Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 07:11:24 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hình ảnh & Tiểu sử Lãnh đạo, Tướng lĩnh, Sỹ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam  (Đọc 825408 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
panphilov
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 780



« Trả lời #500 vào lúc: 04 Tháng Sáu, 2012, 04:00:43 pm »


Thiếu tướng Nguyễn Duy Thái (14.1.1914 – 1.12.1995) từng giữ các chức vụ : Tổng Giám đốc các xưởng Quân giới, Cục phó rồi Cục trưởng Cục Quân giới, Cục trưởng Cục Quản lý Công nghiệp trực thuộc Tổng cục Hậu cần, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Kỹ thuật.  Ngoài ra, ông còn từng là Thứ trưởng Bộ Cơ khí Luyện kim, Thứ trưởng Bộ Lao động, Đại biểu Quốc hội Khóa 3.

Huân chương Độc lập hạng Nhất, Huân chương Quân công hạng Nhất, Huân chương Chiến thắng hạng Nhất, Huân chương Kháng chiến (chống Pháp) hạng Nhất, Huân chương Chiến thắng hạng Nhất, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng Nhất, Huân chương Chiến công hạng Nhất…

Thiếu tướng (1985).


Ông sinh ra và lớn lên tại làng Phương Lưu, huyện Hải An, nay thuộc phường Đông Hải, quận Hải An, thành phố Hải Phòng. Quê gốc tại xã Đông Lĩnh, huyện Phủ Dực, nay thuộc xã An Bài, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình. Bố ông, cụ Nguyễn Duy Mận, do hoàn cảnh gia đình khó khăn đã chuyển ra thành phố cảng mưu sinh từ năm 1909.

Khi còn đi học, ông là một học sinh thông minh, hiếu học của Trường An Dương rồi Trường Bonal (nay là Trường THPT Ngô Quyền) của Hải Phòng. Nhà nghèo, đông con nên bố mẹ dồn sức cho ông, con cả. Để phụ giúp gia đình, ngoài giờ đi học, ông còn làm thêm nhiều công việc tăng gia như bắt tôm, bắt cá. Học giỏi, luôn đứng đầu lớp, nhưng nhà nghèo không có tiền lên Hà Nội học tiếp, năm 1929 ông thi và đỗ vào Trường Kỹ nghệ Hải Phòng. Có năng khiếu về các môn khoa học, đặc biệt là toán nên Nguyễn Duy Thái được chọn vào học thiết kế cơ khí. Đứng đầu lớp năm thứ nhất và năm thứ hai, kết thúc năm thứ ba thi tốt nghiệp đứng đầu Trường, “Một học sinh xuất sắc giỏi toàn diện” là lời nhận xét của thầy chủ nhiệm người Pháp ghi trong học bạ của ông.

Ở đây, xin nói thêm về Trường Bonal  tức trường Trung học Phổ thông Ngô Quyền ngày nay. Trường thành lập ngày 15 tháng 10 năm 1920, là trường trung học đầu tiên của vùng Duyên Hải Bắc Kỳ, trường không chỉ tuyển sinh ở Hải Phòng mà còn có học sinh của các tỉnh: Hải Dương, Thái Bình, Quảng Yên,… Các học sinh đều phải trải qua những kỳ thi tuyển ở lớp đồng ấu, lớp nhì năm thứ nhất và lớp cao đẳng tiểu học, đặc biệt muốn vào lớp trung học thì phải là những học sinh khá và giỏi, vì số dự thi ngày càng đông mà số tuyển chọn hàng năm không đổi, chỉ tuyển 45 học sinh. Do đặc điểm tuyển chọn như vậy nên trường trung học Bonnal có tính chất như một trường chuyên hiện nay.

Trường Bonal là một ngôi trường có bề dày truyền thống, không những của Hải Phòng mà của Việt Nam,  một trong những cái nôi của phong trào Cách mạng tại Hải Phòng, nơi sản sinh cho đất nước nhiều lãnh đạo cấp cao trên nhiều lĩnh vực, nhà khoa học cũng như văn nghệ sĩ nổi tiếng như các ông : Nguyễn Văn Linh (1915-1998), nguyên Tổng Bí thư; Nguyễn Bình (1906-1951), Trung tướng – Anh hùng Liệt sĩ, nguyên Tư lệnh Nam Bộ; Hoàng Thế Thiện (1922-1995), Thiếu tướng, nguyên Chính ủy Bộ đội Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; Lưu Văn Lợi (1914), Đại tá, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Trưởng Ban Biên giới Chính phủ; Trần Đình Cửu (1925-2002), Thiếu tướng, nguyên Phó Tư lệnh Chính trị Quân khu 7; Lưu Văn Mẫn, nguyên Phó Văn phòng Trung ương Đảng, Phó Ban Tài chính – Quản trị Trung ương; Phạm Văn Thái tức Trần Kiên, nguyên Phó Tổng Biên tập Báo Nhân dân; Văn Cao (1923-1995), nhạc sĩ, tác giả Quốc ca, Giải thưởng Hồ Chí Minh; Vũ Quý, nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Xây dựng; Đỗ Nhuận (1922-1991), Đại tá – Nhạc sĩ, nguyên Tổng Thư ký đầu tiên Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Giải thưởng Hồ Chí Minh; Thế Lữ (1907-1989), nhà thơ, nhà văn, nhà hoạt động sân khấu, Nghệ sĩ Nhân dân, nguyên Chủ tịch đầu tiên Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, Đại biểu Quốc hội Khóa 2; Nguyễn Đình Thi (1924-2003), nguyên Chủ tịch Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, Giải thưởng Hồ Chí Minh; Nguyễn Huy Tưởng (1912-1960), nhà văn, nhà viết kịch, nguyên Uỷ viên ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa 1, Giải thưởng Hồ Chí Minh; Nguyễn Lân (1906-2003), Giáo sư – Nhà giáo Nhân dân, Giải thưởng Nhà nước về Khoa học và Công nghệ, Vũ Khiêu (1916), Giáo sư, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam, Giải thưởng Hồ Chí Minh… Từ trước năm 1930, phong trào Cách mạng đã có trong học sinh Trường Bonnal. Đó là ‘Học sinh Đoàn’ do ông Nguyễn Văn Linh phụ trách.

Năm 1932, Nguyễn Duy Thái trúng tuyển viên chức, được nhận vào làm việc ở ngành hoả xa. Năm 1933, ông đăng kí theo học lớp hàm thụ đại học của Trường Eyrolle (Pháp) chuyên ngành kỹ sư thiết kế cơ khí. Cuộc khủng hoảng kinh tế Thế giới những năm 1935 - 1936 đã ảnh hưởng xấu tới công việc của nhiều người, riêng ông bị mất việc vào đúng thời điểm vừa lập gia đình, phải lang thang tìm việc ở Hà Nội, Vinh, Quy Nhơn, rồi sang tận Lào làm thuê gần một năm. Năm 1936, khi tình hình kinh tế trở lên ổn định, ông lên đường về nước, suýt bỏ mạng dọc đường vì bệnh sốt rét ác tính. May thay, lúc đó ông gặp nhà Cách mạng Trần Danh Tuyên, được giúp đỡ cho nên mới có thể về đến Hải Phòng đoàn tụ cùng gia đình. Ông Trần Danh Tuyên (1911 – 1997) sau này từng là Xứ ủy viên Xứ ủy Bắc Kỳ, Bí thư Thành ủy Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Vật tư, Phó trưởng Ban Đối ngoại Trung ương, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Công đoàn Việt Nam, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng Khóa 3, Đại biểu Quốc hội từ Khóa 1 đến 6.

Cuối năm 1936, nhờ có nhận xét tốt trong học bạ, Nguyễn Duy Thái được nhận vào làm kỹ thuật viên Nhà máy Đóng tàu Ca-rông tại Hải Phòng. Nhà máy Đóng tàu Ca-rông là một trong cái nôi của phong trào công nhân thành phố Cảng, gắn liền với những tên tuổi: Hạ Bá Cang tức Hoàng Quốc Việt (1905-1992), sau là Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao; Trần Xuân Độ (1894 – 1997), nguyên Chính ủy đầu tiên Quân khu 7. Năng lực làm việc tốt lại cần cù, nên sau một thời gian ngắn, lương tháng của ông chỉ đứng sau kỹ sư trưởng người Nhật. Năm 1938, thầy giáo Camboulive dạy nghề cho ông trước đây, được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường Bách nghệ Hà Nội (số 2F Quang Trung ngày nay) đã mời ông về dạy kỹ thuật chuyên môn cho học sinh năm thứ hai và năm thứ ba niên khoá 1938-1939.

Chiến tranh thế giới lần thứ 2 bùng nổ, do bí mật vận động thanh niên không đi lính cho Pháp, Nguyễn Duy Thái bị mật thám tình nghi, gọi chất vấn. Đúng lúc đó thì giám đốc nhà máy Ca-rông có thư mời ông về làm kỹ sư trưởng thay người Nhật đã bỏ việc. Vừa làm, vừa tiếp tục học hàm thụ đại học, cuối năm 1941, ông mới chính thức thi đậu bằng kỹ sư thiết kế cơ khí của Trường Eyrolle, hưởng lương 120 đồng/ tháng.

Chủ Nhà máy Dancette ở Hải Phòng từ lâu đã khâm phục tài năng của Nguyễn Duy Thái, nhân việc thay đổi giám đốc ở Ca-rông, đã mời ông về làm kỹ sư trưởng với mức lương gấp đôi (240 đồng/ tháng). Thời gian này, ông góp vốn với bạn bè để thành lập Công ty “Phương xa” của riêng người Việt, chế tạo que hàn và ca-nô, đồng thời tham gia Hội ái hữu, truyền bá tư tưởng yêu nước, độc lập dân tộc. Trước những hoạt động yêu nước của ông, mật thám Pháp vẫn bí mật theo dõi, mặc dù lúc này ông chưa tham gia bất cứ đoàn thể nào do Đảng lãnh đạo. Tháng 8 năm 1943, Nguyễn Duy Thái bị bắt khi đang cùng bạn bè hát Quốc tế ca. Chủ Nhà máy Dancette lo mất kỹ sư chủ chốt, đã tìm cách bảo lãnh cho ông được trả tự do. Cơ quan an ninh Pháp đồng ý với điều kiện ông phải bị quản thúc tại nhà, không được rời Hải Phòng.

Hai năm 1944-1945, cao trào kháng Nhật - Pháp phát triển ngày càng mạnh, ảnh hưởng của Việt Minh lan rộng, Nguyễn Duy Thái tham gia Mặt trận Việt Minh tại Hải Phòng, được giao nhiệm vụ bí mật huy động công nhân rèn giáo mác, vũ khí, dán truyền đơn, tuyên truyền chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa khi thời cơ tới. Tháng 8 năm 1945, ông tham gia giành chính quyền tại thành phố Cảng và được cử làm Phó chủ tịch Ủy ban Kỹ nghệ Hải Phòng. Ủy ban này có nhiệm vụ quản lý một số lượng lớn các cơ sở sản xuất tư nhân vắng chủ ở Hải Phòng sau khi Cách mạng thành công.

Tháng 12 năm 1945, Nguyễn Duy Thái được kết nạp vào Đảng và được giao nhiệm vụ phối hợp tổ chức vận chuyển trang thiết bị, vật tư và tài liệu kỹ thuật từ Hải Phòng về Xưởng quân giới ở Chí Linh của Đệ Tứ Chiến khu. Tháng 8 năm 1946, trước nguy cơ chiến tranh lan rộng ra cả nước, Nguyễn Duy Thái được điều sang Quân đội, công tác trong ngành quân giới non trẻ. Thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng CSVN, từ cuối tháng 10 năm 1946, tất cả các binh công xưởng sản xuất, sửa chữa vũ khí thuộc Vệ quốc đoàn, do Cục Chế tạo Quân giới quản lý. Ông được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng CSVN bổ nhiệm làm Tổng giám đốc các binh công xưởng.

Ngày 4 tháng 2 năm 1947, Cục Chế tạo Quân giới đổi tên thành Cục Quân giới, cơ quan được kiện toàn thành 3 nha và một phòng. Nha Nghiên cứu Kỹ thuật do ông Trần Đại Nghĩa, Cục trương kiêm Giám đốc, có nhiệm vụ nghiên cứu, thiết kế, chế thử các loại vũ khí mới theo yêu cầu chiến đấu, nâng cao chất lượng, hiệu quả các vũ khí sản xuất, các vật liệu thay thế. Nha Giám đốc binh công xưởng do Nguyễn Duy Thái làm Giám đốc, có nhiệm vụ chỉ đạo kế hoạch và kỹ thuật sản xuất của các binh công xưởng, các ty quân giới, đồng thời chỉ đạo sản xuất, cải tiến kỹ thuật ở các xưởng; thiết kế, vẽ kiểu một số loại vũ khí như mìn, lựu đạn, súng cối… Nha Mậu dịch do ông Nguyễn Ngọc Xuân (1902-1981) Cục phó kiêm Giám đốc, có nhiệm vụ tìm nguồn vật tư và tổ chức thu mua máy móc, nguyên vật liệu cần thiết cho sản xuất quân giới. Phòng Văn thư do ông Vũ Văn Đôn phụ trách, chịu trách nhiệm quản lý hành chính, kế toán tài vụ và vận tải. Năm 1951, ông là Cục phó Cục Quân giới.

Sau Kháng chiến chống Pháp, Nguyễn Duy Thái tiếp tục giữ chức vụ Cục phó Cục Quân giới cho tới năm 1960 là Cục trưởng. Năm 1964, ông là Cục trưởng Cục Quản lý Công nghiệp trực thuộc Tổng cục Hậu cần, rồi Phó Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần (1968). Tháng 10 năm 1969, ông chuyển ngành sang làm Thứ trưởng Bộ Cơ khí Luyện kim, rồi Thứ trưởng Bộ Lao động. Tháng 4 năm 1978, ông được điều trở lại Quân đội giữ chức vụ Phó Chủ nhiệm Tổng cục Kỹ thuật cho đến khi về hưu năm 1989. Ông được phong Thiếu tướng năm 1985 và là Đại biểu Quốc hội Khóa 3.
Logged

''Chúng tôi đánh giặc và làm thơ"
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #501 vào lúc: 08 Tháng Sáu, 2012, 09:07:19 am »

 Cô spam vậy , nhắn tin cho cháu mãi không được vì hòm thư đầy , cô mới mua lại được vài trăm cuốn : Nguyễn Sơn _ Lưỡng quốc tướng quân . Có thông tin cháu cần , cháu xóa hòm thư bớt để cô gửi tin cho cháu.

 Rất khâm phục và rất cám ơn sự kiên trì của cháu với các tướng lĩnh trong QDNDVN , đặc biệt là các cụ từ thời xưa lại trong các quân khu phía Nam . Cháu thật tuyệt vời xứng đáng là "Kho tư liệu sống về tiểu sử các tướng lĩnh của QDNDVN anh hùng".
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Sáu, 2012, 09:17:34 am gửi bởi hatuyenha » Logged
linh thong tin
Thành viên
*
Bài viết: 746



« Trả lời #502 vào lúc: 08 Tháng Sáu, 2012, 07:27:02 pm »


Trung tướng Lê Quang Đạo (8/8/1921 – 24/7/1999), nguyên Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch Đoàn chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nguyên Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Sao Vàng (truy tặng 2003), Huân chương Quân công hạng Nhất, Huân chương Kháng chiến hạng Nhất, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất, Huân chương Chiến công hạng Nhất, Huân chương Chiến sĩ vẻ vang Nhất – Nhì – Ba, Huy chương Quân kỳ Quyết thắng. Huân chương Itxala (Itxala: Nhân dân) của Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.



Itxala là tự do. Paxaxôn mới là nhân dân.
Logged
panphilov
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 780



« Trả lời #503 vào lúc: 27 Tháng Sáu, 2012, 01:48:08 pm »


Thiếu tướng Anh hùng Nguyễn Thanh Tùng (1933) từng giữ các chức vụ : Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 46 - Phòng Quân báo Miền, Phó Phòng Đặc công Miền, Trung đoàn trưởng Trung đoàn Đặc công 113 (Đoàn 113), Chỉ huy phó Đoàn Đặc công 27, Chỉ huy phó Đoàn Đặc công 429, Sư đoàn trưởng Sư đoàn 5, Sư đoàn trưởng Sư đoàn 310, Tham mưu trưởng tiền phương Quân khu 7, Phó Tư lệnh Mặt trận 779, Chỉ huy phó – Tham mưu trưởng rồi Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự tỉnh Đồng Nai, Chủ tịch Hội cựu Chiến binh tỉnh Đồng Nai - Ủy viên thường vụ Trung ương Hội. Ngoài ra, ông còn từng là Đại biểu Quốc hội Khóa 8 và 9.

Huân chương Kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng Nhất, Huân chương Chiến sĩ Giải phóng (Nhất, Nhì, Ba), Huân chương Chiến sĩ vẻ vang (Nhất, Nhì, Ba), 5 Huân chương Chiến công giải phóng, 3 lần là Dũng sĩ, Huy chương Quân kỳ quyết thắng, … Ông được phong tặng Danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân ngày 6 tháng 11 năm 1978 khi đang là Trung tá, Chỉ huy phó Đoàn Đặc công 429, Quân khu 7.


Ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông dân nghèo tại ấp Bàu Sen, xã Hảo Đước, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh. Là anh cả trong một gia đình đông anh em (ngày ông lên đường nhập ngũ, mẹ ông đang mang theo người em thứ 8 ), ngay từ nhỏ ông đã phải tiếp xúc và làm quen với công việc đồng áng như làm cỏ, bón phân, cày ruộng, và đập lúa… Ngày ông lên đường nhập ngũ, mẹ ông phải giấu con bán mấy giạ lúa vì sợ ông không đồng tình. Tuy nhiên, số tiền bán được cũng chỉ đủ mua cho ông một tấm áo vải đen dài tay, một chiếc khăn rằn mà không thể cố thêm chiếc quần cộc cho đủ bộ.

Sự kiện trực tiếp, có ảnh hưởng lớn, ghi dấu ấn đậm nét suốt cuộc đời ông, đưa ông đến với Cách mạng giải phóng dân tộc, trở thành người lính Cụ Hồ đó là dịp sinh nhật Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 19 tháng 5 năm 1947. Ngày hôm đó, tại ấp Cây Trường, xã Hảo Đước, trong tầm đại bác của giặc vì tỉnh lỵ Tây Ninh rất gần, đặc biệt cách thành Nguyễn Thái Học do một đơn vị biệt động ngụy đóng không xa, nhân dân dựng lên một sân lễ rồi huy động tới vài ngàn người về dự mừng ngày sinh nhật Cụ Hồ. Trên khán đài có một cán bộ còn khá trẻ, người tầm thước, mặt hiền trong bộ đồ bà ba đen quen thuộc đứng lên diễn thuyết về Bác, về nhà Cách mạng Nguyễn Ái Quốc… Sau này, ông mới rõ người cán bộ đó chính là nhà Cách mạng - Anh hùng Liệt sĩ Hoàng Lê Kha (1917 – 1960), nguyên Thường vụ Tỉnh ủy Tây Ninh, bị sát hại theo luật 10.59 dưới chế độ độc tài gia đình trị Ngô Đình Diệm. Thông qua buổi diễn thuyết, ông hiểu hơn về Bác Hồ, về Cách mạng, đồng thời nung nấu quyết tâm lên đường đánh giặc.

Ngày 4 tháng 4 năm 1948, Nguyễn Thanh Tùng lên đường tòng quân cứu nước ở tuổi 15, và được biên chế vào Bộ đội Sivotha do người Anh hùng Ngô Thất Sơn tức Trịnh Ngọc Ảnh (1919 – 1949) chỉ huy, chiến đấu trên Chiến trường Tây Ninh, Đông Nam Bộ. Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, ông lên đường tập kết ra Bắc, là tiểu đội trưởng Tiểu đội trinh sát trực thuộc Tiểu đoàn 196, Sư đoàn 338 – Đông Nam Bộ. Năm 1959, ông chuyển về công tác tại Tiểu đoàn Trinh sát 74, Cục 2, Bộ Tổng Tham mưu rồi được cử đi đào tạo chỉ huy tại Trường Sĩ quan Lục quân (Trường Đại học Trần Quốc Tuấn bây giờ).

Dịp ra Tết năm 1961, Thiếu úy Nguyễn Thanh Tùng cùng nhiều cán bộ và chiến sĩ miền Nam tập kết khác được tập trung tại Hòa Bình, tăng cường luyện tập, chuẩn bị vượt Trường Sơn về Nam chiến đấu. Trong thời gian này, ông cùng đồng đội có nhiệm vụ rèn luyện thể lực và tập bắn đạn thật, làm quen với các loại súng Mỹ. Sau hơn một tháng luyện tập, các ông được đưa về Cầu Phùng để các lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân đội thăm hỏi, động viên, bồi dưỡng thêm về tinh thần, vật chất, hoành chỉnh trang bị cho mọi người, đồng thời tổ chức biên chế lại trước lúc lên đường. Trong thời gian này, ông có vinh dự cùng các đồng chí của mình được đón Bác Hồ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp đến thăm. Đoàn trở về Nam lần này mang tên Phương Đông 2, do ông Lê Quốc Sản (Tám Phương, sau là Thiếu tướng, Tư lệnh Quân khu 9) làm đoàn trưởng, ông Nguyễn Hồng Lâm (Hai Bứa, sau là Thiếu tướng, Phó Tư lệnh Quân khu 7) làm đoàn phó. Đoàn khởi hành vào một ngày tháng 3 năm 1961, vào 3 giờ sáng. Trước khi đi vào Khu 4, đoàn xe đi một vòng quanh Hà Nội để mọi người có thể ngắm nhìn phố phường lần cuối trước khi lên đường. Nhiều thành viên của Đoàn sau này đều trở thành những chỉ huy quân sự chủ chốt trên Chiến trường miền Nam, tướng lĩnh.

Sau hơn 5 tháng hành quân dọc đường Trường Sơn, đầu tháng 9 năm 1961, Đoàn Phương Đông 2 về tới Căn cứ R đóng tại đồi 300 Bình Long. Lúc bấy giờ, Cách mạng miền Nam đã chuyển sang giai đoạn chiến lược mới. Đế quốc Mỹ thi hành chiến lược chiến tranh đặc biệt bằng quân đội Sài Gòn với tiền, vũ khí và chỉ huy của Mỹ. Thời kì đen tối của Cách mạng miền Nam đã qua, thời kì ta chỉ đấu tranh chính trị đòi thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ là chủ yếu, không được vũ trang, còn quân đội Sài Gòn thì tha hồ bắt giết cán bộ, chiến sĩ và đồng bào ủng hộ Cách mạng. Đặc biệt, sau Đồng khởi, Lực lượng Quân Giải phóng ra đời và phát triển nhanh chóng, đòi hỏi một đội ngũ lớn các cán bộ lãnh đạo quân sự. Thiếu úy Nguyễn Thanh Tùng được phân công về Lữ đoàn 2 do ông Nguyễn Thành Cộng là lữ đoàn trưởng, Tạ Minh Khâm lữ đoàn phó.

Ngay sau khi về Trung đoàn 2, Nguyễn Thanh Tùng ngay lập tức cùng Lữ đoàn hành quân ba tháng rưỡi về Chiến khu Đ ở Mã Đà, Đồng Nai. Với bản tính hăng hái, lại được trang bị thêm nghề trinh sát đặc công nên qua các chặng đường trọng điểm phục kích ngăn chặn của Mỹ-VNCH, ông thường được phân công theo dõi, bám nắm địch để Trung đoàn vượt qua. Tại Chiến khu Đ, Lữ đoàn tiếp nhận quân số, trang bị vũ khí và chính thức trở thành Trung đoàn 2 – một trong số ít những đơn vị chủ lực của Chiến trường miền Nam lúc bấy giờ (lúc này, cấp tổ chức cao nhất mới chỉ là trung đoàn). Nhiệm vụ chủ yếu lúc này là học tập chính trị, quán triệt tình hình Cách mạng miền Nam, chuẩn bị chiến trường để đối phó lại âm mưu thủ đoạn của Mỹ-ngụy. Nguyễn Thanh Tùng là một trong những cán bộ đầu tiên được điều về xây dựng Đại đội 20 Trinh sát (Trung đoàn 2). Thời gian này, ông được phân công biệt phái về tỉnh Biên Hòa gặp ông Trần Công An (Hai Cà, sau là Đại tá) Tỉnh đội trưởng giúp đỡ tìm quân. Sau đó, ông được điều về công tác tại Đại đội 21 Trinh sát (Trung đoàn 2) trên cương vị Chính trị viên phó Đại đội.

Trận đầu ra quân của đại đội 21 là Trận đánh thí điểm ấp chiến lược Bàu Bàng mùa khô năm 1962. Nguyễn Thanh Tùng được phân công đi với mũi chủ công. Trận này, Đại đội giành thắng lợi, bắt một địch, phá bung ấp chiến lược, hỗ trợ đắc lực cho nhân dân nổi dậy chống lại kìm kẹp trở về quê cũ làm ăn. Sau trận đánh, tháng 12 năm 1962, ông cùng Đại đội hành quân xuống đồng bằng, đóng tại ấp 3, Bờ Cảng, xã Long Nguyên, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương, bên cạnh Trung đoàn bộ.

Vào trung tuần tháng 12 năm 1963, lúc này Đại đội 21 trực thuộc Trung đoàn 762 (mật danh Q762), vẫn là chủ lực mạnh cơ động của Trung đoàn, tiếp tục chiến đấu ở làng 2 Dầu Tiếng. Thời điểm này, trình độ tác chiến, tổ chức của bộ đội ta còn yếu, vũ khí còn thiếu, tuy nhiên với quán triệt từ trên xuống là phải đánh một trận thắng lợi, làm nức lòng chiến sĩ, gây tiếng vang lớn với đồng bào, khiến cho quốc sách của chính quyền Sài Gòn phải lung lay..., Đại đội cũng quyết tâm đánh, vấn đề chỉ huy được đặt ra hết sức cấp bách, quan trọng và là yếu tố quyết định. Trong cuộc họp Đảng bộ Đại đội, 100% cán bộ chiến sĩ tán thành để Nguyễn Thanh Tùng chỉ huy Trung đội 1 trong mũi chủ công.

Trong trận đánh này, ông đã khéo léo kết hợp giữa yếu tố quân sự với yếu tố chính trị, linh hoạt trong cách xử lí sáng tạo tình huống tác chiến, hạn chế tối đa thương vong cho bộ đội. Thông thường, khi pháo hiệu phát ra, bộ đội phải lao lên nhằm bảo đảm yếu tố bất ngờ, không cho địch kịp trở tay. Nhưng trong trận này, ông lại làm khác đi đó là sau khi pháo hiệu tắt thì mới cho bộ đội xung phong. Vì trong tình huống này, khoảng cách xung phong lớn, nếu không như thế, lúc vượt qua bãi trống, địch quan sát rõ và sẽ ngăn cản quyết liệt mũi đột kích bằng hệ thống hỏa lực mạnh, gây thương vong lớn. Bên cạnh với việc tấn công về quân sự, với nhãn quan của một người Chính trị viên phó, ông tổ chức cho bộ phận binh vận kêu gọi binh lính VNCH trong ấp chiến lược thức tỉnh, quay về cùng với nhân dân, vùng lên phá ấp chiến lược. Lúc đơn vị rút về vị trí trú quân, ông đã hết sức nhanh nhậy phán đoán việc một số đơn vị của địch nhanh chóng được tung ta đi hành quân càn quét tìm diệt Đại đội. Vì thế trên đường trở về, qua gần khu vực đồn Cà Tông, khi Đại đội gặp một tiểu đoàn chặn đánh, trong khi các cán bộ Đại đội còn đang lúng túng bởi vũ khí đã cạn, định đông hơn lại được trang bị đầy đủ, nguy cơ thương vong lớn là khó tránh khỏi, thì ông đã kịp thời dẫn đầu một mũi thọc sườn, cắt ngang đội hình địch. Cú đánh hiểm và bất ngờ đã làm tiểu đoàn VNCH tản ra, một số bị tiêu diệt, nhân cơ hội đó Đại đội tổ chức vòng tránh vượt qua một cách an toàn, chỉ bị thương vong một số và mất một khẩu cối 60ly.

(còn nữa)
Logged

''Chúng tôi đánh giặc và làm thơ"
dinhba
Thành viên
*
Bài viết: 9


« Trả lời #504 vào lúc: 01 Tháng Bảy, 2012, 05:07:58 pm »

Tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho Thiếu tướng Võ Khắc Sương (26/06/2012)


Theo thông báo chính thức từ Bộ Tư lệnh Quân khu 9, ngày 27/4/2012, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã ký Quyết định số 543/QĐ-CTN về việc truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân (LLVT ND) cho đồng chí Thiếu tướng Vũ Khắc Sương, nguyên Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 364, Tỉnh đội An Giang; vì đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Đồng chí Thiếu tướng Vũ Khắc Sương còn có các tên gọi Võ Khắc Sương, Võ Văn Cẩn, Năm Sương sinh năm 1924 tại tỉnh Bến Tre. Đồng chí tham gia cách mạng từ sau tháng 8/1945. Đầu 1953, đồng chí được cử đi học quân sự tại Trung Quốc. Ra trường đồng chí trở về công tác tại Sư đoàn 330.

Tháng 8/1962 đến 1972, đồng chí được Bộ Tư lệnh Miền bổ nhiệm giữ chức Tỉnh đội phó - Tham mưu trưởng rồi Tỉnh đội trưởng An Giang. Đồng chí đã chỉ huy hàng trăm trận đánh lớn, nhỏ, trong đó có một số trận đánh tiêu biểu như: tập kích Chi khu Kiên Lương, trận cầu sắt Vĩnh Thông và cuộc chiến đấu gay go, quyết liệt 128 ngày đêm trên đồi Tức Dụp…Hầu hết những trận đánh của đồng chí tham gia chỉ huy đều giành thắng lợi vang vội, gây cho địch nhiều tổn thất nặng nề, có ý nghĩa chính trị, quân sự sâu sắc.

Những ngày đầu bảo vệ biên giới Tây Nam, với cương vị là chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh An Giang, đồng chí Năm Sương đã tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh củng cố LLVT tỉnh, huy động toàn dân tham gia chiến đấu, bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới, lãnh thổ. Năm 1991, đồng chí được nghỉ hưu. Năm 2009, do tuổi cao sức yếu, đồng chí Năm Sương đã từ trần, hưởng thọ 86 tuổi. Với 63 năm tuổi Đảng, 46 năm tuổi quân, đồng chí được Đảng, Nhà nước tặng nhiều phần thưởng cao quý.

Dự kiến, lễ đón nhận danh hiệu Anh hùng LLVT ND do Chủ tịch nước truy tặng cho đồng chí Thiếu tướng Vũ Khắc Sương sẽ được lãnh đạo, chính quyền và nhân dân thành phố Long Xuyên tổ chức trang trọng vào dịp kỷ niệm 65 năm ngày Thương binh – liệt sĩ sắp tới./.
                                                                                            

 Văn Tranh
Theo báo điện tử An Giang
« Sửa lần cuối: 01 Tháng Bảy, 2012, 08:45:27 pm gửi bởi daibangden » Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #505 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2014, 08:25:18 am »


Thượng tướng Song Hào (20/08/1917-1h22' 09/01/2004), nguyên: Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Trưởng Ban kiểm tra của Quân ủy Trung ương, Ủy viên Tổng Quân ủy, Chính ủy Khu Tây Bắc, Chính ủy Liên khu 10.

Ngoài ra ông từng là: Đại biểu Quốc hội (khóa 4, 5, 6), Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (1960-1986), Bí thư Trung ương ĐCSVN (1976-1982), Chủ tịch lâm thời Hội cựu chiến binh Việt Nam, Trưởng ban kiểm tra Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội.

Huân chương Sao Vàng (truy tặng 2007), Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Quân công hạng Nhất, Huân chương Kháng chiến hạng Nhất, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất, Huân chương chiến công hạng Nhất, Huân chương chiến sĩ vẻ vang (hạng Nhất, Nhì, Ba), Huy chương Quân kỳ quyết thắng.

Trung tướng (1959), Thượng tướng (1974)


Thượng tướng Song Hào, tên khai sinh là Nguyễn Văn Khương, sinh ngày 20 tháng 8 năm 1917 tại xã Hào Kiệt (nay là xã Liên Minh), huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Ông tham gia hoạt động cách mạng từ năm 1936, trong Phong trào Mặt trận bình dân. Năm 1937, ông phụ trách tổ chức Ái hữu thợ thêu, Thanh niên dân chủ (sau này là Mặt trận phản đế) tại quê hương. Tháng 4 năm 1939, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương; được cử làm Thư ký Ban Thường trực Liên đoàn Lao động Hà Nội và tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội.

Đầu năm 1940, ông bị đế quốc Pháp bắt, kết án 7 năm tù và bị giam ở các nhà tù: Nam Định, Hà Nội, Sơn La, Hòa Bình, Chợ Chu. Ở trong tù, ông luôn giữ vững khí tiết cách mạng, tích cực tham gia các cuộc đấu tranh. Năm 1943, ông được chỉ định làm Bí thư chi bộ tại nhà tù Chợ Chu, đã cùng các ông đảng viên trong chi bộ liên lạc với các đảng bộ ngoài nhà tù để hoạt động. Tháng 8 năm 1944, ông đã vượt ngục khỏi nhà tù Chợ Chu về vùng Tuyên Quang, Thái Nguyên hoạt động, được chỉ định làm Chính trị viên Đội tuyên truyền cứu quốc quân hoạt động ở các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang và Thái Nguyên. Tháng 12 năm 1944, ông được chỉ định làm Bí thư Khu căn cứ Nguyễn Huệ.

Tháng 8 năm 1945, ông được cử làm đại biểu đi dự Đại hội Quốc dân tại Tân Trào. Sau đó ông phụ trách cứu quốc quân cướp chính quyền tại hai tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang. Cuối năm 1945, ông là Xứ ủy viên Bắc Kỳ phụ trách liên tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang và Thái Nguyên. Tháng 12/1947, ông là Chính ủy Liên khu 10, Khu ủy viên, Bí thư Quân khu ủy. Đến năm 1950, ông là Chính ủy khu Tây Bắc, Bí thư Ban cán sự bộ đội tình nguyện vùng Thượng Lào. Năm 1951, ông là Chính ủy Đại đoàn 308, Bí thư Đại đoàn ủy. Đến tháng 5 năm 1955, ông được cử làm Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Tổng Quân ủy viên.

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III (năm 1960), lần thứ IV (năm 1976) và lần thứ V (tháng 3/1982) của Đảng, ông được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Ông được cử giữ chức Ủy viên Ủy ban kiểm tra Trung ương Đảng, Trưởng ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương (khóa III). Được Ban Chấp hành Trung ương cử vào Ban Bí thư (khóa IV), phân công làm Trưởng ban Ủy ban Kiểm tra Trung ương. Tháng 3 năm 1961, ông được cử giữ chức Chủ nhiệm Tổng cục chính trị, kiêm Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương.

Tháng 4 năm 1982 đến tháng 02 năm 1987, ông được phân công giữ chức Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và xã hội. Tháng 02 năm 1990 đến tháng 12 năm 1992, ông được chỉ định làm Chủ tịch lâm thời Hội Cựu chiến binh Việt Nam.

Tham khảo : Thông tấn xã Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam.












Logged
Angiang
Thành viên
*
Bài viết: 5


« Trả lời #506 vào lúc: 23 Tháng Tám, 2014, 03:24:19 pm »

Tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho Thiếu tướng Võ Khắc Sương (26/06/2012)


Cùng phong danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân chung đợt này có thiếu tướng Lê Xã Hội nguyên Phó tư lệnh Quân Khu 9.
Logged
thainhi_vn
Thành viên
*
Bài viết: 705


« Trả lời #507 vào lúc: 24 Tháng Tám, 2014, 12:02:53 am »

Những kỷ vật của Thượng tướng Đinh Đức Thiện và Trung tướng Trần Quý Hai (hai khay bên trái)
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM