Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 12:31:30 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Có một thời như thế  (Đọc 354929 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
fddinh
Thành viên
*
Bài viết: 324


Mít sờ tơ Khù văn Khoằm


WWW
« Trả lời #520 vào lúc: 27 Tháng Chín, 2008, 07:09:33 pm »

Dù vô tình hay cố ý thì cũng đề nghị bác kể tiếp ngay cho, bác lại "hồi sau sẽ rõ" rồi.  Grin

Vâng, bác Caodiem1062 cứ cho anh chị em hồi hộp thôi!
Một ngày bác pót 2 đến 3 đoạn đi bác ơi!
Logged

Mít sờ tơ Khù văn Khoằm
china
Thành viên
*
Bài viết: 517


« Trả lời #521 vào lúc: 27 Tháng Chín, 2008, 09:11:18 pm »

...cánh tay của tôi đã vô tình chạm phải cái nơi mà lẽ ra tôi không được phép chạm tới...
Dĩ nhiên đâu có ai cho chạm tới, nên thừơng cánh đàn ông chạm đại Grin xin lỗi tác giả
Logged
dongminhkh
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 685



« Trả lời #522 vào lúc: 27 Tháng Chín, 2008, 09:22:19 pm »

...cánh tay của tôi đã vô tình chạm phải cái nơi mà lẽ ra tôi không được phép chạm tới...
Dĩ nhiên đâu có ai cho chạm tới, nên thừơng cánh đàn ông chạm đại Grin xin lỗi tác giả

 Grin Bác đừng nói tào lao....
Logged
Caodiem1062
Thành viên
*
Bài viết: 15


« Trả lời #523 vào lúc: 28 Tháng Chín, 2008, 11:10:45 am »

Mong các bác lượng thứ. Vì công việc của tôi luôn ở mặt đường!

Chị vốn là người ít nói, sau đận ấy chị lại ít nói hơn. Một ngày nữa lại trôi qua … Tôi cũng chẳng biết nói thế nào với chị, xin lỗi ư? Mình làm gì có lỗi ! Chiều hôm sau, tôi thấy chị về sớm và gội đầu bằng nước lá bưởi rất thơm. Chị lấy chiếc khăn mặt lau từng đọn tóc, cuối cùng chị búi tó nom chị già đi đến vài tuổi.

Tiểu đoàn phó thông báo cho chúng tôi biết đã có xe ô tô, nhưng chiếc xe đang bị hỏng và phải sửa chữa ở Đồng Hới. Tất cả các cán bộ chiến sĩ của tiểu đoàn chuẩn bị quân trang sẵn sàng lên đường. Nhận được lệnh, bỗng trong lòng tôi có một nỗi niềm nào đó, tự nhiên dâng lên rất khó tả… Giá như lúc này tôi có được mấy quân sư trong tiểu đội thì khỏi phải suy nghĩ…

Tôi đã bình phục hẳn, lang thang vào sâu trong làng tìm hiểu đôi chút về miền quê xa xôi… Khi tôi quay về ngôi nhà của chị thì trời đã chạng vạng tối. Chị gặp tôi, bỗng nhiên nở nụ cười hiếm hoi - tự nhiên tôi cũng thấy vui, bất giác tôi hỏi chị: Chị nhận được thư của anh có phải không? Nụ cười của chị vụt tắt, như nhận ra sự vô duyên trong câu hỏi của tôi, tôi xin lỗi chị. Chị cười nhưng gượng gạo …Chị nói: anh sắp lên đường rồi răng? Vâng , có lẽ thế, vì chúng tôi phụ thuộc vào cấp trên nên không biết đi cụ thể vào lúc nào.

Sau bữa cơm đầu tiên chúng tôi ngồi cùng mâm, tôi nhận ra chị một phụ nữ rất biết thân phận, chị không kiêu sa như các cô gái trẻ nhưng đằm thắm đến lạ. Chị giục tôi đi tắm kẻo lạnh vì nước tắm chị đã nấu cho tôi là những thứ lá rừng chị hái về, mùi thơm hăng hắc từ nồi nước bốc lên. Tối hôm đó, tôi và chị ngồi bên ngọn đèn dầu và nồi nước chè xanh chuyện trò khá lâu…

Chúng tôi đã thân thiện với nhau như những người bạn, lúc đó-tôi mong chúng tôi sẽ được ở bên nhau lâu hơn, chúng tôi cùng nhau phân tích phân tích về bài hát “đôi bờ” của Nga – lời của Grigorii Mikhailovich Pozhenyan, phần nhạc do Andrey Yakovlevich Eshpai viết cho bộ phim "Khát nước" năm 1960 với tên gọi nguyên thủy là "Em và anh-đôi bờ".  Nội dung bài hát theo nguyên tác là nói về một mối tình vô vọng của một cô gái và chính bản thân người con gái cũng nhận thức được điều ấy. Nhưng sâu thẳm tận đáy lòng mình, cô gái lại không hề muốn tin và vẫn hy vọng, đợi chờ. Hình ảnh những con thiên nga đều có đôi và những bạn gái đều đã có người yêu làm cô không khỏi chạnh lòng, nghĩ đến tình cảnh hiện tại của mình và người con trai như hai bờ của một dòng sông. Tuy vậy, cô vẫn kiên định chờ đợi... Chị luôn tỏ ra thông hiểu hơn tôi…Phần kết của bài thơ, chị đã thở dài khi phân tích nó, chị nói: Ngày đầu các anh đến, chúng tôi mừng lắm- nhưng khi biết các anh là các chàng trai từ các trường đại học của Hà Nội nhập ngũ để tăng cường vào chiến trường, đặc biệt hơn, anh lại là chàng thư sinh của Hà Nội và chị dùng khổ thơ cuối:
Em và anh – đôi bờ của một dòng sông xanh. Để kết thúc câu chuyện của chúng tôi.

Đêm hôm đó, tôi không sao ngủ nổi. Tiếng trở mình trong đêm của chị càng trở nên rõ ràng khi vạn vật quanh tôi im lặng…

Đêm hôm đó, cái đêm đầu đời ấy - tôi đã trở thành một gã đàn ông!

Còn nữa.
Logged
Trinhsat
Thành viên
*
Bài viết: 397


« Trả lời #524 vào lúc: 28 Tháng Chín, 2008, 01:08:43 pm »

Chào bác Caodiem1062.
Đọc cái tên của bác đã thấy bùi ngùi những ngày ra trận rồi.
Cao điểm, chốt và đánh chốt ...
Nghe bác kể, cảm xúc như của lớp sinh viên ra trận đầu mùa khô 1972.
Quảng trị đang đón chờ hơn 1000 sinh viên năm thứ nhất vừa rời các giảng đường và khoác trên mình màu xanh áo lính.
Hồ hởi với "rung rinh lá ngụy trang trên đường ra trận..." mà chưa hề hay hiểm nguy đang chờ phía trước ác liệt thế nào.
Chờ tiếp những dòng hồi ức của bác...
Logged
haanh
Thượng tá
*
Bài viết: 5795


HOT nhất forum


« Trả lời #525 vào lúc: 28 Tháng Chín, 2008, 05:04:16 pm »

hehe , hoá ra lính thời nào cũng vậy , cũng yêu đương mãnh liệt .Mà nói cái sự yêu đương này hình như các bác lính K bị yếu hơn các bác KCCM . Riêng em thì nếu không yêu chắc em không hoàn thành nổi nghĩa vụ quốc tế đâu các bác ạ Grin
Logged

NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ .
Trinhsat
Thành viên
*
Bài viết: 397


« Trả lời #526 vào lúc: 28 Tháng Chín, 2008, 10:20:15 pm »

Tôi vừa gặp lại một bác lính thời K, Trung đoàn 28 sư 10, cũng nghe bác ấy kể chuyện vào Ph'nompenh ngày 7/1/1979, rồi đánh Poipet, Xiêmriệp ...
Bác ấy có tham gia trận đánh mà tướng Kim Tuấn (Tư lệnh QĐ 3) hy sinh ...
Tôi đang mời bác ấy tham gia viết hồi ức trên này.
Logged
con_ech_gia
Thành viên
*
Bài viết: 198



« Trả lời #527 vào lúc: 03 Tháng Mười, 2008, 03:34:22 pm »

Ủa, bác caodiem thành đàn ông rồi thì chẳng thấy xuất hiện nữa là sao? Đàn ong là phải luôn chăm chỉ chứ nhỉ?  Grin
Logged
Caodiem1062
Thành viên
*
Bài viết: 15


« Trả lời #528 vào lúc: 08 Tháng Mười, 2008, 12:39:36 pm »

Vâng, trở thành người lính trước khi là đàn ông - lẽ thường tình thôi. Tôi tiếp tục phải làm tròn bổn phận của người lính ngoài chiến trường.
Khi đến huyện Cam Lộ, số lính thu dung cùng huấn luyện chúng tôi có vài chục đứa. bổ xung chủ yếu vào các đơn vị trực thuộc của trung đoàn 66. Trong số đó có Bàng Nguyên Thất, Nguyễn Huy Hoàng, Nguyễn Văn hiền... Thật là hay ho, sau bao năm học và tốt nghiệp đại học ở nước ngoài về, tình cờ tôi đọc một bài trong một trang tin - và khi ấy mới biết bạn cùng lứa chúng tôi là những nhân vật lịch sử trong đợt đại quân của chúng ta tiến đánh Sài Gòn mùa hè 1975.
Mời các bạn tham khảo: "Sau nhiều năm tìm kiếm, gần đây Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam vừa phục dựng thành công để đem trưng bày chiếc xe Jeep đã đưa Tổng thống Dương Văn Minh ra Đài Phát thanh Sài Gòn để đọc lời tuyên bố đầu hàng.
Chiếc xe jeep và những thời khắc lịch sử
Ngày 29/3/1975, Trung đoàn 66, Sư đoàn 304, Quân đoàn 2 tham gia tiến công và giải phóng Đà Nẵng. Sau khi đánh chiếm được sân bay Đà Nẵng, quân ta thu được rất nhiều xe của quân đội Ngụy để lại.
Sư đoàn 304 đã trang bị cho đại úy Phạm Xuân Thệ, trung đoàn phó Trung đoàn 66 một chiếc xe Jeep để đại úy Thệ cùng đơn vị tiếp tục tiến vào giải phóng thị xã Hàm Tân.
Giải phóng xong Hàm Tân, Trung đoàn 66 tiếp tục hành quân tham gia đánh chiếm các căn cứ của địch trên đường tiến quân vào Sài Gòn.
6 giờ sáng ngày 30/4/1975, Trung đoàn 66 cùng với xe tăng của Lữ đoàn xe tăng 203 (Quân đoàn 2) tiến sát cầu Sài Gòn. Phát hiện được lực lượng của ta, địch dùng 8 chiếc xe bọc thép M113 và 4 chiếc xe tăng M41 cùng bộ binh chống trả quyết liệt trên cầu Sài Gòn.
Tổng thống Dương Văn Minh đang rời Dinh Độc Lập để tới Đài Phát thanh Sài Gòn
 Lực lượng xe tăng của Lữ đoàn 203 tập trung binh lực đánh mạnh xe tăng địch.
Khi đó, đại úy Phạm Xuân Thệ xuống xe bò qua dải phân cách để quan sát địch bên kia cầu rồi về báo cáo với Sư đoàn trưởng Sư đoàn 304.
Bộ Tư lệnh Sư đoàn thấy lực lượng địch như vậy sợ binh đoàn thọc sâu vào Sài Gòn không kịp giờ, nên đã ra lệnh cho đại úy Phạm Xuân Thệ dùng chiếc xe Jeep cùng lực lượng của Trung đoàn 66 nhanh chóng vượt qua cầu Sài Gòn để tiến vào nội đô.
Trên xe Jeep lúc này ngoài đại úy Phạm Xuân Thệ còn có 5 cán bộ, chiến sĩ của Trung đoàn 66: Trung úy  Phùng Bá Đam (trợ lý cán bộ trung đoàn), Trung úy Nguyễn Khắc Nhu (Trợ lý tác chiến trung đoàn), lái xe Đào Ngọc Vân, hai chiến sĩ Nguyễn Huy Hoàng và Bàng Nguyên Thất. 
Lúc này, đi đầu đội hình thọc sâu là lực lượng xe tăng của Lữ đoàn 203, tiếp sau là Trung đoàn 66. Từ cầu Thị Nghè vào Dinh Độc Lập, do không biết đường nên đại úy Phạm Xuân Thệ đã hạ lệnh dừng xe để hỏi đường.
Tổng thống Dương Văn Minh đang rời Dinh Độc Lập để tới Đài Phát thanh Sài Gòn 
  Trong đám đông nhân dân, có một người đàn ông trung niên dáng chắc nịch, mặc áo sơ mi cộc tay, cầm cờ Giải phóng bước đến bên xe Jeep nói: “Tui biết đường”.
Trợ lý Nguyễn Khắc Nhu liền đề nghị Trung đoàn phó Phạm Xuân Thệ mời người dân này lên xe để chỉ đường.
Một lát sau, nhìn thấy toà nhà cao tầng, trên nóc có treo cờ ba sọc, người dẫn đường liền chỉ và nói to: “Đó chính là Dinh Độc Lập”.
Khi xe Jeep của Trung đoàn 66 đến gần Dinh Độc Lập thì xe tăng 390 của Lữ đoàn 203 đã húc đổ cổng chính của Dinh và lao vào trong. Chiếc xe Jeep cũng nhanh chóng vượt qua cổng rồi vòng theo đường viền bên phải tiến vào sảnh Dinh.
Khi đó, các cán bộ, chiến sĩ của Lữ đoàn xe tăng 203 và Trung đoàn 66 đã vào trong Dinh Độc Lập để bắt toàn bộ nội các của Tổng thống Dương Văn Minh. Được yêu cầu phải rời Dinh Độc Lập để ra Đài Phát thanh Sài Gòn đọc tuyên bố đầu hàng, lúc bước xuống bậc thang của Dinh, Dương Văn Minh quay sang nói với Trung đoàn phó Phạm Xuân Thệ: “Mời các ông lên xe”.
Trung đoàn phó Phạm Xuân Thệ nói: “Chúng tôi đã có xe”. Thế là Tổng thống Dương Văn Minh và Thủ tướng Vũ Văn Mẫu phải tiến lại chiếc xe Jeep. Khi lên xe, ngoài lái xe Đào Ngọc Vân cầm lái, Trung đoàn phó Phạm Xuân Thệ và Tổng thống Dương Văn Minh cùng ngồi hàng ghế phía trên; còn ngồi hàng ghế phía dưới là Thủ tướng Vũ Văn Mẫu, trung úy Phùng Bá Đam, trung úy Nguyễn Khắc Nhu; hai chiến sĩ Nguyễn Huy Hoàng và Bàng Nguyên Thất ngồi hai bên thành xe.
Sau khi đọc xong lời tuyên bố đầu hàng tại Đài Phát thanh Sài Gòn, Tổng thống Dương Văn Minh và Thủ tướng Vũ Văn Mẫu lại được đưa trở lại xe Jeep để về Dinh Độc Lập".
Quá trình phục dựng chiếc xe Jeep
Lái xe Đào Ngọc Vân cho biết, sau giải phóng miền Nam, anh còn lái chiếc xe Jeep này khi đơn vị làm nhiệm vụ tiêu diệt Phunrô ở Lâm Đồng đến tháng 6/1976. Sau đó anh Đào Ngọc Vân xuất ngũ, còn chiếc xe Jeep bị hỏng phải đem đi sửa chữa và rồi không biết “lưu lạc” ở đâu.
Tuy nhiên, có một tư liệu rất quý là vào tháng 8/1975, anh Đào Ngọc Vân có chụp ảnh kỷ niệm với anh Phùng Bá Đam bên cạnh chiếc xe Jeep tại Sài Gòn.
Căn cứ vào tấm ảnh này, có thể xác định đây là loại xe Jeep “lùn”, kiểu M151A2. Khi phóng to biển số xe trong tấm ảnh thì xác định được trên biển xe có một ngôi sao trắng và một dãy số 1577…
Riêng chữ số cuối cùng nhìn quá mờ, không rõ đó là số 0 hay số 8. Để xác định chính xác chữ số bị mờ này, Bảo tàng Lịch sử Quân sự VN nhờ Viện Kỹ thuật hình sự (Bộ Công an) giám định và xác định được đó là số 0.
Như vậy, chiếc xe Jeep từng đưa Tổng thống Dương Văn Minh ra Đài phát thanh Sài Gòn để đọc lời tuyên bố đầu hàng có biển số 15770.
Trong một lần tiếp xúc với ông Nguyễn Hữu Hạnh (nguyên chuẩn tướng của chính quyền Sài Gòn cũ) vào cuối năm 2007, Thiếu tướng Lê Mã Lương, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quân sự VN được ông Hạnh cho biết, chiếc xe Jeep có biển số nói trên là biển số của Sư đoàn dù.
Căn cứ thêm vào các tài liệu về xe Jeep của Mỹ, thì trong chiến tranh xâm lược Việt Nam, xe Jeep kiểu M151A2 do Mỹ sản xuất vào những năm của thập kỷ 60 của thế kỷ trước và đưa vào sử dụng trong chiến tranh xâm lược Việt Nam năm 1970.
Từ những thông tin trên, Thiếu tướng Lê Mã Lương đã trực tiếp khảo sát và làm việc với lãnh đạo kho J1250 (Tổng cục Kỹ thuật) là nơi hiện vẫn lưu giữ một số xe Jeep chiến lợi phẩm mà ta thu được từ năm 1975.
Đáng mừng là trong số xe đó, có chiếc xe Jeep kiểu M151A2, cùng thời với xe Jeep biển số 15770. Chiếc xe Jeep trên nhanh chóng được làm thủ tục bàn giao để trở thành hiện vật bảo tàng.
Sau khi tiếp nhận chiếc xe Jeep trên, ngày 30/1/2008, Bảo tàng Lịch sử Quân sự VN nghiên cứu thấy tình trạng xe có một số phụ tùng thay thế không đúng nguyên bản gốc nên đã hợp đồng với Xưởng sửa chữa Hòa Jeep tại Hà Nội để tìm phụ tùng thay thế theo nguyên gốc.
Và gần đây sau khi nhận xe, Bảo tàng Lịch sử Quân sự VN đã mời một số nhân chứng đến để xin ý kiến. Các nhân chứng liên quan đến chiếc xe Jeep của 33 năm trước đều đánh giá xe được sưu tầm, phục dựng đúng chủng loại, hình dáng, màu sắc của chiếc xe Jeep mang biển số 15770 mà Trung đoàn 66 đã sử dụng năm 1975.
Bên chiếc xe Jeep được sưu tầm, Trung tướng Phạm Xuân Thệ đã xúc động kể với cán bộ Bảo tàng Lịch sử Quân sự VN vị trí của 8 người (6 người của Trung đoàn 66 cùng Dương Văn Minh và Vũ Văn Mẫu) đã ngồi trên chiếc xe đó khi đi từ Dinh Độc Lập đến Đài Phát thanh Sài Gòn trong ngày 30/4/1975 lịch sử.
Việc phục dựng chiếc xe Jeep mang biển số 15770 đã đạt kết quả như ý. Nó góp phần làm phong phú thêm những hiện vật của Bảo tàng Lịch sử Quân sự VN trước một sự kiện lịch sử vĩ đại của dân tộc.
(theo Tiền phong)

Logged
Caodiem1062
Thành viên
*
Bài viết: 15


« Trả lời #529 vào lúc: 08 Tháng Mười, 2008, 12:42:45 pm »

Khi là lính, quân hàm trước khi xuất ngũ của tôi là Trung sĩ ! và ở trong trang Web này hy vọng phấn đấu lên đến Thượng Sĩ  Grin
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM