người, rồi tự giới thiệu tên mình là đồng chí Tư; sau đó đưa chúng tôi đi vào sâu hơn nữa. Một người trạc hăm bảy, hăm tám tuổi, miệng tươi cười, mặc quần áo chàm, ngang lưng thắt dây da to bản, vai đeo súng kíp, đang đứng đợi ở dưới một gốc cây to.

- Đồng chí Dục Tôn đấy! Đồng chí Tư già giới thiệu.

Cứu quốc quân đây rồi! Thì ra người vẫn luôn luôn thay mặt đồng chí Chu Văn Tấn liên lạc khi chúng tôi còn ở trong tù chính là đồng chí này đây! Biết tên đã lâu, nay mới được gặp mặt, chúng tôi cảmđộng, mãi không nói được nên lời. Tuy nhiên ở đây chưa phải là chỗ để chúng tôi có thể trút hết nỗi niềm vui sướng. Đây vẫn còn là đất địch. Đồng chí Dục Tôn phát cho chúng tội mỗi người một quả lựu đạn, sau đó phổ biến kế hoạch hành quân, tổ chức sắp xếp người đi trước, người đi sau, quy định cự ly, ám hiệu, tín hiệu.

Trong tay đã có một quả lựu đạn, chúng tôi phấn chấn vô cùng. Có một cái gì trang trọng kỳ lạ trong lúc này. Thế là từ đây chúng tôi đã nhận một nhiệm vụ mới. Thế là từ giờ phút này chúng tôi đã trở thành đội ngũ có quy củ và đã có vũ khí hẳn hoi. Hiển nhiên chúng tôi đã thoát khỏi nanh vuốt, gông xiềng của đế quốc.

- Các đồng chí ơi! Hãy xé tất cả số tù đi! Chúng ta đã trở về với Đảng, với nhân dân, đã trở lại làm người chiến sĩ rồi!

Có thể nói đây là những giây phút xúc động và thiêng liêng ít có. Bằng một cử chỉ mãnh liệt, tất cả mười hai đồng chí chúng tôi giật phăng mảnh vài in in số tù, xé nát, chôn sâu xuống các gốc cây, khe suối. Dấu vềt của sự nhục nhã, đau khổ ê chề thế là đã được xóa sạch. Mười hai anh em chúng tôi đứng lại thẳng hàng. Và cuộc hành quân bắt đầu, cuộc hành quân vạn dặm để đi tới chiến thắng, đi tới hạnh phúc mai sau.

Để tránh bị địch rượt đuổi, đồng chí Dục Tôn và đồng chí Tư già đã bỏ tất cả các đường mòn, đưa chúng tôi vào các khu rừng rậm, hướng về phía địa giới hai tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang đi tới. Không có địa bàn, không có bản đồ, nhưng đồng chí Tư già vẫn dẫn đàu đoàn quân đi thoăn thoắt như một con sóc, làm cho chúng tôi không khỏi khâm phục.

Vượt hết suối này, tới núi khác, gần nửa đêm, đoàn chúng tôi tới bờ sông Đáy. Trời tối mù mịt. Rừng nứa ken dày. Chợt thấy dưới sông có ánh đuốc bập bùng, đồng chí Dục Tôn ra hiệu cho chúng tôi dừng lại, rồi đồng chí Tư già tiến lên trinh sát. Đồng chí Tư già cầm ngang khẩu súng kíp, trước khi đi, cười giao hẹn:

- Nếu là dõng, cho tôi giết nhé!

Chúng tôi khôngđồng ý, vì cần phải giữ bí mật đến cùng. Hiện nay chưa phải lúc nổ súng giết địch.

Đồng chí Tư già đi một lúc, hớn hở quay lại:

- Tưởng ai, “Vua” Mán đấy!

Thì ra người cầm đuốc là đồng chí Hồng Hải, một cán bộ người Mán có uy tín rất lớn đối với người cùng dân tộc ở vùng này. Đồng chí Chu Văn Tấn phái đồng chí Hồng Hải đến đón chúng tôi ở đây. Chờ lâu quá, sốt ruột, Hồng Hải tranh thủ đi bắt cá để cải thiện.

Từ quãng này đồng chí Hồng Hải thay đồng chí Tư già dẫn đường. Chúng toi bắt đầu đi sâu vào vùng đồng bào Mán.

Một buổi đang đi, chúng tôi chợt nom thấy hai chị phụ nữ đeo vòng bạc sáng loáng áo thêu rất dẹp, đi trong rừng trám, dáng điệu có gì hơi khác lạ. Xem ra hai chị có vẻ đang theo dõi đoàn chúng tôi rất chăm chú. Cảnh giác, chúng tôi phân tán ngay, chỉ để một mình đồng chí Hồng Hải ở lại xem xét. Té ra đấy là hai đồng chí ở cơ sở Cứu quốc được bố trí đi theo để bảo vệ đoàn. Các chị rất muốn được gặp chúng tôi để trò chuyện, nhưng phải tôn trọc nguyên tắc bí mật nên không dám.

Xế chiều, chúng tôi đi tới một bản. Bản chỉ có bốn, năm nóc nhà bên cạnh một khe suối nhỏ, nhà cửa lụp xụp, rách nát. Tuy nhiên, vừa mới tới nơi, chúng tôi đều ngạc nhiên thấy đồng bào từ chú bé lên ba, lên bốn tới các cụ già râu tóc bạc phơ đã dứng xếp thành hai hàng hai bên đường và giơ nắm tay lên ngang mang tai, ríu rít chào hỏi “các đồng chí”. Chào như thế hình như vẫn chưa bày tỏ được hết lòng yêu mến của mình đối với “cần cách mạng”(1), các cụ, các anh, các chị, các em còn bắt tay từng người trong đoàn chúng tôi, siết rất chặt. Chúng tôi không khỏi xúc động vì không ngờ ánh sáng của Đảng đã chiếu sáng được tới cả nơi đây, đem lại cho đồng bào một cách sống, một tình cảm thật mới mẻ và cách mạng.


(1) Người cách mạng.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #5 vào lúc: 01 Tháng Bảy, 2010, 08:48:14 am »

Tuy nhiên, chặng đường vui này không kéo dài được bao lâu. Đêm thứ ba, chúng tôi đi tới bản Pài một nơi ở gần địa giới hai tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang.Chính ở nơi đây chúng tôi bắt đầu bị vây lùng rất nguy khốn, mười chết một sống. Từ khi phát hiện chúng tôi chạy trốn, bọn địch ở Chợ Chu đã phi báo lên Thái Nguyên. Thái Nguyên cấp báo về Hà Nội. Hà Nội lệnh cho mấy tỉnh Bắc Cạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang cùng hợp lực truy lùng.

Trước khi đoàn chúng tôi tới bản Pài, lính khố xanh đã kéo tới dây, cùng với hàng trăm lính dõng ở địa phương được huy động tập trung về. Cơ sở báo cho chúng tôi biết: tất cả các đường mòn đều đã bị canh gác và chăng dây để phát hiện dấu vết của những người đi trốn. Các ngả sang huyện Yên Sơn, Son Dương và sang Bắc Cạn cũng đã bị bịt chặt. Hiện nay lính của Chợ Chu cũng đang dồn dập đuổi gần tới nơi. Dân bản Pai đan bị khảo tra rất gắt.

Cả đoàn chúng tôi dừng lại để bàn cách đối phó. Vừa lúc đó lại thấy một tiểu đội Nam tiến cũng vừa ở trên kéo xuống, nhưng bị tắc đường. Chúng tôi cùng các đồng chí Dục Tôn, Hông Hải nhất trí với nhau: phải tạm lánh vào nương thật xa và kiên trì đợi cho bọn địch sục sạo chán, rút đi, bấy giờ mới có thể tiếp tục cuộc hành trình.

Thế là chúng tôi lên tận một đỉnh núi xa tít, rậm rạp. Từ trên cao, chúng tôi có thể nhìn thấy một vài bản ở phía dưới, kể cả bản Pài, đôi khi nhìn thấy cả những đoàn lừa ngựa và binh lính địch vận chuyển lố nhố trên các đường giao thông. Nửa đêm, một người ở cơ sở lên báo cho chúng tôi biết: địch vẫn ra sức bắt bớ, tra khảo nhân dân, nhưng tất cả mọi người đều triệt để thực hiện khẩu hiệu “ba không” (1) của Đảng. Bọn Pháp đã bắn chết mấy thanh niên và đốt mây nóc nhà, đồng thời giở thủ đoạn nham hiểm quen thuộc là vơ vét hết thóc lúa, ngô sắn, không để lại một hạt nhỏ. Đồng chí Hồng Hải là người đầu tiên ứa nước mắt vì đã hiểu nỗi khốn khổ của nhân dân bản Pài như thế nào. Đồng chí cho biết, dân bản Pài nghèo đói nhất vùng này, phần vị phải cống nạp cho địch, phần vì ruộng đất quá ít. Quanh năm đồng bào phải ăn cháo ngô, ngày tết hoặc ngày giỗ cha, gỗ ông mới có một bữa cơm độn. Nay đang “tháng ba, ngày tám”, địch lại vơ vét dữ dội thế này, không hiểu nỗi đồng bào sẽ sống ra sao đây?

Sang ngày thứ hai không thấy có người lên núi nữa. Xế chiều, các đồng chí trong đoàn gác ở phía ngoài về báo: Hình như lúc mờ sáng có người lên, nhưng bị địch bắn chết ngay ngoài suối. Thế là tin tức bị gián đoạn và nguồn lương thực cũng bị triệt nốt. Lương khô của chúng toi còn một ít, dốc ra chỉ đủ tạm lót lòng một bữa.

Sang ngày thứ ba, bụng đói thắt lại, cổ càng khô khát. Tiếng súng vãn đì đoàng phía dưới các bản. Chi ủy chúng tôi hội ý và nhận định: địch vẫn còn vây chặt, đoàn cần phải kiên trì ẩn náu thêm, kế hoạch đối phó không được mạo hiểm và tin tưởng ở tinh thần cách mạng của quần chúng, quyết không có người chỉ đường cho địch lên đây lùng sục. Để giải quyết vấn đề lương thực, chúng tôi đồng ý cho anh em lấy mấy trái dưa ở mấy mảnh nương gần đó mà nhân dân đã cho từ mấy hôm trước dem về vừa để ăn, vừa để uống. Dưa Mán rất lắm nước. Nước nhiều đến nỗi chúng tôi có thể lấy để rửa mặt. Cầm trái dưa xanh mát cắt ra, tay vã những giọt nước trong trẻo mà lòng những bồi hồi ơn dân, oán giặc.

Hai ngày nữa qua đi. Chúng tôi vẫn ăn dưa, uống nước dưa và rửa mặt cũng bằng nước dưa, kiên trì ẩn náu. Một buỏi tối đã khuya, chúng tôi sắp sửa ngả lưng đi ngủ thì các đồng chí gác ở phía ngoài đạp lá khô lạt sạt trở về, dẫn theo một một người nhỏ nhắn đeo sau lưng một vật gì. Tới gần, mới nhìn rõ một chị người Mán. Chúng tôi mừng rỡ đổ xô lại. Chị mệt mỏi, lảo đảo ngồi xuống.

- Các đồng chí ơi, dân làng lo cho các đồng chí quá!…

Hai tay run run, chị lấy ở trong cái túi lưới sau lưng ra những nắm cơm đã nguội ngắt, khô cừng.

- Các đồng chí ơi, quan châu, quan đồn nó lấy hết gạo rồi, nhưng người làng bảo nhau giấu di một ít để cho các đồng chí ăn. Nó canh gác nhiều lắm! Mãi đêm nay em mới trốn lên dây được. Chắc các đồng chí đói lắm.

Cầm nắm cơm, mà nước mắt chúng tôi muốn chảy ra. Nói làm sao cho hết niềm xúc động! nhân dân ta quả là một nhân dân cách mạng và anh hùng. Tôi sực nhớ tới “bát cơm Siếu Mẫu” trong truyện cổ Trung Quốc. Nắm cơm bản Pài này cũng là một thứ “bát cơm Siếu Mẫu” Việt Nam chứ sao?

Cho đến ngày thứ bảy, vẫn không tìm thấy một dấu vết nào của chúng tôi và không khai thác được một tin tức nào trong dân chúng, bọn địch đành phải hậm hực nhổ trại, kéo nhau trở về Dại Từ, Chợ Chu, Sơn Dương.

Nhân dân ban Pài và đoàn chúng tôi đã toàn thắng. Không chậm trễ, ngay đêm ấy, chúng tôi tiếp tục cuộc hành trình. Vừa xuống tơi chân núi chúng tôi đã thấy đồng chí chủ nhiệm Việt Minh kiêm phụ trách tự vệ cùng đồng bào đứng đón ở hai bên đường. Các bà cụ cầm tay chúng tôi mà khóc: “Cán bộ đói khổ, gầy yếu đi nhiều quá!”. Một chị mang một rổ sắn đã nướng sẵn, tươi cười đi phân phát cho chúng tôi mỗi người một củ. Đồng chí chủ nhiệm Việt Minh cho biết: đây là những củ sắn cuối cùng trong bản mà đồng bào tình nguyện góp lại cho chúng tôi đủ sức đi về căn cứ. Đồng chí vui vẻ nói tiếp: “Bận sau, nếu đi công tác bị lạc hay bị địch đuổi, lại về đây với chúng tôi. Không có sợ!”. Chúng tôi ngắm nhìn đồng bào và càng cảm thấy sâu xa: những người dân nghèo đói, lam lũ, bình thường này thật cao đẹp, vĩ đại. Chính tinh thần và tình cảm cách mạng đã làm cho họ trở nên đẹp đẽ và lớn lao đến như thế.


(1) Không nghe thấy, không trông thấy, không biết.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #6 vào lúc: 01 Tháng Bảy, 2010, 08:49:27 am »

Đêm ấy chúng tôi vượt qua sông Thành Cóc. Sang tới địa phận  bên kia, gần sáng thì bắt dược liên lạc với một số cơ sở Cứu quốc và nghỉ lại trong một khe núi. Sau khi được tiếp tế cơm nước, chúng  tôi lại tiếp tục đi theo một cô gái người Tày dẫn đường. Anh em trong đoàn mỉm cười, nói vui với nhau: Quả là vai trò người phụ nữ Việt Nam rất đặc biệt. Không những sản xuất mà cả trong đấu tranh cách mạng chị em cũng góp phần quan trọng!”. Cô giao thông còn trẻ lắm, tên là Thơm, chân quấn xà cạp, thắt lưng con cúi, cài “xung” trên lưng, mau mắn, nhanh nhẹn như con chim sáo. Cô dẫn chúng tôi đi toàn đường bí mật. Hết chặng đường hôm ấy, cô bàn giao đoàn chúng tôi cho cơ sở mới tới. Và cứ thế, bắt đầu từ hôm ấy, chúng tôi được đi theo từng chặng một; người của chặng nọ bàn giao chúng to cho người của chặng kia, rất chu đáo. Chúng tôi biết, chúng tôi đã di vào sâu dần trong vùng cơ sở vững chắc của Đảng.

Chặng cuối cùng, chúng tôi được đưa tới xã Văn Minh gần Văn Lãng. Đèo Khế. Đồng chí Dục Tôn vui vẻ, thở trút ra:

- Tới nơi ròi, các đồng chí ạ!

Chúng tôi bước lên một căn nhà sàn nhỏ. Bên bếp lửa rợp hồng, một đồng chí đang ngồi, có vẻ chờ đợi. Đồng chí đó đã đứng tuổi, người hơi đẫy, cử chỉ khoan thai, vẻ mặt tươi vui, hiền hậu, Không cần phải hỏi, chúng tôi cũng doán biết người đó là ai rồi! Đồng chí Chu Văn Tấn, đồng chí Tân Hồng, người đã làm cho kẻ địch phải gọi là “con hùm xám Bắc Sơn”. Dọc đường đi, chúng tôi đã được nghe nhân dân luôn nhắc tới tên đồng chí với tấm lòng mến yêu, kính trọng đặc biệt.

Đồng chí Tấn tiến lại phía chúng tôi. Chúng tôi cùngg muốn thốt lên: Đây rồi, bay giờ chúng tôi đã thực sự về được giữa lòng nhân dân, giữa lòng Đảng. Đồng chí Tấn cũng không giấu được vẻ vui mừng:

- Các đồng chí đã ra. Đảng rất hoan nghênh các đồng chí. Phong trào đang cần các đồng chí lắm!

Đêm ấy tất cả chúng tôi ngồi quây quần bên bếp lửa, ăn cháo gà, chuyện trò tâm sự tới khuya. Đã lâu lắm chúng tôi mới lại được ngồi tự do dưới một mái nhà ấm. Không có rượu mà chúng tôi đều cảm thấy ngây ngất. Hạnh phúc! Đã có biết bao người tìm hiểu ý nghĩa của hai tiếng ấy! Riêng tôi lúc ấy, tôi cảm thấy giản dị, đó là được sống trong tình Đảng, sống trong lòng dân và được tự do, tự do đem hết sức mình cống hiến cho lý tưởng cao đẹp: chủ nghĩa cộng sản.

Ngày hôm sau, đồng chí Tấn thay mặt Xứ ủy phân công chúng tôi, một số sang hoạt động ở phân khu Quang Trung (bên hữu ngạn sông Cầu, bao gồm Thái Nguyên, Bắc Giang và một phần Lạng Sơn), một số sang hoạt động ở phân khu Nguyễn Huệ (tả ngạn sông Cầu, gồm một phần Thái Nguyên, một phần Bắc Cạn và toàn bộ hai tỉnh Tuyên Quang, Hà Giang). Cả hai phân khu đều nằm trong chiến khu Hoàng Hoa Thám. Các đồng chí Tạ Xuân Thu, Trân Thế Môn, Hiến Mai, Chì, Trung Đình, Tùng, Phong và tôi được vè phân khu Nguyễn Huệ. Tôi chịu trách nhiệm làm bí thư phụ trách chung tất cả các mặt của phân khu.

Buổi chia tay lần này chúng tôi rất vui, mặc dầu đối với nhau rất lưu luyến. Chúng tôi biết và tin rằng chẳng bao lâu nữa, chúng tôi sẽ lại được gặp nhau.

Đi với chúng tôi sang phân khu Nguyễn Huệ còn có đồng chí Dục Tôn (vì đồng chí Dục Tôn đang gây cơ sở hoạt động ở phía đó với đồng chí Khánh Phương, phụ trách đội Cứu quốc quân số 2).

Đồng chí Tấn đứng ngắm nhìn chúng tôi, vui vẻ chúc mãi:

- Thắng lợi nhé! Thắng lợi nhiều nhé!

Rồi đồng chí mỉm cười nói tiếp:

- Thật là những con chim bằng đã sổ lồng, cất cánh!
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #7 vào lúc: 01 Tháng Bảy, 2010, 08:50:23 am »

II

Nói cho đúng ra, lúc bấy giờ phong trào đấu tranh tuy đã lên mạnh, nhưng chưa phải đã đều khắp. Có nơi cơ sở còn nhỏ yếu, địch vẫn còn o ép gắt gao, tình hình hầu như vẫn còn rất khó khăn. Phân khu Nguyễn Huệ của chúng tôi thuộc vào loại này. Các đồng chí Dục Tôn, Khánh Phương, Phương Cương, v.v… đã hoạt động trước đó cho biết địch vẫn còn càn rừng, sục núi, dồn làng, bao vây dân dữ lám các cơ sở, cán bộ ta bị truy lùng, khủng bố ác liệt. Có khi, bắt được cán bộ ta là bọn địch bắn ngay tại chỗ, bắt được quần chúng cơ sở của ta cũng vậy. Nhưng hiểm ác hơn cả là chúng tổ chức bao vây kinh tế, dồn dân đến chỗ đói gạo, đói muối một cách khổ cực. nhiều nơi đồng bào đã phải đốt cỏ tranh để ăn thay muối. Đã có người chịu không nổi, đã bắc bệnh vì thiếu chất mặn. Chính trong những lúc khốn quẫn ấy, bọn địch treo những giải thưởng quái ác: một đầu cán bộ lĩnh năm mươi cân muối, một tai cán bộ lĩnh mười cân muối… Hệ thống chỉ điểm của chúng được bố trí rộng khắp. Hễ thấy chỗ nào có đông người là lính dõng ập đến. Trên các nẻo đường mòn quan trọng đều có các trạm kiểm soát và cạm bẫy dăng đầy để phát hiện các dấu vết của cán bộ, cơ sở ta đi lại... Một không khí căng thẳng bao trùm khắp nơi. Người dân phải dè dặt từng lời nói, thậm chí tới cả từng bước chân.

“Trách nhiệm của chúng ta nặng lắm!”. Đó là câu đầu tiên của chúng tôi đã nói với nhau khi trở về phân khu Nguyễn Huệ. Đã cuối năm 1944 rồi, tình hình thế giới, trong nước đang có thêm nhiều chuyển biến lớn. Hồng quân Liên Xô đang phản công mãnh liệt. Nhật đã bị thất bại liên tiếp ở phương Đông và đang gầm ghè cắn nhau với Pháp. Ở Đông Dương, thời cơ lớn sắp tới.

Theo kế hoạch đã được trao đổi nhất trí, các đồng chí Thu, Môn, Chì, Phóng, Tùng, Hiến Mai phân tán vượt sang châu Sơn Dương (Tuyên Quang) trước, dựa vào một phần những cơ sở do các đồng chí Cứu quốc quân đã xây dựng đế tiếp tục tuyên truyền giác ngộ quần chúng, mở rộng thêm cơ sở. Trong lúc đó tôi vẫn còn tạm ở vùng Văn Lãng để tổ chức các mối giao thông liên lạc và theo dõi tình hình chung. Nơi mà tôi tạm trú là gia đình cụ Sàng, người Nùng. Hai ông bà già có một cậu con trai lớn là cán bộ địa phương và có mấy cô con gái, đều chưa biết chữ. Cả mấy cha con đều rất nhiệt tình với cách mạng và thương yêu tôi như người ruột thịt trong nhà. Hàng ngày, ông cụ thường cầm dao ra ngoài sàn ngồi vót nan, chẻ lạt để canh gác cho tôi làm việc, hoặc ăn, ngủ. Còn mấy cô con gái chuyên làm nhiệm vụ giao thông. Vì chưa biết chữ cho nên các công văn, thư từ đều phải buộc chỉ đánh dấu. Chỉ xanh là gửi sang Sơn Dương cho các đồng chí Hiến Mai, Trung Đình… Chỉ đỏ là gửi về cơ quan giao thông của Khu, của Xứ… các cô hồn nhiên như những con chim rừng. Cứ theo những dấu chỉ ấy, các cô  đã luôn luôn làm tròn nhiệm vụ một cách mau lẹ, gọn gàng. Dạo ấy tôi lại đang bị ốm. Mỗi lần sốt lại kèm theo ho. Tuy nói là ở nhà cụ Sàng, nhưng thực ra ban ngày cũng như nhiều đêm tôi phải xuống ngủ ở nóc chuồng trâu, dưới gầm sàn, chỗ gia đình để rơm, để cỏ và đủ thứ tạp vặt. Nằm lọt giữa những mớ rơm, mớ cỏ, lồng gà, cày cuôc… tôi phải cố nén từng tiếng ho. Không thể để tôi kéo dài tình trạng ấy, ông cụ, bà cụ nhất định bắt tôi phải lên nhà để nằm cho sạch sẽ, ấm áp hơn. Nhưng chẳng may một hôm có bọn dõng đi tuần nghe thấy tiếng ho, chúng kéo vào hỏi. ông cụ, bà cụ đã nhanh trí  đẩy tôi vào buồng, lấy chăn trùm kín rồi bảo đứa con bị mệt. Lũ dõng vốn đã biết ông bà này xưa nay rất hiền lành và thật thà như đếm, chưa hề biết nói dối ai nửa lời, dù chỉ là những câu chuyện vặt vãnh, nên hút thuốc xong chúng lại thong thả xuống sàn.

Ở nhà Cụ Sàng được ít lâu, tôi đã tổ chức thêm được một số cơ sở ở chung quanh, do đó mạng lưới giao thông dần dần được hình thành và dần dần vững chắc lên mãi. Ngoài mấy cô con gái tươi vui, nhanh nhẹn của cụ Sàng còn có thêm nhiều thanh niên khỏe mạnh và dũng cảm khác, không quản ngày đêm, mưa nắng, không sợ địch lùng, không quản ngày đêm, mưa nắng, không sợ địch lùng, không sợ tù tội, lúc nào có việc là đi, có nhiệm vụ là làm. Cũng trong thời gian đó, bên Sơn Dương phong trào đã phát triển mạnh hơn. Chúng tôi thường qua bên đó gặp nhau để bàn định kế hoạch thúc đẩy phong trào tiến lên theo kịp với tình hình, sẵn sàng đón thời cơ thuận lợi.

Các đồng chí ta phần lớn đều xây dựng cơ sở ở vùng đồng bào Mán. Có một vài nơi cơ sở đặt ở vùng đồng bào Tày. Trở lại vùng Mán, tôi không khỏi nhớ tới bản Pài, nhớ tới các làng Mán trên dọc đường vượt ngục, nơi có những cụ già và em bé Mán dã giơ ngang nắm tay lên vai để “chào đồng chí”, rồi cùng nhau quyên góp, bòn từng hạt gạo, cũ sắn để tiếp tế cho cán bộ, trong lúc địch đang kề gương trên cổ từng người tra khảo: “Việt Minh ở đâu?”.
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Bảy, 2010, 09:32:15 pm gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #8 vào lúc: 01 Tháng Bảy, 2010, 08:51:33 am »

Tôi đi đi về về họp bàn với các đồng chí mấy bận, cho tới tháng 1 năm 1945 thì cơ quan phân khu chuyển hẳn sang Kim Quang Thượng (một làng Mán nhỏ bé ở thượng nguồn sông Đáy, trên con đường mòn từ châu Sơn Dương đi Đàm Hồng, bản Thi).

Sang tới đây chúng tôi bắt đầu chính thức tổ chức cơ quan của quân khu. Cơ quan là một chiếc lán nhỏ ở sâu trong rừng, bên một dòng suối nhỏ, cách làng chừng một hai cây số. Nơi đây rừng núi xanh rì, dân cư thưa thớt. Phân khu quyết định triệu tập các đồng chí Hiến Mai và Trần Thế Môn cùmg về công tác ở cơ quan. Tình hình phong trào đang phát triển tốt. đảng bộ ở đây cần có một tờ báo để kịp giới thiệu kinh nghiệm và chỉ đạo đấu tranh các mặt. Nghĩ mãi, không có ai hơn đồng chí Hiến Mai trong lúc này để phụ trách tờ báo đó. Ở Sơn La, đồng chí Hiến Mai đã từng giam gia làm tờ báo Suối reo do đồng chí Xuân Thủy phụ trách, về nhà tù Chợ Chu, đồng chí Hiến Mai lại phụ trách tờ Thông ngôn. Ngoài ra đồng chí lại là người có chữ viết rất đẹp. Trước yêu cầu mới, đồng chí Hiến Mai vui vẻ bắt tay ngay vào viêc. Cơ quan đã ra báo, đồng chí cũng cần có cơ quan ấn loát và xưởng sửa chữa vũ khí. Việc này tôi không phải tìm ai xa. Đồng chí Môn vốn là công nhân nhày trước, bây giờ phụ trách việc này là rất hợp. Tuy nhiên, phải nói rằng có rất nhiều khó khăn trở ngại cho đồng chí ấy. Muốn in phải có đất dẻo, có thạch…; muốn làm xưởng sửa chữa vũ khí phải có bễ lò, đe, búa… Nhưng húng tôi chỉ có hai bàn tay trắng. Đồng chí Môn không giấu được nỗi lo lắng, nhưng rồi cũng hăng hái quyết tâm nhận nhiệm vụ. chúng tôi đã có kinh nghiệm và đã hiểu: “Nếu có dân, sẽ có tất cả”.

Trong khi cơ quan của phân khu được thành lập thì các đồng chí Tạ Xuân Thu, Trung Đình, Dục Tôn, Chì, Phóng, Tùng… ở rải rác quanh đó đã mở rộng thêm được nhiều vùng cơ sở. Cố nhiêm, các đồng chí đã phải trải qua biết bao nỗi gian truân, cực khổ. Những ngày dầu tiên, chưa có “chỗ đứng”, nhiều đồng chí đã phải dùng măng nứa, củ mài, nước suối cầm hơi. Đêm đêm lần xuống bản làng, ngày ngày đợi từng người lên nương rẫy để tìm cách gặp gỡ, làm quen, rồi dần dần tiến tới tuyên truyền giác ngộ cho họ. Đã có nơi địch đánh hơi thấy có cán bộ ta về hoạt động, chúng lùng sục ráo riết. Các đồng chí ta không ở một nơi nào lâu quá được hai ngày. Phải xóa từng vết chân, phải giấu từng ngọn khói… Chỉ ở những nơi đã có ít nhiều cơ sở ucả các đồng chí Dục Tôn, Khánh Phương và các đồng chí Cứu quốc quân khác đã gây dựng, các cán bộ ta mới đỡ phần vất vả; tuy nhiên trong những ngày đầu phong trào còn mỏng, vẫn cứ phải nằm rừng, ngủ suối, ban ngày náu kín, ban đêm mới trở về bản hoạt động.

Ở cơ quan, chúng tôi cũng gặp không ít khó khăn gian khổ. Chúng tôi cũng phải luôn luôn dề phòng địch càn rừng, sục núi. Công tác bí mật ở cơ quan lại càng phải mười phần nghiêm ngặt. Các đồng bào cơ sở của chúng tôi rất nghèo khổ. Tình trạng thiếu muối cũng gay go không kém các nơi khác. Do đó ở cơ quan chúng tôi thường xuyên phải ăn chuối xanh luộc để trừ bữa. Chuối luộc, không có muối, ăn nhiều quá phát sợ. Đã có đồng chí mới ngửi thấy mùi chuối luộc đã buồn nôn, muốn ọe, mửa.

Tết đến. Rừng núi như khoác những tấm áo xanh mới. Thiên nhiên trở lại sáng tươi, non trẻ. Trong các làng, bản, một số gia đình còn đôi ba miếng ăn đã rậm rịch chuẩn bị cỗ bàn. Ở cơ quan, chúng tôi cũng vui vẻ chuẩn bị đón xuân, nhưng đón xuân bằng việc ra báo Tết với những bài hiệu triệu Đánh Nhật đuổi Pháp; Gấp rút chuẩn bị lực lượng để tiến tới Tổng khởi nghĩa.

Đêm ba mươi Tết năm ấy là một đêm không sao quên. Nó khác hẳn những đêm trừ tịch dưới mái ấm của gia đình khi xưa, cũng không giống những đêm ba ba mươi Tết vừa vui nhộn, vừa phảng phất nỗi đau buồn trong nhà ngục năm trước. Đây là đêm ba mươi Tết trong một cơ quan chỉ đạo bí mật còn tạm thời phải ẩn náu trong rừng xanh.

Ngồi bên đống lửa lom nhom, nhưng ấp áp, chúng tôi cùng trò chuyện và phân tích thêm tình hình của địa phương mình, cũng như trong cả nước. Tất cả chúng toi đều cùng một ý nghĩ: “Đêm nay cũng là đêm ba mươi của cách mạng”. Gần giao thừa, một chị người Mán gác ở phía ngoài chợt vào báo cho biết “Có cán bộ Trung Đình về”. Cả cơ quan chúng tôi vui vẻ hẳn lên. Trung Đình về, hẳn là có tin thêm ở các xã vùng ngoài. Nhưng chúng tôi đều ngạc nhiên khi thấy đồng chí Trung Đình không chỉ đem tin tức mà còn khệ nệ vác về cả một con hươu.

- Cho mình ăn Tết với nào!

Đồng chí Trung Đình vừa nói, vừa tươi cười quẳng con hươu xuống bếp lửa. Thế là chỉ trong chốc lát chúng tôi đã có món thịt hươu nấu với chuối xanh. Tiếc thay, vẫn không có lấy một hạt muối, thành ra nhai thịt hươu cũng chẳng khác gì miếng chuối luộc. Tôi nói vui:

- Chúng mình cũng cần phải qua cái cầu chuối xanh này thì mới tới con đường thắng lợi được!
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #9 vào lúc: 02 Tháng Bảy, 2010, 09:46:18 am »

*
*   *

Với phương hướng hoạt động chung, với sự nỗ lực vượt bậc của các đồng chí cán bộ ta, phong trào đã lên nhanh trông thấy. Song cũng cần phải kể tới ảnh hướng mạnh mẽ của phong trào các nơi. Tiếng vang của các cuộc nổi dậy ở Bắc Sơn, Tràng Xá, Đình Cả, Võ Nhai và tiếng súng tiêu diệt địch ở Phai Khắt, Nà Ngần của Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân (vừa thành lập ở Cao - Bắc - Lạng tháng 12 năm 1944) đã thức tỉnh, hoặc it ra cũng đã làm rung chuyển phần nào các tầng lớp nhân dân ở nơi đây. Cũng cần phải kể tới cả những cơ sở đầu tiên do các đồng chí Cứu quốc quân 2 đã xây dựng, đấy là những hạt giống đỏ đầu tiên trên mảnh đất này…

Khắp các nơi như Ao Búc, Thanh La, Hồng Thái, Kim Long, Khuổi Kịch, Khổi Phát,… một vùng rộng lớn hầu hết châu Sơn Dương và lan sang cả một số nơi thuộc các huyện, tỉnh lân cận đều đã có những tổ chức quần chúng thanh niên, phụ nữ, phụ lão, nhi đồng và các đội dân quân tự vệ. Quán triệt đường lối của Đảng, khu ủy, phân khu ủy đã nám chắc công tác trung tâm, mấu chốt là mở rộng cơ sở, củng cố cơ sở, nắm chắc đường lối vũ trang khởi nghĩa của Đảng nên đã đặc biệt quan tâm tói việc xây dựng, phát triển lực lượng vũ trang ở các nơi đã có cơ sơ vững.

Đêm đêm, dân quân tự vệ các xã nhộn nhịp tập luyện dưới sự hướng dẫn của các đồng chí ta. Các môn học chính là bò, lăn, lê, toài, lựu đạn, lưỡi lê, đứng bắn, quỳ bắn… Các anh chị em thanh niên nam nữ mê say đã đành, nhiều nơi các cụ phụ lão cũng xung phong đi tập để giết giặc cứu nước.

Do cơ sở quần chúng ngày nào cũng được mở rộng, củng cố và các đội dân quân tự vệ ngày càng được phát triển, nên ưu thế của cách mạng ngày càng lớn. Có nhiều nơi bọn tổng lí, hương dõng phát hiện thấy những hoạt động của ta mà cũng phải bưng tai, bịt mắt làm ngơ, hoang mang lo sợ, không dám đi báo quân Pháp. Đã có một vài nơi bọn này có ý định cản phá phong trào ta, các đồng chí cán bộ đã đưa dân quân tự vệ đến bao vây chặt, lên tận nhà cảnh cáo, bắt làm giấy cam đoan không được chống lại cách mạng. Phong trào lên mạnh không những đã thu hút được đông đảo quần chúng lao khổ, mà còn lôi cuốn được những tâng lớp trung gian, thậm chí có một số con cái tổng lí, kì hào.

Phong trào lên, nguyện vọng khởi nghĩa của nhân dân càng mạnh mẽ. trong hầu hết các cuộc họp giữa cán bộ và cơ sở quần chúng ở tất cả các nơi trong phân khu đều có những câu hỏi được đặt ra: “Yêu cầu cán bộ cho biết bao giờ thì khởi nghĩa?”. Có người thốt lên những lời tha thiết: “Đói khổ lắm rồi! Không thể sống mãi thế này được nữa! Ta đã có lực lượng, thượng cấp cho khởi nghĩa đi thôi!”. Đói! Quả là một khó khăn to lớn trong lúc này. Nạn đói khủng khiếp (mà ta vẫn quen gọi là nạn đói năm 1945 hoặc nạn đói năm Ất Dậu) đã bắt đầu lan rộng ở đồng bằng Bắc Bộ. Bọn Nhật dã ra sức vơ vét thóc gạo của nhân dân ta để theo đuổi cuộc chiến tranh xâm lược. Bọn Pháp cũng ra sức cướp bóc để có thêm lực lượng đàn áp cách mạng và chống lại đế quốc Nhật. Hai tầng áp bức bóc lột đè trĩu lên cổ người dân Việt Nam đã trần trụi, trên mình chỉ còn trơ lại chiếc khó rách. Những tin tức từ dưới xuôi đưa lên: người chết đỏi rải rác ở khắp các tỉnh. Đã có những nơi cả xóm bỏ nhà kéo nhau di ăn xin… Ở trên miền núi này đã thấy từng gia đình bồng bế, dắt díu nhau từ Nam Định, Thái Bình kéo lên, đi lả tả, rơi rụng trên khắp các nẻo đường, mặt mày vàng võ, da bọc xương, móc từng mẩu sắn, nhặt từng dải khoai rơi để ăn.

“Phải khởi nghĩa! Không thể sống được thế này nữa đâu!”. Tiếng thét căm hờn của quần chúng đã vang lên. Chúng tôi biết không phải chỉ ở phân khu của chúng tôi mà ở khắp nơi nhân dân ta đều đang sục sôi đòi cấm súng, cầm gươm, phất cờ vùng dậy.

Quyết tâm của quần chúng đã nung nấu, tuy vậy chúng tôi biết Đảng ta vẫn phải bằng khói óc hết sức minh mẫn và bình thĩnh để tạo và nắm lấy thời cơ để hành động. Các cán bộ trong phân khu lại tiếp tục lăn lộn trong phong trào để củng cố thêm quyết tâm cho quần chúng, rèn luyện thêm cho các đội dân quân tự vệ, sẵn sàng đón đợi chỉ thị của Trung ương và Xứ ủy.

Tháng 2 năm 1945, đồng chí Hoàng Quốc Việt thay mặt Xứ ủy lên Ao Búc bàn với đồng chí Chu Văn Tấn và chúng tôi thành lập đội Cứu quốc quân số 3 (gọi tắt là Cứu quốc quân 3). Xứ ủy nhận định tình hình phong trào, thấy cần phải thành lập thêm lực lượng vũ trang và đã có điều kiện thành lập thêm lực lượng vũ trang để kịp thích ứng với thời cơ sắp đến.Đảng ta đã có kinh nghiệm, bên cạnh các lực lượng bán vũ trang rộng lớn, cần phải có những lực lượng vũ trang có tổ chức, chỉ huy chặt chẽ làm trụ cột.

Đội Cứu quốc quân 3 được thành lập là niềm sung sướng cho tất cả chúng tôi. Đây là một bước trưởng thành mới của cách mạng nói chung và của quân đội ta nói rieng. Trên một bãi cỏ rộng ở Khuổi Kịch, một làng Mán hẻo lánh nằm lọt giữa vùng rừng núi trùng điệp hiểm trở, gần Ao Búc và Thanh La, đội Cứu quốc quân 3 ra đời dưới bóng cờ đỏ sao vàng rực rỡ. Các đồng chí Khánh Phương, Phương Cương được trao trách nhiệm phụ trách, người làm đội trưởng, người là chính trị viên. Toàn đội chia làm ba tiểu đội. Đồng chí Tạ Xuân Thu chỉ huy tiểu đội thứ nhất, có trách nhiệm củng cố vùng Thanh La và Kim Long (sau đổi tên là Tân Trào) rồi tiến về hướng Tuyên Quang. Đồng chí Chì chỉ huy tiểu đội thứ hai tiến về hướng Chiêm Hóa, Hà Giang. Còn tiểu đội thứ ba do đồng chí Dục Tôn trực tiếp phụ trách, thành một mũi tiến về phía Phú Thọ, Vĩnh Yên qua Bình Ca, Thiện Kế để liên lạc về xuôi.

Như có thêm môt cái lõi thép, phong trào toàn phân khu cứng cáp hẳn lên. Các bộ phận Cứu quốc quân 3 đã hoạt động dưới sự chỉ đạo, chỉ huy chặt chẽ, thống nhất hơn trước, cho nên cơ sở các nơi đều phát triển và đã trở thành thế liên hoàn. Suốt một vùng rộng lớn, từ bờ sông Đáy ngoài châu Sơn Dương vào đến Tân Trào (Kinh Long), Thanh La, lên tới Ao Búc, Khuổi Phát (Kim Quan Thượng), qua Đèo Khế (Vân Lãng) và lan sang cả địa phận của huyện Định Hóa (Chợ Chu)… đã trở thành một vùng căn cứ vững chắc, phong trào sục sôi mãnh liệt.

Mới có năm tháng! Tính từ khi chúng tôi thoát khỏi nhà tù Chợ Chu, được Đảng cử về nơi đây với biết bao công việc, biết bao nhiêu khó khăn đã được khắc phục. Quả là nhờ có đường lối sáng suốt tuyệt vời của Đảng và nhờ có các đồng chí cán bộ đến trước chúng tôi như Dục Tôn, Khánh Phương, Phương Cương, Hồng Hải, Đông… đã lăn lộn hoạt động, tình hình mới biến chuyển được mau lẹ đến như thế này. Mới có năm tháng, lúc về đây, chúng tôi phần đông còn chưa biết nên đứng ở đâu, nghe từng tiếng tù và, tiếng chó sủa đã phải nghĩ ngay đến cách đối phó. Thế mà tới nơi mới chỉ có năm, sáu tháng, từ chỗ chỉ có đêm, không có ngày, bây giờ chúng tôi đã có cả đêm lẫn ngày, từ chỗ không có đường đi lại, nay đã có cả một vùng căn cứ rộng lớn.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: 1 2 3 4 5 6 7 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM