Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 08:45:00 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Gia đình biệt động  (Đọc 42280 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
VoMinhGiang
Thành viên
*
Bài viết: 91


Sống trên đời sống cần có một tấm lòng.


« Trả lời #70 vào lúc: 29 Tháng Sáu, 2010, 06:57:30 pm »

    Trên tờ báo Chính Đạo trong số ra ngày 05 tháng 9 năm 1969 có đăng bài ở vị trí trang trọng nhất với đầu đề: "Để nói lên khí thế hào hùng của dân tộc" và tên tác giả ghi rõ ràng: Lê Quang Bằng tức Việt Bằng.
    Tuy bài báo đăng ngày 5 tháng 9, khi các báo Sài Gòn lần đầu tiên loan tin Bác Hồ từ trần nhưng tác giả ghi ngày viết bài: 3 tháng 9 năm 1969, đúng ngày tác giả đón được tin buồn Chủ tịch Hồ Chí Mình đã ra đi (Theo thông báo lúc đó).
    “Thế là Ông Hồ Chí Minh, Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã giã biệt tất cả chúng ta vào lúc 9 giờ 45 ngày 22 tháng 7 năm Kỷ Dậu, tức là ngày 03 tháng 9 năm 1969, hưởng thọ 79 tuổi.
    Theo truyền thống xử thế của dân tộc Việt Nam thì "chết là hết, một khi một người nằm xuống thì mọi việc người ấy làm lúc sinh thời dù phải, dù trái đều được người sống bỏ qua để rồi cùng tiễn đưa nhau về nơi an nghi cuối cùng. Do đó, tất cả những gì được gói ghém trong những dòng viết dưới đây chi nhằm nói lên cảm nghĩ của một người Việt đối với một người Việt đã làm cho tất cả thế giới phải biết đến cái tên "Nước Việt và "Người Việt . Thế thôi.
    Ông Hồ Chí Minh, một con người có một tiểu sử khá thần thoại mà có lẽ sau khi ông chết đi, tính chất thần thoại chứa đựng tiểu sử cửa ông vẫn chưa chết theo.
    Nếu chỉ phê phán Ông qua sứ mạng chống xâm lăng giành độc lập cho xứ sở thì không ai có thể phủ nhận rằng ông đã thành công trong việc lãnh đạo một dân tộc lạc hậu sau 100 năm ngoại thuộc, bị ngoại bang bóc lột tới tận xương tủy và vừa phải khoác lên đầu vành khăn tang đau thương vì hai triệu người ruột thịt vừa qua gục ngã khắp hang cùng ngõ hẻm, xó chợ đầu đường vì kế hoạch triệt đường lương thực cửa thực dân Pháp và phát xít Nhật mà chính những người còn sống chưa được phục hồi.
    Nhưng…
    Chín năm sau, thực dân Pháp, một cường quốc cai trị một phần tư thế giới này đã phải đầu hàng đoàn quân của Ông. Ngừng tay chiến đấu được năm năm giữa lúc còn chưa phục hồi được những gì do chín năm chiến tranh tiêu thổ tàn phá đất nước, Ông lại phải đương đầu uới một siêu cường quốc số một trên thê giới này.
    Ai dám bảo rằng mười năm sau, siêu cường quốc kia sẽ phải điêu đứng và hầu như sẽ bị sụp đổ vì Ông.
    Cá nhân tôi trước đây tôi ra nước ngoài, vì chưa mấy người ngoại quốc biết rõ nước Việt Nam ở đâu? Người Việt Nam da dẻ thế nào? Có phải một tiểu quốc Phi Châu nào đó không? v.v... Nhưng ngày nay con mắt người ngoại quốc nhìn ta đã khác rồi. Và chính tôi, dù chi là một công dân không tên tuổi, tôi cũng không còn ám ảnh bởi bất cứ một thứ cảnh tự ti nào trước mắt họ nữa. Đó là nguyên nhân thúc đẩy tôi, dù phải nhận lãnh mọi hậu quả, tôi cũng không thể không nói lên những lời này, không phải để làm lợi cho Cộng sản, mà chính là để cho các đồng sự ngoại quốc của tôi không hiểu lầm rằng tôi đã ngu muội tới mức không dám công khai thừa nhận một “Vĩ nhân siêu việt” ấy chính là sản phẩm của giống nòi tôi.
    Tôi xin chân thành tạ lỗi trước các nhà hữu trách và xin chô phép tôi được viết lên những dòng này để nếu có thể được thì nói lên cái tâm tư của cả quý vị nữa.
    Do đó những lời tôi nói đây, tuy bể ngoài nói về Ông Hồ Chí Minh nhưng thực ra nói cho tất cả chúng ta vậy”.

    Tấm lòng người dần miền Nam - mặc dù bị địch o ép, kìm kẹp - đối với Bác Hồ, lãnh tụ của dân tộc, không có bút nào tả xiết. Những ngày sau đó, ba anh em đã nghe kể về lễ cầu siêu cho Bác Hồ ở chùa Khánh Hưng (hiện ở đường Cách mạng tháng Tám) do Thượng tọa Pháp Lan chủ trì.
    Sau ngày Bác mất, chú Tám Cần, một cán bộ lãnh đạo vận động trí thức hỏi Thượng tọa Pháp Lan:
    - Thượng tọa có dám lảm lễ truy điệu Cụ Hồ không?
    Chủ Tám Cần đã nhận được câu trả lời dứt khoát:
    - Nhà chùa không dám làm lễ truy điệu Cụ thi chả' khác nào thợ mộc không dám đóng thang.
    Nhưng tổ chức lễ như thế nào cho trọng thể, có ý nghĩa và che được mắt bọn an ninh mật vụ mới khó, nhất là khi những người đứng ra tổ chức buổi lễ đều muốn có hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng và bài vị của Cụ Chủ tịch Hồ Chí Minh trên bàn thờ.
    Trước 7 giờ tối ngày 9 tháng 9 năm 1969, những trí thức có tên tuổi ở Sài Gòn Hồi đó như bà Ngô Bá Thành, luật sư Trần Ngọc Liệng, các ông Nguyễn Long, Dương Văn Đại, Đặng Văn Kỳ... cùng các thiện nam tín nữ đều đã tề tựu tại chùa. Trên bàn thờ chỗ đặt bài vị có ghi mấy chữ nho: "Quốc gia tối thượng" có nghĩa là "Quốc gia trên hết" và cũng có thể hiểu là bài vị đó của "Người cao nhất nước" đó là Chủ tịch Hồ Chí Minh.
    Như thường lệ, trên bàn thờ có đặt mâm hoa, mâm quả. Bên mâm hoa, Thượng tọa Pháp Lan cho bày bông Trang (màu hồng) thay cho nền đỏ và bông Điệp làm ngôi sao vàng. Bên mâm quả cũng có cách sắp đặt rất khéo léo: Những quả thị thay thế màu vàng và trái mận hồng đào (quả doi hoặc bống bồng) xếp làm cờ đỏ. Tuy đã công phu như thế nhưng những người đứng ra tổ chức buổi lễ vẫn chưa thật hài lòng. Phải làm sao ghi được tên và chừ đệm của Bác là Chí Minh trong lễ cầu siêu. Tất nhiên, chính quyền Sài Gòn không cho phép bất cứ cá nhân hay đoàn thể nào được thờ cúng Bác công khai nên vị chủ trì chùa Khánh Hưng đã thức trọn đêm để nghĩ ra đôi câu đối:
   "Nam Bắc, toàn dân quy thượng chính
   Á, Âu, thế giới kính tu mi."

    Về nghĩa đôi câu thật rõ ràng. Về thứ nhất có nghĩa là toàn dân việt Nam từ miền Nam tới miền Bắc quy phục người chính trực có chính nghĩa cao nhất. Về thứ hai nói lên tấm lòng của nhân dân thế giới, đặc biệt là nhân dân châu á, châu âu vô cùng kính phục đấng tu mi nam tử. Đặc biệt, hai từ cuối của hai về đối nếu nói lái ngược lại là tên Bác Hồ: Chí Minh.
    Vấn đề quan trọng nhất, chủ chốt của buổi lễ cầu siêu là bài điều văn, Thượng tọa (nay cụ đã thăng chức cao nhất của Phật giáo là Hòa thượng), đã thảo xong điều văn, chép làm ba bản. Thượng tọa cho chôn cất kỹ hai bản. Bản còn lại, để đề phòng bọn an ninh, cảnh sát tràn vào chùa dùng vũ lực tịch thu mất, Thượng tọa đã tẩm sáp phía sau tờ giấy và mặc dù đêm đó Sài Gòn có điện, Thượng tọa vẫn đặt cạnh chỗ đứng của mình hai ngọn đèn cầy (nến). Để thật an tâm khi hành lễ, Thượng tọa bố trí những vị sư, chú tiểu và các phật tử là nam thanh niên khỏe mạnh, lực lưỡng đứng bên nhau thành hàng rào danh dự để tăng thêm vẻ trang nghiêm, tôn kính của buổi lễ và sẵn sàng xả thân đối phó với cảnh sát, nếu chúng muốn xông vào hành hung Thượng tọa Pháp Lan đọc bài điếu. (Vì hôm đó Thượng tọa mới đọc được nửa chừng thì cảnh sát ập đến đàn áp, Thượng tọa châm bài điều tẩm sáp vào ngọn nến đốt cháy ngay). Nhưng bà con Sài Gòn đã có dịp đọc toàn vặn bài điều:
    "Nam mô Bổn sư Thích Ca Mau Ni Phật.
    Hôm nay đứng trước Linh bài hòa vọng với khói hương nghi ngút trước Anh Linh Người vô vàn kính mến, trọn đời đã vì nước mà quên mình, vì Tổ quốc và nhân dân. Bác không sợ nguy hiểm tới tính mạng. Nhớ Linh xưa, Bác là đấng anh hùng vĩ nhân ái quốc, đã đem từng giọt máu quyết tâm trừ khử loài sâu bọ, mong sao được rạng vẻ sơn hà. Vì lẽ ấy cho nên Bác quyết ra tay diệt giặc, phấn đấu kiên cường, đánh đuối quân thù, oai danh lừng lẫy, trải biết bao gian lao cực khổ, lướt gió xông sương, bươn nguồn vượt suối, quyết gìn giữ giang sơn Tổ quốc. Bác là bậc hào kiệt vô song, trọng nghĩa vụ nặng hơn núi cả, tài bặt thiệp khắp hoàn cầu Âu, Á, trí thông minh nổi tiếng cả Đông Tây; tuôn máu đỏ, nhuộm cờ hổng, dựng khắp non sông đất Việt, lấy da vàng, nêu sao sáng phất rạng cõi trời nam.
"Nhớ Bác càng thương, càng khóc; thấy bọn giặc thêm hận, thêm thù. Khóc là khóc đấng thiện tài lỗi lạc, đuối xâm lăng đòi độc lập tự do, trọn đời mãi lo âu cho dân tộc. Quê hương còn đó, nước non còn đó, uất hận thay vật đổi sao dời, nghĩ mấy đoạn lệ tràn chan chứa, nhớ công ơn cảm động can trường".
    "Ôi! Lồng lộng trời cao mây phấp phới, thinh thinh' bê rộng sóng vơi đầy. Nước non còn, hào kiệt vẫn còn; anh hùng tử, khí anh hùng hà tử. Lư trầm cảnh khói hương ngào ngạt, kính cẩn lòng ngưỡng đạt trước Chân Linh, giúp sơn hà mau đạt được thái bình, phò Tổ quốc chóng mau Độc lập”.
    Cẩn cáo Đài Tiền, Cung Dung khấu thủ .

    Ba anh em Tư Linh, Ba Vĩ, Mười Tuân háo hức rủ nhau đi thăm chùa Khánh Hưng. Chùa không rộng lắm, ở cách đường khoảng hơn trăm mét. Các cậu nghe kể lại chi tiết buổi lễ truy điệu tối ngày 09 tháng 9 năm 1969 các thiện nam tín nữ đứng chen chúc chật ních ở trong chùa. Thượng tọa Pháp Lan to, cao trên lm70, nặng không dưới 80 kilôgam, có khuôn mặt từ bi, giọng nói truyền cảm. Nhận được giấy gọi của quận trưởng cảnh sát buộc phải lên trình diện, thượng tọa Pháp Lan báo ngay tin dữ cho các phật tử. Không chậm trễ, từng đoàn thiện nam, tín nữ đi bộ, đi xe đạp, xe gắn máy, ngồi xích lô cứ nườm nượp kẻo đến túc trực bên ngoài đồn cảnh sát. Để xoa dịu cơn phẫn nộ, giận dữ của các phật tử dễ biến thành cuộc biểu tình bao vầy trụ sở cảnh sát, tên trưởng đồn buộc phải nhã nhặn mời Thượng tọa ra xe Zép, chở Thượng tọa trả về chùa và đảm bảo không có chuyện gì xảy ra nữa. Từ chùa Khánh Hưng trở về, Tư Linh nhủ Mười Tuân:
    - Mày thưa với má là phải làm gì đó đề ghi dấu lực lượng biệt động Thành đoàn để tang Bác.
    - Dạ.
    Trong những ngày đau thương này, Dương Mỹ Hòa đang ở trại biệt giam Đ thuộc khám lớn Chí Hòa. Chị là bạn rất thân của út Phương. Lãnh án 18 năm tù giam, út Phương bị đưa vô khám Chí Hòa. Tên giám thị ra luôn ngón đòn phủ đầu:
    - Em gái đã. kêu án. Anh khuyên em gái ngoan ngoãn cải tạo chấp hành đúng nội quy mà mọi người tù đều phải tuân thủ như giờ báo thức, chào cờ, giờ ăn, ngủ. Tụi anh có biệt nhờn, sẽ xin tổng tHồng ân xá sớm cho em.
    Út Phương đốp phát luôn:
    - Tôi bỉ bắt ngày 25 tháng 9 năm 1965. Gần bốn năm qua, các ông đã hiểu quá rõ về tôi và tôi cũng không lạ gì chế độ lao tù khắc nghiệt của mấy ông. Tôi tuyên bố chống chào cờ. Ông cứ cho tôi vào biệt giam.
    Tên giám thị cố nén cơn giận, vẫn giữ giọng ngọt ngào:
    - Em mới 18 tuổi. Em còn trẻ, lại rất xinh đẹp. Đừng nên phí hoài tuổi xanh. Anh sẽ lo cho em tấm chống, em sẽ có nhà lầu xe hơi.
    - Nè, tôi báo cho ông biết: cái trò dỗ ngon, dỗ ngọt bả vinh hoa phú quý không mồi chài nổi gái này đâu. Đi, cha nội. Nghe nhàm tai quá!
    Tên giám thị nối giận, quát:
    - Đồ con lừa, nhẹ không ưa, ưa nặng. Tao sẽ nhốt mày vô xà lim.
    - Để hù dọa, để thi gan với tôi chớ gì? Nói thiệt, tôi đâu có ngán. Mấy ông thả kiến cắn khắp người tôi, nhốt tôi với người cùi, người điên, gái điếm. Tôi đã tuyệt thực không ăn, không uống năm ngày liền nên thứ xà lim ở khám Chí Hòa không khuất phục nổi tôi đâu. Tôi chấp thuận vô biệt giam.
Logged

Nếu có 1 ước muốn trở thành sự thật
Tôi chỉ muốn trở thành 1 người lính đảo
VoMinhGiang
Thành viên
*
Bài viết: 91


Sống trên đời sống cần có một tấm lòng.


« Trả lời #71 vào lúc: 29 Tháng Sáu, 2010, 07:00:48 pm »

    Tên giám ngục trợn tròn mắt. Đã từ lâu, hắn nghiệm trống con người. ta ai cũng thích ăn no, mặc đẹp; giàu sang, phú quý; dạ dày của người nào cũng ưa của ngon, vật lạ; da thịt bất cứ ai cũng sợ đòn roi tra tấn... nhưng những tên tù Cộng sản lại khác hẳn. Từ ngày về cai quản khám Chí Hòa, hắn cho lập tại đầy hai khu biệt giam dành riêng cho tù nhân nam và nữ. Bất cứ người tù nào dám chống lại tổng thống Nguyễn Văn Thiệu; không chịu chào cờ, dè bỉu chế độ Việt Nam Cộng hòa v.v., hắn đều tống xuống biệt giam. Tù biệt giam bị đày đọa tới củng cực, không có ánh sáng, thiếu không khí, ỉa đái ngay tại chỗ; người tù luôn phải ăn đói với loài cá khô mặn chát đã bị mọt đục khoét và không ai được bước chân ra ngoài cửa để đỡ tù chân, để nhìn được tia sáng mặt trời. Hắn tin rằng chỉ sau ít tháng sống biệt giam, người tù sẽ phải quỳ dưới chân hắn, van xin hắn cho rời khỏi cảnh địa ngục trần gian. Hắn triệu tập thuộc hạ đến tuyên bố.
    - Tụi bay có biết đá banh không? Biệt giam là gôn. Cứ thêm một tên tù vào biệt giam, tao chịu thua một bàn. Nếu tù từ bỏ lý tưởng, chấp nhận chào cờ, xin rời trại biệt giam là tao thắng. Tụi bay cùng làm trọng tài cuộc đấu banh này.
    Năm tháng qua đi, số tù ở biệt giam luôn tăng thêm. Tuy cay cú, hắn buộc phải tống út Phương xuống biệt giam. Hắn nhìn cô gái với cặp mắt soi mói. Trông vẽ bề ngoài, út Phương còn khá bảnh bao nên ít nhất nó phải hành hạ cô vài ngày nữa. Hắn không sai hai tên lính dùng súng áp giải mà gọi tên giám ngục tới ra lệnh:
    - Đưa con này xuống biệt giam.
    Hắn rĩ tai tên đàn em:
    - Mày đi cạnh nó, trò chuyện thân mật với nó...
    - Dạ, em hiểu ý đại ca rồi. Em sẽ làm cho tù biệt giam tẩy chay con nhỏ vì tưởng nó đã làm gián điệp cho ta.
    Út Phương xuống biệt giam. Mặc dù cô có cái mác 18 năm tù giam nhưng những người tù cũ chưa thật tin ở cô, còn phải thử thách cô vì trông hình thức bế ngoài cô chưa thật tiếu tụy. Do mới từ nhà thương Chợ Quán về nên áo, quần cô sạch, không dính mồ hôi, dính máu. Hơn nữa, nhiều người tù trông thấy cô đi song song bên tên giám ngục ác ôn và cô còn quá non trẻ, lại xinh đẹp nên không hiểu cô có giữ vững được khí tiết lâu dài, có dám hòa nhập với cuộc đấu tranh một mất, một còn để bảo vệ lý tưởng của tù biệt giam. Út Phương nhận ngay ra điều tế nhị đó qua thái độ thờ ơ, không vồ vập của những tù cũ. Cô thu xếp chỗ nằm cho mình. Cô để ý đến cô gái được chị em tù thường gọi là Tâm Thẹo (sẹo) với vẻ kính nể, trìu mến, ngưỡng mộ. Cô ngắm nhìn Tầm Thẹo. Chị không đẹp lắm nhưng có khuôn mặt bầu bầu toát lên vẻ hiền lành, chân thật, dễ mến, dễ gần. Chị  mỉm cười lộ vẻ thân thiện với cô. Út Phương cố vắt óc vẫn không sao nhớ là đã gặp chị ở đâu, tại sao chị có nét quen quen thân thuộc mà cô đã nhận thấy, qua linh cảm? Phải nửa tháng sau, khi những người tù cũ không còn cảnh giác với út Phương nữa, cô mới lân la làm quen với chị Tâm Thẹo. Chị sinh năm 1945, hơn út Phương bốn tuổi, bị bắt từ năm 1964. Linh tính mách bảo út Phương đặt câu hỏi:
    - Chị là Dương Mỹ Hòa?
    - Căn cứ vào đâu em lại khẳng định như vậy ?
    - Em ở chung buồng với chị Mỹ Lê. Chị cao hơn, to hơn chị Mỹ Lê nhưng có nét gì đó hai chị rất giống nhau.
    Đã có nhiều người nói với Mỹ Hòa nhận xét đó. Theo chủ quan của Mỹ Hòa thì chị không giống chị Mỹ Lê về tầm vóc người, về hình thức bên ngoài. Chị Mỹ Lê giống má nhiều hơn: nhỏ con, thanh mảnh, nhẹ nhàng, còn chị lại giống hệt ba: to, cao khỏe mạnh. Vì đã chung sống nhiều năm thời thơ ấu ở quê chị nghiệm rằng chị và chị Mỹ Lê có dáng đi, cách nói và nhiều cử chỉ nào đó người nọ thường bắt chước người kia đã trở nên giống hệt nhau khiến cho người ngoài cuộc dễ nhận thấy điểm đó. Út Phương tâm sự:
    - Chị Mỹ Lê kể cho em nghe nhiều về chị. Em biết chị là chị Y trong tác phẩm "Sống như anh".
    Dương Mỹ Hòa ngạc nhiên:
    - Chị Y nào? Tác phẩm "Sống như anh" của ai, "ở đâu?
    Út Phương cười:
    - Em đoảng quá! Chị bị bắt trước ngày anh Nguyễn Văn Trỗi vào tù nên làm sao chị đọc được tác phẩm này.
    Út Phương ri rả kể cho Mỹ Hòa nghe chuyện ông Bẩy Đấu với nhà văn Trần Đình Vân và đọc thuộc lòng nguyên văn đoạn viết về chị Y. Dương Mỹ Hòa vui lắm. Từ ngày vào tù, đây là lần đầu tiên chị nhận được nhiều tin tức nhất về những người thân ruột thịt. Út Phương hiểu tường tận về các thành viên trong gia đình họ Dương, đặc biệt về chị Mỹ Lê và phiên tòa xử anh Ba Chân. Mỹ Hòa hết sức cám ơn út Phương, coi út như em ruột, như bạn tri kỷ của mình. Vì thế, khi út Phương hỏi: "Tại sao chị chọn bí danh là Tâm? Do đâu chị có biệt hiệu Tâm Thẹo'" Mỹ Hòa đã giải đáp:
    - Tâm là nỗi lòng mình. Khi bị bắt, chị thể không để lương tâm có chút gợn bẩn, chị giữ cho lòng mình luôn trong sáng nên mới chọn bí danh là Tâm. Còn "thẹo" là những cái sẹo. Em xem đây?
    Mỹ Hòa chưa có chống. Với các má, các chị cùng ở trại biệt giam, cùng giới tính, Mỹ Hòa luôn giữ ý, không phô bầy thân thể của mình và càng không thích kể về những lần địch tra tấn dã man đã đề lại trên cơ thể chị biết bao vềt sẹo. Với út Phương, chị muốn dốc bầu tâm sự. Chi vén áo, vạch quần, chỉ và kể cho út Phương nghe "tiểu sử" từng cái sẹo. út Phương rùng mình: Hàng nghìn vết kiến đốt trên người cô có thấm tháp gì so với đủ loại sẹo ngang, sẹo dọc, sẹo to, sẹo nhỏ nằm rải rác trên cơ thể chị Mỹ Hòa. Cô chỉ vào vềt sẹo lớn ở cổ tay chị. Mỹ Hòa giải thích:
    - Năm 1957, má chị bị bắt. Chị đến nhà máy xay xin trấu về để đun. Chị bị máy cuốn, bị dứt đứt một mảng tóc và lưu lại vềt sẹo này ở tay.
    Được chị Mỹ Hòa cưng chiều, út Phương càng vòi vĩnh chị. Cô buộc chị xòe hai bàn tay, sờ vào từng đầu ngón tay chị rồi bất ngờ bóp thật mạnh. Mỹ Hòa rụt vội tay về, củng yêu lên đầu em gái:
    - Mày tính trêu tao phỏng? Thiệt tình, tay chị hết đau và vết sẹo ly ty ở mười đầu ngón tay không còn nữa nhưng chị vẫn còn cảm giác rờn rợn. Bây giờ, nếu em dùng kim châm nhẹ vào kẽ móng tay chị, chắc chị khó chịu nổi nhưng trước mặt tụi nó, chị quên hết mọi đau đớn về thể xác.
    Út Phương gật đầu, thừa nhận ý kiến của chị Mỹ Hòa là xác đáng. Nếu không căm thù địch cao độ, chị Mỹ Lê làm sao sống nổi với bệnh tật đầy mình. Các má, các chị trong trại biệt giảm này đều là con người nên dạ dày ai cũng thèm thức ăn ngon trên bàn tiệc hoặc chí ít cũng cần ít cơm nguội cho đờ đói lòng, ai cũng mong tắm giặt hoặc thở hít khí trời. Ai chả mơ ước dùng đến đôi chân mình đi lại tự do trong trại giam, v.v. Chỉ cần một câu nói: "tôi chấp nhận chào cờ" là ngay lập tức người tù biệt giam sẽ "được" giám ngục thết bữa tiệc thịnh soạn, "được" chuyển đến nơi dễ thở nhất trong trại giam. Nhưng không ai thèm làm điều đó.
    Sau gần hai năm sống chung, Mỹ Hòa và út Phương luôn ý hợp tâm đầu. Trong cuộc đấu tranh gần đây nhất, địch đã dùng vôi bột đổ vào trại khi chị em đang ngủ. Cách tra tần này hết sức tinh vi không để lại dấu vềt gì trên cơ thể người tù nhưng đã dẫn đến cái chết của ba chị vì nghẹt thở do vôi bột bịt kín mồm, mũi. Mỹ Hòa, út Phương cùng các tù nhân biệt giam làm reo, đả đảo thủ đoạn tàn ác của giám ngục. Các trại khác trong khám Chí Hòa nhất tề hưởng ứng buộc đích cam kết: khòng xâm phạm tới thân thể tù nhân; không buộc tù nhân nói xấu Đảng và lãnh tụ của mình.
    Hôm hay tin Bác mất, Mỹ Hòa, út Phương ôm nhau khóc. Một ngày nào đó, nếu thoát khỏi chốn lao tù, các cô không thể đạt được nguyện vọng ấp ủ từ lâu là được gập Bác Hồ nữa. Mỹ Hòa là đảng viên dự bị khi bị bắt, được công nhận là đảng viên chính thức và được chỉ định vào chỉ ủy ở trong tù, tham khảo ý kiến út Phương:
    - Ta có thể làm lễ truy điệu Bác không?
    Út Phương hưởng ứng ngay:
    - Nhất định làm được chị ạ.
    Mỹ Hòa chín chắn hơn, nhận định:
    - Để chị bàn với các má, các chị xem. Ta làm cách nào để có hình Bác, có quốc kỳ. Ta lo giữ bí mật thế nào khỉ làm lễ truy điệu để địch khỏi khủng bố.
    Út Phương mới là đoàn viên lại chưa từng tham gia lãnh đạo nên cô không có nhận thức sâu sắc như chị Mỹ Hòa. Cô nôn nóng, chờ đợi. Cô không rõ tổ chức Đảng trong nhà tù và chả biết ai là người lãnh đạo cao nhất của khu biệt giam nên cô chỉ trông chờ vào chị Mỹ Hòa. Chị đưa cho cô tờ giấy, chỉ thị:
    - Đây là di chúc của Bác. Em ráng học thuộc lòng càng nhanh, càng tốt.
    - Chị đọc chưa ?
    - Chị học nhưng lâu thuộc vì không sao cầm được nước mắt. Lòng Bác rộng bao la. Bác chắt lọc từng lời, từng ý, từng từ. Càng đọc, chị càng thương Bác hơn bao giờ hết, cảm phục Bác và phải có trách nhiệm làm tròn lời Bác dạy. Bác viết trong di chúc: "Cuộc kháng chiến chống Mỹ có thể còn kéo dài. Đồng bào ta có thể phải hy sinh nhiều của, nhiều người. Dù sao, chúng ta phải quyết tâm đánh giặc Mỹ đền thắng lợi hoàn toàn. Còn non, còn nước, còn người. Thắng giặc Mỹ, ta sẽ xây dựng hơn mười ngày nay". Em học thuộc lòng để nói lại đầy đủ cho mấy má, mấy chị ít học nghe.
    - Dạ?
    Út Phương không có cách gì chép lại bản di chúc. Cô sẵn sàng trích máu mình làm mực, dùng tăm thay bút nhưng biết kiếm đâu ra mẩu giấy trong khu biệt giam này. Cô cố làm theo lời dặn của chị Mỹ Hòa. Hôm sau, chị Mỹ Hòa lại phân công cô vâo tổ may cờ. Ai đó lấy ra khổ vải trắng may ở giữa mền chăn. Những chị có chỉ thêu màu vàng, màu đỏ được gom lại. Tổ làm cờ bí mật thêu viền ngôi sao vàng năm cánh. Tiếp đó các chị dùng méc-quya-cờ-rôm nhuộm màu đỏ và ký ninh thay màu vàng. Mọi chuẩn bị cho lễ truy điệu Bác diễn ra khá suôn sẻ. Sau khi lá cờ đỏ sao vàng căng lên, có gắn ảnh Bác cỡ 4 x 6cm, các tù nhân mặc niệm Bác. Má Chín đọc gần hết Di chúc thì kẻ địch kéo đến đàn áp. Như thường lệ, Mỹ Hòa, út Phương và những cô gái trẻ, khỏe xông lên trước cản địch. Bộ phận bảo vệ cờ và ảnh đã kịp thời cất giấu vật báu trong lúc các má, các chị cùng nhất loạt hô khẩu hiệu "Đả đảo khủng bố - Đả đảo đàn áp - Cấm dùng vũ lực - Cấm xâm phạm thân thể người tù". Nhận thấy các phòng giam nam nữ khác đang rục rịch ủng hộ trại biệt giam, tên giám ngục khám Chí Hòa tuyên bố triệu hồi toàn bộ binh sĩ có vũ khí rời khỏi trại biệt giảm. Hắn hứa hẹn: "Chúng tôi cam kết không dùng vũ lực, không xâm phạm thân thể chị em trại biệt giam".
    Buổi lễ truy điệu Bác Hồ trong khu biệt giam đã để lại những ấn tượng sâu sắc cho toàn thể tù nhân và binh lính địch tại khám Chí Hòa.
Logged

Nếu có 1 ước muốn trở thành sự thật
Tôi chỉ muốn trở thành 1 người lính đảo
VoMinhGiang
Thành viên
*
Bài viết: 91


Sống trên đời sống cần có một tấm lòng.


« Trả lời #72 vào lúc: 29 Tháng Sáu, 2010, 07:03:45 pm »

     Cũng vào thời điểm này, các chiến sĩ biệt động Sài Gòn thi đua diệt nhiều sinh lực Mỹ - ngụy để thực hiện di chúc của Bác. Khẩu hiệu "Biến đau thương thành sức mạnh" đã nhập vào từng chiến sĩ biệt động. Muốn đánh thắng địch, điều cần thiết bậc nhất là phải có súng, có đạn. Má Sáu Hoàn và Mười Tuân lo chạy ngược chạy xuôi để cung cấp đu vũ khí cho các đội biệt động của thanh niên. Đồng chí Văn Ngọc trưởng ban quán sự Thành đoàn trao đổi với má Sáu Hoàn:
    - Tôi mới chế tạo ra loại mìn lắc, loại mìn này được cấu tạo bằng 3 kilỏgam thuốc nổ cực mạnh C4 của Mỹ.
    Ban quân sự của Thành đoàn chủ trương uy hiếp địch và thông báo cho đồng bào, cho bà con Sài Gòn về "loại vũ khí lợi hại mới xuất hiện của Việt cộng". Anh Năm Thanh giao khối thuốc nổ cho Mười Tuân. Mười Tuân phóng honđa, đưa vũ khí đến điểm hẹn, giao cho nữ đồng chí Tư Toàn. Chị Tư Toàn quyết định đem mìn lắc đặt giữa cầu Vòng. Hàng vạn người tụ tập ở giữa cầu, nhốn nháo: "Mìn! Mìn Việt cộng? Báo cho mấy ông cảnh sát". Cảnh sát đến tận nơi nghiên cứu rồi gọi điện yêu cấu công binh giúp đỡ. Xe công binh tới hiện trường và kết luận: "Đây là loại mìn mới hoàn toàn. Yêu cầu các chuyên viên chất nổ đến tháo gỡ". Lại những cú điện thoại. Lại những tiếng ré inh ỏi của xe cảnh sát dẹp đường. Lại những đoàn xe lao đi, lao về. Hàng trăm ký giả trong và ngoài nước đã tập trung đón chờ sự kiện giật gân. Chúng nó cẩn thận bứt dây điện, nhấc khối pin ra xa. Các chuyên viên khẳng định là dây điện giả, càng tỏ ra hoang mang trước quả mìn kiểu mới. Nhìn cái hình sọ người có đôi xương bắt chéo với dòng chữ "mìn nổ chậm, nguy hiềm chết người, đồng bào tránh xa", tụi chuyên viên vũ khí hoang mang mãi 2 giờ 15 phút sau, chín chuyên viên chất nổ kết luận là mìn giả. Một đứa trong bọn nhấc quả mìn thử lắc. Mìn nổ tung. Nhiều đồng bào được chứng kiến tận mắt chín chuyên viên bị chết và bị thương, chiếc cầu hư hại nặng. Má Sáu Hoàn đề nghị anh Năm Thanh "tặng" cho báo Chính Luận quả mìn này. Trong tất cả các loại báo lá cải ở Sài Gòn, tờ Chính Luận là tờ hàng ngày chửi Cộng sản. Cần phải khóa miệng nó lại. Má Sáu Hoàn lại lo chạy đủ thuốc nổ phục vụ "nhà máy" chế tạo mìn lắc. Các chiến sĩ biệt động gọi điện thoại tới tòa soạn báo cảnh cáo về việc làm của họ. Viên chủ báo vẫn không thay đổi thái độ. Đồng chí Phạm Thắng cùng Nguyễn Văn Thân nhận được lệnh "khóa mõm tụi việt gian nòi lại". Má Sáu Hoàn gửi đến các anh khối thuốc nổ cực mạnh nặng 5 kilôgam. Đúng 6 giờ 15 phút ngày 16 tháng 12 năm 1969, Nguyễn Văn Thanh chở Phạm Thắng tới trụ sở báo Chính Luận ở đường Võ Tánh Sài Gòn. Phạm Thắng xách chiếc cặp da lịch sự trong đựng thuốc nổ, ung dung bước vào trụ sở Rất nhanh, anh rút súng vẩy năm phát diệt hai tên cảnh sát gác cổng rồi vứt cặp da đã giựt nụ xòe. Nguyễn Văn Thân đèo bạn vọt ra đường Ngô Tùng Châu. Hai chiến sĩ Mười Hừng và Ba Hoành đã bảo vệ các anh, đưa về tới đích an toàn.
    Sang năm 1970, các chiến sĩ biệt động ham đánh những mục tiêu lớn, đòi hỏi tiêu thụ mỗi lần hàng chục kilôgam thuốc nổ. Kho của má Sáu Hoàn đã cạn dần. Ngày 30 tháng 4 năm 1970, theo lệnh của ban quân sự, má cung cấp cho Tư Kiên 10 kilôgam thuốc. Tư Kiên đã có mang tới tháng thứ chín vẫn hăng hái "đánh một trận nữa rồi sẽ sanh". Chị đã làm cho khối thuốc nổ tung tại cư xá sĩ quan Thái Lan thuộc sư đoàn Mãng Xà Vương, diệt 20 tên.
    Vài ngày tiếp theo, má Sáu Hoàn lại phải chi 10 kilôgam thuốc nổ C4 đề đổi lấy tính mạng 20 tên Mỹ tại cư xá của chúng ở đường Nguyễn Minh Chiếu, Phú Nhuận.
    Ngày 10 tháng 5 năm 1970, má đã xuất 10 kilôgam thuốc nổ cuối cùng còn lại trong kho để sử dụng vào việc đánh cư xá Chi Lăng của Mỹ. Đồng chí trưởng ban quân sự gặp má đòi cung cấp gấp đôi số thuốc hiện có. Má thú nhận:
    - Các anh lấy súng lớn, súng nhỏ, lưu đạn, tôi có ngay. Hồi nầy, ta xài thuốc T.N.T và C4 dữ quá. Theo kế hoạch, đầu tháng 6 năm 1970, ta sẽ nhận đợt mới.
    Đồng chí trưởng ban nài nỉ:
    - Không có cách nào giải quyết sao, chị Sáu? Trận đánh tới đây quang trọng lắm. Dự định của ta không chỉ đánh thủng cư xá Chi Lăng mà còn chiếm giữ sứ quán Lon Non cùng các khu vực Vườn Chuối, Bàn Cờ.
    Má Sáu Hoàn quyết định:
    - Tôi sẽ đi lấy thuốc nổ về cho các anh.
    Đồng chí chỉ huy đắn đo. Ban quân sự rất cần thuốc nổ nhưng không thể để má Sáu trực tiếp làm việc này. Nguy hiểm lắm. Bọn chỉ điểm sẽ nhận rạ má Sáu Thành đoàn. Không. Anh không có quyền cho phép má Sáu làm việc này. Cách đây ít phút anh là người nôn nóng muốn đánh ngay, bây giờ chính anh lại. đưa ra lập luận ngược lại
    - Chị Sáu nè? Ta tha cho tụi nó sống thêm trên đời này một tháng nữa. Theo kế hoạch tháng sáu ta có thuốc nổ rồi.
    Má Sáu phản đối:
    - Sao lại như vậy, anh Năm? Ngày 12 tháng 5, tụi Mỹ có hội họp tập trung ở cư xá  Chi Lăng. Nếu không diệt chúng đúng ngày này, trung đoàn Thanh niên Cận vệ chúng ta sẽ có lỗi với đồng bào.
    Anh Năm đuối lý. Anh hỏi lại:
    - Chỉ còn có một ngày mai, làm cách nào chị chuyển vũ khí cho kịp.
    - Tôi bảo Mười Tuần chở tôi đi.
    Anh Năm hồ hởi vì vừa tìm ra lối thoát:
    - Vậy chị giao cho Mười Tuân việc nầy luôn: Một mình nó đi cũng được mà chị Sáu.
Má Sáu Hoàn đã đón được ý của đồng chí trưởng ban quân sự. Anh rất cần thuốc nổ trong ngày mai nhưng anh không muốn má xuất tướng. Má Sáu Hoàn bộc lộ quyết tâm của mình:
    - Tôi phải đi thôi, anh Năm. Một mình thằng Mười không lấy nổi thuốc nổ trong một ngày đâu. Nó vào căn cứ đã khó, tìm được người phụ trách, yêu cầu ký giấy cấp thuốc nổ còn khó hơn. Tôi quen thuộc, tôi biết cách xoay sở. Trong vụ nầy, anh dám cho tôi chơi canh bạc 5 ăn, 5 thua với tụi nó chớ, anh Năm.
    Anh Năm miễn cưỡng đồng ý. Má Sáu quay về nhà gặp Mười Tuân:
    - Con phải chuẩn bị xe thiệt tốt. Má con ta sẽ vượt chặng đường trên 200 kilômét. Bằng cách nào ngày mai cũng phải đưa vũ khí về.
    Hôm sau, từ sáng tinh mơ, Mười Tuân đã cùng với má lên đường. Hai mẹ con đóng giả nhà tư sản mang vàng hương đi lễ chùa. Ra đến ngoại ô, má Sáu Hoàn và Mười Tuân thay quần áo để hợp với vùng giải phóng. Vào đến khu căn cứ, má Sáu yêu cầu:
    - Các anh lo giùm cho hai chậu ớt kiểng, loại ớt trái nhỏ mà rất cay. Các anh cho thuốc nổ vào đầy chậu kiểng, phủ đất và trồng ớt lên trên.
    Mọi yêu cầu của má Sáu đều được các anh ở cứ thực hiện chu đáo. Hai giờ chiều, từ căn cứ Giồng Keo - Ba Giác Bến Tre), Mười Tuân đưa má vào thành. Má lại thay quần áo, hóa trang thành nhà tư sản nhàn rỗi có thú ham mê chơi cây cảnh. Do thành thạo đường tắt, Mười Tuân bỏ qua nhiều trạm kiểm soát. Một vài đồn gọi má lái xét giấy. Má có căn cước thứ thiệt do chánh quyền Nguyễn Văn Thiệu cấp, thêm nữa thái độ má và cậu con trai rất ung dung, bình thản, nâng niu từng lá ớt héo nên không gặp trở ngại gì. Đêm 12 tháng 9 năm 1970, má Sáu Hoàn về tới đích an toàn. Ngay đêm hôm đó 10 kilôgam thuốc nổ C4 được giao cho hai chiến sĩ biệt động Phạm Thắng và Trần Hữu. Ngày hôm sau, cư xá Chi Lăng (Phú Nhuận) bị tấn công. 50 tên lính Mỹ bị đến tội ác.
    Sau trận này, anh Năm Thanh gặp Mười Tuân hỏi:
    - Cháu có muốn vào Đảng không?
    Mười Tuân trả lời hồn nhiên:
    - Dạ, các chú khỏi nói. Đó là đlềụ con rất trông, trông từng ngày, từng giờ mà chú.
    - Vậy má Sáu đã nói gì với con chưa?
    Trước mặt cán bộ lãnh đạo, Mười Tuân bày tỏ nỗi lòng mình:
    - Dạ! Đồng chí má Sáu lúc nào cũng coi con là con nít. Công tác thì đồng chí má Sáu giao lút đầu nhưng bồi dưỡng lại quá ít.
    Má Sáu cười hiền hòa:
    - Thôi mà. Nếu má có thiếu sót, má sẽ sửa chữa. Con cứ yên tâm, đầu sẽ có đó mà.
    Cuộc họp chi bộ hôm đó thông qua nghị quyết xét kết nạp Mười Tuân. Các anh báo cáo lên trên và được chuẩn y ngay. Má Sáu mừng vì con mình đã trưởng thành. Má đâu ngờ các anh lãnh đạo nóng lòng muốn kết nạp Mười Tuân. Ngày 5 tháng 10 năm 1970, Mười Tuân được gọi đi công tác. Tối đó về Mười Tuân khoe với má:
    - Suýt nữa con làm đảng viên đó má.
    - Sao lại suýt nữa?
    - Thiệt mà má! Bữa nay chú Năm Thanh và chú Chín Kiên gọi con tới để chuẩn bị kết nạp. Khi đọc xong lý lịch, mấy chú mới biết con sinh tháng 11 năm 1953. Chú Chín Kiên cười xòa? Tụi tao sai rồi. Sai thì phải sửa. Tụi tao đâu có ngờ mày chưa tới 17 tuổi. Cháu ráng đợi một năm nữa nghe. Chú cháu ta không được phép làm sai điều lệ Đảng.
    Mười Tuân khỏng có gì đề thắc mắc. Cậu gặp anh Tư Linh, anh Ba Vĩ kể lại những trận tấn công địch để thực hiện di chúc Bác Hỗ của trung đoàn Cận vệ Thanh niên.
Logged

Nếu có 1 ước muốn trở thành sự thật
Tôi chỉ muốn trở thành 1 người lính đảo
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM