Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 25 Tháng Tư, 2024, 08:02:35 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hình ảnh & Tiểu sử Lãnh đạo, Tướng lĩnh, Sỹ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam  (Đọc 826797 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
panphilov
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 780



« Trả lời #420 vào lúc: 30 Tháng Tư, 2011, 06:23:21 am »


Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hải (15.3.1948) từng giữ các chức vụ : Chủ nhiệm Chính trị Quân chủng Không quân, Phó Tư lệnh về Chính trị Quân chủng Phòng không Không quân, Phó Tư lệnh Quân chủng Phòng không Không quân.

Huân chương Chiến công ( 2 hạng Nhất, 2 Nhì), Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Ba, Huân chương Chiến sĩ vẻ vang (hạng Nhất, Nhì, Ba), Huy chương Quân kỳ quyết thắng…

Thiếu tướng (12.2004).


Ông quê tại thôn La Nguyên, xã Minh Quang, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình, nhập ngũ ngày 12 tháng 8 năm 1964, được kết nạp Đảng ngày 31 tháng 5 năm 1967 (chính thức 31.5.1968).

8.1964, chiến sĩ Đoàn Quân nhạc, Đại đội 4, Bộ Tư lệnh Thủ đô ; 12.1966, tiểu đội phó Đoàn Quân nhạc, Bộ Tư lệnh Thủ đô ; 10.1968, học lái máy bay MiG.21 tại Liên Xô.

11.1972, sĩ quan lái máy bay tại Đại đội 9, Trung đoàn Không quân (KQ) 927, Quân chủng Phòng không Không quân (PKKQ) ; 7.1975, trung đội trưởng lái máy bay thuộc Đại đội 3, Trung đoàn KQ 927, Quân chủng PKKQ.

8.1978, chính trị viên Phi đội 9, Trung đoàn KQ 927, Sư đoàn Không quân 371, Quân chủng KQ.

12.1979, trung đoàn phó Trung đoàn KQ 927, Sư đoàn KQ 371, Quân chủng KQ ; 9.1982, trung đoàn trưởng Trung đoàn KQ 927 ; 6.1983, học văn hóa tại Trường Văn hóa Không quân ; 8.1983, học viên Học viện Quân chính Lê-nin (Liên Xô).

10.1987, phó chủ nhiệm chính trị Sư đoàn KQ 371, Quân chủng KQ ; 10.1988, chủ nhiệm chính trị Sư đoàn KQ 371 ; 5.1989, phó sư đoàn trưởng về chính trị Sư đoàn KQ 371.

2.1993, bổ tục tại Học viện Chính trị Quân sự ; 8.1993, phó sư đoàn trưởng về chính trị Sư đoàn KQ 371 ; 2.1995, phó chủ nhiệm chính trị Quân chủng KQ ; 7.1997, chủ nhiệm chính trị Quân chủng KQ ; 5.1999, phó chủ nhiệm chính trị Quân chủng PKKQ ; 2.2001, chủ nhiệm chính trị Quân chủng PKKQ ; 12.2004, phó tư lệnh về chính trị Quân chủng PKKQ ; 10.2005, phó tư lệnh Quân chủng PKKQ cho đến khi về hưu (1.8.2008).

Logged

''Chúng tôi đánh giặc và làm thơ"
panphilov
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 780



« Trả lời #421 vào lúc: 05 Tháng Năm, 2011, 06:57:34 am »


Thiếu tướng Đinh Trọng Kháng (19.10.1949) từng giữ các chức vụ : Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân chủng Phòng không Không quân, Phó Giám đốc về Chính trị Học viện Phòng không Không quân, Chính ủy Phòng không Không quân.

Huân chương Chiến công (hạng Nhất, Nhì), Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất, Huân chương Chiến sĩ vẻ vang (hạng Nhất, Nhì, Ba), Huy chương Quân kỳ quyết thắng, 2 Huy chương Vì thế hệ trẻ, Huy chương Vì sự nghiệp giải phóng Phụ nữ.

Thiếu tướng (2.2007).


Ông quê tại xã Quỳnh Tiến, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, nhập ngũ ngày 30 tháng 11 năm 1967, vào Đảng ngày 30 tháng 11 năm 1969 (chính thức 30.11.1970).

11.1967, chiến sĩ dự khóa Bộ Tư lệnh Phòng không Không quân (PKKQ) ; 10.1968, học viên lái máy bay Trường Không quân (KQ) Liên Xô ; 10.1972, phi công lái máy bay chiến đấu thuộc Trung đoàn KQ 921, Sư đoàn KQ 371, Quân chủng PKKQ.

6.1973, phi công bay đêm thuộc Đại đội 5, Trung đoàn 921, Sư đoàn KQ 371, Quân chủng PKKQ ; 3.1975, trung đội trưởng bay thuộc Đại đội 5, Trung đoàn KQ 921, Sư đoàn KQ 371, Quân chủng PKKQ.

10.1975, đại đội phó bay đem Đại đội 5, Trung đoàn KQ 921, Sư đoàn KQ 371, Quân chủng PKKQ ; 7.1981, học viên Học viện KQ Ga-ga-rin (Liên Xô) ; 10.1984, trung đoàn phó kiêm tham mưu trưởng Trung đoàn KQ 921, Sư đoàn KQ 371, Quân chủng KQ.

4.1987, trung đoàn trưởng Trung đoàn KQ 921, Sư đoàn KQ 371, Quân chủng KQ ; 7.1990, sư đoàn phó phụ trách huấn luyện Sư đoàn KQ 371, Quân chủng KQ ; 9.1990, học viên bổ túc lý luận chính trị Học viện Chính trị ; 8.1991,  sư đoàn phó về chính trị Sư đoàn KQ 371, Quân chủng KQ.

4.1995, học viên lớp bổ túc cao cấp Học viện Chính trị Quân sự ; 11.1995, sư đoàn phó về chính trị Sư đoàn KQ 371, Đảng ủy viên Sư đoàn ; 12.1999, phó chủ nhiệm chính trị Quân chủng PKKQ ; 6.2005, phó giám đốc về Chính trị Học viện Phòng không Không quân ; 5.2006, Chính ủy Phòng không Không quân cho đến khi về hưu (2010).

Logged

''Chúng tôi đánh giặc và làm thơ"
dinhba
Thành viên
*
Bài viết: 9


« Trả lời #422 vào lúc: 06 Tháng Năm, 2011, 02:04:26 pm »

Người viết “Bản quân lệnh” ngày giải phóng Sài Gòn



Thiếu tướng Nguyễn công Trang
Quê quán: xã Lam Cầu – Duy Tiên – Hà Nam.


Sự kiện 30-4-1975 đã đi qua, người ta thường nhớ tới thời khắc Tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng. Tuy nhiên xảy ra ngay sau đó một sự kiện ít được chú y – đó là việc Đài Phát thanh Sài Gòn mỗi giờ phát lại nội dung Bản thông cáo số 1 (hay còn là Bản quân lệnh giới nghiêm) để bảo đảm trật tự, an toàn cho thành phố, tránh cho Sài Gòn khỏi rơi vào hỗn loạn, cướp bóc.

Hay tin người viết “Bản quân lệnh giới nghiêm” đọc trong ngày 30-4 tại Sài Gòn năm 1975 vẫn còn sống. Tôi tìm đến nhà tác giả, mới hay ông ở gần cơ quan tôi, hàng ngày vẫn đi bộ dọc phố Lý Nam Đế, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Ông chính là Thiếu tướng Nguyễn Công Trang, nguyên Phó Chính ủy Binh đoàn Hương Giang, người trực tiếp có mặt trong buổi trưa 30-4-1975 tại Dinh Độc Lập, chứng kiến sự đầu hàng vô điều kiện của nội các Dương Văn Minh và Chính phủ Việt Nam Cộng hòa. Khi tôi hỏi lý do nào khiến ông viết bản quân lệnh đó thì ông cho biết:

– Rút kinh nghiệm từ bài học giải phóng Đà Nẵng, Bộ chỉ huy đơn vị vào giải phóng đã không đặt ra những quy định cụ thể để đảm bảo trật tự cho thành phố, dẫn đến việc người dân tự ý phá kho gạo khu vực bán đảo Sơn Trà lấy gạo ăn, gây mất trật tự.

Vì vậy, sau khi Dương Văn Minh được quân giải phóng đưa lên xe Jeep tới Đài Phát thanh Sài Gòn (đường Nguyễn Bỉnh Khiêm) phát lệnh cho ngụy quân đầu hàng vô điều kiện; các đồng chí Nguyễn Hữu An – Tư lệnh, Hoàng Đan – Phó Tư lệnh Binh đoàn Hương Giang, cùng một số cán bộ chỉ huy có mặt trong Dinh Độc Lập lúc ấy đã cắt cử, phân công nhau nắm diễn biến của cánh quân trên các hướng.

Sài Gòn chưa ngưng tiếng súng. Lúc ấy khoảng 12 giờ trưa, đại diện Bộ chỉ huy chiến dịch, đại diện Trung ương, Chính phủ vẫn ở phía sau, nên ngoài việc tiếp tục giải phóng thành phố, binh đoàn vẫn phải quản lý, bảo đảm an ninh trật tự. Trước yêu cầu khó khăn đặt ra, Thiếu tướng Nguyễn Công Trang (lúc ấy là đại tá), Phó Chính ủy binh đoàn cùng với một số cán bộ đang có mặt trong dinh đã nảy ra ý định viết “Bản quân lệnh giới nghiêm” để đảm bảo cho thành phố không rơi vào cảnh hỗn loạn.

Viết xong, ông đưa cho Tư lệnh An và Phó Tư lệnh Đan, phái viên Nguyễn Nam Long của Bộ chỉ huy chiến dịch (đi cùng) đọc góp ý, sau đó đưa ra đài. Khoảng 13 giờ chiều hôm đó, Đài Phát thanh Sài Gòn đã đọc bản quân lệnh ngay sau lời tuyên bố đầu hàng của Dương Văn Minh. Nội dung bản quân lệnh gồm:

1. Quy định sĩ quan, binh sĩ, cảnh sát, tình báo, mật vụ, lực lượng vũ trang ngụy quyền Sài Gòn phải ra trình diện và nộp vũ khí tại Ủy ban Quân quản.

2. Công chức các cấp không được phá hoại công sở, sẵn sàng nhận lệnh. Các ngành điện, nước, bưu điện, truyền thanh, vệ sinh công cộng phải điều hành công việc thường xuyên. Công nhân phải giữ vững máy móc, xí nghiệp.

3. Cấm các hành động gây rối, phá hoại trật tự trị an, xâm phạm tính mạng, tài sản của nhân dân, tài sản chính quyền cách mạng. Cấm các luận điệu chiến tranh tâm lý gây hoang mang, chia rẽ, không được gây tiếng nổ, bắn súng bừa bãi.

4. Ai ở đâu ở đó. Từ 18 giờ tối 30-4 đến 6 giờ sáng 1-5 không ai được đi lại trong thành phố. Mọi nhà phải treo cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng…

Do kịp thời thông báo Bản quân lệnh trên toàn thành phố mà đêm 30-4 năm ấy, Sài Gòn đã bình yên. Điện trên các ngõ đường được thắp sáng. Hôm sau, ngày 1-5, thành phố bước vào một trang sử mới.

HOÀNG GIA MINH



Logged
panphilov
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 780



« Trả lời #423 vào lúc: 10 Tháng Năm, 2011, 04:00:49 pm »


Thiếu tướng Bùi Đăng Phiệt (1.9.1948) từng giữ các chức vụ : Chủ nhiệm Kỹ thuật Quân chủng Không quân (KQ), Chủ nhiệm Kỹ thuật Quân chủng Phòng không Không quân (PKKQ) kiêm Bí thư Đảng ủy Cục, Phó Tư lệnh Quân chủng Phòng không Không quân.

Huân chương Chiến công hạng Nhất, Huân chương Kháng chiếng chống Mỹ hạng Nhất, Huân chương Chiến sĩ vẻ vang (hạng Nhất, Nhì, Ba), Huy chương Quân kỳ quyết thắng, Huy chương Vì sự nghiệm kiểm tra của Đảng, Huy chường Vì sự nghiệp dân vận của Đảng, Huy chương Vì sự nghiệp Khoa học và Công nghệ, Huy chương Vì sự nghiệp Công tác tổ chức xây dựng Đảng.

Thiếu tướng (7.2003).


Ông quê tại thôn Lũng Quý, xã Kiến Quốc, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương, nhập ngũ ngày 28 tháng 11 năm 1966, được kết nạp Đảng ngày 26 tháng 3 năm 1968 (chính thức ngày 26 tháng 3 năm 1969).

8.1966, sinh viên Trường Đại học Thủy Lợi ; 11.1966, nhập ngũ, là chiến sĩ Tiểu đoàn 80, Trung đoàn Tên lửa 257, Sư đoàn Phòng không 363, Quân chủng PKKQ ; 7.1968, học viên khoa Vô tuyến điện, Trường Đại học Kỹ thuật Quân sự ; 11.1973, trợ lý Ban Tên lửa, Phòng Kỹ thuật Sư đoàn PK 363, Quân chủng PKKQ.

4.1976, học chuyển loại cán bộ chỉ huy Trường Sĩ quan PK, Quân chủng PKKQ ; 7.1977, đại đội trưởng Đại đội 1, Tiểu đoàn 81, Trung đoàn Tên lửa 238, Sư đoàn PK 363, Quân chủng PK ; 1.1978, tiểu đoàn phó Tiểu đoàn 84, Trung đoàn Tên lửa 238, Sư đoàn PK 363, Quân chủng PK ; 6.1978, tiểu đoàn phó Tiểu đoàn 81, Trung đoàn Tên lửa 238, Sư đoàn PK 363, Quân chủng PK.

2.1979, tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 82, Trung đoàn Tên lửa 238, Sư đoàn PK 363, Quân chủng PK ; 9.1980, học viên Học viện PKKQ Quốc gia Liên Xô Giu-cốp-xki ; 8.1984, trung đoàn phó rồi trung đoàn phó kiêm tham mưu trưởng Trung đoàn Tên lửa 253, Sư đoàn PK 365, Quân chủng PK.

5.1987, lữ đoàn phó rồi lữ đoàn phó kiêm tham mưu trưởng Lữ đoàn Tên lửa 255, Sư đoàn PK 363, Quân chủng PK, là Đảng ủy viên Lữ đoàn, Sư đoàn PK 363, Quân chủng PK ; 5.1989, lữ đoàn trưởng Lữ đoàn Tên lửa 255, Sư đoàn PK 363, Quân chủng PK ; 9.1990, học viên Hệ đào tạo khóa 11, Học viện Quân sự cấp cao.

7.1992, sư đoàn phó Sư đoàn PK 365, Quân chủng PK ; 5.1993, sư đoàn phó kiêm tham mưu trưởng Sư đoàn PK 378, Quân chủng PK ; 6.1995, sư đoàn trưởng Sư đoàn PK 378 ; 5.1997, sư đoàn trưởng Sư đoàn PK 377 ; 6.1998, chủ nhiệm kỹ thuật Quân chủng PK, là Đảng ủy viên Quân chủng ; 5.1999, chủ nhiệm kỹ thuật Quân chủng PKKQ, bí thư Đảng ủy Cục và là Đảng ủy viên Quân chủng ; 2.2002, học viên bổ túc chính trị hệ A rồi là phó tư lệnh Quân chủng PKKQ, ủy viên thường vụ Đảng ủy Quân chủng cho đến khi về hưu (2009).

Logged

''Chúng tôi đánh giặc và làm thơ"
panphilov
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 780



« Trả lời #424 vào lúc: 16 Tháng Năm, 2011, 03:14:36 am »


Thiếu tướng Đỗ Ngọc Phụ (15.10.1948) từng giữ các chức vụ : Phó Sư đoàn trưởng về Chính trị Sư đoàn Phòng không 363 – Quân chủng Phòng không (PK), Phó Chính ủy Quân chủng Phòng không Không quân (PKKQ).

2 Huân chương Chiến công hạng Nhất, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất, Huân chương Chiến sĩ vẻ vang (hạng Nhất, Nhì, Ba), Huy chương Quân kỳ quyết thắng…

Thiếu tướng (2.2006).


Ông quê tại thôn Tân Liễu, xã Nghĩa Sơn, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định, nhập ngũ ngày 28 tháng 4 năm 1966, được kết nạp Đảng ngày 27 tháng 3 năm 1968 (chính thức ngày 27.3.1969).

4.1966, chiến sĩ mới thuộc Đại đội 6 AM, Trung đoàn Pháo PK 241, Quân chủng PKKQ ; 9.1966, chiến sĩ Đại đội 7 AM, Trung đoàn Pháo PK 218, Quân chủng PKKQ ; 12.1967, tiểu đội trưởng thuộc Đại đội 7 AM, Trung đoàn Pháo PK 218, Quân khu 4.

1.1969, trung đội phó thuộc Đại đôi 5 AM, Trung đoàn Pháo PK 218 ; 1.1970, trung đội trưởng thuộc Đại đội 7 AM, Trung đoàn Pháo PK 218 ; 7.1971, chính trị viên phó Đại đội 5 AM, Trung đoàn Pháo PK 218 rồi chính trị viên Đại đội (11.1971).

3.1974, theo học bổ túc chính trị viên tại Đoàn 569, Bộ Tư lệnh 559 – Đường Trường Sơn ; 1.1975, chính trị viên phó Tiểu đoàn 10, Trung đoàn 218, Sư đoàn PK 367, Quân chủng PKKQ.

12.1975, trợ lý Đảng vụ Trung đoàn Pháo PK 218, Sư đoàn PK 367 ; 1977, học viên Trường Văn hóa Quân đội ;

10.1980, học viên Trường Quân chính Lê-nin của Liên Xô ; 10.1984, trợ lý Phòng Tổ chức Cục Chính trị, Quân chủng PK ; 10.1985, phó chủ nhiệm chính trị Lữ đoàn PK 225, Quân chủng PKKQ, đảng ủy viên Lữ đoàn.

9.1987, lữ đoàn phó chính trị Lữ đoàn PK 225, Sư đoàn PK 363, Quân chủng PK kiêm bí thư Đảng ủy Lữ đoàn ; 4.1990, chủ nhiệm chính trị Sư đoàn PK 363, Quân chủng PK và là đảng ủy viên Sư đoàn.

4.1992, phó sư đoàn trưởng về chính trị Sư đoàn PK 363 kiêm Bí thư Đảng ủy Sư đoàn ; 10.1997, bổ túc tại Học viện Chính trị Quân sự (hệ A) ; 2.1998, phó sư đoàn trưởng về chính trị Sư đoàn PK 363 kiêm Bí thư Đảng ủy Sư đoàn ; 12.1999, phó chủ nhiệm chính trị Quân chủng PKKQ rồi chủ nhiệm (2.2005) ; 2.2007, phó chính ủy Quân chủng PKKQ cho đến khi về hưu (2009).

Logged

''Chúng tôi đánh giặc và làm thơ"
panphilov
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 780



« Trả lời #425 vào lúc: 28 Tháng Năm, 2011, 07:49:15 pm »


Thiếu tướng Cao Xuân Khuông (1942) từng giữ các chức vụ : Tỉnh đội trưởng Tỉnh đội Nghệ An, Phó Tư lệnh Quân khu 4.

Ông quê tại xã Lĩnh Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An. Năm 1960, 18 tuổi, sau khi tốt nghiệp cấp 3 ông nhập ngũ. Sau 3 tháng huấn luyện tân binh, ông được bổ sung về Tiểu đoàn 925 Quân khu 4 đóng tại Kỳ Sơn giáp biên giới Việt Lào. Tại đây, ông cùng đơn vị làm nhiệm vụ quốc tế giúp bạn tiêu diệt các băng đảng thổ phỉ ở Noong Hẹt và Nậm Vang. Khi nạn phỉ ở khu vực biên giới tạm yên, với những thành tích chiến đấu đạt được, năm 1961 ông được chọn đi đào tạo sĩ quan tại Trường Sĩ quan Lục quân 1.

Năm 1964, sau khi tốt nghiệp, với tài bắn súng ngắn ông được giữ lại Trường làm giảng viên phụ trách công tác huấn luyện. Trước tình hình chiến sự ở miền Nam và Quân khu 4 đang vào giai đoạn ác liệt của giai đoạn đầu kháng chiến chống Mỹ cứu nước, ông xin đơn vị cho về chiến đấu trên chiến trường quê hương.

Vào thời điểm ông về lại trên chiến trường quê hương, Quân khu đang xúc tiến thành lập Tiểu đoàn 924 để hoạt động trên chiến trường Thượng Lào, ông được bổ nhiệm làm trung đội trưởng Trung đội 2 lên đường tiếp tục tham gia làm nghĩa vụ Quốc tế. Thời gian này, ở xã Mường Lống thuộc huyện Kỳ Sơn, xảy ra vụ thổ phỉ từ bên kia biên giới xâm nhập vào giết chết gần 20 công nhân lâm nghiệp, Trung đội của ông chỉ huy lại được trên điều động trở về tiêu diệt nhóm phỉ này.

Cuối năm 1965, ông về làm trợ lí Ban Tác chiến, Cơ quan Tham mưu của Sư đoàn 324 rồi cùng Sư đoàn vào Nam chiến đấu tại chiến trường Quảng Trị. Tại đây, ông tiếp tục được cử về đơn vị chiến đấu làm đại đội trưởng và đồng đội đã tham gia nhiều chiến dịch quan trọng như : Đường 9 Khe Sanh (1968), Cồn Tiên – Dốc Miếu (1968), Đường 9 Nam Lào (1971), Bảo vệ thành cổ (1972), chống địch lấn chiếm tại Cửa Việt (1973)…

Năm 1970, nhận quyết định của Quân khu, ông về Quảng Trị làm tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 8 Bộ đội địa phương. Năm 1972, với những thành tích tại Thành cổ, Tiểu đoàn do ông chỉ huy đã được Chính phủ lâm thời miền Nam trao tặng danh hiệu Anh hùng, riêng ông được vinh dự ra báo cáo thành tích tại Bộ Tổng Tham mưu.

Sau khi hòa bình lập lại, 1975, ông được điều về làm  phó Phòng Tác chiến Quân khu 4 sau khi Quân khu cùng với Quân khu Trị Thiên chia tách, chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An - Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, rồi Phó Tư lệnh Quân khu 4 (1995) cho đến khi về hưu.

Tham khảo: Báo Phụ nữ Today

Logged

''Chúng tôi đánh giặc và làm thơ"
panphilov
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 780



« Trả lời #426 vào lúc: 15 Tháng Bảy, 2011, 06:00:23 pm »


Thiếu tướng Lê Chiêu (tên thật : Lê Văn Thảo, 27.5.1922 – không rõ) từng giữ các chức vụ : Phó Bí thư Quân khu ủy Khu 2, Phó Chủ tịch Mặt trận bảo vệ Hà Đông – Hòa Bình, Chủ nhiệm Chính trị Quân khu 3, Cục trưởng Cục Tổ chức Tổng cục Chính trị, Chính ủy Sư đoàn 312, Chính ủy Trường Sĩ quan Lục quân, Chính ủy Đoàn chuyên gia 478, Viện trưởng Viện Bảo tàng Quân đội (nay Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam).

Huân chương Độc lập hạng Nhất, Huân chương Quân công (hạng Nhất, Nhì), Huân chương Chiến thắng hạng Nhất, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng Nhất, Huân chương Chiến sĩ vẻ vang (hạng Nhất, Nhì, Ba), Huy chương Quân kỳ quyết thắng, Huy chương Vì An ninh Tổ quốc… Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng.

Thiếu tướng (1974).


Ông sinh tại thôn Đông Ba, xã Thượng Cát, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội, lúc nhỏ học tiểu học ở Trường Chi Chi (Hà Nội) rồi học trung học tại Trường tư thục Thăng Long. Do sự yêu mến và gắn bó với các thầy tại Trường Thăng Long như Hoàng Minh Giám, hiệu trưởng, Võ Nguyên Giáp, thầy giáo dậy sử, ông chủ động tìm đến với chủ nghĩa cộng sản và tham gia Cách mạng.

Năm 1939, 17 tuổi, ông xung phong làm liên lạc cho thành ủy Hà Nội. Lúc bấy giờ, thực dân Pháp thẳng tay đàn áp phong trào Cách mạng, những sách báo công khai của Đảng đều bị cấm, các tổ chức hợp pháp và nửa hợp pháp đều phải rút lui vào hoạt động bí mật. Do sự dũng cảm, khôn khéo hoạt động giữa vòng vây của thực dân Pháp, cũng như sự nỗ lực phấn đấu rèn luyện, đóng góp cho Cách mạng, tháng 2 năm 1941, ông được kết nạp vào Đảng.

Từ tháng 2 năm 1941, khi hoạt động gây cơ sở tại Nhà máy Phan Ninh (Hà Nội), ông đã tuyên truyền, vận động gây dựng cơ sở Cách mạng trong nhà máy, đồng thời gây dựng cơ sở Cách mạng trong hàng ngũ học sinh, sinh viên nhiều trường tại Hà Nội. Thời gian này, ông lần lượt được cử là Thành ủy viên Thành ủy Hà Nội rồi Ủy viên Thường vụ Thành ủy Hà Nội.

Trong Cách mạng tháng 8 (1945), ông là Chi đội trưởng phụ trách lực lượng phía Tây, tham gia giành chính quyền tại nhiều địa phương trên địa bàn Hà Nội.

Sau khi Cách mạng tháng 8 thành công, ông được điều sang Quân đội giữ chức vụ đại đội trưởng, chính trị viên đại đội, chính trị viên Tiểu đoàn 56 bảo vệ Mặt trận Hà Đông. Tháng 1 năm 1947, ông được giao chức vụ trưởng phòng kiểm tra Khu 2, phó bí thư Quân khu ủy Khu 2, phó chủ tịch Mặt trận bảo vệ Hà Đông, Hòa Bình. Từ tháng 4 năm 1948 đến năm 1958, ông lần lượt giữ các chức vụ giáo viên, trưởng Phòng Chính trị Trường Sĩ quan Lục quân, Hiệu trưởng Trường Thiếu sinh quân, phó bí thư Đảng ủy kiêm chủ nhiệm chính trị Trường Sĩ quan Lục quân. Từ năm 1958 đến 1962, ông là chính ủy Sư đoàn 312. Từ năm 1962 đến 1964, ông được cử đi học tại Trường Quân chính Lenin của Liên Xô.

Sau khi tốt nghiệp, từ năm 1965 - 1980, ông lần lượt giữ các chức vụ:  chủ nhiệm chính trị Quân khu 3, cục trưởng Cục Tổ chức - Tổng cục Chính trị, chính uỷ Sư đoàn 312, chính uỷ Trường Sĩ quan Lục quân, chính uỷ Đoàn chuyên gia 478. Tháng 3 năm 1981, ông được giao giữ chức Viện trưởng Viện Bảo tàng Quân đội nay là Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam cho đến khi về hưu năm 1987.

Theo Bảo tàng Quân sự Việt Nam
Logged

''Chúng tôi đánh giặc và làm thơ"
panphilov
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 780



« Trả lời #427 vào lúc: 23 Tháng Bảy, 2011, 06:44:00 am »


Trung tướng Trương Đình Thanh (8.12.1944 – 26.1.2005) từng giữ các chức vụ: Tư lệnh kiêm Phó Bí thư Đảng ủy Quân khu 4.

Huân chương Ðộc lập hạng Ba, Huân chương Quân công hạng Ba, Huân chương chiến công (hạng Nhất, Nhì, Ba), Huân chương Chiến công Giải phóng (hạng Nhì, Ba), Huân chương Kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng Nhì, Huân chương Chiến sĩ vẻ vang (hạng Nhất, Nhì, Ba), Huân chương Chiến sĩ Giải phóng (hạng Nhất, Nhì, Ba), Huy chương Quân kỳ Quyết thắng.

Thiếu tướng (1992), Trung tướng (2003).


Trung tướng Trương Đình Thanh sinh tại xã Hiền Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Ông nhập ngũ tháng 2 năm 1961, được kết nạp vào Đảng tháng 10 năm 1964.

1961, được cử đi học tại Trường Quân sự Quân khu 4; 1962 - 1975, lần lượt giữ các chức vụ tiểu đội trưởng, trung đội trưởng, đại đội trưởng, tiểu đoàn trưởng, trung đoàn phó, trung đoàn trưởng Trung đoàn 6 Phú Xuân trực thuộc Quân khu Trị Thiên Huế.

1976 - 1980, được cử đi đào tạo tại Học viện Lục quân rồi Học viện Quốc phòng; 1981 - 1984, lần lượt giữ các chức vụ Sư đoàn phó Sư đoàn 324, Sư đoàn trưởng Sư đoàn 342 của Quân khu 4; 1985, tiếp tục được cử đi đào tạo tại Học viện Quân sự Frunze của Liên Xô.

1986 - 1994, Tham mưu phó rồi Tham mưu trưởng Quân khu 4; 1995, được cử đi học lớp lý luận chính trị cao cấp tại Học viện Chính trị Quân sự; 7.1995, Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng rồi Phó Tư lệnh Quân khu 4; 2.2002 Tư lệnh Quân khu 4.

Trung tướng Trương Đình Thanh mất ngày 26.1.2005 trong một tai nạn máy bay khi ông cùng đoàn cán bộ Quân khu 4 và Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An đi kiểm tra tình hình sẵn sàng chiến đấu của bộ đội tại đảo Hòn Mê.

« Sửa lần cuối: 23 Tháng Bảy, 2011, 08:49:18 pm gửi bởi panphilov » Logged

''Chúng tôi đánh giặc và làm thơ"
panphilov
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 780



« Trả lời #428 vào lúc: 25 Tháng Bảy, 2011, 10:22:22 am »

Trung tướng Nguyễn Văn Tấn (Ba Tấn, 7.1941 – 14.10.2007) từng giữ các chức vụ : Sư đoàn trưởng Sư đoàn 339, Tham mưu trưởng Mặt trận 979, Tư lệnh kiêm Phó Bí thư Đảng ủy Quân khu 9.

Thiếu tướng (6.1992), Trung tướng (11.1999).


Trung tướng Nguyễn Văn Tấn sinh tại xã Lộc Giang, huyện Ðức Hòa, tỉnh Long An, trong một gia đình nông dân nghèo.

Năm 1960, ông tham gia phong trào Ðồng Khởi ở địa phương,  làm công tác thanh niên và dân quân, du kích. Tháng 8 năm 1965, ông xung phong vào bội đội của chủ lực Miền. Từ năm 1965 đến tháng 3 năm 1979, ông lần lượt trưởng thành từ chiến sĩ, cán bộ tiểu đội, trung đội, đại đội, tiểu đoàn đến trung đoàn thuộc Trung đoàn 1, Sư đoàn 9, Quân đoàn 4.
 
Từ tháng 4 năm 1979 đến tháng   7 năm 1982,  ông  là trung đoàn trưởng Trung đoàn 1, rồi phó tham mưu trưởng  Sư đoàn 9. Từ tháng 8 năm 1982 đến tháng 2 năm 1987, ông về đảm trách sư đoàn phó, tham mưu trưởng, rồi sư đoàn trưởng Sư đoàn 339.

Từ tháng 3 năm 1988, ông đảm trách tham mưu trưởng Mặt trận 979, Quân khu 9. Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quốc tế ở Cam-pu-chia về nước, ông lần lượt được giao giữ trọng trách: phó tham mưu trưởng (10.1989), phó tư lệnh  (7.1995) rồi tư lệnh Quân khu 9 (11.1996) cho đến khi về hưu (11-2000).


Logged

''Chúng tôi đánh giặc và làm thơ"
panphilov
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 780



« Trả lời #429 vào lúc: 25 Tháng Bảy, 2011, 10:59:37 am »

Trung tướng Đỗ Mạnh Đạo (1929 – 18h15’ 25.6.2006) từng giữ các chức vụ : Phó Chính ủy kiêm Chủ nhiệm Chính trị Binh chủng Thông tin Liên lạc, Chính ủy Sư đoàn 320B, Phó Tư lệnh về Chính trị Quân đoàn 1, Phó Tư lệnh về Chính trị kiêm Bí thư Đảng ủy Quân khu 3.

Huân chương Chiến thắng hạng Ba, Huân chương Quân công (hạng Nhì, Ba), Huân chương Kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng Nhất, Huân chương Chiến sĩ vẻ vang (hạng Nhất, Nhì, Ba), Huy chương Quân kỳ quyết thắng, Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng, Huy hiệu Hồ Chí Minh.

Đại úy (1958), Đại tá (2.1977), Thiếu tướng (4.1984), Trung tướng (4.1989).


Trung tướng Đỗ Mạnh Đạo sinh tại thôn Nhân Nhuế, xã Mỹ Thuận, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định trong một gia đình Cách mạng. Lúc còn nhỏ, ông được gia đình cho ăn học tới nơi tới chốn và sớm giác ngộ Cách mạng.

Tháng 8 năm 1945, ông tham gia Ðoàn Thanh niên cứu quốc địa phương và làm công tác bình dân học vụ xã. Tháng 1 năm 1946 được kết nạp Ðảng tại Chi bộ Nhân Nhuế, huyện Mỹ Lộc. Tháng 8 năm 1946, ông nhập ngũ.

Từ năm 1962 đến năm 1965, ông được cử đi học chính trị tại Bắc Kinh (Trung Quốc), về nước tiếp tục công tác ở Cục Tổ chức, Tổng cục Chính trị ; 5.1966 đến 3.1968, được cử đi phái viên chiến trường Quân khu 5 ; 4.1968 trưởng Phòng Công tác Cơ sở Cục Tổ chức; 3.1969 chủ nhiệm chính trị Bộ Tư lệnh Thông tin; 12.1972 phó chính ủy kiêm chủ nhiệm chính trị Bộ Tư lệnh Thông tin liên lạc; 3.1974 chính ủy Sư đoàn 320b, Quân đoàn 1.

Tháng 12 năm 1977, ông là chủ nhiệm chính trị Quân đoàn 1; 3.1979, phó chính ủy kiêm chủ nhiệm chính trị Quân đoàn 1; 8.1980 phó tư lệnh về chính trị Quân đoàn 1; 8.1982 chủ nhiệm chính trị Quân khu 3; 10.1985 phó tư lệnh chính trị kiêm chủ nhiệm chính trị Quân khu 3.

Tháng 10 năm 1989, ông là bí thư Ðảng ủy kiêm phó tư lệnh chính trị Quân khu 3. Tháng 6 năm 1991, là đại biểu dự Ðại hội Ðảng toàn quốc lần thứ VII. Tháng 1-1993 ông được Ðảng, Nhà nước, Quân đội cho nghỉ chờ hưu.
Logged

''Chúng tôi đánh giặc và làm thơ"
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM