Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 06:10:36 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hình ảnh & Tiểu sử Lãnh đạo, Tướng lĩnh, Sỹ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam  (Đọc 825404 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
panphilov
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 780



« Trả lời #190 vào lúc: 05 Tháng Tư, 2009, 01:52:26 am »


Phó Đô đốc Lê Văn Xuân (10.10.1929), nguyên: Phó Tư lệnh Phó Bí thư Đảng uỷ Quân chủng Hải quân, Chính uỷ Trường Sĩ quan Hải Quân.

Huân chương Quân công hạng Nhì, Huân chương Chiến thắng hạng Nhì, Huân chương Chiến công (hạng Nhất, Nhì), Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất, Huân chương Chiến sĩ vẻ vang (hạng Nhất, Nhì, Ba), Huy chương Quân kỳ quyết thắng, Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng, Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất của nhà nước Campuchia.

Thiếu tướng (1984), Trung tướng (1992)


Phó Đô đốc Lê Văn Xuân quê tại xã Đức Phong, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Ông tham gia cách mạng từ tháng 3 năm 1945. Từ tháng 3 năm 1945 đến năm 1954, chiến đấu ở chiến trường  Liên khu 5 (Trung đoàn 108 rồi Phòng chính trị Liên khu), tham gia các chiến dịch Quảng Nam Đà Nẵng, chiến dịch Bắc Tây Nguyên.
          
Từ năm 1954 đến năm 1957, ông tập kết ra Bắc, là Trưởng ban Tuyên huấn Sư đoàn 305. Từ năm 1958 đến năm 1959, ông là học viên Trường Trung cao chính trị Bộ Quốc phòng. Từ tháng 5 năm 1959 đến năm 1963, ông là Trưởng phòng Tuyên huấn Quân chủng Hải quân. Từ năm 1963 đến năm 1965, ông là học viên Học viện Hải quân Trung Quốc. Từ năm 1966 đến năm 1973, ông là Chính uỷ Trường Sỹ quan Hải quân.

Từ năm 1974 đến năm 1979, ông là Phó Chủ nhiệm chính trị Quân chủng Hải quân. Từ năm 1979 đến năm 1980, ông là Chủ nhiệm chính trị Quân chủng Hải quân. Năm 1981, ông học ở Trường Đảng Nguyễn Ái Quốc. Năm 1983, ông học ở Học viện Hải quân Liên Xô. Từ năm 1988 đến tháng 10 năm 1995, ông là Phó Tư lệnh Chính trị, Phó Bí thư Đảng uỷ Quân chủng Hải quân.

Tham khảo: Bảo tàng Quân sự Việt Nam
« Sửa lần cuối: 05 Tháng Mười Hai, 2011, 02:39:16 am gửi bởi panphilov » Logged

''Chúng tôi đánh giặc và làm thơ"
panphilov
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 780



« Trả lời #191 vào lúc: 05 Tháng Tư, 2009, 01:57:42 am »


Trung tướng Phan Hoan (bí danh: Phan Kiên, 15.05.1927), nguyên Tư lệnh kiêm Bí thư Đảng uỷ Quân khu 5, Phó Tư lệnh Binh chủng Thông tin, Tham mưu phó Mặt trận B3 (Tây Nguyên)

Huân chương Độc lập hạng Ba, Huân chương Quân công hạng Nhì, Huân chương Chiến công (hạng Nhất, Nhì, Ba), Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất, Huân chương Chiến sĩ Giảỉ phóng (hạng Nhất, Nhì, Ba), Huân chương Chiến si vẻ vang (hạng Nhất, Nhì, Ba), Huy chương Quân kỳ quyết thắng, Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng, Huân chương Bảo vệ Tổ quốc của nhà nước Campuchia.

Thiếu tướng (1984), Trung tướng (1988)


Trung tướng Phan Hoan quê tại xã Điện Nam, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Từ tháng 8 năm 1945 đến tháng 11 năm 1946, ông là Phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân Cách mạng lâm thời xã Điện Nam, Bí thư thanh niên Cứu quốc xã Điện Nam, Phó Bí thư Thanh niên tổng Thanh Quyết. Từ tháng 12 năm 1946 đến tháng 5 năm 1947, ông học Lục quân Khu 5 (Quảng Ngãi). Từ tháng 6 năm 1947 đến tháng 4 năm 1949, ông là Trung đội trưởng Biệt động đội vùng Điện Bàn, Thường vụ Đảng uỷ huyện Điện Bàn. Từ tháng 5 năm 1949 đến tháng 12 năm 1953, ông là Huyện đội phó huyện đội Điện Bàn, Thường vụ Đảng uỷ huyện Điện Bàn.
        
Từ tháng 1 năm 1954 đến tháng 5 năm 1955, ông là Chính trị viên Tiểu đoàn 17 Quảng Nam, Chính trị viên Trung đoàn 60, Trung đoàn 95, Sư đoàn 324, Bí thư Đảng uỷ Trung đoàn. Từ tháng 11 năm 1955 đến tháng 7 năm 1956, ông học tại Trường Văn hoá Bộ Tổng tham mưu. Từ tháng 8 năm 1956 đến tháng 8 năm 1961, ông là Trung đoàn phó, Bí thư chi bộ học viên học tại Học viện Thông tin Liên Xô. Tháng 9 năm 1961 đến tháng 4 năm 1965, ông là Đảng uỷ viên, Phó chủ nhiệm rồi Chủ nhiệm Khoa Thông tin Trường Trung cao Quân sự. Từ tháng 5 năm 1965 đến tháng 5 năm 1969, ông trở lại chiến trường miền Nam chiến đấu là Trưởng ban Thông tin, Phòng Thông tin Mặt trận B3 Tây Nguyên. Từ tháng 6 năm 1969 đến tháng 9 năm 1971, ông là Trung đoàn trưởng Trung đoàn 24 Mặt trận B3, Đảng uỷ viên Trung đoàn, sau đó ông được bổ giữ chức Tham mưu phó Mặt trận B3. Từ tháng 10 năm 1971 đến tháng 11 năm 1976, ông là Chỉ huy trưởng Mặt trận Quảng Đà, Chỉ huy trưởng tỉnh đội Quảng Nam Đà Nẵng, Thường vụ Đặc khu uỷ Mặt trận Quảng Đà, Tỉnh uỷ viên tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng.

Từ tháng 12 năm 1976 đến tháng 12 năm 1977, ông học bổ túc tại Học viện Quân sự cấp cao. Từ tháng 1 năm 1978 đến tháng 8 năm 1978, ông là Chỉ huy trưởng tỉnh đội Đắc Lắc, Tỉnh uỷ viên tỉnh đội Đắc Lắc. Tháng 10 năm1978 đến tháng 9  năm 1980, ông là Chỉ huy trưởng tỉnh đội Quảng Nam - Đà Nẵng, Thường vụ tỉnh uỷ Quảng Nam - Đà Nẵng. Từ tháng 10 năm 1980 đến tháng 7 năm 1981, ông là Phó tư lệnh Binh chủng Thông tin, Đảng uỷ viên Binh chủng. Từ tháng 8 năm 1981 đến tháng 3 năm 1983, ông là Phó tư lệnh Quân khu 5, Thường vụ Đảng uỷ Quân khu.

Từ tháng 4 năm 1983 đến tháng 7 năm 1987, ông là Phó tư lệnh Quân khu 5 kiêm Tư lệnh Mặt trận 579, Thường vụ Đảng uỷ Quân khu 5. Từ tháng 8 năm 1987 đến tháng 2 năm 1997, ông là Tư lệnh Quân khu 5, Bí thư Đảng uỷ Quân khu. Từ năm 1998, ông được Nhà nước cho nghỉ hưu.

Tham khảo: Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam
« Sửa lần cuối: 05 Tháng Mười Hai, 2011, 02:40:23 am gửi bởi panphilov » Logged

''Chúng tôi đánh giặc và làm thơ"
panphilov
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 780



« Trả lời #192 vào lúc: 05 Tháng Tư, 2009, 06:29:00 am »


Thiếu tướng Nguyễn An (4.1.1925-2004) từng giữ các chức vụ : Phó Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần, Cục trưởng Cục Vận tải Tổng cục Hậu cần, Phó Tư lệnh Đoàn 559.

Huân chương Quân công (hạng Nhất, Ba), Huân chương Chiến thắng chống Pháp hạng Nhì, Huân chương Chiến công hạng Ba, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất, Huân chương Chiến sĩ vẻ vang (hạng Nhất, Nhì, Ba), Huân chương Chiến sĩ Giải phóng (hạng Nhất, Nhì, Ba), Huy chương Quân kỳ quyết thắng, Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng.

Thiếu tướng (1984).


Thiếu tướng Nguyễn An quê tại xã Hải Triều, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên. Tháng 3 năm 1945, ông tham gia Việt Minh ở thị xã Quảng Yên rồi tham gia giành chính quyền ở tỉnh Quảng Yên (7.1945), sau đó vào chiến khu Đồng Triều, làm Trung đội phó Trung đội Võ Trang tuyên truyền. Tháng 11 năm 1945, ông học lớp cán bộ quân chính Chiến khu 3, sau đó làm Chính trị viên Trung đội pháo binh Cát Bà.

Tháng 3 năm 1946, ông là Chính trị viên Đại đội Ký Con trực thuộc Chiến khu 3 sau chuyển về Trung đoàn 42 Chiến khu 3. Tháng 10 năm 1947, Chính trị viên Tiểu đoàn 59 Trung đoàn 42, Bí thư Tiểu đoàn Uỷ, Đảng uỷ viên Trung đoàn 42. Tháng 7 năm 1949, Chủ nhiệm chính trị Trung đoàn 98, Uỷ viên Thường vụ, Đảng uỷ viên Trung đoàn 98. Từ tháng 8 năm 1949 đến tháng 12 năm 1949, Học viên lớp Nguyễn Ái Quốc khoá 1. Từ tháng 12 năm 1949 đến tháng 9 năm 1950, ông biệt phái về Văn phòng Trung ương Đảng theo dõi công tác quân sự. Từ tháng 10 năm 1950 đến tháng 10 năm 1963, công tác tại Cục Vận tải Tổng cục Hậu cần, Liên chi uỷ viên Cục Vận tải, tham gia các chiến dịch Biên giới, Trung du, Thượng Lào, Tây Bắc, Điện Biên Phủ.

Từ tháng 10 năm 1963 đến tháng 2 năm 1972, ông là Đoàn phó Đoàn 559, Tuyến trưởng Tuyến 3, Tư lệnh Sư đoàn 470, 471 Đoàn 559, Phó Tư lệnh Đoàn 559, Đảng uỷ viên Đoàn 559. Từ tháng 4 năm 1972 đến tháng 5 năm 1982, Cục trưởng Cục Vận tải Tổng cục Hậu cần, Bí thư Đảng uỷ Cục Vận tải, Đảng uỷ viên Đảng uỷ Tổng cục Hậu cần.

Từ tháng 5 năm 1982 đến tháng 9 năm 1990, ông là Phó Chủ nhiệm Tổng cục Hâụ cần, Uỷ viên Thường vụ Đảng uỷ Tổng cục Hậu cần. Tháng 9 năm 1990, ông được Nhà nước cho nghỉ chờ hưu. Tháng 10 năm 1991, ông nghỉ hưu. Thiếu tướng Nguyễn An mất tại thành phố Hồ Chí Minh.

Tham khảo: Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam
« Sửa lần cuối: 05 Tháng Mười Hai, 2011, 02:41:40 am gửi bởi panphilov » Logged

''Chúng tôi đánh giặc và làm thơ"
panphilov
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 780



« Trả lời #193 vào lúc: 05 Tháng Tư, 2009, 06:39:22 am »


Thiếu tướng Phạm Bân (1930-1995) từng giữ các chức vụ : Phó Đoàn chuyên gia Quân sự Việt nam tại Cu-ba, Phó Tư lệnh Mặt trận 579, Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Quân sự Quảng Nam Đà Nẵng.

Huân chương Quân công (hạng Nhì, Ba), 2 Huân chương Chiến công giải phóng hạng Nhất, 2 Huân chương Chiến công giải phóng hạng Nhì, Huân chương Chiến thắng chống Pháp hạng Ba, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất, Huân chương Chiến sĩ vẻ vang (hạng Nhất, Nhì, Ba), Huân chương Chiến sĩ giải phóng (hạng Nhất, Nhì, Ba), Huy chương Quân kỳ quyết thắng, Huân chương bảo vệ Tổ quốc do Nhà nước Căm-pu-chia trao tặng, Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng.

Thiếu tướng (1986).


Thiếu tướng Phạm Bân quê tại xã Điện Nam, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Tháng 4 năm 1946, ông nhập ngũ được điều về Đại đội 8 Tiểu đoàn 101 Trung đoàn 43 làm liên lạc. Tháng 6 năm 1947, chuyển sang công tác quân báo biệt động, là tiểu đội trưởng của Huyện đội Điện Bàn. Tháng 9 năm 1948, phụ trách đội thoát ly của các xã của huyện Điện Bàn. Tháng 3 năm 1949, học đào tạo do Tỉnh đội Quảng Nam mở. Tháng 1 năm 1950, chuyển về công tác tại Tỉnh đội Quảng Nam. Tháng 2 năm 1953, chuyển về Huyện đội Điện Bàn kiêm xã đội trưởng xã Điện Nam. Cuối năm 1953, chuyển về Đại đội 64 Tỉnh đội Quảng Nam. Tháng 7 năm 1954, công tác tại Đại đội 5, Tiểu đoàn 6, Trung đoàn 93, Tỉnh đội Quảng Nam. Cuối năm 1954, ông tập kết ra Bắc, được điều về Sư đoàn 324 giữ chức Đại đội trưởng công binh, Sư đoàn 324.

Tháng 9 năm 1958, ông được cử đi học tại trường Văn hóa Lạng Sơn. Tháng 10 năm 1961, đi học tại Trường Thiết giáp Trung Quốc. Tháng 11 năm 1964, về nước được điều về Tiểu đoàn 2 Trung đoàn 202 thuộc Bộ Tổng tư lệnh.

Tháng 3 năm 1965, ông là Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 6 Trung đoàn 203 thuộc Bộ tư lệnh Thiết giáp. Tháng 3 năm 1966, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 4 Trung đoàn 202. Tháng 7 năm 1966, Trợ lý tham mưu chiến thuật Bộ tư lệnh Thiết giáp.

Năm 1967, trở về miền Nam chiến đấu. Từ năm 1968 đến năm 1969, ông được điều về Trường Quân chính Quân khu 5 là phân khoa phó. Từ năm 1969 đến năm 1972, ông là Trung đoàn trưởng Trung đoàn 31 Sư đoàn 2 Quân khu 5. Từ năm 1972 đến năm 1974, ông là Tham mưu phó Sư đoàn 711, Trung đoàn trưởng Trung đoàn xe tăng Quân khu 5. Từ năm 1974 đến năm 1975, ông là Trưởng phòng Thiết giáp Quân khu 5.

Từ năm 1975 đến năm 1978, ông là cán bộ tổng kết của Quân khu 5. Từ năm 1978 đến năm 1979, ông là Sư trưởng Sư đoàn 307 Quân khu 5. Từ năm 1979 đến năm 1980, ông học tại Học viện Quân sự cấp cao. Từ năm 1980 đến năm 1985, ông là Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Từ năm 1985 đến năm 1990, ông là Phó tư lệnh Mặt trận 579. Từ năm 1990 đến năm 1994, ông là Phó Đoàn chuyên gia Quân sự Việt Nam tại Cu Ba.

Tham khảo: Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam
« Sửa lần cuối: 05 Tháng Mười Hai, 2011, 02:42:41 am gửi bởi panphilov » Logged

''Chúng tôi đánh giặc và làm thơ"
panphilov
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 780



« Trả lời #194 vào lúc: 05 Tháng Tư, 2009, 06:47:25 am »


Trung tướng Khuất Duy Tiến (bí danh : Duy Tâm, 27.2.1931) từng giữ các chức vụ : Hiệu trưởng Trường Sĩ quan Lục quân I, Cục trưởng Cục Quân lực Bộ Tổng tham mưu, Tư lệnh Quân đoàn 3.

Huân chương Quân công (hạng Nhì, Ba), Huân chương Chiến thắng chống Pháp hạng Ba, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất, 2 Huân chương Chiến công hạng Nhất, Huân chương Chiến công hạng Nhì, 2 Huân chương Chiến công hạng Ba, Huân chương Chiến sĩ vẻ vang (hạng Nhât, Nhì, Ba), Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng.

Thiếu tướng (4.1984), Trung tướng (2.1990).

Trung tướng Khuất Duy Tiến quê tại xã Đại Đồng, huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây. Ông tham gia cách mạng từ năm 1946, hoạt động tại địa phương làm công tác thanh niên huyện Thạch Thất. Đầu năm 1950, ông bị địch bắt, sau đó ông vượt ngục tiếp tục hoạt động ở địa phương. Tháng 9 năm 1950, ông nhập ngũ, là chiến sỹ Đại đội 737, Tiểu đoàn 3, Trung đoàn 48, Sư đoàn 320. Từ năm 1952 đến năm 1954, ông là Tiểu đội phó, Tiểu đội trưởng thuộc Đại đội 27, Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 48, Sư đoàn 320. Từ tháng 1 năm 1954 đến năm 1955, ông là Trung đội trưởng, rồi Đại đội trưởng Đại đội 129, Tiểu đoàn 2 Trung đoàn 48 Sư đoàn 320.
 
Năm 1956, ông được cử đi học tại Trường Sỹ quan Lục quân. Năm 1958, ông làm công tác huấn luyện tại Sư đoàn 320. Từ tháng 11 năm 1959 đến tháng 5 năm 1962, ông là giáo viên chiến thuật Trường Quân chính Quân khu 3. Từ tháng 6 năm 1962 đến năm 1964, ông học tại Trường Trung cao Quân sự khoá 1. Từ năm 1965 đến tháng 9 năm 1967, ông là Trợ lý huấn luyện Phòng Quân huấn Quân khu 3. Từ tháng 10 năm 1967 đến tháng 10 năm 1969, ông là Tham mưu trưởng Trung đoàn 64, Sư đoàn 320. Từ tháng 11 năm 1969 đến tháng 1 năm 1971, ông là Trung đoàn phó Trung đoàn 64, Sư đoàn 320. Từ tháng 2 năm 1971 đến tháng 11 năm 1973, ông là Trung đoàn trưởng Trung đoàn 64, Sư đoàn 304, tham gia chỉ huy Trung đoàn chiến đấu tại Đường 9 Nam Lào, đơn vị tham gia bắt sống đại tá Nguyễn Văn Thọ, Lữ trưởng Lữ đoàn dù 3 nguỵ Sài Gòn. Tháng 12 năm 1973 đến năm 1975, ông là Trưởng phòng Tác chiến, Mặt trận B3 Tây Nguyên, sau là Trưởng phòng Tác chiến Quân đoàn 3, tham gia chiến dịch giải phóng Tây Nguyên, chiến dịch Hồ Chí Minh.
 
Từ tháng 12 năm 1976 đến tháng 11 năm 1979, ông là Sư đoàn phó rồi Sư đoàn trưởng Sư đoàn 320, tham gia làm nhiệm vụ quốc tế giúp bạn Căm pu chia. Tháng 12 năm 1979, ông là Tham mưu trưởng Quân đoàn 3. Từ năm 1980 đến năm 1984, ông là Phó tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Quân đoàn 3. Từ tháng 12 năm 1984 đến năm 1989, ông là Tư lệnh Quân đoàn 3. Tháng 6 năm 1989, ông là Cục trưởng Cục Quân lực Bộ Tổng tham mưu. Từ tháng 6 năm 1994 đến tháng 10 năm 1997, ông là Hiệu trưởng Trường Sỹ quan Lục Quân.
 
Từ tháng 10 năm 1997 đến năm 2001, ông được Nhà nước cho nghỉ chờ hưu, năm 2001 ông có quyết định nghỉ hưu.

Tham khảo: Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam
« Sửa lần cuối: 05 Tháng Mười Hai, 2011, 02:43:36 am gửi bởi panphilov » Logged

''Chúng tôi đánh giặc và làm thơ"
panphilov
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 780



« Trả lời #195 vào lúc: 05 Tháng Tư, 2009, 06:53:57 am »


Trung tướng Tiêu Văn Mẫn (1935) từng giữ các chức vụ: Phó Chủ nhiệm Chính trị rồi Phó Tư lệnh Chính trị Quân đoàn 3, Phó Tư lệnh Chính trị Quân khu 5.

Huân chương Quân công hạng Nhì, Huân chương Chiến công (hạng Nhì, Ba), Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhât, Huy chương Chiến sĩ vẻ vang (hạng Nhất, Nhì, Ba), Huy chương Quân kỳ quyết thắng, Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng.

Thiếu tướng (1988), Trung tướng (1994).


Trung tướng Tiêu Văn Mẫn quê tại xã Hành Minh, huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi. Ông nhập ngũ tháng 6 năm 1953. Từ tháng 6 năm 1953 đến tháng 10 năm 1955, ông là chiến sỹ, Tiểu đội trưởng Đại đội 2, Tiểu đoàn 375 Quân khu 5.

Từ năm 1955 đến tháng 6 năm 1959, ông là Tiểu đội trưởng, Trung đội phó Trung đoàn 90, Sư đoàn 304. Từ tháng 7 năm 1959 đến tháng 2 năm 1963 là học viên Trường sỹ quan Lục quân. Từ tháng 3 năm 1963 đến tháng 2 năm 1965, ông là Chính trị viên phó Đại đội 2, Lữ 350 và Đại đội 2, Tiểu đoàn 1 Trung đoàn 42.

Từ tháng 3 năm 1965 đến tháng 10 năm 1969, ông vào chiến trường miền Nam là Chính trị viên Đại đội 2 Tiểu đoàn 4 Trung đoàn 24, sau là Chính trị viên Tiểu đoàn 6, Trung đoàn 24, rồi Phó Chính uỷ Trung đoàn 24. Từ tháng 11 năm 1969 đến tháng 10 năm 1971, ông là Chính trị viên Huyện đội, Phó Chính uỷ Trường Quân chính Mặt trận Tây Nguyên, Phó Chính uỷ Viện Quân y 211. Từ tháng 11 năm 1971 đến tháng 11 năm 1980, ông ra Bắc là Trợ lý Cục Tổ chức Tổng Cục Chính trị.

Từ tháng 12 năm 1980 đến tháng 10 năm 1983, ông  là Phó Sư đoàn trưởng Sư đoàn 320 Quân đoàn 3. Từ tháng 11 năm 1983 đến tháng 9 năm 1987, ông là Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân đoàn 3. Từ tháng 10 năm 1987 đến tháng 3 năm 1990, ông là Phó Tư lệnh Chính trị Quân đoàn 3. Từ tháng 4 năm 1990 đến tháng 8 năm 1991, ông là Chủ nhiệm Chính trị Quân khu 5. Từ tháng 9 năm 1991 đến tháng 9 năm 1998, ông là Phó Tư lệnh Quân khu 5.

Tham khảo: Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam
« Sửa lần cuối: 05 Tháng Mười Hai, 2011, 02:47:53 am gửi bởi panphilov » Logged

''Chúng tôi đánh giặc và làm thơ"
rongxanh
Thành viên
*
Bài viết: 2085

Mơ về nơi xa lắm.


« Trả lời #196 vào lúc: 05 Tháng Tư, 2009, 08:00:32 am »


Trung tướng Khuất Duy Tiến (bí danh : Duy Tâm, 27.2.1931) từng giữ các chức vụ : Hiệu trưởng Trường Sĩ quan Lục quân I, Cục trưởng Cục Quân lực Bộ Tổng tham mưu, Tư lệnh Quân đoàn 3.

Huân chương Quân công (hạng Nhì, Ba), Huân chương Chiến thắng chống Pháp hạng Ba, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất, 2 Huân chương Chiến công hạng Nhất, Huân chương Chiến công hạng Nhì, 2 Huân chương Chiến công hạng Ba, Huân chương Chiến sĩ vẻ vang (hạng Nhât, Nhì, Ba), Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng.

Thiếu tướng (4.1984), Trung tướng (2.1990).



Em hơi lạ, tên bác này đặt thành đường Khuất Duy Tiến tại Thanh XUân (đường Bê tông)?
Logged
demmauhong
Thành viên
*
Bài viết: 12


« Trả lời #197 vào lúc: 05 Tháng Tư, 2009, 10:31:44 am »

Đường đó đặt theo tên nhà cách mạng Khuất Duy Tiến (1910-1984), nguyên Ủy viên thường vụ Xứ ủy Bắc kỳ, nguyên Chủ tịch Ủy ban Hành chính TP Hà Nội trong Kháng chiến chống Pháp
Logged
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #198 vào lúc: 05 Tháng Tư, 2009, 10:46:25 am »

Tìm thấy mấy thông tin trên yahoo hỏi và đáp về Trung tướng Nguyễn Duy Tiến:
Tướng Khuất Duy Tiến nguyên là Tư lệnh quân đoàn 3, nguyên Cục trưởng Cục Quân lục, Bộ Quốc phòng. Xây dựng gia đình từ năm 1958 nhưng phải 31 năm sau - tức năm 1989 khi chuyển công tác về Bộ Tổng tham mưu - ông mới được sống gần vợ. Trong 31 năm ấy, gần như không lúc nào ông phải mất ăn mất ngủ vì lo phiền những chuyện gia đình. Ông là người hiểu hơn ai hết công sức hậu phương lớn.
"... Ông sinh ra trong một gia đình nghèo. Bố Ông năm 9 tuổi đã phải đi ở cho người ta vì ông nội mất sớm, bà nội phải nuôi ba người con. Mẹ Ông cũng sinh ra trong một gia đình đông con và phải đi ở đợ. Năm Ông lên 10 tuổi, thương bố, đòi đi làm, nhưng bố Ông không cho.Bố Ông bắt phải đi học,bố ông muốn con cái lớn lên có chút chữ nghĩa để không còn khổ cực.
Khi đi bộ đội, Ông ở sư đoàn 320. Từ một anh chiến sĩ chưa biết đi đều, nheo mắt không ngắm được súng, rồi làm anh nuôi... Ông trải qua nhiều vị trí cho đến ngày nay là trung tướng. Quân đội đã đào tạo Ông lên người.- lời của KDT
Ông lấy vợ năm 1958, khi đang học ở trường Sĩ quan lục quân. Vợ Ông lúc ấy là nhân viên phục vụ ở Ủy ban Hành chính kháng chiến tỉnh Hòn Gai
Năm 1967, ông vào miền Nam, đi chiến đấu tại nước bạn Lào.
nguồn
http://www.baomoi.com/Home/XaHoi/2007/5/...
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
panphilov
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 780



« Trả lời #199 vào lúc: 08 Tháng Tư, 2009, 04:21:33 pm »


Thiếu tướng Thái Dũng (Nguyễn Thái Dũng, Nguyễn Hữu Thái, 03.11.1919 - ) từng giữ các chức vụ Hiệu trưởng Trường sĩ quan Lục quân, Phó Tư lệnh Quân khu Tả Ngạn, Cục phó Cục Tác chiến Bộ Tổng Tham mưu.

Huân chương Độc lập hạng Ba, Huân chương Quân công hạng Nhất, Huân chương Chiến công hạng Nhất, Huân chương Kháng chiến (chống Pháp) hạng Nhất, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất, Huân chương Chiến sĩ vẻ vang (hạng Nhất, Nhì, Ba), Huy chương Quân kỳ quyết thắng, Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng.

Thiếu tướng (1974).


Thiếu tướng Thái Dũng quê ở Phố Cũ, thị xã Cao Bằng. Tham gia Việt Minh ở thị xã Cao Bằng, tháng 8 năm 1945 ông nhập ngũ. Ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 1 tháng 5 năm 1946 (chính thức tháng 7 năm 1946).

Từ tháng 01 năm 1946 đến tháng 7 năm 1949, ông trưởng thành từ chiến sỹ đến Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 29 Sư đoàn 308. Từ tháng 8 năm 1949 đến tháng 5 năm 1953, ông là Trung đoàn trưởng Trung đoàn 88 Sư đoàn 308.

Từ tháng 5 năm 1955 đến năm 1961, ông là Cục phó Cục Tác chiến Bộ Tổng Tham mưu. Từ tháng 8 năm 1964 đến tháng 7 năm 1966, ông là Sư đoàn trưởng Sư đoàn 308. Từ tháng 8 năm 1966 đến năm 1967, ông là Tham mưu trưởng Mặt trận Tây Nguyên. Từ năm 1967 đến tháng 10 năm 1968, ông là Sư đoàn trưởng Sư đoàn 304, 308. Từ tháng 11 năm 1968 đến tháng 01 năm 1969, ông là Phó tư lệnh Quân khu Tả Ngạn.

Từ tháng 02 năm 1969 đến tháng 3 năm 1978, ông là Hiệu trưởng Trường Sỹ quan Lục quân. Từ tháng 4 năm 1978 đến tháng 3 năm 1979, ông là Cán bộ nghiên cứu của Học viện Quân sự cấp cao. Từ tháng 4 năm 1979 đến tháng 6 năm 1987, ông là Chuyên viên Học viện Quân sự cấp cao.

Tham khảo: Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam
« Sửa lần cuối: 05 Tháng Mười Hai, 2011, 02:49:27 am gửi bởi panphilov » Logged

''Chúng tôi đánh giặc và làm thơ"
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM