Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 07:12:16 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hình ảnh & Tiểu sử Lãnh đạo, Tướng lĩnh, Sỹ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam  (Đọc 826572 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
panphilov
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 780



« Trả lời #370 vào lúc: 04 Tháng Tám, 2010, 01:39:26 am »

3. Có ai biết thông tin về những vị Tướng đầu tiên của các Quân, Binh chủng không? Theo tôi đó là những tướng lĩnh thực sự và đã để lại dấu ấn trong lịch sử nước ta 65 năm qua cũng như trong lòng các CCB!

Cái này rất hay, đề nghị trùm sò Lốp thống kê gấp Grin Có điều ta phải thống nhất trước tiêu chí "tướng đầu tiên của quân, binh chủng" là thế nào:
- Người đầu tiên đang phục vụ trong binh chủng được phong tướng.
- Người đầu tiên xuất thân từ binh chủng được phong tướng (lúc phong có thể có hoặc không ở binh chủng đó).
- TL đầu tiên của binh chủng được phong tướng (lúc phong có thể có hoặc không là TL hoặc ở binh chủng).
- TL đầu tiên của binh chủng được phong tướng (khi đang giữ chức vụ TL).
...

Thôi thì cứ tạm chấp nhận 2 trường hợp như thế này có được không hả các bác:

- Được phong tướng trước khi đến công tác tại Quân - Binh chủng nào đó.
- Được phong tướng trong thời gian công tác tại Quân - Binh chủng nào đó.

và đều là người đầu tiên trong Quân - Binh chủng đó mang quân hàm tướng.

Tuy nhiên, vẫn phức tạp. Ví dụ:

- Quân chủng Phòng không Không quân lúc tách lúc nhập thì tính làm sao?
- Hay lúc ban đầu nó không được tổ chức ở cấp Quân - Binh chủng, như Cục Pháo binh (tiền thân của Binh chủng Pháo binh), Cục Phòng thủ bờ biển (tiền thân của Quân chủng Hải quân), Ban nghiên cứu sân bay (không biết tính là tiền thân của Không quân hay là một trong những tiền thân của Phòng không Không quân)...



Logged

''Chúng tôi đánh giặc và làm thơ"
panphilov
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 780



« Trả lời #371 vào lúc: 04 Tháng Tám, 2010, 02:03:39 am »

Trong 15 vị tướng của tỉnh Bình định ( thời điểm 2004 ), em mới có hình ảnh và tiểu sử của 5 vị. Còn lại 10 vị nữa chưa có thông tin. Bác nào biết thì cho em xin thông tin về tiểu sử và hình ảnh. Trân trọng cảm ơn trước các bác :
2-Trung tướng Lê An (quê: xã Hoài Hảo - huyện Hoài Nhơn).
3-Trung tướng Lê Thành Văn (quê: xã Phước Long - huyện Tuy Phước).
7-Thiếu tướng Võ Phi Hồng (quê: xã Tam Quan Nam - huyện Hoài Nhơn).
8-Thiếu tướng Huỳnh Nghĩ (quê: xã Tam Quan - huyện Hoài Nhơn).

9-Thiếu tướng Võ Đông Giang (quê: xã Mỹ Thọ - huyện Phù Mỹ).

10-Thiếu tướng Phùng Đình Ấm (quê: xã Mỹ Lợi - huyện Phù Mỹ).

11-Thiếu tướng Võ Nhân Huân (quê: xã Tam Quan - huyện Hoài Nhơn).

12-Thiếu tướng Lê Lung (quê: xã Hoài Thanh - huyện Hoài Nhơn).
13-Thiếu tướng Lê Huẩn (quê: xã Nhơn Lộc - huyện An Nhơn).
15-Thiếu tướng Trần Công Thức (quê: xã Hoài Hảo - huyện Hoài Nhơn).

Vốn liếng của em chỉ có bấy nhiêu thôi. Thiếu tướng Võ Đông Giang thì em đã giới thiệu trong chủ đề này. Thiếu tướng Huỳnh Nghĩ thì tiểu sử thời kháng chiến chống Pháp em chưa sưu tầm được cho nên chưa giới thiệu.

Logged

''Chúng tôi đánh giặc và làm thơ"
panphilov
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 780



« Trả lời #372 vào lúc: 27 Tháng Tám, 2010, 04:53:54 pm »


Thiếu tướng Nguyễn Duy Bi (25.12.1940), từng giữ các chức vụ : Sư đoàn trưởng Sư đoàn Phòng không 377, quyền Tham mưu trưởng – Thường vụ Đảng ủy Quân chủng Phòng không, Cục trưởng – Bí thư Đảng ủy Cục Tác chiến Điện tử Bộ Tổng Tham mưu.

Huân chương Quân công hạng Ba, Huân chương Chiến công (hạng Nhất, Nhì, Ba), Huân chương Chiến sĩ vẻ vang (hạng Nhất, Nhì, Ba), Huy chương Quân kỳ Quyết thắng, Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng.

Thiếu tướng (10.1994).


Thiếu tướng Nguyễn Duy Bi sinh tại xã Kỳ Thư, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh, nhập ngũ ngày 12 tháng 4 năm 1963, được kết nạp vào Đảng ngày 16 tháng 11 năm 1964 (chính thức 16.11.1965).

Năm 1959, ông là Bí thư Chi đoàn, phó Ban Bình dân Học vụ xã Kỳ Thư, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh, rồi theo học tại Trường Trung cấp Ngân hàng Trung ương ; 10.1960, phụ giáo Trường Ngân hàng tỉnh Hà Đông ; 4.1963, nhập ngũ, là chiến sĩ Đại đội 2, Tiểu đoàn 4 trực thuộc Bộ Tư lệnh Thủ đô ; 12.4.1963, chiến sĩ Đại đội 4, Trung đoàn 228B Bộ Tư lệnh Phòng không.

Tháng 5 năm 1965, ông là trắc thủ cự ly, tiểu đội trưởng chuyển Binh chủng Tên lửa Phòng không (1966), sĩ quan điều khiển tên lửa, trưởng xe YA Tiểu đoàn 64 Trung đoàn Tên lửa 236 Quân chủng Phòng không Không quân ; 12.1967, trưởng xe YA kiêm sĩ quan điều khiển tên lửa, đại đội phó rồi đại đội trưởng Đại đội 1 Tiểu đoàn 64 Trung đoàn Tên lửa 236 Bộ Tư lệnh Binh chủng Tên lửa Quân chủng Phòng không Không quân ; 12.1969, theo học lớp bổ túc cán bộ tham mưu Quân chủng Phòng không Không quân ; 4.1971, được điều về làm trợ lý Phòng Tác chiến Bộ Tham mưu Quân chủng Phòng không Không quân cho đến tháng 9 thì được cử sang học Chỉ huy Kỹ thuật Tên lửa Phòng không tại Trường Cao đẳng Phòng không Ô-đéc-xa của Liên Xô.

Tháng 10 năm 1976, ông là trợ lý Phòng Quân binh chủng, Cục Nhà trưởng Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam ; 8.1979, chuyển sang làm Trung đoàn trưởng Trung đoàn Tên lửa 257 Sư đoàn Phòng không 369 Quân chủng Phòng không ; 9.1982, tiếp tục được cử qua Liên Xô theo học tại Học viện Bộ Tổng Tham mưu Vô-rô-si-lốp ; 9.1984, về nước, ông được bổ nhiệm giữ chức vụ Sư đoàn phó kiêm Tham mưu trưởng Sư đoàn Phòng không 377 Quân chủng Phòng không rồi Sư đoàn trưởng Sư đoàn này (12.1987).

Tháng 9 năm 1989, ông theo học tại Học viện Chính trị Quân sự theo chương trình Học viện Nguyễn Ái Quốc ; 1.1990, Phó Tham mưu trưởng Quân chủng Phòng không, Thường vụ Đảng ụy Bộ Tham mưu Quân chủng phòng không ; 1991, quyền Tham mưu trưởng Quân chủng Phòng không ; 9.1992, về công tác tại Cục Tác chiến Điện tử Bộ Tổng Tham mưu, là Tổng cục trưởng kiêm Bí thư Đảng ủy, và là Ủy viên Đảng ủy Bộ Tổng Tham mưu cho đến khi về hưu (7.2003).



« Sửa lần cuối: 27 Tháng Tám, 2010, 07:51:21 pm gửi bởi panphilov » Logged

''Chúng tôi đánh giặc và làm thơ"
panphilov
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 780



« Trả lời #373 vào lúc: 27 Tháng Chín, 2010, 05:01:50 am »


Trung tướng Hán Vĩnh Tưởng (12.8.1945) từng giữ các chức vụ : Phó Tư lệnh về Chính trị Quân chủng Không quân, Phó Tư lệnh về Chính trị kiêm Bí thư Đảng ủy Quân chủng Phòng không Không quân.

Huân chương Quân công hạng Ba, Huân chương Chiến công hạng (2 Nhì, 3 Ba), Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Ba, Huân chương Chiến sĩ vẻ vang (Nhất, Nhì, Ba), Huy chương Quân kỳ quyết thắng. Là phi công trực tiếp chiến đấu, bắn rơi 3 máy bay Mỹ, được tặng thưởng 3 Huy hiệu Bác Hồ.

Thiếu tướng (10.1994), Trung tướng (2.2002).


Trung tướng Hán Vĩnh Tưởng quê tại xã Dị Nậu, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ. Ông nhập ngũ ngày 20 tháng 8 năm 1965, được kết nạp vào Đảng ngày 20 tháng 9 năm 1967 (chính thức 20.9.1968).

8.1965, chiến sĩ dự khóa bay Bộ Tư lệnh Phòng không Không quân ; 9.1965, học lái máy bay YK-18 ở Trường Không quân 910 Bộ Tư lệnh Phòng không Không quân Trung Quốc cho đến 9.1966 tiếp tục học lái máy bay MiG.17 ở đây ; 4.1968, về nước, là sĩ quan lái máy bay thuộc Trung đoàn Không quân 923 Bộ Tư lệnh Không quân Quân chủng Phòng không Không quân (PKKQ).

9.1972, sĩ quan lái may bay Trung đoàn Không quân 927 Quân chủng PKKQ; 10.1973, theo học bổ túc về Chính trị Trung cấp tại Tiểu đoàn 3 Bộ Tư lệnh Phòng không Không quân ; 4.1974, chính trị viên bay Đại đội 9, Trung đoàn Không quân 927, Sư đoàn 371 Quân chủng PKKQ.

 2.1978, phó chính ủy Trung đoàn Không quân 927, Sư đoàn 371, Quân chủng Không quân (KQ) ; 9.1978, được cử đi học bổ túc tại Học viện Chính trị ; 5.1979, là phó chính ủy Trung đoàn Không quân 921, Sư đoàn 371 Quân chủng KQ ; 11.1979, phó trung đoàn trưởng về Chính trị Trung đoàn Không quân 921, Sư đoàn 371 Quân chủng KQ ; 1981, trung đoàn phó Trung đoàn Không quân 921, Sư đoàn 371 Quân chủng KQ ; 8.1982, theo học bổ túc tại Trường Trung cao Không quân ; 6.1983, phó chủ nhiệm Chính trị Sư đoàn Không quân 371, Quân chủng KQ.

10.1987, chủ nhiệm Chính trị Sư đoàn Không quân 371, Quân chủng KQ ; 10.1988, phó sư đoàn trưởng về Chính trị Sư đoàn Không quân 371, Quân chủng KQ ; 5.1989, phó chủ nhiệm Chính trị Quân chủng KQ ; 10.1990, chủ nhiệm Chính trị Quân chủng KQ.

1.1992, theo học bổ túc hệ A, Học viện Chính trị Bộ Quốc phòng ; 7.1992, chủ nhiệm Chính trị Quân chủng KQ ; 10.1994, hoàn thiện đại học tại Học viện Chính trị Quân sự ; 1.1995, chủ nhiệm Chính trị Quân chủng KQ ; 11.1996, phó Tư lệnh về Chính trị Quân chủng KQ ; 7.1999, phó Tư lệnh về Chính trị kiêm Chủ nhiệm Chính trị Quân chủng Phòng không Không quân ; 2.2001, phó Tư lệnh về Chính trị kiêm Bí thư Đảng ủy Quân chủng PKKQ cho đến khi về hưu tháng 1 năm 2005.



Logged

''Chúng tôi đánh giặc và làm thơ"
panphilov
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 780



« Trả lời #374 vào lúc: 04 Tháng Mười, 2010, 01:44:52 am »


Thiếu tướng Anh hùng Mai Văn Cương (tên thường dùng : Mai Cương, 2.2.1941) từng giữ các chức vụ : Phó Tư lệnh Quân chủng Không quân, Phó Tư lệnh Quân chủng Phòng không Không quân.

Huân chương Quân công (2 hạng Ba), Huân chương Chiến công (2 hạng Nhất, 3 hạng Ba), Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhì, Huân chương Chiến sĩ vẻ vang (hạng Nhất, Nhì, Ba), Huy chương Quân kỳ quyết thắng. Phi công trực tiếp chiến đấu, bắn rơi 8 máy bay Mỹ, được tặng thưởng 8 Huy hiệu Bác Hồ.

Được tuyên dương Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân ngày 22 tháng 12 năm 1969 khi đang là thượng úy, đại đội phó Đại đội 1, Trung đoàn Không quân 921, Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không Không quân.

Thiếu tướng (4.1998).


Thiếu tướng Mai Văn Cương quê xã Hoàng Đạo, huyện Hoàng Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Ông nhập ngũ ngày 28 tháng 3 năm 1959, được kết nạp vào Đảng ngày 23 tháng 8 năm 1964 (chính thức ngày 23 tháng 5 năm 1965).

3.1959, chiến sĩ Đại đội 11, Trung đoàn 68, Sư đoàn 304 ; 9.1959, học viên Trường Quân y Trung đoàn 57, Sư đoàn 304 ; 7.1960, y tá Đại đội 11, Trung đoàn 68, Sư đoàn 304 ; 7.1961, trúng tuyển đi học lái may bay MiG.17 tại Trường Không quân Liên Xô.

10.1964, sĩ quan lái máy bay của Trung đoàn Không quân 921, Quân chủng Phòng không Không quân (PKKQ) ; 9.1965, tiếp tục được cử đi học lái máy bay MiG.21 tại Trường Không quân Liên Xô ; 6.1966, sĩ quan lái máy bay, Trung đoàn Không quân 921, Quân chủng PKKQ ; 5.1968, trung đội trưởng rồi đại đội phó Đại đội 1 Trung đoàn Không quân 921 trực thuộc Bộ Tư lệnh Không quân (KQ), Quân chủng PKKQ.

7.1970, đại đội trưởng Đại đội 1, Trung đoàn Không quân 921 ; 2.1972, trung đoàn phó Trung đoàn Không quân 921 ; 7.1975, trung đoàn trưởng Trung đoàn Không quân 927, Sư đoàn 371 Quân chủng PKKQ.

8.1977, được cử đi học tại Học viện Chính trị Quân sự ; 7.1978, trung đoàn trưởng Trung đoàn Không quân 927, Sư đoàn 371, Quân chủng KQ ; 9.1978, theo học bổ túc tại Học viện Không quân Ga-ga-rin (Liên Xô).

6.1979, phó tư lệnh Sư đoàn Không quân 370 Quân chủng KQ ; 7.1981, sư đoàn phó Sư đoàn Không quân 371, Quân chủng KQ ; 1.1983, phó tham mưu trưởng Quân chủng KQ ; 10.1983, sư đoàn trưởng Sư đoàn Không quân 371, Quân chủng KQ.

10.1990, theo học bổ túc tại Học viện Quân sự cấp cao ; 8.1991, phó tham mưu trưởng Quân chủng KQ ; 12.1997, phó tư lệnh Quân chủng KQ ; 7.1999, phó tư lệnh Quân chủng PKKQ cho đến khi nghỉ hưu (2006).




Logged

''Chúng tôi đánh giặc và làm thơ"
panphilov
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 780



« Trả lời #375 vào lúc: 20 Tháng Mười, 2010, 06:39:16 pm »

Thiếu tướng Phạm Ngọc Hưng (bí danh : Năm Hải, 1918 – 6.11.1999), từng giữ chức vụ : Tỉnh đội trưởng Tỉnh đội Vĩnh Long, Tham mưu phó Quân khu 3, Sư đoàn trưởng Sư đoàn 338, Tham mưu phó kiêm Trưởng Phòng Dân quân Bộ Tư lệnh miền, Tư lệnh Quân khu 9, Phó Tư lệnh Quân khu 9 (sau khi sát nhập với Quân khu VIII).

Huân chương Độc lập hạng Nhất, Huân chương Kháng chiến hạng Nhất, 2 Huân chương Quân công hạng Nhất, Huân chương Giải phóng (hạng Nhất, Nhì, Ba), Huân chương Chiến sĩ vẻ vang (hạng Nhất, Nhì, Ba), Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng, Huy hiệu Thành đồng Tổ quốc, Huy hiệu Chiến dịch Hồ Chí Minh.

Thiếu tướng (1974).


Thiếu tướng Phạm Ngọc Hưng sinh tại xã Quới An, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Cha ông là cụ Phạm Văn Huyên và mẹ ông là bà Nguyễn Thị Hiền đều là những điền chủ nhỏ. Dù kinh tế gia đình lúc đó đang suy sụp, ông vẫn được cha mẹ gửi lên Sài Gòn học trường Pétrus Ký (nay là Trường Lê Hồng Phong, thành phố Hồ Chí Minh).

Học đến năm thứ tư, kinh tế gia đình không đủ sức bảo đảm cho con đường học vấn nữa, ông chuyển sang học lớp kế toán thương mại 3 tháng để đi làm. Năm 20 tuổi, ông được nhận làm thư ký cho một thương gia chuyên buôn bán phụ tùng máy xay lúa ở Sài Gòn. Công việc đang trôi chảy thì năm 1940, ông bị gọi đi lính và vào học Trường Sĩ quan dự bị quân đội Pháp ở Thủ Dầu Một. Ra trường, ông được sung vào một đơn vị bộ binh. Tuy là sĩ quan phục vụ trong bộ máy thực dân Pháp, nhưng nhờ tính tình ngay thẳng, lòng thương người, thông cảm nỗi khổ của cuộc đời lính thuộc địa, ông được binh lính dưới quyền cảm phục, yêu mến. Vì những lẽ đó, ông thường bị quan trên nghi ngờ và bị thuyên chuyển qua nhiều đơn vị khác nhau, và cuối cùng vào năm 1943 được giải ngũ.

Trở lại Sài Gòn, cả năm trời vẫn không tìm được việc làm, vì không muốn xin tiền gia đình, ông dạy thêm cho con người cậu cho tới cuối năm 1944 thì trở về quê. Lúc này ở Vũng Liêm, phong trào cách mạng của quần chúng do Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo đang phát triển mạnh. Sau khi Nhật đảo chính Pháp (ngày 9/3/1945), ông gia nhập đội Thanh niên Tiền phong xã Quới An. Ngày 25/8/1945, ông có mặt trong lực lượng Thanh niên Tiền phong cùng nhân dân kéo lên tỉnh giành chính quyền. Sau ngày Cách mạng tháng Tám thành công, ông được cử làm huấn luyện viên cho bộ đội vừa mới được thành lập.

Ngày 29/10/1945, quân Pháp đánh chiếm Vĩnh Long, ông chỉ huy và tham gia một số trận đánh, thu được một số vũ khí. Vì lực lượng ta mới thành lập, chưa đủ sức cầm cự lâu dài nên buộc phải rút dần khỏi thị xã. Sau khi Chỉ huy trưởng bộ đội Vĩnh Long hy sinh, ông được Ủy ban Kháng chiến Hành chánh tỉnh chỉ định làm Chỉ huy trưởng bộ đội tỉnh Vĩnh Long.

Để bảo toàn lực lượng phục vụ kháng chiến lâu dài, theo lệnh trên, cuối năm 1945, ông cùng đơn vị rút về vùng Đồng Tháp Mười. Khi Đại đội 1 (panphilov : quân số tương đương tiểu đoàn bây giờ), Quân khu 9 được thành lập, ông được cử giữ chức Đại đội trưởng. Đại đội hoạt động được một tháng thì Trung đội (panphilov : quân số tương đương đại đội bây giờ) Trà Vinh được cấp trên điều động đi nhận nhiệm vụ khác. Ông tiếp tục chỉ huy hai trung đội của tỉnh Vĩnh Long còn lại, đánh địch trong địa bàn Quân khu. Đến tháng 5/1946, theo chủ trương của trên, ông cùng đơn vị được lệnh trở về tỉnh xây dựng lại cơ sở. Cuộc hành quân bằng đường bộ kéo dài một tháng trời, băng qua nhiều vùng tạm chiếm ở Cà Mau, Bạc Liêu, Cần Thơ bí mật và an toàn trở về quê hương.

Tháng 12/1946, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương (nay là vào Đảng Cộng sản Việt Nam). Khi Quân khu 8 thành lập Chi đội 20 (panphilov : quân số tương đương trung đoàn bây giờ), ông được cử làm Chi đội phó. Nửa năm sau, Chi đội 20 giải tán, Quân khu thành lập Trung đoànTrung đoàn 111 - Vĩnh Long. Ông được trên cử về giữ chức vụ Trung đoàn phó Trung đoàn 111, sau đó làm Trung đoàn trưởng vào cuối năm 1947. Năm 1948, thực dân Pháp mở rộng chiến trường Đông Dương, đưa thêm nhiều đơn vị lính lê dương vào hòng tái chiếm các vùng giải phóng. Ông đã chỉ huy Trung đoàn đánh phục kích, thu nhiều vũ khí và một số xe quân sự Pháp.

Năm 1949, Quân khu thành lập Liên Trung đoàn 109 – 111, ông là Liên Trung đoàn phó. Liên Trung đoàn đánh địch đạt hiệu quả khá trên chiến trường Cầu Kè cuối năm 1949 và thắng lớn trên chiến trường Trà Vinh đầu năm 1950. Khi Liên Trung đoàn hoàn thành nhiệm vụ, giải thể để thành lập Trung đoàn Cửu Long, ông được phân công làm Trung đoàn phó. Khi Trung đoàn Cửu Long rút về Trà Vinh (để lại ở Vĩnh Long Tiểu đoàn 312), ông được lệnh ở lại làm Tỉnh đội trưởng Tỉnh đội Vĩnh Long. Sau đó, Bộ Tư lệnh Miền điều động ông Phạm Ngọc Hưng về làm Tham mưu phó Phân Liên khu miền Tây.

Tháng 6/1951, tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh được sát nhập thành tỉnh Vĩnh Trà, trực thuộc Phân Liên khu miền Tây. Tỉnh đội Vĩnh Trà cũng được thành lập do ông Lê Quốc Sản làm Tỉnh đội trưởng, ông giữ chức Tỉnh đội phó kiêm Ủy viên Ban chấp hành Tỉnh bộ. Đầu năm 1953, ông đi học lớp chỉnh Đảng ở Liên khu 5, rồi được Xứ ủy Nam bộ cử đi học 3 tháng rồi ra Bắc học tập kinh nghiệm đánh du kích trên tuyến đường 5 Hà Nội – Hải Phòng.

Năm 1954, sau khi dự lớp tổng kết chiến dịch Điện Biên phủ, ông được cấp trên cử đi học lớp nghiên cứu chiến đấu về tấn công – phòng ngự theo “chính quy chiến” do chuyên gia Trung Quốc giảng dạy. Mãn lớp học, ông được điều về Trung đoàn 660 miền Nam thuộc Quân khu 3 làm Trung đoàn trưởng. Năm 1960, Lữ đoàn 338 thành lập, ông được điều về làm Tham mưu phó rồi Tham mưu trưởng Lữ đoàn. Khi Bộ Quốc phòng thành lập Sư đoàn 338 năm 1961, ông được điều về làm Tham mưu phó Quân khu 3. Đến năm 1963, ông được điều trở về Sư đoàn 338 làm Sư trưởng.

Tháng 5/1965, ông được trên điều vào chiến trường miền Nam. Khi vào đến Bộ Tư lệnh Miền, ông được cử giữ chức vụ Phó Tư lệnh Quân khu 9, Đảng ủy viên Quân khu với nhiệm vụ chỉ đạo phong trào chiến tranh du kích, đưa phong trào lên cao như trước năm 1964, tạo điều kiện cho bộ đội chủ lực hoạt động chủ động hơn. Chỉ sau 2 năm, Quân khu đã nhanh chóng khôi phục được phong trào khá vào năm 1967.

Năm 1969, Bộ Tư lệnh Miền rút ông về làm Tham mưu phó Miền kiêm Trưởng phòng Dân quân của Bộ Tư lệnh Miền. Năm 1971, sau khi 2 Phó Tư lệnh Quân khu 9 Ba Mai (panphilov: tức ông Nguyễn Hoài Pho kiêm Tham mưu trưởng) và Hai Đức hy sinh, ông được điều động trở lại làm Phó Tư lệnh Quân khu 9. Cùng với Tư lệnh, ông đã góp phần xây dựng lực lượng quân khu, tăng cường sức chiến đấu của các đơn vị chủ lực cũng như sự phối hợp linh hoạt với các lực lượng địa phương quân của các tỉnh. Cuối năm 1973, Tư lệnh Quân khu 9 được điều về Bộ Quốc phòng Miền, ông Phạm Ngọc Hưng lên thay, làm Tư lệnh Quân khu 9. Ông cũng được bầu làm Ủy viên Thường vụ Khu ủy Khu 9.

Hòa bình lập lại. Trung ương và Bộ Quốc phòng sát nhập Quân khu 8 và Quân khu 9 thành Quân khu 9. Thiếu tướng Phạm Ngọc Hưng được cử giữ chức Phó Tư lệnh. Đầu năm 1976, khi bàn giao Tư lệnh Quân khu cho ông Sáu Nam (panphilov: tức tướng Lê Đức Anh), trên cương vị Phó Tư lệnh Quân khu, ông đi chỉ đạo Sư đoàn 8 và Sư đoàn 4 làm nhiệm vụ kinh tế. Do tuổi cao, sức khỏe sút giảm, năm 1983, ông nghỉ dưỡng bệnh và sau đó được giải quyết chính sách nghỉ hưu. Ông về sống với gia đình tại Phường An Thới – thành phố Cần Thơ. Ngày 6/11/1999, mùng 9 tháng mười năm Kỷ Mão, do bệnh nặng, Thiếu tướng Phạm Ngọc Hưng từ trần, thọ 81 tuổi.

Trích lược theo Truyền hình Vĩnh Long




« Sửa lần cuối: 20 Tháng Mười, 2010, 06:48:05 pm gửi bởi panphilov » Logged

''Chúng tôi đánh giặc và làm thơ"
panphilov
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 780



« Trả lời #376 vào lúc: 23 Tháng Mười, 2010, 08:51:22 pm »



Thiếu tướng Vũ Thành (tên thật : Phạm Quốc Chiền, 1.5.1928 – 10.7.1921), từng giữ các chức vụ : Cục trưởng Cục Phòng không Bộ Tư lệnh 559 (Bộ đội Trường Sơn), Tham mưu phó Bộ Tư lệnh 559, Cục trưởng Cục Tác chiến – Huấn luyện Bộ Tư lênh 559, Chủ nhiệm Hậu cần Quân đoàn 4, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Hậu, Tham mưu trưởng Tổng cục Hậu cần, Thường trực Tổng cục Hậu cần khu vực phía Nam.

Huân chương Quân công hạng Nhì, Huân chương Chiến công (hạng Nhất, Nhì, Ba), Huân chương Chiến thắng (chống Pháp) hạng Nhì, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất, Huân chương Chiến sĩ vẻ vang (hạng Nhất, Nhì, Ba),  Huân chương Ăng-co hạng Nhất, Huy chương Quân kỳ Quyết thắng, Huy hiệu 40 năm và 50 năm tuổi Đảng.

Thiếu tướng (12.1984).


Thiếu tướng Vũ Thành nhập ngũ tháng 12 năm 1946, được kết nạp Đảng tháng 4 năm 1946 (chính thức tháng 11 năm 1946).

Ông sinh ra tại thông La Tiến nay thuộc xã Nguyên Hòa, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên trong một gia đình nông dân nghèo có 8 anh em.

Cách mạng tháng 8 năm 1945 nổ ra, ông tham gia phong trào đấu tranh của nhân dân, giành và giữ chính quyền tại quê hương, phụ trách công tác thiếu nhi của huyện Phù Cừ rồi tỉnh Hưng Yên. Toàn quốc kháng chiến, tháng 12 năm 1946, ông được điều động vào Quân đội giữ chức vụ Trung đội phó bộ đội địa phương huyện Phù Cừ.

Tháng 6.1947, Chính trị viên Huyện đội Phù Cừ kiêm Bí thư Huyện ủy ; 8.1948, tham gia công tác huấn luyện tại khóa học về phản công của tỉnh Hưng Yên ; 11.1950, Đại đội trưởng kiêm Chính trị viên Đại đội địa phương huyện Phù Cừ, đồng thời là Chính trị viên Huyện đội ; 3.1952, Chính trị viên phó Tiểu đoàn 352 trực thuộc Tỉnh đội Hưng Yên ; 8.1953, Chính trị viên Tiểu đoàn 352 rồi Tiểu đoàn 58 Tỉnh đội Hưng Yên ; 11.1953, Tiểu đoàn trưởng các Tiểu đoàn 58 và 54 kiêm Tỉnh đội trưởng Tỉnh đội Hưng Yên ; 7.1954, tham gia Ủy ban Liên hiệp đình chiến Bắc Bộ với tư cách là sĩ quân liên lạc ; 9.1954, Tỉnh đội trưởng Tỉnh đội Kiến An.

Tháng 5 năm 1955, ông là Tham mưu phó rồi Tham mưu trưởng Trung đoàn 42 Sư đoàn 328 ; 7.1957, Tham mưu trưởng Trung đoàn 2 Sư đoàn 465 ; 5.1958, Tham mưu trưởng Trung đoàn Pháo cao xạ 218 trực thuộc Bộ Tư lệnh Pháo binh ; 2.1960, được cử đi học bổ túc cao xạ tại Trường Sĩ quan Pháo binh ; 10.1960, Trung đoàn trưởng Trung đoàn Pháo cao xạ 224 Bộ Tư lệnh Pháo binh ; 6.1961, Trung đoàn trưởng Trung đoàn Pháo cao xạ 218 Bộ Tư lệnh Pháo binh ; 2.1963, học pháo cao xạ tại Trung Quốc.

Trở về nước, tháng 10 năm 1965, ông tiếp tục giữ chức vụ Trung đoàn trưởng Trung đoàn pháo cao xạ 224 lúc này trực thuộc Quân chủng Phòng không Không quân ; 1.1966, Trung đoàn trưởng Trung đoàn Tên lửa Phòng không 285 Quân chủng PKKQ ; 6.1967, Trung đoàn trưởng Trung đoàn Tên lửa Phòng không 263 Quân chủng PKKQ rồi tiếp tục theo học nâng cao tại Liên Xô.

Tháng 3 năm 1968, sau khi về nước, ông được đề bạt giữ chức vụ Tham mưu phó rồi Tham mưu trưởng (10.1969) Sư đoàn Phòng không 363 Quân chủng PKKQ ; 4.1971, vào làm Cục phó rồi Cục trưởng Cục Phòng không Bộ Tư lệnh 559 (Bộ đội Trường Sơn) ; 8.1973, Tham mưu phó Bộ Tư lệnh 559 ; 6.1974, Cục trưởng Cục Tác chiến Huấn luyện Bộ Tư lệnh 559.

Sau ngày đất nước thống nhất, tháng 3 năm 1976, ông về lại Bộ Tư lệnh Phòng không Không quân nhận công tác rồi đến tháng 10 năm này được điều vào làm Phó Chủ nhiệm Hậu cần Quân đoàn 4 rồi Chủ nhiệm (2.1977) ; 8.1980, Tham mưu trưởng Bộ Tham mưu Tổng cục Hậu cần ; 12.1983, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần, theo học bổ túc tại Trường Đảng Nguyễn Ái Quốc.

Tháng 6 năm 1987, ông là Phó Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần kiêm Tham mưu trưởng (cho đến tháng 12 năm 1987) ; 5.1988, là Phó Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần, phụ trách thường trực khu vực phía Nam cho đến khi nghỉ hưu (1.10.1990).





« Sửa lần cuối: 24 Tháng Mười, 2010, 06:34:25 pm gửi bởi panphilov » Logged

''Chúng tôi đánh giặc và làm thơ"
panphilov
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 780



« Trả lời #377 vào lúc: 03 Tháng Mười Một, 2010, 10:35:04 pm »


Thiếu tướng Trần Minh Phú (Sáu Phú, tên thật Trần Văn Nhiên, 1930 - 2003), từng giữ các chức vụ: Sư đoàn trưởng Sư đoàn 8 Bộ Binh, Tham mưu trưởng Mặt trận 979, Phó Tư lệnh Quân khu 9.

Thiếu tướng (1988).


Ông sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo tại xã Châu Hòa, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre, nhập ngũ tháng 2 năm 1947 và được kết nạp vào Đảng ngày 19 tháng 8 năm 1947.

Trong kháng chiến chống Pháp, ông chiến đấu tại chiến trường miền Tây Nam Bộ. Năm 1954, tập kết ra Bắc, theo học tại Trường Sĩ quan Lục quân, rồi Pháo binh.

Tháng 5 năm 1960, ông lên đường vượt Trường Sơn trở về Nam chiến đấu tại chiến trường Khu 8, lần lượt được cử giữ chức vụ Tiểu đoàn phó thứ nhất rồi Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 261 Anh hùng.

Sau khi Hiệp định Paris được kí kết, ông được cử ra Bắc theo học tại Học viện Quân sự (nay là Học viện Quốc phòng). Năm 1974, khi cuộc kháng chiến bước vào giai đoạn cuối, ông được lệnh trở về miền Nam trên cương vị Sư đoàn phó Sư đoàn 8 Bộ binh. Trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, trên cương vị Sư đoàn trưởng, ông cùng Sư đoàn 8 tham gia giải phóng căn cứ Đồng Tâm, cắt đứt Đường 4, không cho địch từ miền Tây lên ứng cứu cho Sài Gòn và không cho địch từ Sài Gòn chạy về miền Tây cố thủ.

Năm 1979, ông tham gia chiến đấu tại biên giới Tây Nam, làm Tham mưu trưởng Mặt trận 979. Sau khi trở về nước, ông được bổ nhiệm chức vụ Phó Tư lệnh Quân khu 9 cho đến khi về hưu.



Logged

''Chúng tôi đánh giặc và làm thơ"
trantrung
Thành viên
*
Bài viết: 218


« Trả lời #378 vào lúc: 15 Tháng Mười Một, 2010, 11:52:16 pm »

Thượng tướng Nguyễn Khắc Nghiên, sinh ngày 23/1/1951; tại xã Chương Xá, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ; thường trú tại số nhà 149 Nguyễn Khang, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.

-Tháng 7/1969: Đồng chí nhập ngũ vào Tiểu đoàn 4, Sư đoàn 305 Đặc công.

-Từ tháng 1/1971 đến tháng 3/1976: Đồng chí giữ chức vụ Trung đội trưởng, Đại đội phó, Đại đội trưởng, Trợ lý tác huấn Trung đoàn 48, Sư đoàn 320, chiến đấu ở mặt trận Quảng Trị. Tháng 4/1972, đồng chí được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam.

-Từ tháng 4/1976 đến tháng 3/1982: Được cử đi học tại Trường Quân chính Quân đoàn 1, sau đó đồng chí được giao các nhiệm vụ: Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 48; Tham mưu phó, Trung đoàn phó kiêm Tham mưu trưởng Trung đoàn 48, Sư đoàn 390, Quân đoàn 1.

-Từ tháng 4/1982 đến tháng 12/1982: Trung đoàn trưởng Trung đoàn 48, Sư đoàn 390, Quân đoàn 1.

-Từ tháng 1/1983 đến tháng 6/1985: Đồng chí được cử đi học tại Học viện Quân sự cấp cao (nay là Học viện Quóc phòng).

-Từ tháng 7/1985 đến tháng 7/1988: Phó Sư đoàn trưởng Sư đoàn 390, Quân đoàn 1.

-Từ tháng 8/1988 đến tháng 7/1991: Phó Sư đoàn trưởng kiêm Tham mưu trưởng Sư đoàn 390, Quân đoàn 1.

-Từ tháng 8/1991 đến tháng 1/1996: Sư đoàn trưởng Sư đoàn 390 và Sư đoàn 312, Quân đoàn 1.

-Từ tháng 2/1996 đến tháng 11/1997: Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Quân đoàn 1.

-Từ tháng 12/1997 đến tháng 7/1998: Tư lệnh Quân đoàn 1.

-Từ tháng 8/1998 đến tháng 4/2001: Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Quân khu 2.

-Từ tháng 5/2001 đến tháng 9/2002: Tư lệnh Quân khu 1.

-Từ tháng 10/2002 đến tháng 11/2004: Tư lệnh Quân khu 5.

-Tháng 12/2004: Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam .

-Từ tháng 8/2006: Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam , Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.

Đồng chí được phong quân hàm Thiếu tướng năm 1998, Trung tướng năm 2002, Thượng tướng năm 2007.

Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX (tháng 4/2001) và lần thứ X (tháng 4/2006), đồng chí được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Đồng chí là đại biểu Quốc hội khóa XII.

Do có nhiều công lao và thành tích đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và Quân đội, đồng chí đã được tặng thưởng: Huân chương Chiến công hạng nhất; Huân chương Chiến sĩ giải phóng hạng Nhì, hạng Ba; Huân chương Hữu nghị của Nhà nước Campuchia; Huy chương Kháng chiến hạng Nhất, Huy chương Quân kỳ quyết thắng; Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng và nhiều huân, huy chương cao quý khác.

Thượng tướng Nguyễn Khắc Nghiên đã từ trần vào hồi 16 giờ 50 phút ngày 13/11/2010 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.
Ngày 15/11, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đảng ủy Quân sự Trung ương, Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam và gia đình đã ra tin buồn về việc đồng chí Thượng tướng Nguyễn Khắc Nghiên từ trần.

Sau một thời gian lâm bệnh hiểm nghèo, đồng chí đã được Đảng, Nhà nước, Quân đội, gia đình và các tập thể giáo sư, bác sĩ trong nước và quốc tế hết lòng tận tình chăm sóc, cứu chữa, song do bệnh nặng, đồng chí đã từ trần vào hồi 16 giờ 50 phút, ngày 13/11/2010 (tức ngày 8 tháng 10 năm Canh Dần), tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.

Để tỏ lòng thương tiếc và ghi nhận những công lao, cống hiến của đồng chí Thượng tướng Nguyễn Khắc Nghiên, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đảng ủy Quân sự Trung ương, Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam quyết định tổ chức lễ tang đồng chí Nguyễn Khắc Nghiên với nghi thức lễ tang cấp Nhà nước.

Lễ viếng bắt đầu từ 7 giờ 30 phút ngày 17/11/2010 tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội. Lễ truy điệu vào hồi 13 giờ 30 phút cùng ngày. Lễ an táng đồng chí Thượng tướng Nguyễn Khắc Nghiên tại Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội.

XIN BÀY TỎ LÒNG TIẾC THƯƠNG ĐỐI VỚI MỘT VỊ TƯỚNG TÀI CỦA QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM KHI ÔNG RA ĐI QUÁ ĐỘT NGỘT
« Sửa lần cuối: 16 Tháng Mười Một, 2010, 12:05:40 am gửi bởi trantrung » Logged
dinhba
Thành viên
*
Bài viết: 9


« Trả lời #379 vào lúc: 02 Tháng Giêng, 2011, 08:23:49 pm »

Kính thưa các bác.

Các bác đi nhiều, hiểu rộng các bác làm ơn cho em hỏi có phải Thiếu tướng Phùng thế Quảng có phải con cụ Phùng thế Tài không ạ.

Thiếu tướng Chu công Phu có phải con cụ Chu duy Kính không.

Em xin cảm ơn các bác, chúc các bác sang năm mới An khang - Thịnh vượng!
Chúc QSVN ngày càng phát triển!
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM