Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 01:40:56 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hình ảnh & Tiểu sử Lãnh đạo, Tướng lĩnh, Sỹ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam  (Đọc 826538 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
quankhu9
Thành viên
*
Bài viết: 23


« Trả lời #470 vào lúc: 16 Tháng Hai, 2012, 03:18:13 pm »

Nhờ bác panphilov  kiếm dùm tư liệu ông : Đại tá Đặng văn Tố ( Đặng Thanh Cao ) từng giữ chức phó tư lệnh quân khu 8 1971-1973
Thank
Logged
panphilov
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 780



« Trả lời #471 vào lúc: 17 Tháng Hai, 2012, 12:53:04 am »

Nhờ bác panphilov  kiếm dùm tư liệu ông : Đại tá Đặng văn Tố (Đặng Thanh Cao) từng giữ chức phó tư lệnh quân khu 8 1971-1973.Thank

Chào bác quankhu9. Rất xin lỗi bác là em không sưu tập được tư liệu nào về Đại tá Đặng Văn Tố. Em sẽ hỏi, nếu có thông tin gì thì sẽ trả lời bác sau. Tiện đây, bác có thể cho em hỏi là tại sao bác quan tâm đến cụ Tố, liệu bác có quan hệ gì với cụ không ạ?

Logged

''Chúng tôi đánh giặc và làm thơ"
quankhu9
Thành viên
*
Bài viết: 23


« Trả lời #472 vào lúc: 17 Tháng Hai, 2012, 08:15:49 pm »

Nhờ bác panphilov  kiếm dùm tư liệu ông : Đại tá Đặng văn Tố (Đặng Thanh Cao) từng giữ chức phó tư lệnh quân khu 8 1971-1973.Thank

Chào bác quankhu9. Rất xin lỗi bác là em không sưu tập được tư liệu nào về Đại tá Đặng Văn Tố. Em sẽ hỏi, nếu có thông tin gì thì sẽ trả lời bác sau. Tiện đây, bác có thể cho em hỏi là tại sao bác quan tâm đến cụ Tố, liệu bác có quan hệ gì với cụ không ạ?




Chào bác panphilov mình là cháu nội của ông , nhưng hiện nay mình không có tư liệu nhiều về ông
Rất mong được bác giúp đỡ
Thank!

Logged
quankhu9
Thành viên
*
Bài viết: 23


« Trả lời #473 vào lúc: 17 Tháng Hai, 2012, 08:35:02 pm »

Gỏi bác panphilov tham khảo
Các bác có nhìn thấy các quyết định như vậy chưa



 
Hình ảnh Chiến dịch biên giới tây nam
« Sửa lần cuối: 17 Tháng Hai, 2012, 09:16:29 pm gửi bởi quankhu9 » Logged
panphilov
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 780



« Trả lời #474 vào lúc: 17 Tháng Hai, 2012, 09:45:07 pm »

Chào bác quankh9. Trong những tài liệu bác gửi, em nhận ra một số cụ sau đây:

- Nguyễn Văn Thạnh (Mười Thi) - sau là Trung tướng, Chính ủy Quân khu 9.
- Lê Minh Đào (Ba Đào) - sau là Đại tá, Phó Tư lệnh Quân khu 8.
- Trần Độ (Chín Vinh hay Trần Quốc Vinh) - sau là Trung tướng, Phó Chủ tịch Quốc hội.
- Dương Cự Tẩm (Dương Thanh) - sau là Trung tướng, Chính ủy Quân khu 7.

Cụ Trần Dân Tiên thì em không có nhớ. Trong những cụ trên, thì hiện chỉ có 2 người còn sống đó là cụ Thạnh và cụ Tẩm. Bác có thể liên hệ với hai cụ để tìm hiểu thông tin về ông nội bác. Địa chỉ thì em gửi trong hòm thư cá nhân của bác. Nếu có gì bác hồi âm lại, mình sẽ lại liên hệ với người khác để hỏi.
Logged

''Chúng tôi đánh giặc và làm thơ"
quankhu9
Thành viên
*
Bài viết: 23


« Trả lời #475 vào lúc: 18 Tháng Hai, 2012, 08:50:54 am »

Ông Ba Đào đã mất rồi bạn ạ!

Thêm Tư liệu

Logged
quankhu9
Thành viên
*
Bài viết: 23


« Trả lời #476 vào lúc: 18 Tháng Hai, 2012, 09:18:14 am »


Đại Tá Đặng Văn Tố ( 22/04/1922 - 30/11/2000 )
« Sửa lần cuối: 18 Tháng Hai, 2012, 03:58:41 pm gửi bởi quankhu9 » Logged
panphilov
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 780



« Trả lời #477 vào lúc: 25 Tháng Hai, 2012, 06:19:39 am »


Trung tướng Anh hùng Nguyễn Đệ (Ba Trung, 1928 – 1998) từng giữ các chức vụ: Tham mưu trưởng Quân khu 9, Chỉ huy phó rồi Chỉ huy trưởng Mặt trận Vĩnh Trà, Sư đoàn trưởng Sư đoàn 339, Tư lệnh Mặt trận 797, Tư lệnh Quân khu 9. Ngoài ra, ông còn từng là Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng Khóa 7.

Huân chương Độc lập hạng Nhất, Huân chương Quân công (2 Nhất, 1 Nhì, 1 Ba), Huân chương Chiến công (6 Nhất, 1 Nhì, 2 Ba), 2 Huân chương Kháng chiến hạng Nhất,…, Ông được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân năm 1998.

Trung tướng (1988).


Ông sinh ra tại xóm Bàn Thạch, xã Võ Liệt, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An trong một gia đình nông dân nghèo. Chưa đầy 4 tuổi, mồ côi cha, 3 năm sau, mẹ đi bước nữa rồi theo chồng vào Nam sinh sống để lại ông ở quê nhà. 7 tuổi, ông đã phải đi ở đợ cho một gia đình hào phú trong làng, trông con rồi chăn bò cho họ, chịu nhiều đắng cay, tủi nhục, đói rách và thường xuyên bị đánh đập, đông thì ngủ chuồng bò trông trộm, rồi có lúc phải ăn cám lợn. Thời gian đi ở đợ, ông nhiều lần chịu không được, bỏ trốn ra chợ ăn xin và đều bị bắt lại.

Đi ở nhà người được 4 năm, mẹ ông từ miền Nam trở về, gom góp trả cho chủ nhà 30 đồng chuộc con, rồi đưa ông vào Sở Cao su Bình Ba tại Xuân Lộc (nay là huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai). Tại đây, mới chỉ hơn 10 tuổi, ông đã phải sống cuộc sống cực khổ của đời phu đồn điền. Năm 13 tuổi, chịu không nổi, mẹ con ông phải chạy trốn lên Sài Gòn kiếm sống. Mẹ thì làm nghề gánh nước mướn và bán chè rong, còn ông thì đi bán báo và bán kem dạo. Cuộc sống ở Sài Gòn cũng không dễ dàng gì, mẹ con ông lại chạy về huyện Long Thành, tỉnh Biên Hòa (nay là tỉnh Đồng Nai). Ở đây, mẹ ông phải đi ở đợ, còn ông, chưa đầy tuổi 15, được nhận vào làm cho một tiệm may. Nhờ thông minh, cần cù và chịu khó học hỏi, một năm sau, ông đã trở thành thợ may giỏi và được người chủ tiệm tốt bụng giúp mở tiệm riêng. Tiệm may ngày càng đắt khách, từ đây cuộc sống của hai mẹ con ông trở lên dễ chịu hơn.

Tháng 4 năm 1945 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời Nguyễn Đệ, đưa ông đến với con đường Cách mạng giải phóng dân tộc. Lúc bấy giờ, có một người tên Phú, thủ lĩnh Thanh niên Tiền Phong tại Long Thành, tìm đến vận động ông gia nhập. Lúc đầu, ông được giao nhiệm vụ rải truyền đơn, rồi làm liên lạc cho Mặt trận Việt Minh huyện. Do tích cực, hăng hái trong hoạt động, ông được tham dự lớp bồi dưỡng chính trị, rồi được cử làm thủ lĩnh Thanh niên Tiền phong xã Phước Thiềng của huyện Long Thành. Ngày 13 tháng 8 năm 1945, ông chỉ huy đoàn biểu tình của huyện tiến về Sài Gòn tham gia Tổng khởi nghĩa.

Cách mạng tháng Tám vừa mới thành công, thực dân Pháp núp bóng quân Anh trên danh nghĩa Đồng minh quay trở lại xâm lược Nam Bộ. Nguyễn Đệ được cấp trên phân công tuyển chọn lực lượng thanh niên làm nòng cốt cho việc thành lập Vệ Quốc đoàn, tổ chức vũ trang đầu tiên của huyện Long Thành. Đầu năm 1946, ông được cử xuống Bà Rịa xin viện binh, trong khi quân Pháp đánh phá và bao vây hết các ngả đường. Không thể trở về Long Thành, ông xin gia nhập Vệ Quốc đoàn Bà Rịa – Vũng Tàu và chiến đấu tại đây. Là đội trưởng Đội Quyết tử, trong một lần đột nhập vào vùng địch hậu, ông bị sa vào tay quân Pháp. Bất chấp mọi hình thức tra tấn dã man, ông nhất mực không khai dù có lúc cái chết đã cận kề. Không thể khai thác được gì, quân Pháp thôi tra tấn nhưng vẫn giam giữ ông trong ngục. Trong một đêm tối trời, ông và hai người bạn tù vượt ngục.

Cuối năm 1946, Nguyễn Đệ tham gia đoàn được cử ra Bắc theo học Trường Võ bị Trần Quốc Tuấn tại Sơn Tây, đồng thời chuyển một số tài liệu quan trọng ra Trung ương. Đoàn của ông theo đường Tây Nguyên rồi vượt dãy Trường Sơn ra Bắc. Trên đường hành quân, ông và đồng đội còn có nhiệm vụ tổ chức, giúp đỡ nhân thành lập chính quyền Cách mạng tại những nơi mà đoàn đi qua, đồng thời vận động và tổ chức thành lập các trạm giao liên nối liền tuyến hành lang khoảng 300 km từ Ninh Thuận đến Khánh Hòa. Trong chuyến ra Bắc lần này, ông bị thương nặng vào tay bởi một mũi tên tẩm thuốc độc lúc bị phục kích, lạc đồng đội, phải một mình trong rừng sâu nhiều ngày liền, rồi kiệt sức do đói lả và vết thương làm thối thịt trước khi được một gia đình người dân tộc cứu sống. Đây cũng là thời điểm Toàn quốc Kháng chiến bắt đầu nổ ra, Kháng chiến chống Pháp lan rộng khắp cả nước, ông ở lại Phú Yên trực tiếp tham gia chiến đấu.

Tháng 5 năm 1947, do tình hình thay đổi, Nguyễn Đệ từ Phú Yên được lệnh trở về Nam Bộ để nhận nhiệm vụ mới Đội trưởng kiêm Chính trị viên Đội Biệt động, Vũ trang và Tuyên truyền tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Sau một tháng thành lập, Đội do ông chỉ huy tổ chức đánh trận đầu và diệt gọn tiểu đội tuần tiễu của Pháp. Từ năm 1947 đến năm 1954, với nhiều cương vị khác nhau, ông đã chỉ huy các đơn vị tham gia nhiều trận đánh trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, tham gia góp phần đánh bại chiến thuật tháp canh De Latour của quân Pháp.

Năm 1954, sau thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ, Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết, Nguyễn Đệ lên đường ra miền Bắc tập kết, rồi sau đó được cử đi học tại Trường Sỹ quan Lục quân tại Quế Lâm, Trung Quốc. Rời trường trở về nước, ông được giao làm Chính trị viên Tiểu đoàn 3, Trung đoàn 78, Sư đoàn 330. Năm 1956, ông lại tiếp tục được cử đi theo học 2 năm tại Trường Sỹ quan Lục quân trong thời gian 2 năm, rồi được giao nhiệm vụ làm Tiểu đoàn trưởng kiêm Chính trị viên Tiểu đoàn 306. Tháng 4 năm 1960, sau khoảng thời gian 6 năm tập kết, ông được cử trở lại miền Nam chiến đấu. Trước lúc lên đường, ông cùng với 53 đồng chí khác được Bác Hồ, Tổng Bí thư Lê Duẩn, Thủ tướng Phạm Văn Đồng và Đại tướng Võ Nguyên Giáp gặp gỡ, dặn dò và động viên.

Sau hơn 4 tháng hành quân vất vả vượt rừng Trường Sơn, đối diện với đói rét, bệnh tật cùng sự truy lùng của địch, Nguyễn Đệ và các đồng đội mới về tới Trung ương Cục miền Nam. Ông được phân về Khu 9 giữ chức vụ Tham mưu trưởng Quân khu, rồi tiếp tục được điều về tăng cường cho tỉnh Cà Mau. Và từ đây, ông kinh qua nhiều nhiệm vụ quan trọng khác nhau, luôn có mặt ở những vùng trọng điểm để xây dựng và củng cố lực lượng chiến đấu. Từ Vĩnh- Trà (Vĩnh Long, Cà Mau), đến Cần Thơ, Rạch Giá, Sóc Trăng đều in dấu chân ông.

Tháng 10 năm 1963, khi đang chỉ huy trận đánh ở Đầm Dơi, Nguyễn Đệ bị thương vào đùi. Khi chuyển về đến bệnh viện dã chiến thì vết thương đã nhiễm trùng uốn ván. Ông khẩn thiết xin các y - bác sỹ tìm cách bảo toàn đôi chân, để ông có cơ hội tiếp tục đi chiến đấu. Cuối cùng, các y - bác sỹ đã cứu ông bằng cách rạch vết thương, rưới nước muối để diệt vi trùng. Vô cùng đau đớn nhưng ông vẫn cắn răng chịu đựng và chiến thắng để ít lâu sau lại có mặt ở chiến trường để chỉ huy các trận đánh.

Trong chiến dịch Mậu Thân 1968, trên cương vị Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 306 kiêm Chỉ huy phó Mặt trận Vĩnh - Trà, Nguyễn Đệ tham gia chỉ huy đánh chiếm và giữ thị xã Vĩnh Long trong vòng 6 ngày. Từ năm 1970 đến năm 1975, ông là trung đoàn trưởng Trung đoàn 3 kiêm Chỉ huy trưởng Mặt trận Vĩnh Trà chiến đầu trên Chiến trường Trà Vinh. Đây là thời kì Mỹ-ngụy tập trung đánh phá ác liệt.  Phối hợp cùng lực lượng vũ trang địa phương, ông chỉ huy Trung đoàn vừa đánh địch vừa mở rộng vùng giải phóng, tạo điều kiện cho lực lượng vũ trang Quân khu 9 phát triển trở lại. Chiều ngày 30 tháng 4 năm 1975, sau khi Sài Gòn được giải phóng, với cương vị chỉ huy Lực lượng Quân Giải phóng Vĩnh – Trà, ông tổ chức bao vây thị xã Vĩnh Long và buộc tỉnh trưởng phải đầu hàng vô điều kiện.

Sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Nguyễn Đệ được cấp trên giao trọng trách Sư đoàn trưởng Sư đoàn 339. Khi Chiến tranh Biên giới Tây Nam nổ ra, ông được cử làm Tư lệnh mặt trận 797, chỉ huy Bộ Tư lệnh tiền phương Quân khu tham gia chiến đấu bảo vệ biên giới Tổ quốc rồi giúp nước bạn thoát khỏi họa diệt chủng.  Năm 1986, ông được bổ nhiệm làm Tư lệnh Quân khu 9, tham gia Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa 7. Trung tướng Nguyễn Đệ nghỉ hưu vào năm 1996 tại Cần Thơ.

Tham khảo: Báo Nghệ An.
« Sửa lần cuối: 02 Tháng Ba, 2012, 07:20:47 am gửi bởi selene0802 » Logged

''Chúng tôi đánh giặc và làm thơ"
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #478 vào lúc: 25 Tháng Hai, 2012, 07:06:54 am »

Trích từ cuốn hồi ức "Đời chiến sĩ" của Đại tướng Phạm Văn Trà:

Nói về anh Ba Trung, trong một lần vui chuyện khi cùng anh công tác ở Bộ Tư lệnh Quân khu 9, tôi có nêu một băn khoăn: Với bề dày chiến công, đóng góp xứng đáng của anh cho sự nghiệp kháng chiến, anh Ba rất xứng đáng được phong Anh hùng.

Nghe tôi nói vậy, anh Ba cười, rồi tâm sự:

- Cơ quan chính trị và nhiều anh em cũng nghĩ vậy, nhưng khi có ý định đề nghị lên trên, thì được một đồng chí cấp trên nói rằng: Ông Ba đã là Trung tướng, ủy viên Trung ương Đảng, Tư lệnh Quân khu…, không hơn Anh hùng rồi sao? Trên đã có ý như vậy, nên mình bảo cơ quan thôi không làm thủ tục nữa.

- Không thể như vậy, danh hiệu Anh hùng và chức vụ hoàn toàn khác nhau - Tôi trả lời.

Anh Ba cười xuề xòa: Biết vậy, nhưng thôi!

Cái đơn giản, lành lặn, hồn hậu của anh Ba Trung là như vậy đó!

Sau đó, Bộ Tư lệnh Quân khu và những người thân, người đồng chí của anh lặng lẽ, khẩn trương xúc tiến việc đề nghị trên phong tặng danh hiệu Anh hùng cho anh Ba Trung. Cuối cùng thì ngày 25 tháng 6 năm 1998, anh Ba Trung cũng được Nhà nước phong danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Được tin, tôi mừng hơn là khi tôi được phong Anh hùng, bởi cả cuộc đời anh luôn trọn niềm tin vào cách mạng, vào Đảng và cống hiến cho đất nước, nhân dân.


Vậy mong thủ trưởng Panphilov giúp xác định đúng thời gian nào ông Nguyễn Đệ được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân: 1978 hay 1998?
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
panphilov
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 780



« Trả lời #479 vào lúc: 25 Tháng Hai, 2012, 07:44:15 pm »

Vậy mong thủ trưởng Panphilov giúp xác định đúng thời gian nào ông Nguyễn Đệ được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân: 1978 hay 1998?

Cám ơn bác! Em đã sửa lại rồi nhé.
Logged

''Chúng tôi đánh giặc và làm thơ"
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM